Ước tính tải lượng bùn cát của sông Tedori cấp cho biển Ishikawa, Nhật Bản

Tóm tắt: Trong những thập kỷ gần đây, các hoạt động khai thác cát sỏi (KTC) và xây dựng đập

(XDĐ) trên sông Tedori đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình thái của sông và biển Ishikawa, Nhật

Bản. Trong bài báo này, dựa vào bộ số liệu về địa hình của đoạn hạ lưu sông Tedori trong 58 năm

và các hoạt động của con người trên đoạn sông đó, ước tính về diễn biến của tải lượng bùn cát từ

hạ lưu sông Tedori cấp cho biển Ishikawa đã được thực hiện. Kết quả cho thấy, các hoạt động nạo

vét lòng dẫn và KTC là nguyên nhân làm cho tải lượng bùn cát cấp cho biển Ishikawa giảm dần

trong các giai đoạn từ năm 1950 đến năm 1991. Tải lượng bùn cát đạt giá trị nhỏ nhất 0.72×105

/năm trong giai đoạn 1972–1991. Trong giai đoạn 1991-2007, đập Tedorigawa được vận hành

(năm 1981) cùng với việc cấm hoàn toàn các hoạt động KTC (năm 1991) nên tải lượng bùn cát đã

khôi phục nhẹ tới trị số 1.02×105 m3/năm. Tác động gián tiếp của các hoạt động KTC trong giai

đoạn 0-7 km được coi là nguyên nhân gây nên hiện tượng xói bờ biển Ishikawa xảy ra sau so với

quá trình xói lòng dẫn của đoạn hạ lưu sông Tedori.

pdf 7 trang yennguyen 6540
Bạn đang xem tài liệu "Ước tính tải lượng bùn cát của sông Tedori cấp cho biển Ishikawa, Nhật Bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ước tính tải lượng bùn cát của sông Tedori cấp cho biển Ishikawa, Nhật Bản

