Quy trình thử nghiệm tà vẹt bê tông dự ứng lực

Quy trình thử nghiệm tà vẹt bê tông dự ứng lực

1. Phạm vi áp dụng

1.0.1 Quy trình này được xây dựng nhằm quy định các phương pháp thử nghiệm tà vẹt bê

tông dự ứng lực, dùng cho đường 1000mm, đường 1435mm và đường lồng .

1.0.2 Quy trình này áp dụng cho các đơn vị sản xuất, sử dụng, duy tu bảo dưỡng tà vẹt bê

tông dự ứng lực.

2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn . Đối với các tài liệu viện dẫn

ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu . Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm

ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất , bao gồm cả các sửa đổi .

- 22 TCN 340-05 Bộ Giao thông vận tải - Tiêu chuẩn ngành: Qui phạm kỹ thuật khai thác

đường sắt.

- 22 TCN 351-06 Bộ Giao thông vận tải - Tiêu chuẩn ngành: Quy trình thử nghiệm xác định

cường độ chịu uốn của tà vẹt bê tông cốt thép.

- EN 13230-1:2002 Tiêu chuẩn Châu Âu: Đường ray - Tà vẹt bê tông, Phần 1: Các yêu cầu

chung.

- EN 13230-2:2002 Tiêu chuẩn Châu Âu: Đường ray - Tà vẹt bê tông, Phần 2: Tà vẹt bê tông dự

ứng lực một khối.

- EN 13481-2:2002 Tiêu chuẩn Châu Âu : Đường ray - Các yêu cầu đối với phối kiện kẹp ray,

Phần 2: Phối kiện kẹp ray cho Tà vẹt bê tông

- EN 13146-1 : 2002 Các ứng dụng đường sắt -Đường ray – Các phương pháp thử nghiệm

phối kiện kẹp ray - Phần 1: Xác định lực hãm ray theo chiều dọc

- EN 13146-4 :2002 Các ứng dụng đường sắt -Đường ray – Các phương pháp thử nghiệm

phối kiện kẹp ray - Phần 4: Tác động của lực tảI lặp lại

- EN 13146-5:2002, Các ứng dụng đường sắt -Đường ray – Các phương pháp thử nghiệm

phối kiện kẹp ray - Phần 5: Xác định đIện trở

pdf 42 trang yennguyen 4780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Quy trình thử nghiệm tà vẹt bê tông dự ứng lực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy trình thử nghiệm tà vẹt bê tông dự ứng lực

