Vai trò của kiểm toán nội bộ đối với kiểm soát nội bộ trong Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên

Tóm tắt

Kiểm toán nội bộ có vai trò ngày càng quan trọng đối với quản trị doanh nghiệp nói chung và kiểm soát

nội bộ nói riêng. Bài viết thực hiện khảo sát và đánh giá vai trò của kiểm toán nội bộ đối với kiểm soát

nội bộ tại Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên dựa trên khung quốc tế về thực hành nghề nghiệp

KTNB-IPPF. Các vai trò cụ thể của kiểm toán nội bộ đối với kiểm soát nội bộ được đánh giá qua góc

nhìn của 3 bên liên quan đến kiểm toán nội bộ gồm những người trực tiếp quản lý kiểm toán nội bộ,

những người sử dụng kết quả kiểm toán nội bộ và chủ thể của kiểm toán nội bộ. Kết quả khảo sát là cơ

sở để các tác giả đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hỗ trợ công ty tăng cường vai trò của

kiểm toán nội bộ đối với kiểm soát nội bộ

pdf 7 trang yennguyen 5520
Bạn đang xem tài liệu "Vai trò của kiểm toán nội bộ đối với kiểm soát nội bộ trong Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của kiểm toán nội bộ đối với kiểm soát nội bộ trong Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên

Vai trò của kiểm toán nội bộ đối với kiểm soát nội bộ trong Công ty Cổ phần gang thép Thái Nguyên
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018) 
85 
VAI TRÒ CỦA KIỂM TOÁN NỘI BỘ ĐỐI VỚI KIỂM SOÁT NỘI BỘ 
TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN 
Nguyễn Thị Tuân1, Nguyễn Thị Dung2 
Tóm tắt 
Kiểm toán nội bộ có vai trò ngày càng quan trọng đối với quản trị doanh nghiệp nói chung và kiểm soát 
nội bộ nói riêng. Bài viết thực hiện khảo sát và đánh giá vai trò của kiểm toán nội bộ đối với kiểm soát 
nội bộ tại Công ty cổ phần Gang Thép Thái Nguyên dựa trên khung quốc tế về thực hành nghề nghiệp 
KTNB-IPPF. Các vai trò cụ thể của kiểm toán nội bộ đối với kiểm soát nội bộ được đánh giá qua góc 
nhìn của 3 bên liên quan đến kiểm toán nội bộ gồm những người trực tiếp quản lý kiểm toán nội bộ, 
những người sử dụng kết quả kiểm toán nội bộ và chủ thể của kiểm toán nội bộ. Kết quả khảo sát là cơ 
sở để các tác giả đề xuất một số giải pháp và khuyến nghị nhằm hỗ trợ công ty tăng cường vai trò của 
kiểm toán nội bộ đối với kiểm soát nội bộ. 
Từ khóa: Kiểm toán nội bộ, vai trò, kiểm soát nội bộ 
THE ROLES OF INTERNAL AUDIT FOR INTERNAL CONTROL AT 
 THAI NGUYEN IRON AND STEEL JOINT STOCK COMPANY 
Abstract 
Internal audit plays an increasingly important role for corporate governance in general and internal 
control in particular. This article surveys and assesses the roles of internal audit for internal control at 
Thai Nguyen Iron and Steel Joint Stock Company according to the international professional 
practicesframework (IPPF). The specific roles of internal audit are assessed through the perspectives of 
3 parties - those directly managing the internal audit, those using the internal audit results, and the 
internal auditors. Based on the survey results, some solutions and recommendations are proposed to 
strengthen the role of internal audit for internal control in the company 
Keywords: Internal auditing, role, internal control.
1. Giới thiệu 
 Trong môi trường kinh doanh có nhiều biến 
động, rủi ro và các thủ tục kiểm soát nhanh bị lạc 
hậu theo thời gian, kiểm toán nội bộ (KTNB) trở 
thành công cụ quan trọng, không thể thiếu trong 
công tác quản trị doanh nghiệp nói chung và 
kiểm soát nội bộ (KSNB) của doanh nghiệp nói 
riêng. KTNB được xem là một phần của cơ chế 
KSNB của doanh nghiệp (Nguyễn Thị Hồng 
Thúy, 2010). 
