Xác định các nhân tố góp phần vào sự thành công của nhà thầu phụ trong xây dựng

Tóm tắt

Nghiên cứu này tập trung vào nhà thầu phụ thông qua cuộc khảo sát ý kiến của các bên

trong xây dựng ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và từ đó tìm ra các nhân tố góp phần vào sự

thành công của tổ chức nhà thầu phụ. Từ những nghiên cứu trước và qua ý kiến của các chuyên

gia thì xác định được 36 nhân tố tham gia trong nghiên cứu này. Số liệu được thu thập bằng

bảng câu hỏi các đối tượng liên quan đến xây dựng. Kết quả cũng tìm thấy được có 25 nhân tố

thành công quan trọng (CSFs) trong số 36 nhân tố. Thông qua phân tích nhân tố chính thì 25

CSFs được nhóm thành 6 thành phần chính là: “tiến độ và chất lượng” ; “nguồn nhân lực” ;

“năng lực tài chính”; “mối quan hệ” ; “giá cả”; “thị trường về nhu cầu xây dựng”. Những

phát hiện của nghiên cứu này không chỉ giúp các nhà thầu phụ cải thiện việc tổ chức để nâng

cao cơ hội thành công trong hoạt động kinh doanh mà còn hỗ trợ nhà thầu chính lựa chọn

được cho mình một nhà thầu phụ đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

pdf 9 trang yennguyen 4860
Bạn đang xem tài liệu "Xác định các nhân tố góp phần vào sự thành công của nhà thầu phụ trong xây dựng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xác định các nhân tố góp phần vào sự thành công của nhà thầu phụ trong xây dựng

