Tổng hợp vật liệu V-TiO2 và ứng dụng làm chất xúc tác quang khử CO2 thành nhiên liệu tái sinh

In the study, vanadium was used as a dopant defected into the TiO2 lattice leading to

formation of Ti3+ and oxygen vacancies in the lattice. The formed Ti3+ acted as an

intermediate band between the valence band and the conduction band of the TiO2 to

enhance electron – hole separation efficiency. The formed oxygen vacancies on the

photocatalyst surface enhanced the CO2 adsorption leading to increase in its

photocatalytic activity even under the visible light. Therefore, the photocatalytic

activity of the V doped TiO2 was much higher than that of non-doped TiO2. The visible

light adsorption and photocatalytic activity of the V-TiO2 depended on the V doping

ratios. The optimal V doping ratio was 3 wt%.

pdf 7 trang yennguyen 2720
Bạn đang xem tài liệu "Tổng hợp vật liệu V-TiO2 và ứng dụng làm chất xúc tác quang khử CO2 thành nhiên liệu tái sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng hợp vật liệu V-TiO2 và ứng dụng làm chất xúc tác quang khử CO2 thành nhiên liệu tái sinh

Tổng hợp vật liệu V-TiO2 và ứng dụng làm chất xúc tác quang khử CO2 thành nhiên liệu tái sinh
 46 
Tạp chí phân tích Hóa, Lý và Sinh học - Tập 22, Số 2/2017 
TỔNG HỢP VẬT LIỆU V - TiO2 VÀ ỨNG DỤNG LÀM CHẤT XÚC TÁC 
QUANG KHỬ CO2 THÀNH NHIÊN LIỆU TÁI SINH 
Đến tòa soạn 23-1-2017 
Nguyễn Thị Diệu Cẩm, Cao Văn Hoàng 
Khoa Hóa - Trường Đại học Quy Nhơn 
SUMMARY 
SYNTHESIS OF V-TiO2 MATERIAL AS PHOTOCATALYSTS FOR 
REDUCTION OF CO2 TO RENEWABLE FUELS 
In the study, vanadium was used as a dopant defected into the TiO2 lattice leading to 
formation of Ti3+ and oxygen vacancies in the lattice. The formed Ti3+ acted as an 
intermediate band between the valence band and the conduction band of the TiO2 to 
enhance electron – hole separation efficiency. The formed oxygen vacancies on the 
photocatalyst surface enhanced the CO2 adsorption leading to increase in its 
photocatalytic activity even under the visible light. Therefore, the photocatalytic 
activity of the V doped TiO2 was much higher than that of non-doped TiO2. The visible 
light adsorption and photocatalytic activity of the V-TiO2 depended on the V doping 
ratios. The optimal V doping ratio was 3 wt%. 
Keywords: Titanium oxide, doping, vanadium, photocatalytic, CO2, visible light. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Sự phát thải khí cacbon đioxit (CO2) 
vào khí quyển từ hoạt động công nghiệp 
đã làm gia tăng hiệu ứng nhà kính, gây 
ra hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến 
đổi khí hậu, điều này đã ảnh hưởng 
nghiêm trọng đến đời sống của con 
