Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng dân quân du kích và vận dụng của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954)

Tóm tắt

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt quá trình hoạt động của mình đã để lại cho Đảng, nhân dân và quân đội

ta những tư tưởng cách mạng và tư tưởng quân sự vô giá. Trong đó, tư tưởng về xây dựng lực lượng

dân quân du kích là một trong những tư tưởng đã thâm nhập sâu sắc trong quần chúng, trở thành sức

mạnh vật chất to lớn, đưa nhân dân ta đi đến chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Nhận thức đúng đắn

về vai trò của lực lượng dân quân du kích và chiến tranh du kích trong kháng chiến chống Pháp, Đảng

bộ tỉnh Hải Dương đã vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để đề ra những chủ trương, đường lối xây dựng

lực lượng dân quân du kích phù hợp với thực tiễn, góp phần tạo nên thắng lợi của dân tộc trong kháng

chiến toàn quốc chống thực dân Pháp giai đoạn 1946-1954. Đây cũng là cơ sở để xây dựng nền quốc

phòng toàn dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ đất nước

hiện nay.

pdf 8 trang yennguyen 3800
Bạn đang xem tài liệu "Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng dân quân du kích và vận dụng của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng dân quân du kích và vận dụng của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954)

Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng dân quân du kích và vận dụng của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954)
LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018 121
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng dân quân du 
kích và vận dụng của Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong kháng 
chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946-1954)
Ho Chi Minh’s congress on the development of the multi 
personal and military population of the Hai Duong province 
in the longterm foreign war (1946–1954)
Đặng Thị Dung
Email: dungdungdhsd@gmail.com
Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 13/4/2018 
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 22/12/2018 
Ngày chấp nhận đăng: 27/12/2018
Tóm tắt
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong suốt quá trình hoạt động của mình đã để lại cho Đảng, nhân dân và quân đội 
ta những tư tưởng cách mạng và tư tưởng quân sự vô giá. Trong đó, tư tưởng về xây dựng lực lượng 
dân quân du kích là một trong những tư tưởng đã thâm nhập sâu sắc trong quần chúng, trở thành sức 
mạnh vật chất to lớn, đưa nhân dân ta đi đến chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược. Nhận thức đúng đắn 
về vai trò của lực lượng dân quân du kích và chiến tranh du kích trong kháng chiến chống Pháp, Đảng 
bộ tỉnh Hải Dương đã vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để đề ra những chủ trương, đường lối xây dựng 
lực lượng dân quân du kích phù hợp với thực tiễn, góp phần tạo nên thắng lợi của dân tộc trong kháng 
chiến toàn quốc chống thực dân Pháp giai đoạn 1946-1954. Đây cũng là cơ sở để xây dựng nền quốc 
phòng toàn dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước và trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ đất nước 
hiện nay. 
Từ khóa: Xây dựng lực lượng dân quân du kích ở Hải Dương giai đoạn 1946-1954; lực lượng dân quân 
du kích; tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng dân quân du kích.
Abstract
President Ho Chi Minh during his activities left the Party, people and army of revolutionary thoughts 
and invaluable military ideals. In it, the idea of building a guerrilla militia is one of the thoughts that have 
penetrated deeply in the masses, becoming great material forces, bringing our people to victory over 
all invading enemies. The right understanding of the role of guerrilla militia and guerrilla warfare in the 
resistance war against the French, the Party of Hai Duong province has applied Ho Chi Minh thought 
to set the guidelines, guidelines for building forces guerrilla militia in line with reality, contributing to the 
victory of the nation in the national resistance against the French colonial period 1946-1954. This is also 
the basis for the building of the entire people’s defense in the resistance war against American salvation 
and in the period of construction and protection of the country today.
Keywords: Building guerrilla militias in Hai Duong period; guerrilla militia; Ho Chi Minh’s idea 
of building militias.
