Tình trạng stress của điều dưỡng và hộ sinh Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng năm 2014

Điều dưỡng và hộ sinh tại các bệnh viên thường phải làm việc cả ngày lẫn đêm để phục vụ cho nhu

cầu người bệnh, phải đối mặt với các nguy cơ lây nhiễm, bệnh tật và tử vong của người bệnh Chính

vì vậy, nghề điều dưỡng được phân loại là dễ gây ra stress nghề nghiệp. Nghiên cứu này thực hiện

nhằm xác định tình trạng stress và một số yếu tố liên quan của điều dưỡng, hộ sinh bệnh viện Phụ

Sản Nhi Đà Nẵng năm 2014. Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang với sự tham gia của 370

điều dưỡng, hộ sinh. Bộ câu hỏi tự điền gồm 02 phần chính: thang đo DASS 21 của Lovibond; phần

câu hỏi các yếu tố liên quan với tình trạng stress. Nhập liệu bằng phần mềm Epi Data và phân tích

bằng SPSS. Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh có biểu hiện stress từ mức độ nhẹ đến rất nặnglà 18,1%. Phân

tích hồi quy logistic đa biến xác định 03 yếu tố liên quan với stress là mức độ ổn định công việc, diện

tích nơi làm việc, quan hệ với cấp trên. Để giảm nguy cơ bị stress cho điều dưỡng, bệnh viện cần sắp

xếp để nhân viên có công việc ổn định, bố trí diện tích làm việc của nhân viên rộng rãi hơn, tăng

cường giao lưu giữa cấp trên và nhân viên thông qua các hoạt động giám sát hỗ trợ và các buổi sinh

hoạt ngoại khoá.

 

pdf 6 trang yennguyen 6260
Bạn đang xem tài liệu "Tình trạng stress của điều dưỡng và hộ sinh Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng năm 2014", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình trạng stress của điều dưỡng và hộ sinh Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng năm 2014

