Về hệ thống tiêu chuẩn khảo sát địa chất công trình - địa kỹ thuật ở Việt Nam

Tóm tắt: Các tiêu chuẩn Việt Nam về khảo sát

địa chất công trình - địa kỹ thuật cho tới nay được

đánh giá là đầy đủ phục vụ cung cấp các thông số

đầu vào của điều kiện nền đất cho thiết kế nền

móng, nhưng chưa được hệ thống hóa. Bài báo

trình bày và sử dụng phương pháp cây tiêu chuẩn

để hệ thống hóa nhằm quản lý tốt hơn công tác biên

soạn tiêu chuẩn. Bài báo cũng chỉ ra rằng đã đến

lúc cần đổi mới tư duy phát triển tiêu chuẩn theo

hướng độc lập với các số liệu Việt Nam.

pdf 6 trang yennguyen 3660
Bạn đang xem tài liệu "Về hệ thống tiêu chuẩn khảo sát địa chất công trình - địa kỹ thuật ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Về hệ thống tiêu chuẩn khảo sát địa chất công trình - địa kỹ thuật ở Việt Nam

Về hệ thống tiêu chuẩn khảo sát địa chất công trình - địa kỹ thuật ở Việt Nam
QUY CHUẨN - TIÊU CHUẨN 
64 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 2/2019 
VỀ HỆ THỐNG TIÊU CHUẨN KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT 
CÔNG TRÌNH - ĐỊA KỸ THUẬT Ở VIỆT NAM 
PGS. TS. ĐOÀN THẾ TƯỜNG 
Viện KHCN Xây dựng 
Tóm tắt: Các tiêu chuẩn Việt Nam về khảo sát 
địa chất công trình - địa kỹ thuật cho tới nay được 
đánh giá là đầy đủ phục vụ cung cấp các thông số 
đầu vào của điều kiện nền đất cho thiết kế nền 
móng, nhưng chưa được hệ thống hóa. Bài báo 
trình bày và sử dụng phương pháp cây tiêu chuẩn 
để hệ thống hóa nhằm quản lý tốt hơn công tác biên 
soạn tiêu chuẩn. Bài báo cũng chỉ ra rằng đã đến 
lúc cần đổi mới tư duy phát triển tiêu chuẩn theo 
hướng độc lập với các số liệu Việt Nam. 
Abstract: Vietnam Standards on the soil 
investigation at the present are enough for the 
purpose to supply input data of soils condition to the 
designers, but not yet systematized. The paper 
introduces and uses standards tree for 
systematizating soils investigation standards in 
order to better manager the standard development 
works. The paper indicates also that ít is the time for 
innovation of standard development Works into 
direction of indipendence, Vietnam styles with 
Việtnamese data. 
Đặt vấn đề: Trong những năm vừa qua, một 
khối lượng lớn các tiêu chuẩn lĩnh vực khảo sát địa 
chất công trình - địa kỹ thuật (KSXD) đã được biên 
soạn, đáp ứng với nhu cầu thực tế và đảm bảo 
thống nhất quản lý chất lượng các công trình xây 
dựng trong suốt quá trình thực hiện. Đến nay, 97 
tiêu chuẩn lĩnh vực KSXD đã được biên soạn và có 
hiệu lực khai thác sử dụng. Các tiêu chuẩn này chủ 
yếu được biên soạn dựa trên các tiêu chuẩn Nga 
tương ứng và một số tiêu chuẩn Anh, Mỹ. Các tiêu 
chuẩn được đề xuất soạn thảo thường xuất phát từ 
nhu cầu thực tế, mang tính thời sự, không có một 
quy hoạch xác định trước, và các tiêu chuẩn hiện có 
không mang tính hệ thống và không theo kịp với 