Người phản biện: 1. PGS.TS. Đoàn Ngọc Hải
 2. TS. Phạm Thị Hồng Hoa
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ khi đất nước ta bị thực dân Pháp thống trị, 
một vấn đề trọng đại đặt ra cho dân tộc ta là làm 
thế nào một nước thuộc địa, nửa phong kiến, đất 
không rộng, người không đông, kinh tế nghèo nàn, 
trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu, không có quân 
đội và vũ khí hiện đại lại có thể đánh thắng được 
kẻ thù đế quốc hung bạo, có tiềm lực kinh tế và 
quân sự lớn mạnh. Xuất phát từ lòng yêu nước, 
thương dân, quyết chí giải phóng gông cùm nô lệ 
cho đồng bào, tiếp thu và phát triển lý luận cách 
mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã 
thấy được sức mạnh vĩ đại và năng lực sáng tạo 
của quần chúng nhân dân, Người đã khẳng định: 
“Du kích là một cách chiến tranh của dân chúng 
122
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chí Minh, lực 
lượng vũ trang ba thứ quân đã được hình thành 
trong kháng chiến chống Pháp. Xã nào, thôn nào 
cũng có dân quân du kích tạo thành một tấm lưới 
rộng mênh mông, bao trùm cả nước, hễ giặc Pháp 
và Việt gian bước chân tới đâu là mắc phải lưới đó 
ngay. Trong kháng chiến họ rất kiên cường, trong 
sản xuất họ rất hăng say tăng gia sản xuất và bảo 
vệ lợi ích cho quần chúng. Chính vì thế Bác đã 
khẳng định: “Du kích là một lực lượng vô cùng 
to lớn trong chiến tranh giải phóng dân tộc. Sức 
du kích thật mạnh thì chiến tranh giải phóng nhất 
định thắng lợi. Tổ chức chặt chẽ và rộng khắp, 
trong vùng địch và xung quanh vùng địch, làng 
nào, huyện nào, tỉnh nào cũng có du kích thì nó 
trở thành một tấm lưới sắt, một thứ “thiên la, địa 
võng” mà địch không tài nào thoát ra được. Địch 
đi đến đâu cũng bị chặn đánh. Địch làm gì cũng 
bị phá hoại. Du kích làm cho địch có mắt cũng 
như mù, có tai cũng như điếc, có chân tay cũng 
như què. Một bộ phận địch thì bị du kích tỉa dần, 
tỉa mòn. Bộ phận địch còn sống sót thì ăn không 
yên, ngủ không yên, nghe gió thổi chim kêu cũng 
hoảng sợ, rồi cũng bị tiêu diệt nốt” [7].
Như vậy, dân quân du kích giữ vai trò chiến lược, 
quan trọng trong suốt quá trình đấu tranh vũ trang 
giành thắng lợi cho cách mạng. Là lực lượng xây 
dựng và bảo vệ hậu phương của ta. Địch luôn 
phá hoại hậu phương của ta với nhiều thủ đoạn. 
Nhưng bộ đội chủ lực cần tập trung tác chiến, 
không thể dàn ra khắp mọi nơi. Vì vậy, dân quân 
du kích và bộ đội địa phương là lực lượng quan 
trọng để xây dựng và bảo vệ hậu phương một 
cách hiệu quả nhằm làm tê liệt bộ máy của quân 
thù, biến hậu phương địch thành tiền phương của 
ta, mở rộng vùng tự do sau lưng địch Chính vì 
vậy, Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Dân quân, tự vệ 
và du kích là một lực lượng của toàn dân tộc, là 
một bức tường sắt của Tổ quốc. Vô luận kẻ địch 
hung bạo thế nào, hễ động vào lực lượng đó, bức 
tường đó thì địch nào cũng phải tan rã” [5].
2.2. Xây dựng lực lượng dân quân du kích 
vững mạnh góp phần sử dụng triệt để chiến 
thuật du kích, tạo nên thắng lợi của cách mạng 
Hồ Chí Minh đã khẳng định: Du kích là cách đánh 
giặc của dân tộc bị áp bức chống đế quốc. Mục 
đích của chiến thuật du kích là đánh vào những 
yếu điểm của kẻ thù địch. Lối đánh du kích bao 
gồm các cuộc phục kích, phá hoại, đánh bất ngờ, 
dùng khí giới ít và kém chống với đế quốc có khí 
giới tốt và nhiều” [4]. Do vậy, xây dựng lực lượng 
vũ trang, trong đó có lực lượng dân quân du kích 
là tất yếu để phát huy sức mạnh toàn dân và thực 
hiện cách đánh sáng tạo của dân tộc. Vận dụng 
tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng 
dân quân du kích, Đảng bộ tỉnh Hải Dương trong 
những năm 1946-1954 đã tích cực xây dựng lực 
lượng dân quân du kích phát triển về mọi mặt, đáp 
ứng được yêu cầu của cuộc kháng chiến chống 
thực dân Pháp.
2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ XÂY DỰNG 
LỰC LƯỢNG DÂN QUÂN DU KÍCH 
2.1. Dân quân du kích là lực lượng chiến lược 
tham gia sự nghiệp đấu tranh cách mạng
Dân quân du kích là lực lượng vũ trang quần 
chúng gồm những công dân tình nguyện tham gia 
công tác quân sự địa phương, có nhiệm vụ chiến 
đấu chống giặc, bảo vệ chính quyền, nhân dân, 
là lực lượng đông đảo nhất được vũ trang và có 
tổ chức ở cơ sở, không thoát ly sản xuất. Họ vừa 
bám đất, bám dân, vừa đánh giặc, vừa cày ruộng, 
vừa sản xuất, vừa chiến đấu, vừa là quân, vừa là 
dân. Đây là lực lượng hùng hậu để bổ sung cho 
bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương.
Dân quân du kích được tổ chức rất linh hoạt và 
rộng rãi. Ở thành phố, họ là những người công 
nhân; ở vùng nông thôn họ là những người nông 
dân. Họ được tổ chức, trang bị, huấn luyện cách 
sử dụng vũ khí cũng như hoạt động sáng tạo trên 
địa bàn Ngoài những đơn vị gồm những người 
hăng hái còn có các đội du kích như: “bạch đầu 
quân”, “nữ du kích”, “thiếu niên du kích” Đó là 
một trong ba thứ quân của lực lượng vũ trang 
nhân dân Việt Nam, là nòng cốt để phát động toàn 
dân kháng chiến. 