Ước tính tải lượng bùn cát của sông Tedori cấp cho biển Ishikawa, Nhật Bản
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 62 (9/2018) 59
BÀI BÁO KHOA H
C 
ƯỚC TÍNH TẢI LƯỢNG BÙN CÁT CỦA SÔNG TEDORI 
CẤP CHO BIỂN ISHIKAWA, NHẬT BẢN 
Đặng Minh Hải1 
Tóm tắt: Trong những thập kỷ gần đây, các hoạt động khai thác cát sỏi (KTC) và xây dựng đập 
(XDĐ) trên sông Tedori đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình thái của sông và biển Ishikawa, Nhật 
Bản. Trong bài báo này, dựa vào bộ số liệu về địa hình của đoạn hạ lưu sông Tedori trong 58 năm 
và các hoạt động của con người trên đoạn sông đó, ước tính về diễn biến của tải lượng bùn cát từ 
hạ lưu sông Tedori cấp cho biển Ishikawa đã được thực hiện. Kết quả cho thấy, các hoạt động nạo 
vét lòng dẫn và KTC là nguyên nhân làm cho tải lượng bùn cát cấp cho biển Ishikawa giảm dần 
trong các giai đoạn từ năm 1950 đến năm 1991. Tải lượng bùn cát đạt giá trị nhỏ nhất 0.72×105 
m
3/năm trong giai đoạn 1972–1991. Trong giai đoạn 1991-2007, đập Tedorigawa được vận hành 
(năm 1981) cùng với việc cấm hoàn toàn các hoạt động KTC (năm 1991) nên tải lượng bùn cát đã 
khôi phục nhẹ tới trị số 1.02×105 m3/năm. Tác động gián tiếp của các hoạt động KTC trong giai 
đoạn 0-7 km được coi là nguyên nhân gây nên hiện tượng xói bờ biển Ishikawa xảy ra sau so với 
quá trình xói lòng dẫn của đoạn hạ lưu sông Tedori. 
Từ khóa: Khai thác cát; xây dựng đập; sông Tedori; biển Ishikawa; xói 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ * 
Trong những thập kỷ gần đây, hiện tượng xói 
lở ngày càng gia tăng dọc theo bờ biển Nhật 
Bản. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là 
do các hoạt động của con người đã làm giảm 
lượng bùn cát từ sông cấp cho biển. Để tìm 
được giải pháp hợp lý quản lý bùn cát trong 
sông và biển liền kề, việc ước tính tải lượng bùn 
cát cấp cho biển từ các sông chịu ảnh hưởng bởi 
các tác động của con người là hết sức cần thiết. 
Các hoạt động của con người như nạo vét 
sông, KTC và XDĐ đã làm gián đoạn đường 
vận chuyển bùn cát từ sông tới biển. Syvitski & 
nnk (2005) đã ước tính rằng các hồ chứa đã làm 
giảm 1.4 × 109 tấn/năm bùn cát sông cấp cho 
biển toàn cầu. Liu & nnk (2008) đã chỉ ra ảnh 
hưởng các hoạt động của con người tới việc 
giảm vận chuyển bùn cát trong 10 sông lớn ở 
Trung Quốc. Trong một nghiên cứu về 169 sông 
chảy ra biển Mediterranean, Poulos & nnk 
(2002) đã tính toán rằng xây dựng đập đã giảm 
35% cung cấp bùn cát so với trước đây. Rinaldi 
& nnk ( 2005) cho rằng các hoạt động KTC trên 
1
 Trường Đại học Thuỷ lợi 
sông cũng gây giảm lượng bùn cát từ sông chảy 
về biển và gây xói bờ biển. 
 Ảnh hưởng của các hoạt động KTC và XDĐ 
đến biến đổi hình thái của sông và biển liền kề ở 
Nhật Bản đã được nghiên cứu ở một số lưu vực 
sông biển của Nhật Bản. Sato & nnk (2004) đã 
chỉ ra rằng việc xây dựng đập Takashiba trên 
sông Samegawa và đập Shitoki trên sông 
Shitoki cùng với các hoạt động KTC gần khu 
vực cửa sông Samegawa đã gây xói bờ biển 
Nakoso. Huang (2011) đã chỉ ra mối liên hệ 
giữa xói bờ biển Enshunada và các hoạt động 
XDĐ và KTC trên sông Tenryu. 
Tương tự như các lưu vực sông-biển khác ở 
Nhật Bản, trong những thập kỷ gần đây, các 
hoạt động KTC và XDĐ trên sông Tedori đã 
