Tri thức tộc người trong dự báo và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Tóm tắt: Thông qua việc phân tích các tri thức, kinh nghiệm dân gian ở một số cộng đồng, bài viết

chỉ ra rằng các tộc người có nhiều cách để nhận biết, dự báo diễn biến thời tiết, đưa ra phương thức

ứng phó hiệu quả, bền vững. Dựa vào đặc điểm bất thường tự nhiên xung quanh hay vận hành cơ

chế quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng là những ví dụ rõ nét. Vì

thế, tri thức tộc người là nguồn tư liệu quý báu và cần phải được tham khảo, vận dụng trong việc

xây dựng chính sách phòng chống thiên tai, nhất là trong bối cảnh biến đối khí hậu (BĐKH) đang

diễn ra nhanh chóng hiện nay.

pdf 7 trang yennguyen 6140
Bạn đang xem tài liệu "Tri thức tộc người trong dự báo và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tri thức tộc người trong dự báo và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Tri thức tộc người trong dự báo và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam
 24 
Tri thức tộc người trong dự báo 
và ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam 
Nguyễn Công Thảo1 
1 Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 
Email: writervn@yahoo.com 
Nhận ngày 23 tháng 3 năm 2017. Chấp nhận đăng ngày 7 tháng 4 năm 2017. 
Tóm tắt: Thông qua việc phân tích các tri thức, kinh nghiệm dân gian ở một số cộng đồng, bài viết 
chỉ ra rằng các tộc người có nhiều cách để nhận biết, dự báo diễn biến thời tiết, đưa ra phương thức 
ứng phó hiệu quả, bền vững. Dựa vào đặc điểm bất thường tự nhiên xung quanh hay vận hành cơ 
chế quản lý, sử dụng, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên dựa vào cộng đồng là những ví dụ rõ nét. Vì 
thế, tri thức tộc người là nguồn tư liệu quý báu và cần phải được tham khảo, vận dụng trong việc 
xây dựng chính sách phòng chống thiên tai, nhất là trong bối cảnh biến đối khí hậu (BĐKH) đang 
diễn ra nhanh chóng hiện nay. 
Từ khóa: Biến đổi khí hậu, tri thức tôc̣ người, tài nguyên. 
Phân loaị ngành: Dân tôc̣ hoc̣ 
Abstract: Via the analysis of the folk knowledge and experiences among communities, the author 
points out that ethnic groups have many ways to forecast the weather and adapt in an effective and 
sustainable manner. Vivid examples are their base on the abnormal changes in the surrounding 
environment and operation of community-based mechanisms of natural resource management and 
utilisation. Ethnic knowledge is therefore a precious source of materials that needs studying and 
applying in the development of natural disaster prevention and control policies, especially in the 
current context of rapid climate change. 
Keywords: Climate change, ethnic knowledge, resources. 
Subject Classification: Ethnology 
1. Đặt vấn đề 
Tri thức tộc người (TTTN) hay còn gọi là 
tri thức bản địa là tập hợp kinh nghiệm, thế 
ứng xử, thực hành của con người đối với 
môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, 
được vận dụng trong sản xuất, sinh hoạt, 
được đúc kết lại qua nhiều thế hệ [7]. Dựa 
Nguyêñ Công Thảo 
 25 
trên những trải nghiệm thực tế, TTTN có 
đóng góp hết sức quan trọng, giúp cộng 
đồng quản lý, sử dụng hợp lý các nguồn tài 
nguyên xung quanh, thích ứng tốt ngay cả 
trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, 
chung sống bền vững với tự nhiên qua 
nhiều thế kỷ. Chính vì thế, trong vài thập kỷ 
trở lại đây, TTTN được ứng dụng trong 
việc xây dựng các chính sách 
phát triển, đặc biệt ở khu vực miền núi [13]. 
Bài viết này giới thiệu tri thức về dự báo và 
ứng phó với biến đổi thời tiết của một 
số tộc người ở Việt Nam; trên cơ sở đó, 
về làm rõ tính cần thiết của việc vận 
dụng TTTN trong việc nâng cao năng 
lực ứng phó với biến đổi khí hậu ở cấp độ 
cộng đồng. 
