Tình hình vệ sinh tại huyện Yên Khánh, Kim Sơn tỉnh Ninh Bình năm 2016

Tình hình vệ sinh môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến lưu hành bệnh tật, đặc biệt là các bệnh do các

tác nhân sinh vật như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng gây ra. Nghiên cứu phát hiện những hạn chế về

điều kiện vệ sinh góp phần đề ra những giải pháp phù hợp là rất cần thiết. Phương pháp: điều tra 211

chủ hộ tại xã Kim Đông, Kim Tân (huyện Kim Sơn), xã Khánh Thủy, Khánh Thành (huyện Yên Khánh,

tỉnh Ninh Bình) năm 2016. Kết quả: các loại nguồn nước chính là nước giếng khoan (77,25%), nước

mưa (62,09%). Tỷ lệ dùng nước máy thấp (36,02%); tỷ lệ dùng nước máy ở huyện Kim Sơn (27,18%)

thấp hơn so với huyện Yên Khánh (44,44%). 80,57% nhà có hố xí tự hoại, 9% có hố xí 2 ngăn. Vẫn còn

10,43% nhà có hố xí chưa hợp vệ sinh; tỷ lệ này ở huyện Kim Sơn cao hơn huyện Yên Khánh. 59,24%

hộ có ao nuôi cá. Tỷ lệ hộ có ao nuôi cá ở Yên Khánh cao hơn ở Kim Sơn. Vẫn còn một số hộ sử dụng

phân người (1,9%) hoặc phân động vật (9%) nuôi cá. 70,14% hộ nuôi chó, 61,61% hộ nuôi mèo,

43,60% hộ nuôi lợn. Tỷ lệ chó, mèo có chỗ vệ sinh riêng rất thấp (6,16 và 1,9%). 41,23% hộ sử dụng

thớt riêng trong chế biến thức ăn sống và thức ăn chín. Kết luận và kiến nghị: cần tăng cường đầu tư

nguồn nước và hố xí hợp vệ sinh hơn nữa, đặc biệt tại huyện Kim Sơn. Cần tăng cường truyền thông về

một số hành vi phòng bệnh như không dùng phân người, động vật nuôi cá; quản lý phân động vật hay

dùng thớt riêng trong chế biến thức ăn.

 

pdf 6 trang yennguyen 3980
Bạn đang xem tài liệu "Tình hình vệ sinh tại huyện Yên Khánh, Kim Sơn tỉnh Ninh Bình năm 2016", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình hình vệ sinh tại huyện Yên Khánh, Kim Sơn tỉnh Ninh Bình năm 2016

