Tổng quan hệ thống quản lý an toàn lao động trong xây dựng

Tóm tắt

Bài bài đưa ra cái nhìn tổng quan về các hệ

thống quản lý an toàn lao động trên thế giới và Việt

Nam. Một số hệ thống quản lý an toàn sức khỏe

như OHSAS 18001, PSM, ANZI Z10 được chấp

thuận và đang được áp dụng ở nhiều nước với mức

độ phổ biến khác nhau trên thế giới. Đồng thời bài

viết cũng phân tích và đề xuất sử dụng các hệ

thống quản lý đã được các nước phát triển trên thế

giới sử dụng.

pdf 6 trang yennguyen 36820
Bạn đang xem tài liệu "Tổng quan hệ thống quản lý an toàn lao động trong xây dựng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng quan hệ thống quản lý an toàn lao động trong xây dựng

Tổng quan hệ thống quản lý an toàn lao động trong xây dựng
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology 
Số 1/2017 No. 1/2017 
27 
TỔNG QUAN HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG 
TRONG XÂY DỰNG 
ThS. Bùi Kiến Tín 
 Khoa xây dựng, Trường Đại học Xây dựng Miền Trung 
Tóm tắt 
Bài bài đưa ra cái nhìn tổng quan về các hệ 
thống quản lý an toàn lao động trên thế giới và Việt 
Nam. Một số hệ thống quản lý an toàn sức khỏe 
như OHSAS 18001, PSM, ANZI Z10 được chấp 
thuận và đang được áp dụng ở nhiều nước với mức 
độ phổ biến khác nhau trên thế giới. Đồng thời bài 
viết cũng phân tích và đề xuất sử dụng các hệ 
thống quản lý đã được các nước phát triển trên thế 
giới sử dụng. 
Abstract: This article gives an overview of the 
occupational safety management systems in the 
world and in Vietnam. Some health management 
systems such as OHSAS 18001, PSM, ANZI Z10 ... 
are approved and are being applied in many 
countries with different levels of popularity in the 
world. At the same time, the paper also analyzes 
and recommends the use of management systems 
developed by developed countries all over the 
world. 
Từ khóa 
 Hệ thống quản lý, mô hình quản lý, an 
toàn lao động, an toàn sức khỏe. 
1. Sơ lược lịch sở hệ thống quản lý an toàn 
trong xây dựng 
 Vào những năm 1970 và đầu những năm 
1980, theo cách tiếp cận truyền thống, công tác 
quản lý sức khỏe, an toàn ở các nước phát triển 
chủ yếu tập trung vào việc xây dựng các văn bản 
pháp quy buộc giới chủ phải giảm thiểu được tai 
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Mỗi chương trình 
quản lý an toàn thường mang tính thụ động, chủ 
yếu nhằm khắc phục hậu quả khi sự cố đã xảy ra 
và chỉ tập trung vào một vấn đề nào đó, ví dụ như 
thông tin về mối nguy, phương tiện bảo vệ cá 
nhân, thiết bị đóng/ngắt khẩn cấp, an toàn cháy 
- nổ nên hiệu quả không cao, trên thực tế không 
giảm được tỷ lệ tai nạn và bệnh nghề nghiệp [1]. 
Từ cuối những năm 1980, khái niệm về “Hệ thống 
quản lý sức khỏe an toàn lao động” trở nên phổ 
biến, thu hút được sự quan tâm của những nhà 
lập pháp, giới chủ, người lao động, đại diện chính 
quyền Một hệ thống quản lý an toàn sức khỏe 
lao động được hiểu đơn giản là một phương pháp 
quản lý các mối nguy và rủi ro tiềm ẩn đi kèm, 
được lập kế hoạch, tài liệu hóa và có thể soát xét 