Trên thế giới, một số công trình nghiên cứu 
về vai trò của KTNB đối với KSNB đã được công 
bố từ kết quả khảo sát thực tế của một số tổ chức 
kiểm toán độc lập thuộc nhóm Big4 và tổ chức 
nghề nghiệp KTNB một số nước mà tiêu biểu nhất 
là Viện kiểm toán viên nội bộ-IIA. Theo đó, ban 
đầu, vai trò của KTNB chỉ giới hạn trong phạm vi 
thông tin tài chính, sau đó, xuất phát từ nhu cầu 
thực tế KSNB đã dần dần mở rộng phạm vi hoạt 
động trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của doanh 
nghiệp bao gồm cả KSNB và quản lý rủi ro. Đối 
với KSNB, vai trò cuả KTNB cũng không ngừng 
phát triển và mở rộng, từ chỗ chỉ đánh giá vấn đề 
kiểm soát và phát hiện gian lận, sai phạm trong 
các hoạt động kiểm soát thường nhật đến chỗ 
đánh giá và tư vấn nhằm hoàn thiện những hoạt 
động kiểm soát đối với mục tiêu chiến lược. 
Khung quốc tế về chuẩn mực thực hành nghề 
nghiệp KTNB (IPPF) do IIA biên soạn và công bố 
năm 2016 là tài liệu gần đây nhất đưa ra một cách 
rõ ràng các vai trò của KTNB đối với KSNB trong 
doanh nghiệp (IIA, 2016). 
 Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên 
(TISCO) được thành lập năm 1959, là khu Công 
nghiệp đầu tiên tại Việt Nam có dây chuyền sản 
xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến 
luyện gang, luyện thép và cán thép. Trải qua 59 
năm xây dựng và phát triển, Công ty không 
ngừng tăng trưởng và lớn mạnh. Sản phẩm thép 
nhãn hiệu TISCO của công ty đã trở nên nổi 
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018) 
86 
tiếng, được người tiêu dùng tín nhiệm, được sử 
dụng vào hầu hết các công trình trọng điểm quốc 
gia. Trong những năm gần đây, chịu ảnh hưởng 
sâu sắc của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và 
khu vực cũng như sự phát triển của khoa học và 
công nghệ, công ty cổ phần Gang thép Thái 
Nguyên đang phải đối mặt với hàng loạt khó 
khăn, thử thách: Thiếu vốn đầu tư, công nghệ lạc 
hậu, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm cao, 
không cạnh cạnh tranh nổi với thép ngoại nhập, 
tiêu thụ thép ở thị trường trong nước sụt giảm, 
giá nguyên liệu đầu vào biến động và nguồn 
cung không ổn định, sản xuất cầm chừng (Báo 
cáo thường niên 2018, Công ty cổ phần Gang 
thép Thái Nguyên). 
Trong bối cảnh đó, KTNB được tư duy đến 
như là một giải pháp có tính hệ thống. Bài toán 
lúc này là vai trò của KTNB đối với KSNB của 
công ty hiện nay như thế nào để từ đó có biện 
pháp can thiệp nhằm tăng cường vai trò của 
KTNB giúp công ty kiểm soát được hoạt động và 
từng bước thực hiện mục tiêu chiến lược. 
2. Phƣơng pháp nghiên cứu 
Dữ liệu được sử dụng trong bài viết bao gồm 
cả dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. Các phương pháp thu 
thập dữ liệu sơ cấp: Phương pháp điều tra bảng 
hỏi cung cấp thông tin về đánh giá về vai trò của 
KTNB là phương pháp chủ đạo. Ngoài ra, phương 
pháp quan sát, phỏng vấn và kiểm tra tài liệu cũng 
được sử dụng nhằm thu thập thông tin bổ sung về 
thực trạng và nhận định nguyên nhân của hoạt 
động KTNB. Các phương pháp thu thập dữ liệu 
thứ cấp được sử dụng là phương pháp nghiên cứu 
và tổng quan các tài liệu đã công bố bao gồm các 
tài liệu về KTNB, KSNB nói chung và các văn 
bản, các báo cáo của công ty cổ phần Gang thép 
Thái Nguyên nói riêng. 
