Ứng dụng thuật toán nhánh cận để giải một số bài toán tối ưu liên quan đến chu trình Hamilton dựa trên bài toán TSP

Tóm tắt

Bài toán người du lịch (Traveling Salesman Problem, viết tắt TSP) là một trong những bài

toán tối ưu tổ hợp nổi bật thuộc lớp NP-khó. Thuật toán tốt nhất hiện nay để giải TSP là

thuật toán nhánh-cận có độ phức tạp thời gian tính toán dạng hàm mũ. Bài báo này trình bày

cách vận dụng thuật toán nhánh-cận để giải một số bài toán tối ưu liên quan đến chu trình

Hamilton dựa trên bài toán TSP tương ứng.

pdf 12 trang yennguyen 4620
Bạn đang xem tài liệu "Ứng dụng thuật toán nhánh cận để giải một số bài toán tối ưu liên quan đến chu trình Hamilton dựa trên bài toán TSP", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ứng dụng thuật toán nhánh cận để giải một số bài toán tối ưu liên quan đến chu trình Hamilton dựa trên bài toán TSP

Ứng dụng thuật toán nhánh cận để giải một số bài toán tối ưu liên quan đến chu trình Hamilton dựa trên bài toán TSP
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 7, Số 2, 2017 205–216 205 
ỨNG DỤNG THUẬT TOÁN NHÁNH CẬN ĐỂ GIẢI MỘT SỐ BÀI 
TOÁN TỐI ƯU LIÊN QUAN ĐẾN CHU TRÌNH HAMILTON DỰA 
TRÊN BÀI TOÁN TSP 
Đỗ Như Ana* 
aKhoa Công nghệ Thông tin, Trường Đại học Nha Trang, Khánh Hoà, Việt Nam 
Lịch sử bài báo 
Nhận ngày 05 tháng 01 năm 2017 | Chỉnh sửa ngày 08 tháng 04 năm 2017 
Chấp nhận đăng ngày 10 tháng 05 năm 2017 
Tóm tắt 
Bài toán người du lịch (Traveling Salesman Problem, viết tắt TSP) là một trong những bài 
toán tối ưu tổ hợp nổi bật thuộc lớp NP-khó. Thuật toán tốt nhất hiện nay để giải TSP là 
thuật toán nhánh-cận có độ phức tạp thời gian tính toán dạng hàm mũ. Bài báo này trình bày 
cách vận dụng thuật toán nhánh-cận để giải một số bài toán tối ưu liên quan đến chu trình 
Hamilton dựa trên bài toán TSP tương ứng. 
Từ khóa: Bài toán người du lịch; Bài toán tối ưu tổ hợp; Chu trình Hamilton; Đường 
Hamilton; NP-đầy đủ; NP-khó; Thuật toán nhánh-cận. 
1. GIỚI THIỆU 
Phần này trình bày một số khái niệm và kiến thức cơ bản của lý thuyết đồ thị liên 
quan đến bài toán người du lịch và thuật toán nhánh-cận giải TSP. Nội dung của phần này 
chủ yếu được tham khảo trong tài liệu Combinatorial Optimization: Theory and 
Algorithms của Korter và Vygen (2002), và tài liệu The Traveling Salesman Problem của 
Lawler và Lenstra (1985). 
Không giảm tính tổng quát, trong phần này chúng tôi không mô tả chi tiết quá 
trình tính toán của thuật toán nhánh-cận cho TSP, kết quả của thuật toán được xác định 
dễ dàng và chính xác thông qua các ví dụ minh họa đơn giản. Một số kết quả cơ bản của 
lý thuyết NP-đầy đủ được tham khảo tại tài liệu Theory of computational complexity của 
Ding (2001). 
* Tác giả liên hệ: Email: andn@ntu.edu.vn 
206 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [ĐẶC SAN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN] 
1.1. Đường Hamilton và chu trình Hamilton 
Xét đồ thị có hướng ),( EVG , trong đó V là tập các đỉnh, E là tập các cung. 
