Tư tưởng logic học của Thomas Hobbe

Thomas Hobbes (1588 - 1679) - nhà

triết học, logic học nổi tiếng người

Anh, là người đã tiếp tục đường lối F.

Bacon trong triết học Anh và sáng tạo

ra hệ thống triết học duy vật máy móc.

Trong logic học, nếu F. Bacon phát triển

tiếp logic học Epicure-Démocrite, thì

Hobbes làm sống lại và phát triển logic

học duy danh của những người khắc kỷ.

Tác phẩm triết học nổi bật của

Hobbes là “Những cơ sở của triết học”,

gồm ba phần: “Về vật thể”, “Về con

người” và “Về công dân”. Trong bài viết

này, chúng tôi đặc biệt chú ý đến phần

“Về vật thể” (xuất bản năm 1855) có tên

gọi “logic học”. Phần này có tất cả sáu

chương: chương 1 - về triết học, chương

2 - về danh từ/tên; chương 3 - về câu;

chương 4 - về tam đoạn luận; chương 5 -

về sai lầm, không phải sự thật và suy

luận không đúng; và chương 6 - về

phương pháp.

 

pdf 8 trang yennguyen 7420
Bạn đang xem tài liệu "Tư tưởng logic học của Thomas Hobbe", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tư tưởng logic học của Thomas Hobbe