2. Tri thức tộc người của các tộc người ở 
Việt Nam về dự báo và ứng phó với biến 
đổi khí hậu 
2.1. Về dự báo biến đổi thời tiết 
Từ xa xưa, tục ngữ của người Việt có nhiều 
câu thể hiện kinh nghiệm dân gian trong 
việc dự báo sớm các diễn biến của thời tiết 
thông qua quan sát một số loài động thực 
vật, các hiện tượng tự nhiên như: chuồn 
chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng, 
bay vừa thì râm; kiến đen tha trứng lên cao, 
thế nào cũng có mưa rào rất to; Chớp đằng 
đông nước đồng tràn ngập, Chớp đằng tây 
mua dây mà tát; Lúa chiêm lấp ló đầu bờ, 
hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên Hiện 
tượng cầu vồng xuất hiện ở phía đông và 
cùng lặn khi với mặt trời ở phía tây được 
cho là dấu hiệu sắp có một cơn bão to hay 
khi đi biển, thấy trời trong, trăng sáng 
nhưng nước đục thì biển sắp động [9]. 
Dạng thức tri thức này cũng phổ biến ở 
nhiều tộc người khác. Với người Thái, năm 
nào cây muỗm sai quả, năm đó có mưa bão 
nhiều. Với người Tày, cây mắc mật năm 
nào ra quả sai, năm đó mưa nhiều, khi quả 
đốm vàng thì tiến hành cấy vụ mùa. Kinh 
nghiệm của người Dao chỉ ra rằng khi xoan 
nở thì gieo đậu xanh, cua đá ở suối bò lên 
đường là sắp có lụt. Với người Mường, năm 
nào ong làm tổ thấp là có bão to, cọ sai quả 
thì có rét hại [3]. Với người dân vùng rốn lũ 
ở đồng bằng sông Cửu Long, kinh nghiệm 
dân gian cho rằng cứ sau 3 năm lũ thường 
sẽ có 1 năm lũ to; ngấn lá cỏ tây ra gần 
ngọn thì sẽ có lũ lớn; nước sông tháng năm 
đục thì lũ sẽ về sớm [4]. 
Những kinh nghiệm trên được đúc kết 
qua nhiều thế hệ, rút ra từ những trải 
nghiệm thực tế. Chúng thực sự có giá trị, 
giúp người dân dự báo được diễn biến thời 
tiết và qua đó kịp thời đưa ra những biện 
pháp phòng chống hiệu quả, kịp thời. 
Những tri thức này có giá trị không chỉ 
trong các xã hội truyền thống (nơi sản xuất 
nông nghiệp giữ vai trò chủ đạo, lấy kinh 
nghiệm làm trung tâm) mà còn cả trong bối 
cảnh hiện nay. Dù khoa học kỹ thuật đã có 
nhiều cải tiến vượt bậc, việc nhận biết diễn 
biến thời tiết dựa vào vạn vật xung quanh 
vẫn vô cùng cần thiết, nhất là khi không 
phải lúc nào người dân cũng có cơ hội tiếp 
cận kịp thời với phương tiện truyền thông, 
đặc biệt là các cộng đồng ở vùng sâu, 
vùng xa. 
Bên cạnh đó, tri thức nhận biết các diễn 
biến thời tiết thường có liên quan trực tiếp 
tới các hoạt động sinh kế quan trọng của 
người dân như: làm ruộng, đánh bắt thủy 
sản. Chính vì thế, chúng có giá trị ứng dụng 
cao và đóng góp thiết thực trong việc đảm 
bảo an ninh lương thực, an toàn sức khỏe, 
sinh mạng cho người dân. 
Khoa hoc̣ xã hôị Viêṭ Nam, số 7 - 2017 
 26 
2.2. Về phương thức ứng phó với biến đổi 
khí hậu 
Một số cộng đồng khác nhau ở miền tây 
nam nước Mỹ đã tích lũy được tri thức quý 
báu liên quan tới việc dự báo diễn biến thời 
tiết khắc nghiệt, từ đó xác định khu vực cư 
trú an toàn, đưa ra các phương thức ứng 
phó hiệu quả với thiên tai. Điều này giúp họ 
có thể tồn tại và phát triển trong nhiều thế 
kỷ, trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt mà 
hạn chế về kỹ thuật, công nghệ [15]. Ở 
nước ta, để thích ứng tốt với điều kiện thời 
tiết khắc nghiệt, người Tày và Dao ở nhiều 
nơi đã sử dụng các giống cây trồng bản địa 
như đỗ xanh, lúa nếp ngắn ngày để gia tăng 
sức đề kháng của cây trồng trước thay đổi 
của thời tiết, hạn chế bệnh dịch, đảm bảo ổn 
định năng suất, kiểm soát rủi ro. Ngoài ra, 
kỹ thuật canh tác theo đường đồng mức, 
luân canh cũng được áp dụng [19]. Biện 
pháp đa dạng phương thức gieo trồng với 
cây lúa (như trồng thuần, trồng xen, trồng 
hỗn giống) cũng đã được áp dụng như cách 
hạn chế nguy cơ mất mùa (mất cây này, bù 
cây kia), hạn chế xói mòn đất [6, tr.42-52]. 