Tình hình vệ sinh tại huyện Yên Khánh, Kim Sơn tỉnh Ninh Bình năm 2016
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
24 Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2017, Số 44
Tình hình vệ sinh tại huyện Yên Khánh, 
Kim Sơn tỉnh Ninh Bình năm 2016
Lê Trần Anh, Đỗ Ngọc Ánh, Phạm Văn Minh
Tình hình vệ sinh môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến lưu hành bệnh tật, đặc biệt là các bệnh do các 
tác nhân sinh vật như vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng gây ra. Nghiên cứu phát hiện những hạn chế về 
điều kiện vệ sinh góp phần đề ra những giải pháp phù hợp là rất cần thiết. Phương pháp: điều tra 211 
chủ hộ tại xã Kim Đông, Kim Tân (huyện Kim Sơn), xã Khánh Thủy, Khánh Thành (huyện Yên Khánh, 
tỉnh Ninh Bình) năm 2016. Kết quả: các loại nguồn nước chính là nước giếng khoan (77,25%), nước 
mưa (62,09%). Tỷ lệ dùng nước máy thấp (36,02%); tỷ lệ dùng nước máy ở huyện Kim Sơn (27,18%) 
thấp hơn so với huyện Yên Khánh (44,44%). 80,57% nhà có hố xí tự hoại, 9% có hố xí 2 ngăn. Vẫn còn 
10,43% nhà có hố xí chưa hợp vệ sinh; tỷ lệ này ở huyện Kim Sơn cao hơn huyện Yên Khánh. 59,24% 
hộ có ao nuôi cá. Tỷ lệ hộ có ao nuôi cá ở Yên Khánh cao hơn ở Kim Sơn. Vẫn còn một số hộ sử dụng 
phân người (1,9%) hoặc phân động vật (9%) nuôi cá. 70,14% hộ nuôi chó, 61,61% hộ nuôi mèo, 
43,60% hộ nuôi lợn. Tỷ lệ chó, mèo có chỗ vệ sinh riêng rất thấp (6,16 và 1,9%). 41,23% hộ sử dụng 
thớt riêng trong chế biến thức ăn sống và thức ăn chín. Kết luận và kiến nghị: cần tăng cường đầu tư 
nguồn nước và hố xí hợp vệ sinh hơn nữa, đặc biệt tại huyện Kim Sơn. Cần tăng cường truyền thông về 
một số hành vi phòng bệnh như không dùng phân người, động vật nuôi cá; quản lý phân động vật hay 
dùng thớt riêng trong chế biến thức ăn. 
Từ khóa: vệ sinh, nước, nhà tiêu. 
A survey of sanitation situation in Yen Khanh 
and Kim Son districts, Ninh Binh province 
in 2016
Le Tran Anh, Do Ngoc Anh, Pham Van Minh
Background: Good sanitation is important for the control of many diseases, especially those caused by 
biological agents such as bacteria, viruses, parasites, etc. Studies to document problems with sanitation 
and to suggest appropriate solutions are essential. Methods: A total of 211 heads of households in 
Kim Dong, Kim Tan (Kim Son district), Khanh Thuy, Khanh Thanh (Yen Khanh district, Ninh Binh 
province) were interviewed in 2016. Results: The main sources of water were from wells (77.25%) and 
rainy storage (62.09%). The overall rate of running water usage was low (36.02%) and this rate in Kim 
Son district (27.18%) was lower than that in Yen Khanh district (44.44%). Most households (80.57%) 
 Ngày nhận bài: 30.01.2017 Ngày phản biện: 15.02.2017 Ngày chỉnh sửa: 15.07.2017 Ngày được chấp nhận đăng: 15.09.2017
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2017, Số 44 25