Tư tưởng logic học của Thomas Hobbe
 TƯ TƯởNG LOGIC HọC CủA THOMAS HOBBE 
Nguyễn gia thơ(*) 
homas Hobbes (1588 - 1679) - nhà 
triết học, logic học nổi tiếng ng−ời 
Anh, là ng−ời đã tiếp tục đ−ờng lối F. 
Bacon trong triết học Anh và sáng tạo 
ra hệ thống triết học duy vật máy móc. 
Trong logic học, nếu F. Bacon phát triển 
tiếp logic học Epicure-Démocrite, thì 
Hobbes làm sống lại và phát triển logic 
học duy danh của những ng−ời khắc kỷ. 
Tác phẩm triết học nổi bật của 
Hobbes là “Những cơ sở của triết học”, 
gồm ba phần: “Về vật thể”, “Về con 
ng−ời” và “Về công dân”. Trong bài viết 
này, chúng tôi đặc biệt chú ý đến phần 
“Về vật thể” (xuất bản năm 1855) có tên 
gọi “logic học”. Phần này có tất cả sáu 
ch−ơng: ch−ơng 1 - về triết học, ch−ơng 
2 - về danh từ/tên; ch−ơng 3 - về câu; 
ch−ơng 4 - về tam đoạn luận; ch−ơng 5 - 
về sai lầm, không phải sự thật và suy 
luận không đúng; và ch−ơng 6 - về 
ph−ơng pháp. 
1. Trong logic học của mình, tr−ớc 
hết Hobbes coi định nghĩa khái niệm có 
ý nghĩa lớn. Bởi theo ông, danh từ/khái 
niệm thực chất đ−ợc thiết lập một cách 
tùy tiện theo thỏa thuận của mọi ng−ời 
để chỉ các sự vật, để thông báo cho nhau 
những biểu t−ợng về chúng, do đó, cần 
thiết lập danh từ/tên một cách vững 
chắc. Và để làm đ−ợc điều này, theo 
Hobbes, cần đến thao tác định nghĩa 
khái niệm. 
Hobbes cho rằng, các quá trình cơ 
bản của t− duy là so sánh, liên kết và 
phân chia các t− t−ởng/danh từ. Phán 
đoán, theo Hobbes, là sự kết hợp các tên 
mà trong đó tên/danh từ thứ nhất và 
thứ hai thực chất là tên gọi của cùng 
một sự vật. Trong phán đoán sự vật thể 
hiện các phẩm chất của mình. Nếu 
chúng ta không thể kết hợp các 
tên/danh từ vào trong một câu, thì 
chúng ta không thể nhận thức đ−ợc các 
thuộc tính của sự vật.(*) 
Theo Hobbes, chân lý không phải là 
thuộc tính của các sự vật; chân lý và giả 
dối chỉ ở trong ngôn ngữ. Chân lý còn 
ch−a có ở các tên/danh từ, khi chúng còn 
riêng rẽ, tách rời nhau. Chỉ khi các 
tên/danh từ đ−ợc liên kết trong câu thì 
mới xuất hiện phán đoán, mà một trong 
các tính chất của nó là chân thực hay 
giả dối. Ông đ−a ra ví dụ, nếu chúng ta 
có phán đoán: “Nếu ai đó là ng−ời, thì 
anh ta là thực thể sống”, thì nó là phán 
đoán chân thực, bởi vì trong đó đối 
t−ợng có tên “con ng−ời” còn đ−ợc cho 
một cái tên khác có ngoại diên rộng hơn 
(*) PGS. TS., Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa 
học xã hội Việt Nam. 
T 
T− t−ởng logic học 21 
- “thực thể sống”. Các tên có thể có 
ngoại diên lớn hoặc nhỏ t−ơng ứng với 
vùng đối t−ợng rộng hay hẹp. Các giống 
và loài chỉ có quan hệ với các tên/danh 
từ, chỉ có các tên mới có thể là chung, 
và, do đó, chúng có thể vốn có tính 
chung lớn hơn hay nhỏ hơn. Giống và 
loài - thực chất là các tên/danh từ, theo 
Hobbes, không có ý nghĩa nhận thức mà 
Plato và Aristotle gán cho: trong đó 
không có bản chất của sự vật. ở đây 
Hobbes theo các nhà khắc kỷ cổ đại, ông 
đồng ý với họ về sự phê phán đối với 
Plato và Aristotle. 
Trong logic học của Hobbes cũng 
nh− trong logic học của các nhà khắc kỷ, 
các phán đoán điều kiện đ−ợc chú ý 
tr−ớc tiên. Bởi vì nhiệm vụ cơ bản của 
nhận thức khoa học là nhận thức mối 
liên hệ nhân quả, nên các phán đoán 
điều kiện đ−ợc thừa nhận là hình thức 
logic thích dụng nhất cho mục đích đó. 
Về vấn đề này Hobbes viết rằng các nhà 
khoa học “có thể suy luận một cách 
đáng tin cậy hơn nhờ các câu giả định 
hơn là nhờ các câu nhất quyết” (Томас 
Гоббс, 1926, tr.30). Cũng giống nh− các 
nhà khắc kỷ, Hobbes thừa nhận mối 
liên hệ chặt chẽ, không tách rời giữa t− 
duy và ngôn ngữ, hệ quả là ông đồng 