Một hành trình (walk) trong G là một dãy llveevevW ...,2110 , trong đó lvvv ,...,, 10 là 
các đỉnh của V và iii vve 1 , li 1 , là các cung của E . Để đơn giản, có thể biểu 
diễn một hành trình thông qua các đỉnh của nó. Chẳng hạn, với hành trình 
llveevevW ...,2110 có thể viết W ),...,,( 10 lvvv và gọi và là đỉnh đầu và đỉnh 
cuối của W . Hành trình W ),...,,( 10 lvvv được gọi là mở nếu và được gọi là 
đóng (khép kín) nếu . Một hành trình W ),...,,( 10 lvvv được gọi là một đường 
(path), hay đường đi, nếu các đỉnh lvvv ,...,, 10 của nó là khác nhau. Một hành trình đóng 
C ),,...,,( 010 vvvv l mà trong đó W ),...,,( 10 lvvv là một đường đi được gọi là chu trình 
(cycle). Một đường đi chứa tất cả các đỉnh của đồ thị được gọi là đường Hamilton 
(Hamiltonian path). Một chu trình chứa tất cả các đỉnh của đồ thị được gọi là chu trình 
Hamilton (Hamiltonian cycle). 
Để đơn giản trong trình bày, chúng ta giả sử tập đỉnh của đồ thị có hướng 
),( EVG là },...,2,1{ nV . Với mỗi cặp đỉnh trong V , đỉnh i được gọi là kề với đỉnh 
j nếu ),( ji là một cung hay ký hiệu Eji ),( . Một đồ thị được gọi là đầy đủ nếu mọi 
cặp đỉnh của nó là kề nhau. Với một đồ thị có hướng đầy đủ n đỉnh luôn chứa !n đường 
Hamilton hoặc chu trình Hamilton khác nhau (mỗi đường Hamilton hoặc chu trình 
Hamilton là một hoán vị của },...,2,1{ nV ). Tuy nhiên, với đồ thị G bất kỳ, bài toán xác 
định xem G có chứa một đường Hamilton hoặc một chu trình Hamilton hay không là bài 
toán NP-đầy đủ. Đồ thị có hướng có trọng số là đồ thị có hướng mà mỗi cung ),( ji được 
gán một số ijc được gọi là trọng số của cung tương ứng ( nji ,1, , ji ) và )( ijcC 
được gọi là ma trận trọng số của G . 
1.2. Bài toán người du lịch và thuật toán nhánh-cận 
Bài toán tối ưu liên quan đến chu trình Hamilton là bài toán người du lịch (TSP) 
được phát biểu như sau: Người du lịch muốn viếng thăm n thành phố và trở về lại nơi đã 
0v lv
lvv 0
lvv 0
Đỗ Như An 207 
xuất phát. Biết chi phí đi lại giữa các thành phố, hãy tìm cách đi cho người du lịch sao 
cho có thể đến thăm mỗi thành phố đúng một lần và tổng chi phí đi lại là bé nhất. 
TSP được biểu diễn bằng một đồ thị có hướng ),( EVG , trong đó tập hợp của 
các đỉnh },...,2,1{ nV biểu thị các thành phố, E là tập hợp của các cung là con đường 
nối các thành phố. Trọng số 
ijc biểu thị chi phí đi lại từ thành phố i đến thành phố j với 
( nji ,1, ). Cần tìm một chu trình Hamilton trên G có tổng trọng số nhỏ nhất. TSP là 
bài toán thuộc lớp NP-khó. 
Bài toán TSP tìm một chu trình Hamilton có tổng trọng số nhỏ nhất, hay còn được 
gọi là hành trình du lịch tối ưu, được đưa ra lần đầu tiên bởi Whitney năm 1934. Sau đó, 
ba thành viên của Trường Đại học Rand là Dantzig, Fulkerson, và Johnson (1954), trong 
cuốn Solution of lagre-scale traveling salesman problem đã công bố lời giải cho bài toán 
tìm hành trình tối ưu của 49 thành phố gồm Washington D.C. và thủ phủ của 48 bang 
khác. Thuật toán của họ là sự kết hợp giữa quy hoạch tuyến tính (linear programming) 
và lý thuyết đồ thị (graph theory) mà ngày nay chúng ta sử dụng như là công cụ chuẩn 
trong quy hoạch nguyên tuyến tính, đó chính là thuật toán nhánh-cận. 