thực tiễn phát triển rất nhanh của trình độ khoa học 
kỹ thuật ngày nay. Đã đến lúc cần nghiên cứu xây 
dựng một hệ thống các tiêu chuẩn phù hợp vừa 
mang tính kế thừa vừa mang tính phát triển, đủ số 
lượng đáp ứng được với nhu cầu chuyển dịch nền 
kinh tế và nhu cầu hội nhập khoa học kỹ thuật với 
các nước tiên tiến trên toàn thế giới và trước mắt 
với các nước trong khu vực [2]. 
Bài này trình bày hiện trạng các tiêu chuẩn 
KSXD, xác lập hệ thống tiêu chuẩn khảo sát và kế 
hoạch biên soạn nhằm nâng cao chất lượng quản lý 
công tác biên soạn tiêu chuẩn khảo sát. 
1. Hiện trạng công tác biên soạn các tiêu chuẩn 
KSXD ở nước ta 
1.1 Lịch sử công tác quản lý tiêu chuẩn ở Việt 
Nam 
Hoạt động quản lý tiêu chuẩn đo lường chất 
lượng ở Việt Nam được bắt đầu kể từ ngày 20 
tháng 01 năm 1950 khi Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc 
lệnh về Đo lường số 08/SL. Tuy nhiên, từ năm 1950 
đến 1962 ở nước ta chưa hình thành một cơ quan 
quản lý độc lập và thống nhất các hoạt động tiêu 
chuẩn đo lường chất lượng. 
Ngày 04 tháng 4 năm 1962, Viện Đo lường - 
Tiêu chuẩn trực thuộc Uỷ ban Khoa học Nhà nước 
được thành lập theo Nghị định 43/CP của Hội đồng 
Chính phủ và là cơ quan Nhà nước chính thức đầu 
tiên phụ trách công tác đo lường và tiêu chuẩn ở 
nước ta và là tiền thân của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo 
lường Chất lượng ngày nay. 
Hiện tại, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất 
lượng trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ thực 
hiện chức năng quản lý nhà nước về tiêu chuẩn, đo 
lường, chất lượng sản phẩm, hàng hoá theo Quyết 
định số 140/2004/TTg ngày 05 tháng 8 năm 2004 
của Thủ tướng Chính phủ. 
Các cơ sở pháp lý của hệ thống tiêu chuẩn Việt 
Nam. 
Từ năm 2007 đến nay, hệ thống tiêu chuẩn các 
ngành phải tuân theo hệ thống văn bản quy phạm 
pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật theo 
trình tự: 
Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật (Luật số 
68/2006/QH 11 ngày 12/07/2006). 
Các nghị định quy định chi tiết thi hành một số 
điều của Luật tiêu chuẩn và qui chuẩn kỹ thuật 
QUY CHUẨN - TIÊU CHUẨN 
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 2/2019 65 
(Nghị định số 127/2007/NĐ-C ngày 01/08/2007 và 
số 67/2009/NĐ-C ngày 03/08/2009). 
Từ trước năm 1990, Hệ thống TCVN bao gồm 
phần lớn là các tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng. Từ 
1991 trở đi, để phù hợp với cơ chế thị trường ở 
nước ta, hệ thống TCVN đã có bước chuyển cơ bản 
từ tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng sang tiêu chuẩn 
khuyến khích áp dụng. Tuy nhiên, những TCVN đối 
với đối tượng/vấn đề quan trọng như thực phẩm, an 
toàn, vệ sinh, bảo vệ môi trường, vẫn được quy 
định là bắt buộc áp dụng để đảm bảo lợi ích của 
Nhà nước, quyền lợi người tiêu dùng 
Hình thức quản lý tiêu chuẩn qua các thời kỳ 
như ở bảng 1 dưới đây. 