người nói riêng và của các sinh vật trên 
trái đất nói chung [1, 2]. Mặt khác, nhân 
loại đã và đang phải đối mặt với sự 
khủng hoảng năng lượng, do nguồn 
cung cấp năng lượng cho các hoạt động 
công nghiệp và sinh hoạt hiện nay chủ 
yếu là nguồn nhiên liệu hóa thạch. Các 
báo cáo gần đây cho thấy, nguồn 
nguyên liệu này ngày càng trở nên khan 
hiếm và cạn kiện [3-5]. Vì vậy, các 
nghiên cứu liên quan đến sự chuyển hóa 
CO2 thành các loại nhiên liệu có giá trị 
như metan, metanol, axit fomic đã trở 
thành một trong những hướng nghiên 
cứu hấp dẫn nhất trong thời gian gần 
đây, nhằm giải quyết hai vấn đề lớn 
đang được quan tâm hiện nay là sự 
nóng lên toàn cầu và khủng hoảng năng 
lượng. 
Nhiều chất xúc tác như TiO2, ZnO2, 
In2O3, C3N4 và CdSe đã được quan tâm 
 47 
nghiên cứu về hiệu quả chuyển hóa CO2 
thành nhiên liệu [6, 7]. Khi chất xúc tác 
bị kích thích bởi các tia bức xạ, sẽ xảy 
ra sự phân tách cặp electron và lỗ trống, 
sau đó electron sẽ nhảy từ vùng dẫn lên 
vùng hóa trị và di chuyển đến bề mặt 
của của xúc tác, tiếp xúc và có thể khử 
CO2 để tạo thành các loại nhiên liệu có 
giá trị như CH4, CH3OH, HCOOH[1, 
8]. TiO2 là một trong số các chất xúc tác 
quang được nghiên cứu và ứng dụng 
rộng rãi nhất do tính ổn định, không độc 
và giá thành thấp [9, 10]. Tuy nhiên, 
nhược điểm của TiO2 là chỉ thể hiện 
hoạt tính xúc tác dưới tác dụng của bức 
xạ UV do có năng lượng vùng cấm 
khoảng 3,2 eV và tốc độ tái kết hợp 
electron quang sinh và lỗ trống nhanh 
[11, 12]. Điều này hạn chế khả năng 
ứng dụng của TiO2 trong vùng ánh sáng 
khả kiến hoặc ánh sáng mặt trời. Để 
tăng cường hiệu suất quá trình quang 
xúc tác của vật liệu TiO2 trong vùng ánh 
sáng nhìn thấy, nhiều nghiên cứu biến 
tính vật liệu TiO2 bằng các tác nhân 
khác nhau như các kim loại, phi kim 
hay oxit kim loại đã được khảo sát. Một 
số công bố gần đây cho thấy, kim loại V 
đã được sử dụng phổ biến để pha tạp 
vào TiO2 và kết quả đã làm gia tăng 
hoạt tính quang xúc tác của TiO2 [13, 
14]. 
Do vậy, trong nghiên cứu này, vanadi 
được sử dụng như một tác nhân biến 
tính chèn vào mạng tinh thể TiO2 nhằm 
hướng đến sự phân tách cặp electron – 
lỗ trống hiệu quả hơn. 
2. THỰC NGHIỆM 
2.1. Đặc trưng vật liệu 
Thành phần các hợp phần trong mẫu vật 
liệu được xác định bằng phương pháp 
nhiễu xạ tia X (D8-Advance 5005). 
Khảo sát hình ảnh bề mặt bằng phương 
pháp hiển vi điện tử truyền qua (JEOL 
TEM-2010F). Khả năng hấp thụ ánh 
sáng của xúc tác được đặc trưng bằng 
phổ hấp thụ UV-Vis (3101PC 
Shimadzu). Trạng thái hóa học và và 
các liên kết giữa các nguyên tử: được 
xác định bằng phổ quang điện tử tia X 
(XPS) (Kratos Axis ULTRA). 