Quy trình thử nghiệm tà vẹt bê tông dự ứng lực
TCCS TIÊU CHUẨN CƠ SỞ 
TCCS 02: 2010/VNRA 
Xuất bản lần 1 
QUY TRÌNH 
 THỬ NGHIỆM TÀ VẸT BÊ TÔNG DỰ ỨNG LỰC 
HÀ NỘI - 2010 
TCCS 02:2010/VNRA 
 2
TCCS 02:2010/VNRA 
3 
 Mục lục 
Lời nói đầu......................................................................................................................... 5 
1. Phạm vi áp dụng............................................................................................................ 7 
2 Tài liệu viện dẫn.............................................................................................................. 7 
3. Định nghĩa và ký hiệu .................................................................................................... 8 
3.1 Định nghĩa.............................................................................................................. 8 
3.2 Ký hiệu................................................................................................................... 9 
4 Quy trình thử nghiệm tà vẹt bê tông.............................................................................. 10 
4.1 Quy trình thử tĩnh ................................................................................................ 10 
4.2 Quy trình thử nghiệm động tại vị trí đặt ray .......................................................... 17 
4.3 Quy trình thử nghiệm độ bền mỏi tại vị trí đặt ray................................................. 20 
4.4 Các tải thử và các tiêu chuẩn nghiệm thu được chấp nhận.................................. 22 
5 Quy trình thử nghiệm tà vẹt bê tông kết hợp với phụ kiện............................................. 24 
5.1 Xác định lực giữ dọc ray ...................................................................................... 24 
5.2 Xác định tác động của tải trọng lặp lại .................................................................. 25 
5.3 Quy trình thử nghiệm lực nhổ lõi nhựa xoắn ( hoặc vai chèn ) chôn trong tà vẹt bê 
tông ................................................................................................................................. 28 
5.4 Quy trình thử nghiệm xác định điện trở cách điện ................................................ 29 
5.5 Quy trình thử nghiệm xác định độ bền xoắn ......................................................... 32 
5.6. Thử nghiệm xác định ảnh hưởng của điều kiện môi trường khắc nghiệt ............. 34 
PHỤ LỤC A...................................................................................................................... 36 
PHỤ LỤC B...................................................................................................................... 36 
PHỤ LỤC C ..................................................................................................................... 40 
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................... 41 
TCCS 02:2010/VNRA 
 4
TCCS 02:2010/VNRA 
5 
 Lời nói đầu 
TCCS 02:2010/VNRA được biên soạn trên cơ sở chuyển dịch từ các tiêu chuẩn Châu Âu: 
EN 13230 -2, EN13146, EN13481, ngoài ra còn tham khảo các tiêu chuẩn tà vẹt bê tông của 
Nhật Bản, Australia và Trung Quốc và Việt nam . 
TCCS 02:2010/VNRA do Ban soạn thảo “Quy trình thử nghiệm tà vẹt bê tông dự ứng lực” 
biên soạn, Bộ Giao thông vận tải thẩm tra, Cục Đường sắt Việt Nam công bố theo Quyết 
định số 262/QĐ-CĐSVN ngày 01tháng 10 năm 2010. 
TCCS 02:2010/VNRA 
 6 
TCCS 02:2010/VNRA 
7 
Quy trình thử nghiệm tà vẹt bê tông dự ứng lực 
1. Phạm vi áp dụng 
1.0.1 Quy trình này được xây dựng nhằm quy định các phương pháp thử nghiệm tà vẹt bê 
tông dự ứng lực, dùng cho đường 1000mm, đường 1435mm và đường lồng . 
1.0.2 Quy trình này áp dụng cho các đơn vị sản xuất, sử dụng, duy tu bảo dưỡng tà vẹt bê 
tông dự ứng lực. 
2 Tài liệu viện dẫn 
Các tài liệu viện dẫn sau cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn . Đối với các tài liệu viện dẫn 
ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu . Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm 
ban hành thì áp dụng phiên bản mới nhất , bao gồm cả các sửa đổi . 
- 22 TCN 340-05 Bộ Giao thông vận tải - Tiêu chuẩn ngành: Qui phạm kỹ thuật khai thác 
đường sắt. 
- 22 TCN 351-06 Bộ Giao thông vận tải - Tiêu chuẩn ngành: Quy trình thử nghiệm xác định 
