Xây dựng định mức dự toán gia cố đê biển sử dụng phụ gia Consolid và chống xói mòn lớp bảo vệ mái

Tóm tắt: Hệ thống đê biển Việt Nam đang bị đe dọa bởi các cơn bão lớn. Chương trình KH&CN

trong điểm cấp Nhà nước KC08/11-15 KHCN và CN phục vụ phòng chống thiên tai bảo vệ môi

trường và sử dụng hợp lý tài nguyên và thiên nhiên đã nghiên cứu thành công “Công nghệ mới gia

cố đê biển bằng phương pháp neo đất, sử dụng phụ gia Consolid và chống xói mòn lớp bảo vệ

mái”. Kết quả nghiên cứu đã ứng dụng cho đoạn đê biển Cổ Vậy, Nam Định cho kết quả tốt. Tác

giả nghiên cứu xây dựng định mức dự toán để làm cơ sở cho công tác quản lý xây dựng, lập đơn

giá và tính giá xây dựng cho công nghệ mới, phục vụ công tác quản lý chi phí xây dựng khi áp dụng

công nghệ mới này cho công tác bảo vệ mái đê biển Việt Nam.

pdf 7 trang yennguyen 9060
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng định mức dự toán gia cố đê biển sử dụng phụ gia Consolid và chống xói mòn lớp bảo vệ mái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng định mức dự toán gia cố đê biển sử dụng phụ gia Consolid và chống xói mòn lớp bảo vệ mái