Xác định các nhân tố góp phần vào sự thành công của nhà thầu phụ trong xây dựng
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 1(32)-2017 
 XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ GÓP PHẦN VÀO SỰ THÀNH CÔNG 
 CỦA NHÀ THẦU PHỤ TRONG XÂY DỰNG 
 Phạm Thành An(1) 
 (1) Trường Đại học Thủ Dầu Một 
 Ngày nhận 29/12/2016; Chấp nhận đăng 29/01/2017; Email: 
 thanhan.pham.ubkhcm@gmail.com 
Tóm tắt 
 Nghiên cứu này tập trung vào nhà thầu phụ thông qua cuộc khảo sát ý kiến của các bên 
trong xây dựng ở khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và từ đó tìm ra các nhân tố góp phần vào sự 
thành công của tổ chức nhà thầu phụ. Từ những nghiên cứu trước và qua ý kiến của các chuyên 
gia thì xác định được 36 nhân tố tham gia trong nghiên cứu này. Số liệu được thu thập bằng 
bảng câu hỏi các đối tượng liên quan đến xây dựng. Kết quả cũng tìm thấy được có 25 nhân tố 
thành công quan trọng (CSFs) trong số 36 nhân tố. Thông qua phân tích nhân tố chính thì 25 
CSFs được nhóm thành 6 thành phần chính là: “tiến độ và chất lượng” ; “nguồn nhân lực” ; 
“năng lực tài chính”; “mối quan hệ” ; “giá cả”; “thị trường về nhu cầu xây dựng”. Những 
phát hiện của nghiên cứu này không chỉ giúp các nhà thầu phụ cải thiện việc tổ chức để nâng 
cao cơ hội thành công trong hoạt động kinh doanh mà còn hỗ trợ nhà thầu chính lựa chọn 
được cho mình một nhà thầu phụ đáp ứng được yêu cầu đặt ra. 
Từ khóa: thầu phụ, thầu chính, dự án, công nghiệp, xây dựng 
Abstract 
 IDENTIFICATION OF FACTORS CONTRIBUTING TO THE SUCCESS OF 
 SUBCONTRACTOR IN CONSTRUCTION 
 This study focus on subcontractors through a survey which collect stakeholder suggestions in 
construction field in Ho Chi Minh City area and find out the factors which make subcontracting 
organization successful. From survey result and consultation of experts, the author can determine 
36 factors which are involved in this study. Data collection is carried out by sending questionnaires 
to stakeholders in construction field. According to this study, there are 25 critical success factors 
(CSFs) of 36 factors. Through a factor analysis, 25 CSFs are grouped into 6 main components, 
namely: “progress and quality”; “human resources”; “financial ability”; “relationships”; 
“price”; “market demand for construction”. The finding of this study not only help subcontractors 
to improve their organization to enhance successful chances in business but also support main 
contractor to select a subcontractor, which meet requirements. 
1. Đặt vấn đề 
 Như chúng ta đã biết để hoàn thành một công trình xây dựng đòi hỏi phải có nhiều bên 
tham gia vào quá trình xây dựng và giai đoạn thi công chiếm tỷ lệ thời gian và chi phí lớn nhất 
của công trình. Trong quá trình thi công xây dựng nhà thầu chính giao lại một phần công việc 
của mình cho nhà thầu phụ. Sự thành công của công việc xây dựng có sự đóng góp khá lớn của 
 119 
Phạm Thành An Xác định nhân tố góp phần vào sự thành công của nhà thầu phụ... 
nhà thầu phụ. Vì vậy có thể nói nhà thầu phụ là một trong những nhân tố quan trọng góp phần 
vào việc hoàn thành một công trình xây dựng. Điều này không thể phủ nhận. 
 Nhà thầu phụ giữ một vai trò quan trọng trong việc hoàn thành một dự án xây dựng. 
Nhưng trước hết để được tham gia vào một dự án xây dựng thì nhà thầu phụ phải được nhà thầu 
chính lựa chọn. Vậy tại sao nhà thầu phụ này được chọn nhưng nhà thầu phụ khác lại không 
được chọn? Điều này chắc chắn rằng nhà thầu phụ được chọn phải có tổ chức tốt với những 
nhân tố nổi trội so với các nhà thầu phụ khác, nhưng những nhưng tố nổi trội của nhà thầu phụ 
trong việc tổ chức hoạt động đó là gì? Mối liên hệ và tác động của các nhân tố đó đến tổ chức 
thầu phụ ra sao? Và tầm quan trọng của các nhân tố đó đối với quá trình tổ chức hoạt động của 