cường độ chịu uốn của tà vẹt bê tông cốt thép. 
- EN 13230-1:2002 Tiêu chuẩn Châu Âu: Đường ray - Tà vẹt bê tông, Phần 1: Các yêu cầu 
chung. 
- EN 13230-2:2002 Tiêu chuẩn Châu Âu: Đường ray - Tà vẹt bê tông, Phần 2: Tà vẹt bê tông dự 
ứng lực một khối. 
- EN 13481-2:2002 Tiêu chuẩn Châu Âu : Đường ray - Các yêu cầu đối với phối kiện kẹp ray, 
Phần 2: Phối kiện kẹp ray cho Tà vẹt bê tông 
- EN 13146-1 : 2002 Các ứng dụng đường sắt -Đường ray – Các phương pháp thử nghiệm 
phối kiện kẹp ray - Phần 1: Xác định lực hãm ray theo chiều dọc 
- EN 13146-4 :2002 Các ứng dụng đường sắt -Đường ray – Các phương pháp thử nghiệm 
phối kiện kẹp ray - Phần 4: Tác động của lực tảI lặp lại 
- EN 13146-5:2002, Các ứng dụng đường sắt -Đường ray – Các phương pháp thử nghiệm 
phối kiện kẹp ray - Phần 5: Xác định đIện trở 
TCCS 02:2010/VNRA 
 8 
3. Định nghĩa và ký hiệu 
3.1 Định nghĩa 
3.1.1 Kiến trúc tầng trên đường sắt (Đường ray) 
 Phần đường sắt tính từ mặt nền đường trở lên gồm : ray, phối kiện, tà vẹt, phụ kiện, 
ghi, nền ba lát v..v.. hợp thành. 
3.1.2 Tà vẹt: 
 Là chi tiết đặt ngang trên đường, đảm bảo cự ly đường và truyền lực tải từ ray xuống 
nền đá ba lát hoặc xuống nền đường khác. 
3.1.3 Phụ kiện kẹp ray 
 Một hoặc một nhóm chi tiết của đường sắt dùng để bắt chặt ray với tà vẹt. 
3.1.4 Tà vẹt dự ứng lực một khối 
 Tà vẹt một khối sử dụng dây thép kéo căng trước hoặc kéo căng sau cho bê tông dự 
ứng lực. 
3.1.5 Vết nứt dưới tải 
Vết nứt đo được trong quá trình thử nghiệm khi có mô men uốn bên ngoài 
3.1.6 Vết nứt còn lại 
 Vết nứt đo được trong trong quá trình thử nghiệm khi bỏ mô men uốn bên ngoài 
3.1.7 Mômen uốn thiết kế dương tại vị trí đặt ray (Mdr) 
 Mômen sử dụng để tính toán các tải thử và tính bằng kNm, được xác định bởi tiêu 
chuẩn thiết kế tà vẹt bê tông 
3.1.8 Mômen uốn thiết kế âm tại khu vực tâm (Mdcn) 
 Mômen sử dụng để tính toán các tải thử (khi cần) và được tính bằng kNm, được xác 
định bởi tiêu chuẩn thiết kế tà vẹt bê tông 
3.1.9 Mômen uốn thiết kế dương tại khu vực tâm (Mdc) 
 Mômen sử dụng để tính toán các tải thử (khi cần) và tính bằng kNm, được xác định 
bởi tiêu chuẩn thiết kế tà vẹt bê tông 
 3.1.10 Mặt dưới 
 Mặt dưới tà vẹt bê tông tiếp xúc với lớp đá ba lát . 
 3.1.11 Lõi (Chốt) 
 Một hoặc nhiều bộ phận liên kết được đúc gắn vào tà vẹt trong khi chế tạo. 
 3.1.12 Đệm ray 
 Đệm bằng thép , cao su, nhựa tổng hợp v..v.. đỡ giữa ray và tà vẹt 
 3.1.13 Cóc đàn hồi 
 Chi tiết bằng thép lò xo (dạng dây hoặc bản) để kẹp chặt ray vào tà vẹt theo 
phương thẳng đứng. 
 3.1.14 Tải trọng dương - Tải trọng tác dụng lên mặt trên của tà vẹt. 
 3.1.15 Tải trọng âm - Tải trọng tác dụng lên mặt dưới của tà vẹt. 
TCCS 02:2010/VNRA 
9 
 3.2 Ký hiệu 
 Fr0 - Tải trọng dương tham chiếu ban đầu tác dụng tại đế ray, gây ra mô men uốn 
dương thiết kế tại mặt cắt đế ray, tính bằng kN. Tà vẹt không được xuất hiện vết nứt khi thử 
tải trọng này. 
 Frr -Tải trọng dương tác dụng ở vị trí đặt ray làm xuất hiện vết nứt, tính bằng kN. 
 Fr0,05 -Tải trọng dương tác dụng ở vị trí đặt ray để tạo ra vết nứt mà sau khi giải 
phóng lực thì chiều rộng vết nứt còn lại là 0,05 mm, tính bằng kN. 
 Fr0,5 -Tải trọng dương tác dụng ở vị trí đặt ray để tạo ra vết nứt mà khi giải phóng 
lực thì chiều rộng vết nứt còn lại là 0,5 mm, tính bằng kN. 
 FrB -Tải trọng dương cực đại tác dụng ở vị trí đặt ray, tính bằng kN. 
 Fu - Tải trọng thử nghiệm nhỏ hơn để thử tải động tại vị trí đặt ray , Fru = 50 kN 
 Fc0-Tải trọng dương tham chiếu ban đầu tác dụng ở điểm giữa của mặt trên tà vẹt, 
gây ra mô men uốn dương thiết kế tại mặt cắt giữa tà vẹt, tính bằng kN. Tà vẹt không được 
xuất hiện vết nứt khi thử tải trọng này. 
 Fcr-Tải trọng dương tác dụng tại điểm giữa của mặt trên tà vẹt làm xuất hiện vết 
nứt, tính bằng kN. 
 FcB-Tải trọng dương cực đại tác dụng ở điểm giữa của mặt trên tà vẹt, tính bằng 
kN. 
 Fc0n-Tải trọng âm tham chiếu ban đầu tác dụng ở điểm giữa của mặt dưới tà vẹt, 
gây ra mô men uốn âm thiết kế tại mặt cắt giữa tà vẹt, tính bằng kN. Tà vẹt không được xuất 
hiện vết nứt khi thử tải trọng này. 
 Fcrn-Tải trọng âm tác dụng tại điểm giữa của mặt dưới tà vẹt làm xuất hiện vết nứt, 
tính bằng kN. 
 FcBn-Tải trọng âm cực đại tác dụng ở điểm giữa của mặt dưới tà vẹt, tính bằng kN. 