Trong Chỉ thị thành lập đội Việt Nam tuyên truyền 
giải phóng quân (22-12-1944) Hồ Chí Minh đã 
nêu rõ: “Vì cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng 
chiến của toàn dân, cần phải động viên toàn dân 
và vũ trang toàn dân, cho nên trong khi tập trung 
lực lượng để lập một đội quân đầu tiên, cần phải 
duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương 
cùng phối hợp hành động và giúp đỡ về mọi 
phương diện, cho nên cần phải tổ chức du kích 
khắp nơi, tăng gia sản xuất khắp nơi” [10].
LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018 123
chớp nhoáng và rút lui nhanh. Do vậy, tiếp thu chủ 
nghĩa Mác - Lênin về khởi nghĩa vũ trang, chiến 
tranh và quân đội, xuất phát từ thực tiễn dân tộc 
Việt Nam bị chủ nghĩa thực dân thống trị, ngay 
khi mới về nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chú 
trọng đến việc xây dựng các đội dân quân du kích 
từ tiểu tổ, tiểu đội, trung đội, đại đội đến chi đội. 
Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng một lực lượng 
dân quân du kích lớn mạnh cả về số lượng và 
chất lượng: Phải phát triển và củng cố dân quân 
du kích về mọi mặt: tổ chức, trang bị, huấn luyện 
và tổ chức chiến đấu. Đi đôi với việc xây dựng về 
chính trị tư tưởng, phải xây dựng tổ chức thích 
hợp và chú ý đến vấn đề trang bị. Phương hướng 
chung để giải quyết vấn đề trang bị cho dân quân 
du kích là phát triển vũ khí thô sơ. Dân quân du 
kích phải sử dụng mọi loại vũ khí cổ truyền: chông 
tre, cung nỏ, lao, giáo mác, cuốc và các vũ khí 
lấy được của kẻ thù.
Người đã khẳng định, xây dựng dân quân du kích 
phải dựa trên cơ sở quần chúng, cần phải có dân 
chúng tham gia và giúp sức. Du kích như cá, dân 
chúng như nước, cá không có nước thì cá chết, 
du kích không có dân thì du kích chết. Cho nên 
cần phải thu hút đông đảo quần chúng tham gia: 
Ai là người dân Việt Nam khỏe mạnh, muốn đánh 
Tây - Nhật, không sợ khó nhọc, nguy hiểm đều có 
thể thành một đội viên du kích. Do đó phải làm cho 
dân tin, dân phục, dân yêu, phải tổ chức chặt chẽ, 
tập huấn hẳn hoi, chuẩn bị chu đáo để có giặc 
là đánh. Đồng thời phải có kỷ luật nghiêm minh. 
Người khẳng định: Phải đặc biệt chú ý tổ chức 
thật mạnh và nghiêm ngay trong vùng địch kiểm 
soát kỷ luật phải nghiêm như sắt, tinh thần vững 
như đồng, cái chí quật cường tất thắng, cái đạo 
đức: trí, dũng, liêm, trung của giải phóng quân.
Để xây dựng dân quân du kích vững mạnh, trong 
thư gửi Hội nghị dân quân toàn quốc (4-1948) Hồ 
Chí Minh đã nêu bảy nguyên tắc tổ chức và hoạt 
động của dân quân du kích trong chiến tranh 
cách mạng: 
Một là, thiết thực tổ chức và thiết thực huấn luyện 
dân quân du kích từng làng, lấy dân quân du kích 
làng làm nền tảng; đồng thời phải kiện toàn các 
đội du kích thoát ly.
Hai là, làm cho mỗi đội viên hiểu rõ và tin tưởng 
vào lực lượng của ta, tin tưởng vào vũ khí thô sơ 
của ta.
Ba là, phối hợp thật chặt chẽ với Vệ quốc quân.
Bốn là, làm cho mỗi đội viên hiểu rõ nhiệm vụ vẻ 
vang của họ.
Năm là, làm cho họ hiểu rõ chiến thuật du kích là: 
Phải luôn giữ quyền chủ động, phải tìm địch mà 
đánh, phải luôn khuấy rối phá hoại địch, phải cộng 
những thắng lợi nhỏ thành thắng lợi to.
Sáu là, phải thực hành tự cấp, tự túc, bằng cách 
thiết thực, bằng cách tăng gia sản xuất.
Bảy là, phải thực hành những điều đó bằng cách 
thi đua.