2.2. Tổng hợp vật liệu 
Quy trình tổng hợp vật liệu V-TiO2 
được tiến hành theo sơ đồ sau: 
Hình 1. Quy trình điều chế V-TiO2 
 48 
2.3. Thí nghiệm chuyển hóa CO2 
Thí nghiệm khử CO2 trong môi trường 
hơi nước được thực hiện trên hệ phản 
ứng nối tiếp. Hệ phản ứng bao gồm 3 
phần chính: Nguồn khí, bể phản ứng và 
hệ thống phân tích. Nguồn khí bao gồm 
1 bình CO2 tinh khiết (99,99%), một 
máy tạo độ ẩm và hệ thống các van khí. 
Bể phản ứng là một hộp hình chữ nhật 
được bọc kín (50  25 50 cm3) bên 
trong có 2 bóng đèn và 1 bình phản 
ứng. Cường độ ánh sáng khả kiến tiếp 
xúc với xúc tác quang trong trong bình 
phản ứng là 0,05 W/cm2. 2 g xúc tác 
quang dạng xốp (36 cm3) được sử dụng 
cho mỗi phản ứng quang khử CO2. 
Trước khi bắt đầu phẩn ứng quang khử, 
dòng CO2 tinh khiết được nạp đầy bình 
phản ứng và sau đó được rút cạn kiệt để 
đuổi sạch không khí trong bình phản 
ứng. Khi bình phản ứng đã được làm 
sạch, dòng CO2 có lưu lượng 50 
mL/phút được dẫn qua máy tạo độ ẩm 
rồi sau đó được dẫn vào bình phản ứng. 
Thời gian lưu của CO2 ở trong bình 
phản ứng là 144 s. Nhiệt độ của bình 
phản ứng được giữ ổn định ở mức 32 oC 
trong toàn bộ quá trình quang khử CO2. 
Để xác định thành phần các khí sau 
phản ứng, 100 µL khí sinh ra được tự 
động nạp vào hệ thống sắc kí khí trong 
mỗi khoảng thời gian 20 phút. Hệ thống 
sắc kí khí sử dụng đầu dò FID kết hợp 
với 1 thiết bị mê tan hóa tự động. 
3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
Để xác định các hợp phần trong vật liệu 
điều chế, vật liệu TiO2 và V-TiO2 được 
đặc trưng bằng phương pháp nhiễu xạ 
tia X, kết quả được trình bày ở Hình 1. 
Hình 1. Giản đồ nhiễu xạ tia X 
của V-TiO2 
Từ giản đồ nhiễu xạ tia X ở Hình 1 của 
vật liệu TiO2 và V-TiO2 cho thấy, xuất 
hiện các pic tại các vị trí 2 lần lượt là 
25,35o; 37,80o; 48,10o; 53,85o; 55,13o 
và 62,70o đặc trưng cấu trúc tinh thể 
anatas của TiO2 (theo thẻ chuẩn JCPDS: 
84-1286). Bên cạnh đó, trên giản đồ 
XRD của vật liệu TiO2 còn xuất hiện 
pic có cường độ rất yếu tại vị trí 27,60o 
đặc trưng cho cấu trúc tinh thể dạng 
rutile của TiO2 (theo thẻ chuẩn JCPDS 
88-1175), các pic đặc trưng cho sự có 
mặt của V không xuất hiện trên giản đồ 
XRD, điều này được giải thích có thể 
do hàm lượng của V khá nhỏ và/hoặc 
phân tán khá đều nên không được phát 
hiện bởi phương pháp XRD. Do vậy để 
xác nhận sự có mặt của V cũng như để 
làm rõ thành phần và trạng thái hóa học 
bề mặt, vật liệu V-TiO2 được đặc trưng 
bằng kỹ thuật quang điện tử tia X, kết 
quả được trình bày ở hình 2. 
a 
 49 
Hình 2. Phổ XPS của vật liệu V-TiO2 
Kết quả đo phổ XPS ở hình 2a cho thấy, 
pic quang điện tử của 2p3/2 của V xuất 