Người La Chí ở Hà Giang đã biết thay đổi 
lịch mùa vụ, kỹ thuật canh tác, phát triển ao 
cá để tăng thu nhập, thích ứng với những 
diễn biến thời tiết khắc nghiệt [8]. Nhiều 
cộng đồng ở vùng đồng bằng sông Cửu 
Long đã xây nhà nổi để thích ứng với mùa 
lũ; di cư đi làm ăn xa, tăng cường đánh bắt 
thủy sản trong mùa lũ để có thêm thu nhập, 
trồng rừng để hạn chế lũ hay quá trình ngập 
mặn [16, tr.25-43]. Đối với người Việt ở 
đồng bằng Bắc Bộ, kinh nghiệm chọn vị trí 
nhà nhìn về hướng Nam, kiến trúc nhà thấp, 
bao quanh là vườn, vật liệu xây dựng chính 
là gỗ, tre cũng được coi là cách thích ứng 
khôn khéo với môi trường nhiệt đới có sự 
khác biệt lớn về nhiệt độ, độ ẩm cùng lượng 
mưa, bão giữa các mùa [11]. 
Nhiều thực hành văn hóa khác hướng 
đến việc bảo vệ môi trường, qua đó hạn chế 
tối đa tác động tiêu cực đến thiên nhiên, 
giảm nguy cơ dẫn đến suy thoái môi trường 
vốn là nguyên nhân thúc đẩy quá trình 
BĐKH. Người Thái ở Sơn La thường khai 
thác cây lấy gỗ vào cuối mùa thu, đầu mùa 
đông. Bởi vì, gỗ khai thác trong mùa hè, sẽ 
hay bị mọt do độ ẩm cao; vào mùa xuân cây 
đang phát triển, dinh dưỡng tập trung vào lá 
chứ không phải thân [2, tr.65-73]. Nhiều tộc 
người khi trồng chuối thì chặt vát ngọn để 
hạn chế thoát hơi nước từ thân, giúp cây 
phát triển tốt [3]. 
Những cách thích ứng trên được xây 
dựng dựa trên nguồn lực tại chỗ, không đòi 
hỏi nhiều vốn đầu tư, có thể áp dụng ở 
nhiều cấp độ, tính rủi do thấp, bền vững với 
môi trường. Chúng đặc biệt phù hợp với các 
cộng đồng cư trú ở vùng sâu, vùng xa, nơi 
người dân thường không có đủ các nguồn 
lực vật chất để xây dựng những phương 
thức ứng phó ở quy mô lớn. Chúng cũng 
đồng thời giúp người dân cùng chung sống, 
thích nghi tốt với BĐKH mà không buộc 
phải dời bỏ nơi cư trú hay có tác động mạnh 
làm thay đổi điều kiện tự nhiên. Phương 
thức thích ứng này còn phù hợp với hệ sinh 
kế, không gian cư trú, đặc điểm văn hóa, tổ 
chức xã hội của từng tộc người. 
2.3. Về quy ước bảo vệ môi trường 
Nhiều tộc người ở nước ta đã đúc rút được 
cách thức bảo vệ, quản lý và sử dụng hợp 
lý tài nguyên thiên nhiên, qua đó góp phần 
duy trì sự bền vững cho môi trường. Người 
Thái ở Tây Bắc có quy định chặt chẽ trong 
việc bảo vệ rừng đầu nguồn nhằm bảo vệ 
nguồn nước, hạn chế xói mòn đất, lũ quét 
Nguyêñ Công Thảo 
 27 
[10]. Luật tục “Hịt Khoong” được áp dụng 
trong việc quản lý, bảo vệ và sử dụng 
nguồn nước, quy định rõ ràng mọi thành 
viên trong bản có nghĩa vụ [1, tr.15-24]. Ít 
nhất cho đến đầu những năm 1990, nhiều 
khu rừng ở Tây Bắc vẫn còn được người 
dân địa phương bảo vệ như là không gian 
mang tính nghi lễ để phục vụ mục đích thờ 
cúng và các sinh hoạt văn hóa của cộng 
đồng. Luật tục nghiêm cấm người dân và 
người ngoài mường đi vào khu rừng này. 