Đồng thời, Người cũng đưa ra bốn mưu mẹo khi 
đánh du kích: Thứ nhất: Tránh chỗ mạnh, đánh 
chỗ yếu, náo phía Đông đánh phía TâyThứ hai: 
Tránh trận gay go, không sống chết giữ đấtThứ 
ba: Hóa chỉnh vi linh (nghĩa là phân tán), hóa linh 
vi chỉnh (nghĩa là tập trung)Thứ tư: Mình yên 
đánh quân thù động, mình khỏe đánh quân thù 
mệt [6]. Những mưu mẹo này là cơ sở để dân 
quân du kích đánh bất ngờ, linh hoạt, đánh nhanh 
di chuyển nhanh, khi phân tán, lúc tập trung, đánh 
địch mọi lúc, mọi nơi, đánh địch bằng mọi vũ khí 
và bằng mọi hình thức.
Trong quá trình kháng chiến được Đảng và Chủ 
tịch Hồ Chí Minh giáo dục, rèn luyện, dân quân du 
kích đã trở thành nguồn nhân lực dồi dào bổ sung 
và dự trữ cho việc mở rộng, phát triển bộ đội chủ 
lực và bộ đội địa phương. Lực lượng dân quân 
du kích đã phát triển rộng khắp. Tháng 4-1949, 
Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập bộ 
đội địa phương. Tháng 8-1949, Đại đoàn bộ binh 
308 - Đại đoàn chủ lực đầu tiên của quân đội ta 
được thành lập. Tiếp đó, trong những năm 1950-
1952, các đại đội bộ binh 304, 312, 320, 316, 325 
lần lượt được thành lập. Nhiều chiến sĩ và cán bộ 
du kích có phẩm chất chính trị và kinh nghiệm đã 
được bổ sung vào các đơn vị bộ đội chủ lực và 
bộ đội địa phương. Dân quân du kích trong kháng 
chiến chống Pháp đã phát triển cả về số lượng 
và khả năng tác chiến, trở thành nòng cốt trong 
phong trào toàn dân đánh giặc. Phối hợp cùng bộ 
đội chủ lực và bộ đội địa phương đánh bại nhiều 
cuộc càn quét của địch, mở rộng khu căn cứ, bảo 
vệ vùng tự do của ta. Thực hiện chủ trương của 
Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh về đẩy mạnh chiến 
tranh du kích ở vùng sau lưng địch, dân quân du 
kích đã phối hợp cùng bộ đội chủ lực và bộ đội địa 
phương chiến đấu tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận 
sinh lực địch, nổi bật là trong chiến dịch Hòa Bình 
124
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018
và chiến dịch Điện Biên Phủ, góp phần vào thắng 
lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
Như vậy, xây dựng lực lượng dân quân du kích 
và phát triển chiến tranh du kích góp phần tạo 
lực, lập thế, đánh địch bằng mưu mẹo, lấy ít đánh 
nhiều của dân tộc ta. Chiến tranh du kích phải tiến 
lên chiến tranh chính quy và kết hợp chiến tranh 
du kích với chiến tranh chính quy, thực hiện quan 
điểm chiến tranh nhân dân, toàn dân đánh giặc 
một cách toàn diện. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây 
dựng lực lượng dân quân du kích là một trong 
những nội dung quan trọng, khoa học và nghệ 
thuật quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam 
trong thời đại mới.
3. SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH HẢI 
DƯƠNG TRONG KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC 
CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1946–1954) 
Hải Dương - một vùng đất thuộc châu thổ sông 
Hồng, là một địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng 
nối liền thủ đô Hà Nội với Hải Phòng và Quảng 
Ninh. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, dưới 
sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ 
Chí Minh đã xây dựng và phát triển lực lượng dân 
quân du kích rộng khắp trong đó có lực lượng dân 
quân du kích tỉnh Hải Dương. Ngay từ khi mới 
thành lập, Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã chú trọng 
lãnh đạo xây dựng lực lượng dân quân du kích từ 
không đến có, từ yếu đến ngày càng vững mạnh, 
đáp ứng yêu cầu của cuộc kháng chiến chống 
ngoại xâm cùng cả nước đánh đuổi quân thù. Căn 
cứ vào: điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã 
hội, truyền thống dựng nước, giữ nước của nhân 
dân cũng như nhiệm vụ quân sự của địa phương, 
Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã có những chủ trương, 
biện pháp đúng đắn, sáng tạo trong việc xây dựng 
và phát triển lực lượng dân quân du kích địa 
phương, làm nên những chiến công oanh liệt, góp 
sức vào thắng lợi chung của dân tộc và làm rạng 
rỡ thêm truyền thống anh hùng bất khuất trong 
lịch sử chống giặc ngoại xâm của một vùng đất 
“giàu của, giàu người, giàu chiến công” [2].
3.1. Đảng bộ tỉnh Hải Dương xác định dân 
quân du kích là lực lượng chiến lược của cách 
mạng, tích cực chỉ đạo xây dựng lực lượng 
dân quân du kích giai đoạn 1946-1950
Xây dựng và phát triể ... ương quyết định cử 
LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018 125
1/3 số đảng viên vào dân quân du kích. Bí thư chi 
bộ hoặc thường vụ chi ủy trực tiếp làm công tác 
chính trị viên xã đội. Qua đó tăng thêm sức mạnh 
cho dân quân du kích vừa rèn luyện đảng viên 
trong thực tế đấu tranh, nâng cao vai trò của Đảng 
đối với lực lượng dân quân du kích. Đồng thời, 
đã khơi sâu lòng căm thù cũng như khơi dậy lòng 
yêu nước, hiểu rõ nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, bảo 
vệ thành quả cách mạng của mỗi một người dân.