gây nên hiện tượng xói bờ biển Ishikawa. Đã có 
một số nghiên cứu về mối liên hệ giữa các hoạt 
động KTC và XDĐ đến biến đổi hình thái của 
sông Tedori (Dang & nnk, 2014) và biến đổi 
hình thái của biển Ishikawa (Yuhi, 2008). Tuy 
nhiên, việc ước tính định lượng diễn biến của tải 
lượng bùn cát từ sông Tedori cấp cho biển 
Ishikawa vẫn chưa được thực hiện. 
 KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 62 (9/2018) 60
Trong bài báo này, dựa vào bộ số liệu về địa 
hình của đoạn hạ lưu sông Tedori trong 58 năm 
và số liệu về các hoạt động của con người trên 
đoạn sông đó, tác giả đã ước tính diễn biến của 
tải lượng bùn cát từ hạ lưu sông Tedori cấp cho 
biển Ishikawa. Thêm vào đó, nguyên nhân về 
việc trễ pha giữa quá trình xói bờ biển Ishikawa 
và xói lòng dẫn đoạn hạ lưu sông Tedori cũng sẽ 
được phân tích. 
2. ĐẶC ĐIỂM VÙNG NGHIÊN CỨU 
Sông Tedori bắt nguồn từ núi Hakusan (có 
độ cao +2702 m trên mực nước biển) và đổ ra 
biển Nhật Bản tại thị trấn Mikawa (hình 1). 
Sông Tedori có diện tích lưu vực 809 km2 và 
chiều dài 72 km. Ba chi lưu chính của sông 
Tedori gồm sông Ushikubi, sông Dainichi và 
sông Ozo. Đoạn hạ lưu của sông Tedori được đề 
cập trong bài báo này bắt đầu cửa sông tới 16 
km về phía thượng lưu (hạ lưu của đập 
Tedorigawa). Sông Tedori là một trong số các 
sông có độ dốc lớn ở Nhật Bản, độ dốc tương 
ứng của toàn bộ sông và đoạn hạ lưu lần lượt là 
0.037 và 0.0069. Chiều rộng của sông biến đổi 
từ 150 m đến 420 m. Hình thái của sông Tedori 
là sông phân lạch. Dựa vào sự đồng nhất về độ 
dốc, chiều rộng và đường kính trung bình của 
bùn cát đáy, toàn bộ đoạn hạ lưu sông Tedori 
được chia thành 4 đoạn gồm: 0 – 2 km, 2 – 7 
km, 7 – 13 km và 13 – 16 km. 
Hình 1. Vị trí vùng nghiên cứu (a), sơ đồ lưu 
vực nghiên cứu (b) và hình thái của biển 
Ishikawa (c) 
Vùng nghiên cứu đặc trưng bởi khí hậu gió 
mùa được thổi từ biển Nhật Bản. Lượng mưa 
trung bình của khu vực là 2600 mm/năm ở vùng 
đồng bằng và từ 3300 đến 3600 mm/năm ở khu 
vực miền núi. 
Gần đây, sông Tedori bị ảnh hưởng bởi nhiều 
tác động của con người như nạo vét lòng dẫn, 
KTC, xây dựng các đập kiểm soát bùn cát và 
XDĐ đa mục tiêu. Những hoạt động này đã làm 
gián đoạn đường vận chuyển bùn cát từ sông ra 
biển. Từ những năm 1910, gần 150 đập kiểm 
soát bùn cát đã được xây dựng để kiểm soát và 
giám sát dòng bùn cát tại các đoạn thượng lưu 
của sông ở khu vực xung quanh núi Hakusan. 
Lượng bùn cát bị giữ bởi các đập kiểm soát bùn 
cát ước tính khoảng 9.2 × 106 m3 đến năm 1991. 
Để nâng cao khả vận chuyển dòng chảy của 
sông Tedori, các hoạt động nạo vét được thực 
hiện trong đoạn 0-4.8 km từ năm 1949 đến năm 
1963. Lượng bùn cát đáy được nạo vét khoảng 
2.1× 106 m3. Đáng chú ý nhất là hoạt động KTC 
diễn ra mạnh mẽ trong phạm vi từ cửa sông đến 
15 km về phía thượng lưu. Trong giai đoạn 
1962-1991, khoảng 7.8 × 106 m3 cát sỏi được 
cấp phép khai thác. Tuy nhiên, thể tích cát sỏi 
được khai thác thực tế lớn hơn nhiều so với trị 
số được cấp phép. Điều này đã ảnh hưởng đáng 
kể tới sự thay đổi lòng dẫn và quá trình vận 
chuyển bùn cát trong sông. Thêm vào đó, đập 
Tedorigawa bắt đầu vận hành năm 1981 và một 
số đập khác vận hành trước đó đã giữ lại tất cả 
tải lượng bùn cát đáy và một phần tải lượng bùn 
cát lơ lửng từ chi lưu Ushikubi. Đến năm 2005, 