một nhà thầu phụ như thế nào? Các nhân tố ta xem xét ở đây là các nhân tố bên ngoài tác động 
vào nhà thầu phụ và các nhân tố bên trong của nhà thầu phụ phải đạt được trong quá trình hoạt 
động mình. Và chính các nhân tố đó sẽ góp phần vào sự hoạt động kinh doanh của nhà thầu phụ 
ở hiện tại cũng như định thướng phát triển trong tương lai. 
 Phần lớn các công việc trong một dự án được thực hiện bởi một nhóm nhà thầu phụ 
không lặp lại, để dự án đạt được thành công thì phụ thuộc nhiều vào sự thực hiện của các nhà 
thầu phụ [1]. Mặt khác các nhà thầu phụ có đặc điểm là dễ bị tổn thương bởi sự dao động của 
thị trường và với điều kiện kinh tế không tốt đưa đến kết quả là tình trạng phá sản cao [2]. Thật 
không may nhiều nhà thầu chính lại đánh giá thấp sự mạo hiểm của việc thuê các nhà thầu phụ 
không có năng lực. Vậy lý do tại sao các nhà thầu chính lại chọn nhầm các nhà thầu phụ không 
có năng lực đó? Và làm cách nào để nhà thầu chính có một cái nhìn tổng quát để lựa chọn nhà 
thầu phụ cho mình mà có thể đem lại hiệu quả trong công việc. 
 Với hi vọng tìm ra giải pháp khả thi để giải quyết một số các vấn đề nêu trên trong môi 
trường xây dựng tại thành phố Hồ Chí Minh thì nghiên cứu của tôi được hình thành. Kết quả 
nghiên cứu đưa ra phương hướng hoạt động cho một nhà thầu phụ, làm cho nhà thầu phụ biết 
họ sẽ nên làm gì, nên đầu tư vào cái gì để công ty ngày càng phát triển và nó cũng đưa đến các 
thuận lợi cho nhà thầu phụ để đạt được thành công trong tổ chức. Kết quả cũng đem đến cho 
các nhà thầu chính có thêm một cơ sở vững chắc trong việc lựa chọn, đánh giá các nhà thầu phụ 
trước khi đưa ra quyết định chọn nhà thầu phụ để cùng thực hiện công việc của mình một cách 
hiệu quả nhất. 
2. Yếu tố thành công quan trọng 
 Việc các định các yếu tố thành công quan trọng (Critical success factors, CSFs) từ quan 
điểm chức năng kinh doanh cũng như các mối quan hệ của nó với chức năng cấp độ dự án sẽ 
giúp nâng cao hiệu năng của tổ chức và thành công của dự án [3,4]. Một số nghiên cứu ở nước 
ngoài trước đây đã sử dụng (CSFs) để nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến ngành công 
nghiệp xây dựng. Chẳng hạn, Chan APC [3] đã phân loại các (CSFs) cho các dự án xây dựng; 
S. Thomas N. đã sử dụng (CSFs) để tìm ra các nhân tố góp phần vào sự thành công của các tổ 
chức thầu phụ có thiết bị chuyên sâu trong xây dựng tại HongKong[5]; Sanvido sử dụng (CSFs) 
cho việc mô hình cải tiến quá trình xây dựng[4]. 
3. Phương pháp nghiên cứu 
 Trong nghiên cứu này, các nhân tố được lấy từ các nghiên cứu trước đây cũng như thông 
qua việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng. Có 36 nhân tố góp phần 
vào sự thành công của nhà thầu phụ được xác nhận như sau: 
 120 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 1(32)-2017 
 Các nhân tố bên ngoài tác động vào nhà thầu phụ (gồm 06 nhân tố) được trình bày trong 
bảng 1. 
 Bảng 1. Các nhân tố bên ngoài tác động vào nhà thầu phụ 
 STT Các nhân tố 
 1 Đường lối, chính sách của Chính phủ - Nhà Nnước. 
 2 Tình hình chính trị. 
 3 Lãi suất và điều khoản cho vay. 
 4 Tình hình thị trường về nhu cầu xây dựng. 
 5 Tình hình giá cả thị trường (vật liệu, nhân công, máy móc). 
 6 Nguồn cung cấp vật tư (ổn định, tốt, giá hợp lý). 
 Các nhân tố bên trong của nhà thầu phụ (gồm 30 nhân tố) được trình bày trong bảng 2. 
 Bảng 2. Các nhân tố bên trong của nhà thầu phụ 
 STT Các nhân tố 
 I. Các nhân tố về năng lực kinh nghiệm: 
 1 Qui mô và số lượng của các hợp đồng đã hoàn thành. 
 2 Thương hiệu của công ty. 
 3 Năng lực cấp quản lý lãnh đạo và cách thức tổ chức quản lý công ty. 
 4 Tăng trưởng về số lượng nhân viên. 
 5 Trình độ, kỹ năng của đội ngũ nhân viên. 
 6 Tinh thần và hiệu suất làm việc của nhân viên. 
 7 Chương trình đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên. 
 8 Trình độ tay nghề của công nhân. 
