Tỷ lệ tiêm ngừa viêm gan siêu vi B trong cộng đồng tỉnh Tiền Giang năm 2016

TÓM TẮT Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tiêm ngừa viêm gan siêu vi B trong cộng đồng tỉnh Tiền Giang năm 2016. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả: 19,6% người dân được tiêm ngừa viêm gan B, trong đó chỉ có 12,5% tiêm ngừa đủ 03 mũi trong năm đầu. Phân bố theo số mũi tiêm ngừa của những người dân đã chủng ngừa viêm gan B cho thấy: có 63,8% là tiêm ngừa đầy đủ, còn lại 35,2% tiêm ngừa không đầy đủ. Về nơi tiêm ngừa: 59% người dân tiêm ngừa tại tuyến tỉnh. Có mối liên quan giữa hiểu biết về khả năng phòng bệnh viêm gan B; đã nghe về tiêm phòng bệnh viêm gan B; nguồn thông tin nhận được về tiêm ngừa viêm gan B; biết lợi ích tiêm phòng; xét nghiệm tầm soát viêm gan B với tỷ lệ tiêm ngừa viêm gan B. Kết luận: Tỷ lệ tiêm ngừa viêm gan B tại Tiền Giang còn thấp

pdf 7 trang yennguyen 5520
Bạn đang xem tài liệu "Tỷ lệ tiêm ngừa viêm gan siêu vi B trong cộng đồng tỉnh Tiền Giang năm 2016", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tỷ lệ tiêm ngừa viêm gan siêu vi B trong cộng đồng tỉnh Tiền Giang năm 2016

Tỷ lệ tiêm ngừa viêm gan siêu vi B trong cộng đồng tỉnh Tiền Giang năm 2016
Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 35
TỶ LỆ TIÊM NGỪA VIÊM GAN SIÊU VI B TRONG CỘNG ĐỒNG 
TỈNH TIỀN GIANG NĂM 2016 
Lê Hoàng Hạnh*, Tạ Văn Trầm* 
TÓM TẮT 
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ tiêm ngừa viêm gan siêu vi B trong cộng đồng tỉnh Tiền Giang năm 2016. 
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. 
Kết quả: 19,6% người dân được tiêm ngừa viêm gan B, trong đó chỉ có 12,5% tiêm ngừa đủ 03 mũi trong 
năm đầu. Phân bố theo số mũi tiêm ngừa của những người dân đã chủng ngừa viêm gan B cho thấy: có 63,8% là 
tiêm ngừa đầy đủ, còn lại 35,2% tiêm ngừa không đầy đủ. Về nơi tiêm ngừa: 59% người dân tiêm ngừa tại tuyến 
tỉnh. Có mối liên quan giữa hiểu biết về khả năng phòng bệnh viêm gan B; đã nghe về tiêm phòng bệnh viêm gan 
B; nguồn thông tin nhận được về tiêm ngừa viêm gan B; biết lợi ích tiêm phòng; xét nghiệm tầm soát viêm gan B 
với tỷ lệ tiêm ngừa viêm gan B. 
Kết luận: Tỷ lệ tiêm ngừa viêm gan B tại Tiền Giang còn thấp. 
Từ khóa: Viêm gan B. 
ABTRACT 
IMMUNIZATION RATES OF HEPATITIS B VIRUS IN THE COMMUNITY 
OF TIEN GIANG PROVINCE IN 2016 
Le Hoang Hanh, Ta Van Tram * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Supplement of Vol. 20 - No 6 - 2016: 35 – 41 
Objective: To determine the immunization rates of hepatitis B in community Tien Giang province in 2016. 
Methods: Cross-sectional descriptive study. 
Results: 19.6% of people are vaccinated HBV, of which only 12.5% full 03 shots in the first nose. 
Distribution by number of injections of these people have hepatitis B vaccine showed that 63.8% were fully 
vaccinated, the remaining 35.2% are not fully vaccinated. About where the shots: 59% of people vaccinated in the 
provincial Preventive Medicine Center. There is a relationship between knowledge of HBV prevention capabilities; 
heard about hepatitis B vaccination; sources of information received about HBV vaccine; Know the benefits of 
vaccination; HBV screening tests for hepatitis B vaccination rate. 
Conclusions: the immunization rates of hepatitis B in community Tien Giang province in 2016 is low. 