 Lp- Khoảng cách thiết kế từ tâm của đế ray tới đầu tà vẹt ( đo ở mép dưới ) , tính 
bằng mm. 
 Lr- Khoảng cách thiết kế giữa các vị trí tâm gối tựa dùng cho thử nghiệm ở vị trí 
đặt ray, tính bằng mm. 
 Lc- Khoảng cách thiết kế giữa các vị trí tâm của đế ray, dùng cho thử nghiệm uốn 
ở vị trí giữa tà vẹt, tính bằng mm. 
TCCS 02:2010/VNRA 
 10 
4 Quy trình thử nghiệm tà vẹt bê tông 
4.1 Hai loại kiểm tra được thực hiện để kiểm tra chất lượng tà vẹt bê tông : 
4.1.1 Kiểm tra thẩm tra thiết kế: Kiểm tra trên tà vẹt bê tông để chứng minh các bộ phận 
này tuân thủ theo thiết kế. Việc kiểm tra được thực hiện trên tà vẹt có độ tuổi từ 4 - 6 tuần 
tuổi. 
4.1.1.1 Kiểm tra thẩm tra thiết kế được thực hiện trong các trường hợp sau : 
4.1.1.1.1 Trước khi sản xuất chính thức tà vẹt. 
4.1.1.1.2 Trong quá trình sản xuất chính thức , nếu có thay đổi lớn về vật tư , công nghệ. 
4.1.1.1.3 Khi ngừng sản xuất lâu ngày ( trên 2 năm ) lại khôi phục sản xuất . 
4.1.1.1.4 Khi người mua yêu cầu. 
4.1.1.2 Nội dung thử nghiệm kiểm tra thẩm tra thiết kế đối với tà vẹt bê tông 
1) Thử nghiệm tĩnh: Điều kiện tải tĩnh để xác nhận tính chất của tà vẹt bê tông. 
2) Thử nghiệm động : Điều kiện tải động tác dụng lên tà vẹt bê tông theo trạng thái mô 
phỏng mô hình đường ray giống như thực tế . 
3) Thử nghiệm độ bền mỏi : Điều kiện động lực , mô phỏng các tải trọng áp dụng lên 
tà vẹt bê tông trong quá trình sử dụng . 
4.1.1.3 Nội dung thử nghiệm kiểm tra thẩm tra thiết kế đối với tà vẹt bê tông kết hợp với phụ 
kiện nối giữ ray : Các thử nghiệm này được thực hiện khi người mua có yêu cầu . 
4.1.2 Kiểm tra thông thường (kiểu xác suất): Là kiểm tra sản phẩm trong quá trình sản xuất 
thông thường 
4.1.2.1 Nội dung thử nghiệm kiểm tra thông thường đối với tà vẹt bê tông : 
 1) Thử nghiệm uốn tĩnh tại vị trí đặt ray; 
 2) Các thử nghiệm khác do khách hàng yêu cầu. 
4.2 Quy trình thử tĩnh 
4.2.1 Máy, thiết bị và dụng cụ thử 
4.2.1.1 Máy thử 
Máy thử là máy nén hoặc máy uốn được lắp đặt tại một vị trí cố định, có kích thước không 
gian phù hợp để gá lắp mẫu thử. Máy có khả năng thử với tải trọng 1000 kN, có bộ phận 
điều chỉnh duy trì tốc độ tăng tải từ 10 - 140 kN/phút, đồng hồ đo lực của máy chính xác tới 
 1%. 
4.2.1.2 Thước đo 
Thước đo hệ mét bằng kim loại có dải đo 0-5000 mm, độ chính xác ± 1mm. Thước đo các 
chi tiết và vết nứt hở là thước kẹp kim loại có dải đo 0 - 200 mm độ chính xác ± 0,02 mm. 
4.2.1.3 Dụng cụ đo vết nứt bê tông 
Độ rộng của vết nứt được đo bằng kính phóng đại có độ phóng đại tối thiểu gấp 20 lần ,có 
dải đo từ 0 - 4,0 mm, độ chính xác ± 0,01 mm. 
4.2.1.4 Gối tựa và gối truyền tải 
TCCS 02:2010/VNRA 
11 
 Gối tựa và gối truyền tải có cấu tạo dạng khớp cầu được làm bằng thép có độ cứng bề 
mặt tính theo Brinell > 240 HBW . Hình dạng kích thước, cấu tạo gối truyền tải, gối tựa dạng 
khớp cầu theo Phụ Lục A 
4.2.1.5 Chuẩn bị mẫu thử 
4.2.1.5.1 Lấy mẫu 
 Mẫu thử là thanh tà vẹt bê tông cốt thép , có độ tuổi từ 4-6 tuần tuổi . 
4.2.1.5.2 Kiểm tra mẫu 
Quan sát mẫu thử bằng mắt thường: Mẫu thử phải có kích thước phù hợp với bản vẽ 
thiết kế, các bề mặt phải tự nhiên không được có bất kỳ dấu hiệu khác lạ như các vết mài 
giũa, sửa chữa hoặc những sứt vỡ trong quá trình vận chuyển.Mẫu thử phải đạt mác bê 
tông thiết kế . 
4.2.1.5.3 Trước khi bắt tay vào thử nghiệm các thiết bị dùng để thử nghiệm phải được kiểm 
tra , vệ sinh , các bộ phận gá lắp phải được chuẩn bị chu đáo v..v.. vận hành thử thành thạo 
, đảm bảo kết quả thu được khách quan , tin cậy . 
4.2.2 Thử nghiệm xác định tải trọng dương tác dụng tại vị trí đặt ray 
4.2.2.1 Sơ đồ uốn xác định tải trọng dương áp dụng cho vị trí đặt ray được mô tả tại hình 
4.2.2.1 
4.2.2.2 Các tải thử Fr được tác động vuông góc với mặt dưới tà vẹt. 
4.2.2.3 Phía đầu tà vẹt đối diện với đầu đang được thử nghiệm (đầu không thử nghiệm) phải 
để tự do, không được kê đỡ. 
 Hình 4.2.2.1 
Fr
2
3
76
2
57
4 
3
2
 1
Lp
Lr
2
Lr
2
TCCS 02:2010/VNRA 
 12 
Ghi chú 
 1 Nền đỡ cứng 
 2 Gối đỡ kiểu khớp nối ( Xem phụ lục A) 
 3 Đệm đàn hồi ( Xem phụ lục A) 
 4 Tà vẹt bê tông dự ứng lực một khối 
 5 Đệm đế ray 
 6 Tấm đệm vát ( Xem phụ lục A) 
7 Miếng chặn hai bên đế ray 
 Giá trị LP và Lr Bảng 1 
LP (m) Lr (m) 
LP < 0,350 
0.350 LP <0,400 
0.400 LP <0,450 
LP 0,450 
0,3 
0,4 
0,5 
0,6 
4.2.2.4 Trường hợp thử nghiệm thẩm tra thiết kế ( Thử nghiệm bắt buộc) 