 9 Chương trình kế hoạch hoạt động của công ty. 
 10 Chính sách tuyển dụng và đãi ngộ cho nhân viên của công ty. 
 11 Khả năng đáp ứng yêu cầu công nghệ thi công của dự án hoặc nhà thầu chính. 
 12 Cách thức mua sắm vật tư, thiết bị theo dự án (mua trực tiếp, qua đại lý, qua ủy nhiệm). 
 II. Các nhân tố về năng lực tài chính: 
 1 Tổng tài sản và tổng nợ phải trả của công ty. 
 2 Tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận của công ty. 
 3 Phương thức thanh toán hợp đồng. 
 4 Khả năng cung cấp tài chính của công ty. 
 III. Các nhân tố về kỹ thuật chất lượng: 
 1 Biện pháp tổ chức công trường. 
 2 Đề xuất giải pháp kỹ thuật, biện pháp thi công và biện pháp cung ứng, kiểm soát chất lượng vật tư thiết bị. 
 3 Khả năng ứng phó với các tình huống bất ngờ. 
 4 Thực hiện an toàn lao động, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ của công ty. 
 5 Hệ thống quản lý chất lượng của công ty. 
 6 Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành công trình. 
 IV. Các nhân tố về tiến độ thi công: 
 1 Khả năng đáp ứng về yêu cầu tiến độ của nhà thầu chính (yêu cầu về nguồn nhân lực, thiết bị máy móc, vật tư). 
 2 Khả năng hợp tác giữa các bên tham gia trong quá trình xây dựng. 
 V. Các nhân tố về máy móc thiết bị: 
 1 Đảm bảo khả năng về huy động, về chất lượng và về hiệu suất của máy móc thiết bị thi công. 
 121 
Phạm Thành An Xác định nhân tố góp phần vào sự thành công của nhà thầu phụ... 
 2 Kiểm soát khả năng gây ra tiếng động, ô nhiễm môi trường của máy móc thiết bị thi công. 
 VI. Các nhân tố về mối quan hệ: 
 1 Mối quan hệ với nhà thầu chính, tư vấn, chủ đầu tư. 
 2 Mối quan hệ với các tổ chức cung cấp tài chính (ngân hàng, tín dụng). 
 3 Mối quan hệ với nhà cung cấp vật tư, máy móc, thiết bị thi công. 
 4 Mối quan hệ với các cấp, cơ quan có thẩm quyền, công đoàn 
 Tác giả sử dụng mô hình nghiên cứu tiếp thị để thực hiện nghiên cứu này. Một bảng câu 
hỏi sơ bộ được thiết kế để tham khảo ý kiến của chuyên gia. Sau khi nhận được phản hồi từ ý 
kiến chuyên gia thì bảng câu hỏi được chỉnh sửa và hoàn chỉnh. Cuối cùng ta có một bảng câu 
hỏi khảo sát hoàn chỉnh gồm hai phần dùng để thu thập số liệu. Sử dụng thang đo Likert 5 điểm 
có thang đánh giá khác nhau từ “1” đến “5” tương đương với mức ý nghĩa từ “không quan 
trọng” đến “cực kì quan trọng” để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến của các nhân tố đến sự 
thành công của nhà thầu phụ. 
 Bảng câu hỏi sau đó gửi đến các đối tượng liên quan và chuyên gia để thu thập dữ liệu. 
Số liệu thu thập sẽ được xử lý thông qua các lý thuyết và kỹ thuật thống kê. Sau khi xác định 
được các (CSFs). Cuối cùng, sử dụng phương pháp phân tích nhân tố chính để phân loại các 
(CSFs) thành các nhóm yếu tố tác động khác nhau đến sự thành công của nhà thầu phụ. 
 Theo kinh nghiệm và theo chỉ dẫn [6] thì với mỗi nhân tố thì cần ít nhất là 5 mẫu. Với 36 
nhân tố trong nghiên cứu này thì cần khoảng từ 180-216 mẫu. Như vậy để đạt được lượng mẫu 
(bảng câu hỏi) cần thiết cho nghiên cứu này (từ 180-216 mẫu). Tác giả đã gửi trực tiếp cũng 
như nhờ qua bạn bè đã gửi đến các đối tượng có liên quan đến nghiên cứu này 330 bảng câu 
hỏi. Kết quả thu được 225 bảng câu hỏi (trong đó có 203 bảng câu hỏi hợp lệ và 23 bảng câu 
hỏi không hợp lệ). Đồng thời tác giả cũng gửi qua đường email và kết quả thu được là 16 bảng 
câu hỏi hợp lệ. Như vậy tổng số bảng câu hỏi hợp lệ thu thập được là 219 bảng. Và kết quả 
phân tích sẽ được trình bày ở các phần tiếp theo. 
4. Xử lý và phân tích số liệu 
 4.1. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự thành công của nhà thầu phụ trong 
xây dựng 
 Thông qua kiểm định T-test để xác định các nhân tố đáng tin cậy của tổng thể (significant 
iterms) trong nghiên cứu này. Vì nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 điểm có thang đánh giá 