Keywords: Hepatitis B. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Nhiễm virus viêm gan B là một vấn đề y tế 
nghiêm trọng mang tính toàn cầu. Theo Tổ chức 
Y tế Thế giới, trên 2 tỉ người, chiếm khoảng 1/3 
dân số thế giới, đã phơi nhiễm với HBV trong đó 
khoảng 350 - 400 triệu người nhiễm virus viêm 
gan B mạn tính; trung bình hàng năm từ 1 - 2 
triệu người chết do các bệnh có liên quan đến 
virus viêm gan B như viêm gan mạn tính, xơ gan 
và ung thư gan. Việt Nam nằm trong vùng lưu 
hành cao của virus viêm gan B với tỷ lệ HBsAg 
(+) trong cộng đồng dao động từ 10 - 20%(1). Do 
tình trạng nhiễm virus viêm gan B ngày càng gia 
tăng cùng với những hậu quả nặng nề của nó 
gây ra, nên sự ảnh hưởng của nhiễm virus viêm 
gan B không chỉ ở mỗi cá nhân mà nó còn ảnh 
hưởng đến gia đình và cộng đồng. 
Vì vậy, hiện nay nhiễm virus viêm gan B là 
một trong những nguyên nhân gây bệnh và tử 
*Bệnh viện Đa khoa Tiền Giang 
Tác giả liên lạc: ĐD Lê Hoàng Hạnh ĐT: 0903937208 Email: tavantram@gmail.com. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 20 * Số 6 * 2016
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 36
vong phổ biến trên thế giới. Các nghiên cứu đều 
cho thấy nhiễm virus viêm gan B thường có liên 
quan đến các yếu tố như kiến thức hiểu biết về 
phòng chống nhiễm virus viêm gan B, thái độ 
nhận thức không đúng về sự nguy hiểm của 
nhiễm virus viêm gan B dẫn đến các hành vi 
phòng chống nhiễm virus viêm gan B chưa hiệu 
quả tại cộng đồng(5,7,8). Việc tìm ra mô hình, biện 
pháp can thiệp phòng chống nhiễm virus viêm 
gan B có hiệu quả nhưng phù hợp với điều kiện 
ở Việt Nam vẫn còn là một vấn đề khó khăn vì 
ngoài vấn đề tăng cường xét nghiệm để phát 
hiện nhiễm virus viêm gan B cho người dân, cần 
đòi hỏi phải có những biện pháp tăng cường dự 
phòng tích cực, chủ động và lâu dài trong cộng 
đồng. Biện pháp dự phòng hữu hiệu nhất cho 
đến nay là tiêm phòng vắc xin viêm gan B trong 
cộng đồng(3). Nhờ có các chương trình tiêm 
chủng mở rộng cho trẻ nhỏ mà ở nhiều nước vốn 
có tỷ lệ mang mầm bệnh mạn tính giảm rất đáng 
kể. Việc tiêm vắc xin viêm gan B còn được xem 
như một biện pháp phòng ngừa ung thư gan. 
Nếu được chủng ngừa trước khi nhiễm, vắc xin 
có thể phòng bệnh viêm gan B và tình trạng 
mang bệnh mạn tính ở hầu hết các cá thể. Tuy 
nhiên vấn đề tiêm ngừa viêm gan B ở trẻ lớn và 
người lớn không thuộc chương trình mở rộng 
vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Chính vì 
vậy, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Tỷ lệ 
tiêm ngừa viêm gan B trong cộng đồng tỉnh Tiền 
Giang năm 2016”. Kết quả đề tài sẽ cho cái nhìn 
chính xác về tình hình tiêm ngừa viêm gan B 
trong tỉnh Tiền Giang và là cơ sở giúp xây dựng 
mô hình can thiệp nhằm giảm thiểu tỷ lệ nhiễm 
virus viêm gan B trong cộng đồng Tiền Giang 
nói riêng và trong cả nước nói chung. 
Mục tiêu nghiên cứu 
Xác định tỷ lệ tiêm ngừa viêm gan B trong 
cộng đồng tỉnh Tiền Giang năm 2016. 
Xác định các yếu tố liên quan đến tỷ lệ 
tiêm ngừa viêm gan B trong cộng đồng tỉnh 
Tiền Giang. 
ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Người từ 10 tuổi trở lên. 
Địa điểm nghiên cứu 
Nghiên cứu được thực hiện tại 4 xã phường 
thuộc 2 vùng sinh thái của tỉnh Tiền Giang. 
Thời gian nghiên cứu 
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 01/2016 
đến tháng 06/2016. 
Thiết kế nghiên cứu 
Mô tả cắt ngang. 
Cỡ mẫu 
Sử dụng công thức của Wayne W. Daniel: 
p)p(1Z1)(Nd
p)p(1ZN
n
22
2
Trong đó: 
n: cỡ mẫu tối thiểu cần thiết; N: cỡ quần thể: dân số tỉnh 
Tiền Giang năm 2013 là 1.700.576 người; α: mức ý nghĩa 
thống kê; chọn α = 0,05 nên Zα/2 = 1,96 (từ bảng Z); p: tỷ lệ 
nhiễm virus viêm gan B dự đoán. Dự đoán tỷ lệ HBsAg (+) 
là 10%. Dự đoán tỷ lệ anti HBc (+) là 60%. d: mức chính 
xác mong muốn (sai số chọn): chấp nhận d = 0,025; 
Và tính được: 
Cỡ mẫu tối thiểu để tìm tỷ lệ HBsAg (+) là: 
n1 = 450; 
Cỡ mẫu tối thiểu để tìm tỷ lệ anti HBc (+) là: 
n2 = 850; 
n2 > n1 nên sử dụng n2 cho nghiên cứu tìm 
đồng thời 2 tỷ lệ; 
N= 850. 
Phương pháp chọn mẫu 
Dùng mẫu tầng 2 giai đoạn: 
Giai đoạn 1: chọn xã phường: tỉnh Tiền 
Giang có 173 đơn vị: 144 xã, 22 phường, 07 thị 
trấn. xã phường thuộc 2 vùng sinh thái: thành 
phố, nông thôn. Dùng phương pháp ngẫu nhiên 
hệ thống chọn mỗi vùng sinh thái 2 xã phường, 
được 4 xã phường (Phường 10, TP. Mỹ Tho, 
Phường 2, Thị xã Gò Công, xã Song Bình, huyện 
Chợ Gạo, xã Tam Bình, huyện Cai Lậy). 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 37
Giai đoạn 2: chọn đối tượng: dùng phương 
pháp ngẫu nhiên hệ thống để chọn ra n đối 
tượng từ khung mẫu là danh sách tất cả những 
người từ 10 tuổi trở lên của 4 xã phường đã được 
chọn ở giai đoạn 1; bằng cách: 
Lập danh sách tất cả người từ 10 tuổi trở lên 
của 4 xã phường nghiên cứu. Sau đó xác định 
khoảng cách mẫu k theo công thức: 
n
N
k 
Trong đó: N: tổng số người từ 10 tuổi trở lên của 4 xã 
phường nghiên cứu. n: số người từ 10 tuổi trở lên cần có 
trong mẫu nghiên cứu. 
Tiến hành chọn trên bảng số ngẫu nhiên một 
số X nhỏ hơn k và cũng là đối tượng đầu tiên 
được chọn vào mẫu. Trên cơ sở danh sách người 
từ 6 tuổi trở lên của 8 xã phường được lập theo 
thứ tự, chọn người có các số thứ tự lần lượt là: X; 
X + k; X + 2k; X + 3k... cho đến khi đủ số lượng 
cần chọn vào mẫu nghiên cứu. 
Lập danh sách những người được chọn, có 
kế hoạch cụ thể để tổ chức phỏng vấn theo phiếu 
điều tra. 
Phân tích số liệu 
Sử dụng các phần mềm SPSS, Epi 6.04 và 
Excel với các test thống kê để xử lý và phân tích 
số liệu. Phân tích mối liên quan dựa vào giá trị p 
và mối liên quan có ý nghĩa thống kê khi giá trị 
p<0,05. 