Tất cả các khu rừng đầu nguồn và rừng già 
trong vùng đều được tin là nơi của các thần 
linh và người dân địa phương thường phải 
tổ chức các nghi thức cúng lễ hàng năm 
[12]. Tương tự như thế, ở phía Nam, người 
Chăm có niềm tin rằng việc xâm phạm 
rừng thiêng sẽ phải chịu quả báo [5]. 
Nhiều tộc người ở Tây Nguyên (như Ê Đê, 
Gia Rai, Mông) cũng có những luật tục 
quy định chặt chẽ về việc bảo vệ nguồn 
nước, đất, rừng, được các thành viên tuân 
thủ nghiêm ngặt [13]. 
Ở nhiều nơi trên thế giới, TTTN cũng 
giúp bảo tồn thiên nhiên, duy trì đa dạng 
sinh học. Các cộng đồng đưa ra quy định 
chi tiết về thời điểm có thể đi săn, loại và 
kích thước động vật có thể săn theo hướng 
không khai thác tận diệt tự nhiên, đảm bảo 
sự phát triển liên tục cho động vật [14]. Một 
số tộc người ở miền núi phía Bắc nước ta 
cũng quy định không săn bắt thú đang có 
mang, không chặt cây vào mùa xuân nhằm 
mục đích này [10]. 
Xây dựng quy ước quản lý, sử dụng và 
bảo vệ môi trường dựa trên cộng đồng được 
coi là phương thức bền vững, phù hợp với 
bối cảnh vùng cao, nơi có nhiều tộc người 
thiểu số sinh sống. Phương thức này được 
thực thi dựa trên những thỏa ước giữa các 
thành viên trong cộng đồng, nhờ đó đảm 
bảo cơ chế giám sát chặt chẽ, minh bạch, 
bình đẳng. Thực tế đã chứng minh ở một số 
nơi, chỉ bằng luật tục, nhiều khu rừng già 
được bảo vệ nghiêm ngặt, góp phần bảo vệ 
môi trường trong khi ở nhiều khu vực, rừng 
bị tàn phá nghiêm trọng. 
3. Sự cần thiết của việc ứng dụng TTTN 
trong xây dựng chính sách thích ứng với 
biến đổi khí hâụ 
Việt Nam là quốc gia đa tộc người, chính vì 
thế, TTTN cần phải được coi là một nguồn 
lực quan trọng, nhất là trong bối cảnh môi 
trường tự nhiên đã, đang và sẽ có những 
biến đổi nhanh chóng trong thời gian tới mà 
BĐKH được dự báo sẽ diễn ra mạnh đặc 
biệt ở vùng ven biển, vùng cao, địa bàn cư 
trú của nhiều tộc người thiểu số. Quá trình 
này được dự báo sẽ có ảnh hưởng toàn diện 
đến sinh kế cũng như đời sống sinh hoạt 
của hàng triệu người dân. Biểu hiện cụ thể 
của BĐKH diễn ra rất đa dạng bao gồm: 
nước biển dâng, thay đổi lượng mưa, nhiệt 
độ, thiên tai, diễn biễn thời tiết khắc nghiệt 
khó lường 
Sự cần thiết của việc ứng dụng TTTN 
vào việc xây dựng các chiến lược thích ứng 
với BĐKH là hết sức cần thiết vì ít nhất 06 
lý do. Thứ nhất, cách tiếp cận này giúp phát 
huy kinh nghiệm truyền thống, tận dụng các 
nguồn lực tại chỗ của người dân, kịp thời 
triển khai một số hoạt động cụ thể ở cấp độ 
cộng đồng thay vì phụ thuộc vào hỗ trợ từ 
bên ngoài. Thứ hai, thích ứng với BĐKH 
thường được nhắc đến ở tầm vĩ mô, ít nhất 
là cấp vùng, lãnh thổ, đòi hỏi nhiều nguồn 
lực tài chính. Tuy nhiên, trong điều kiện ở 