từ 1 đến 5 tương ứng với “không quan trọng” đến “cực kì quan trọng”, do đó ta cần giá trị trung 
bình của các nhân tố khảo sát của tổng thể không nhỏ hơn 3 (là giá trị trung bình của thang đo 
có mức đo từ 1 đến 5). 
 Với mức độ tin cậy được lựa chọn là 95% tương ứng với α=0.05 và với số lượng mẫu là 
219 quan sát thì giá trị t218.0.05 = 1.97. Sử dụng phần mềm SPSS ta có kết quả của phép kiểm 
định T-test được tổng hợp như trong bảng bên dưới (xem bảng kết quả tổng hợp kiểm nghiệm 
T-test). Với giá trị “t” tiêu chuẩn để có thể khẳng định các nhân tố tin cậy cho tổng thể là lớn 
hơn hoặc bằng t218.0.05 = 1.97 với mức độ tin cậy là 95%. Theo bảng 2 bên dưới ta có 32 nhân tố 
là tin cậy vì có giá trị kiểm định t > 1.97 và 4 nhân tố là không tin cậy cho tổng thể vi có giá trị 
kiểm định t < 1.97 đó là: “ đường lối chính sách của chính phủ nhà nước”; “tình hình chính trị”; 
“tăng trưởng về số lượng nhân viên”; “kiểm soát khả năng gây ra tiếng động, ô nhiễm môi 
trường của máy móc thiết bị thi công” (4 nhân tố này sẽ không xét đến cho phần tiếp theo). 
 122 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 1(32)-2017 
 4.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo 
 Độ tin cậy là kiểm tra về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với 
nhau. Để đánh giá mức độ tin cậy của thang đo ta dùng hệ số Cronbach α. Một tập hợp các mục 
hỏi dùng để đo lường được đánh giá là tốt phải có hệ số α lớn hơn hoặc bằng 0.8, từ 0.7 đến gần 
0.8 là sử dụng được [6]. Ta kiểm tra sự phù hợp của các nhân tố đã thỏa mãn kiểm tra nhân tố tin 
cậy của tổng thể (gồm 32 nhân tố) được trình bày trong bảng 4. Giá trị Cronback anpha tổng thể 
là 0.911 lớn hơn giá trị yêu cầu là 0.8 nên thang đo lường đã sử dụng là tốt. 
 Bảng 3. Bảng hệ số Cronback α tổng thể. 
 Cronbach's Alpha N of Items 
 0.911 32 
 4.3. Xếp hạng các nhân tố và xác định các nhân tố thành công quan trọng 
 Các nhân tố được xếp hạng từ 1 đến 32 thông qua giá trị trung bình của chúng. Nghiên 
cứu cũng ghi nhận rằng các nhân tố có giá trị trung bình lớn hơn 3.45 được xem là các nhân tố 
thành công quan trọng (CSFs). 
 Bảng 4. Kết quả của kiểm định T-test; Đánh giá độ tin cậy của thang đo; Xếp hạng các nhân tố 
 Nhân tố t df Mean Cronbach's Alpha Rank Note 
 if Item Deleted 
Tình hình giá cả thị trường (vật liệu, nhân công, máy móc) 18.604 218 4.07 0.909 1 CSF 
Năng lực cấp quản lý lãnh đạo và cách thức tổ chức quản 
 18.893 218 4.04 0.908 2 CSF 
lý công ty 
Biện pháp tổ chức công trường 16.639 218 3.94 0.907 3 CSF 
Nguồn cung cấp vật tư (ổn định, tốt, giá hợp lý) 15.518 218 3.91 0.909 4 CSF 
Trình độ, kỹ năng của đội ngũ nhân viên 16.867 218 3.90 0.907 5 CSF 
Khả năng cung cấp tài chính của công ty 16.733 218 3.89 0.907 6 CSF 
Tình hình thị trường về nhu cầu xây dựng 14.883 218 3.88 0.910 7 CSF 
Tinh thần và hiệu suất làm việc của nhân viên 15.642 218 3.87 0.907 8 CSF 
Mối quan hệ với nhà thầu chính, tư vấn, chủ đầu tư 14.450 218 3.84 0.908 9 CSF 
Thương hiệu của công ty 11.731 218 3.77 0.908 10 CSF 
Khả năng đáp ứng yêu cầu công nghệ thi công của dự án 
 13.606 218 3.76 0.908 11 CSF 
hoặc nhà thầu chính 
Khả năng đáp ứng về yêu cầu tiến độ của nhà thầu chính 
 11.709 218 3.73 0.907 12 CSF 
(yêu cầu về nguồn nhân lực, thiết bị máy móc, vật tư) 
Đề xuất giải pháp kỹ thuật, biện pháp thi công và biện pháp 
 13.136 218 3.72 0.907 13 CSF 
cung ứng, kiểm soát chất lượng vật tư thiết bị 
Mối quan hệ với các tổ chức cung cấp tài chính (ngân 
 11.092 218 3.68 0.908 14 CSF 
hàng, tín dụng) 
Trình độ tay nghề của công nhân 11.867 218 3.67 0.908 15 CSF 
Chính sách tuyển dụng và đãi ngộ cho nhân viên của công 
 10.226 218 3.65 0.908 16 CSF 
ty 
Hệ thống quản lý chất lượng của công ty 11.113 218 3.63 0.907 17 CSF 
Lãi suất và điều khoản cho vay 10.152 218 3.63 0.913 18 CSF 
Tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận của công ty 9.340 218 3.59 0.907 19 CSF 