Phương pháp phân tích và xử lý thông tin 
được sử dụng chủ đạo là phương pháp định lượng 
giản đơn thông qua các phép thống kê mô tả (giá 
trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, giá 
trị tổng, tỉ lệ phần trăm, thống kê tần suất). 
Để khảo sát và đánh giá vai trò của KTNB 
trong công ty, nhóm nghiên cứu đã sử dụng phiếu 
khảo sát. Số phiếu xác định phát cho các công ty 
con và đơn vị sản xuất kinh doanh chính là 7 
phiếu, các đơn vị phụ trợ là 5 phiếu, các chi nhánh 
trực thuộc là 2 phiếu. Tổng hợp lại xác định được 
quy mô mẫu là 145 phiếu. Đối tượng khảo sát 
được xác định gồm 3 thành phần: Đại diện cấp 
trực tiếp quản lý và tiếp nhận báo cáo KTNB, đại 
diện khách thể của KTNB và đại diện chủ thể 
KTNB từ 28 đơn vị trực thuộc và công ty con của 
công ty, bao gồm các nhà quản trị cấp cao (Chủ 
tịch hoặc thành viên HĐQT công ty, Thành viên 
ban Tổng giám đốc công ty, Giám đốc/Phó giám 
đốc các công ty con, đơn vị trực thuộc) và đại diện 
Ban kiểm soát và KTV công ty, đại diện Ban kiểm 
soát các công ty con. Người tham gia khảo sát 
được hỏi ý kiến về mức độ hài lòng của họ đối với 
6 vai trò của KTNB đối với KSNB trong công ty. 
Mức độ hài lòng được đo bằng thang điểm 5 bậc 
từ 1 đến 5: 1= Hoàn toàn không hài lòng và 5= 
Hoàn toàn hài lòng. 
Kết quả thu về 74 phiếu trả lời hợp lý và có 
thể sử dụng được, gồm 14 phiếu của lãnh đạo 
cấp công ty/đơn vị trực thuộc; 32 lãnh đạo cấp 
phòng/ban và 28 kiểm soát viên/KTV. 
3. Kết quả nghiên cứu 
3.1. Vai trò của kiểm toán nội bộ đối với kiểm 
soát nội bộ trong doanh nghiệp 
Kiểm toán nội bộ 
Theo IIA: “KTNB là hoạt động đánh giá tư 
vấn độc lập trong nội bộ tổ chức, được thiết kế 
nhằm cải tiến và làm tăng giá trị cho các hoạt 
động của tổ chức đó. KTNB giúp tổ chức đạt được 
các mục tiêu bằng việc đánh giá một cách hệ 
thống và cải tiến hiệu lực của quy trình quản trị, 
kiểm soát và QLRR”. Như vậy, có thể thấy (Đỗ 
Thị Thúy Phương và Nguyễn Thị Kim Anh, 2016): 
- KTNB có chức năng đo lường và đánh giá 
tính hiệu quả của các hoạt động khác nhau trong 
doanh nghiệp bao gồm cả hoạt động kiểm soát. 
- Hoạt động KTNB thường được thực hiện 
bởi các KTV nội bộ, song theo xu hướng hiện 
đại, hoạt động này có thể được thực hiện bởi các 
chuyên gia kiểm toán bên ngoài. 
- Người thực hiện KTNB phải có trình độ 
nghiệp vụ tương xứng, không những am hiểu về 
kiểm toán mà còn phải có chuyên môn nghiệp vụ 
đối với doanh nghiệp được kiểm toán. 
- Đối tượng phục vụ của KTNB là Ban giám 
đốc, Hội đồng quản trị và các bộ phận được kiểm 
toán với các yêu cầu khác nhau. 
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018) 
87 
- KTNB tồn tại xuất phát từ nhu cầu khách 
quan của quản lý và nhằm hỗ trợ hoặc tạo ra lợi 
ích cho tổ chức. 