Tình trạng stress của điều dưỡng và hộ sinh Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng năm 2014
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2015, Số 34 57
Điều dưỡng và hộ sinh tại các bệnh viên thường phải làm việc cả ngày lẫn đêm để phục vụ cho nhu
cầu người bệnh, phải đối mặt với các nguy cơ lây nhiễm, bệnh tật và tử vong của người bệnh Chính
vì vậy, nghề điều dưỡng được phân loại là dễ gây ra stress nghề nghiệp. Nghiên cứu này thực hiện
nhằm xác định tình trạng stress và một số yếu tố liên quan của điều dưỡng, hộ sinh bệnh viện Phụ
Sản Nhi Đà Nẵng năm 2014. Nghiên cứu sử dụng thiết kế mô tả cắt ngang với sự tham gia của 370
điều dưỡng, hộ sinh. Bộ câu hỏi tự điền gồm 02 phần chính: thang đo DASS 21 của Lovibond; phần
câu hỏi các yếu tố liên quan với tình trạng stress. Nhập liệu bằng phần mềm Epi Data và phân tích
bằng SPSS. Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh có biểu hiện stress từ mức độ nhẹ đến rất nặnglà 18,1%. Phân
tích hồi quy logistic đa biến xác định 03 yếu tố liên quan với stress là mức độ ổn định công việc, diện
tích nơi làm việc, quan hệ với cấp trên. Để giảm nguy cơ bị stress cho điều dưỡng, bệnh viện cần sắp
xếp để nhân viên có công việc ổn định, bố trí diện tích làm việc của nhân viên rộng rãi hơn, tăng
cường giao lưu giữa cấp trên và nhân viên thông qua các hoạt động giám sát hỗ trợ và các buổi sinh
hoạt ngoại khoá.
Từ khóa: điều dưỡng, hộ sinh, stress, DASS 21
The stress situation of nurses and midwives
at Da Nang Hospital for Women and Children
in 2014
Ngo Thi Kieu My1, Tran Dinh Vinh2, Do Mai Hoa3
As health care providers, nurses and midwives in hospital are obliged to work during day and night
to cater for needs of sick people, face with many risks of infection, negative reaction of the patient
and patient's family, patient's death. Therefore, the nursing profession is increasingly characterized
by occupational stress. This study aims to identify the stress situation and associated factors of
nurses and midwives at Da Nang hospital for women and children in 2014. A cross-sectional survey
was conducted with the participation of 370 nurses and midwives. The questionnaire included 2 main
parts: Lovibond's DASS 21 scale and associated factors. The data was entered by Epi Data and
analyzed by SPSS. The prevalence of regular stress of subjects was 18.1%. Multivariate logistic
regression analysis identified 3 factors associated with stress including the degree of job stability,
the area of workplace, relations with leaders. To solve this, hospital should have suitable plans to
help workers who have been suffering from stress by some activities, such as: arranging the stable
Tình trạng stress của điều dưỡng và hộ sinh
Bệnh viện Phụ sản Nhi Đà Nẵng năm 2014
Ngô Thị Kiều My1, Trần Đình Vinh2, Đỗ Mai Hoa3
● Ngày nhận bài: 15.9.1014 ● Ngày phản biện: 30.10.2014 ● Ngày chỉnh sửa: 22.11.2014 ● Ngày được chấp nhận đăng: 28.11.2014
58 Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2015, Số 34
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
1. Đặc vấn đề 
Trong bối cảnh hiện nay, việc chăm sóc sức
khỏe tâm thần ngày càng được quan tâm do sức
