Vai trò của giáo dục & đào tạo trong quá trình xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm hướng tới nền kinh tế tri thức ở thành phố Hồ Chí Minh
TÓM TẮT
Theo nghiên cứu của World Bank một nền kinh tế tri thức cần dựa trên 4 cột trụ, trong đó
giáo dục - đào tạo là một trong tứ trụ này và có một vai trò quan trọng trong việc tạo ra lực lượng
lao động chất lượng cao góp phần hình thành một nền kinh tế dựa vào tri thức, tăng năng suất và
giá trị đầu ra cho nền kinh tế. Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua đã nỗ lực phát triển
và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm hướng đến nền kinh tế phát triển dựa trên tri thức, do đó lực
lượng lao động chất lượng cao và có tri thức là nhu cầu cấp thiết cho mục tiêu phát triển của thành
phố, trong khi đó theo báo cáo của trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao
động thành phố Hồ Chí Minh cho thấy lực lượng lao động chưa qua đào tạo trên địa bàn thành phố
chiếm đến 33.27%. Do đó cần có những chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy việc giáo dục và
đào tạo nhân lực cho thành phố trong giai đoạn tới. Trong bài viết này sẽ nê lên vai trò và tầm quan
trọng của giáo dục - đào tạo trong việc hình thành đội ngũ nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng
mục tiêu phát triển của thành phố trong thời gian tới.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của giáo dục & đào tạo trong quá trình xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm hướng tới nền kinh tế tri thức ở thành phố Hồ Chí Minh
109 Vai trò của giáo dục . . . Nghiên cứu – Trao đổi VAI TRÒ CỦA GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO NHẰM HƯỚNG TỚI NỀN KINH TẾ TRI THỨC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Thị Phương Nam* TÓM TẮT Theo nghiên cứu của World Bank một nền kinh tế tri thức cần dựa trên 4 cột trụ, trong đó giáo dục - đào tạo là một trong tứ trụ này và có một vai trò quan trọng trong việc tạo ra lực lượng lao động chất lượng cao góp phần hình thành một nền kinh tế dựa vào tri thức, tăng năng suất và giá trị đầu ra cho nền kinh tế. Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua đã nỗ lực phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm hướng đến nền kinh tế phát triển dựa trên tri thức, do đó lực lượng lao động chất lượng cao và có tri thức là nhu cầu cấp thiết cho mục tiêu phát triển của thành phố, trong khi đó theo báo cáo của trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động thành phố Hồ Chí Minh cho thấy lực lượng lao động chưa qua đào tạo trên địa bàn thành phố chiếm đến 33.27%. Do đó cần có những chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy việc giáo dục và đào tạo nhân lực cho thành phố trong giai đoạn tới. Trong bài viết này sẽ nê lên vai trò và tầm quan trọng của giáo dục - đào tạo trong việc hình thành đội ngũ nhân lực chất lượng cao nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển của thành phố trong thời gian tới. Từ khoá: vai trò giáo dục - đào tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao, kinh tế tri thức, thành phố Hồ Chí Minh ROLE OF EDUCATION - TRAINING AND DEVELOPMENT DURING HIGH QUALITY HUMAN RESOURCES FOR FOUNDATION TOWARDS ECONOMIC KNOWLEDGE IN HO CHI MINH ABSTRACT According to World Bank Report, knowledge based economy needs 4 pillars, in which education and training play a vital role in generating and forging high quality manpower for the development of the economy. In recent years, HCMC had great efforts in restructuring the economy for the development toward a knowledge based economy therefore the demand for high quality human resource is essential. Whilst the Center of Forecasting Manpower Needs and Labor Market Information HCMC (FALMI) showed untrained labors account for 33.27% in the labor