nước ta, đặc biệt ở vùng cao, nơi các tộc 
người thiểu số cư trú khá phân tán, việc 
triển khai các biện pháp quy mô như xây 
dựng hệ thống thủy lợi kiên cố hay di dân là 
thiếu khả thi. Trong khi đó, nếu vận dụng 
Khoa hoc̣ xã hôị Viêṭ Nam, số 7 - 2017 
 28 
TTTN trong việc đa dạng hóa sinh kế, cây 
trồng, nguồn thu nhập sẽ hợp lý, khả thi 
hơn. Qua nghiên cứu một làng chài ở vùng 
miền Nam Ấn Độ, Coulthard đã chỉ ra rằng 
chính nhóm người nghèo, thông qua sự đa 
dạng về hoạt động sinh kế, tri thức phong 
phú về môi trường tự nhiên lại có khả năng 
thích ứng với BĐKH tốt hơn so với nhóm 
khá giả, vốn chuyên tâm đánh bắt cá, dù 
cho nhóm này có nhiều nguồn lực tài chính, 
kỹ thuật hơn. Nghiên cứu này góp phần chỉ 
ra rằng không phải lúc nào nguồn lực vật 
chất cũng đóng vai trò quyết định đến sự 
thành công trong việc xây dựng các phương 
thức thích ứng với BĐKH nói riêng, điều 
kiện tự nhiên nói chung, đồng thời qua đó 
khẳng định vai trò, giá trị của tri thức tộc 
người có liên quan. Thứ ba, việc vận dụng 
TTTN giúp tăng cường công tác quản lý, sử 
dụng, bảo vệ tự nhiên theo hướng bền vững, 
qua đó sẽ góp phần hạn chế tác động tiêu 
cực của BĐKH [14]. Quy ước bảo vệ rừng 
đầu nguồn, rừng thiêng, rừng ma của nhiều 
tộc người (Thái, Mông, Gia Rai) ở nước ta 
đã góp phần hạn chế xói mòn, lũ quét, giữ 
nước. Đây là những kinh nghiệm thiết thực 
cần nhân rộng để phát triển rừng một cách 
bền vững. Thứ tư, sự lồng ghép các kinh 
nghiệm dân gian, tri thức tộc người trong 
các chính sách thích ứng với BĐKH giúp 
vừa tăng cường tính hiệu quả, bền vững cho 
việc xây dựng, thực thi chính sách, vừa 
giảm các chi phí đầu vào. Đồng thời, cách 
làm này cũng hỗ trợ đắc lực cho việc xây 
dựng các biện pháp cụ thể cho từng lĩnh 
vực nhất định: chăn nuôi gia súc, gia cầm; 
trồng trọt, đánh bắt thủy hải sản, bảo vệ 
rừng, chống xói mòi, phòng chống thiên tai. 
Thứ năm, việc lồng ghép tri thức tộc người 
trong chính sách cũng khuyến khích hơn 
nữa sự tham gia của người dân vào các hoạt 
động liên quan, qua đó đảm bảo sự phối 
hợp đồng bộ giữa nhà nước và nhân dân, 
giữa trung ương với địa phương, giảm gánh 
nặng cho ngân sách. Thứ sáu, khu vực vùng 
cao nước ta có địa hình tương đối phức tạp, 
địa hình bị chia cắt, tạo nên các tiểu vùng 
khí hậu, nhiều khi dẫn đến sự khác biệt về 
diễn biến thời tiết giữa ngay các xã lân cận, 
gây khó khăn cho công tác dự báo bằng các 
phương tiện khoa học. Trong khi đó, mỗi 
tộc người thường sống ở từng khu vực địa 
lý nhất định (rẻo cao, rẻo giữa, rẻo thấp), 
duy trì một hệ sinh kế đặc thù. Tri thức của 
họ về thời tiết cũng như kinh nghiệm sản 
xuất sẽ giúp khắc phục thách thức từ điều 
kiện địa hình. 