had a flush toilet with 9% having toilets with two separate compartments. 10.43% of households had 
unsanitary latrines with a higher rate of unsanitary latrines in Kim Son district compared to Yen 
Khanh district. 59.24% of households had fishponds with a greater number of fish ponds in Yen Khanh 
than that in Kim Son. There were still households using human (1.9%) or animal feces (9%) to feed 
fish. Raising domestic animals was common with 70.14% households having dogs, 61.61% having 
cats and 43.60% having pigs. The percentages of dogs and cats had private sanitation were very low 
(6.16% and 1.9%, respectively). Only 41.23% of households used separate cutting boards for food 
preparation. Conclusions and Recommendations: Investment in water sources and sanitary latrines 
is needed, especially in Kim Son district. Media should be strengthened on some preventive behaviors 
such as no human or animal feces in fish feeding; the management of night soil or using separate 
cutting boards for food preparation should be paid more attention.
Keywords: sanitation, water, latrine
Tác giả:
Bộ môn Ký sinh trùng, Học viện Quân y
Email: anh_lt@vmmu.edu.vn
1. Đặt vấn đề
Vệ sinh môi trường bao gồm hai yếu tố, “phần 
cứng” như nhà vệ sinh, hệ thống cung cấp và thoát 
nước, và “phần mềm” bao gồm các các hành vi 
vệ sinh của con người [17]. Tình hình vệ sinh có 
ảnh hưởng rất lớn đến lưu hành bệnh tật, đặc biệt là 
các bệnh do các tác nhân sinh vật như vi khuẩn, vi 
rút, ký sinh trùng gây ra. Tại Việt Nam cũng đã có 
nhiều nghiên cứu cho thấy sự liên quan của các bệnh 
lý như tiêu chảy cấp với tình trạng sử dụng nước sạch 
[1], sử dụng hố xí chưa hợp vệ sinh với tình trạng 
nhiễm giun [5], nhiễm sán lá gan nhỏ ở chó mèo thả 
rông [9] Trong những năm qua, cùng với sự đầu tư 
của nhà nước, sự cố gắng của người dân tình hình vệ 
sinh tại các vùng đã được cải thiện đáng kể. Mặc dù 
vậy ở từng vùng khác nhau vẫn còn những tồn tại 
cần khắc phục để nâng cao điều kiện vệ sinh, bảo 
vệ sức khỏe người dân. Ninh Bình là tỉnh đồng bằng 
Bắc bộ, có huyện Kim Sơn giáp biển, có 6 xã vùng 
bãi ngang còn rất nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội 
tuy nhiên tại đây còn ít các nghiên cứu về điều kiện 
vệ sinh môi trường. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu 
này nhằm mô tả thực trạng điều kiện vệ sinh môi 
trường để đề ra những khuyến nghị phù hợp nâng 
cao điều kiện vệ sinh tại địa phương, nâng cao hiệu 
quả phòng chống bệnh tật cho cộng đồng. 
2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: chủ hộ, sống ít nhất 12 
tháng tại địa điểm nghiên cứu.
Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang.
Cỡ mẫu: theo công thức tính cỡ mẫu cho một tỷ lệ 
với n là cỡ mẫu tối thiểu, p là tỷ lệ ước tính, : khoảng 
sai lệch mong muốn, : mức ý nghĩa thống kê, Z2 : giá 
trị thu được từ bảng Z với giá trị ) [10]. 