Về tổ chức
Trong tỉnh đã thành lập các tổ đội chuyên môn để 
hướng dẫn dân quân du kích làm vũ khí tự tạo 
và hướng dẫn cách đánh, cách dùng vũ khí. Tổ 
chức huấn luyện cho công binh, du kích và tự vệ 
chiến đấu làm nòng cốt. Các đơn vị ở vùng tự do 
đã lần lượt đưa các đơn vị lên vùng có chiến sự 
để tập dượt, dưới hình thức “nghe súng”, vây đồn, 
quấy rối phá hoại; một bộ phận được tổ chức 
đi sản xuất nông nghiệp, các “trại dân quân thành 
lập để du kích thoát ly, thay phiên nhau lao động 
sản xuất”. Bên cạnh đó, các loại chông bẫy, mìn, 
tre, nứa, gỗ, sành sứ, sắt vụn cũng là những 
dụng cụ để phục vụ cho đời sống và sinh hoạt 
đều có thể làm ra vũ khí để giết giặc. Nguyên liệu 
sản xuất ra vũ khí không chỉ một vài nơi có, mà từ 
đồng bằng đến miền núi, từ nông thôn đến thành 
thị đều có và không bao giờ hết. Nhân dân tự nghĩ, 
tự làm phù hợp với sở trường mỗi người, mọi địa 
phương, phù hợp với lối đánh giặc độc đáo của 
dân tộc ta từ bao đời nay. 
Quán triệt theo tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng 
dân quân du kích, Tỉnh ủy đã lãnh đạo nhân dân 
sản xuất vũ khí, xây dựng làng chiến đấu. Tính 
đến cuối năm 1949, xưởng quân khí sản xuất 
được 36.800 quả lựu đạn, 19.600 quả mìn. Xây 
dựng được 200 làng chiến đấu, trong đó có các 
làng rất kiên cố như làng chiến đấu thôn Nhân 
Kiệt, xã Hùng Thắng (Bình Giang). Trong kháng 
chiến chống Pháp, du kích đường 5 dùng mìn 
đánh đổ một tàu chở quân, diệt và làm bị thương 
100 tên lính Pháp. Ngoài ra còn làm tiêu hao lực 
lượng địch khi dân quân du kích sử dụng vũ khí 
tự làm khiến cho quân thù ở trong cứ điểm thì bị 
phóng bắn, ra ngoài cổng thì sa vào chông mìn, 
cạm bẫy, đi hành quân càn quét cũng bị chông 
mìn, cạm bẫy, tên phóng, ong đốt, trâu húc từ 
đó buộc phải bỏ ý đồ tấn công hoặc càn quét, ta 
thực hiện được ý định ngăn chặn và giam chân 
địch, bảo vệ được tài sản của nhân dân đồng thời 
giành thế chủ động. 
Như vậy, trong giai đoạn 1946-1950 Đảng bộ tỉnh 
Hải Dương đã quán triệt đường lối chiến tranh 
nhân dân của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, 
xây dựng lực lượng dân quân du kích trong 
kháng chiến chống Pháp từ không đến có, từ ít 
đến ngày càng đông đảo, từ số lượng đến đảm 
bảo về chất lượng. Với vũ khí tự tạo kết hợp với 
lối đánh linh hoạt với từng địa hình, lực lượng 
dân quân du kích đã phối hợp với bộ đội chủ lực 
và bộ đội địa phương làm nên những thắng lợi 
to lớn trên địa bàn tỉnh, góp phần vào thắng lợi 
chung của đất nước.
3.2. Đảng bộ tỉnh Hải Dương chỉ đạo tăng 
cường xây dựng lực lượng dân quân du kích 
trong giai đoạn tiến công chiến lược của cuộc 
kháng chiến (1951-1954)
Bước sang giai đoạn 1951-1954, cách mạng 
chuyển sang tình hình mới. Trên địa bàn tỉnh Hải 
Dương, ở vùng địch chiếm đóng chúng sử dụng 
lực lượng tại chỗ, tăng cường củng cố bộ máy 
tề ngụy, tăng cường mở các cuộc càn quét xung 
quanh vị trí chiếm đóng và trục đường giao thông 
để ngăn cản hoạt động của du kích nhất là trên 
trục đường 186, 188. Sau 1 năm địch bắn phá, 
bình định đã trở thành “vùng tạm chiếm”, “vùng 
sau lưng địch”. Ở các huyện Đông Bắc của tỉnh 
(Chí - Nam - Kinh) địch hoàn toàn bình định. 