Để vận dụng hiệu quả TTTN trong việc 
xây dựng chiến lược thích ứng với BĐKH 
cần tuân thủ các nguyên tắc/quan điểm tiếp 
cận sau: Một là, coi TTTN như nguồn kiến 
thức quan trọng, có giá trị khoa học chứ 
không phải là những niềm tin, thực hành 
mang tính duy tâm, lạc hậu. Hai là, coi 
TTTN có ý nghĩa, giá trị trong phạm vi một 
cộng đồng, khu vực địa lý cụ thể. Chính vì 
thế, cần tôn trọng sự đa dạng giữa các tộc 
người, tránh áp đặt một mô hình cho các 
nhóm khác nhau. Ba là, quá trình nghiên 
cứu, vận dụng TTTN cần đảm bảo tính 
khách quan, sự tham gia của nhiều nhóm xã 
hội khác nhau. Kết quả nghiên cứu trước 
khi đưa vào ứng dụng xây dựng chính sách 
cần được trình bày trước cộng đồng để đảm 
bảo tính xác thực. Vận dụng tri thức tộc 
người trong việc xây dựng chiến lược thích 
ứng với BĐKH cũng đồng nghĩa với việc 
cần có sự tham gia tích cực của các tổ chức 
xã hội, sự ứng dụng các cơ chế vận hành 
của mỗi tộc người đó. Thiếu vắng hai nhân 
tố này, việc áp dụng tri thức tộc người sẽ 
chỉ mang tính chất hình thức và không có 
Nguyêñ Công Thảo 
 29 
hiệu quả. Sự tham gia của các cá nhân có 
uy tín trong cộng đồng, các tổ chức phi 
quan phương (như dòng họ, thôn bản) vào 
thực thi, giám sát các chính sách hỗ trợ 
người dân nâng cao khả năng thích ứng với 
BĐKH nói riêng, vào quản lý, sử dụng và 
bảo vệ môi trường ở cấp độ địa phương nói 
chung, là hết sức cần thiết. Những chủ thể 
này vốn có tiếng nói trong cộng đồng. Sự 
tham gia của họ giúp việc truyền tải các 
chính sách đến với người dân một cách 
nhanh và hiệu quả nhất bởi hơn ai hết, họ 
hiểu rõ thời điểm và phương thức chuyển 
tải thông điệp sao cho phù hợp với đặc 
điểm, điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội tại 
địa phương mình. Việc phổ biến TTTN 
phải được tiến hành bởi chính người dân 
bởi họ hiểu rõ tri thức của tộc người mình 
hơn ai hết. 
4. Kết luận 
TTTN được chắt lọc, trao truyền qua nhiều 
thế hệ. Đó là những tri thức được đúc rút lại 
dựa trên những trải nghiệm thực tế và được 
kiểm nghiệm bởi chính thực tế. Ở Việt Nam 
nói riêng, trên thế giới nói chung, TTTN đã 
được thừa nhận là nguồn tri thức quan 
trọng, cần phải được nghiên cứu, phát huy. 
Nhiều chính phủ, tổ chức quốc tế đã vận 
dụng TTTN trong việc xây dựng chính 
sách, dự án phát triển và cách làm này góp 
phần thêm vào sự thành công, hiệu quả và 
bền vững, vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế 
vừa bảo vệ tốt tài nguyên thiên nhiên. 
Vận dụng tri thức tộc người trong xây 
dựng chiến lược ứng phó với BĐKH là 
hướng đi cần phát huy trong thời gian tới. 
Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng, BĐKH có thể 
ảnh hưởng đến việc duy trì một số phong 
tục, tập quán truyền thống nhưng đồng thời 
có khả năng tạo ra những thực hành văn 
hóa mới có tính thích ứng hiệu quả hơn với 
chính BĐKH [20]. Tác động của BĐKH 
đến lĩnh vực văn hóa đã thực sự là một vấn 
đề nóng, đặc biệt ở các địa phương nằm 
trong vùng nguy cơ cao [21]. Chính vì thế, 
cách tiếp cận kết hợp này vừa góp phần 
tăng cường tính hiệu quả, bền vững, kinh tế 
cho các chiến lược thích ứng với BĐKH, 
vừa góp phần bảo tồn các giá trị, tri thức 
văn hóa tộc người. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Vi Văn An (2008), “Tri thức dân gian của 
người Thái trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên 
nước”, Tạp chí Dân tộc học, số 1. 
[2] Lâm Minh Châu (2007), “Tri thức địa phương 
của người Thái về sử dụng và quản lý tài 
nguyên thiên nhiên: nghiên cứu trường hợp ở 
xã Huy Hạ, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La”, Tạp 
chí Dân tộc học, số 5. 