Chúng tôi lựa chọn chỉ số sử dụng nhà tiêu không 
hợp vệ sinh để tính toán. Theo nghiên cứu được công 
bố gần đây tại địa điểm nghiên cứu tỷ lệ không có 
nhà tiêu hay nhà tiêu không hợp vệ sinh là 38% [3]. 
Chọn = 0,05; = 0,05; Z2(1 -  = 1,96 tính được n= 
195. Chúng tôi dự kiến điều tra mỗi huyện 100 chủ 
hộ, thực tế điều tra 211 chủ hộ tại hai huyện. 
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
26 Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2017, Số 44
Cách chọn đối tượng: chọn mẫu ngẫu nhiên đơn 
theo danh sách hộ gia đình tại từng xã.
Phương pháp điều tra: phỏng vấn bằng bảng hỏi 
về tình hình vệ sinh môi trường, biện pháp phòng 
bệnh kết hợp quan sát bằng bảng kiểm tại thực địa. 
Địa điểm nghiên cứu: xã Kim Tân, Kim Đông 
huyện Kim Sơn; xã Khánh Thủy, Khánh Thành 
huyện Yên Khánh.
Thời gian nghiên cứu: tháng 3 – 10/2016.
Xử lý số liệu: thống kê y sinh học, sử dụng phần 
mềm SPSS 16.0.
Đạo đức nghiên cứu: tuân thủ các khía cạnh về 
đạo đức nghiên cứu. 
3. Kết quả nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
Đặc điểm Huyện n Giá trị trung bình, tỷ lệ %
Tuổi trung bình Kim Sơn 103 48,45 ± 10,36
Yên Khánh 108 50,14 ± 10,38
Tổng 211 49,32 ± 10,38
Nam giới Kim Sơn 72 69,9%
Yên Khánh 94 87,0%
Tổng 166 78,7%
Chúng tôi đã phỏng vấn 211 chủ hộ, tuổi trung 
bình 49,32; nam giới chiếm 78,7%. Đối tượng nghiên 
cứu hầu hết là nông dân, trình độ học vấn vừa phải, 
chỉ học phổ thông.
Bảng 2. Tỷ lệ dùng các loại nhà tiêu khác nhau ở địa 
điểm nghiên cứu
Huyện
Loại nhà tiêu
Kim Sơn (1) 
(n=103)
Yên Khánh (2) 
(n=108)
Tổng 
(n = 211)
p1-2
Số 
lượng
Tỷ lệ 
(%)
Số 
lượng
Tỷ lệ 
(%)
Số 
lượng
Tỷ lệ 
(%)
1 ngăn, không 
hợp vệ sinh
17 16,50 5 4,63 22 10,43 < 0,01
2 ngăn 11 10,6 8 8 7,41 19 9,00
Tự hoại 75 72,82 95 87,96 170 80,57
Vẫn còn 10,43% hộ gia đình có nhà tiêu chưa 
hợp vệ sinh (hố xí một ngăn cầu, thùng); tỷ lệ này ở 
huyện Kim Sơn cao hơn huyện Yên Khánh.
Bảng 3. Các nguồn nước được sử dụng tại địa điểm 
nghiên cứu
Huyện
Nguồn nước
Kim Sơn (1) 
(n=103)
Yên Khánh (2) 
(n=108)
Tổng 
(n = 211)
p1-2
Số 
lượng
Tỷ lệ 
(%)
Số 
lượng
Tỷ lệ 
(%)
Số 
lượng
Tỷ lệ 
(%)
Giếng khoan 74 71,84 89 82,41 163 77,25 > 0,05
Nước mưa 69 66,99 62 57,41 131 62,09 > 0,05
Nước máy 28 27,18 48 44,44 76 36,02 <0,05
Giếng khơi 2 1,94 6 5,56 8 3,79
Nước ao 0 0,00 5 4,63 5 2,37
Nước sông 0 0,00 0 0,00 0 0,00
Các loại nguồn nước chính là nước giếng khoan, 
nước mưa, nước máy. Tỷ lệ dùng nước máy ở huyện 
Kim Sơn (27,18%) thấp hơn so với huyện Yên 
Khánh (44,44%).
Bảng 4. Tỷ lệ nhà có ao nuôi cá và sử dụng phân nuôi 
cá
Huyện
Ao nuôi cá
Kim Sơn (1) 
(n=103)
Yên Khánh 
(2) (n=108)
Tổng (n = 211)
p1-2
Số 
lượng
Tỷ lệ 
(%)
Số 
lượng
Tỷ lệ 
(%)
Số 
lượng
Tỷ lệ 
(%)
Có ao 48 46,6 77 71,3 125 59,24 < 0,01
Sử dụng phân 
người nuôi cá 2 1,94 2 1,85 4 1,90
Phân động vật 
nuôi cá 7 6,80 12 11,11 19 9,00