 Bảng 1 Các hình thức quản lý của tiêu chuẩn Việt Nam 
Đặc điểm Trước 1990 1990-2006 Từ 2007 
Loại TC 
4 cấp tiêu chuẩn: 
 - TCVN 
 - TCN (ngành) 
 - TCV (vùng) 
 - TCCS (Cơ sở) 
3 cấp tiêu chuẩn: 
 - TCVN 
 - TCN (ngành) 
 - TCCS (Cơ sở) 
2 cấp tiêu chuẩn: 
 - TCVN (TC Quốc gia) 
 - TCCS (Cơ sở) 
Hình thức 
áp dụng 
100 bắt buộc 
97 tự nguyện, 
3 bắt buộc 
100 tự nguyện 
Hình thức 
biên soạn 
- Chấp nhận 
TC Nga. 
- Biên soạn mới 
- Chấp nhận tiêu chuẩn 
Quốc tế, khu vực và 
nước ngoài 
- Biên soạn mới 
- Chấp nhận tiêu chuẩn quốc 
tế, khu vực và nước ngoài 
- Biên soạn mới 
Trách nhiệm xây dựng, thẩm định, công bố tiêu 
chuẩn. 
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ 
trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tổ chức xây dựng 
dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và đề nghị thẩm định, 
công bố tiêu chuẩn quốc gia. 
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức 
thẩm định dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và công bố 
tiêu chuẩn quốc gia. 
Các tổ chức xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ 
sở bao gồm: 
 a) Tổ chức kinh tế; 
 b) Cơ quan nhà nước; 
 c) Đơn vị sự nghiệp; 
 d) Tổ chức xã hội - nghề nghiệp. 
Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với 
bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tổ 
chức rà soát tiêu chuẩn quốc gia định kỳ ba năm 
một lần hoặc sớm hơn khi cần thiết, kể từ ngày tiêu 
chuẩn được công bố. Bộ Khoa học và Công nghệ 
thẩm định hồ sơ huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia và công 
bố huỷ bỏ tiêu chuẩn quốc gia sau khi có ý kiến nhất 
trí bằng văn bản của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ 
quan thuộc Chính phủ xây dựng dự thảo tiêu chuẩn 
quốc gia tương ứng. 
Bộ Khoa học và Công nghệ giữ quyền xuất bản 
và phát hành tiêu chuẩn quốc gia. 
Tổ chức công bố tiêu chuẩn cơ sở giữ quyền 
xuất bản và phát hành tiêu chuẩn cơ sở. 
1.2 Mô tả hệ tiêu chuẩn KSXD Việt Nam 
Các TCVN được phân loại theo các lĩnh vực/chủ 
đề của Khung phân loại TCVN (hoàn toàn phù hợp 
với Khung phân loại Tiêu chuẩn Quốc tế ICS - 
International Classification for Standards). Theo đó, 
mã của hệ tiêu chuẩn ngành xây dựng là 93. 
 Các tiêu chuẩn trong lĩnh vực khảo sát xây 
dựng nằm trong hệ thống các tiêu chuẩn của ngành 
xây dựng được hình thành từ năm 1961 với văn 
bản quy phạm đầu tiên do Nhà nước ban hành: 
Q .01.61 “Quy phạm tạm thời tính tải trọng gió”. 
Trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau, đến 
nay chúng ta đã có được một tập hợp nhiều tiêu 
chuẩn khá phong phú 93 tiêu chuẩn trong lĩnh vực 
khảo sát xây dựng với 3 tên gọi khác nhau TCVN, 
TCXD, TCXDVN. Các thống kê cho thấy, phần lớn 
các tiêu chuẩn là do Bộ Xây dựng biên soạn và ban 
hành. Các tiêu chuẩn do Bộ Thủy lợi ban hành 
mặc định mang tên 14TCN và do Giao thông là 
22TCN. 