nhất tên/danh từ với khái niệm, câu với 
phán đoán. 
Logic học của Hobbes bao gồm các 
cụm vấn đề về tên/danh từ (khái niệm, 
t− t−ởng), về câu (phán đoán), về suy 
luận (tam đoạn luận), về chân lý và giả 
dối và về ph−ơng pháp khoa học. 
Trong cơ sở của logic học Hobbes 
cũng nh− của các nhà khắc kỷ cổ đại và 
các nhà logic học thuộc tr−ờng phái 
Epicure có lý thuyết ký hiệu. Theo lý 
thuyết này, ký hiệu có thể là tự nhiên 
(ví dụ, mây đen là ký hiệu trận m−a sắp 
tới) và ký hiệu nhân tạo - do con ng−ời 
sáng tạo ra. Các ký hiệu nhân tạo có thể 
là từ ngữ trong ngôn ngữ của con ng−ời. 
Đối với Hobbes, các ký hiệu của trí tuệ 
con ng−ời thực chất không phải là cái gì 
khác, mà là các danh từ/tên. Giống nh− 
Démocrite thời kỳ cổ đại logic học là một 
phần của vật lý học, Hobbes đ−a logic 
học vào “Học thuyết về vật thể” với t− 
cách là phần đầu của nó. 
Quy luật đồng nhất của logic học ở 
Hobbes thể hiện với t− cách là điều kiện 
của tính chính xác khoa học d−ới dạng 
đòi hỏi, để sao cho trong lập luận mỗi 
một từ luôn đ−ợc sử dụng theo một 
nghĩa xác định. Hobbes coi việc tuân 
thủ đòi hỏi này là điều kiện tiên quyết 
để đạt đ−ợc chân lý. 
Quy luật mâu thuẫn và quy luật 
loại trừ cái thứ ba Hobbes thừa nhận là 
các tiên đề tự nó hiển nhiên. Những quy 
luật này của t− duy, theo ông, nói về 
tính không t−ơng thích của các tên/danh 
từ khẳng định và phủ định, rằng chúng 
loại trừ nhau và từ mỗi cặp tên/danh từ 
nh− vậy một khái niệm/danh từ luôn 
luôn đ−ợc áp dụng với bất kỳ vật nào. 
Hobbes phê phán cách thể hiện bản 
thể luận của quy luật mâu thuẫn, vì ông 
cho rằng khi nói cùng một vật không 
thể đồng thời có và không có: tất cả 
những gì có, tồn tại hoặc là không tồn 
tại, là đề cập đến một đối t−ợng quá 
rộng. Quy luật mâu thuẫn và quy luật 
loại trừ cái thứ ba ở Hobbes thể hiện 
nh− là những điều kiện cần cơ bản của 
suy luận logic. Chúng chỉ ra rằng: 
không nên cộng (liên kết bởi từ “là”) các 
tên/danh từ khẳng định và phủ định có 
cùng nội dung nh− nhau (ví dụ: trắng 
và không trắng). Nh− vậy, các quy luật 
mâu thuẫn và loại trừ cái thứ ba là các 
22 Thông tin Khoa học xã hội, số 2.2014 
quy luật thành lập các câu (phán đoán) 
đúng từ các danh từ (khái niệm). 
2. Trong học thuyết về danh từ, 
Hobbes đ−a ra một số sự phân loại danh 
từ theo những cơ sở khác nhau của sự 
phân chia. 
Theo cái đ−ợc gọi tên/danh từ, 
Hobbes chia danh từ ra thành tên gọi 
vật thể (ví dụ, con ng−ời), tên gọi thuộc 
tính, có nghĩa là các tính chất của vật 
thể (ví dụ, vận động, tính có lý tính và 
nói chung tất cả những cái trừu t−ợng), 
tên gọi hiện t−ợng (ví dụ, phẩm chất 
cảm tính, mà tr−ớc hết là về không gian 
- thời gian) và, cuối cùng, tên gọi của 
chính các danh từ (tên gọi bậc hai khi ta 
nói về tên nh− bản thân nó). 
Hobbes nói rằng tồn tại bốn loại sự 
vật (rerum notinatarum): vật thể 
(corpora); các thuộc tính (accidentia); 
hiện t−ợng (phantasmata) và các tên 
(nominaipsa). Đó là cái có thể gọi là học 
thuyết Hobbes về các phạm trù (về các 
lớp rộng nhất của mọi tồn tại). 
Theo chất, Hobbes chia danh từ ra 
thành khẳng định và phủ định (ví dụ, 
trắng và không trắng). Sau đó Hobbes 
chia danh từ theo trình độ tính chung. 
Tên/danh từ có thể chỉ một đối t−ợng 
duy nhất, hoặc nói về một lớp các sự vật 
giống nhau, hơn nữa, các lớp này có thể 
có bề rộng nhiều hay ít khác nhau. Các 
giống và loài thực chất chỉ là các 
tên/danh từ chung có ngoại diên rộng 
nhất định. Các danh từ rộng nhất về 
ngoại diên, nh−: “vật thể”, “thuộc tính”, 
“hiện t−ợng”, “tên”. Còn các phạm trù - 
các khái niệm có ngoại diên rộng nhất 
trong logic học đ−ợc Hobbes coi đơn giản 