Có 59,24% hộ có ao nuôi cá. Tỷ lệ hộ có ao nuôi 
cá ở Yên Khánh cao hơn ở Kim Sơn. Vẫn còn một số 
hộ sử dụng phân người (1,9%) hoặc phân động vật 
(9%) nuôi cá. 
Bảng 5. Tình hình nuôi động vật tại địa điểm nghiên cứu
Huyện
Chỉ số
Kim Sơn (1) 
(n=103)
Yên Khánh 
(2) (n=108)
Tổng 
(n = 211)
p1-2
Tỷ lệ 
(%)
Số 
lượng
Tỷ lệ 
(%)
Số 
lượng
Tỷ lệ 
(%)
Số 
lượng
Nuôi 
động vật
Chó 69 66,99 79 73,15 148 70,14 >0,05
Mèo 57 55,34 73 67,59 130 61,61 >0,05
Lợn 40 38,83 52 48,15 92 43,60 >0,05
Động vật có 
chỗ vệ sinh 
riêng
Chó 5 4,85 8 7,41 13 6,16 >0,05
Mèo 2 1,94 2 1,85 4 1,90 >0,05
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2017, Số 44 27
Tỷ lệ nuôi các loại động vật khá cao, tỷ lệ chó, 
mèo có chỗ vệ sinh riêng rất thấp. 
Bảng 6. Tỷ lệ nhà có sử dụng thớt riêng 
chế biến thức ăn sống và thức ăn chín
Huyện
Thớt riêng
Kim Sơn (1) 
(n=103)
Yên Khánh (2) 
(n=108)
Tổng (n = 211)
p1-2
Số 
lượng
Tỷ lệ 
(%)
Số 
lượng
Tỷ lệ 
(%)
Số 
lượng
Tỷ lệ 
(%)
Có 40 38,83 47 43,52 87 41,23 > 0,05
Không 63 61,17 61 56,48 124 58,77
Có 41,23% hộ sử dụng thớt riêng trong chế biến 
thức ăn; tỷ lệ này khác biệt chưa có ý nghĩa giữa 
huyện Yên Khánh và Kim Sơn. 
4. Bàn luận
Chúng tôi lựa chọn hai huyện nghiên cứu là Kim 
Sơn và Yên Khánh. Huyện Kim Sơn là huyện giáp 
biển, có 6 xã (trong đó có xã Kim Tân, Kim Đông) 
thuộc vùng bãi ngang, điều kiện kinh tế xã hội còn 
gặp nhiều khó khăn. Huyện Yên Khánh là huyện 
đồng bằng, giáp thành phố Ninh Bình, điều kiện hạ 
tầng cơ sở có nhiều thuận lợi hơn so với huyện Kim 
Sơn. Chúng tôi đã phỏng vấn 211 chủ hộ, hầu hết là 
nam giới, có 21,3% đối tượng là nữ giới do chủ hộ là 
nam giới đi vắng hoặc chủ hộ là nữ giới.
Tình hình sử dụng nhà vệ sinh: vẫn còn 10,43% 
hộ gia đình có nhà tiêu chưa hợp vệ sinh; tỷ lệ này 
ở huyện Kim Sơn (16,50%) cao hơn huyện Yên 
Khánh (4,63%). Kết quả này cho thấy có nhiều tiến 
bộ trong sử dụng nhà tiêu so với điều tra năm 2001 
– 2002 của Hà Duy Ngọ tại Kim Sơn (tỷ lệ có nhà 
tiêu không hợp vệ sinh 51%) [7] hay kết quả chương 
trình mục tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi 
trường nông thôn năm 2004 (có 45% hộ gia đình 
có nhà tiêu hợp vệ sinh) [1]. Sử dụng nhà tiêu hợp 
vệ sinh là một trong những yếu tố quan trọng ảnh 
hưởng đến nhiều bệnh lý đường ruột. Nghiên cứu 
tại Nga Sơn, Thanh Hóa thấy có mối liên quan giữa 
kiến thức, thái độ, thực hành sử dụng nhà tiêu hợp vệ 
sinh với tình trạng nhiễm sán lá gan nhỏ, nhóm có 
kiến thức, thái độ, thực hành sử dụng nhà tiêu hợp vệ 
sinh đạt yêu cầu có tỷ lệ nhiễm sán lá gan nhỏ thấp 
hơn nhóm không đạt yêu cầu [6]. Nguyễn Võ Hinh 
và cộng sự (2005) cho rằng sử dụng nhà tiêu chưa 
bảo đảm liên quan tới tình trạng nhiễm giun cao tại 
huyện A Lưới, Thừa Thiên – Huế [5]. Mặc dù đã có 
nhiều tiến bộ trong cải thiện điều kiện vệ sinh môi 
trường tuy nhiên huyện Kim Sơn còn gặp khó khăn 