Thuật toán nhánh-cận xác định phương án tối ưu cho TSP được mô tả tóm tắt như 
sau: Thuật toán nhánh-cận thực chất là thuật toán quay lui (backtracking algorithm). 
Thuật toán từng bước xây dựng các phương án cho bài toán với tất cả các khả năng có thể 
xảy ra, trong đó mỗi nhánh của phương án đang được xây dựng bởi thuật toán sẽ chấm 
dứt khi biết được tổng trọng số của phương án này vượt quá giá trị cận dưới (giá trị hàm 
mục tiêu của phương án đã được xác định trước đó tính đến thời điểm hiện tại là tốt nhất). 
Ưu điểm của thuật toán nhánh-cận là hạn chế được nhiều tính toán trong quá trình xây 
dựng phương án và được xem là thuật toán tốt nhất hiện nay cho TSP. Tuy nhiên, độ phức 
tạp tính toán của thuật toán trong trường hợp tổng quát vẫn là )!(nO . 
Hình 1 là ví dụ minh họa TSP bằng đồ thị có hướng G gồm 5 n đỉnh và ma 
trận chi phí tương ứng )( ijcM . Lưu ý, trong ma trận này, gán 0 ijc nếu ji , 
208 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [ĐẶC SAN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN] 
 ijc nếu đỉnh i không kề với j . Trong cài đặt thuật toán cho bài toán, có thể thay 
giá trị bởi một số dương đủ lớn  , chẳng hạn },1,max{. njicn ij  . 
02
20002
30
4010
10010
M
Hình 1. Đồ thị của TSP và ma trận chi phí tương ứng 
Một phương án tối ưu của G được xác định bởi thuật toán nhánh-cận là chu trình 
minC = (1, 3, 4, 2, 5, 1) gồm các cung được tô đậm trên đồ thị của Hình 1 và giá trị tối 
ưu tương ứng là 1112423100)( 5125423413min cccccCw . 
2. KẾT QUẢ 
Phần này trình bày phương pháp giải một số bài toán tối ưu tổ hợp liên quan đến 
đường và chu trình Hamilton bằng cách đưa bài toán cần giải về TSP tương ứng, sau đó 
xác định lời giải của bài toán đã cho từ lời giải của TSP tương ứng được xác định bởi 
thuật toán nhánh-cận. 
Bài toán 1: Giả sử G là đồ thị có hướng có trọng số của các cung. Tìm một đường 
Hamilton trên G sao cho tổng trọng số là nhỏ nhất. 
Đưa Bài toán 1 về bài toán TSP tương ứng như sau: Xây dựng đồ thị có hướng 
*G từ đồ thị G bằng cách thêm một đỉnh mới 0 và các cung có trọng số tương ứng là 
000 jj cc , nj ,...,2,1 . Khi đó, một chu trình Hamilton tối ưu trong 
*G sẽ là một 
đường Hamilton tối ưu tương ứng trên G sau khi loại bỏ đỉnh 0. 
Thật vậy, giả sử )0,...,,,,0( 21min nvvvC là một chu trình Hamilton có tổng 
trọng số bé nhất trên *G thu được bởi thuật toán nhánh-cận. Khi đó, theo cách xây dựng 
*G , )...,,,( 21min nvvvP là một đường Hamilton trên G thu được từ minC bằng cách 
Đỗ Như An 209 
bỏ đi hai cung (0, v1) và (vn, 0). Hơn nữa, minP có tổng trọng số là bé nhất 
)()()()( min00minmin 1 CwccCwPw nvv . 
Trường hợp *G không tồn tại chu trình Hamilton, khi đó G cũng không có đường 
Hamilton. Hơn nữa, dễ dàng khẳng định được việc xây dựng *G từ G có thời gian tính 
toán là )(nO . 