chỉ là các tên của tên. Các từ “mỗi một”, 
“tất cả”, “một vài”,v.v... Hobbes coi 
không phải là các danh từ, mà chỉ là 
một bộ phận của chúng, và phụ thuộc 
vào bộ phận nào có trong một tên nào đó 
mà ông chia danh từ ra thành đơn nhất, 
bộ phận và phổ quát. 
Hobbes còn chia danh từ ra thành 
đơn nghĩa (một nghĩa) và đa nghĩa 
(cùng âm khác nghĩa); thành cụ thể-
trừu t−ợng; thành tuyệt đối-t−ơng đối. 
(Khi đ−a ra sự phân loại này, ông nhấn 
mạnh rằng trong toàn bộ sự chia này có 
sự khác biệt không phải của các sự vật, 
mà các tên); thành đơn giản-phức tạp. 
Ông nói, thuật ngữ “tên” có ý nghĩa 
khác nhau về mặt ngữ pháp và về mặt 
logic (giống nh− từ “parabol” có nghĩa 
khác nhau trong toán học và tu từ học). 
Trong ngữ pháp học mỗi một tên thể 
hiện là một từ, trong khi đó trong logic 
học một cái tên thống nhất có thể đ−ợc 
thể hiện bởi nhiều từ cùng chỉ một sự 
vật. Trong logic học danh từ phức đ−ợc 
hình thành từ tổng thể các tên đơn giản. 
Ngoài ra, Hobbes còn chia danh từ 
ra thành loại thứ nhất là tên sự vật (con 
ng−ời, hòn đá), và loại thứ hai là các 
tên của tên (giống, loài, câu, suy luận). 
Trong trí tuệ con ng−ời, các danh từ 
thuộc loại thứ nhất xuất hiện tr−ớc và 
sau đó là các danh từ thuộc loại thứ hai. 
Trong logic học của mình, Hobbes 
dành sự chú ý đáng kể cho vấn đề định 
nghĩa. Khi chỉ ra rằng, định nghĩa loại 
bỏ tính hai nghĩa, ông viết: “Thực chất 
của định nghĩa là ở sự phân ranh-hạn 
chế, có nghĩa là định vị ý nghĩa của các 
tên/danh từ xác định, trong sự tách biệt 
nó với tất cả các ý nghĩa khác ngoài ý 
nghĩa có trong định nghĩa đã cho” 
(Томас Гоббс, 1926, tr.60). Hobbes đ−a 
ra định nghĩa về định nghĩa nh− sau: 
“Định nghĩa là phán đoán, mà vị từ của 
nó phân chia chủ từ ra thành các thành 
phần khi điều đó có thể, và giải thích 
T− t−ởng logic học 23 
nó, khi điều này không thể” (Томас 
Гоббс, 1926, tr.59). Cách hiểu định 
nghĩa của Hobbes về cơ bản là đúng (tuy 
cách diễn đạt có nét riêng), nh−ng 
không khỏi có những mâu thuẫn. Mâu 
thuẫn thể hiện ở chỗ, một mặt, định 
nghĩa không phải là cái gì khác, mà là 
sự giải thích tên/danh từ. Về ph−ơng 
diện này, ông hiểu định nghĩa là định 
nghĩa danh. Và do đó ông bỏ sót các 
định nghĩa mà chúng chỉ ra giống gần 
nhất và sự khác biệt loài. Định nghĩa 
thuộc loại đó, theo Hobbes, tuyệt đối 
không vạch ra bản chất của sự vật có 
tên cần định nghĩa, mà chỉ là sự giải 
thích một tên/danh từ nào đó. Hơn nữa, 
Hobbes đòi hỏi không chỉ định nghĩa 
danh, mà cả định nghĩa thực khi nói 
rằng: “tất cả những gì có nguyên nhân 
và đ−ợc tạo ra, cần phải đ−ợc xác định 
bằng ph−ơng tiện của nguyên nhân này 
và của ph−ơng pháp xuất hiện chúng” 
(Томас Гоббс, 1926, tr.58-59). 
Hobbes là ng−ời đầu tiên đ−a vào 
logic học loại định nghĩa căn nguyên mà 
nó đã có tr−ớc đó trong hình học. Ví dụ, 
định nghĩa hình tròn là hình đ−ợc tạo ra 
trên mặt phẳng nhờ quay bán kính 
xung quanh tâm. Ông sử dụng cả loại 
định nghĩa bằng con đ−ờng liệt kê các 
bộ phận mà từ chúng tạo nên sự vật. 
Học thuyết Hobbes về định nghĩa gặp 
phải một khó khăn khó khắc phục. Một 
mặt, theo Hobbes, định nghĩa hoàn toàn 
tùy tiện và không chịu sự chứng minh 
nào. Mặt khác, mỗi một định nghĩa là 
một câu (phán đoán) nh− là cộng các 
danh từ/tên và nó chân thực hoặc giả 
dối. Nh−ng nếu nó hoàn toàn tùy tiện, 
thì không thể nói về tính chân thực hay 
giả dối của nó. Mâu thuẫn này xuất 
hiện từ quan điểm duy danh cực đoan 
của Hobbes - quan điểm đó đồng nhất 
tên với khái niệm. Vì rằng tên cũng 
giống nh− từ có thể rất khác nhau, có 
thể thay đổi và đ−ợc sáng tạo theo ý chí 