khỏe tâm thần đang chiếm một tỷ lệ cao trong cơ
cấu bệnh tật cũng như trong chăm sóc sức khỏe ban
đầu trong cộng đồng [3]. Đối với ngành y tế, nhiều
nghiên cứu cho thấy nhân viên y tế (NVYT) có tỷ
lệ stress cao liên quan đến công việc căng thẳng [8].
Các rối loạn tâm thần của NVYT góp phần đưa đến
các hậu quả như kiệt sức, vắng mặt, nhân viên có ý
định chuyển công tác, giảm sự hài lòng của người
bệnh (NB) và mắc nhiều lỗi trong quá trình chẩn
đoán, điều trị, chăm sóc [8]. 
Các nghiên cứu về stress ở nước ta là vấn đề còn
rất mới, số lượng nghiên cứu về vấn đề này còn hạn
chế. Theo nghiên cứu của tác giả Đậu Thị Tuyết
(2013), tỷ lệ NVYT khối lâm sàng của 02 BV tại
Nghệ An có biểu hiện stress là 20,4% [6]. BV Phụ
Sản - Nhi Đà Nẵng là BV chuyên khoa hạng I. BV
chính thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2011 với quy
mô 600 giường bệnh. Từ khi bắt đầu thành lập đến
nay, tình trạng quá tải NB tiếp tục duy trì ở mức cao
thể hiện ở chỉ số công suất sử dụng giường bệnh
hàng năm (năm 2013:193%) [1]. Điều này đồng
nghĩa với số lượng NB đông, tăng gánh nặng công
việc cho nhiều NVYT. Điều dưỡng (ĐD), hộ sinh
(HS) là nhóm NVYT chiếm số lượng lớn nhất và
đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của hệ
thống chăm sóc sức khỏe. ĐD, HS là một nghề căng
thẳng, phải làm việc cả ngày lẫn đêm, thường
xuyên đối mặt với các nguy cơ lây nhiễm, với phản
ứng tiêu cực của NB và người nhà NB [10].
Thường xuyên phải làm việc trong môi trường như
vậy, ĐD-HS có nguy cơ cao bị stress.Từ những lý
do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu này với mục
tiêu xác định tỷ lệ stress của ĐD-HS BV Phụ Sản -
Nhi Đà Nẵng và các yếu tố liên quan, từ đó tìm
những giải pháp dự phòng thiết thực giúp giảm các
vấn đề sức khỏe tâm thần cho ĐD-HS, nâng cao
chất lượng quản lý nhân lực của BV.
2. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu cắt ngang có phân tích tiến hành
trên tất cả ĐD-HS khối lâm sàng BV Phụ Sản Nhi
Đà Nẵng có mặt tại thời điểm thu thập số liệu và
đồng ý tham gia nghiên cứu. Thời gian thu thập số
liệu từ tháng 03 đến tháng 5 năm 2014 với 370 đối
tượng tham gia, trong đó: 208 ĐD, 162 HS (tỷ lệ
tham gia nghiên cứu là 90,46%). Sau khi thống kê
số lượng đối tượng nghiên cứu theo từng khoa lâm
sàng, nghiên cứu viên thông báo kế hoạch và thời
gian thu thập số liệu đến từng khoa. Sau buổi giao
ban, tất cả ĐD và HS sẽ tập trung tại hội trường,
nghiên cứu viên thông báo mục đích nghiên cứu và
cách trả lời phiếu điều tra tự điền. Những đối
tượng đồng ý tham gia nghiên cứu ký vào giấy
đồng ý và được phát phiếu điều tra. Phiếu điều tra
tự điền gồm 02 phần chính: thang đo DASS 21
(Depression Anxiety Stress Scales 21) của
Lovibond; phần các câu hỏi về các yếu tố liên
quan với stress. Các câu hỏi liên quan đến stress
bao gồm: yếu tố cá nhân, gia đình, môi trường xã
hội và đặc điểm nghề nghiệp.
Thang đo DASS 21 được Viện Sức khỏe Tâm
thần quốc gia - Việt Nam khuyến nghị sử dụng.
Thang đo DASS 21 đã được đánh giá về tính giá trị,
độ tin cậy và khẳng định có thể áp dụng tại Việt
Nam, không có sự khác biệt về mặt văn hóa [9].
DASS 21 gồm 21 tiểu mục chia thành 03 nhóm
stress, lo âu, trầm cảm, mỗi nhóm gồm 07 tiểu mục.