 Quy trình thử nghiệm tĩnh tại vị trí đặt ray để kiểm tra chất lượng theo hình 4.2.2.4 
Hình 4.2.2.4 Quy trình thử tĩnh dương tại vị trí đặt ray trong 
 trường hợp thử nghiệm thẩm tra thiết kế 
 Ghi chú 
 1 Tải trọng 
 2 Thời gian 
 A Phần bắt buộc thử nghiệm 
 B Phần khuyến khích thử nghiệm 
4.2.2.4.1 Thử nghiệm với tải trọng Fr0 
Tăng tải trọng với tốc độ tối đa 120 kN/phút cho đến khi đạt tải trọng Fr0 . Giữ tải không đổi 
trong thời gian 3 phút để quan sát vết nứt xuất hiện ở mặt cạnh tà vẹt 
4.2.2.4.2 Xác định tải trọng Frr 
Tăng tải trọng với tốc độ tối đa 120 kN/phút cho đến khi xuất hiện vết nứt . Giữ tải không đổi 
trong thời gian 3 phút .Sau đó hạ tải về 0 , quan sát và dùng kính phóng đại đo chiều rộng 
vết nứt 
TCCS 02:2010/VNRA 
13 
 4.2.2.4.3 Xác định tải trọng Fr0,05 
Tăng tải đạt đến giá trị Frr +10KN, giữ tải trong thời gian 3 phút. Sau đó hạ tải về 0, 
dùng kính phóng đại đo chiều rộng của vết nứt còn lại. Chu kỳ tăng tải, hạ tải được thực hiện 
cho đến khi đo chiều rộng của vết nứt còn lại có giá trị là 0,05 mm. Ghi lại tải trọng Fr0,05. 
4.2.2.4.4 Xác định tải trọng Fr0,5 
Tiếp tục tăng tải đạt giá trị Fr0,05 +10 KN, giữ tải trong thời gian 3 phút. Sau đó hạ tải 
về 0, dùng kính phóng đại đo chiều rộng vết nứt còn lại. Chu kỳ tăng tải, hạ tải được thực 
hiện cho đến khi chiều rộng vết nứt còn lại sau khi hạ tải về 0 đo được có giá trị là 0,5 mm. 
Ghi lại tải trọng Pr0,5. 
4.2.2.4.5 Xác định tải trọng cực đại FrB 
Sau khi xác định được tải trọng Pr0,5, tăng tải cho tới khi đạt đến giá trị tải trọng cực 
đại của mẫu thử. Ghi lại giá trị lực cực đại FrB. 
4.2.2.4.6 Báo cáo kết quả thử nghiệm 
Báo cáo thử nghiệm ghi rõ các nội dung: 
- Đơn vị sản xuất tà vẹt; 
- Ngày sản xuất mẫu; 
- Ngày nhận mẫu; 
 - Ngày thử; 
- Giá trị tải thử Frn; FrB và tình trạng vết nứt tương ứng xảy ra. 
4.2.2.5 Trường hợp thử nghiệm thông thường trong quá trình sản xuất 
 Quy trình thử nghiệm tĩnh tại vị trí đặt ray để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản 
xuất thông thường theo hình 4.2.2.5 
Hình 4.2.2.5 Quy trình thử tĩnh dương tại vị trí đặt  ... i kiện kẹp ray , đã được 
đúc sẵn trong bê tông khi sản xuất tà vẹt bê tông như : lõi nhựa xoắn, vai chèn v..v.. 
5.3.1.2 Lực tải tác động vào lõi nhựa xoắn thông qua đinh xoắn , hoặc bu lông + đinh xoắn . 
5.3.2 Bố trí thử nghiệm 
 1) Lực tải được bố trí như Hình 5.3.2 . Nếu nền đỡ tải trùng với vị trí nêm nhô ra thì nền 
đỡ sẽ phảI được sửa để chịu được lực đối xứng ở từng bên của lõi nhựa và giữ kích thước 
100 mm. 
 2) Lực tải được tác dụng trực tiếp tới ray của tà vẹt với tốc độ (50 10) kN/phút cho tới 
khi đạt được lực tảI yêu cầu. Lực tải yêu cầu là 60 kN hoặc tối thiểu được xác định bởi nhà 
sản xuất nhưng không được nhỏ hơn 60 kN. 
 3) Lực tảI này sẽ được giữ trong 3 phút ; 
TCCS 02:2010/VNRA 
29 
 4) Nhả tải; 
 5) Lặp lại các bước từ 1 đến 3 ít nhất 4 lần; 
 6) Kiểm tra các dấu hiệu hỏng và nứt của phối kiện và bê tông 
 5.3.3 Yêu cầu : Khi lực tải đạt 60 kN , lõi nhựa ( hoặc vai chèn ) chôn sẵn không bị nhổ lên 
, không thấy các vết nứt nhìn thấy ở xung quanh lõi nhựa ( hoặc vai chèn ) .. . 
Ghi chú: 
1 Đường tâm tảI 
2 Giá đỡ cho tảI 
3 Lõi nhựa 
4 Lớp đệm 
Hình 5.3.2 – Bố trí thử nghiệm 
5.3.4 Báo cáo thử nghiệm 
Báo cáo thử nghiệm sẽ bao gồm tối thiểu những thông tin sau: 
a) Số, ngày và tiêu đề của tiêu chuẩn này 
b) Tên và địa chỉ phòng thí nghiệm thực hiện thử nghiệm 
c) Ngày thực hiện thử nghiệm 
d) Mô tả mẫu thử 
e) Nguồn gốc mẫu thử 
f) Lực tảI áp dụng tối đa 
g) Kết quả kiểm tra bằng mắt sau thử nghiệm 
5.4 Quy trình thử nghiệm xác định điện trở cách điện 
5.4.1 Nội dung 
 Phần này trình bày về qui trình thử nghiệm trong phòng thí nghiệm để xác định điện trở 
cách điện ,trong điều kiện ẩm ướt, giữa những thanh ray chịu lực , được bắt vào tà vẹt bê 
tông bằng phối kiện nối giữ . 
5.4.2 Các ký hiệu và viết tắt 
Để phục vụ cho tiêu chuẩn này, những ký hiệu sau sẽ được dùng 
K Hệ số chuẩn đối với độ dẫn điện của nước được sử dụng 
R Điện trở kháng được đo, tính bằng ; 
TCCS 02:2010/VNRA 
 30 
R333 Điện trở kháng chính xác tới  = 33 mS/m, tính bằng ; 
 Độ dẫn điện của nguồn nước được sử dụng, tính bằng mS/m 
5.4.3 Qui định 
Điện trở cách điện giữa 2 thanh ray ngắn cố định vào tà vẹt bê tông được đo , trong khi toàn 