Vai trò của KTNB đối với KSNB 
Hệ thống KSNB là các quy định và các thủ 
tục kiểm soát do đơn vị thiết kế và vận hành 
nhằm đảm bảo cho đơn vị tuân thủ pháp luật và 
các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa 
và phát hiện gian lân, sai sót để lập báo cáo tài 
chính trung thực và hợp lý, nhằm bảo vệ, quản lý 
và sử dụng có hiệu quả tài sản của doanh nghiệp. 
Hệ thống KSNB có bốn mục tiêu: Bảo vệ tài sản 
và thông tin, bảo đảm độ tin cậy của các thông 
tin tài chính và phi tài chính, bảo đảm việc tuân 
thủ pháp luật và thực hiện các quy định nội bộ và 
bảo đảm hiệu quả hiệu lực của hoạt động 
(Nguyễn Thị Hồng Thúy, 2010) 
Nhiệm vụ xây dựng và vận hành một hệ 
thống KSNB hiệu quả và hiệu lực nhằm đạt được 
các mục tiêu kiểm soát phụ thuộc và cần sự phối 
hợp của nhiều yếu tố. KTNB vừa là một cấu 
phần của KSNB vừa là một yếu tố đóng vai trò 
quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ đó. Vai 
trò của KTNB đối với KSNB được IIA đưa ra 
trong IPPF năm 2016 như sau (IIA, 2016): 
- Thứ nhất: Đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực 
của KSNB trong việc thực hiện mục tiêu chiến 
lược của doanh nghiệp 
- Thứ hai: Đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực 
của KSNB trong việc đảm bảo tính minh bạch, 
tin cậy của BCTC 
- Thứ ba: Đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực 
của KSNB trong việc đảm bảo tính hiệu lực, hiệu 
quả của các hoạt động, chương trình 
- Thứ tư: Đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực 
của KSNB trong việc đảm bảo an toàn tài sản, 
thông tin 
- Thứ năm: Đánh giá tính hiệu quả, hiệu lực 
của KSNB trong việc đảm bảo tuân thủ quy định 
quy trình, chính sách. 
- Thứ sáu: Tư vấn nhằm hoàn thiện các thủ 
tục, quy trình kiểm soát. 
3.2. Vai trò của kiểm toán nội bộ đối với kiểm 
soát nội bộ trong công ty cổ phần Gang Thép 
Thái Nguyên 
Đặc điểm KTNB của công ty 
Bộ phận KTNB của công ty được bố trí lồng 
ghép trong Ban kiểm soát, đứng đầu bởi trưởng 
Ban kiểm soát, báo cáo trực tiếp cho trưởng Ban 
kiểm soát. Trong bộ máy quản trị công ty, Ban 
kiểm soát trực thuộc Đại hội đồng cổ đông (Công 
ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên, 2017). Như 
vậy, bộ phận KTNB trực thuộc cơ quan có thẩm 
quyền quyết định cao nhất của công ty, hoạt động 
độc lập với các cấp quản trị, điều hành khác, đảm 
bảo cho bộ phận KTNB của công ty có được tính 
độc lập và thẩm quyền cao. Nhân sự KTNB của 
công ty hiện nay gồm 03 người. Cả 03 người đều 
có chuyên môn được đào tạo về tài chính - kế toán 
- kiểm toán. Không ai trong số các nhân sự KTNB 
của công ty có chứng chỉ KTV nội bộ song đều có 
kinh nghiệm thực tế về KTNB. Trong 03 KTV 
của công ty, 02 người đã từng có kinh nghiệm 
công tác ở vị trí KTV nội bộ của một công ty lớn 
cùng ngành thép trên cùng địa bàn và 01 người là 
kế toán viên ở đơn vị thành viên và từng là KTV 
nội bộ của công ty giai đoạn trước đó. 