hiện rõ ràng tại hai mức năng lượng là 
458,39 eV và 465 eV tương ứng với V 
ở dạng V4+ và V5+. Trong đó, V5+ được 
biết tồn tại ở dạng oxit V2O5 và được 
hình thành trong quá trình điều chế do 
sự phân hủy muối NH4VO3 [15, 16]. Sự 
hình thành trong ion V4+ trong vật liệu 
có thể do sự khử V5+ bởi axit oxalic 
trong quá trình điều chế [17, 18]. Kết 
quả ở hình 2b và 2c chỉ ra rằng Ti trong 
vật liệu TiO2 chỉ tồn tại ở dạng Ti4+, 
trong khi đó Ti ở trong vật liệu V-TiO2 
tồn tại cả dạng Ti4+ and Ti3+. Điều này 
cho thấy, tác nhân biến tính V trong 
mạng TiO2 đã ảnh hưởng đến dạng tồn 
tại của Ti. Sở dĩ như vậy là do có sự 
tương đồng về bán kính giữa Ti4+ (74 
Å) và V4+ (72 Å), nên V4+ có thể thay 
thế vào vị trí Ti4+ trong mạng tinh thể 
TiO2 trong suốt quá trình điều chế. Sự 
thay thế Ti4+ bởi V4+ tạo nên các lỗ 
trống oxy trong mạng tinh thể TiO2, dẫn 
đến có sự chuyển Ti4+ thành Ti3+ [17, 
18], điều này sẽ dẫn đến sự phân tách 
cặp electron – lỗ trống hiệu quả hơn. 
Kết quả này đã chứng minh rằng Ti và 
V trong vật liệu V-TiO2 tồn tại ở cả 
dạng Ti4+, Ti3+, V5+ và V4+. Sự hình 
thành Ti3+ trong vật liệu V-TiO2 có thể 
do ảnh hưởng của sự pha tạp V4+ vào 
mạng tinh thể TiO2 đã làm xuất hiện các 
lỗ trống oxy, chính điều này dẫn đến 
hình thành nên liên kết Ti-O-V và kết 
quả là một phần Ti4+ bị khử thành Ti3+. 
Kết quả về hình thái của vật liệu TiO2 
và V-TiO2 được trình bày ở hình 3. Từ 
ảnh TEM (hình 3) của vật liệu TiO2 và 
V-TiO2 cho thấy, các hạt TiO2 và V-
TiO2 đều có dạng hình cầu và có kích 
thước khoảng 25 nm. Tuy nhiên, dễ 
dàng nhận thấy các hạt V-TiO2 phân tán 
rời rạc hơn so với các hạt TiO2. Điều 
này cho thấy, sự có mặt của tác nhân 
biến tính V đã ảnh hưởng đến sự phân 
tán các hạt xúc tác. 
Hình 3. Ảnh TEM của vật liệu TiO2 (a) 
và (b) V-TiO2 
c 
a 
b 
 50 
Để đánh giá khả năng hấp thụ bức xạ 
của vật liệu V-TiO2 theo % tỉ lệ V/TiO2 
biến tính khác nhau (1%; 2%; 3% và 
4%), các mẫu vật liệu được đặc trưng 
bằng phương pháp UV-Vis mẫu rắn, kết 
quả được trình bày ở hình 4. 
Hình 4. Phổ hấp thụ UV-Vi của TiO2 (a) 
và 1%V-TiO2 (b); 2% V-TiO2 (c); 
3%V-TiO2 (d); 4%V-TiO2 (e)Kết quả 
phổ UV-Vis ở hình 4 chỉ ra rằng, khi 
tăng tỉ lệ % khối lượng V/TiO2 từ 1% 
đến 4% thì bờ hấp thụ ánh sáng của vật 
liệu V-TiO2 mở rộng về vùng sóng dài 
hơn so với TiO2. Kết quả này khá phù 
hợp với dữ liệu thu được từ phổ XPS 
rằng trong vật liệu V/TiO2 tồn tại đồng 
thời Ti4+, Ti3+, V4+ và V3+ tạo ra một 
hỗn hợp với đa dạng mức năng lượng 
Fermi [19, 20]. Khi đó các mức năng 
lượng thấp đóng vai trò như là chất 
trung gian chuyển electron vùng hóa trị 
(mức Fermi của O 2p) lên mức Fermi 