 Hiện nay, theo chủ trương của Chính phủ (Nghị 
định số 127/2007/NĐ-C ngày 01/08/2007 và số 
67/2009/NĐ-C ngày 03/08/2009) công tác chuyển 
đổi tất cả các tiêu chuẩn ngành và các tiêu chuẩn 
QUY CHUẨN - TIÊU CHUẨN 
66 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 2/2019 
quốc gia không mang tên TCVN (như TCXDVN, 
TCXD,...) sang tiêu chuẩn quốc gia đang được thực 
hiện. Đây là một bước cần thiết để bước đầu thống 
nhất quản lý và xây dựng một hệ thống tiêu chuẩn 
Việt Nam khoa học, đạt ngang tầm khu vực và quốc 
tế. 
 Không có Quy chuẩn nào trong hệ thống quy 
chuẩn, tiêu chuẩn khảo sát, đo đạc ngành xây dựng 
Việt Nam. 
 Đặc điểm các tiêu chuẩn khảo sát địa chất công 
trình được liệt kê trong bảng 2. 
Bảng 2. Đặc điểm các tiêu chuẩn khảo sát địa chất công trình 
Nội dung Loại tiêu chuẩn Số lượng Xuất xứ 
Những vấn đề chung TCVN 
TCXD 
14TCN 
4 
2 
2 
Nga 
Nga 
Nga, Trung Quốc 
Khảo sát xây dựng công trình dân dụng TCVN 
TCXDVN 
1 
1 
Nga 
Nga 
Khảo sát xây dựng Giao thông 22TCN 9 Nga, Trung Quốc 
Khảo sát xây dựng Thủy lợi 14TCN 3 Nga 
Khảo sát trong điều kiện đặc biệt TCVN 1 Nga 
Thí nghiệm trong phòng TCVN 
14TCN 
22TCN 
10 
13 
6 
Nga 
Nga, Anh 
Nga 
Thí nghiệm ngoài trời TCVN 
TCXD 
14TCN 
22TCN 
13 
3 
5 
6 
Nga, Mỹ, Anh 
Nga, Mỹ 
Nga 
Nga, Mỹ 
1.3 Đánh giá chung về tiêu chuẩn KSXD Việt Nam 
Tiêu chuẩn khảo sát xây dựng Việt Nam được 
phát triển trên cơ sở hệ thống tiêu chuẩn Liên Xô 
trước đây không chỉ trên nội dung cụ thể của từng 
tiêu chuẩn biên soạn mà còn cả về các định hướng 
phát triển của chúng [4]. Đây cũng là đặc điểm cần 
kể đến khi xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống 
quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt nam hiện nay. 
Về số lượng TCVN hoàn toàn đủ, tương đương 
với các tiêu chuẩn quốc tế, khu vực trên công năng 
cung cấp các thông số đầu vào về đất nền phục vụ 
thiết kế cho các loại công trình khác nhau. 
Về nội dung, TCVN hiện nay phù hợp với trình 
độ khoa học công nghệ khảo sát, đồng bộ với các 
tiêu chuẩn liên quan khác, do vậy dễ sử dụng có 
hiệu quả. 
TCVN đã chú ý hội nhập với thế giới, với các 
nước có trình độ cao về quản lý tiêu chuẩn và đặc 
biệt với các nước láng giềng cùng trình độ và thủ 
tục, phương pháp xây dựng TCVN luôn được cải 
tiến. Từ năm 1994, việc xây dựng tiêu chuẩn được 
thực hiện theo phương pháp ban kỹ thuật. hương 
pháp ban kỹ thuật đem lại những kết quả đáng quan 
tâm: thời hạn xây dựng TCVN giảm xuống trung 
bình còn một năm (trước đây trung bình là 2 năm), 
chất lượng các TCVN được cải thiện. 
Các yếu điểm cơ bản của bộ TC khảo sát xây 
dựng là : được biên soạn không theo quy hoạch, 
chủ yếu biên dịch từ các tiêu chuẩn nước ngoài 
(phần lớn là từ Nga) xuất phát từ nhu cầu trước 
mắt, chưa được sắp xếp theo hệ thống, còn trùng 
lặp giữa các ngành, thiếu các số liệu mang tính 
quốc gia, khu vực. 