của con ng−ời. Điều này th−ờng xảy ra 
khi các nhà văn sáng tạo ra từ hay các 
nhà bác học sáng tạo ra hệ thuật ngữ 
khoa học, trong khi đó thì chính những 
khái niệm là sự phản ánh của sự vật 
trong hiện thực khách quan. 
Hobbes nói đến việc chia logic các 
khái niệm khi ông xem xét các “sơ đồ 
phạm trù”. Ông dẫn ra các ví dụ đối với 
việc chia đôi theo quan điểm Plato trong 
vấn đề chia khái niệm, nh−ng ông cũng 
chỉ ra rằng không nhất thiết lúc nào 
cũng phải phân đôi. Dù sự phân đôi có 
thể đ−a đến các mặt đối lập loại trừ 
nhau trong một tr−ờng hợp chia logic 
bất kỳ, nh−ng không ít tr−ờng hợp sự 
chia nh− vậy có tính nhân tạo. Ví dụ, sơ 
đồ phạm trù các mối quan hệ thích dụng 
với phép chia ba hơn là phân đôi. 
Hobbes cho rằng, trong các sơ đồ phạm 
trù cần nhận thấy không phải sự khác 
biệt của các sự vật, mà chỉ là sự khác 
biệt của các danh từ. 
3. Về học thuyết phán đoán, Hobbes 
tr−ớc hết nhận xét rằng sự kết hợp các 
từ có thể thành câu hỏi, nguyện vọng, 
đòi hỏi, lời hứa, sự đe dọa, mệnh lệnh, 
sự phàn nàn hay sự thể hiện những tâm 
trạng khác nhau. Cái đ−ợc nói tới có thể 
phi lý, không có nghĩa gì. Nh−ng trong 
khoa học, ng−ời ta thừa nhận chỉ một 
loại kết hợp danh từ - đó chính là sự kết 
hợp đ−ợc gọi là câu (mệnh đề, khẳng 
định, phán đoán). Câu là sự thể hiện 
bằng lời đ−ợc tạo nên từ hai danh từ 
gắn với nhau bởi hệ từ, hơn nữa bằng 
ph−ơng tiện của sự kết hợp hai danh từ 
này, ng−ời nói muốn thể hiện rằng anh 
ta hiểu danh từ thứ hai là danh từ biểu 
24 Thông tin Khoa học xã hội, số 2.2014 
thị tên của chính sự vật - mà sự vật đó 
đ−ợc biểu thị bởi danh từ đầu. 
Từ định nghĩa bổ sung của Hobbes 
cho câu (phán đoán) ta thấy rằng, để cho 
câu đúng, cần tuân thủ hai điều kiện: 1) 
chủ từ và vị từ của phán đoán phải cùng 
là các tên của một sự vật; 2) chủ từ cần 
phải nằm trong vị từ. Còn về cấu trúc 
của phán đoán, Hobbes cho rằng nó có 
ba thành phần: chủ từ, vị từ và hệ từ 
“là”. Theo Hobbes, bất kỳ câu (phán 
đoán) nào cũng là khẳng định, sự khác 
biệt giữa phán đoán khẳng định và phủ 
định ông hiểu nh− là sự khác biệt trong 
tên của vị từ - phụ thuộc vào tên này là 
khẳng định hay phủ định. Ví dụ, phán 
đoán “Con ng−ời không phải hòn đá”, 
theo Hobbes, cần đ−ợc hiểu nh− là “Con 
ng−ời là không phải hòn đá” mà không 
phải là “Con ng−ời không là hòn đá”. 
Hobbes đ−a ra một số cách phân 
loại câu nh− sau. Về chất, ông chia 
chúng ra thành khẳng định và phủ 
định, phụ thuộc vào vị từ là tên khẳng 
định hay tên phủ định. Về l−ợng, ông 
chia phán đoán ra thành phổ quát 
(chung), bộ phận, không xác định (tức là 
không chỉ ra l−ợng một cách cụ thể) và 
đơn nhất. Cách chia thứ ba dựa vào giá 
trị chân lý: chân thực hay giả dối (phụ 
thuộc vào chủ từ và vị từ có quan hệ với 
cùng một sự vật hay không, và chủ từ có 
chứa vị từ hay không). Tiếp theo, 
Hobbes chia phán đoán ra thành khởi 
nguyên và không khởi nguyên, các phán 
đoán gọi là khởi nguyên nếu chúng đ−ợc 
con ng−ời xây dựng một cách tùy tiện và 
là các nguyên tắc của chứng minh, 
nh−ng tự chúng không đ−ợc chứng 
minh. Còn các phán đoán không khởi 
nguyên là các phán đoán đ−ợc rút ra nh− 
những hệ quả, cần phải chứng minh. 
Hobbes còn chia phán đoán ra 
thành các chân lý tất yếu (chân lý vĩnh 
cửu) và chân lý ngẫu nhiên (chỉ chân 
thực trong một thời gian nhất định, 
nh−ng giả dối trong thời gian khác). 
Ngoài ra, Hobbes còn chia phán đoán ra 
thành phán đoán giả thuyết (điều kiện) 
và phán đoán nhất quyết. Phán đoán 
điều kiện thể hiện các mối liên hệ tất 
yếu, còn phán đoán nhất quyết thể hiện 
các mối liên hệ tất yếu và cả ngẫu 
nhiên, tạm thời. Vì vậy bất kỳ phán 