[2]. Một số hệ thống quản lý an toàn sức khỏe 
như OHSAS 18001, PSM, ANZI Z10 được chấp 
thuận và đang được áp dụng ở nhiều nước với 
mức độ phổ biến khác nhau. 
 Cần phân biệt giữa khái niệm “hệ thống” 
và “chương trình” trong lĩnh vực an toàn sức khỏe 
lao động. “Chương trình” thường đơn giản, tập 
trung kiểm soát sự phù hợp trong khi “hệ thống” 
phức tạp hơn, chú ý nhiều đến quá trình thực hiện. 
Một “hệ thống” có thể bao gồm nhiều “chương 
trình”. Một số “chương trình” an toàn sức khỏe lao 
động được biết đến nhiều như là chương trình 
STOP (Safety Training Observation Program) do 
Công ty DuPont phát triển, thông tin mối nguy 
hiểm (hazard communication), bảo vệ thính lực 
(hearing conservation program nguồn :Internet).
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology 
Số 1/2017 No. 1/2017 
28 
2. Một số hệ thống quản lý an toàn sức 
khỏe lao động đang được áp dụng ở các 
nước trên thế giới 
2.1. Hệ thống quản lý an toàn OHSAS 18001 
 OHSAS 18001 do Viện Tiêu chuẩn Anh 
(BSI) phối hợp với các tổ chức trong nước và 
quốc tế xây dựng và ban hành lần đầu năm 
1999, sửa đổi năm 2007 dưới hình thức bộ 
tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn sức 
khỏe lao động của Vương quốc Anh [1]. 
OHSAS 18001 là dạng tiêu chuẩn tự nguyện 
áp dụng, đưa ra những yêu cầu, chuẩn mực 
cần thiết cho một hệ thống quản lý an toàn 
sức khỏe lao động của một tổ chức, doanh 
nghiệp. Mỗi hệ thống quản lý an toàn sức khỏe 
lao động sẽ được xem xét, đánh giá và cấp 
chứng chỉ phù hợp dựa trên những yêu cầu, 
tiêu chuẩn này. Trong quá trình xây dựng và 
phát triển, OHSAS 18001 được chỉnh sửa về 
cấu trúc và nguyên tắc vận hành cho phù hợp 
với ISO 9001 (hệ thống quản lý chất lượng) 
và ISO 14001 (hệ thống quản lý môi trường) 
để chúng có thể tích hợp với nhau trong một 
hệ thống quản lý duy nhất [1]. 
Hệ thống vận hành hệ thống quản lý an toàn 
OHSAS 18001 theo nguyên tắc vòng xoáy 
trôn ốc gồm 4 bước “Lập kế hoạch - Thực hiện 
- Kiểm tra – Hành động” (Plan - Do - Check - 
Act) để bảo đảm có sự cải tiến liên tục. 
 Điểm hạn chế của OHSAS 18001 và 
các hệ thống quản lý tương tự là chủ yếu tập 
trung kiểm soát ứng xử về an toàn của người 
lao động trong khi chưa chú trọng đến việc 
ngăn ngừa, loại bỏ rủi ro trong quá trình thiết 
kế. Đến năm 2005, có khoảng 16.000 tổ chức 
ở hơn 80 nước áp dụng tiêu chuẩn này. Năm 
2003, chỉ có 3.900 chứng chỉ cấp cho các tổ 
chức doanh nghiệp ở 70 nước, đến năm 2009 
có 54.000 chứng chỉ được cấp cho các tổ chức 
ở hơn 116 nước [3]. 
2.2. Quản lý an toàn quá trình (PSM) 
 PSM còn gọi là “Quản lý an toàn công 
nghệ”, có tên đầy đủ là “Tiêu chuẩn quản lý 
an toàn quá trình các hóa chất nguy hại cao” 
(US OSHA - 1910.119). Đây là quy chế 
(regulation) bắt buộc thực hiện do Cục Quản 
lý An toàn và Sức khỏe Lao động (OSHA), Bộ 
Lao động Hoa Kỳ, soạn thảo lần đầu năm 
1992, sửa đổi năm 2000, sau một loạt thảm 
họa của các nhà máy hóa chất xảy ra trong và 
ngoài lãnh thổ Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp 