forcel. Hence, this paper show the role of education and training for the development of HCMC’s high quality labor force Keywords: the role of education - training, high-quality human resources, knowledge economy, Ho Chi Minh City. * ThS. Công ty Dịch vụ Mobifone khu vực II. M: 090 3333 079. E: nam.ntp@mobifone.vn 110 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đầu thế kỷ 20 khoảng cách thu nhập bình quân giữa nước giàu nhất so với nước nghèo nhất là 10 lần, thì đầu thế kỷ 21, khoảng cách đó là 400 lần. Không cập nhật tri thức mới trong quá trình lão hóa tri thức tăng tốc, bất cập với công nghệ mới, công nghệ cao là yếu tố hàng đầu dẫn tới sự phân hóa phát triển - kém phát triển. Khoảng 30 năm trở lại đây, lượng kiến thức nhân loại thu được từ khoa học và công nghệ bằng tổng số kiến thức trong hai ngàn năm trước đó. Theo dự báo, đến năm 2020, những tri thức khoa học sẽ tăng khoảng 4 lần so với năm 2000. Với xu thế hội nhập hiện nay vai trò của tri thức ngày càng trở nên quan trọng, nó trở thành động lực của tăng trưởng kinh tế, cũng vì lẽ đó mà ra đời thuật ngữ “kinh tế tri thức”. Theo Ngân hang thế giới (World Bank) đưa ra khái niệm về kinh tế tri thức vào năm 1999 như sau: “Là nền kinh tế sử dụng hiệu quả tri thức cho sự phát triển kinh tế và xã hội, bao gồm việc thu nhận và khai thác nguồn tri thức toàn cầu cũng như thích ứng và sáng tạo tri thức để dùng cho các nhu cầu riêng”. Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) “kinh tế tri thức là nền kinh tế được xây dựng trên cơ sở sản xuất phân phối và sử dụng tri thức thông tin”. Tri thức có vai trò to lớn đối với việc tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm Phát triển kinh tế tri thức sẽ tiết kiệm được tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm bớt nặng nhọc trong lao động. Vì vậy, hiện nay, các nước đều dành sự quan tâm hàng đầu cho việc xây dựng và thực hiện chiến lược quốc gia về tri thức và phát triển đội ngũ trí thức. Ở đâu có nhiều tri thức hơn, ở đó có nền kinh tế phát triển hơn; những công ty, đơn vị nào có nhiều tri thức sẽ phát triển mạnh hơn; những cá nhân nào có tri thức, có trình độ sẽ nhận được việc làm tốt hơn, thu nhập cao hơn. Phát triển kinh tế tri thức là xu thế tất yếu của mọi quốc gia, phù hợp với quy luật vận động và phát triển của xã hội. Hiện nay cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển như vũ bão đã tác động sâu sắc đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và quá trình toàn cầu hoá có ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của tất cả các quốc gia trên thế giới. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có chiến luợc phát triển kinh tế tri thức theo những cách thức riêng phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nước. Các nước phát triển tập trung thu hút lao động trí tuệ, và thành tựu khoa học công nghệ ở nhiều nước khác, nghiên cứu sâu vào lĩnh vực năng lượng mới, vật liệu mới, hoá sinh học, khám phá vũ trụ để phát triển nền kinh tế. Các nước đang phát triển chọn hướng đi tắt, tạo động lực phát triển nhanh nhằm rút ngắn khoảng cách đối với các nước phát triển. Tại đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX năm 2001, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa vào văn kiện định hướng phát triển kinh tế tri thức (KTTT) như sau: “Đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những ngành và lĩnh vực then chốt để tạo bước nhảy vọt về công nghệ và kinh tế, tạo tốc độ tăng trưởng vượt trội ở những sản phẩm và dịch vụ chủ lực. Công nghiệp hóa (CNH) gắn với hiện đại hóa (HĐH) ngay từ đầu và trong suốt các giai đoạn phát triển. Nâng cao hàm lượng tri thức trong các nhân tố phát triển kinh tế - xã hội, từng bước phát triển KTTT ở nước ta”. Việc phát triển KTTT tiếp tục được làm rõ và được xem như một yếu tố cấu thành nên đường lối CNH và HĐH đất nước tại đại hội Đảng lần thứ X năm 2006, với những luận điểm như 111 Vai trò của giáo dục . . . sau: “Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình CNH-HĐH đất nước theo định hướng phát triển KTTT, coi KTTT là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và CNH- HĐH. Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; kết hợp việc sử dụng vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại”. Năm 2011 tại Đại hội XI, với định hướng chiến lược cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chủ yếu phát triển theo chiều rộng, sang phát triển hợp lý giữa các chiều rộng và sâu, chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định vai trò của KTTT cho quá trình phát triển của đất nước: “phát triển mạnh khoa học, công nghệ làm động lực đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH, phát triển KTTT, góp phần tăng nhanh năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế, sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước”. Do quá trình phát triển của lịch sử và do điều kiện tự nhiên, Sài Gòn - Gia Định (thành phố Hồ Chí Minh) ngày nay đã là một trung tâm kinh tế và giao lưu quốc tế của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ, sự phát triển của Thành phố đã gắn kết với sự phát triển của cả địa bàn kinh tế phía Nam. Từ năm 1982 đến nay, Bộ Chính trị đã có 3 lần ban hành nghị quyết về thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM): Nghị quyết 01- NQ/TW ngày 14/9/1982, Nghị quyết 20-NQ/ TW ngày 18/11/2002 và Nghị quyết 16-NQ/ TW ngày 10/8/2012. Thành phố Hồ Chí Minh được xác định là hạt nhân trọng điểm của phía Nam bao gồm 8 địa phương: TPHCM, Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Từ lâu sự phát triển của TPHCM gắn liền với sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trên cả 4 lĩnh vực phân bố lực lượng sản xuất; kết cấu hạ tầng giao thông; đào tạo nguồn nhân lực, thị trường lao động và bảo vệ môi trường. Trong 30 năm thực hiện CNH-HĐH và phát triển đô thị, vị trí vai trò của thành phố Hồ Chí Minh ngày càng được khẳng định và nâng cao. Nếu năm 1991, TPHCM đóng góp khoảng 15% GDP của cả nước chiếm 6,4% dân số và 5,3% lao động thì đến năm 2013 con số tương ứng là 20,8%, 8,8% và 7,7%. So với năm 1991 quy mô dân số Thành phố đã tăng gần 2 lần nhưng nhờ sự tăng trưởng nhanh về kinh tế nên tổng sản phẩm nội địa tính theo đầu người đã tăng gần 8 lần (Trần Du Lịch, 2015). Năm 2016, TPHCM đề ra 12 chỉ tiêu chủ yếu phát triển KTXH. Một số chỉ tiêu quan trọng như: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn (GRDP) đạt 8%; tạo việc làm mới cho 125.000 người lao động, tỉ lệ thất nghiệp đô thị dưới 4,5%; giảm 1% tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn Chương trình “Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020” (Văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh, 2016). Điều này đòi hỏi thành phố cần có nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu phát triển và đạt được các mục tiêu theo kế hoạch phát triển của thành phố. Vai trò của nguồn lực con người được khẳng định là một yếu tố cơ bản cho sự phát triển. Trong các nguồn lực như: vốn, tài nguyên, vị trí địa lý, nguồn lực nước ngoài và nguồn lực con người, các nguồn lực khác đều phụ thuộc và thông qua hoạt động thực tiễn của con người, bởi con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy, biết sáng tạo, có ý tri thức và ý chí, chỉ có con người mới có thể gắn kết các nguồn lực khác tạo thành sức mạnh tổng hợp 112 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật nhằm đạt đến một mục tiêu nhất định. Do đó, nguồn lực con người là quan trọng nhất trong sự phát triển của mỗi quốc gia1. Trong xu thế phát triển tri thức ngày nay, giáo dục - đào tạo được xem là chính sách, biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam không phải là ngoại lệ. Giáo dục – đào tạo góp phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc. Ngày nay, giáo dục - đào tạo còn góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã hội mới. Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, tri thức là sản phẩm của giáo dục - đào tạo, đồng thời là tài sản quý giá nhất của con người và xã hội. Sở hữu tri thức trở thành sở hữu quan trọng nhất được các nước thừa nhận và bảo hộ. Nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, dân tộc từ tài nguyên, sức lao động cơ bắp là chính chuyển sang nguồn lực con người có tri thức là cơ bản nhất. Do đó Nhà nước cần xem “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Việc đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay đang là mối quan tâm của các cấp, ngành, các nhà khoa học và toàn xã hội. Chọn khoa học và giáo dục làm khâu đột phá cho phát triển. Chọn giáo dục làm tiền đề, làm xương sống của phát triển bền vững là xác định đúng đắn và khoa học2. 2. NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Theo Liên Hợp Quốc, “Nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của đất nước”. Ngân hàng thế giới cho rằng: nguồn nhân lực là toàn bộ vốn con người bao 1 Nguyễn Đức Khiêm, (2016). Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay. anh-huong-den-nguon-nhan-luc-cho-phat-trien-kinh-te-xa-hoi- o-nuoc-ta-hien-nay-209/ 2 Trần Duy (2015), Vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển, cateID/4/artilceID/15531/language/vi-VN/Default.aspx gồm thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Như vậy, ở đây nguồn lực con người được coi như một nguồn vốn bên cạnh các loại vốn vật chất khác: vốn tiền tệ, công nghệ, tài nguyên thiên nhiên. Dưới góc độ của Kinh tế - Chính trị có thể hiểu: nguồn nhân lực là tổng hoà thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước. Tóm lại, nguồn nhân lực chất lượng cao là lực lượng lao động có học vấn, có trình độ chuyên môn cao, nhất là có khả năng đáp ứng các yêu cầu phức tạp và luôn thay đổi của công việc để tạo ra năng suất và hiệu quả cao, đóng góp cho sự tăng trưởng và phát triển của mỗi đơn vị nói riêng và toàn xã hội nói chung3. Thứ nhất, nguồn nhân lực chất lượng cao là nguồn lực chính quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội. Nguồn nhân lực, nguồn lao động là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác. Thứ hai, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH; là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là phổ biến sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động được đào tạo cùng với công nghệ tiên tiến, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Đối với nước ta đó là một quá trình tất yếu để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN. Thứ ba, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện để rút ngắn khoảng cách 3 Nguyễn Tiến Dzũng & Nguyễn Phan Thu Hằng (2011), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Phát triển KH-CN, 14(1), Tr.101-111. 113 Vai trò của giáo dục . . . tụt hậu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước nhằm phát triển bền vững. Thứ tư là, nguồn nhân lực chất lượng cao là điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 3. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO HƯỚNG TỚI NỀN KINH TẾ TRI THỨC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Theo WB (2007) nền kinh tế tri thức cần được xây dựng dựa trên 4 trụ cột: (1) cơ chế kinh tế và thể chế; (2) Giáo dục; (3) Hệ thống đổi mới sáng tạo và (4) Cơ sở hạ tầng về thông tin và truyền thông. Hiện nay một số các nghiên cứu liên quan đến kinh doanh cũng có những mô hình sử dụng các thành phần tương tự như 4 trụ cột này. Cơ chế kinh tế và thể chế: bao gồm các chính sách và thể chế cho phép việc huy động và phân bổ nguồn lực hiệu quả, khuyến khích tinh thần doanh nghiệp, thúc đẩy sự sáng tạo, phổ biến, và sử dụng hiệu quả tri thức. Giáo dục: là đào tạo những lao động có trình độ và tay nghề cao, có khả năng cập nhật kiến thức và kĩ năng liên tục để sáng tạo và sử dụng tri thức một các hiệu quả. Hệ thống giáo dục - đào tạo bao gồm trường tiểu học, trung học, trường nghề, cao đẳng, đại học, và cơ chế học tập trọn đời. Học tập trọn đời đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong bối cảnh cuộc cách mạng tri thức hiện nay, khi tri thức mới liên tục được tạo ra, nó đòi hỏi con người luôn hoàn thiện theo tốc độ phát triển tri thức của nhân loại. Hệ thống đổi mới sáng tạo: bao gồm các công công ty, viện nghiên cứu, trường đại học, và các tổ chức khá mà có thể tiếp cận và theo kịp các công nghệ, kĩ thuật, tri thức mới để tiếp thu và sử dụng nguồn tri thức này phục vụ cho nhu cầu cụ thể của tổ chức doanh nghiệp. Hỗ trợ cho sự đổi mới, khoa học, và công nghệ bao gồm một loạt các yếu tố từ cơ sở hạ tầng đến thể chế, từ sự phổ biến của công nghệ cơ bản đến các hoạt động nghiên cứu tiên tiến. Cơ sở hạ tầng về thông tin và truyền thông: cơ sở hạ tầng về thông tin và truyền thông hiện đại và hoàn chỉnh sẽ tạo điều kiện cho việc trao đổi, xử lý, và phổ biến thông tin hiệu quả. Công nghệ truyền thông bao gồm mạng điện thoại, truyền hình, phát thanh, internet là cơ sở hạ tầng thiết yếu của nền kinh tế toàn cầu dựa trên thông tin trong thế kỉ 21. Những cơ sở hạ tầng này có thể giảm dáng kể chi phí giao dịch bằng cách cung cấp sự tiếp cận thông tin mọi lúc mọi nơi. Các chính sách liên quan đến công nghệ thông tin bao gồm quy định về viễn thông cũng như các khoản đầu tư cần thiết để xây dựng và khai thác công nghệ thông tin và truyền thông trong nền kinh tế và xã hội thông qua các ứng dụng điện tử như chính phủ điện tử (e-government), kinh doanh điện tử (E-business), học tập điện tử (E-learning) Bảng 1: Bước tiến về bốn trụ cột hướng đến nền kinh tế tri thức của VN 2012 2000 1995 Chỉ số về cơ chế kinh tế và thể chế 2,8 2,74 2,64 Chỉ số về giáo dục 2,99 2,82 2,28 Chỉ số về đổi mới sáng tạo 2,75 2,4 2,34 Chỉ số về công nghệ thông tin và truyền thông 5,05 2,92 4,5 Nguồn: Nguyễn Trọng Hoài 2013 114 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật Theo số liệu đo lường 4 cột trụ của nền kinh tế tri thức của Việt Nam giai đoạn 1995- 2012 cho thấy công nghệ thông tin truyền thông có cải thiện, còn các trụ cột khác đều không có thay đổi đáng kể, các cột trụ còn lại đều có mức điểm dưới 3, chỉ số về giáo dục có mức điểm 2,99. Các tiêu chí để đo lường về giáo dục đều có mức tăng tuy nhiên vẫn ở mức thấp so với khu vực và xét về chất lượng vẫn còn nhiều hạn chế1. Do đó Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa về giáo dục cả về chất và lượng. Trước năm 2000, công nghiệp TPHCM chủ yếu phát triển tự phát theo chiều ngang, vai trò tác động định hướng điều tiết của Nhà nước chưa nhiều. Nhưng từ năm 2001 với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ VII (tháng 12/2000) đã định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế dựa trên lợi thế cạnh tranh và dựa trên quan hệ phân bố lực lượng sản xuất của cả Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và đã định hướng phát triển 4 nhóm ngành công nghiệp và 9 nhóm ngành dịch vụ, cụ thể: Trong lĩnh vực công nghiệp, tập trung vào 4 nhóm ngành: (1) cơ khí chế tạo; (2) điện tử - viễn thông - tin học; (3) công nghiệp hóa chất và dược phẩm; (4) chế biến lương thực thực phẩm giá trị tăng cao và 9 nhóm ngành dịch vụ tài chính - tín dụng - ngân hàng - bảo hiểm; thương mại (tập trung các loại dịch vụ phục vụ xuất khẩu); vận tải, kho bãi, dịch vụ cảng (chú ý các dịch vụ hàng hải quốc tế); bưu chính - viễn thông và