tổng lượng bùn cát bị giữ lại ở đập Tedorigawa 
là khoảng 8.2×106 m3. Như vậy, các hoạt động 
của con người đã giảm một lượng lớn bùn cát 
của hạ lưu sông Tedori và từ đó gây ra mất cân 
bằng giữa việc cung cấp và vận chuyển bùn cát 
trong lưu vực tổng hợp sông Tedori – biển 
Ishikawa. 
3. DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU 
3.1 Dữ liệu 
Bộ dữ liệu sử dụng trong bài báo này được 
cấp bởi Cục Phát triển vùng Hokuriku, thuộc Bộ 
Đất đai, hạ tầng và giao thông Nhật Bản (sau 
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 62 (9/2018) 61
đây gọi là HRDB), gồm có: 
• Số liệu về địa hình lòng dẫn của 81 mặt cắt 
ngang sông (bố trí cách nhau 200 m dọc theo 
đoạn 0-16 km) được điều tra trong 6 năm (1950, 
1960, 1970, 1979, 1991 và 2007); 
• Thể tích cát sỏi được cấp phép để khai 
trên đoạn hạ lưu sông Tedori từ năm 1951 đến 
năm 1991; 
• Thể tích bùn cát được nạo vét từ năm 1949 
đến năm 1963. 
3.2 Tính toán sự thay đổi thể tích bùn cát đáy 
Hình 2. Sơ đồ tính toán 
Đoạn hạ lưu sông Tedori dài 16 km bao gồm 
81 mặt cắt ngang đặt cách nhau 200 m. Chiều 
rộng của mỗi mặt cắt ngang được giới hạn bởi 2 
mốc cố định đặt trên bờ sông và được chia thành 
50 đoạn bằng nhau bởi 51 điểm cố định. Tọa độ 
và cao trình lòng dẫn tại các điểm cố định trên 
các mặt cắt ngang được nội suy từ hai điểm gần 
nhất. Thể tích bùn cát đáy của lòng dẫn một 
đoạn sông ở năm thứ k được xác định như sau: 
 (1) 
 (2) 
Trong đó: 
: Thể tích bùn cát đáy của đoạn sông năm 
thứ k (m3); 
xij, yij, zij: Tọa độ và cao độ tại điểm thứ ij 
(m); : Cao độ trung bình của ô lưới (m). 
Biển đổi bùn cát lòng dẫn ∆Vk của năm thứ 
k là sự thay đổi thể tích bùn cát lòng dẫn của 
năm thứ k so với thể tích bùn cát lòng dẫn 
năm 1950. 
3.2 Tính toán tải lượng bùn cát của sông 
Tedori cấp cho biển Ishikawa 
Để tính toán tải lượng bùn cát của đoạn hạ 
lưu sông Tedori cấp cho biển Ishikawa, 
phương trình cân bằng bùn cát được thiết lập 
như sau: 
cssvr VdVQQ βρ −−−= )1( (3) 
Trong đó: 
vQ là tải lượng bùn cát đến từ thượng lưu. 
Theo Dang & nnk (2013) thì vQ = 0.28×106 
m3/năm (trước năm 1981) và vQ = 0.11×106 
m3/năm (sau năm 1981). 
dVs là tốc độ biến đổi thể tích bùn cát lòng 
dẫn (m3/năm); dVs của mỗi giai đoạn được xác 
định thông qua phân tích hồi quy phi tuyến 
chuỗi các giá trị ∆Vk trong giai đoạn đó. 
csV là thể tích cát sỏi được cấp phép khai 
thác cho mục đích xây dựng và giao thông 
thủy trong đoạn sông (m3/năm). 
ρ là độ rỗng của lòng dẫn, ρ = 0.25. 
β là hệ số kể đến độ rỗng của lòng dẫn và 
lượng cát sỏi khai thác lớn hơn lượng được 
cấp phép. 
rQ là tải lượng bùn cát từ đoạn hạ lưu sông 
Tedori cấp cho biển Ishikawa (m3/năm). 
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 
4.1. Quá trình biến đổi lòng dẫn của 
đoạn hạ lưu sông Tedrori 
Cả 4 đoạn sông 0-2 km, 2-7 km, 7-13 km 
và 13-16 km của đoạn hạ lưu sông Tedori đều 
diễn quá trình xói lòng dẫn trong giai đoạn 
1950-2007 (hình 3). Từ năm 1950 đến năm 
1991, do ảnh hưởng của các hoạt động nạo vét 
lòng dẫn và KTC (hình 5) nên quá trình xói 
lòng dẫn diễn ra ở hầu hết các đoạn sông trong 
các thời kỳ, ngoại trừ hiện tượng bồi lòng dẫn 
xảy ra ở đoạn 0-2 km và 2-7 km từ năm 1972 
đến năm 1979. Trong giai đoạn 1962-1972, 
 KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 62 (9/2018) 62
tốc độ xói lòng dẫn lớn nhất với trị số 
3.35×105 m3/năm xảy ra ở đoạn 2-7 km, tiếp 
đến là tốc độ xói 2.94×105 m3/năm được quan 
sát trên đoạn 7-13 km (hình 4). Có thể 
nguyên nhân của hiện tượng trên là do lượng 
bùn cát với trị số 3.14×105 m3/năm và 
1.73×105 m3/năm tương ứng được khai thác 
trong đoạn 2-7 km và 7-13 km từ năm 1962 
đến năm 1972 (hình 5). Mặc dù lượng cát sỏi 
được khai thác trong đoạn 0-2 km và 2-7 km 
trong giai đoạn 1972-1979 lớn hơn so với 
lượng khai thác trong giai đoạn 1962-1972 
nhưng hiện tượng bồi lòng dẫn lại xảy ra 
trong thời kỳ này. Việc xảy ra 4 trận lũ lớn 
hơn 2000 m3/s trong giai đoạn 1972-1979 
được cho đã mang một lượng lớn bùn cát từ 
thượng lưu về các đoạn sông hạ lưu 0-2 km 
và 2-7 km và gây nên hiện tượng bồi lòng 
dẫn như đã chỉ ra ở trên. 
Ngược lại với khuynh hướng xói lòng dẫn 
phổ biến trước năm 1991, trong giai đoạn 
1991-2007, hiện tượng bồi lòng dẫn được 
quan sát ở đoạn 0-7 km và 13-16 km và hiện 
tượng xói nhẹ vẫn tiếp tục xảy ra ở đoạn 7-13 
km. Sau năm 1991, KTC bị cấm hoàn toàn 
trên sông Tedori nên hoạt động này không 
còn ảnh hưởng trực tiếp tới diễn biến hình 
thái của sông. Thay vào đó, tác động trực tiếp 
và gián tiếp của quá trình vận hành đập 
Tedorigawa (năm 1981) đã ảnh hưởng tới 
diễn biến hình thái trên các đoạn sông của 
đoạn hạ lưu sông Tedori. Trong giai đoạn 
này, chỉ còn tải lượng bùn cát đáy từ sông 
Ozo cấp cho đoạn hạ lưu sông Tedori. Việc 
giảm lưu lượng đỉnh lũ do vận hành đập 
Tedorigawa đã làm giảm khả năng vận 
chuyển bùn cát và làm cho thực vật sông phát 
triển mạnh. Khi thực vật sông phát triển sẽ 
giảm ứng suất kéo của dòng chảy lũ và vì vậy 
làm giảm khả năng vận chuyển bùn cát của 
sông ra biển. Do đó, lượng bùn cát đáy cung 
cấp từ sông Ozo phần lớn bị giữ lại ở đoạn hạ 
lưu sông Tedori mà không vận chuyển hết ra 
biển Ishikawa gây nên khuynh hướng bồi 
lòng dẫn ở đoạn hạ lưu sông Tedori. 
Hình 3. Diễn biến lòng dẫn ở các đoạn khác 
nhau của hạ lưu sông Tedori (so sánh với lòng 
dẫn năm 1950) 
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 62 (9/2018) 63
Hình 4. Tốc độ thay đổi thể tích bùn cát lòng 
dẫn hạ lưu sông Tedori 
Hình 5. Mức độ khai thác cát của các 
 giai đoạn khác nhau 
4.2 Tải lượng bùn cát từ sông Tedori cấp 
cho biển Ishikawa 
Sông Tedori là nguồn chủ yếu cung cấp bùn 
cát cho biển Ishikawa. Hình 6 mô tả diễn biến 
của tải lượng bùn cát từ sông Tedori cấp cho 
biển Ishikawa qua 5 giai đoạn khác nhau từ năm 
1950 đến năm 2007. Kết quả cho thấy tải lượng 
bùn cát cấp cho biển Ishikawa giảm đáng kể qua 
các giai đoạn và đạt giá trị nhỏ nhất vào giai 
đoạn 1972-1979 và 1979-1991 với tải lượng 
0.72×105 m3/năm. Việc giảm 71% tải lượng bùn 
cát từ sông đã gây nên hiện tượng thiếu hụt bùn 
cát cung cấp cho biển Ishikawa. Hình 7 cho thấy 
hiện tượng xói ở biển Ishikawa bắt đầu xảy ra từ 
năm 1972 và diễn ra ngày càng nghiêm trọng 
hơn sau khi đập Tedorigawa đi vào vận hành 
(năm 1981). Quá trình xói ở biển Ishikawa diễn 
ra sau 20 năm so với quá trình xói lòng dẫn ở 
đoạn hạ lưu sông Tedori (xảy ra từ năm 1950). 
Nguyên nhân gây ra thời gian trễ của quá 
trình xói bờ biển so với quá trình xói lòng dẫn 
ở hạ lưu sông Tedori có thể là do ảnh hưởng 