trung gian của V4+ 3d, Ti3+ 3d và V5+ 
3d, cuối cùng chuyển đến vùng dẫn của 
TiO2 (Ti4+ 3d). Vì vậy, khả năng hấp thụ 
ánh sáng nhìn thấy của vật liệu V-TiO2 
là cao hơn so với TiO2. Trong khoảng 
giá trị tỉ lệ V/TiO2 khảo sát thì khả năng 
hấp thụ ánh sáng nhìn thấy mạnh nhất 
ứng với tỉ lệ V/TiO2 là 3% và khi tỉ lệ 
này lớn hơn 3% thì khả năng hấp thụ 
bức xạ nhìn thấy giảm xuống. Điều này 
được giải thích là do khi tăng % khối 
lượng V/TiO2 thì lượng V3+ và Ti3+ tăng 
lên nên khả năng hấp thụ ánh sáng nhìn 
thấy của vật liệu V-TiO2 tăng lên. Tuy 
nhiên, khi tỉ lệ này lớn hơn 3% có thì 
lượng V2O5 tạo thành phủ ở bên ngoài 
vật liệu V-TiO2 lớn nên khả năng hấp 
thụ ánh sáng nhìn thấy giảm xuống do 
sự cản trở ánh sáng đến vật liệu TiO2 
[21]. 
3.2. Đánh giá hoạt tính quang xúc tác 
chuyển hóa CO2 
Trong nghiên cứu này, để đánh giá 
hoạt tính quang xúc tác khử CO2 thành 
CO và CH4 của vật liệu V-TiO2 tổng 
hợp, chúng tôi tiến hành khảo sát như 
ở mục 2.3, kết quả độ chuyển hóa CO2 
thành được trình bày ở bảng 1. 
Bảng 1. Hiệu quả quá trình chuyển hóa 
CO2 thành nhiên liệu 
Xúc tác Tốc độ (µmol. g-1cat. h-1) 
CO CH4 O2 H2 
TiO2 0,78 1,47 - - 
1%V-TiO2 175 286 - - 
2% V-TiO2 123 221 - - 
3%V-TiO2 197 310 9 325 
4%V-TiO2 142 256 - - 
Kết quả ở bảng 1 cho thấy, TiO2 gần 
như không thể hiện hoạt tính quang xúc 
tác khử CO2 khi bị kích hoạt bởi ánh 
sáng nhìn thấy do có năng lượng vùng 
cấm lớn (3,2 eV). Khi biến tính TiO2 
bằng V, vật liệu thể hiện mạnh hoạt tính 
quang khử CO2 thành CO và CH4 trong 
vùng ánh sáng khả kiến do có sự hình 
thành V5+, V4+và Ti3+ (Hình 2), đặc biệt 
sự có mặt của V2O5 được biết đến làm 
tăng khả năng hấp phụ CO2 trên bề mặt 
vật liệu. Cơ chế phản ứng hình thành 
CO và CH4 tham khảo như sau [21]: 
V- TiO2  
sángánh
e- + h+ 
2H2O + 4h+ 4H+ + O2 
CO2 + 2H+ + 2e- CO + H2O (Eoredox 
= - 0.48 V) 
CO2 + 8H+ + 8e- CH4 + 2H2O 
(Eoredox = - 0.24 V) 
2H+ H2 
 51 
Dữ liệu ở bảng 1 cũng chỉ ra rằng, độ 
chuyển hóa CO trên xúc tác 3%V-TiO2 
là cao hơn so với các vật liệu ở các tỉ lệ 
V/TiO2 khác. Điều này được giải thích 
là do khi tăng % khối lượng V/TiO2 thì 
lượng V3+ và Ti3+ tăng nên hoạt tính 
khử CO2 vật liệu V-TiO2 tăng lên. Tuy 
nhiên, khi tỉ lệ này lớn hơn 3% thì khả 
năng hấp thụ ánh sáng nhìn thấy giảm 
xuống do liên quan đến lượng V2O5 tạo 
thành lớn trên bề mặt vật liệu V-TiO2 
[21]. 
4. KẾT LUẬN 
Đã tổng hợp thành công vật liệu V-TiO2 
bằng phương pháp sol – gel kết hợp với 
siêu âm. Các hạt V-TiO2 thu được có 
dạng hình cầu với kích thước hạt 
khoảng 25 nm và bờ hấp thụ chuyển 
dịch về phía sóng dài hơn so với vật 
liệu TiO2 , điều này liên quan đến sự 