công nghệ thông tin - truyền thông; kinh doanh tài sản - bất động sản (phát triển đô thị mới; nhà ở; văn phòng cho thuê); dịch vụ tư vấn, khoa học - công nghệ (thị trường công nghệ); du lịch (tập trung du lịch quốc tế); y tế và giáo dục - đào tạo chất lượng cao. 1 Nguyễn Trọng Hoài (2013), Nền kinh tế tri thức: Khung phân tích và gợi ý chính sách cho Việt Nam Chất lượng tăng trưởng kinh tế cũng được nâng lên, tổng vốn đầu tư xã hội so với GDP đã giảm từ 33,6% năm 2001 xuống còn 29,7% năm 2014. Hệ số ICOR giảm từ 4,31 năm 2001 xuống còn 3,61 năm 2014. Yếu tố TFP trong cơ cấu tăng trưởng đã tăng từ 26,2% năm 2006 lên 30,1% năm 2012. Tuy nhiên, do tính chất gia công của nền công nghiệp chưa được thay đổi nên tỷ trọng giá trị mới (VA) trong cơ cấu giá trị sản phẩm công nghiệp chế biến đã giảm từ 26,07% năm 2000 xuống còn 21,62% năm 2014. Có thể nói đây là điểm yếu trong quá trình phát triển công nghiệp của Thành phố. TPHCM đã chủ động và sáng tạo, đi đầu trong nhiều mô hình để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa kinh tế thành phố theo hướng hiện đại như thí điểm xây dựng khu chế xuất, phát triển các khu công nghiệp tập trung, xây dựng khu công nghệ cao, xây dựng khu phần mềm Quang Trung, khu nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao v.v cùng với nhiều biện pháp khác để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhưng kết quả đạt được còn xa so với yêu cầu và mục tiêu đề ra. Mặc dù nhiều Nghị quyết của Đảng đã đặt vị trí vai trò của khoa học - công nghệ; giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu trong quá trình CNH-HĐH nền kinh tế đất nước nhưng trên thực tế khoa học - công nghệ và giáo dục - đào tạo chưa có tác động tích cực thúc đẩy có hiệu quả quá trình CNH-HĐH các ngành kinh tế. TPHCM đi đầu trong việc phát triển công nghệ và có nhiều sáng tạo trong việc hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất kinh doanh, nhưng hàm lượng khoa học công nghệ trong giá trị sản phẩm chưa được nâng lên đáng kể. Thậm chí Thành phố lại thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao so với yêu cầu phát triển. Mặc dù được đánh 115 Vai trò của giáo dục . . . giá là trung tâm khoa học công nghệ lớn của cả nước, nhưng lại là nơi thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao theo yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo số liệu sáu tháng đầu năm 2016 từ Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM cho thấy lực lượng lao động chưa qua đào tạo chiếm tới 33.27%, công nhân kỹ thuật lành nghề chỉ có 8.14%, số lượng lao động có trình độ cao đẳng và đại học chỉ chiếm trên 28%, tuy nhiên số lượng thất nghiệp cũng nhiều. Ngoài ra hiện nay năng suất lao động của Việt Nam nói chung và Thành phố nói riêng cũng đạt mức rất thấp so với các nước trên thế giới, chẳng hạn như theo báo của của CIEM cho biết 1 lao động Singapore bằng 16 lao động Việt Nam, một lao động Hàn Quốc bằng 7 lao động Việt Nam (Vnexpress, 2016). Do đó có thể thấy không chỉ vấn đề số lượng mà Thành phố cần đầu tư hơn nữa cho chất lượng nguồn nhân lực. Cách duy nhất đó chính là thông qua giáo dục và đào tạo. Bảng 2: Phân Tích Chỉ Số Cơ Cấu Cầu Nhân Lực Theo Trình Độ Nghề Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh 06 Tháng Đầu Năm 2016 STT Trình Độ Chỉ số 06 tháng đầu năm 2015(%) Chỉ số 06 tháng đầu năm 2016(%) So sánh chỉ số (%) 1 Lao động chưa qua đào tạo 33.19 33.27 2.77 2 Sơ cấp nghề 7.82 5.13 -32.70 3 Công nhân kỹ thuật lành nghề 5.44 8.14 53.52 4 Trung cấp (CN-TCN) 20.12 23.97 22.13 5 Cao đẳng (CN-CĐN) 17.46 13.75 -19.25 6 Đại học 15.53 15.62 3.12 7 Trên đại học 0.43 0.11 -73.85 Tổng số (100% = Số người) 80,692 82,732 2,040 Nguồn: Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM Giáo dục - đào tạo ở đây có những vai trò hết sức quan trọng, không