Điểm cho mỗi tiểu mục là từ 0 đến 03 điểm, tùy
thuộc mức độ và thời gian xuất hiện triệu chứng: 0
job for workers, allocating work area of employees with more space, increasing communication
among medical staff together through the supportive activities and extracurricular meetings.
Key words: nurse, midwife, stress, DASS 21.
Tác giả:
1. Sở Y tế thành phố Đà Nẵng.
2. Bệnh viện Phụ Sản Nhi Đà Nẵng
3. Trường Đại học Y tế công cộng
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2015, Số 34 59
điểm - không bao giờ; 01 điểm - thỉnh thoảng; 02
điểm -thường hay; 03 điểm -hầu như luôn luôn. Sau
khi cộng tổng điểm của từng nhóm 07 tiểu mục, kết
quả thu được sẽ nhân với 02. Đối với tình trạng
stress, những người có tổng điểm từ 10-13 được xác
định mức độ stress nhẹ, 14-20 điểm là mức độ vừa,
21-27 điểm là mức độ nặng, cuối cùng ≥28 điểm là
mức độ rất nặng.
Số liệu thu thập được tiến hành phân tích mô tả,
phân tích đơn biến, phân tích logistic đa biến để tìm
mối liên quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc.
3. Kết quả nghiên cứu
3.1. Các thông tin chung của đối tượng
nghiên cứu
Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết ĐD-HS tại
BV Phụ Sản Nhi là nữ (98,1%) và ở độ tuổi khá trẻ,
độ tuổi ≤ 30 chiếm 70,3%. Về tình trạng hôn nhân,
hơn một nữa nhân viên có gia đình (50,5%). Về
trình độ học vấn, trung cấp chiếm 77,8%, cao đẳng
(14,1%), đại học chiếm 8,1%. Hơn một nửa đối
tượng có thời gian làm việc tại BV dưới 3 năm
(51,4%). Phần lớn nhân viên cho rằng tình trạng
sức khỏe bản thân bình thường và khỏe mạnh
(85,1%).
Đặc điểm gia đình
Tỷ lệ đối tượng phải chăm sóc con nhỏ dưới 5
tuổi là 24,1% và chăm sóc người thân già yếu hay
bị bệnh là 13,0%. Số ĐD-HS là người thu nhập
chính trong gia đình chiếm 34,1%. Thu nhập bình
quân/tháng của gia đình đối tượng từ 1,5 triệu đến
3 triệu chiếm 47,5%. 
Đặc điểm nghề nghiệp
Đối tượng lao động thuộc diện biên chế và hợp
đồng dài hạn chiếm 46,2%, còn lại là hợp đồng
ngắn hạn và thử việc. Về trình độ chuyên môn, ĐD
chiếm 56,2% và HS chiếm 43,8%.
Số đối tượng cho rằng công việc phù hợp với
trình độ chuyên môn chiếm 49,5% và 92,2% đối
tượng cho rằng công việc được phân công rõ ràng.
Chỉ có 38,1% cho rằng công việc hiện tại ổn định,
còn lại 11,9% cho rằng không ổn định và tương đối
ổn định là 50,0%. Hơn hai phần ba đối tượng cho
rằng thường bị giao khối lượng công việc quá nhiều
cùng một lúc mà bản thân khó đáp ứng nổi (75,5%).
Có 67,8% đối tượng thỉnh thoảng và 11,4% đối
tượng thường xuyên phải đối mặt với cái chết của
NB. Hầu hết đối tượng cho rằng họ thường tự chủ
và kiểm soát công việc (94,3%). 
Đánh giá về cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết
bị, hầu hết ĐD-HS cho rằng đã đáp ứng tốt (97%).
Về trang bị dụng cụ bảo hộ lao động, tỷ lệ đối tượng
đánh giá tương đối tốt chiếm tỷ lệ cao nhất 53,5%.
Về diện tích khoa, phòng làm việc, chỉ có 16,0% đối
tượng đánh giá là chật chội. 
Về nguy cơ lây nhiễm bệnh tật, 67,6% đối tượng
cho rằng có nguy cơ cao. Tỷ lệ đối tượng nhận định
có nguy cơ cao bị tổn thương do các vật sắc nhọn khi
thực hiện công việc là 71,4%. 
Chỉ có 39,2% đối tượng có mối quan hệ tốt với