trong quá trình hoạt động có sử dụng, sản 
xuất, tàng trữ, vận chuyển các loại hóa chất 
thuộc danh mục 130 hóa chất nguy hại với 
khối lượng vượt mức quy định (phụ lục A của 
tiêu chuẩn này) bắt buộc phải áp dụng toàn 
bộ hay một phần quy chế tùy theo hình thức 
hoạt động [4]. 
2.3. Hệ thống quản lý an toàn ANSI Z10-
2012 
 ANSI Z10 là hệ thống quản lý an toàn 
sức khỏe lao động được Viện Tiêu chuẩn 
Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) ban hành lần đầu 
năm 2005, sửa đổi năm 2012, dưới hình 
thức một bộ tiêu chuẩn quốc gia nhưng 
tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế (ISO). 
Khác với PSM, ANSI Z10 là dạng tiêu chuẩn 
tự nguyện áp dụng đối với bất kỳ doanh 
nghiệp nào có mong muốn quản lý được rủi 
ro an toàn lao động [5]. 
2.4. Hệ thống quản lý an toàn ISO 45001 
 Đề án xây dựng tiêu chuẩn này đã 
được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế 
(International Organisation for Standardisation 
- ISO) phê duyệt vào tháng 10/2013, dự kiến 
ban hành vào tháng 10/2016 nhằm thay thế 
cho OHSAS 18001. Về cấu trúc và các nội 
dung cốt lõi, ISO 45001 được thiết kế trên cơ 
sở loại bỏ các hạn chế của OHSAS 18001 và 
có thể tích hợp với ISO 9001 và ISO 14001. 
 Điểm mới của ISO 45001 là chú ý 
nhiều hơn đến điều kiện, hoàn cảnh của 
doanh nghiệp, đòi hỏi lãnh đạo cao nhất có 
vai trò mạnh mẽ hơn trong quản lý an toàn 
sức khỏe lao động, quản lý an toàn sức khỏe 
lao động phải được tích hợp hoàn toàn vào hệ 
thống quản lý hoạt động chung của doanh 
nghiệp, doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm 
bảo đảm an toàn cho cả cộng đồng hơn là chỉ 
tập trung cho nhân viên của mình [6]. 
2.5. Hệ thống quản lý an toàn AS/NZS 
4801:2001 
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology 
Số 1/2017 No. 1/2017 
29 
Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý an toàn sức 
khỏe lao động được Australia và New Zealand 
dùng chung, ban hành tháng 11/2001. Cấu 
trúc và nguyên tắc vận hành tương tự 
OHSAS 18001 [4]. 
2.6. Hệ thống quản lý an toàn UNE 
819001 
Do Viện Tiêu chuẩn Tây Ban Nha ban hành 
năm 1996 sớm hơn nhưng cũng có các yêu 
cầu kỹ thuật gần với OHSAS 18001 [4]. 
2.7. Hệ thống quản lý an toàn ILO-OSH 
2001 
Hướng dẫn về hệ thống quản lý an toàn và 
sức khỏe lao động do Tổ chức Lao động 
Quốc tế (International Labor Organisation - 
ILO) xây dựng dựa trên Công ước về sức 
khỏe và an toàn lao động 1981 và Công ước 
về dịch vụ sức khỏe lao động 1985, ban 
hành năm 2001. Hướng dẫn này khuyến 
khích các doanh nghiệp áp dụng trên cơ sở 
tự nguyện dựa trên các nguyên tắc hoạt 
động kiểu vòng xoắn tương tự OHSAS 
18001 gồm các bước “Chính sách - Tổ chức 
- Lập kế hoạch và Thực hiện - Đánh giá - 
Cải tiến” [3]. 
2.8. Hệ thống quản lý an toàn NEN NPR 
5001:1997 
Tiêu chuẩn hướng dẫn hệ thống quản lý an 
toàn và sức khỏe lao động do Viện Tiêu 
chuẩn Hà Lan ban hành năm 1997 [4]. 
2.9. Hệ thống các mô hình quản lý của 
Nhật Bản 
 Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng về 
đảm bảo an toàn lao động. Theo nghiên cứu 
của Nhật Bản, chỉ có 1,1% số vụ tai nạn xảy 
ra do nguyên nhân bất khả kháng. Tới 
93,8% vụ tai nạn xảy ra do hành vi không 
an toàn và 87,7% xảy ra vì điều kiện không 
an toàn. 82,6% các vụ tai nạn xảy ra do cả 
hai nguyên nhân trên. Như vậy, tai nạn có 
thể được giảm thiểu triệt để nếu kiểm soát 
tốt các yếu tố chủ quan như hành vi và điều 
kiện làm việc [7]. Trong rất nhiều hệ thống 
quản lý an toàn tại Nhật Bản nổi bật lên 2 
hệ thống được đánh giá cao và được thừa 
nhận rộng rãi trên thế giới. 
2.9.1. Hệ thống các mô hình quản lý 
Kizen Yochi (KY): Dự đoán các tình huống 
nguy hiểm. Ý tưởng KY ra đời năm 1974 (viết 
tắt của Kizen và Yochi, nghĩa là “dự đoán các 
tình huống nguy hiểm”) và ngày nay đang là 
một trong những biện pháp đảm bảo an toàn 
lao động được sử dụng phổ biến nhất tại 
Nhật Bản [8]. Ý tưởng này đã góp phần quan 
trọng khiến tỉ lệ tai nạn lao động ở Nhật 
giảm mạnh rõ rệt từ con số 6.712 năm 1961 
xuống còn 1.514 năm 2005. Mô hình KY của 
Nhật cho thấy nhiều đặc điểm rất đáng học 
hỏi để ứng dụng giải quyết thực trạng ở Việt 
Nam hiện tại. 
 - Những tình huống nguy hiểm tiềm 
ẩn là gì? 
 - Di chuyển đi lại cầu thang nhiều đất 
đá vấp ngã. Chúng ta phải làm gì? 
 - Không bỏ tay vào túi quần áo khi di 
chuyển đi lại, phải buộc dây giày chắc chắn. 
 Đó là cách thức được thể hiện trong 
một Bảng phân tích các tình huống nguy 
hiểm KY được thực hiện. Những tình huống 
tưởng như không đáng quan tâm như “di 
chuyển cầu thang dễ vấp ngã” và các giải 
pháp quá đơn giản như “không bỏ tay vào 
túi quần” cũng đều được viết ra cụ thể. Điều 
đáng chú ý là mỗi ngày, khi thực hiện bất 
kỳ công việc gì, các nhóm làm việc đều phải 
thực hiện một Bảng phân tích KY như vậy. 
Tất cả các ý kiến dù nhỏ nhất như trên đều 
được viết vào một Bảng KY và đọc to cho 
mọi người cùng nghe. Tờ giấy này sau đó 
được treo ngay tại vị trí làm việc để nhắc 
nhở. 
 Phương pháp KY còn có những yêu cầu 
hết sức thực tiễn như biện pháp “chỉ tay, gọi 
tên” để thao tác an toàn, không nhầm lẫn. Tại 
mỗi điểm nút thao tác công việc, nhân viên 
phải chỉ thẳng tay vào đối tượng thao tác và 
đọc to tên đối tượng. Nếu cảm thấy đã an toàn, 
nhân viên tiếp tục hô to “OK”. Nếu cả nhóm 
cùng chỉ tay vào đối tượng cùng hô to thì gọi là 
“chỉ tay đồng than” 
Đối với nhiều người, những biện pháp 
KY được áp dụng ở các doanh nghiệp có yếu 
tố Nhật Bản có thể bị coi là mất thời gian, 
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology 
Số 1/2017 No. 1/2017 
30 
sáo rỗng hay hình thức. Tuy vậy, người Nhật 
đã nghiên cứu rất kỹ tâm lý con người và phát 
hiện ra rằng việc nhắc nhở liên tục rủi ro tiềm 
tàng và đọc to tên của chúng có tác dụng rất 
lớn trong việc “lên dây cót” ý thức, đưa ý thức 
trở về trạng thái tỉnh táo trước mọi thao tác sai 
lầm có thể dẫn tới nguy hiểm. 
2.9.2. Hệ thống các mô hình quản lý 5S: 
là tên của một phương pháp quản lý, sắp 
xếp nơi làm việc. Nó được viết tắt của 5 từ 