KẾT QUẢ 
Bảng 1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu 
Đặc điểm n % 
Giới tính 
Nam 380 35,5 
Nữ 691 64,5 
Trình độ học vấn 
Mù chữ 44 4,1 
Cấp 1 285 26,6 
Cấp 2 427 39,9 
Cấp 3 231 21,6 
Trung cấp 33 3,1 
Đại học 51 4,8 
Đặc điểm n % 
Nơi cư trú 
Xã 426 39,8 
Phường 645 60,2 
Hôn nhân 
Kết hôn 919 85,8 
Chưa kết hôn 152 14,2 
Nhóm tuổi 
10-14 29 2,7 
15-19 41 3,8 
20-29 70 6,5 
30-39 161 15,0 
40-49 218 20,4 
50-59 289 27,0 
≥ 60 263 24,6 
Nghề nghiệp 
Nội trợ 287 26,8 
Nông dân 267 24,9 
Buôn bán 147 13,7 
Công nhân 67 6,3 
HSSV 68 6,3 
CBCNV 150 14,0 
Khác 85 7,9 
Tổng 1071 100,0 
 Trung bình tuổi: 48,09±15,93, nhỏ nhất 10 tuổi và lớn 
nhất 90 tuổi. 
Bảng 2. Tỉ lệ tiêm ngừa viêm gan B 
Tỉ lệ 
Có Không 
Tổng 
n % n % 
Tiêm ngừa 
viêm gan B 
210 19,6 861 80,4 
1071 
(100,0) 
Xét nghiệm 
viêm gan B 
193 18,0 878 82,0 
1071 
(100,0) 
Tiêm đủ 3 mũi 134 12,5 937 87,5 
1071 
(100,0) 
Bảng 3. Tỉ lệ số mũi tiêm và nơi tiêm ngừa viêm 
gan B 
Tỉ lệ n % 
Số mũi tiêm 
1 mũi 37 17,6 
2 mũi 37 17,6 
3 mũi 93 44,3 
4 mũi 21 10,0 
5 mũi 20 9,5 
Khác 2 1,0 
Tổng cộng 210 100 
Nơi tiêm ngừa 
Trung tâm YTDP tỉnh 124 59,0 
Trung tâm YTDP huyện 43 20,5 
Trạm y tế phường/xã 41 19,5 
Khác 2 1,0 
Tổng cộng 210 100 
Bảng 4.Mối liên quan giữa tỉ lệ tiêm ngừa với hiểu biết về phòng ngừa viêm gan B 
Tỉ lệ 
Tiêm ngừa 
Tổng OR p 
Có Không 
Dùng chung kim tiêm Có 4 (19,0) 17 (81,0) 21 (2,0) 0,903 0,856 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 20 * Số 6 * 2016
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 38
Tỉ lệ 
Tiêm ngừa 
Tổng OR p 
Có Không 
Không 217 (20,7) 833 (79,3) 1050 (98,0) 
Dùng chung dao cạo râu 
Có 4 (20,0) 16 (80,0) 20 (1,9) 
0,961 0,944 
Không 217 (20,6) 834 (79,4) 1051 (98,1) 
Dùng chung bàn chải đánh 
răng 
Có 3 (21,4) 11 (78,6) 14 (1,3) 
1,050 0,941 
Không 218 (20,6) 839 (79,4) 1057 (98,7) 
Dùng chung dụng cụ làm 
móng 
Có 24 (23,1) 80 (76,9) 104 (9,7) 
1,173 0,517 
Không 197 (20,4) 770 (79,6) 967 (90,3) 
Xăm da 
Có 9 (21,4) 33 (78,6) 42 (3,9) 
1,051 0,897 
Không 212 (20,6) 817 (79,4) 1029 (96,1) 
Hiểu biết về khả năng phòng 
bệnh VGB 
Có 202 (21,8) 723 (78,2) 925 (86,4) 
1,868 0,014 
Không 19 (13,0) 127 (87,0) 146 (13,6) 
Nghe về tiêm phòng bệnh 
VGB 
Có 216 (22,0) 764 (78,0) 980 (91,5) 
4,863 0,001 
Không 5 (5,5) 86 (94,5) 91 (8,5) 
Nguồn thông tin nhận được về 
tiêm ngừa 
Trạm y tế 161 (23,2) 533 (76,8) 694 (64,8) 
- 0,046 
Tổ y tế 18 (15,1) 101 (84,9) 119 (11,1) 
Đài phát thanh 12 (14,5) 71 (85,5) 83 (7,7) 
Đài truyền hình 20 (21,1) 75 (78,9) 95 (8,9) 
Tạp chí, sách báo 3 (25,0) 9 (75,0) 12 (1,1) 