pha tạp V vào mạng tinh thể TiO2, dẫn 
đến tăng khả năng hấp thụ ánh sáng 
vùng khả kiến của vật liệu. Kết quả 
khảo sát sự chuyển hóa CO2 thành CO 
và CH4 trong vùng ánh sáng khả kiến 
trên vật liệu TiO2 và V-TiO2 cho thấy, 
vật liệu V-TiO2 có hoạt tính xúc tác 
quang khử CO2 khá mạnh trong vùng 
ánh sáng khả kiến. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. R. Gusain, P. Kumar, O.P. Sharma, 
S.L. Jain, O.P. Khatri, (2016) “Reduced 
graphene oxide–CuO nanocomposites 
for photocatalytic conversion of CO2 
into methanol under visible light 
irradiation”, Applied Catalysis B: 
Environmental, 181, 352-362. 
2. P.N. Paulino, V.M.M. Salim, N.S. 
Resende, (2016) “Zn-Cu promoted 
TiO2 photocatalyst for CO2 reduction 
with H2O under UV light”, Applied 
Catalysis B: Environmental, 185, 362-
370. 
3. H.J. Herzog, (2011) “Scaling up 
carbon dioxide capture and storage: 
From megatons to gigatons”, Energy 
Economics, 33, 597-604. 
4. J. Low, B. Cheng, J. Yua, M. 
Jaroniec, (2016) “Carbon-based two-
dimensional layered materials for 
photocatalytic CO2 reduction to solar 
fuels”, Energy Storage Materials, 3, 24-
25. 
5. J.H. Yoon, K.H. Sim, (2015) “Why is 
South Korea's renewable energy policy 
failing? A qualitative evaluation”, 
Energy Policy, 86, 369-379. 
6. Y. Liu, Q. Li, J. Zhang, W. Sun, S. 
Gao, J.K. Shang, (2014) “PdO loaded 
TiO2 hollow sphere composite 
photocatalyst with a high photocatalytic 
disinfection efficiency on bacteria”, 
Chemical Engineering Journal, 249 63-
71. 
7. M.F. Ehsan, T. He, (2015) “In situ 
synthesis of ZnO/ZnTe common cation 
heterostructure and its visible-light 
photocatalytic reduction of CO2 into 
CH4”, Applied Catalysis B: 
Environmental, 166-167, 345-352. 
8. W. Pipornpong, R. Wanbayor, V. 
Ruangpornvisuti, (2011) “Adsorption 
CO2 on the Perfect and Oxygen 
Vacancy Defect Surfaces of Anatase 
TiO2 and its Photocatalytic Mechanism 
of Conversion to CO”, Applied Surface 
Science, 257, 10322-10328. 
9. M.M. Mohamed, M.S. Al-Sharif, 
(2013) “Visible light assisted reduction 
of 4-nitrophenol to 4-aminophenol on 
Ag/TiO2 photocatalysts synthesized by 
hybrid templates”, Applied Catalysis B: 
Environmental, 142-143, 432-441. 
10. F. Menga, Z. Sun, (2009) 
“Enhanced photocatalytic activity of 
silver nanoparticles modified TiO2 thin 
films prepared by RF magnetron 
sputtering”, Materials Chemistry and 
Physics 118, 349-353. 
11. Z. Xiong, H. Wang, N. Xu, H. Li, 
B. Fang, Y. Zhao, J. Zhang, C. Zheng, 
(2015) “Photocatalytic reduction of 
 52 
CO2 on Pt2+-Pto/TiO2 nanoparticles 
under UV/Vis light irradiation: A 
combination of Pt2+ doping and Pt 
nanoparticles deposition”, Internation 