gián tiếp của hoạt động KTC trên đoạn sông. 
Trong giai đoạn 1950-1972, khi các hoạt động 
KTC được thực hiện trên đoạn 0-7 km sẽ tạo 
ra các hố khai thác trong lòng dẫn. Miệng các 
hố khai thác sẽ là nơi độ dốc lòng dẫn của 
sông thay đổi đột ngột. Khi lưu lượng dòng 
chảy lớn (trong thời kỳ này xảy ra 4 trận lũ 
lớn hơn 2500 m3/s - lưu lượng có thể mang 
bùn cát ra biển) miệng hố khai thác sẽ bị xói 
cục bộ làm cho phạm vi hố khai thác mở rộng 
dần về phía thượng lưu và hạ lưu. Quá trình 
mở rộng các hố khai thác cát đóng góp một 
lượng đáng kể vào tải lượng bùn cát 2.49×105 
m3/năm được dòng chảy mang đi cung cấp 
cho biển Ishikawa. Hiện tượng hố khai thác 
cát mở rộng về phía thượng lưu hàng km đã 
được quan sát bởi (Scott, 1973). Đến giai đoạn 
1972 -1979, không xảy ra trận lũ có lưu lượng 
lớn hơn 2500 m3/s và các hoạt động khai thác 
cát được kiểm soát chặt chẽ hơn nên lòng dẫn 
của các đoạn sông 0-2 km và 2-7 km có 
khuynh hướng bồi tụ (hình 3c). Điều đó có 
nghĩa là lượng bùn cát sinh ra do xói lòng dẫn 
ở các đoạn thượng lưu được giữ lại ở đoạn 0 -
7 km thay vì vận chuyển ra biển Ishikawa. Vì 
vậy, tải lượng bùn cát mà sông Tedori cấp cho 
biển Ishikawa chỉ còn 0.72×105 m3/năm trong 
giai đoạn 1972-1979. 
Hình 6. Tải lượng bùn cát từ sông Tedori cấp 
cho biển Ishikawa 
 KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 62 (9/2018) 64
Hình 7. Diễn biến hình thái của biển 
Ishikawa (Yuhi & nnk, 2009) 
5. KẾT LUẬN 
Hiểu rõ cơ chế ảnh hưởng của các hoạt động 
trên sông đến diễn biến tải lượng bùn cát của nó 
cung cấp cho biển liền kề có vai trò rất quan 
trọng trong việc quản lý bền vững sông và biển. 
Trong bài báo này, dựa vào bộ số liệu về địa 
hình của đoạn hạ lưu sông Tedori trong 58 năm 
và các hoạt động của con người trên đoạn sông 
đó, diễn biến của tải lượng bùn cát từ hạ lưu 
sông Tedori cấp cho biển Ishikawa trong mối 
liên hệ với các hoạt động KTC và XDĐ đã được 
làm sáng tỏ. Kết quả cho thấy các hoạt động 
KTC là nguyên nhân làm cho tải lượng bùn cát 
cấp cho biển Ishikawa giảm dần trong các giai 
đoạn từ năm 1950 đến năm 1991. Tải lượng bùn 
cát từ sông đạt giá trị nhỏ nhất 0.72×105 m3/năm 
trong các giai đoạn 1972-1979 và 1979- 1991. 
Từ năm 1991, các hoạt động KTC trên đoạn hạ 
lưu sông Tedori bị cấm cùng việc vận hành đập 
Tedorigawa (từ năm 1981) nên tải lượng bùn cát 
cấp cho biển Ishikawa tăng nhẹ tới trị số 
1.02×105 m3/năm. Tác động gián tiếp của các 
hoạt động KTC trong giai đoạn 0-7 km được coi 
là nguyên nhân gây nên hiện tượng xói bờ biển 
Ishikawa xảy ra sau so với quá trình xói lòng 
dẫn của đoạn hạ lưu sông Tedori. 
LỜI CẢM ƠN 
Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới 
GS.Yuhi Masatoshi và PGS.Shynia Umeda của 
Đại học Tổng hợp Kanazawa, Nhật Bản đã 
hướng dẫn tác giả thực hiện một số công việc là 
tiền đề để phát triển nội dung của bài báo này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Dang, M. H., Umeda, S., and Yuhi, M. (2014), “Long-term riverbed response of lower Tedori 
River, Japan, to sediment extraction and dam construction”, Environmental Earth 
Sciences,72(8), 2971–2983. 
Dang, M. H., Yuhi, M., and Umeda, S. (2013), “Human impact on morphology and sediment 
budget in the Tedori River , Japan”, Advances in River Sediment Research, 289–297. 