Tranh áp phích, tờ rơi 6 (15,0) 34 (85,0) 40 (3,7) 
Khác 1 (3,6) 27 (96,4) 28 (2,6) 
Biết lợi ích tiêm phòng 
Có 216 (21,7) 779 (78,3) 995 (92,9) 
3,937 0,002 
Không 5 (6,6) 71 (93,4) 76 (7,1) 
Hiểu biết về lợi ích tiêm phòng 
Phòng ngừa lây nhiễm 196 (22,4) 678 (77,6) 874 (81,6) 
- 0,002 Không mắc bệnh 24 (15,6) 130 (84,4) 154 (14,4) 
Khác 1 (2,3) 42(97,7) 43(4,0) 
Xét nghiệm tầm soát VGB 
Có 193 (100,0) 0(0) 193 (18,0) 
- 0,001 
Không 28(3,2) 850(96,8) 878 (82,0) 
Hiểu biết về phòng ngừa 
Sai 1(1,9) 52 (98,1) 53 (4,9) 
0,070 0,001 
Đúng 220 (21,6) 798 (78,4) 1018 (95,1) 
Bảng 5. Phân tích hồi quy logistic đa biến một số yếu tố liên quan đến tỉ lệ tiêm ngừa viêm gan B 
Yếu tố β p OR 
Khoảng tin cậy 95% 
Lower Upper 
Giới tính 0,116 0,488 1,123 0,808 1,561 
Tuổi 0,018 0,004 1,018 1,006 1,031 
Trình độ văn hóa 0,276 0,000 0,759 0.650 0,886 
Nghề nghiệp 0,008 0,866 1,008 0.919 1,105 
Chổ ở 0,725 0,000 1,484 0,350 0,671 
Hôn nhân 0,024 0,926 1,025 0,613 1,713 
Hiểu biết về phòng ngừa 2,432 0,017 11,376 1,555 83,232 
Độ phù hợp của mô hình: -2 Log likelihood =1018,801. 
BÀN LUẬN 
Chúng tôi nghiên cứu 1071 người dân từ 10 
tuổi trở lên, sống ở 4 xã, phường thuộc địa bàn 
tỉnh Tiền Giang thu được kết quả như sau: 
Một số đặc điểm dân số học của mẫu 
nghiên cứu 
Tuổi 
Nhóm tuổi có tỷ lệ cao nhất là từ 50-59 chiếm 
27,0%; sau đó là nhóm >60 tuổi chiếm 24,6%, 
nhóm từ 40-49 tuổi chiếm 20,4% và nhóm tuổi 
thấp nhất là 10-14 tuổi chiếm 2,7%. 
Giới 
Nam chiếm tỷ lệ 35,5% và nữ chiếm 64,5%. 
Nghề nghiệp 
Nội trợ chiếm tỷ lệ cao nhất 26,8%; tiếp đến 
là nông dân chiếm 24,9%; cán bộ viên chức 
14,0%; buôn bán 13,7%. Điều này hoàn toàn phù 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 39
hợp với đặc điểm về nghề nghiệp của người dân 
tỉnh Tiền Giang đa số là nông dân. 
Nơi sinh sống 
Vùng sinh thái: mẫu nghiên cứu phân bố 
theo vùng sinh thái có tỷ lệ tương ứng với tổng 
số dân của vùng, trong đó xã có tỷ lệ 39,8%; 
phường chiếm 60,2%. 
Tình hình tiêm ngừa viêm gan B 
Có 19,6% người dân được tiêm ngừa viêm 
gan B, trong đó chỉ có 12,5% tiêm ngừa đủ 03 
mũi trong năm đầu. Có 18% người dân thực hiện 
xét nghiệm tầm soát viêm gan B. Như vậy tỷ lệ 
tiêm ngừa viêm gan B trong cộng đồng tỉnh Tiền 
Giang còn thấp. Trong nghiên cứu của Huỳnh 
Thị Kim Truyền(2) trên đối tượng sinh viên 
Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang năm 2010 
ghi nhận 40% sinh viên được phỏng vấn có thực 
hiện tiêm ngừa viêm gan B. Tuy nhiên tỷ lệ này 
cao hơn trong nghiên cứu của Lý Văn Xuân, 
Phan Thị Quỳnh Trâm(4) với tỷ lệ là 21,45%. 