Ví dụ 1: Hình 2 là đồ thị G của Bài toán 1 và đồ thị *G của TSP tương ứng. 
Hình 2. Đồ thị G của bài toán 1 và G* của TSP tương ứng 
Giải TSP trên *G bằng thuật toán nhánh-cận, chu trình Hamilton tối ưu thu được 
là minC = (1, 3, 4, 2, 5, 1), gồm các cung được tô đậm trên 
*G , với tổng trọng số 
)( minCw = 100+3+2+4+0+0= 109. Đường Hamilton tối ưu trên G cần tìm là minP = (1, 
3, 4, 2, 5) với các cung được tô đậm trên G , tổng trọng số là )()(
minmin
CwPw = 109. 
Nhận xét, có thể giải trực tiếp Bài toán 1 bằng cách áp dụng thuật toán nhánh-cận 
một cách thích hợp mà không cần chuyển đổi về TSP. Tuy nhiên, việc đưa Bài toán 1 về 
bài toán TSP nêu ở trên là một trong những kỹ thuật thường được vận dụng trong lý thuyết 
đồ thị để chứng minh sự tồn tại của một đường Hamilton thông qua một chu trình 
Hamilton trong đồ thị. Việc làm này có ý nghĩa về mặt lý thuyết của thuật toán nhằm 
khẳng định thêm rằng Bài toán 1 và TSP là hai vấn đề có độ phức tạp thời gian tính toán 
tương đương (cùng đa thức hoặc không đa thức) và cùng thuộc lớp NP-khó. 
Bài toán 2: Giả sử G là đồ thị có hướng có trọng số của các cung. Tìm đường 
Hamilton có tổng trọng số nhỏ nhất từ đỉnh xác định s đến đỉnh xác định t trong G . 
210 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [ĐẶC SAN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN] 
Đường Hamilton tối ưu cần tìm của Bài toán 2 được hiểu như sau: Xuất phát từ 
đỉnh S, đường lần lượt đi qua tất cả các đỉnh, mỗi đỉnh chính xác một lần, và kết thúc tại 
đỉnh t của đồ thị G sao cho tổng trọng số là bé nhất. 
Đưa Bài toán 2 về TSP như sau: Xây dựng đồ thị có hướng *G từ đồ thị G bằng 
cách thay hai đỉnh s và t bởi một đỉnh u và định nghĩa trọng số của các cung liên quan 
với u của 
*G như sau: 
ujkhic
uikhic
c
it
sj
ij
* (1) 
Dễ thấy, việc xây dựng *G từ đồ thị G như trên đảm bảo rằng, nếu *G có chu 
trình Hamilton thì G cũng có đường Hamilton; Ngược lại, *G không có chu trình 
Hamilton thì G cũng không có đường Hamilton một cách tương ứng. Đặc biệt, nếu trong 
*G có chu trình Hamilton tối ưu thì đây cũng chính là đường Hamilton tối ưu trên G 
cần tìm. 
Thật vậy, giả sử ),...,,,,( 221min uvvvuC n là một chu trình Hamilton tối ưu của 
*G . Khi đó, theo cách xây dựng *G , ),...,,,,( 221min tvvvsP n là đường Hamilton tối 
ưu của G thu được bằng cách thay đỉnh u bởi hai đỉnh s và t của chu trình minC trên 
*G . Dễ dàng nhận thấy rằng, việc xây dựng *G từ G có thời gian tính toán là )(nO . 
Nhận xét, Bài toán 2 là trường hợp riêng của Bài toán 1. Bài toán 2 có tập phương 
án (tập hợp của tất cả các đường Hamilton từ đỉnh s đến đỉnh t ) là tập con của tập 
phương án của Bài toán 1 (tập hợp của tất cả các đường Hamilton giữa các cặp đỉnh). Do 
đó, có thể vận dụng thuật toán nhánh-cận một cách phù hợp để tìm đường Hamilton tối 
ưu từ đỉnh s đến đỉnh t cho trước (cần lưu ý khi áp dụng thuật toán, với một đường 
Hamilton tối ưu tìm được, thì chu trình Hamilton tương ứng sau khi bổ sung cung ( t , s ) 
chưa hẳn là tối ưu). Bài toán 2 cũng thuộc lớp NP-khó. 