chỉ trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà còn có những tác động gián tiếp đến nền kinh tế và xã hội, giúp thành phố từng bước thực hiện mục tiêu CNH-HĐH và hướng đến nền kinh tế tri thức. Thứ nhất giáo dục và đào tạo nhằm nâng cao kỹ năng, hiểu biết chuyên môn giúp tăng chất lượng nguồn nhân lực, cho cả khối đơn vị hành chính nhà nước và doanh nghiệp, từ đó tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, cải thiện năng suất lao động và giá trị đầu ra của nền kinh tế. Thứ hai giáo dục đào tạo sẽ nâng cao trình độ dân trí, và hiểu biết của toàn xã hội, giúp tạo một xã hội văn minh và môi trường thúc đẩy học hỏi và sáng tạo ở mỗi cá nhân và tổ chức. Thứ ba đào tạo theo nhu cầu xã hội giúp đáp ứng kịp thời nhu cầu nhân lực và sự phát triển của nền kinh tế giúp hội nhập nhanh với thế giới. 116 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật 4. GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CHO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Trong ngắn hạn, với vai trò của giáo dục và đào tạo đối với tiến trình bồi dưỡng nguồn nhân lực, cần thiết phải nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ở tất cả các bậc học. Trong đó, bước quan trọng đầu tiên là phải có sự đổi mới cả về mục tiêu, chương trình và phương pháp dạy học ở tất cả các bậc học. Phương pháp dạy học phải xuất phát từ mục tiêu đào tạo, gắn với nội dung và phù hợp với thực tiễn; rèn luyện và tạo điều kiện cho người học nêu quan điểm và cách nhìn của mình, tạo thói quen suy nghĩ độc lập. Chuẩn hoá đội ngũ giảng viên, giáo viên, đảm bảo sự kết hợp giữa kiến thức chuyên môn với phương pháp sư phạm hiện đại, có tư cách đạo đức tốt, phương pháp tư duy khoa học Các cơ quan quản lý giáo dục, trước hết là Bộ Giáo dục và Đào tạo, cần xây dựng lộ trình triển khai chuẩn hoá giảng viên cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt, cần tăng cường giao lưu và hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo với các nước có nền giáo dục phát triển. Đồng thời, Nhà nước cần có sự đầu tư thoả đáng nhằm hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu ở các trường cao đẳng và đại học, như hệ thống phòng thí nghiệm, thư viện, giảng đường. Bên cạnh đó, cần chuẩn hoá chương trình và giáo trình đào tạo đảm bảo phù hợp với yêu cầu của thực tiễn xã hội, xác định ngành nghề mũi nhọn nhằm đào tạo đội ngũ chuyên gia có trình độ cao. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên. Đây là một yêu cầu bắt buộc đối với chương trình đại học và cao đẳng. Các đề tài nghiên cứu phải có tính thực tiễn cao. Khắc phục tình trạng phiến diện, chỉ giỏi về lý thuyết nhưng lại kém về thực hành – một thực tế khá phổ biến mà sinh viên nước ta đang mắc phải. Đổi mới công tác quản lý giáo dục một cách cơ bản và toàn diện cả về tư duy lẫn phương thức quản lý theo hướng nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo. Tập trung vào quản lý nội dung và chất lượng giáo dục và đào tạo, tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo. Nhà nước cần giao quyền tự chủ hơn nữa cho các trường đại học và cao đẳng để các trường có điều kiện chủ động trong việc hợp tác quốc tế và nghiên cứu khoa học1. (Nguyễn Văn Sơn, 2007). Cũng cần đa dạng các loại hình đào tạo, từ chính quy, không chính quy cho đến học tập trực tuyến giúp người học có điều kiện trau dồi nghề nghiệp, kiến thức, và hiểu biết của mình cho những lĩnh vực mà mình quan tâm. Hiện nay với sự phát triển về hệ thống thông tin truyền thông hạ tầng giúp cho mọi người có khả năng truy cập internet dễ dạng hơn, ngoài ra loại hình đào tạo trực tuyến cũng đang rất phát triển, thành phố cần quan tâm và có những chương trình đầu tư khuyến khích phát triển các loại hình này, vì giúp cho người học có điều kiện học tập và trau dồi bất cứ khi nào, và có thể tùy