 123 
Phạm Thành An Xác định nhân tố góp phần vào sự thành công của nhà thầu phụ... 
Khả năng hợp tác giữa các bên tham gia trong quá trình 
 10.838 218 3.59 0.908 20 CSF 
xây dựng 
Mối quan hệ với nhà cung cấp vật tư, máy móc, thiết bị thi 
 10.072 218 3.56 0.908 21 CSF 
công 
Đảm bảo khả năng về huy động, về chất lượng và về hiệu 
 10.006 218 3.51 0.908 22 CSF 
suất của máy móc thiết bị thi công 
Chương trình kế hoạch hoạt động của công ty 7.579 218 3.48 0.908 23 CSF 
Tổng tài sản và tổng nợ phải trả của công ty 7.471 218 3.46 0.908 24 CSF 
Khả năng ứng phó với các tình huống bất ngờ 7.317 218 3.45 0.909 25 CSF 
Thực hiện an toàn lao động vệ sinh môi trường, phòng 
 6.508 218 3.43 0.908 26 - 
chống cháy nổ của công ty 
Phương thức thanh toán hợp đồng 6.927 218 3.40 0.908 27 - 
Qui mô và sản lượng các hợp đồng đã hoàn thành 5.605 218 3.37 0.912 28 - 
Mối quan hệ với các cấp, cơ quan có thẩm quyền, công 
 5.063 218 3.36 0.911 29 - 
đoàn 
Chương trình đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên 5.124 218 3.29 0.909 30 - 
Mức độ đáp ứng các yêu cầu về bảo hành công trình 3.480 218 3.20 0.908 31 - 
Cách thức mua sắm vật tư, thiết bị theo dự án (mua trực 
 3.037 218 3.18 0.908 32 - 
tiếp, qua đại lý, qua ủy nhiệm) 
5. Kết quả phân tích nhân tố chính 
 Mục đích chính của phân tích nhân tố là để giảm số lượng các biến với lượng thông tin 
mất mát tối thiểu nhằm phát hiện cấu trúc trong mối quan hệ giữa các biến. Phương pháp phân 
tích nhân tố trong nghiên cứu này được áp dụng để phân tích nhân tố kết hợp với việc xoay các 
nhân tố. Các nhân tố đưa vào trong phân tích này là các nhân tố được xếp hạng từ 1 đến 25 
thông qua giá trị trung bình trong bảng 2. Các nhân tố này có trung bình lớn hơn 3.45 và được 
xem như là nhân tố thành công quan trọng (CSFs). Phân tích bảng hệ số “KMO” và kiểm định 
“Bartlett’s Test of Sphericity” giả thuyết không (Ho): Các biến không có tương quan với nhau 
trong tổng thể (tức là ma trận tương quan tổng thể là ma trận đơn vị). 
 Bảng 5. Bảng giá trị hệ số KMO và đại lượng kiểm định Bartlett’s Test 
 KMO and Bartlett's Test 
 Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. 0.881 
 Approx. Chi-Square 1.826E3 
 Bartlett's Test of Sphericity df 300 
 Sig. 0.000 
 Điều kiện đủ để phân tích nhân tố thích hợp là: 0.5 < KMO < 1. 
 Trong bảng 5 ta thấy: KMO = 0.881. Như vậy phân tích nhân tố là thích hợp. 
 Kiểm định giả thuyết Ho được biểu hiện qua đại lượng kiểm định giá trị Approx. Chi-
Square. Đại lượng này càng lớn thì ta càng có nhiều khả năng bác bỏ giả thuyết không này. Ở 
đây ta thấy Approx. Chi-Square = 1.826E3 là khá lớn. Vậy ta có thể bác bỏ giả thuyết không 
này. Như vậy các biến có sự tương quan với nhau trong tổng thể. Hoặc thông qua giá trị “Sig” 
ta cũng có thể kết luận. Nếu Sig < 0.05 thì ma trận hệ số tương quan không có tất cả hệ số 
tương quan bằng 0. Ở đây Sig = 0.000 0.05. Vậy ta có thể bát bỏ giả thuyết không này. Có 
 124 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 1(32)-2017 
06 thành phần với engeivalue lớn hơn 1 được trích xuất. Tổng cộng 6 trục thì giải thích được 
56.947 % 60% tổng số liệu. 06 thành phần được trình bày cụ thể ở bảng 6. 
 Bảng 6. Bảng tổng hợp trình bày kết quả phân tích nhân tố chính (PCA) 
 Thành phần 1 2 3 4 5 6 
 1. Tiến độ, Đề xuất giải pháp kỹ thuật, biện pháp 0.677 
 chất lượng thi công và biện pháp cung ứng, kiểm 
 soát chất lượng vật tư thiết bị 
 Khả năng đáp ứng về yêu cầu tiến độ 0.643 
 của nhà thầu chính (yêu cầu về nguồn 
 nhân lực, thiết bị máy móc, vật tư) 
 Biện pháp tổ chức công trường 0.616 
 Khả năng ứng phó với các tình huống 0.593 
 bất ngờ 
 Khả năng đáp ứng yêu cầu công nghệ 0.563 
 thi công của dự án hoặc nhà thầu 
 chính 
 Đảm bảo khả năng về huy động, về 0.479 
 chất lượng và về hiệu suất của máy 