Đỗ Như An 211 
Ví dụ 2: Hình 3 là đồ thị G của Bài toán 2, trong đó s là đỉnh 1 và t là đỉnh 5 
và đồ thị *G tương ứng của TSP. 
Hình 3. Đồ thị G của Bài toán 2 và G* của TSP tương ứng 
Giải TSP trên *G bằng thuật toán nhánh-cận, chu trình Hamilton tối ưu thu được 
là ),2,4,3,(min uuC (các cung được tô đậm trên 
*G ) có tổng trọng số là )( minCw
100+3+2+4 =109. Khi đó, đường Hamilton tối ưu từ đỉnh 1 đến đỉnh 5 trên G cần tìm là 
)5,2,4,3,1(min P (các cung được tô đậm trên G ) với tổng trọng số )()( minmin CwPw 
= 109. 
Bài toán 3: Giả sử G là đồ thị có hướng đầy đủ có trọng số của các cung. Tìm 
một hành trình đóng có tổng trọng số nhỏ nhất trong G sao cho mỗi đỉnh được thăm ít 
nhất một lần. 
Hành trình nêu ở trên được hiểu đơn giản như sau: Xuất phát từ một đỉnh nào đó 
của đồ thị G , hành trình lần lượt đi qua tất cả các đỉnh còn lại, mỗi đỉnh đi qua ít nhất 
một lần và trở về đỉnh ban đầu. Hiển nhiên, hành trình này có thể phải đi qua vài cung 
nào đó của đồ thị nhiều hơn một lần. 
Đưa Bài toán 3 về TSP như sau: Xây dựng đồ thị đầy đủ có hướng *G từ đồ thị 
G bằng cách thay trọng số của cung ),( ji bằng độ dài của đường đi ngắn nhất từ i đến 
j trong đồ thị ban đầu G ( nji ,1, , ji ). Lưu ý, từ G với ma trận kề )( ijcM 
tương ứng, thuật toán Floyd cung cấp kết quả là ma trận )( ijdD cho biết độ dài đường 
đi ngắn nhất ijd giữa các cặp đỉnh ),( ji và ma trận )( ijtT xác định vết của đường đi 
212 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [ĐẶC SAN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN] 
ngắn nhất giữa các cặp đỉnh ),( ji trên G . Độ phức tạp thời gian tính toán của thuật toán 
Floyd là )( 3nO (Korter & Vygen, 2002). Vì vậy, xây dựng *G từ G có thời gian tính 
toán đa thức. 
Việc giả thiết G là đồ thị có hướng đầy đủ là điều kiện cần và đủ cho *G luôn 
tồn tại chu trình Hamilton (một hành trình du lịch). Giả sử minC là chu trình Hamilton 
tối ưu của *G . Ta xác định hành trình minH tối ưu trên G từ chu trình minC như sau: 
Tất cả những cung ),( ji nằm trên minC mà có trọng số được gán bởi giá trị mới (bằng 
độ dài đường đi ngắn nhất từ i đến j trên G ), tức là những cung ),( ji mà ijij dc
*
ijc , sẽ được thay thế bởi vết của đường đi nhắn nhất từ i đến j trên G một cách tương 
ứng. 
Rõ ràng, minH là đóng bởi minC là một chu trình. Hơn nữa, minH có tổng trọng 
số bé nhất )()( minmin CwHw và hành trình này có thể phải đi qua vài cung nào đó 
của G nhiều hơn một lần. Ngược lại, giả sử H là một hành trình đóng tối ưu trên G . 