Tương tự, trong nghiên cứu của Ngô Thị Huỳnh 
Trang tại vùng đồng bằng Bắc Bộ năm 2010 cũng 
ghi nhận tỷ lệ tiêm ngừa viêm gan B ở học sinh 
phổ thông trung học cũng rất thấp là 16%. Một 
nghiên cứu khác của Trần Hữu Bích(10) tại Hà 
Nội và Bắc Giang năm 2010 ghi nhận tỷ lệ tiêm 
phòng viêm gan B trong 2 địa bàn trên là 10%, Ở 
Sóc Sơn, tỷ lệ này là 15,3%; tỷ lệ ở Lạng Giang 
thậm chí còn thấp hơn, chỉ 4,5% (p < 0,001). Theo 
Tổ chức Y tế thế giới, vắc xin viêm gan B có hiệu 
lực phòng bệnh khoảng 95%. Tuy nhiên, các kết 
quả nghiên cứu trong nhiều địa phương khác 
nhau đều ghi nhận tỷ lệ tiêm phòng viêm gan B 
chưa cao. Vắc xin viêm gan B sản xuất trong 
nước nước được lưu hành từ 1999 và chỉ được 
đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng từ 
năm 2002 dành cho trẻ dưới 6 tuổi. Như vậy, thế 
hệ trẻ được hưởng lợi ích từ chương trình này 
không nằm trong khoảng tuổi được điều tra. 
Đây có thể là giải thích cho tỷ lệ tiêm chủng thấp 
như vậy. Tuy nhiên, công tác phổ biến về lợi ích 
tiêm ngừa viêm gan cần được đẩy mạnh để mọi 
người có thể chủ động hơn trong phòng bệnh 
cho bản thân cũng như cho người khác 
 Phân bố theo số mũi tiêm ngừa của những 
người dân đã có chủng ngừa viêm gan B cho 
thấy: có 63,8% là tiêm ngừa đầy đủ, còn lại 35,2% 
tiêm ngừa không đầy đủ. Kết quả chúng tôi 
tương tự như trong nghiên cứu của Nguyễn 
Công Viên(6) trên đối tượng trẻ em ghi nhận tỉ lệ 
tiêm ngừa đủ 03 mũi cơ bản là 72,0%. Tuy nhiên, 
nhìn chung, tỷ lệ tiêm ngừa đầy đủ tại địa 
phương còn thấp. 
 Về nơi tiêm ngừa: 59% người dân tiêm ngừa 
tại TTYTDP tỉnh (chiếm đa số). Kết quả này cho 
thấy TTYTDP tỉnh vẫn là địa điểm tin cậy để 
người dân đến tiêm ngừa. 
Các yếu tố liên quan đến tỉ lệ tiêm ngừa 
viêm gan vi rút B 
Phân tích đơn biến không ghi nhận có mối 
liên quan giữa thực hành phòng ngừa lây nhiễm 
viên gan B (dùng chung kim tiêm, dùng chung 
dao cạo râu, dùng chung bàn chải đánh răng, 
dùng chung dụng cụ làm móng) với tỷ lệ tiêm 
ngừa viêm gan B (với p>0,05). 
Có mối liên quan giữa hiểu biết về khả năng 
phòng bệnh viêm gan B; đã nghe về tiêm phòng 
bệnh viêm gan B; nguồn thông tin nhận được về 
tiêm ngừa viêm gan B; biết lợi ích tiêm phòng; 
xét nghiệm tầm soát viêm gan B với tỷ lệ tiêm 
ngừa viêm gan B với p<0,05, cụ thể: 
Người dân có hiểu biết đúng rằng bệnh viêm 
gan B có thể phòng ngừa được có tỷ lệ tiêm ngừa 
cao hơn người dân không có kiến thức này 
(p=0,014). 
Người dân đã nghe thông tin về tiêm ngừa 
viêm gan B có tỷ lệ tiêm ngừa cao hơn có ý nghĩa 
thống kê so với người dân không nghe về tiêm 
ngừa (p=0,001). 