trong tiếng Nhật gồm: Seiri (Sàng lọc), 
Seiton (Sắp xếp), Seiso (Sạch sẽ), Seiketsu 
(Săn sóc), và Shitsuke (Sẵn sàng) 
 - Sàng lọc: Seiri hay Sàng lọc có 
nghĩa là phân loại, tổ chức các vật dụng 
theo trật tự. Đây chính là bước đầu tiên 
doanh nghiệp cần làm trong thực hành 5S. 
Nội dung chính của S1 là phân loại, di dời 
những thứ không cần thiết, có thể bán đi 
hoặc tái sử dụng. 
 - Sắp xếp: Sau khi đã loại bỏ các 
vật dụng không cần thiết thì công việc tiếp 
theo là tổ chức các vật dụng còn lại một 
cách hiệu quả theo tiêu chí dễ tìm, dễ thấy, 
dễ lấy, dễ trả lại. 
 - Sạch sẽ: Thường xuyên vệ 
sinh,giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ thông qua 
việc tổ chức vệ sinh tổng thể và tổ chức vệ 
sinh hàng ngày máy móc vật dụng và khu 
làm việc. S3 hướng tới cải thiện môi trường 
làm việc, giảm thiểu rủi ro, tai nạn đồng 
thời nâng cao tính chính xác xủa máy móc 
thiết bị (do ảnh hưởng của bụi bẩn). 
 - Săn sóc: Luôn luôn kiểm tra, duy 
trì 3S ở trên. Bằng việc phát triển S4, các 
hoạt động 3S sẽ được cải tiến dần dựa theo 
tiêu chuẩn đã đặt ra và tiến tới hoàn thiện 
5S trong doanh nghiệp. 
- Sẵn sàng: Nghĩa là rèn luyện, tạo 
nên một thói quen, nề nếp, tác phong cho 
mọi người trong thực hiện 5S. 
 Hệ thống các mô hình quản lý 5S 
được áp dụng lần đầu tiên ở Toyota và phát 
triển rất nhanh sau đó ở các công ty Nhật 
Bản. Sau đó được phổ biến sang nhiều nước 
khác. Hệ thống các mô hình quản lý 5S 
được một số nơi phát triển lên thành 6S. S 
thứ 6 là Safety (An toàn), nhưng bản thân 
nếu làm đúng 5S kể trên là đã gồm an toàn 
cho nhân viên rồi. Tuy nhiên, ở một số công 
ty Nhật, 5S lại được rút gọn lại thành 3S 
(lấy 3S đầu tiên) do mọi người đều sẵn sàng 
làm 3S và luôn luôn ý thức, kỷ luật tốt. 
Hình 1. Mô hình quản lý 5S 
3. Hệ thống các mô hình quản lý an 
toàn lao động hiện có tại Việt Nam 
 Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có một 
hệ thống quản lý chuyên nghiệp về vấn đề 
an toàn lao động, có chăng chỉ dừng lại ở 
mức độ chương trình hoặc dự án. “Chương 
trình” thường đơn giản, tập trung kiểm soát 
sự phù hợp trong khi “hệ thống” phức tạp 
hơn, chú ý nhiều đến quá trình thực hiện. 
Một “hệ thống” có thể bao gồm nhiều 
“chương trình”. Một số công ty và doanh 
nghiệp cũng tự cập nhật các hệ thống quản 
lý an toàn lao động trọng ngành xây dựng 
dựa theo các hệ thống có sẽ đã được sử 
dụng trên các nước phát triển. Có thể kể 
đến một số công ty như: 
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology 
Số 1/2017 No. 1/2017 
31 
Dựa trên cơ sở lý thuyết xây dựng công 
cụ xác định bậc an toàn cho hệ thống quản lý 
an toàn sức khỏe nghề nghiệp, năm cấp độ của 
hệ thống quản lý an toàn theo HSE’s Safety 
Culture Maturity Model, công cụ xác định bậc 
an toàn cho hệ thống quản lý OHS kết hợp điều 
kiện thực tiễn áp dụng hệ thống quản lý an 
toàn ở Công ty để xác định bậc cho hệ thống 
công cụ OHS tại Công ty Sika Việt Nam [9] 
Công ty Cienco 4 (Tổng công ty Xây 
dựng công trình giao thông 4- CTCP) với mong 