 móc thiết bị thi công 
 Khả năng hợp tác giữa các bên tham 0.446 
 gia trong quá trình xây dựng 
 Hệ thống quản lý chất lượng của công 0.434 
 ty 
 2. Năng lực, Năng lực cấp quản lý lãnh đạo và cách 0.673 
 kinh nghiệm thức tổ chức quản lý công ty 
 của tổ chức Tinh thần và hiệu suất làm việc của 0.656 
 (Nguồn nhân nhân viên 
 lực) Trình độ, kỹ năng của đội ngũ nhân 0.643 
 viên 
 Trình độ tay nghề của công nhân 0.606 
 Chính sách tuyển dụng và đãi ngộ cho 0.524 
 nhân viên của công ty 
 Chương trình kế hoạch hoạt động của 0.456 
 công ty 
 3. Năng lực Tổng tài sản và tổng nợ phải trả của 0.754 
 tài chính công ty 
 Tăng trưởng về doanh thu và lợi 0.666 
 nhuận của công ty 
 Khả năng cung cấp tài chính của công 0.613 
 ty 
 Thương hiệu của công ty 0.573 
 4. Mối quan Mối quan hệ với nhà cung cấp vật tư, 0.728 
 hệ máy móc, thiết bị thi công 
 Mối quan hệ với nhà thầu chính, tư 0.689 
 vấn, chủ đầu tư. 
 Mối quan hệ với các tổ chức cung cấp 0.666 
 tài chính (ngân hàng, tín dụng) 
 5. Giá cả Nguồn cung cấp vật tư (ổn định, tốt, 0.807 
 giá hợp lý) 
 Tình hình giá cả thị trường (vật liệu, 0.680 
 nhân công, máy móc) 
 6. Thị trường Lãi suất và điều khoản cho vay 0.833 
 về nhu cầu 
 Tình hình thị trường về nhu cầu xây 1.642 
 xâu dựng 
 dựng 
 Eigenvalues 3.376 2.879 2.398 2.180 1.814 1.589 
 Percent of variance explained 13.506 11.518 9.592 8.721 7.256 6.355 
 Cumulative percent of variance explained 13.506 25.023 34.616 43.336 50.592 56.947 
 Extraction Method: Principal Component Analysis. 
 Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization. 
 a. Rotation converged in 10 iterations 
 125 
Phạm Thành An Xác định nhân tố góp phần vào sự thành công của nhà thầu phụ... 
 1. Thành phần 1 - Tiến độ, chất lượng: Được đại diện bởi các nhân tố được kí hiệu: “Đề xuất 
giải pháp kỹ thuật, biện pháp thi công và biện pháp cung ứng, kiểm soát chất lượng vật tư thiết bị”; 
“Khả năng đáp ứng về yêu cầu tiến độ của nhà thầu chính (yêu cầu về nguồn nhân lực, thiết bị máy 
móc, vật tư)”; “Biện pháp tổ chức công trường”; “Khả năng ứng phó với các tình huống bất ngờ”; 
“Khả năng đáp ứng yêu cầu công nghệ thi công của dự án hoặc nhà thầu chính”; “Đảm bảo khả 
năng về huy động, về chất lượng và về hiệu suất của máy móc thiết bị thi công”; “Khả năng hợp tác 
giữa các bên tham gia trong quá trình xây dựng”; “Hệ thống quản lý chất lượng của công ty”. Các 
nhân tố này là các nhân tố thể hiện xu thế chính (thể hiện nhiều nhất cho tập dữ liệu đang khảo sát). 
 2. Thành phần 2 - Năng lực kinh nghiệm của tổ chức (nguồn nhân lực): Được đại diện bởi 
các nhân tố được kí hiệu: “Năng lực cấp quản lý lãnh đạo và cách thức tổ chức quản lý công ty”; 
“Tinh thần và hiệu suất làm việc của nhân viên”; “Trình độ, kỹ năng của đội ngũ nhân viên”; “Trình 
độ tay nghề của công nhân”; “Chính sách tuyển dụng và đãi ngộ cho nhân viên của công ty”; 
“Chương trình kế hoạch hoạt động của công ty”. Các nhân tố này thể hiện xu thế của tập dữ liệu 
kém hơn các nhân tố ở thành phần 1. 
 3. Thành phần 3 - Năng lực tài chính: Được đại diện bởi các nhân tố được kí hiệu: “Tổng tài 
sản và tổng nợ phải trả của công ty”; “Tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận của công ty”; “Khả 
năng cung cấp tài chính của công ty”; “Thương hiệu của công ty”. Các nhân tố này thể hiện xu thế 
của tập dữ liệu kém hơn các nhân tố ở thành phần 2. 
 4. Thành phần 4 - Mối quan hệ: Được đại diện bởi các nhân tố được kí hiệu: “Mối quan hệ 
với nhà cung cấp vật tư, máy móc, thiết bị thi công”; “Mối quan hệ với nhà thầu chính, tư vấn, chủ 
đầu tư”; “Mối quan hệ với các tổ chức cung cấp tài chính (ngân hàng, tín dụng)”. Các nhân tố này 
thể hiện xu thế của tập dữ liệu kém các nhân tố ở thành phần 3. 
 5. Thành phần 5 - Giá cả: Được đại diện bởi các nhân tố được kí hiệu: “Nguồn cung cấp vật 