Các kết quả của nghiên cứu của chúng tôi 
tương tự như kết quả nghiên cứu của Ngô Viết 
Lộc(5) và của Nguyễn Văn Quân (9). Người dân 
nghe thông tin về tiêm ngừa viêm gan B từ nhân 
viên y tế (trạm y tế, tổ y tế ấp) có tỷ lệ tiêm ngừa 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 20 * Số 6 * 2016
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 40
cao hơn người dân nghe thông tin từ các nguồn 
khác (đài phát thanh, truyền hình, tạp chí, sách 
báo, tờ rơi). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê 
với p=0,046, cho thấy vai trò của cán bộ y tế trong 
công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe là rất 
quan trọng. Kết quả nghiên cứu cho thấy phần 
lớn đối tượng nghiên cứu đều có thái độ chỉ ở 
mức trung bình ở cả 2 quan điểm thể hiện sự kỳ 
thị đối với bệnh và thể hiện thái độ tích cực 
trong việc phòng bệnh. Tỷ lệ đối tượng nghiên 
cứu có thái độ chưa đạt chiếm 52,4%. Đa phần 
đối tượng nghiên cứu đều nhận được thông tin 
qua các phương tiện truyền thông đại chúng tuy 
nhiên năng lực chủ động tiếp cận thông tin còn 
yếu. Cần đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục cho 
nam lao động di cư về những nội dung liên quan 
đến bệnh viêm gan B. Chú trọng truyền thông 
qua nhiều kênh khác nhau trong đó nâng cao 
hơn nữa truyền thông qua nhân viên y tế. 
Người dân biết về lợi ích của tiêm ngừa viêm 
gan B, giúp phòng ngừa lây nhiễm virus viêm 
gan B, có tỷ lệ tiêm ngừa cao hơn người dân 
không biết về lợi ích này (p=0,002). Trong thời 
gian từ tháng 3 đến tháng 4 năm 2012, tiến hành 
phỏng vấn 790 bà mẹ có con dưới 1 tuổi trên địa 
bàn 13 phường xã của TP. Long Xuyên về việc 
chủng ngừa viêm gan B cho trẻ, tác giả Nguyễn 
Công Viên(6) đã ghi nhận những kết quả như sau: 
Bà mẹ có kiến thức chung về chủng ngừa viêm 
gan B đạt 50,5%; kiến thức về nguy hiểm của 
bệnh viêm gan B 49,3%, kiến thức về đường lây 
57%; kiến thức chung về chủng ngừa viêm gan B 
77,5%; kiến thức về lịch chủng ngừa 71%; kiến 
thức về tác dụng phụ của vắc xin 92,6%, kiến 
thứcvề thời gian miễn dịch của vắc xin 6,2%. 
Thái độ chung chấp nhận chủng ngừa viêm gan 
B là 81,8%. Hành vi chủng ngừa viêm gan B đủ 
liều và đúng lịch đạt 77,7%. Hành vi chủng ngừa 
viêm gan B sau sanh trong vòng 24 giờ đạt 
88,8%. Trình độ học vấn của bà mẹ và nghề 
nghiệp có liên quan đến kiến thức, thái độ, hành 
vi của bà mẹ về chủng ngừa viêm gan B cho trẻ 
Phân tích hồi quy logistic đa biến một số yếu 
tố liên quan đến tỉ lệ tiêm ngừa cho thấy: Tuổi, 
trình độ văn hóa, chỗ ở, hiểu biết về phòng ngừa 
có ý nghĩa dự đoán tỷ lệ tiêm ngừa viêm gan B. 
KẾT LUẬN 
Tình hình tiêm ngừa viêm gan B 
Có 19,6% người dân được tiêm ngừa viêm 
gan B, trong đó chỉ có 12,5% tiêm ngừa đủ 03 
mũi trong năm đầu. 
 Phân bố theo số mũi tiêm ngừa của những 
người dân đã có chủng ngừa viêm gan B cho 
thấy: có 63,8% là tiêm ngừa đầy đủ, còn lại 35,2% 
tiêm ngừa không đầy đủ. 
Về nơi tiêm ngừa: 59% người dân tiêm ngừa 
tại TTYTDP tỉnh. 
Các yếu tố liên quan đến tỉ lệ tiêm ngừa 
viêm gan vi rút B 
Có mối liên quan giữa hiểu biết về khả năng 
phòng bệnh viêm gan B; đã nghe về tiêm phòng 
bệnh viêm gan B; nguồn thông tin nhận được về 
tiêm ngừa viêm gan B; biết lợi ích tiêm phòng; 
xét nghiệm tầm soát viêm gan B với tỷ lệ tiêm 
ngừa viêm gan B với p<0,05. 