Về hoạt động, KTNB của công ty thực hiện 
hoạt động kiểm toán trên cả ba lĩnh vực là kiểm 
toán tài chính, kiểm toán tuân thủ và kiểm toán 
hoạt động. Tuy nhiên, phạm vi kiểm toán, nội 
dung kiểm toán và phương pháp kiểm toán mang 
nặng đặc thù của Ban kiểm soát chưa rõ đặc 
điểm của KTNB. Nội dung kiểm toán chủ yếu 
tập trung ở những mảng nội dung truyền thống 
như kiểm toán tuân thủ, kiểm toán báo cáo tài 
chính, phát hiện gian lận và sai phạm. Phạm vi 
kiểm toán còn hạn chế, chưa bao quát hết các 
lĩnh vực và nội dung trong từng loại kiểm toán. 
Các KTV đã sử dụng các phương pháp kỹ thuật 
cơ bản của kiểm toán song còn đơn giản, phương 
pháp kiểm toán thiên về thu thập bằng chứng. 
Việc phân tích, đánh giá bằng chứng kiểm toán 
còn mang tính kinh nghiệm cá nhân. 
Công ty không có quy chế KTNB, điều lệ 
KTNB cũng như sổ tay KTNB riêng. Công ty 
cũng không xây dựng các chương trình kiểm toán 
chi tiết. Mọi hoạt động KTNB dựa trên chức năng, 
nhiệm vụ và kế hoạch do Ban kiểm soát đề ra và 
giao phó trên cơ sở tuân thủ Điều lệ công ty và 
quy chế quản trị, quy chế tài chính, quy chế nhân 
sự và quy chế hoạt động của Ban kiểm soát của 
công ty. Hoạt động KTNB của công ty chưa được 
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018) 
88 
thực hiện thực hiện theo trình tự của một cuộc 
KTNB nói chung. Hệ thống các văn bản cần thiết 
làm nền tảng trực tiếp quản lý và hướng dẫn hoạt 
động KTNB gần như chưa được xây dựng. 
Vai trò của KTNB đối với KSNB của công ty 
Trên cơ sở tổng hợp kết quả đánh giá của 
các nhà quản trị công ty/công ty con và các KTV 
về mức độ hài lòng đối với vai trò của KTNB đối 
với KSNB, có thể thấy, vai trò của KTNB đối 
với KSNB được đánh giá ở mức trung bình, các 
vai trò được đánh giá trung bình từ 2,38 đến 3,36 
trên thang điểm 5, nhận được sự hài lòng cao 
nhất là vai trò thứ hai và được đánh giá thấp nhất 
là vai trò thứ nhất. 
Kết quả cụ thể như sau (Bảng 01 và biểu đồ 
01): 
Bảng 01: Thống kê đánh giá vai trò của KTNB đối với KSNB 
 N Minimum Maximum Sum Mean 
KSNB1 74 1 4 176 2.38 
KSNB2 74 2 5 249 3.36 
KSNB3 74 1 4 191 2.58 
KSNB4 74 1 5 235 3.18 
KSNB5 74 2 5 237 3.20 
KSNB6 74 2 5 224 3.03 
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra, khảo sát của nhóm nghiên cứu 
Thứ nhất, vai trò đánh giá tính hiệu lực, hiệu 
quả của KSNB đối với việc đảm bảo thực hiện 
mục tiêu chiến lược của công ty (KSNB1): Được 
đánh giá thấp nhất với mức bình quân là 2,38, 
không phiếu nào đánh giá mức tối đa, chỉ duy 
nhất 01 người cảm thấy tương đối hài lòng, 39 
người tương ứng với tỉ lệ 52,7% người được 
khảo sát cho rằng chỉ hài lòng chút ít. Một kết 
quả đánh giá khá thấp. 
Thứ hai, vai trò đánh giá tính hiệu lực, hiệu 
quả của KSNB đối với việc đảm bảo tính minh 
bạch, tin cậy của BCTC (KSNB2): Được đánh 
giá cao nhất, không ai cảm thấy hoàn toàn không 
hài lòng, đa số (37 người tương ứng 50%) cho 
rằng KTNB đã thực hiện vai trò này ở mức độ 
chấp nhận được, có tới 23 người cảm thấy khá 
hài lòng và 6 người hoàn toàn hài lòng về vai trò 
này của KTNB. 