cấp trên và 49,7% có mối quan hệ tốt với đồng
nsghiệp. Phần lớn ĐD-HS thường phải đối mặt với
thái độ không tốt của NB và người nhà NB (83,8%).
Hơn một nữa ĐD-HS có mức thu nhập bình
quân/tháng từ BV ≤3 triệu. Khoảng ba phần năm đối
tượng cho rằng mức thu nhập phù hợp với mức lao
động (60,3%). Số đối tượng cảm thấy có nhiều cơ hội
học tập nâng cao trình độ và thăng tiến trong nghề
nghiệp chiếm tỷ lệ thấp (lần lượt là 15,4%, 11,6%).
Về mức độ công bằng trong đánh giá thành quả lao
động, 61,1% đối tượng nhận thấy công bằng.
3.2. Tình trạng stress của ĐD-HSBV Phụ
Sản Nhi Đà Nẵng
Tỷ lệ ĐD-HS có biểu hiện stress là 18,1%,
trong đó: mức độ nhẹ là 9,7%, mức độ vừa là 5,7%,
mức độ nặng là 2,7%.
60 Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2015, Số 34
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
3.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng
stress của ĐD-HSBV Phụ Sản Nhi Đà Nẵng
Để tìm hiểu mối liên quan đa biến giữa các yếu
tố với stress chúng tôi sử dụng phân tích hồi quy
logistic đa biến theo 2 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: đưa vào phân tích hồi quy logistic
đa biến 15 yếu tố có liên quan ý nghĩa thống kê với
stress; các biến có p<0,1 khi phân tích đơn biến và
biến tuổi (là biến được các tác giả trong những
nghiên cứu đặc biệt quan tâm). Qúa trình phân tích
sử dụng phương pháp Backward-wald. Từ đó chọn
ra được các yếu tố liên quan với stress (p<0,05):
mức độ ổn định công việc/vị trí hiện tại; diện tích
khoa/phòng làm việc; mối quan hệ với cấp trên để
đưa vào mô hình phân tích giai đoạn 2.
- Giai đoạn 2: đưa tất cả các biến chọn được ở
giai đoạn 1 vào mô hình phân tích (sử dụng phương
pháp đưa biến vào: enter).
Kết quả cho thấy có mối liên quan có ý nghĩa
thống kê giữa tình trạng stress với các yếu tố mức
độ ổn định công việc/vị trí hiện tại, diện tích khoa
phòng làm việc, mối quan hệ với cấp trên (p<0,05). 
4. Bàn luận
4.1. Mô tả thực trạng về tình trạng stress
của ĐD-HSBV Phụ Sản Nhi Đà Nẵng năm
2014
Kết quả cho thấy tỷ lệ ĐD-HS BV Phụ Sản Nhi
bị stress là 18,1%, cụ thể các mức độ nhẹ, vừa, nặng
lần lượt là 9,7%, 5,7%, 2,7%. Điều dưỡng có tỷ lệ
stress cao hơn hộ sinh (lần lượt là 20,2%, 15,4%),
tuy nhiên chúng tôi không tìm thấy mối liên quan
có ý nghĩa thống kê cho sự khác biệt này. Kết quả
này có tỷ lệ stress cao hơn kết quả nghiên cứu của
tác giả Refai Yassen Al-Hussein (2006). Tác giả sử
dụng thang đo DASS 21 để đánh giá tỷ lệ ĐD bị
stress của 07 BV tại thành phố Mosul-Iran với stress
là 10% [11]. Sự chênh lệch giữa hai kết quả nghiên
cứu có thể giải thích do nghiên cứu của tác giả Refai
Yassen Al-Hussein tiến hành trên toàn bộ ĐD bao
gồm cả các khoa, phòng chức năng ít chịu áp lực
công việc. Hơn nữa, nghiên cứu tiến hành tại 07 BV
ở các tuyến khác nhau, các BV tuyến dưới thường
có áp lực công việc thấp hơn các BV đầu ngành. 
Các nghiên cứu thực hiện tại Việt Nam chủ yếu
sử dụng thang đo DASS 21 để đánh giá tình trạng
stress của tất cả NVYT, chưa có nghiên cứu nào chỉ
tiến hành trên đối tượng ĐD hay HS. Do đó, chúng
tôi chỉ có thể so sánh ở mức tương đối. Nghiên cứu
của tác giả Trần Thị Thúy (2011) thực hiện tại BV
Ung bướu Hà Nội cho thấy tỷ lệ NVYT có biểu hiện