Huang, G. (2011), “Time lag between reduction of sediment supply and coastal erosion”, 
International Journal of Sediment Research, 26(1), 27-35. 
Liu, C., Sui, J., and Wang, Z.-Y. (2008), “Sediment load reduction in Chinese rivers”, International 
Journal of Sediment Research, 23(1), 44–55. 
Poulos, S. E., and Collins, M. B. (2002), “Fluviatile sediment fluxes to the Mediterranean Sea: a 
quantitative approach and the influence of dams”, Geological Society, London, Special 
Publications, 191(1), 227 LP-245. 
Rinaldi, M., Wyzga, B., and Surian, N. (2005), “Sediment mining in alluvial channels: Physical 
effects and management perspectives”, River Research and Applications, 21(7), 805–828. 
Sato, S., Kajimura, T., Abe, M., and Isobe, M. (2004), “Sand Movement and Long-Term Beach 
Evolution in a Fluvial System Composed of the Samegawa River and the Nakoso Coast”, Coastal 
Engineering Journal, 46(2), 219–241. 
Scott, K. M. (1973), “Scour and Fill in Tujunga Wash - A Fanhead Valley in Urban Southern 
California - 1969”, U.S. Geological Survey Professional Paper, 732(B), B1--B29. 
KHOA HC K THUT THuhoahoiY LI VÀ MÔI TRuchoaNG uhoahoiuhoahoiuhoahoi - S 62 (9/2018) 65
Syvitski, J. P. M., Vörösmarty, C. J., Kettner, A. J., and Green, P. (2005), “Impact of Humans on 
the Flux of Terrestrial Sediment to the Global Coastal Ocean”, Science, 308(5720), 376 LP-380. 
Yuhi, M. (2008), “Impact of Anthropogenic Modifications of a River Basin on Neighboring Coasts: 
Case Study”, Journal of Waterway, Port, Coastal, and Ocean Engineering, 134(6), 336–344. 
Yuhi, M., Umeda, S., and Hayakawa, K. (2009), “Regional analysis on the decadal variation of 
sediment volume in an integrated watershed composed of the Tedori River and the Ishikawa 
Coast, JAPAN”, Journal of Coastal Research, Vol.II, 1701-1705. 
Abstract: 
ESTIMATION OF SEDIMENT SUPPLY OF TEDORI RIVER 
TO ISHIKAWA COAST, JAPAN 
In recent decades, sand and gravel mining and dam constructions conducted in the Tedori River 
have affected seriously morphology of both river and Ishikawa coast, Japan. This paper aims to 
estimate temporal variation in sediment supply of the lower Tedori river to Ishikawa coast using a 
dataset consisting of river topography and related human intervention over the period of 58 years. 
The results indicate that dredging activity and sand and gravel mining induced a decrease in 
sediment supply to the Ishikawa coast in the period of 1950 -1991. The sediment supply reached the 
lowest value at 0.72×105 m3/yr during the period 1972 – 1991. Due to totally prohibited sand and 
gravel mining in 1991 together with Tedorigawa dam operation in 1981, the sediment supply 
slightly recovered to 1.02×105 m3/yr in the period of 1991 – 2007. Time lag between erosion 
occurred in the Ishikawa coast and that occurred in the lower Tedori river was attributed to the 
indirect effect of sand and gravel mining conducted in the reach of 0-7km upstream far from the 
river mouth. 
Keywords: Sand and gravel mining, dam constructions, Tedori river, Ishikawa coast, sediment 
supply 
Ngày nhận bài: 31/7/2018 
Ngày chấp nhận đăng: 30/8/2018 

File đính kèm:

  • pdfuoc_tinh_tai_luong_bun_cat_cua_song_tedori_cap_cho_bien_ishi.pdf