Khi đó, H có thể được biểu diễn bởi hữu hạn các đường đi phân biệt nối tiếp nhau trên 
G . Do H là tối ưu, các đường đi này là đường đi ngắn nhất tương ứng trên G . Lưu ý, 
với một đồ thị G cho trước, có thể có nhiều hành trình đóng tối ưu khác nhau có tổng 
trọng số là nhỏ nhất và bằng nhau. Tiếp theo, trên H , lần lượt thay mỗi đường đi ngắn 
nhất từ i đến j trên G có độ dài 
*
ijij cd bởi cung ),( ji tương ứng trên 
*G . Hành 
trình thu được không còn đỉnh nào được “thăm” quá một lần, đây chính là một chu trình 
Hamilton trên 
*G và có tổng trọng số là nhỏ nhất. 
Ví dụ 3: Hình 4 là ví dụ minh họa cho Bài toán 3, một đồ thị G có hướng đầy đủ 
gồm 4 đỉnh cho trước và đồ thị *G tương ứng thu được với các cung ),( ji đã được cực 
tiểu hóa trọng số bởi độ dài của đường đi ngắn nhất từ i đến j trên G . 
Đỗ Như An 213 
Hình 4. Đồ thị G của Bài toán 3 và G* của TSP tương ứng 
Giải TSP trên *G bằng thuật toán nhánh-cận, một chu trình Hamilton tối ưu tìm 
được là minC (1, 3, 4, 2, 1) gồm các cung được tô đậm trên 
*G và 8)( min Cw . Hành 
trình đóng tối ưu tương ứng minH cần tìm trên G được xác định từ minC như sau: Do 
 504*42c 42c , thay cung (4, 2) bởi vết của đường đi ngắn nhất từ đỉnh 4 đến đỉnh 2 
là (4, 3, 2). Vì vậy, minH = (1, 3, 4, 3, 2, 1), bao gồm các cung được tô đậm trên G . 
Tổng trọng số của hành trình tối ưu là 8)()( minmin CwHw . Để ý, trong hành trình 
này, đỉnh 3 được “thăm” hai lần. 
Mô tả thuật toán giải Bài toán 3: 
• Input: Ma trận kề của G : )( ijcM , nji ,1, ; n là số đỉnh của đồ thị, chính 
là kích thước của dữ liệu đầu vào của bài toán. 
• Output: Hành trình đóng tối ưu minH của G. 
• Phương pháp: 
Bước 1. Từ )( ijcM trên G, xác định )( ijdD và )( ijtT ( nji ,1, ) bởi 
thuật toán Floyd. Thời gian tính toán ở Bước 1 là O(n3). 
Bước 2. Xây dựng đồ thị G*, nghĩa là xác định ma trận )(*
*
ijcM của G
* từ 
)( ijcM và )( ijdD như sau: Với mỗi nji ,1, : 
214 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [ĐẶC SAN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN] 
ijijij
ijijij
ij
cdkhic
cdkhid
c* (2) 
Thời gian tính toán ở Bước 2 là O(n2). 
Bước 3. Giải TSP trên *G bởi thuật toán nhánh-cận, thời gian tính toán là )!(nO . 
Gọi 
minC là chu trình Hamilton tối ưu tìm được. 
Bước 4. Xác định hành trình đóng tối ưu minH trên G tương ứng từ minC trên 
*G như sau: Lần lượt xét từng cung trên minC , nếu một cung ),( ji mà 
*
ijc ijc thì thay 
cung ),( ji bởi vết của đường đi ngắn nhất từ i đến j trên G tương ứng. Thời gian tính 
toán của Bước 4 là )( 2nO . 
3. KẾT LUẬN 
Hầu hết các bài toán tối ưu liên quan đến đường Hamilton hay chu trình Hamilton 
trong đồ thị đều là những vấn đề phức tạp. Các bài toán đã nêu ở trên được xếp vào lớp 
các bài toán NP-khó. Phương pháp tiếp cận để giải quyết các bài toán tối ưu được trình 
bày như trên là công việc cần thiết, mặc dù không làm giảm độ khó của bài toán đặt ra, 
song từ đó giúp ta khẳng định được độ khó của vấn đề đặt ra và bổ sung thêm các giải 
pháp để giải quyết chúng. 