stress là 36,9% [5]. Tỷ lệ stress cao hơn nhiều so với
tỷ lệ ở nghiên cứu của chúng tôi. Sự chênh lệch này
có thể do khác nhau về đặc điểm cũng như đối tượng
nghiên cứu. Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Thúy
đánh giá trên toàn bộ NVYT. Mặt khác, có thể xuất
phát từ đặc thù ngành nên BV Ung bướu Hà Nội có
thể có nhiều yếu tố nguy cơ đặc thù dẫn đến tỷ lệ
stress cao hơn. 
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho tỷ lệ
stress thấp hơn nghiên cứu của tác giả Đậu Thị
Tuyết (2013). Nghiên cứu của tác giả Đậu Thị
Tuyết đánh giá tình trạng stress của tất cả NVYT
khối lâm sàng của hai BV tại Nghệ An với tỷ lệ
stress là 20,4% [6]. Nguyên nhân của sự khác biệt
này có thể cũng xuất phát từ sự khác nhau về đặc
điểm đối tượng nghiên cứu. Ngoài ra nghiên cứu
của tác giả Đậu Thị Tuyết được tiến hành song song
tại BV công lập và BV tư nhân, hai BV có thể có sự
khác nhau về môi trường làm việc, các mối quan hệ
trong tổ chức, chế độ động viên, khuyến khích
4.2. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng
stresscủa ĐD-HSBV Phụ Sản Nhi Đà Nẵng 
4.2.1. Mối liên quan giữa các yếu tố cá nhân với
tình trạng stress
Nghiên cứu của chúng tôi đã tìm thấy yếu
tố tình trạng sức khỏe bản thân có mối liên quan với
tình trạng stress của ĐD-HS, mối liên quan này đã
được khẳng định khi có ý nghĩa thống kê trong phân
tích đơn biến (p=0,004). Những ĐD-HS cảm thấy
Bảng 3.1. Mô hình hồi quy logistic tìm yếu tố liên
quan đến tình trạng stress
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2015, Số 34 61
sức khỏe của bản thân không được khỏe có khả
năng bị stress gấp 2,64 lần so với những ĐD-HS
cảm thấy sức khỏe khỏe mạnh. Nghiên cứu của tác
giả Đậu Thị Tuyết (2013) cũng ghi nhận yếu tố tình
trạng sức khỏe cá nhân có liên quan đến stress [6]
4.2.2. Mối liên quan giữa các yếu tố gia đình với
tình trạng stress
Nghiên cứu không tìm ra yếu tố nào của đặc
điểm gia đình có liên quan có ý nghĩa thống kê với
tình trạng stress. Kết quả này tương đồng với kết
quả nghiên cứu của tác giả Đậu Thị Tuyết [11].
Giải thích về vấn đề này, tình trạng stress của đối
tượng nghiên cứu có thể chịu ảnh hưởng chủ yếu từ
công việc.
4.2.3. Mối liên quan giữa các yếu tố về nghề
nghiệp với tình trạng stress
Kết quả phân tích đa biến tìm thấy mối liên
quan giữa yếu tố mức ổn định công việc/vị trí hiện
tại với tình trạng stress. Cụ thể, những đối tượng
cảm thấy công việc/vị trí hiện tại không ổn định dễ
có biểu hiện stress gấp 2,62 lần so với những người
cảm thấy công việc/vị trí hiện tại ổn định (p=0,004).
BV Phụ Sản Nhi là BV chuyên khoa với quy mô 600
giường bệnh. BV mới đi vào hoạt động từ tháng
4/2011, đội ngũ ĐD-HS hầu hết là nữ (98,1%) và ở
độ tuổi trẻ# 30 tuổi (70,3%), hơn một nửa thuộc diện
hợp đồng ngắn hạn và thử việc (53,8%). Đối với
nhân viên trẻ tuổi và chưa vào được hợp đồng dài
hạn, họ phải luôn không ngừng học hỏi để hoàn thiện
về chuyên môn, nỗ lực làm việc để được ghi nhận
và có vị trí ổn định trong BV. Hơn nữa, một số khoa
như Nhi Hô Hấp, Nhi Tim mạch đang trong giai đoạn
chia tách tạo nên nhiều sự thay đổi về tổ chức và
nhân lực. Tất cả những điều này góp phần tăng nguy
cơ bị stress của ĐD-HS. Kết quả nghiên cứu của