Journal of Hydrogen Energy, 40, 
10049-10062. 
12. A.V. Rosario, E.C. Pereira, (2014) 
“The role of Pt addition on the 
photocatalytic activity of TiO2 
nanoparticles: The limit between 
doping and metallization”, Applied 
Catalysis B: Environmental, 144 840-
845. 
13. T.D. Pham , B.K. Lee, (2015) 
“Novel adsorption and photocatalytic 
oxidation for removal of gaseous 
toluene by V-doped TiO2/PU under 
visible light”, Journal of Hazardous 
Materials, 300, 493-503. 
14. M. Khan, Y. Song, N. Chen, W. 
Cao, (2013) “Effect of V doping 
concentration on the electronic 
structure, optical and photocatalytic 
properties of nano-sized V-doped 
anatase TiO2”, Materials Chemistry 
and Physics, 142, 148-153. 
15. W. Cha, S. Chin, E. Park, S.T. Yun, 
J. Jurng, (2014) “Photocatalytic 
performance of V2O5/TiO2materials 
prepared by chemical vapor 
condensation and impregnationmethod 
under visible-light”, Powder 
Technology, 258, 352-357. 
16. R. Jaiswal, N. Patel, D.C. Kothari, 
A. Miotello, (2012) “Improved visible 
light photocatalytic activity of TiO2 co-
doped with Vanadium and Nitrogen”, 
Applied Catalysis B: Environmental, 
126, 47-54. 
17. C. Gargori, S. Cerro, R. Galindo, A. 
Garcia, M. Llusar, J. Badenes, G. 
Monros, (2011) “New vanadium doped 
calcium titanate ceramic pigment”, 
Ceramics International, 37 3665-3670. 
18. I. Cimieri, H. Poelman, J. Ryckaert, 
D. Poelman, (2013) “Novel sol–gel 
preparation of V-TiO2 films for the 
photocatalytic oxidation of ethanol in 
air”, Journal of Photochemistry and 
Photobiology A: Chemistry, 263 1-7. 
19. M. Gurulakshmi, M. Selvaraj, A. 
Selvamani, P. Vijayan, N.R.S. Rekha, 
K. Shanthi, (2012) “Enhanced visible-
light photocatalytic activity of V2O5/S-
TiO2 nanocomposites”, Applied 
Catalysis A: General, 449, 31-46. 
20. S. N. R. Inturi, T. Boningari, M. 
Suidan, P. G. Smirniotis, (2014) 
“Visible light induced 
photodegradation of gas phase 
acetonitrile using aerosol made 
transition metal (V, Cr, Fe, Co, Mn, 
Mo, Ni, Cu, Y, Ce, and Zr) doped 
TiO2”, Applied Catalysis B: 
Environmental, 144 333-342. 
21. B. Wang, G. Zhang, X. Leng, Z. 
Sun, S. Zheng, (2015) 
“Characterization and improved solar 
light activity of vanadium doped 
TiO2/diatomite hybrid catalysts”, 
Journal of Hazardous Materials, 284, 
212-220. 
22. Y. Wei, J. Jiao, Z. Zhao, J. Liu, J. 
Li, G. Jiang, Y. Wang, A. Duan, (2015) 
“Fabrication of inverse opal TiO2-
supported Au@CdS core–shell 
nanoparticles for efficient 
photocatalytic CO2 conversion”, 
Applied Catalysis B: Environmental, 
179, 422-432. 

File đính kèm:

  • pdftong_hop_vat_lieu_v_tio2_va_ung_dung_lam_chat_xuc_tac_quang.pdf