2. Hệ thống tiêu chuẩn KSXD 
2.1 Khái niệm về cây hệ thống tiêu chuẩn[3] 
Một tập hợp các tiêu chuẩn riêng lẻ được gọi là 
một hệ thống tiêu chuẩn khi chúng được sắp xếp 
thành từng nhóm theo một quy luật xác định phụ 
thuộc vào nhu cầu sử dụng. Hệ thống tiêu chuẩn 
quốc gia là một hệ thống bao gồm tất cả các tiêu 
chuẩn có hiệu lực quốc gia và thường được sắp 
xếp thành từng nhóm theo ngành kinh tế. Ví dụ, 
nhóm theo khung phân loại tiêu chuẩn quốc tế 
(International Classification for Standards). Cứ như 
vậy, các nhóm phân loại này lại được chia nhỏ theo 
các tiêu chí xác định, thường là các đối tượng cần 
quản lý chất lượng. Cuối cùng, một cách tượng 
trưng, một "cây" phân loại các tiêu chuẩn được hình 
thành. Cây bao gồm nhiều cành, cành có nhiều 
nhánh và mỗi một chiếc lá là một tiêu chuẩn cụ thể. 
Mỗi quốc gia tùy theo điều kiện và quy mô của nền 
kinh tế có một cây hệ tiêu chuẩn riêng cho mình. 
QUY CHUẨN - TIÊU CHUẨN 
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 2/2019 67 
Cây của Hệ thống tiêu chuẩn quốc gia gồm có 
nhiều cành, trong đó có cành hệ thống tiêu chuẩn 
ngành xây dựng và hệ thống tiêu chuẩn lĩnh vực 
khảo sát, đo đạc ngành xây dựng là một nhánh 
trong cành xây dựng đó. Như vậy, mỗi quốc gia cần 
hệ thống hóa hệ thống tiêu chuẩn của mình thành 
nhiều cấp phụ thuộc vào nhu cầu quản lý chất 
lượng của bản thân quốc gia đó, vào nhu cầu hội 
nhập kinh tế kỹ thuật nhằm tạo điều kiện thích hợp 
cho phát triển bền vững. 
Với tư cách như là một tác nhân đảm bảo khả 
năng quản lý hiệu quả của nền kinh tế, hệ thống tiêu 
chuẩn cần đạt được một số tiêu chí xác định. 
- Tính khoa học: Các tiêu chuẩn cần được sắp 
xếp sao cho thể hiện được các nội dung cụ thể của 
đối tượng cần được tiêu chuẩn hóa, tức là thể hiện 
được nội dung khoa học của vấn đề cần tiêu chuẩn 
hóa; 
- Tính mở: "Cây" hệ thống có thể thêm cành, 
thêm nhánh, thêm lá mà không gây ra bất cứ sự 
xáo trộn nào cho toàn bộ hệ thống. Điều này xảy ra 
khi nội dung của vấn đề cần tiêu chuẩn hóa mở 
rộng theo quá trình phát triển của khoa học kỹ thuật; 
- Tính phân cấp đơn giản hợp lý, minh bạch: 
“Cây" hệ thống phân cành, phân nhánh hợp lý theo 
những nguyên tắc thống nhất để dễ dàng khai thác 
sử dụng; 
- Tính dễ hội nhập: "Cây" hệ thống tiêu chuẩn 
phải dễ dàng được bổ sung cũng như chia sẻ giữa 
các quốc gia với nhau. Có thể cấy ghép cành, 
nhánh, lá của cây hệ thống quốc gia khác vào hệ 
thống của mình hoặc ngược lại mà không gặp bất 
cứ trở ngại nào. Điều này thúc đẩy việc hội nhập 
kinh tế - xã hội giữa các quốc gia, gia tăng hiệu quả, 
bền vững cho phát triển kinh tế. 
2.2 Hệ thống tiêu chuẩn lĩnh vực khảo sát xây 
dựng Việt Nam 
a) Cơ sở khoa học 
Cơ sở khoa học được sử dụng thành lập hệ 
thống tiêu chuẩn lĩnh vực khảo sát xây dựng xuất 
phát từ nhiệm vụ của công tác khảo sát trong ngành 
xây dựng và các vấn đề khoa học trong môn học địa 