bộ tà vẹt bê tông và bộ phụ kiện được phun nước với liều lượng kiểm soát. Độ dẫn điện 
của nước được thực hiện bằng việc áp dụng hệ số K. 
5.4.4 Dụng cụ 
5.4.4.1 Ray 
Hai đoạn ray có chiều dài khoảng 0,5m. Ray không đựơc phân lớp , không bị rỉ trên bề mặt 
và không được đánh bóng mặt đế ray. 
5.4.4.2 Nước 
Một thiết bị cấp nước di chuyển được và nước có tính dẫn điện trong khoảng ( 20 tới 80) 
mS/m ở nhiệt độ 250C. 
5.4.4.3 Thiết bị xịt nước 
Một khung có thể di chuyển song song với các ray, có 4 vòi xịt nước như trong Hình 5.4.1. 
Các vòi có đường kính 3,6 mm và góc xịt nước từ 1000 tới 1250. Thiết bị phải có bộ phận 
kiểm tra và đo dòng chảy của nước . 
5.4.4.4 Cấp điện 
Dùng dòng điện xoay chiều (30 3) V với tần số ( 50 15) Hz. 
5.4.4.5 Các thiết bị 
Các thiết bị để đo điện áp sử dụng dòng điện với độ chính xác 1%, cho phép khả năng tính 
toán điện trở trong phạm vi 1 x 102  tới 1 x 106 . Thiết bị có khả năng ghi chép điện trở 
tính theo thời gian. 
5.4.4.6 Các mẫu thử nghiệm 
Ba tà vẹt bê tông và các đoạn ray tương ứng , với các phụ kiện đồng bộ kèm theo .Mỗi 
mẫu được kiểm tra riêng rẽ. 
5.4.4.7 Qui trình 
 1) Thử nghiệm sẽ được thực hiện dưới mái che và được tránh mưa và nắng, trong 
phòng được thông gió và có nhiệt độ không khí ( 15 đến 30) 0C . Lắp hai đoạn ray vào một tà 
vẹt bằng các phụ kiện kẹp giống như trạng thái làm việc thực tế . Nền đỡ tà vẹt phải khô ráo 
tà vẹt nằm trên hai khối cách điện, có độ dầy không nhỏ hơn 50 mm, như trong Hình 5.4.1 
 Ghi chú : Các nền đỡ phù hợp là khối gỗ với các đệm nhựa được gắn vào để cách điện 
TCCS 02:2010/VNRA 
31 
Hình 5.4.1 – Sắp xếp thử nghiệm 
Chú thích 
1 Khung xịt nước 
2 Vòi xịt 
3 Tà vẹt thử nghiệm 
4 Các khối gỗ 
5 Đệm nhựa 
 2) Nếu tà vẹt lần đầu sử dụng cho thử nghiệm , trước khi tiến hành thử nghiệm.thực hiện 
xịt nước làm sạch tà vẹt và chờ bề mặt tà vẹt khô hoặc để tà vẹt không dưới 24 tiếng , khi đó 
mới tiến hành thử nghiệm . 
 3) Sắp xếp các thiết bị đo như trong Hình 5.4.2 và nối với thiết bị cấp điện. Di chuyển 
thiết bị xịt trên khắp tà vẹt và xịt nước ở nhiệt độ ( 10 tới 20)0C với tốc độ ( 7 1) l/phút từ 
mỗi đầu xịt trong vòng 2 phút. Ghi lại điện áp và dòng điện trong qúa trình xịt và trong phạm 
vi 10 phút sau khi đã dừng xịt. 
 4) Lặp lại thử nghiệm thêm hai lần nữa trên những mẫu tương tự. Nếu một mẫu đã được 
thử nghiệm trước đó, phải để khô trên 24 tiếng hoặc tới thời điểm bề mặt mẫu khô ráo . 
TCCS 02:2010/VNRA 
 32 
Hình 5.4.2 – Mạch đo 
5.4.4.8 Tính toán 
Đối với mỗi thử nghiệm, xác định điện trở tối thiểu Ry từ các điểm điện trở – thời gian. Tính 
toán điện trở chính xác từ biểu sau: 
R = KyRy tính bằng  
trong đó Ky = 0,03y 
Kết quả thử nghiệm là giá trị trung bình của ba giá trị R có được. 
Yêu cầu : Khi đo điện trở cách điện theo các quy định trên , thì độ cách điện không nhỏ hơn 
5 k . 
5.4.4.9 Báo cáo thử nghiệm 
Báo cáo thử nghiệm bao gồm những thông tin sau: 
1) Số, ngày ấn bản và tiêu đề của tiêu chuẩn thử nghiệm; 
2) Tên và địa chỉ của phòng thí nghiệm thực hiện những thử nghiệm trên; 
3) Ngày tiến hành thử nghiệm; 
4) Tên, bản thiết kế và bản miêu tả bộ phối kiện, bao gồm các phụ kiện đã được thử 
nghiệm; 
5) Nguồn gốc mẫu thử nghiệm; 
6) Loại ray đã được sử dụng trong thử nghiệm; 
7) Chi tiết về tà vẹt bê tông đã được sử dụng; 
8) Tính dẫn điện của nước; 
9) Biểu đồ điện trở – thời gian đối với mỗi thử nghiệm và giá trị trung bình của R . 
5.5 Quy trình thử nghiệm xác định độ bền xoắn 
 5.5.1 Nội dung 
Phần này trình bày về qui trình thử nghiệm trong phòng thí nghiệm , nhằm xác định mô men 
cần thiết để xoay một thanh ray , đã được cố định vào tà vẹt bê tông bằng bộ phối kiện kẹp 
ray , theo góc 10 song song với đáy của tà vẹt. Giá trị có được, sử dụng trong tinh toán độ ổn 
định của đường ray. 
TCCS 02:2010/VNRA 
33 
5.5.2 Qui định 
Một lực tải ngang tác động vào đế ray đã được cố định vào tà vẹt , trong khi tà vẹt được giữ 
chắc. Chuyển động của ray so với tà vẹt được ghi chép lại và lực tải được tăng cho đến khi 
thanh ray xoay qua 1,50. Chuyển động gây ra sự chuyển vị của 10 được xác định từ một 
điểm của mô men lực tải 
5.5.3 Dụng cụ 
5.5.3.1 Ray 
 Một đoạn ray có chiều dài khoảng 0,5m. Ray không đựơc phân lớp , không bị rỉ trên bề mặt 
và không được đánh bóng mặt đế ray. 