Thứ ba, vai trò đánh giá tính hiệu lực, hiệu 
quả của KSNB đối với việc đảm bảo tính hiệu 
lực, hiệu quả của các hoạt động, chương trình 
(KSNB3): Là vai trò nhận được đánh giá thấp 
thứ hai trong sáu vai trò. Các ý kiến đánh giá tập 
trung ở mức 2 và 3 là phổ biến trong đó 33 người 
cho rằng gần như không hài lòng và 36 người 
cảm thấy tạm hài lòng với vai trò này của KTNB. 
Chỉ 4 người cảm thấy khá hài lòng. 
Thứ tư, vai trò đánh giá tính hiệu lực, hiệu 
quả của KSNB đối với việc đảm bảo an toàn tài 
sản, thông tin (KSNB4): Được đánh giá ở mức 
trung bình, tập trung đông đảo ý kiến nhất là ở 
mức 3. Tạm hài lòng với vai trò với số người 
đánh giá là 42 người chiếm 56,8%; có 1 người 
không hài lòng và 6 người hoàn toàn hài lòng. 
Thứ năm, vai trò đánh giá tính hiệu lực, hiệu 
quả của KSNB đối với việc đảm bảo tuân thủ 
quy định quy trình, chính sách (KSNB5): Vai trò 
này cũng là một trong 3 vai trò được đánh giá 
trên mức trung bình. Có 33 người không hài lòng 
lắm về vai trò này, 36 người chỉ thấy tạm hài 
lòng, chỉ có 4 người thấy khá hài lòng. 
Cuối cùng là vai trò tư vấn đối với các thủ 
tục, quy trình KSNB (KSNB6): Vai trò này vừa 
đủ mức trung bình. Tuy không có ai thấy thực sự 
không hài lòng nhưng có 19 người cho rằng gần 
như không hài lòng với vai trò này; ngược lại có 
13 người thấy khá hài lòng và có tới 4 người 
tuyệt đối hài lòng. 
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018) 
89 
Biểu đồ 1: Thống kê tần suất theo các mức đánh giá vai trò KTNB 
Nguồn: Kết quả tính toán của tác giả 
Có thể thấy, vai trò của KTNB đối với 
KTNB được đánh giá trên mức trung bình. Trong 
các vai trò, KTNB làm tốt vai trò đối với các lĩnh 
vực như đảm bảo tài sản, đảm bảo thông tin, tư 
vấn cải thiện quy trình kiểm soát. Vai trò gắn với 
mục tiêu chiến lược và gắn với kiểm soát hoạt 
động còn mờ nhạt. 
3.3. Nhận định nguyên nhân và đề xuất khuyến 
nghị nhằm tăng cường vai trò của kiểm toán 
nội bộ đối với kiểm soát nội bộ trong công ty cổ 
phần Gang Thép Thái Nguyên 
Nguyên nhân vai trò của KTNB đối với 
KSNB chưa được đánh giá cao 
Kết quả khảo cho thấy có nhiều nguyên nhân 
dẫn đến thực trạng vai trò của KTNB như trên, 
gồm nguyên nhân chủ quan thuộc về KTNB và 
nguyên nhân khách quan thuộc phạm vi công ty 
hoặc cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức Hiệp hội. 
Các nguyên nhân chủ quan gắn với KTNB: 
Một là, KTNB chưa có hệ thống các quy 
chế, quy định cũng như sổ tay, cẩm nang để làm 
cơ sở, để hướng dẫn tổ chức và hoạt động, đây là 
nguyên nhân quan trọng khiến vai trò của KTNB 
chưa được đánh giá cao. 
Hai là, KTNB chưa có bộ máy được tổ chức 
bài bản, chính thống. Nguyên nhân này có ảnh 
hưởng đến vai trò của KTNB ở công ty được nêu 
ra bởi 60 người chiếm 81,1%. 
 Ba là, chất lượng và số lượng KTV chưa 
phù hợp và chưa đáp ứng được yêu cầu công việc 
của KTNB trong giai đoạn hoạt động kiểm soát 
của công ty đang cân được tăng cường. 
Bốn là, phạm vi và nội dung hoạt động của 
KTNB còn hạn chế, chưa bao quát đến các đơn 
vị thành viên, các cấp thừa hành cũng như các 
mảng nội dung mới phát sinh. 