Việc giải một bài toán cho trước bằng cách biến đổi về bài toán tương đương để 
giải là việc làm thường gặp trong toán học. Trong lý thuyết độ phức tạp tính toán, đặc 
biệt trong lý thuyết NP-đầy đủ, cách làm như vậy được gọi là phép qui dẫn đa thức 
(polynomial reductions) trong lớp bài toán quyết định (decision problem). Bài toán quyết 
định yêu cầu trả lời đúng/sai với mỗi dữ kiện đầu vào (instance) cho trước. Một phép qui 
dẫn F từ bài toán quyết định A về bài toán quyết định B phải đảm bảo tính chất sau 
đây: Với mỗi dữ kiện đầu vào AI cho A , xác định dữ kiện đầu vào )( AB IFI cho B 
tương ứng. Khi đó, câu trả lời chính xác đúng (sai) cho B cũng là câu trả lời đúng (sai) 
cho A một cách tương ứng. Hơn nữa, việc biến đổi từ A sang B phải được thực hiện 
Đỗ Như An 215 
chỉ trong thời gian đa thức mà thôi. Với một phép qui dẫn đa thức từ bài toán A về bài 
toán B được thiết lập, chúng ta có thể đánh giá độ khó (dễ) của A theo B một cách 
tương ứng ( A khó nhiều nhất là bằng B ), hoặc khẳng định được rằng A và B là hai vấn 
đề có cùng độ khó (dễ) sai khác nhau một khoảng thời gian tính toán đa thức. 
Một bài toán tối ưu rời rạc có thể phát biểu thành bài toán quyết định bằng cách 
so sánh giá trị của hàm mục tiêu với một giá trị cụ thể nào đó (được gọi là cận trên hoăc 
cận dưới của hàm mục tiêu) của bài toán đặt ra. 
Lớp NP-đầy đủ là tập con của lớp NP-khó và từ các nhận xét ở trên, vấn đề đặt ra 
là cần mở rộng khái niệm phép qui dẫn đa thức trong lớp NP-đầy đủ cho các bài toán 
thuộc NP-khó. 
LỜI CẢM ƠN 
Tác giả trân trọng và cám ơn PGS.TSKH. Vũ Đình Hòa (Khoa Công nghệ Thông 
tin, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) đã có nhiều ý kiến góp ý cho bài viết. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Dantzig, G., Fulkerson, D., & Johnson, S. (1954). Solution of large-scale traveling 
salesman problem. Journal of the Operations Research Society of America, 10(3), 
393-410. 
Ding, Z. D. (2001). Theory of computational complexity. New Jersey, USA: Wiley-
Interscience. 
Korter, B., & Vygen, J. (2002). Combinatorial optimization: Theory and algorithms. 
Berlin, Gemany: Springer. 
Lawler, E. L., & Lenstra, J. K. (1985). The traveling salesman problem. New Jersey, 
USA: John Wiley & Sons. 
216 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [ĐẶC SAN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN] 
APPLICATIONS OF BRANCH-BOUND ALGORITHM TO SOLVE 
SOME OPTIMAL PROBLEMS RELATED TO THE 
HAMILTONIAN CYCLE BASED ON THE TSP 
Do Nhu Ana* 
aThe Faculty of Information Technology, Nhatrang University, Khanhhoa, Vietnam 
*Corresponding author: Email: andn@ntu.edu.vn 
Article history 
Received: January 05th, 2017 | Received in revised form: April 08th, 2017 
Accepted: May 10th, 2017 
Abstract 
The Traveling Salesman Problem (TSP) is the most prominent of the combinatorial 
optimization problems that belongs to NP-Hard. The best algorithm for solving TSP is the 
branch-bound algorithm with exponential-time complexity. This paper presents how to use 
the branch-bound algorithm to solve some of the combinatorial optimization problems 
related to the Hamiltonian cycle based on the TSP. 
Keywords: Branch-bound algorithm; Combinatorial optimization problem; Hamiltonian 
cycle; NP-C (Non-deterministic Polynomial Complete; NP-Hard; Traveling Salesman 
Problem (TSP). 

File đính kèm:

  • pdfung_dung_thuat_toan_nhanh_can_de_giai_mot_so_bai_toan_toi_uu.pdf