5.5.3.2 Thiết bị truyền lực tải 
Thiết bị tác động lực tải đến mép đế ray, với tốc độ được điều chỉnh ở mức 10kN/phút. 
5.5.4 Đo lực tải – chuyển vị và các thiết bị ghi chép 
Thiết bị thử nghiệm phải đo liên tục lực tải tác động chính xác tới 0,1kN và chuyển vị góc 
xoay của ray tới 0,010 . Các thiết bị ghi phải có khả năng đánh dấu được các đưòng cong 
lực tải/ độ uốn. 
5.5.5 Mẫu thử nghiệm 
5.5.5.1 Tà vẹt 
Một tà vẹt bê tông dự ứng lực 
5.5.5.2 Phối kiện kẹp 
Bộ phối kiện nối giữ hoàn chỉnh 
Chú thích : 1- Tà vẹt thử nghiệm . 
 2- Bộ phối kiện bao gồm cả đệm 
 3- Ray được mô tả như trong phần 5.5.3.1 
 4- Thiết bị đo chuyển vị 
 Hình 5.5.1 Sắp xếp các thử nghiệm với các phối kiện đối xứng 
5.5.6 Qui trình 
5.5.6.1 Chuẩn bị thử nghiệm 
Bắt ray vào tà vẹt bằng cách sử dụng bộ phụ kiện . Đặt tà vẹt trên một nền đỡ cứng và giữ 
TCCS 02:2010/VNRA 
 34 
không bị di chuyển ngang. 
5.5.6.2 Quá trình tác động tải và đo đạc 
Sử dụng mô hình sắp xếp như trên hình 5.5.1, tác động một lực tải vào thanh ray và đẩy 
thanh ray di chuyển sao cho đế ray tại vị trí đặt ray tiếp xúc chéo với bu lông hoặc vai chèn . 
Di chuyển thiết bị chuyền lực tải tới cạnh đối diện của thanh ray. Tác động một lực tải tăng 
dần và tiếp tục đo, ghi lại mô men tới 0,03 kNm và góc chuyển vị ray tới 0,020. Khi ray đã 
di chuyển tới 1,50, dừng lực tải. Sau 3 phút, tác động lực tải vào cạnh đối diện của ray và 
thực hiện lại quá trình tải. 
Ghi chép mô men lực tải và chuyển vị góc của ray đối với mỗi chu kỳ tải lực. 
5.5.7 Báo cáo thử nghiệm 
Báo cáo thử nghiệm ít nhất bao gồm những thông tin sau: 
a) Số, ngày ấn bản và tiêu đề của tiêu chuẩn này; 
b) Tên và địa chỉ của phòng thí nghiệm thực hiện những thử nghiệm trên; 
c) Ngày thử nghiệm tiến hành; 
d) Tên, bản thiết kế và bản miêu tả bộ phối kiện kẹp, bao gồm từng thành phần, đã được 
kiểm tra; 
e) Nguồn gốc mẫu thử nghiệm; 
f) Phần ray đã được sử dụng trong thử nghiệm; 
g) Sắp xếp thử nghiệm; 
h) Các biểu đồ mô men. 
5.6. Thử nghiệm xác định ảnh hưởng của điều kiện môi trường khắc nghiệt 
5.6.1 Nội dung 
Phần này trình bày về qui trình thử nghiệm trong phòng nghiệm để xác định ảnh hưởng của 
điều kiện môi trường khắc nghiệt đối với bộ phối kiện kẹp ray. 
5.6.2 Thiết bị , dụng cụ 
5.6.2.1 Thiết bị xịt muối 
Thiết bị xịt muối phù hợp với ISO 9227. 
5.6.2.2 Dụng cụ 
Dụng cụ tháo lắp thủ công được sử dụng để lắp và tháo các chi tiết từ bộ phối kiện. 
5.6.3 Các mẫu thử nghiệm 
- Một đoạn ray có chiều dài khoảng 0,5m 
- Bộ phối kiện 
- Một tà vẹt bê tông dự ứng lực 
5.6.4 Qui trình 
Kiểm tra bộ phụ kiện bằng mắt thường . Sau đó cố định ray vào tà vẹt bằng bộ phối kiện 
giống như trạng thái làm việc trên đường. 
Xịt nước muối phù hợp với ISO 9227 trong 300 giờ. Tháo các chi tiết của bộ phụ kiện bằng 
các dụng cụ ; kiểm tra bằng mắt thường tất cả các chi tiết phụ kiện và ghi chép lại điều kiện 
của chúng. Sau đó lắp đặt lại bộ phối kiện, sử dụng các thiết bị tháo lắp. 
TCCS 02:2010/VNRA 
35 
 Ghi chép lại bất kỳ hư hỏng đối với tháo dỡ và lắp đặt lại của bộ phối kiện, sử dụng các 
thiết bị tháo lắp. 
5.6.5 Báo cáo thử nghiệm 
 Báo cáo thử nghiệm ít nhất bao gồm những thông tin sau: 
a) Số, ngày ấn bản và tiêu đề của tiêu chuẩn này; 
b) Tên và địa chỉ của phòng thí nghiệm thực hiện những thử nghiệm trên; 
c) Ngày thử nghiệm tiến hành; 
d) Tên, bản thiết kế và bản miêu tả bộ phối kiện kẹp, bao gồm các phụ kiện đã được 
thử nghiệm; 
e) Nguồn gốc mẫu thử nghiệm; 
f) Nền đỡ sử dụng để lắp đặt; 
g) Loại ray đã được sử dụng trong thử nghiệm; 
h) Dụng cụ được sử dụng để lắp và tháo dỡ bộ phối kiện; 
i) Thay đổi về biểu hiện ( nếu có) của mỗi phụ kiện; 
j) Số liệu bất kỳ hư hỏng đối với tháo dỡ và lắp đặt lại của bộ phối kiện, sử dụng các 
thiết bị tháo lắp. 
TCCS 02:2010/VNRA 
 36 
Phụ lục A 
 ( Quy định ) 
Bản vẽ các chi tiết cho việc bố trí sắp xếp thử nghiệm 
A1 Gối đỡ kiểu khớp nối 
Như hình A.1 
Kích thước tính bằng mm. 
 Vật liệu : Thép có độ cứng Brinell tối thiểu HBW >240 
 Tổng dung sai 0,1 mm 
 Hình A.1- Gối đỡ kiểu khớp nối 
Ghi chú : 
1 Chiều dài tối thiểu của gối đỡ = chiều rộng mặt trên tà vẹt bê tông tại vị trí đặt ray + 20 
mm. 
2 Bôi dầu áp lực cao 
2
30
20
120
120
l
15120°
R30
TCCS 02:2010/VNRA 
37 
A2 Đệm đàn hồi 
Như hình A.2 
Kích thước mm 
 Hình A.2 
Ghi chú : 