Chúng chiếm đóng 191 vị trí, tổng số quân lên tới 
10.987 tên. Chiếm giữ 402 làng trong tổng số 755 
làng trong tỉnh. Bộ đội địa phương ở các huyện 
rút vào căn cứ tránh giặc, không dìu dắt được dân 
quân du kích. Trước tình hình trên, nhiệm vụ quân 
sự của tỉnh là phải đối phó với âm mưu của địch, 
đồng thời tích cực xây dựng lực lượng để chuyển 
sang tổng tiến công.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Củng cố 
và gia cường bộ đội chủ lực, củng cố bộ đội địa 
phương và dân quân du kích. Riêng liên khu III, 
phải đặc biệt chú trọng phát triển chiến tranh du 
kích đến cao độ.Thực hiện theo tư tưởng Hồ Chí 
Minh, Đảng bộ tỉnh đã họp và tiếp tục khẳng định: 
Xây dựng lực lượng vũ trang (bộ đội huyện, du 
kích xã) đủ mạnh để đánh địch; Đẩy mạnh chiến 
tranh du kích lên cao độ, bộ đội địa phương và 
dân quân du kích của xã phải chủ động đánh địch 
ở địa phương của mình; dân quân du kích các 
xã tích cực rèn luyện phối hợp với bộ đội đánh 
địch mọi lúc. Hội nghị ở Rồi Son (8/1950) thuộc xã 
Thanh Cường thuộc khu du kích Hà Đông (Thanh 
Hà) và hội nghị ở Đèo Voi (Quảng Yên) đánh dấu 
126
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018
bước trưởng thành của Tỉnh ủy, chuyển hướng 
chỉ đạo kịp thời với tình hình những vấn đề then 
chốt: Xây dựng ngay những căn cứ du kích với 
mật danh A, B, C, D, E, H gọi là kế hoạch “mở 
đất”, vừa tác chiến vừa xây dựng:
A: Khu Hà Đông (Thanh Hà) là du kích mạnh nhất
B: Khu tây nam Ninh Giang và nam Thanh Miện
C: Khu bắc Thanh Miện và nam Bình Giang
C’: Khu bắc Bình Giang, Gừng, Đọ (đường 20)
D: Khu nam Tứ Kỳ
D’: Khu cầu Ràm
E: Khu đông đường 17
H: Khu bắc Ninh Giang, nam Gia Lộc
Các chủ trương của Tỉnh ủy là cơ sở để chỉ đạo 
thực tiễn xây dựng lực lượng dân quân du kích 
đáp ứng nhu cầu mới của cuộc kháng chiến.
Về phát triển lực lượng và củng cố tổ chức
Tỉnh đã xây dựng được 1 trung đội của đại đội 75 
đóng quân ở xã Trường Thành, với trang bị bao 
gồm: 1 bazoka, 2 trung liên, 4 tiểu liên và một số 
súng trường. Bộ đội huyện Thanh Hà ở khu Hà 
Đông cũng có 1 trung đội đóng quân ở xã Tân 
Hưng, trang bị có: 1 trung liên, 2 tiểu liên và một 
số súng trường, du kích có 170 đồng chí Trong 
vòng 3 tháng thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy, 
dân quân du kích đã phát triển mạnh. Phong trào 
thanh niên xung phong vào du kích khá sôi nổi 
nhất là ở Thanh Hà và Kinh Môn. Được trang bị 
thêm vũ khí, bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và 
dân quân du kích đã tổ chức nhiều trận đánh gây 
cho địch nhiều thiệt hại. Tỉnh đã mở được 117 
lớp huấn luyện với 4.190 học viên được học tập 
các thao tác cơ bản trong sử dụng súng, lựu đạn, 
mìn và các chiến thuật chiến đấu cơ bản. Cuối 
năm 1953 toàn tỉnh có 7.812 du kích, 16.041 dân 
quân [9]. 
Đẩy mạnh công tác giáo dục tư tưởng chính trị, 
trang bị huấn luyện.
Lực lượng dân quân du kích được tổ chức từ thôn 
đến xã, có hệ thống theo dõi chặt chẽ từ tỉnh xuống 
huyện. Quán triệt tư tưởng chỉ đạo của Tỉnh ủy, 
nhân dân nêu cao tinh thần đoàn kết, đội ngũ cán 
bộ, đảng viên nhân dân không sợ nguy hiểm, lăn 
lộn với phong trào. Nhiều đơn vị bộ đội huyện, dân 
quân du kích các xã ven đường quốc lộ như xã 
Ái Quốc (Nam Sách), Quyết Thắng (Thanh Hà), 
Thạch Khôi, Nghĩa Hưng (Gia Lộc), Dân Chủ (Tứ 
Kỳ) để bảo vệ việc đưa đón, giao nhận tài liệu 
trong mọi tình huống.