chúng tôi có sự khác biệt so với nghiên cứu của tác
giả Trần Thị Thúy: tìm thấy yếu tố sự hứng thú với
công việc, số buổi trực trên 4 buổi [5]; tác giả Đậu
Thị Tuyết: tìm thấy yếu tố sự hứng thú với công việc;
sự rõ ràng trong phân công [4]. Sự khác biệt này có
thể do sự khác nhau giữa đặc điểm đối tượng và địa
điểm nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu của chúng
tôi chủ yếu trẻ tuổi và loại hình lao động thử việc,
hợp đồng ngắn hạn chiếm hơn một nửa. 
Nghiên cứu của chúng tôi tìm thấy mối quan hệ
giữa yếu tố diện tích/khoa phòng làm việc với stress
đã được khẳng định qua phân tích đơn biến và phân
tích đa biến. Xác định sự cần thiết của một BV
chuyên khoa phụ sản, nhi đầu ngành tại Đà Nẵng
và trong khu vực, UBND thành phố Đà Nẵng đặc
biệt quan tâm đến sự phát triển của BV Phụ Sản
Nhi. BV được đầu tư xây dựng cơ sở vật chất khang
trang, thoáng mát, khoa phòng đạt chuẩn, trang
thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, từ khi bắt đầu thành lập
đến nay, tình trạng quá tải NB tiếp tục duy trì ở mức
cao [1], cơ sở vật chất không đáp ứng được nhu cầu
NB. Nhóm đối tượng cảm thấy làm việc tại những
khoa phòng chật chội có nguy cơ bị stress cao gấp
2,48 lần so với nhóm đối tượng làm việc tại khoa
phòng có diện tích bình thường hay rộng rãi
(p=0,006). Kết quả nghiên cứu này tương tự với
nghiên cứu của tác giả Lê Thành Tài (2008): các
yếu tố có mối liên quan gồm thiếu thốn trang thiết
bị, đông người, ồn ào, tiếp xúc nhiều mầm bệnh, dễ
bị thương tích [5].
Kết quả phân tích đơn biến tìm thấy mối quan
hệ giữa các yếu tố quan hệ với cấp trên, quan hệ với
đồng nghiệp với tình trạng stress. Cảm nhận về tình
trạng mối quan hệ giữa bản thân với cấp trên, đồng
nghiệp sẽ có ảnh hưởng đến tâm lý của đối tượng.
Chúng tôi nhận thấy vai trò của mối quan hệ với cấp
trên (chủ yếu với bác sỹ) có tác động lớn đến tình
trạng stress của đối tượng nghiên cứu. Nhóm ĐD-
HS cảm thấy có mối quan hệ với cấp trên không tốt
có khả năng bị stress cao gấp 2,69 lần so với nhóm
đối tượng có mối quan hệ tốt (p=0,003). Trong giai
đoạn hiện nay, vai trò và vị trí của ĐD trong hệ
thống y tế đang được nâng cao nhưng mối quan hệ
giữa bác sỹ và ĐD chủ yếu vẫn là mối quan hệ một
chiều. Bản thân ĐD vẫn phụ thuộc vào bác sỹ, chưa
phát huy chức năng tự chủ trong chăm sóc NB. Do
đó, mối quan hệ giữa ĐD và bác sỹ có vai trò quan
trọng hơn trong môi trường làm việc. Trong quá
trình làm việc, nếu cấp trên biết lắng nghe, tôn
trọng, quan tâm nhân viên; thừa nhận, đánh giá
công bằng thành quả lao động và phản hồi thông tin
đúng lúc góp phần tạo môi trường làm việc lành
mạnh, hiệu quả công việc tăng cao. Ngược lại nhân
viên sẽ cảm thấy căng thẳng tâm lý, tạo ra những
rào cản hay suy nghĩ tiêu cực. Kết quả nghiên cứu
của chúng tôi có nhiều điểm tương đồng với nghiên
cứu của tác giả Nakakis Konstantnos: các yếu tố có
mối liên quan là đối mặt với những phản ứng tiêu
cực và bạo lực của người bệnh, mối quan hệ tiêu cực
giữa điều dưỡng với bác sỹ [7]; nghiên cứu của tác
giả Lê Thành Tài: mâu thuẫn với đồng nghiệp và
cấp trên [6].
62 Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2015, Số 34
| TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU |
Tóm lại:
- Tỷ lệ điều dưỡng, hộ sinh BV Phụ Sản Nhi Đà
Nẵng bị stress là 18,1%.
- Tình trạng stress liên quan có ý nghĩa thống kê
với: mức độ ổn định công việc, diện tích nơi làm
việc, quan hệ với cấp trên.
Chúng tôi khuyến nghị:
- Khuyến nghị đối với BV Phụ Sản Nhi Đà
Nẵng:
- Định kỳ tổ chức các đợt khám sàng lọc, tầm
soát RLTT cho nhân viên BV. 
- Sắp xếp để nhân viên có công việc ổn định,
hoặc tạo cơ chế để nhân viên cảm nhận được sự ổn
định công việc của mình.
- Tăng cường giao lưu giữa cấp trên và nhân
viên thông qua các hoạt động như tổ chức mô hình
chăm sóc theo đội, giám sát hỗ trợ và các buổi sinh
hoạt ngoại khoá... 
- Tham mưu cho Sở Y tế và Ủy ban Nhân dân
thành phố Đà Nẵng về kế hoạch mở rộng bệnh viện
Phụ Sản - Nhi giai đoạn 02.
Tài liệu tham khảo
Tiếng Việt
1. Bệnh viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng(2013),Báo cáo số
360/BC-BVPSNĐN ngày 09/08/2013 về hoạt động bệnh
viện Phụ Sản - Nhi Đà Nẵng qua 03 năm, Đà Nẵng.
2. Bộ Y tế (2012), "Gánh nặng tâm thần trong lao động", Sức
khỏe nghề nghiệp- Sách đào tạo Bác sỹ chuyên khoa Định
hướng Y học dự phòng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr.82-91.
3. Đặng Hoàng Minh (2007), Can thiệp về phòng ngừa các
vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam, truy cập ngày
10/11/2013, tại trang web:
cc-van-de-suc-khoe-tinh-than-tre-em-vn.
4. Đậu Thị Tuyết (2012), Tình trạng stress, lo âu, trầm cảm
của cán bộ y tế khối lâm sàng tại bệnh viện đa khoa thành
phố Vinh, bệnh viện đa khoa 115 Nghệ An năm 2013 và một
số yếu tố liên quan, Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện, Đại
học y tế công cộng, Hà Nội.
5. Lê Thành Tài, Trần Ngọc Xuân và Trần Trúc Linh (2008),
"Tình hình stress nghề nghiệp của nhân viên điều dưỡng",
Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 12(4), tr.216-220.
6. Trần Thị Thúy (2011), Đánh giá trạng thái stress của cán
bộ y tế khối lâm sàng bệnh viện Ung bướu Hà Nội năm
2011, Luận văn thạc sĩ quản lý bệnh viện, Đại học Y tế
Công cộng, Hà Nội.
Tiếng Anh
7. Christina Ouzouni, Nakakis Konstantnos (2008), "Factors
influencing stress and job satisfaction of nurses working in
psychiatric units: a research review", Health Science
Journal, vol 2 (4)).
8. Centers for Disease Control and Prevention National
Institute for Occupational Safety and Health(2008),
Exposure to stress occupational Hazards in Hospital, NIOSH
Publisher, 15p.
9. Thach Duc Tran, Tuan Tran, Jane Fisher (2013),
"Validation of the depression anxiety stress scales (DASS)
21 as a screening instrument for depression and anxiety in
a rural community-based cohort of northern Vietnamese
women", BMC Psychiatry, 13:23.
10. Tom Cox, Amanda Griffiths (1996), "Work-related
stress in nursing:Controlling the risk to health", Center for
Organizational Health and Development- University of
Nottingham.
11. Yassen Al-Hussein, Ahmed Moshirf Al-Mteiwty
(2007), "Point prevalence of Depression, Anxiety and
Stress among nurses and papa-medical staff in teaching
hospital in Mosul", accessed10/12/2013, at:

File đính kèm:

  • pdftinh_trang_stress_cua_dieu_duong_va_ho_sinh_benh_vien_phu_sa.pdf