muốn tăng cường hợp tác, liên doanh, liên kết 
với các đối tác trong và ngoài nước trên tất cả 
các lĩnh vực xây dựng, đầu tư và phát triển 
kinh tế theo phương châm bình đẳng và các 
bên cùng có lợi. Công tác quản lý An toàn lao 
động và sức khỏe nghề nghiệp cũng được 
Tổng công ty xác định là một nhiệm vụ quan 
trọng hàng đầu trong đầu tư và thi công xây 
dựng công trình. Đoàn chuyên gia Công ty Cổ 
phần chứng nhận Quốc tế ICB và Ban ATLĐ 
Tổng công ty đã tiến hành kiểm tra thí điểm 
03 dự án Cienco 4 đang thi công tại thành phố 
Hà Nội:Nút giao Trung Hòa, Hầm Thanh Xuân, 
Nút giao Cầu Thanh Trì – QL5 để đánh giá cấp 
chứng nhận Hệ thống quản lý phù hợp theo 
tiêu chuẩn OHSAS 18001:2007 cho Tổng công 
ty Xây dựng công trình giao thông 4 –CTCP vò 
năm 2015. Cienco 4 sử dụng hệ thống OHSAS 
18001:2007 để truyền đạt tới mọi nhân viên 
trong Tổng công ty và đảm bảo được thấu hiểu 
và áp dụng trong thực tế trong các công trình 
xây dựng (nguồn: Internet). 
 4. Kết luận 
 Trên đây là các hệ thống quản lý an 
toàn lao động trên thế giới và Việt Nam. Rất 
nhiều mô hình tiên tiến đã được kiểm định 
trên thế giới và đưa vào quản lý. Tuy nhiên 
trong rất nhiều mô hình đó thì Việt Nam vẫn 
đang tìm định hướng hệ thống quản lý riêng. 
Việc tự phát minh ra một hệ thống quản lý 
an toàn tối ưu cho mỗi quốc gia là quan 
trọng và lâu dài nhưng vấn đề an toàn lao 
động là vấn đề cấp bách. Do đó, việc chúng 
ta vừa vận dụng các hệ thống quản lý an 
toàn trên thế giới đã được sử dụng vừa 
nghiên cứu ra hệ thống tối ưu cho đặc thù 
quốc gia là điều nên làm. 
Hình 2. Mô hình Safety Culture Maturity Model 
Thông báo Khoa học và Công nghệ Information of Science and Technology 
Số 1/2017 No. 1/2017 
32 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. EU-OSHA (2012). Management of occupational safety and health: An analysis of the fi 
ndings of the European Survey of Enterprises on New and Emerging Risks (ESENER). 
[2]. B.Bottomley (1999). Australia , Occupational health and safety management systems: 
National Occupational Health and Safety. 
[3]. K.Frick, V.Kempa (2011). European Trade Union Institute, Occupational health & safety 
management systems - When are they good for your health, Report 11. 
[4]. Joel M.Haight et al (2014), Safety management systems comparing content and impact. 
Professional safety of the American Society of Safety Engineer. 
[5]. Bruce Lyon el al (2013). Improving ergo IQ: A practical ergonomics risk assessment model. 
Professional Safety Journal of the American Society of Safety Engineer. 
[6].  management-standards/iso45001.htm. 
[7]. JISHA (2015) Japan, Industrial Safety and Health Association in Japan. 
[8]. Akihiko Hidaka, Atsumi Miyake (2015) Japan, Open Journal of Safety Science and 
Technology. 
[9]. Phạm Tài Thắng và các cộng sự (2015). Xây dựng công cụ xác định bậc cho hệ thống ohs 
tại công ty Sika, Đại học Tôn Đức Thắng. 

File đính kèm:

  • pdftong_quan_he_thong_quan_ly_an_toan_lao_dong_trong_xay_dung.pdf