Tiêu biểu cho tinh thần của dân quân du kích đó là 
tấm gương của chị Mạc Thị Bưởi (người làng Mộc 
Lĩnh xã Nam Tân – Nam Sách). Ngày 18 tháng 4 
năm 1951 địch bắt và tra tấn chị, biết không khuất 
phục được chị, chiều ngày 23 tháng 4 năm 1951, 
chúng dùng dao cắt vú chị, và sau đó ném xác 
xuống ao khi chị tròn 24 tuổi đời. Địch tưởng sẽ 
khủng bố được tinh thần nhân dân, nhưng ngược 
lại tấm gương dũng cảm của chị Bưởi đã cổ vũ 
nhân dân anh dũng kháng chiến. Một trung đội 
nữ du kích xã được thành lập, mang tên Mạc Thị 
Bưởi. Ngày 02-9-1955, Mạc Thị Bưởi được hội 
đồng Chính phủ truy tặng danh hiệu anh hùng lực 
lượng vũ trang nhân dân Việt Nam. Nhằm tiếp tục 
đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh và học 
tập gương hy sinh anh dũng của nữ anh hùng 
liệt sĩ Mạc Thị Bưởi, Tỉnh ủy Hải Dương đã phát 
động phong trào “Nữ du kích thành Đông”. Thực 
hiện chủ trương của Tỉnh ủy, huyện Thanh Miện 
chỉ đạo tập trung 24 nữ du kích của một xã lên 
thành lập đơn vị nữ du kích tập trung, lấy tên là 
“Du kích Hoàng Ngân”. Ngày 01-3-1953, đội du 
kích Hoàng Ngân đã hóa trang tập kích tại chợ 
Chương diệt nhiều tên địch. Chiến công của du 
kích Hoàng Ngân đã cổ vũ phong trào nữ du kích 
trong tỉnh phát triển mạnh mẽ và trở thành cao 
trào, góp phần đưa phong trào du kích toàn tỉnh 
phát triển rầm rộ.
Với khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để 
chiến thắng”, quân và dân Hải Dương trên dưới 
một lòng rầm rộ khí thế giết giặc lập công. Hàng 
nghìn tấn lương thực được gửi ra tiền tuyến, 
ngoài gạo, thóc còn có hàng trăm kilogam đậu, 
lạc, vừng, hàng nghìn bánh thuốc, hàng chục 
tấn đường góp phần làm nên chiến thắng Điện 
Biên Phủ.
Trong giai đoạn từ năm 1951 đến năm 1954, 
Đảng bộ tỉnh Hải Dương đã quán triệt đường lối 
của Đảng, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây 
dựng lực lượng dân quân du kích để đề ra đường 
lối kháng chiến chống Pháp phù hợp với tình hình 
và phát huy được tinh thần yêu nước của nhân 
dân trong tỉnh. Dân quân du kích với khẩu hiệu: 
chiến đấu khi giặc đến, sản xuất khi giặc đi, đã đạt 
được những thắng lợi to lớn trong xây dựng lực 
lượng dân quân du kích cả về số lượng và chất 
LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018 127
lượng, trình độ tác chiến được nâng lên so với giai 
đoạn 1946-1950. Nhân dân Hải Dương đã kiên 
cường vượt lên khó khăn, gian khổ, dũng cảm 
đấu tranh cách mạng, chiến đấu liên tục ròng rã 
suốt 2.777 ngày đêm trên địa bàn mang tính chiến 
lược, một cuộc chiến tranh du kích với đầy đủ tính 
chất toàn dân, toàn diện, chiến thắng cuộc chiến 
tranh tổng lực của thực dân Pháp và tay sai phản 
động. Quân và dân Hải Dương đã chủ động tích 
cực xây dựng lực lượng dân quân du kích dưới 
sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, kết hợp chặt 
chẽ với bộ đội chủ lực đánh địch bằng mọi thứ vũ 
khí có trong tay, lấy vũ khí địch tiêu diệt địch, hoàn 
thành nhiệm vụ mà Tỉnh ủy và Tỉnh đội giao phó.