hơn so với huyện Yên Khánh cả về nước sạch và nhà 
tiêu hợp vệ sinh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các loại nguồn nước 
chính là nước giếng khoan, nước mưa, nước máy. 
Mặc dù vậy thì tỷ lệ dùng nước máy ở 2 huyện còn 
thấp (36,02%). Đáng chú ý là tỷ lệ dùng nước máy 
ở huyện Kim Sơn (27,18%) thấp hơn so với huyện 
Yên Khánh (38,02%). Tỷ lệ dùng nước giếng khoan 
cao (77,25%) có thể do hạn chế về nguồn nước máy 
nên nhân dân phải tự khoan giếng nhiều. Việc khoan 
giếng lấy nước ngầm có thể gây hiện tượng ô nhiễm 
xuyên tầng, làm giảm chất lượng nước ngầm rất có 
giá trị ở tầng sâu nếu thực hiện không đúng qui trình 
kỹ thuật, không chèn lấp khi sử dụng [2]. Nghiên 
cứu của Đào Ngọc Phong và cộng sự (2004) thấy 
mối liên quan giữa tiêu chảy cấp của trẻ em tại cộng 
đồng với tình trạng sử dụng nước sạch của bà mẹ [8].
Tỷ lệ hộ có ao nuôi cá khá cao (59,24%). Tỷ lệ 
hộ có ao nuôi cá ở Yên Khánh cao hơn ở Kim Sơn. 
Vẫn còn một số hộ sử dụng phân người (1,9%) hoặc 
phân động vật (9%) nuôi cá. Kết quả của chúng tôi 
phù hợp với nghiên cứu của Trần Đáng và cộng sự 
(2006) tại Tân Thành, Kim Sơn thấy hệ thống sông 
ngòi và ao hồ nhiều, trung bình mỗi gia đình có 1 ao 
thả cá [4]. Theo một số nghiên cứu nhà có ao nuôi cá 
cũng được coi là yếu tố nguy cơ với nhiễm sán truyền 
qua cá (sán lá gan nhỏ, sán lá ruột nhỏ). Nghiên 
cứu tại Đài Loan thấy ở những người có ao cá có 
nguy cơ nhiễm sán lá gan nhỏ cao hơn so với người 
không có ao cá (OR: 1,93, p = 0,128) [16]. Mặc dù 
không còn tình trạng làm nhà tiêu trực tiếp trên ao 
nhưng vẫn còn một số hộ sử dụng phân người, động 
vật cho cá ăn; hành vi được coi là một trong những 
yếu tố nguy cơ chính của nhiễm sán truyền qua cá, 
một thực tế rất phổ biến ở châu Á [13]. 
Có 70,14% hộ nuôi chó, 61,61% hộ nuôi mèo, 
43,60% hộ nuôi lợn. Hầu hết chó, mèo đều đi vệ sinh 
tự do, tỷ lệ chó, mèo có chỗ vệ sinh riêng rất thấp 
(6,16 và 1,9%) chứng tỏ người dân vẫn nuôi động vật 
theo thói quen từ xưa. Các loại động vật này có thể 
đóng vai trò vật dự trữ mầm bệnh của người (sán lá 
gan nhỏ, sán lá ruột) hay là vật chủ của một số loại 
bệnh có thể lây sang người (giun đũa chó, mèo; trùng 
lông đại tràng ở lợn) [17]. Một số nghiên cứu thấy 
Clonorchis sinensis đã được phát hiện ở mèo (100%), 
chó (100%), lợn (25%) [11]. Phương thức chăn nuôi 
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
28 Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2017, Số 44
chó, mèo ảnh hưởng lớn đến tỷ lệ nhiễm sán ở chó, 
mèo. Nghiên cứu của Trần Văn Quyên thấy tỷ lệ 
nhiễm sán ở chó mèo thường xuyên nhốt là 5,26%; 
trong khi đó ở chó mèo thường xuyên thả là 13,62% 
[9]. Tỷ lệ nhiễm C.sinensis cao ở mèo (70%), chó 
(50%) và lợn (27%) tương ứng với tỷ lệ nhiễm cao ở 
người (31,6%) ở Nam Trung Quốc [15] do đó kiểm 
soát nhiễm sán ở động vật cũng đóng vai trò trong 