chất công trình - địa kỹ thuật. 
Theo đó, nhiệm vụ của công tác khảo sát xây 
dựng là khảo sát, điều tra cơ bản nhằm cung cấp 
các thông số đầu vào về điều kiện tự nhiên (địa 
hình, môi trường địa chất) phục vụ quy hoạch xây 
dựng, thiết kế, thi công và khai thác sử dụng an 
toàn và bền vững các loại công trình xây dựng khác 
nhau và khai thác sử dụng hợp lý, bền vững môi 
trường địa chất và các môi trường liên quan đến 
chúng. Các vấn đề cơ bản trong công tác khảo sát, 
điều tra cơ bản phục vụ xây dựng các công trình 
khác nhau cần thực hiện nhằm đảm bảo chất lượng 
của chúng bao gồm: Lập phương án khảo sát điều 
tra; Các phương pháp thí nghiệm tính chất xây 
dựng của đất xây dựng và Quan trắc địa kỹ thuật. 
b) Cây hệ thống tiêu chuẩn khảo sát xây dựng 
Cây hệ thông tiêu chuẩn khảo sát, như hình 1 
dưới đây, có các cành ký hiệu bằng chữ cái in hoa 
(A,B, C, D,...), các nhánh của cành ký hiệu bằng các 
số la tinh và các tiêu chuẩn cụ thể là các lá có thể 
trực tiếp gắn vào cành hoặc nhánh cũng được đánh 
số theo số la tinh sau một dấu gạch ngang nhỏ. Ví 
dụ, tiêu chuẩn XXA-1:2015 là tiêu chuẩn số 1 trong 
hệ thống tiêu chuẩn khảo sát, phần những vấn đề 
chung. 
3. Định hướng phát triển hệ thống tiêu chuẩn 
KSXD ở Việt Nam 
 Thông qua các đặc điểm của hệ thống tiêu 
chuẩn KSXD, có thể thấy, tiêu chuẩn KSXD nước ta 
về cơ bản là đầy đủ nhưng chưa được xếp thành hệ 
thống, phương pháp biên soạn chỉ dựa trên sự biên 
dịch đơn thuần các tiêu chuẩn nước ngoài (chủ yếu 
là từ Nga), nội dung phù hợp với trình độ khoa học 
công nghệ hiện nay, nhưng chưa cập nhật các số 
liệu quốc gia. Để hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn 
KSXD, cần các định hướng sau [1,2,3]: 
 - Cần xây dựng một cây hệ thống tiêu chuẩn 
KSXD như hình 1 trên cơ sở xác định nhiệm vụ 
khảo sát xây dựng và các vấn đề cơ bản của công 
tác khảo sát xây dựng; 
 - Cần đổi mới tư duy phương pháp phát triển hệ 
thống tiêu chuẩn: chấm dứt phương pháp biên dịch 
tiêu chuẩn nước ngoài, phát triển tư duy độc lập 
biên soạn tiêu chuẩn Việt Nam với cập nhật các số 
liệu Việt Nam, phù hợp với trình độ khoa học công 
nghệ hiện nay, lấy cơ sở của phương pháp biên 
soạn Nga, kế thừa các ưu điểm của các phương 
pháp Anh, Mỹ và đồng bộ với các tiêu chuẩn thiết 
kế, thi công khác liên quan [5]; 
QUY CHUẨN - TIÊU CHUẨN 
68 Tạp chí KHCN Xây dựng - số 2/2019 
 - Trong tương lai gần, tới năm 2025, cần phát 
triển các tiêu chuẩn theo hướng: 
 + Những vấn đề chung: Đây là những tiêu 
chuẩn cơ sở làm nền phục vụ xây dựng các tiêu 
chuẩn khác. Ví dụ: Khảo sát địa Kỹ thuật-Những 
nguyên tắc cơ bản, Khảo sát địa kỹ thuật-Định 
nghĩa và thuật ngữ, Khảo sát địa kỹ thuật - hương 
pháp chuẩn bị mẫu đất thí nghiệm, Khảo sát địa kỹ 
thuật - Báo cáo kết quả khảo sát,... 
 + Khảo sát địa kỹ thuật cho các dạng công trình 
khác nhau, trước tiên là cho công trình ngầm: Khảo 