4. VẬN DỤNG XÂY DỰNG LỰC LƯỢNG DÂN 
QUÂN DU KÍCH Ở HẢI DƯƠNG TRONG GIAI 
ĐOẠN HIỆN NAY
Trong giai đoạn cách mạng mới, trước những diễn 
biến phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, sự 
chống phá của các thế lực bằng chiến lược “diễn 
biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ, nhiệm vụ bảo vệ 
Tổ quốc đặt ra những yêu cầu cao hơn. Quán triệt 
quan điểm của Đảng về đường lối quân sự, Đảng 
bộ tỉnh Hải Dương đã tích cực xây dựng lực lượng 
vũ trang gồm ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội 
địa phương và dân quân du kích với phương 
châm “vững mạnh, rộng khắp và vững chắc”. Dân 
quân du kích tỉnh đã được quán triệt sâu sắc về 
đường lối, quan điểm quốc phòng, quân sự của 
Đảng trong tình hình mới, là lực lượng nòng cốt 
trong phong trào toàn dân đánh giặc ở cơ sở khi 
có chiến tranh, góp phần tích cực vào công cuộc 
lao động sản xuất, xây dựng hòa bình, ổn định 
đất nước, tăng cường sức mạnh quốc phòng và 
an ninh của Tổ quốc. Dân quân du kích tỉnh cũng 
quán triệt sâu sắc Nghị quyết Trung ương 8 (khóa 
XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình 
mới; Nghị quyết Đại hội XII của Đảng: “Xây dựng 
lực lượng dự bị động viên hùng hậu, dân quân 
du kích, tự vệ rộng khắp, chủ động chuẩn bị lực 
lượng và các kế hoạch, phương án tác chiến cụ 
thể, khoa học, đủ khả năng bảo vệ vững chắc độc 
lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ và an 
ninh quốc gia trong mọi tình huống” [3]; Luật dân 
quân du kích và các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo 
khác. Thực hiện quan điển chỉ đạo của Đảng bộ 
tỉnh, số lượng dân quân du kích được xây dựng 
hợp lý, chất lượng ngày càng cao, lấy xây dựng 
chất lượng chính trị là chính, tổ chức biên chế, 
tinh gọn chặt chẽ, trang bị vũ khí phù hợp. Quy mô 
tổ chức cân đối giữa các thành phần lực lượng, 
giữa số lượng và chất lượng phù hợp với yêu cầu 
của tỉnh. Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, 
bồi dưỡng, tập huấn cũng được đổi mới về nội 
dung, phương pháp nhằm phát hiện, ngăn chặn 
và xử lý có hiệu quả các tình huống ở cơ sở. Làm 
nòng cốt của tỉnh trong phong trào chống lụt bão, 
tìm kiếm, cứu nạn, chữa cháy, khắc phục hậu quả 
thiên tai, tăng gia sản xuất, tuyên truyền, vận động 
nhân dân tham gia các phong trào góp phần giữ 
vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trong 
toàn tỉnh.
Thực tiễn xây dựng lực lượng dân quân du kích 
ở Hải Dương trong kháng chiến toàn quốc chống 
thực dân Pháp giai đoạn 1946-1954 đã rút ra 
những kinh nghiệm để vận dụng vào xây dựng 
dân quân, du kích giai đoạn hiện nay như sau: 
Thứ nhất, nhận thức đúng vị trí, vai trò lực lượng 
dân quân du kích để xác định chủ trương phù hợp.
Thứ hai, muốn xây dựng lực lượng dân quân du 
kích có số lượng và chất lượng cao, quá trình chỉ 
đạo phải linh hoạt, thích hợp với hoàn cảnh từng 
địa phương.
Thứ ba, cần kết hợp đúng đắn giữa xây dựng lực 
lượng dân quân du kích với lực lượng vũ trang 
khác. Gắn xây dựng lực lượng dân quân du kích 
với xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện.
Thứ tư, dựa vào dân, thông qua phong trào cách 
mạng của quần chúng nhân dân để xây dựng lực 
lượng dân quân, du kích.
5. KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng lực lượng 
dân quân du kích là cơ sở để Đảng bộ và nhân 
dân các địa phương cả nước, trong đó có Đảng 
bộ tỉnh Hải Dương quán triệt, vận dụng, đề ra chủ 
trương, biện pháp chỉ đạo phù hợp với yêu cầu 
thực tiễn của Hải Dương. Trên cơ sở nắm chắc 
điều kiện địa lý tự nhiên, văn hóa – xã hội, truyền 
thống lịch sử của địa bàn tỉnh, Đảng bộ tỉnh Hải 
Dương đã đề ra chủ trương, biện pháp chỉ đạo xây 
dựng lực lượng dân quân du kích rộng khắp tạo 
ra sức mạnh thắng lợi thực dân Pháp xâm lược, 
đồng thời những bài học kinh nghiệm của tỉnh Hải 
Dương về xây dựng lực lượng dân quân du kích 
cũng là cơ sở để cả nước xây dựng lực lượng dân 
quân du kích vững mạnh trong giai đoạn hiện nay.
128
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2008).
Các kỳ Đại hội Đảng bộ. Nhà in Hải Dương, tr. 58.
[2] Ban Thông sự tỉnh Hải Dương (4/1988). Báo cáo 
kinh nghiệm chiến tranh du kích của Tỉnh Hải 
Dương từ 19/12/1946 đến 1950. Lưu tại Thư viện 
tỉnh Hải Dương.
[3] Đảng Cộng sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội 
đại biểu toàn quốc lần thứ XII. NXB Chính trị quốc 
gia, Hà Nội, tr. 147.
[4] Sự nghiệp và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh 
(1990). NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr. 43
[5] Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t5. NXB Chính trị 
Quốc gia, Hà Nội, tr. 136.
[6] Hồ Chí Minh (2011). Toàn tập, t3. NXB Chính trị 
Quốc gia, Hà Nội, tr. 327.
[7] Hồ Chí Minh (1980). Chiến tranh nhân dân Việt 
Nam. NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr.67.
[8] Hải Dương, lịch sử kháng chiến chống thực dân 
Pháp và đế quốc Mỹ 1945-1975 (2001). NXB 
Quân đội nhân dân, Hà Nội.
[9] Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hải Dương (2008). NXB 
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr. 166, tr. 172, tr. 185.
[10] Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 – 2006). 
NXB Lao động, Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_ho_chi_minh_ve_xay_dung_luc_luong_dan_quan_du_kich.pdf