phòng chống nhiễm sán ở người [12]. Theo Santarem 
VA và cộng sự (2011) người dân ở khu vực nhiệt đới 
thường có thói quen thả rông chó, mèo do đó chó mèo 
nhiễm giun đũa Toxocara spp. có thể gây ô nhiễm 
một vùng rộng lớn, dễ lây nhiễm sang người [19].
Có 41,23% hộ sử dụng thớt riêng trong chế biến 
thức ăn; tỷ lệ này khác biệt chưa có ý nghĩa giữa 
huyện Yên Khánh và Kim Sơn. Sử dụng thớt riêng 
trong chế biến thức ăn sống và chín có tác dụng bảo 
vệ chống lại một số bệnh như các loài sán lá truyền 
qua cá [14], [18]. Tình trạng thiếu vệ sinh trong nhà 
bếp của nhà hàng dễ dàng dẫn đến thớt và đồ dùng 
nhiễm nang ấu trùng sán sau đó có thể làm ô nhiễm 
thực phẩm khác [13]. 
5. Kết luận
Qua điều tra 211 chủ hộ tại bốn xã thuộc hai 
huyện Kim Sơn và Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình về 
điều kiện vệ sinh phòng bệnh chúng tôi rút ra một 
số kết luận sau: 
- Các loại nguồn nước chính là nước giếng khoan 
(77,25%), nước mưa (62,09%). Tỷ lệ dùng nước máy 
ở huyện Kim Sơn (27,18%) thấp hơn so với huyện 
Yên Khánh (44,44%).
- Vẫn còn 10,43% nhà có nhà tiêu chưa hợp vệ 
sinh; tỷ lệ này ở huyện Kim Sơn cao hơn huyện Yên 
Khánh.
- 59,24% hộ có ao nuôi cá. Một số hộ sử dụng 
phân người (1,9%) hoặc phân động vật (9%) nuôi cá. 
- Tỷ lệ hộ nuôi chó (70,14%), mèo (61,61%) cao 
nhưng tỷ lệ chó, mèo có chỗ vệ sinh riêng rất thấp 
(6,16 và 1,9%)
- Có 41,23% hộ sử dụng thớt riêng trong chế 
biến thức ăn sống và chín. 
6. Kiến nghị
Cần tăng cường đầu tư nguồn nước và hố xí hợp 
vệ sinh hơn nữa, đặc biệt tại huyện Kim Sơn. Cần 
tăng cường truyền thông về một số hành vi phòng 
bệnh như không dùng phân người, động vật nuôi cá; 
quản lý phân động vật hay dùng thớt riêng trong chế 
biến thức ăn. 
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 9.2017, Số 44 29
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Lê Văn Căn (2005), “Những kết quả đạt được sau một 
chặng đường thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia và vệ 
sinh môi trường nông thôn”, Nông nghiệp và phát triển nông 
thôn, 1, tr. 28-29.
2. Nguyễn Chí (2007), “Thực trạng sử dụng và bảo vệ tài 
nguyên nước ở nông thôn, Tài nguyên và môi trường”, tháng 
4; tr 38; 45.
3. Trần Đáng, Đặng Duy Quý, Đào Văn Dũng (2006), “Tập 
quán sinh hoạt của người dân xã Tân Thành, huyện Kim Sơn, 
Ninh Bình ảnh hưởng đến sức khoẻ”, Y học thực hành, tập 
534, số 1, trang 40-42.
4. Trần Đáng, Đặng Duy Quý, Đào Văn Dũng (2006), “Tập 
quán vệ sinh ăn uống ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân 
xã Tân Thành, huyện Kim Sơn, Ninh Bình”, Y học thực hành, 
số 2, trang 66-68.
5. Nguyễn Võ Hinh, Bùi Thị Lộc, Lương Văn Định, Hoàng 
Thị Diệu Hương và CS (2005), “Tình hình nhiễm giun đường 
ruột ở trẻ em và vấn đề sử dụng nhà vệ sinh, nguồn nước 
sinh hoạt tại huyện A Lưới, Thừa Thiên – Huế năm 2004 – 