Năm là, phương pháp tiếp cận của KTNB 
của công ty vẫn còn đơn giản, chủ yếu dựa trên 
kinh nghiệm, chưa áp dụng công nghệ tin học 
cho kiểm toán. 
Những nguyên nhân khách quan ngoài 
KTNB 
Thứ nhất, nhà quản trị công ty đa phần chưa 
thực sự hiểu rõ bản chất của KTNB, chưa thấy 
được tầm quan trọng của KTNB trong doanh 
nghiệp. Thậm chí nhiều người còn nhầm lẫn, 
đánh đồng KTNB với KSNB, cho rằng việc có 
thêm KTNB là không cần thiết. 
Thứ hai, hệ thống kiểm soát, quản lý, quản 
trị hiện nay của công ty chưa theo mô hình hiện 
đại, vì thế hạn chế sự xuất hiện chính thống của 
KTNB và hạn chế vai trò của KTNB. 
Thứ ba, những khó khăn mà công ty đang 
gặp phải và việc giải quyết những khó khăn trong 
vấn đề vốn vay của dự án mở rộng sản xuất giai 
đoạn 2, khó khăn về thị trường kéo dài, thiếu hiệu 
KSNB1 KSNB2 KSNB3 KSNB4 KSNB5 KSNB6
4 0 1 1 
39 
8 
33 
11 
7 
19 
30 
37 
36 
42 
48 
38 
1 
23 
4 
14 16 
13 
6 6 3 4 
5-Hoàn toàn hài lòng
4-Hài lòng
3-Bình thường 
2-Không hài lòng
1-Hoàn toàn không hài lòng
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018) 
90 
quả. Điều đó khiến cho KTNB không được quan 
tâm đúng mức, ngân sách cho KTNB hạn chế. 
Thứ tư, hệ thống văn bản pháp quy, chuẩn mực 
về KTNB còn rất yếu, chưa đủ cơ sở cho các doanh 
nghiệp nói chung triển khai thực hiện tổ chức bộ 
máy và hoạt động KTNB trong doanh nghiệp. 
Một số khuyến nghị đối với công ty cổ phần 
Gang Thép Thái Nguyên nhằm tăng cường vai 
trò của KTNB đối với kiểm soát nội bộ trong 
công ty: 
 - Một là, Công ty cần sớm xây dựng Điều 
lệ KTNB, quy chế KTNB nhằm quy định chức 
năng, quyền hạn, nhiệm vụ của KTNB; đồng 
thời, soạn thảo sổ tay, chương trình KTNB mẫu 
nhằm hướng dẫn hoạt động KTNB. 
- Hai là, bộ phận KTNB của công ty cần 
được thiết lập riêng, chuyên trách, có trưởng 
KTNB chịu trách nhiệm quản lý, điều phối, tổ 
chức hoạt động trong bộ phận, thực hiện chế độ 
báo cáo lên Đại hội đồng cổ đông. Mối quan hệ 
nhận mệnh lệnh, quan hệ báo cáo kết quả công 
việc và quan hệ cung cấp thông tin giữa bộ phận 
KTNB với các cấp quản trị, các bộ phận cá nhân 
trong toàn công ty cần được thiết lập rõ ràng. 
- Ba là, công ty cần chuẩn bị đội ngũ nhân 
sự KTNB đầy đủ và chất lượng: Công ty cần bổ 
sung thêm 01 đến 02 nhân sự thông qua việc 
tuyển mới nhân sự được đào tạo bài bản, ưu tiên 
nhân sự có chuyên môn về công nghệ thông tin, 
kỹ thuật luyện kim. Đồng thời, công ty cần có kế 
hoạch bồi dưỡng, đào tạo nhằm cập nhật kiến 
thức và nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp 
vụ, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp cho KTV. 
- Bốn là, KTNB cần có kế hoạch mở rộng 
phạm vi và nội dung kiểm toán sang những nội 
dung, lĩnh vực còn bỏ ngỏ như mảng kiểm toán 
hoạt động, kiểm toán dự án, kiểm toán năng 
lượng, kiểm toán môi trường, kiểm toán an toàn 
lao động trong đó trọng tâm là kiểm toán tính 
hiệu năng, hiệu quả, hiệu lực hoạt động. 