chỉnh lượng kiến thức cho phù hợp với sở thích và khả năng của người học. Chẳng hạn thành phố có thể đầu tư để xây dựng một hệ thống trực tuyến để đào tạo nghề và nâng cao kiến thức cho người dân ở thành phố giúp nâng cao dân trí, xây dựng một văn hóa và cộng đồng 1 Nguyễn Văn Sơn (2007), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế tri thức, Tạp chí Triết học, 9(196). http:// philosophy.vass.gov.vn/nghien-cuu-theo-chuyen-de/Chinh- tri-Xa-hoi/Nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc-phuc-vu-su- nghiep-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-dat-nuoc-va-phat-trien- kinh-te-tri-thuc-446.html 117 Vai trò của giáo dục . . . học tập, kích thích tinh thần học hỏi và sáng tạo của người dân từ đó sẽ cải thiện và nâng cao tri thức cho người dân. Trong dài hạn cần làm cho người dân hiểu được vấn đề là ai cũng cần học tập, ai cũng phải có nghĩa vụ học vì một đất nước, vì một thế giới phát triển, học hỏi bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, không phân biệt tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn v.v, ai cũng có thể làm trò và ai cũng có thể làm thầy để mỗi người được đi vào nhiều dạng khác nhau của tri thức, để tiếp thu những tri thức mà nhân loại sáng tạo ra, và cũng là để tự mình góp phần tạo ra những tri thức mới, như vậy mới được gọi là xã hội học tập (Learning Society) từ đó từng bước nâng cao tri thức của người dân, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực của thành phố, và gia tăng giá trị đầu ra của nền kinh tế, tiến tới hội nhập và bắt kịp các sự phát triển của các quốc gia khác. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Đức Khiêm (2016), Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Nguồn Nhân Lực Cho Phát Triển Kinh Tế - Xã Hội Ở Nước Ta Hiện Nay. anh-huong-den-nguon-nhan-luc-cho-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-o-nuoc-ta-hien-nay-209/ [2] Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2012), Knowledge transfer from business schools to business organizations through in-service training students, Working Paper Series No. 2012/ 21, DEPOCEN [3] Nguyễn Trọng Hoài (2013), Nền kinh tế tri thức: Khung phân tích và gợi ý chính sách cho Việt Nam [4] Nguyễn Văn Sơn (2007), Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế tri thức, Tạp chí Triết học, 9(196). gov.vn/nghien-cuu-theo-chuyen-de/Chinh-tri-Xa-hoi/Nang-cao-chat-luong-nguon-nhan-luc-phuc- vu-su-nghiep-cong-nghiep-hoa-hien-dai-hoa-dat-nuoc-va-phat-trien-kinh-te-tri-thuc-446.html [5] Nguyễn Tiến Dzũng & Nguyễn Phan Thu Hằng (2011), Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Phát triển KH7CN, 14(1), Tr.101-111. [6] Trần Du Lịch, 11/06/2015, CNH-HĐH và phát triển đô thị ở Thành phố mang tên Bác, Cổng thông tin điện tử chính phủ, [7] Trần Duy (2015), Vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển, chi_tiet_tin/tabid/204/cateID/4/artilceID/15531/language/vi-VN/Default.aspx [8] Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM (2016), Phân Tích Chỉ Số Cơ Cấu Cầu Nhân Lực Theo Ngành Nghề - Trình Độ Nghề Trên Địa Bàn Thành Phố Hồ Chí Minh 06 Tháng Đầu Năm 2016, [9] Văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh (2016), Thành phố Hồ Chí Minh đặt 12 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Chi-Minh-dat-12-chi-tieu-phat-trien-ktpedqp1sdfi8.aspx [10] Văn Đình Tấn (n.d), Nguồn nhân lực trong công cuộc CNH, HĐH ở nước ta, gov.vn/ArticleDetail.aspx?_Article_ID=212 [11] Vnexpress (2016), Tại sao 16 người Việt làm việc bằng một người Singapore, vnexpress.net/tin-tuc/doanh-nghiep/tai-sao-16-nguoi-viet-lam-viec-bang-mot-nguoi- singapore-3392360.html [12] World Bank (1999), “Knowledge for development”, World Development Report
File đính kèm:
- vai_tro_cua_giao_duc_dao_tao_trong_qua_trinh_xay_dung_va_pha.pdf