Tuổi, trình độ văn hóa, chổ ở, hiểu biết về 
phòng ngừa viêm gan B có ý nghĩa dự đoán tỷ lệ 
tiêm ngừa viêm gan B. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đỗ Hữu Lợi (2008), Kiến thức và thái độ về phòng bệnh viêm 
gan siêu vi B của các thai phụ từ 18-45 tuổi đến khám tại Bệnh 
viện Hùng Vương Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2008, Luận 
văn tốt nghiệp cử nhân y tế công cộng 2008, Đại Học Y Dược 
TP. Hồ Chí Minh tr.30-35. 
2. Huỳnh Thị Kim Truyền (2011), “Kiến thức, thái độ, thực hành 
về phòng bệnh viêm gan siêu vi B của sinh viên ở ký túc xá 
Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, Khánh Hòa tháng 4 
năm 2010”, Y học TP. Hồ Chí Minh, tập 15, số 1, tr. 105-111. 
3. Lê Diễm Hương, Lê Kim Ngân, Trần Thị Thảo, Phạm Thị Ngọc 
Hà (2005), “Đáp ứng miễn dịch sau chủng ngừa viêm gan siêu 
vi B ở trẻ có mẹ mang mầm bệnh HBsAg(+)”, Nhi khoa 2005, số 
2, tr. 18-22. 
4. Lý Văn Xuân, Phan Thị Quỳnh Trâm (2009), “Kiến thức, thái 
độ, thực hành về phòng bệnh viêm gan siêu vi B của bệnh 
nhân đến khám tại bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước, tháng 3 
năm 2009”, Y học TP. Hồ Chí Minh, 14(1), tr.95-99. 
5. Ngô Viết Lộc, Đinh Thanh Huề, Nguyễn Đình Sơn (2010), 
“Nghiên cứu tình hình nhiễm vi rút viêm gan B ở người từ 6 
tuổi trở lên tại tỉnh Thừa Thiên Huế”, Y học thực hành, số 10 
(739/2010), tr.113 – 115. 
6. Nguyễn Công Viên (2006), “Đánh giá tác động của chương 
trình tiêm chủng mở rộng đối với bệnh viêm gan siêu vi B ở trẻ 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * PB Tập 20 * Số 6 * 2016 Nghiên cứu Y học
Chuyên Đề Điều Dưỡng Nhi Khoa 41
từ 2-5 tuổi trên hai cộng đồng có điều kiện kinh tế – xã hội khác 
nhau tại TP. Hồ Chí Minh”, Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 
10, phụ bản số 1, tr.1. 
7. Nguyễn Mai Anh, Hồ Văn Cự, Nguyễn Anh Tuấn (2002), 
“Tình hình nhiễm virus viêm gan B ở cộng đồng qua điều trị 
tại một số tỉnh miền núi phía Bắc năm 2000-2002”, Thông tin Y 
dược, số chuyên đề bệnh Y dược, tr. 1-4. 
8. Nguyễn Minh Ngọc, Bùi Hữu Hoàng (2011), “Kiến thức và sự 
tuân thủ của bệnh nhân người lớn bị nhiễm virus viêm gan B 
đến khám tại Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh”, Y Học TP. Hồ Chí 
Minh, tập 15, số 1, tr. 291-295. 
9. Nguyễn Văn Quân, Nguyễn Quang Tập (2007), “Đánh giá hiểu 
biết, thái độ thực hành phòng nhiễm vi rút viêm gan B của Cán 
bộ y tế Thành phố Hải Phòng”, Y học thực hành (591 + 592), số 
12/2007, tr.28 – 32. 
10. Trẩn Hữu Bích (2010). Điều tra dịch tễ tình hình nhiễm virus 
viêm gan B và C tại hà Nội và Bắc Giang. Y học TP. Hồ Chí 
Minh, tập 14, số 4, tr.71-82. 
Ngày nhận bài báo: 03/10/2016 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 10/10/2016 
Ngày bài báo được đăng: 05/12/2016 

File đính kèm:

  • pdfty_le_tiem_ngua_viem_gan_sieu_vi_b_trong_cong_dong_tinh_tien.pdf