1- Chiều dài tối thiểu của đệm = chiều rộng mặt trên tà vẹt bê tông tại vị trí đặt ray + 20 mm. 
2- Vật liệu: Đàn hồi 
 Độ cứng tĩnh C đo được giữa 0.3 MPa và 2 MPa; 1 < C < 4 N/mm3. 
A3 Đệm vát 
Như hình A.3 
Kích thước mm 
 Hình A.3 
15
+2 -3
1
100-0
20
 m
in
1
140
i
TCCS 02:2010/VNRA 
 38 
Ghi chú : 
1- Chiều dài tối thiểu của đệm vát = chiều rộng mặt trên tà vẹt bê tông tại vị trí đặt ray + 20 
mm. 
2- Vật liệu: Thép: Độ cứng Brinell tối thiểu HBW > 240 
3-Tổng dung sai + 0.1 mm. 
4- Độ nghiêng của vị trí đặt ray i =1:20 
TCCS 02:2010/VNRA 
39 
PHỤ LỤC B 
 ( Tham khảo – Theo Phụ lục E -Tiêu Chuẩn Châu Âu EN13230-1) 
Các hệ số tác động k1,k2 đối với tà vẹt liền khối 
Trong báo cáo ORE D 170 RP4 của Viện nghiên cứu Đường sắt Châu Âu (ERRI) khuyến 
cáo dùng các hệ số tác động k1,k2 đối với tà vẹt liền khối là : 
- Đối với thử nghiệm tĩnh ở vị trí đặt ray : k1s =1,8 
 k2s =2,5 
- Đối với thử nghiệm động ở vị trí đặt ray : 
 k1d =1,5 
 k2d =2,2 
TCCS 02:2010/VNRA 
 40 
Phụ lục C 
 ( Tham khảo ) 
Biểu mẫu báo cáo kết quả thí nghiệm 
BiÓu t­îng Tªn ®¬n vÞ thÝ nghiÖm 
®¬n vÞ thÝ nghiÖm §Þa chØ ; Tel ; Fax; E mail 
( nÕu cã ) 
Sè : ../ 
 B¸o c¸o kÕt qu¶ thÝ nghiÖm  
1- §¬n vÞ yªu cÇu : 
2- N¬I sö dông s¶n phÈm : 
3- Nguån gèc mÉu : 
4- Ngµy nhËn mÉu : M· sè mÉu : 
5- Tiªu chuÈn ¸p dông : 
6- KÕt qu¶ thÝ nghiÖm : 
7- Ghi chó 
 KÕt qu¶ thÝ nghiÖm chØ cã gi¸ trÞ ®èi víi mÉu thÝ nghiÖm 
8- Nh÷ng ng­êi thùc hiÖn 
ThÝ nghiÖm TÝnh to¸n KiÓm tra T­ vÊn gi¸m s¸t 
 ngµy th¸ng.. n¨m 
 §¬n vÞ thÝ nghiÖm Phßng thÝ nghiÖm 
 ( Ký tªn ®ãng dÊu ) ( Ký tªn ®ãng dÊu ) 
TCCS 02:2010/VNRA 
41 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
- Bộ Giao thông vận tải Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 340-05 
 Qui phạm kỹ thuật khai thác đường sắt 
- Bộ Giao thông vận tải Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 351-06 
 Quy trình thử nghiệm xác định cường độ chịu uốn của tà vẹt bê 
tông cốt thép 
- EN 13230-1:2002 - Tiêu chuẩn Châu Âu: Đường ray - Tà vẹt bê tông 
 Phần 1: Các yêu cầu chung. 
- EN 13230-2: 2002 - Tiêu chuẩn Châu Âu: Đường ray - Tà vẹt bê tông 
 Phần 2: Tà vẹt dự ứng lực một khối. 
- EN 13481-2:2002 Tiêu chuẩn Châu Âu : Đường ray - Các yêu cầu đối với phối kiện 
kẹp ray 
 Phần 2: Phối kiện kẹp ray cho Tà vẹt bê tông 
- EN 13146-1, Các ứng dụng đường sắt -Đường ray – Các phương pháp thử nghiệm phối 
kiện kẹp ray - Phần 1: Xác định lực hãm ray theo chiều dọc 
- EN 13146-2, Các ứng dụng đường sắt -Đường ray – Các phương pháp thử nghiệm phối 
kiện kẹp ray - Phần 2: Xác định độ bền xoắn 
- EN 13146-3, Các ứng dụng đường sắt -Đường ray – Các phương pháp thử nghiệm phối 
kiện kẹp ray - Phần 3: Xác định suy hao của lực tảI tác động 
- EN 13146-4, Các ứng dụng đường sắt -Đường ray – Các phương pháp thử nghiệm phối 
kiện kẹp ray - Phần 4: Tác động của lực tảI lặp lại 
- EN 13146-5, Các ứng dụng đường sắt -Đường ray – Các phương pháp thử nghiệm phối 
kiện kẹp ray - Phần 5: Xác định đIện trở 
- EN 13146-6, Các ứng dụng đường sắt -Đường ray – Các phương pháp thử nghiệm phối 
kiện kẹp ray - Phần 6: Tác động của đIều kiện môI trường khắc nghiệt 
- EN 13146-7, Các ứng dụng đường sắt -Đường ray – Các phương pháp thử nghiệm phối 
kiện kẹp ray - Phần 7: Xác định lực kẹp 
- EN 13146-8, Các ứng dụng đường sắt -Đường ray – Các phương pháp thử nghiệm phối 
kiện kẹp ray - Phần 8: Thử nghiệm khi chịu tảI 
Tiêu chuẩn ngành nghề đường sắt nước CHND Trung Hoa : 
Tiêu chuẩn thử nghiệm tà vẹt bê tông dự ứng lực . 
- TB/T 1495.1~5-92 
Tiêu chuẩn ngành đường sắt nước CHND Trung Hoa - Phối kiện đàn hồi loại I 
- AS 1085.14-1990 
Tiêu chuẩn kỹ thuật Australia. Vật liệu đường sắt – Phần 14 : Tà vẹt bê tông dự ứng lực 
- Tiêu chuẩn Nhật Bản 
 Tà vẹt bê tông dự ứng lực kéo trước E 12011997 
TCCS 02:2010/VNRA 
 42 
- Sổ tay kỹ thuật công vụ đường sắt – Trung Quốc . 
- ZALOTACKi - Tà vẹt bê tông cốt thép 
 TCĐS - Hà nội 1972 – Nguyễn Hạp dịch . 
- Lê văn Cử – Bùi thị Trí – Nguyễn Thanh Tùng 
 Kiến trúc tầng trên Đường sắt . 
 Trường ĐHGTVT Hà nội 1996 - Chủ biên : TS Nguyễn Thanh Tùng 
- Tà vẹt bê tông dự ứng lực Trung Quốc 
- Hãng VOSSLOH ( CHLB Đức ) . 
 Tà vẹt bê tông và Phụ kiện đàn hồi kiểu VOSSLOH . 
- Hãng PANDROL 
 Tà vẹt bê tông và Phụ kiện đàn hồi kiểu PANDROL 

File đính kèm:

  • pdfquy_trinh_thu_nghiem_ta_vet_be_tong_du_ung_luc.pdf