đoán điều kiện nào cũng có thể đ−ợc thể 
hiện cả d−ới hình thức phán đoán nhất 
quyết, nh−ng không phải mọi phán 
đoán nhất quyết đều có thể đ−ợc chuyển 
thành phán đoán điều kiện. 
4. Trong lý thuyết suy luận, Hobbes 
thừa nhận tam đoạn luận là loại suy 
luận chính trong khoa học. Tam đoạn 
luận đ−ợc ông định nghĩa nh− là một 
lập luận đ−ợc hình thành từ ba câu, câu 
cuối cùng trong chúng đ−ợc rút ra từ hai 
câu đầu. Hobbes cũng theo Aristotle, 
trình bày các quy tắc của tam đoạn luận 
nhất quyết. Đi theo Aristotle, ông phân 
biệt ba dạng hình tam đoạn luận nhất 
quyết. Còn các modus của dạng hình 
thứ t−, ông coi là các modus bổ sung cho 
dạng hình thứ nhất, nh− các nhà “Tiêu 
dao” đã nói. Nh−ng song song với điều 
đó, Hobbes còn có một cách hiểu khác về 
tam đoạn luận theo tinh thần của logic 
toán đ−ợc phát triển sau đó. 
Hobbes thể hiện quan điểm rằng, 
toàn bộ t− duy nói chung có thể đ−ợc 
xem nh− phép toán đối với các danh từ, 
nh− là phép cộng và trừ chúng. Tr−ớc 
hết, theo Hobbes, phép cộng và trừ là sự 
hình thành các danh từ phức từ các 
danh từ đơn. Ví dụ, lần l−ợt bổ sung 
thêm vào danh từ đơn “vật thể” các 
danh từ “có linh hồn” và sau đó là “có lý 
T− t−ởng logic học 25 
tính”, chúng ta nhận đ−ợc các danh từ 
phức “động vật” và “con ng−ời”. Bằng 
cách đó, biểu t−ợng về “con ng−ời” là 
phép cộng của các biểu t−ợng tr−ớc. 
Nh−ng chúng ta có thể thực hiện thao 
tác phép trừ, từ danh từ phức ta nhận 
đ−ợc danh từ ít phức hơn và cuối cùng 
là danh từ đơn. Ví dụ, chúng ta có danh 
từ “hình vuông”, đầu tiên chúng ta có 
thể “trừ” đi dấu hiệu “sự bằng nhau của 
các cạnh”, và khi đó ta nhận đ−ợc “hình 
chữ nhật”, sau đó “trừ” tiếp dấu hiệu 
“góc vuông” ta nhận đ−ợc “hình bình 
hành”... tiếp tục phép trừ... cuối cùng ta 
nhận đ−ợc “hình hình học”. Bằng các ví 
dụ, Hobbes đã chỉ ra rằng thao tác thu 
hẹp khái niệm có thể hiểu nh− phép 
cộng danh từ, còn mở rộng khái niệm 
thì ng−ợc lại, nh− là phép trừ danh từ. 
Tiếp theo, Hobbes cho rằng bất kỳ 
phán đoán nào cũng cần đ−ợc xem nh− 
phép cộng hai danh từ (chủ từ và vị từ). 
Và để thể hiện t− t−ởng này, ông kiến 
nghị phán đoán phủ định cần phải đ−ợc 
hiểu nh− là phép cộng một danh từ nào 
đó với một danh từ phủ định khác, và 
“phủ định” ông không đ−a vào hệ từ 
“là”, mà đ−a vào danh từ thứ hai. Và 
cuối cùng, tam đoạn luận đ−ợc Hobbes 
phân tích nh− là phép cộng hai câu có 
một danh từ chung (logic truyền thống 
gọi là thuật ngữ giữa). Và suy cho cùng, 
theo Hobbes, bất kỳ phán đoán nào 
cũng là phép cộng hai danh từ, bất kỳ 
tam đoạn luận nào cũng là phép cộng ba 
danh từ. 
Nếu nh− trong hiện thực khách 
quan diễn ra sự liên kết và phân chia 
các vật thể và vận động, thì trong khoa 
học chỉ có cộng và trừ danh từ. Quan 
điểm duy danh luận về hoạt động nhận 
thức và t− duy của con ng−ời theo 
Hobbes là nh− vậy. 
5. Theo Hobbes, toàn bộ hoạt động 
t− duy đ−ợc quy về các phép toán (cộng 
và trừ), nên để học lập luận một cách 
đúng đắn, thì việc nghiên cứu toán học 
phải đ−ợc tiến hành tr−ớc việc nghiên 
cứu các quy tắc của logic học. Trong 
logic học, chân thực hay giả dối, theo 
Hobbes, có thể chỉ là sự liên kết các 
danh từ, có nghĩa là phụ thuộc vào thao 
tác cộng hay trừ các danh từ. Lỗi không 
thể ở cảm giác, vì cảm giác vốn có tính 
hiển nhiên, lỗi cũng không thể ở các 
biểu t−ợng, vì các biểu t−ợng là sự tái 
tạo trực tiếp các cảm giác, cho nên theo 
Hobbes, lỗi chỉ có thể ở các danh từ và ở 
trong phép cộng và trừ danh từ một 
cách tùy tiện. 
Lý thuyết lỗi logic của Hobbes là độc 
đáo. Nó xuất phát từ sự thừa nhận bốn 
lớp danh từ. Tất cả các tên/danh từ là 