sát địa kỹ thuật phục vụ xây dựng ngầm - Những 
nguyên tắc cơ bản, Khảo sát địa kỹ thuật phục vụ 
xây dựng ngầm - Đánh giá tác động môi trường,... 
 + Khảo sát địa kỹ thuật trong các điều kiện đất 
và tự nhiên khác nhau như trong vùng động đất, 
ven biển - thềm lục địa, vùng đất chứa muối,..
Hình 1. Cây hệ thống tiêu chuẩn khảo sát xây dựng 
Kết luận 
 - Cần thống nhất quản lý xây dựng tiêu chuẩn 
địa chất công trình - địa kỹ thuật theo hệ thống, như 
bảng H-1; 
 - Cần đổi mới tư duy phát triển hệ thống tiêu 
chuẩn: chấm dứt phương pháp biên dịch tiêu chuẩn 
nước ngoài, phát triển tư duy độc lập biên soạn tiêu 
chuẩn Việt Nam với cập nhật các số liệu Việt Nam, 
lấy cơ sở của phương pháp biên soạn Nga, kế thừa 
các ưu điểm của các phương pháp Anh, Mỹ và 
đồng bộ với các tiêu chuẩn thiết kế, thi công khác 
liên quan; 
 - Cần thiết lập lộ trình phát triển các tiêu chuẩn 
KSXD trên phương châm ưu tiên các tiêu chuẩn 
thuộc những vấn đề chung, phục vụ xây dựng ngầm 
trong các điều kiện đặc biệt như động đất, thềm lục 
địa - ven biển phù hợp với phát triển các vùng kinh 
tế đặc thù ở nước ta. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu xây dựng đồng 
bộ hệ thống tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam đến năm 
2010 theo hướng đổi mới, hội nhập” (2004), Bộ Khoa 
học và Công nghệ. 
[2] Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu xây dựng Quy 
hoạch hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn lĩnh vực 
kết cấu xây dựng đến năm 2030” (2013), Viện 
KHCN Xây dựng. 
[3] Báo cáo tổng kết đề tài “Nghiên cứu xây dựng Quy 
hoạch hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn lĩnh vực 
khảo sát xây dựng và trắc địa công trình đến năm 
2030” (2013), Viện KHCN Xây dựng. 
[4] Nguyễn Minh Bằng (2007). hát triển và đổi mới Hệ 
thống tiêu chuẩn Việt Nam. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo 
lường chất lượng - TCVN-net. 
[5] Quyết định số 527/QĐ-BXD ngày 29/05/2013 của Bộ 
trưởng Bộ Xây dựng về việc ban hành “Chiến lược 
phát triển khoa học và công nghệ ngành xây dựng đến 
năm 2020, tầm nhìn 2030”. 
Ngày nhận bài: 23/4/2019. 
Ngày nhận bài sửa lần cuối: 02/5/2019. 
(B)Phương pháp khảo sát thí nghiệm 
 (XX) Khảo sát xây dựng 
 (
A
) 
N
h
ữ
n
g
 v
ấn
 đ
ề 
ch
u
n
g
(C
) 
Q
u
an
 t
rắ
c 
đ
ịa
 k
ỹ
 t
h
u
ât
 (D) Khảo sát cho các đối 
 tượng khác nhau (dạng công 
trình, đất nền khácnhau,..) 
(B
2
) 
N
g
o
ài
 t
rờ
i 
(B
1
) 
T
ro
n
g
 p
h
ò
n
g
 (
D
2
) 
ch
o
 c
ác
 đ
iề
u
k
iệ
n
 đ
iề
u
 k
iệ
n
 Đ
C
C
T
đ
ặc
 b
iệ
t 
 (
k
ar
st
, 
đ
ộ
n
g
đ
ất
,.
.)
 (
D
1
) 
 c
h
o
 c
ác
 d
ạn
g
cô
n
g
 t
rì
n
h
 k
h
ác
n
h
au
(G
T
, 
T
L
, 
 .
.)
QUY CHUẨN - TIÊU CHUẨN 
Tạp chí KHCN Xây dựng - số 2/2019 69 
On the standard system of soil investigation in Việtnam 

File đính kèm:

  • pdfve_he_thong_tieu_chuan_khao_sat_dia_chat_cong_trinh_dia_ky_t.pdf