tư (ổn định, tốt, giá hợp lý)”; “Tình hình giá cả thị trường (vật liệu, nhân công, máy móc)”. 
Các nhân tố này thể hiện xu thế của tập dữ liệu kém hơn các nhân tố ở thành phần 4. 
 6. Thành phần 6 - Thị trường về nhu cầu xây dựng: Được đại diện bởi các nhân tố được kí 
hiệu: “Lãi suất và điều khoản cho vay” ; “Tình hình thị trường về nhu cầu xây dựng”. Các nhân tố 
này thể hiện xu thế của tập dữ liệu kém hơn các nhân tố ở thành phần 5. 
6. Kết luận 
 Để giải quyết được những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu này, tác giả đã sử dụng thống 
kê học và một số phương pháp phân tích. Từ 36 nhân tố tìm được, qua phép kiểm tra xác định 
nhân tố tin cậy của tổng thể dựa trên giá trị trung bình được thực hiện qua kiểm định T-test ta 
tìm ra được 32 nhân tố thỏa mãn. Cuối cùng từ 32 nhân tố ở trên, kết hợp với điều kiện giá trị 
trung bình của các nhân tố lớn hơn hoặc bằng 3.45 thì ta thu được 25 nhân tố, và được gọi là 25 
nhân tố thành công quan trọng CSFs (Critical Success Factors). Thông qua việc phân tích nhân 
tố chính cho 25 CSFs tác giả tìm được 6 thành phần chính góp phần vào sự thành công của nhà 
thầu phụ đó là: “tiến độ và chất lượng”; “nguồn nhân lực”; “năng lực tài chính”; “mối quan hệ”; 
“giá cả”; “thị trường về nhu cầu xây dựng” và các nhân tố trong các thành phần chính này thể 
hiện xu thế chính của tập dữ liệu khảo sát, đồng thời là các nhân tố quan trọng góp phần vào sự 
thành công của nhà thầu phụ. 
 Kết quả của nghiên cứu này cho thấy các nhân tố góp phần vào sự thành công của nhà 
thầu phụ tập trung chủ yếu ở các nhân tố thuộc về tiến độ và chất lượng; trình độ năng lực kinh 
 126 
Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 1(32)-2017 
nghiệm (nguồn nhân lực) và tiếp theo là các yếu tố về năng lực tài chính. Thông qua các nhân 
tố góp phần vào sự thành công đã được tìm thấy và phân tích ở trên. Tác giả mong rằng những 
người lãnh đạo các nhà thầu phụ có thể nhìn vào để xem xét cách thức hoạt động hiện tại của 
mình phụ thuộc vào các nhân tố đó không, cần thay đổi hoặc điều chỉnh những gì để phù hợp 
với xu thế hoạt động hiện tại, đồng thời giúp các nhà lãnh đạo của các nhà thầu có thêm một cơ 
sở tham khảo để hoạch định và đưa ra chiến lược hoạt động kinh doanh của công ty mình, 
nhằm cải thiện cơ hội thành công và tránh đi những thất bại trong kinh doanh. 
 Với các nhân tố CSFs tìm được thông qua đề tài này, hi vọng các nhà thầu chính có thêm 
một tài liệu tham khảo để xác định liệu nhà thầu phụ mình chuẩn bị chọn có khả năng hoàn 
thành việc được giao hay không trước khi quyết định kí hợp đồng với nhà thầu phụ đó. Đồng 
thời thông qua các nhân tố trên cũng cho phép các nhà quản lý xây dựng phát hiện ra các nhân 
tố thiết yếu để có thể chuyển đến cho nhà thầu phụ những điều cần thiết có thể hoàn thành tốt 
dự án trong quá trình quản lý các nhà thầu phụ đó. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Hinze J, Tracey, The Contractor – Subcontractor relationship: the subcontractor’s view, J 
 Constr Eng Manage ACSE 1994;120(2):91-100. 
[2] Russell JS, Radtke MW., Subcontractor failure: case history, AACET 1991:E.2.1-6. 
[3] Chan APC, Scott D, Chan APL., Factors affecting the success of a construction project, J 
 Constr Eng Manage ACSE 2004;130(1):153-5. 
[4] Sanvido V, Grobler F, Parfitt K, Guvenis M, Coyle M., Critical success factors for construction 
 projects, J Constr Eng Manage ASCE 1992;118(1):94-111. 
[5] S. Thomas N., Ziwei Tang, Ekambaram Palanesswaran. Factors contributing to the success of 
 equipment – intensive subcontractor in construction, International Journalof Project 
 Management 27(2009)736-744. 
[6] Hoàng Trọng – Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, NXB 
 Hồng Đức. 
 127 

File đính kèm:

  • pdfxac_dinh_cac_nhan_to_gop_phan_vao_su_thanh_cong_cua_nha_thau.pdf