tên của hoặc là vật thể, hoặc là tên của 
thuộc tính, hoặc là tên của hiện t−ợng, 
hoặc là tên của tên. Chỉ có những câu 
mà trong đó có sự kết hợp hoặc hai tên 
sự vật, hoặc hai tên của thuộc tính, hoặc 
hai tên của hiện t−ợng, hoặc hai tên của 
tên là có thể chân thực. Bất kỳ sự kết 
hợp nào khác cũng là sai lầm. Ví dụ, 
những câu mà trong đó có sự kết hợp 
tên vật thể với tên thuộc tính, hoặc với 
tên của hiện t−ợng hay là với tên của 
tên sẽ là sai lầm. Ví dụ, câu: “Thị giác 
nhìn” - sai. Đó là một sự vô nghĩa, giống 
nh− “sự dạo chơi đi dạo”. Câu “Vật thể 
là quảng tính” - sai, vì ở đây tên vật thể 
đ−ợc kết hợp với tên thuộc tính. 
Lỗi về logic, Hobbes hiểu không chỉ 
nh− là lỗi về hình thức, mà cả nh− là lỗi 
về thực chất. Trong tam đoạn luận ông 
phân biệt hai loại lỗi: lỗi có thể do phép 
cộng danh từ trong các câu là tiền đề, 
hoặc là do thao tác logic tiếp theo khi 
thực hiện phép cộng các tiền đề. Nếu các 
26 Thông tin Khoa học xã hội, số 2.2014 
tiền đề sai, thì tam đoạn luận sai về vật 
chất, nếu lỗi thuộc về các thao tác t− 
duy (trong phép cộng ba danh từ), thì 
tam đoạn luận sai về hình thức. Nh− 
vậy, theo Hobbes, lỗi logic gồm hai loại: 
loại thứ nhất theo vật chất của phán 
đoán - bắt nguồn từ việc thành lập 
không đúng phán đoán (khi không tuân 
thủ hai điều kiện: chủ từ và vị từ cần 
phải là tên của cùng một sự vật và chủ 
từ cần phải nằm trong ngoại diên của vị 
từ); và, thứ hai, đó là loại lỗi logic hình 
thức sinh ra do không tuân thủ các quy 
tắc của tam đoạn luận. 
Trong số các loại lỗi logic hình thức, 
Hobbes đặc biệt chú ý đến loại lỗi gọi là 
“gấp bốn thuật ngữ” trong tam đoạn 
luận, khi ông chỉ ra vai trò của từ hai 
nghĩa trong việc xuất hiện các lỗi logic. 
Xem xét các ngụy biện thời cổ đại, 
Hobbes đi đến kết luận rằng chúng 
phần lớn là các lỗi không phải là hình 
thức, mà về vật chất. 
6. Cũng giống nh− Bacon và 
Descartes, Hobbes đặt ra nhiệm vụ đầu 
tiên cho triết học của mình là sáng tạo 
ra ph−ơng pháp khoa học mới mà nhờ 
đó khoa học có thể tiến lên phía tr−ớc. 
Vì vậy ph−ơng pháp luận khoa học 
chiếm một vị trí quan trọng trong triết 
học của Hobbes. Nh−ng trong vấn đề 
này, ông đi bằng con đ−ờng khác so với 
Bacon và Descartes. Nếu theo 
Descartes, các nguyên tắc của khoa học 
đạt đ−ợc sự nhận thức trực tiếp bằng 
con đ−ờng trực giác của trí năng, còn 
theo Bacon chúng đ−ợc thiết lập chỉ 
bằng con đ−ờng quy nạp, khái quát các 
sự kiện kinh nghiệm, thì Hobbes thể 
hiện với học thuyết về đặc điểm tùy tiện 
của các chân lý đầu tiên - đó là các 
nguyên tắc của khoa học. Trong lý luận 
nhận thức Hobbes là ng−ời theo “lý 
thuyết tùy tiện”, vì theo ông, các nguyên 
tắc của khoa học đ−ợc thiết lập hoàn 
toàn tùy tiện, chúng không hơn gì các 
định nghĩa. 
Theo Hobbes, chỉ có định nghĩa là 
nguyên tắc của khoa học và là nền tảng 
của tất cả các phép chứng minh. Nh−ng 
trong cách hiểu bản chất của định 
nghĩa, Hobbes vẫn gặp mâu thuẫn. Một 
mặt ông nói rằng định nghĩa phải 
t−ơng ứng với sự vật xác định, mặt 
khác, định nghĩa thực chất là kết quả sự 
thỏa thuận tùy tiện của con ng−ời trong 
việc đặt tên sự vật. Và cuối cùng quan 
điểm chủ nghĩa duy vật máy móc lại 
phủ nhận khả năng tự do, tùy tiện của 
con ng−ời. 
Khái niệm nguyên nhân là khái 
niệm trung tâm trong ph−ơng pháp luận 
của Hobbes. Theo ông, không có nguyên 
nhân nào khác trong thế giới ngoài vận 
động của các vật thể. Ông định nghĩa 
khái niệm nguyên nhân nh− sau: 
“Nguyên nhân là tổng, hay là tổ hợp tất 
cả các thuộc tính nh− là nhân tố hoạt 
động, và đ−a khách thể vào hoạt động. 
Hoạt động có thể xuất hiện, nếu có tất 