[3] Trần Văn Điền, Hồ Ngọc Sơn (2014). “Kiến 
thức bản địa của người dân tộc thiểu số miền 
núi phía Bắc trong thích ứng với biến đổi khí 
hậu”, Hội thảo quốc tế: Phát triển bền vững và 
xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc 
thiểu số miền núi phía Bắc, Hà Nội . 
[4] Judith Ehleart (2010), Luận án tiến si:̃ “Sống 
chung với lũ: tri thức địa phương ở đồng bằng 
sông Cửu Long, Việt Nam”, Đại học Nghiên 
cứu Phát triển Quốc tế Bonn, Đức. 
[5] Nguyễn Trần Hòa (2009), Luận văn thạc si:̃ 
“Tri thức bản địa của người Chăm trong việc 
quản lý tài nguyên rừng: khảo sát ở huyện Vân 
Canh, Bình Định”, Đại học Huế, Huế. 
[6] Nguyễn Thị Ngọc Huệ, Nguyễn Thị Thanh 
Tuyết, Lưu Ngọc Trịnh, Đỗ Hoài Phái (2005), 
“Kiến thức bản địa và đa dạng nguồn gen lúa 
Khoa hoc̣ xã hôị Viêṭ Nam, số 7 - 2017 
 30 
của người Tày tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa 
Bình”, Tạp chí Dân tộc học, số 2. 
[7] Ngô Văn Lệ, Huỳnh Ngọc Thu, Ngô Phương 
Lan (Chủ biên) (2016), Tri thức bản địa của 
các tộc người thiểu số ở Đông Nam Bộ trong 
tiến trình phát triển xã hội Việt Nam, Nxb 
Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
[8] Nguyễn Công Thảo và cộng sự (2013), Báo 
cáo đề tài cấp Viện: “Sự thích ứng với biến đổi 
khí hậu của người La Chí ở tỉnh Hà Giang”, 
Viện Dân tộc học, Hà Nội. 
[9] Ngô Đức Thịnh (Chủ biên) (2000), Văn hóa 
dân gian làng ven biển, Nxb Văn hóa Dân tộc, 
Hà Nội. 
[10] Ngô Đức Thịnh, Cầm Trọng (2003), Luật tục 
Thái ở Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, 
Hà Nội. 
[11] Nguyễn Khắc Tụng (1993), Nhà ở cổ truyền ở 
Bắc Bộ Việt Nam, Hội khoa học lịch sử Việt 
Nam, Hà Nội. 
[12] Cầm Trọng, Phan Hữu Dật (1995), Văn hóa 
Thái Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 
[13] Hoàng Xuân Tý, Lê Trọng Cúc (1998), Kiến 
thức bản địa của đồng bào vùng cao trong 
nông nghiệp và quản lý tài nguyên thiên nhiên, 
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 
[14] Emilio F. Moran (2006), People and nature, 
 an introduction to human ecology relations, 
Blackwell Publishing, Australia. 
[15] Eric Blinman (2008), “2000 Years of Cultural 
Adaptation to Climate Change in the 
Southwestern United States”, Journal of the 
Human Environment, 37(sp14). 
[16] Kees Van Der Geest, Nguyen Viet Khoa, 
Nguyen Cong Thao (2014), “Internal, .............. 
migration in the Upper Mekong Delta 
Vietnam: What is the role of climate-related 
stressors?”, Asia - Pacific Population Journal, 
Vol 29, No. 2. 
[17] Sarah Coulthard (2008), “Adapting to 
environmental change in artisanal fisheries-
Insights from a South Indian Lagoon”, Global 
Environmental Change, Volume 18, No. 3. 
[18] W. Neil Adger, Jon Barnett, Katrina Brown, 
Nadine Marshall & Karen 'Brien (2013), 
“Cultural dimensions of climate change 
impacts and adaptation”, Nature Climate 
Change, No. 3. 
[19] 
215/tin-trong-tinh-289/khoa-hoc-154/hoi-thao-
kien-thuc-ban-dia2-d999e936dc9059cb.aspx 
[20]  khi-hau-co-
lam-mai-mot-van-hoa/28145.html 
[21]  bvhttdl.vn/article/details/ 1708 

File đính kèm:

  • pdftri_thuc_toc_nguoi_trong_du_bao_va_ung_pho_voi_bien_doi_khi.pdf