2005”, Phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh ký sinh trùng, 
4, tr. 75 – 81.
6. Đỗ Thái Hòa, Nguyễn Văn Đề, Nguyễn Văn Mạn, Lê Cự 
Linh (2006), Một số yếu tố liên quan đến thực trạng nhiễm 
sán lá gan nhỏ tại xã Nga An, Nga Sơn, Thanh Hóa. Y học 
thực hành, 536 (3), trang 56-58.
7. Hà Duy Ngọ, Tạ Huy Thịnh (2005), Một số kết quả điều 
tra về bệnh sán lá gan nhỏ ở sáu xã thuộc hai tỉnh Nam Định 
và Ninh Bình, Hội thảo quốc gia về sinh thái và tài nguyên 
sinh vật lần thứ nhất, 789 – 792.
8. Đào Ngọc Phong, Khamsida Somsanouk, Le Kim Oanh, 
Đào Thị Minh An (2004), “Các yếu tố vệ sinh môi trường và 
bệnh tiêu chảy tại cộng đồng”, Thông tin y dược, 6, tr. 36-39.
9. Trần Văn Quyên, Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Thị Hoàng 
Yến, Nguyễn Thị Hồng Chiên, Nguyễn Văn Phương (2012), 
“Một số đặc điểm dịch tễ bệnh sán lá gan nhỏ do Clonorchis 
sinensis”, Khoa học và phát triển, trường đại học Nông 
nghiệp Hà Nội, tập 10, số 1, 2012, 142 – 147.
10. Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương 2013), Dịch tễ học (giáo 
trình giảng dạy sau đại học), Nxb. Y học, Hà Nội, 2013.
Tiếng Anh
11. Bruschi, F. (Ed.). (2014). Helminth Infections and their 
Impact on Global Public Health. Vienna: Springer. 
org/10.1007/978-3-7091-1782-8
12. Conlan, J., Sripa, B., Attwood, S., & Newton, P. (2011). 
A review of parasitic zoonoses in a changing Southeast 
Asia. Et Parasitol., 182(1), 22–40. 
vetpar.2011.07.013. Epub 2011 Jul 12.
13. Crompton, D. W. T., & Savioli, L. (2006). Handbook of 
Helminthiasis for Public Health. London, England: Taylor & 
Francis CRC Press.
14. Fan, S., Shi, X., Niu, J., Lin, Z., & Li, L. (2014). 
[Investigation on Clonorchis sinensis infection and its 
risk factors in Futian District, Shenzhen City]. [Article in 
Chinese]. [Zhongguo Xue Xi Chong Bing Fang Zhi Za Zhi], 
26(6), 699–700.
15. Lin, R., Li, X., Lan, C., Yu, S., & Kawanaka, M. (2005). 
Investigation on the epiemiological factors of Clonorchis 
sinensis infection in an area of south China. Southeast Asian 
J Trop Med Public Health, 36, 1114–1117.
16. Lo, T., Chang, J., Lee, H., & Kuo, H. (2013). Risk 
factors for and prevalence of clonorchiasis in Miaoli County, 
Taiwan. Southeast Asian J Trop Med Public Health, 44(6), 
950–8.
17. Molyneux D. (2006), Control of Human Parasitic 
Diseases, (Advances in Parasitology), Volume 61. Academic 
Press
18. Murrell, K. D., & Fried, B. (Eds.). (2007). Food-Borne 
Parasitic Zoonoses Fish and Plant-Borne Parasites Series: 
World Class Parasites, Vol. 11. New York: Springer.
19. Santarem VA, Rubinsky-Elefant G, Ferreira MU. “Soil-
transmitted helminthic zoonoses in humans and associated 
risk factors”. In: Pascucci S, editor. Soil contamination. 
Rijeka: InTech; 2011, p. 43-66.

File đính kèm:

  • pdftinh_hinh_ve_sinh_tai_huyen_yen_khanh_kim_son_tinh_ninh_binh.pdf