- Năm là, KTNB cần áp dụng phương pháp 
kiểm toán tiếp cận rủi ro, KTV phải hiểu biết sâu 
sắc về mục tiêu của công ty theo từng thời kỳ, 
am hiểu về môi trường kinh tế - pháp lý của công 
ty; từ đó, thiết lập hồ sơ rủi ro đầy đủ các thông 
tin liên quan. 
4. Kết luận 
KTNB là một cấu phần của KSNB đồng thời 
cũng là công cụ, cơ chế giám sát, đánh giá và tư 
vấn hữu hiệu của KSNB. Từ kết quả khảo sát, bài 
viết đã chỉ ra thực trạng vai trò của KTNB đối với 
KSNB tại công ty chưa được đánh giá cao. Đồng 
thời, bài viết cũng đưa ra những nguyên nhân và 
đề xuất một số khuyến nghị cho công ty nhằm 
tăng cường vai trò của KTNB đối với KSNB làm 
cơ sở để thiết lập và vận hành hệ thống KSNB 
hiệu lực và hiệu quả trong bối cảnh hiện nay. 
Bên cạnh vai trò đối với KSNB, vai trò của 
KTNB còn được thừa nhận đối với quản lý rủi ro 
và quy trình quản trị doanh nghiệp. Do vậy, việc 
tiếp tục thực hiện các bài báo khoa học về vai trò 
của KTNB đối với quản lý rủi ro và quản trị 
doanh nghiệp trong Công ty cổ phần Gang thép 
Thái Nguyên để đánh giá được đầy đủ vai trò của 
KTNB trong công ty là một dự định của nhóm 
tác giả trong thời gian tới. 
Lời thừa nhận: Bài báo là sản phẩm của đề 
tài nghiên cứu khoa học sinh viên: “Tăng cường 
vai trò của kiểm toán nội bộ tại Công ty Cổ phần 
Gang thép Thái Nguyên”, mã số SV2018-AC09. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên. (2016, 2017, 2018). Báo cáo thường niên, 2016, 2017, 
2018. www.tisco.com.vn, truy cập ngày 16/9/2018. 
[2]. Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên. (2017). Quy chế hoạt động của Ban kiểm soát, 2017. 
www.tisco.com.vn, truy cập ngày 16/9/2018. 
[3]. Đỗ Thị Thúy Phương và Nguyễn Thị Kim Anh. (2016). Giáo trình Kiểm toán nội bộ. Nhà xuất bản 
Đại học Thái Nguyên. 
[4]. Nguyễn Thị Hồng Thúy. (2010). Tổ chức kiểm toán nội bộ trong các tập đoàn kinh tế Việt Nam. 
Luận án Tiến sĩ, Trường ĐH Kinh tế quốc dân. 
Chuyên mục: Tài chính - Ngân hàng - TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 07 (2018) 
91 
[5]. Nguyễn Thị Tuân. (2016). Thiết lập chức năng kiểm toán nội bộ - Chìa khóa thành công cho doanh 
nghiệp khởi sự. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia, tháng 12/2016, 81 - 86, ISBN 978-604-67-0811-7. 
[6]. The Institute of Internal Auditors (IIA). (1999). Definition of Internal Auditing, The Institute of 
Internal Auditors, Altamonte Springs, FL, available at www.tisco.com.vn, truy cập ngày 17/7/2018 
[7]. The Institute of Internal Auditors. (2016). International Professional Practice Framework (IPPF). 
Thông tin tác giả: 
1. Nguyễn Thị Tuân 
- Đơn vị công tác: Khoa Kế toán - Trường ĐH Kinh tế & QTKD 
- Địa chỉ email: nttuantueba@gmal.com 
2. Nguyễn Thị Dung 
- Đơn vị công tác: Trường ĐH Kinh tế & QTKD 
Ngày nhận bài: 01/12/2018 
Ngày nhận bản sửa: 24/12/2018 
Ngày duyệt đăng: 28/12/2018 

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_kiem_toan_noi_bo_doi_voi_kiem_soat_noi_bo_trong.pdf