cả các thuộc tính này, nếu nh− một 
trong chúng không đủ, thì hoạt động sẽ 
không có” (Томас Гоббс, 1926, tr.55). 
Xét về bản chất, ở Hobbes ph−ơng 
pháp nghiên cứu về cơ bản là ph−ơng 
pháp phân tích, còn ph−ơng pháp chứng 
minh là ph−ơng pháp tổng hợp. Sức 
mạnh chứng minh nghiêm ngặt, theo 
Hobbes, thuộc về các suy luận diễn dịch 
từ các nguyên tắc chung. Ông định 
nghĩa chứng minh nh− sau: “Chứng 
minh là tam đoạn luận hoặc là dãy tam 
đoạn luận đ−ợc xây dựng trên định 
nghĩa các danh từ và đ−ợc đ−a đến kết 
luận cuối cùng” (Томас Гоббс, 1926, tr. 
61). Về ph−ơng pháp nghiên cứu khoa 
T− t−ởng logic học 27 
học và ph−ơng pháp dạy học, ông nói 
rằng, chứng minh hay dạy học có nghĩa 
là đ−a trí tuệ học sinh đi theo con đ−ờng 
mà sự nghiên cứu đã đi qua. Do vậy, 
ph−ơng pháp chứng minh, hay là 
ph−ơng pháp dạy học, theo Hobbes, về 
cơ bản là trùng với ph−ơng pháp nghiên 
cứu. Thế nh−ng giữa chúng có một số sự 
khác biệt nhất định. Sự khác biệt căn 
bản là: trong chứng minh ng−ời ta vứt 
bỏ tất cả những cái tạo nên phần đầu 
của nghiên cứu khoa học, có nghĩa là bỏ 
qua các thao tác logic mà nhờ chúng 
chúng ta đi từ thông số cảm tính đến 
các nguyên tắc. Theo Hobbes, trong 
chứng minh ng−ời ta sử dụng ph−ơng 
pháp tổng hợp. Trong chứng minh luôn 
luôn cần xuất phát từ các phán đoán 
phổ quát, rút ra kết luận nhờ con đ−ờng 
diễn dịch - tam đoạn luận. Còn những 
phán đoán phổ quát, nhất là các nguyên 
tắc của khoa học, xét về bản chất không 
thể chứng minh chúng, mà chỉ có thể 
giải thích. 
Các nguyên tắc của khoa học, theo 
Hobbes, chỉ có thể là các định nghĩa, các 
tiên đề và định đề cũng không phải là 
nguyên tắc, chúng thực chất chỉ là các 
nguyên tắc của sự kiến tạo, có nghĩa là 
các nguyên tắc của các vấn đề thực tiễn, 
mà không phải của tri thức. 
Nh− vậy, chúng ta thấy rằng, về cơ 
bản các t− t−ởng logic học của Thomas 
Hobbes có sự xuất phát từ Aristotle và 
những ng−ời khắc kỷ, nh−ng đ−ợc ông 
phát triển theo những quan điểm độc 
đáo của mình và đã có những ảnh 
h−ởng nhất định đến sự phát triển tiếp 
theo của khoa học này; và ở đây không 
thể không nhận thấy vai trò của ông 
trong hình thành t− t−ởng logic toán và 
một chuyên ngành mới của logic học có 
tên gọi là kí hiệu học (semiotika). Nói về 
ảnh h−ởng của những t− t−ởng logic học 
của Hobbes đến sự phát triển logic học 
giai đoạn tiếp sau, nhà logic học ng−ời 
Thụy Sĩ gốc Ba Lan I. Bochensky đã 
viết: "Văn bản này có ý nghĩa không chỉ 
về mặt lịch sử, vì nó có ảnh h−ởng đến 
Leibniz, mà còn mang đặc điểm đặc 
tr−ng đối với các định h−ớng toán học 
mà tr−ớc Jevons đã quy định một hình 
thức mới của logic học trên một quy mô 
rộng" (П.С. Попов, 1960, tr.43)  
TàI LIệU THAM KHảO 
1. Томас Гоббс (1926), Избранные 
сочинения, Государственое 
издательство. 
2. П.С. Попов (1960), История логики 
Нового Времени, Uздательство МГУ. 
(tiếp theo trang 40) 
3. Đại Việt sử ký toàn th− (1998), tập 4, 
“Bản dịch khắc năm chính hòa thứ 18” 
(1697), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 
4. Nguyễn Thị Tuyết Mai (2009), Quan 
niệm của Nho giáo về Con ng−ời, về 
giáo dục và đào tạo con ng−ời, Nxb. 
Chính trị quốc gia, Hà Nội. 
5. Nguyễn Đức Sự (2011), Vị trí và vai 
trò của Nho giáo trong xã hội Việt 
Nam,  
goc-nhin-van-hoa3/nh%E1%BB%AF 
ng-g%C3%B3c-nh%C3%ACn-v%C4 
6. Thập tam kinh chú sớ (1996), Phụ 
hiệu khám ký, Hạ sách, Trung Hoa 
th− cục xuất bản, Bắc Kinh. %83n-
h%C3%B3a/vi-tri-va-vai-tro-cua-nho-
giao-trong-xa-hoi-viet-nam 
7. Nguyễn Khắc Viện (1993), Bàn về 
đạo Nho, Nxb. Thế giới, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdftu_tuong_logic_hoc_cua_thomas_hobbe.pdf