Xây dựng định mức dự toán gia cố đê biển sử dụng phụ gia Consolid và chống xói mòn lớp bảo vệ mái
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 50 (9/2015) 49
XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN GIA CỐ ĐÊ BIỂN SỬ DỤNG PHỤ GIA 
CONSOLID VÀ CHỐNG XÓI MÒN LỚP BẢO VỆ MÁI 
Nguyễn Trọng Hoan1 
Tóm tắt: Hệ thống đê biển Việt Nam đang bị đe dọa bởi các cơn bão lớn. Chương trình KH&CN 
trong điểm cấp Nhà nước KC08/11-15 KHCN và CN phục vụ phòng chống thiên tai bảo vệ môi 
trường và sử dụng hợp lý tài nguyên và thiên nhiên đã nghiên cứu thành công “Công nghệ mới gia 
cố đê biển bằng phương pháp neo đất, sử dụng phụ gia Consolid và chống xói mòn lớp bảo vệ 
mái”. Kết quả nghiên cứu đã ứng dụng cho đoạn đê biển Cổ Vậy, Nam Định cho kết quả tốt. Tác 
giả nghiên cứu xây dựng định mức dự toán để làm cơ sở cho công tác quản lý xây dựng, lập đơn 
giá và tính giá xây dựng cho công nghệ mới, phục vụ công tác quản lý chi phí xây dựng khi áp dụng 
công nghệ mới này cho công tác bảo vệ mái đê biển Việt Nam. 
Từ khóa: Đê biển, consolid, định mức, giá xây dựng, chi phí xây dựng. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ1 
Trong thời gian qua đê biển Việt Nam chỉ 
mới chống đỡ được các cơn bão từ cấp 10 trở 
xuống với mực nước triều tần suất 5%. Thực tế 
những năm gần đây liên tiếp xẩy ra những cơn 
bão trên cấp 11, 12 vượt qua tần suất thiết kế 
gây thiệt hại lớn về người và tài sản khu vực 
ven biển. Bảo lớn kèm theo nước biển dâng 
cùng với triều cường tạo sóng lớn đánh trực tiếp 
vào đê biển và tràn qua đê gây xói lở và vở đê 
làm ngập lụt trên diện rộng và gây thiệt hại lớn 
cho vùng ven đê thuộc các tỉnh Hải Phòng, Thái 
Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ 
An và Hà Tĩnh (Ngô Trí Viềng & nnk, 2014). 
Các công nghệ mới bảo vệ mái đê biển đã 
được nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiễn 
mang lại hiệu quả cao. Chương trình KH&CN 
trong điểm cấp Nhà nước KC08/11-15 KHCN 
và CN phục vụ phòng chống thiên tai bảo vệ 
môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên và 
thiên nhiên đã nghiên cứu thành công “Công 
nghệ mới gia cố đê biển bằng phương pháp neo 
đất, sử dụng phụ gia Consolid và chống xói mòn 
lớp bảo vệ mái”. Kết quả nghiên cứu đã ứng 
dụng cho đoạn đê biển Cổ Vậy, Nam Định cho 
kết quả tốt. 
1 Trường Đại học Thủy lợi. 
Việc đưa công nghệ mới bảo vệ mái đê biển 
vào sử dụng rộng rãi cho hệ thống đê biển Việt 
Nam là cấp thiết, công tác quản lý đầu tư xây 
dựng cần có hệ thống định mức kinh tế - kỹ 
thuật, đơn giá xây dựng cho công nghệ mới 
trong gia cố đê biển mới này. Tác giả đề xuất 
nghiên cứu xây dựng định mức dự toán để làm 
cơ sở cho công tác quản lý xây dựng, lập đơn 
giá và tính giá xây dựng cho công nghệ mới, 
phục vụ công tác quản lý chi phí xây dựng khi 
áp dụng công nghệ mới cho công tác bảo vệ mái 
đê biển Việt Nam. 
2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ MỚI GIA 
CỐ ĐÊ BIỂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP NEO 
ĐẤT, SỬ DỤNG PHỤ GIA CONSOLID VÀ 
CHỐNG XÓI MÒN LỚP BẢO VỆ MÁI 
2.1 Các yêu cầu kỹ thuật 
2.1.1 Yêu cầu kỹ thuật trong việc sử dụng 
phụ gia Consolid làm vỏ bọc đê biển 
- Vỏ bọc đê biển phải đáp ứng được điều 
kiện ổn định trong điều kiện nước tràn ứng với 
tần suất thiết kế đã chọn của đê. Việc lựa chọn 
cấp công trình và chỉ tiêu thiết kế tuân thủ các 
tiêu chuẩn hiện hành và thiết kế đê. 
- Vỏ bọc đê biển phải đáp ứng được điều 
kiện về ổn định thấm, không xói trôi vật liệu, 
nứt nẻ trong quá trình thi công và vận hành. 
2.1.2 Yêu cầu về vật liệu làm vỏ bọc đê biển 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 50 (9/2015) 50 
- Vật liệu làm vỏ bọc đê biển là đất á sét có 
pha trộn phụ gia, vì vậy đất làm vỏ bọc phải 
tuân theo quy định của tiêu chuẩn hiện hành về 
thiết kế công trình đất. Ngoài ra cần phải tuân 
thủ theo mục 3-14-TCN-157-2005 của tiêu 
chuẩn thiết kế đập đất đầm nén. 
- Tiến hành thí nghiệm trong phòng để xác 
định thành phần hao phí vật liệu: đất á sét, phụ 
gia CONSOLID, SOLIDRY, nước. 
2.1.3 Yêu cầu về thi công đất vỏ bọc đê biển 
- Thiết bị thi công: Máy xới, máy phay, máy 
gạt, máy phun phụ gia, máy ủi, máy xúc lật, 
máy xúc, ô tô vận chuyển, máy đầm. 
- Yêu cầu về công tác đất: Phải tuân thủ theo 
quy định của tiêu chuẩn thi công đập đất đầm 
nén và các tiêu chuẩn hiện hành thuộc tiêu 
chuẩn Việt Nam – Quy phạm thiết kế, thi công 
và nghiêm thu công tác đất và công trình bằng 
đất. (Ngô Trí Viềng & nnk, 2014) 
2.2. Quy trình công nghệ thi công vỏ bọc 
đê biển sử dụng phụ gia Consolid 
- Chuẩn bị mặt bằng để trộn đất với phụ gia; 
- Trộn đất với phụ gia CONSOLID và nước 
theo yêu cầu kỹ thuật; 
- Rải SOLIDRY và trộn đều theo yêu cầu kỹ 
thuật; 
- Vận chuyển bằng ô tô đến nơi đắp; 
- Đắp đất vỏ mái đê bển sử dụng phu gia 
CONSOLID: Đất được rải đề và đầm nén theo 
tiêu chuẩn thi công đất đầm nén của ngành thủy 
lợi 14-TCN-20-1985. 
3. XÂY DỰNG ĐỊNH MỨC DỰ TOÁN 
GIA CỐ MÁI ĐÊ BIỂN SỬ DỤNG PHỤ 
GIA CONSOLID VÀ CHỐNG XÓI MÒN 
LỚP BẢO VỆ MÁI 
3.1. Định mức công tác gia cố mái đê biển 
bằng vỏ bọc sử dụng phụ gia Consolid 
Định mức dự toán công tác xây dựng sửa gia 
cố mái đê biển (gọi tắt là định mức dự toán) là 
chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật quy định mức hao phí 
về vật liệu, nhân công, máy thi công cần thiết để 
hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác xây 
dựng theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật 
quy định. 
Định mức dự toán là căn cứ để xây dựng đơn 
giá xây dựng công trình, làm căn cứ lập tổng 
mức đầu tư, tổng dự toán xây dựng công trình 
và quản lý chi phí đầu tư xây dựng. 
3.2. Yêu cầu của định mức 
Định mức dự toán lập cho từng loại công tác 
xây dựng của các phương thức xây dựng, các 
loại hình công trình xây dựng và quy mô xây 
dựng công trình phù hợp với khả năng thể hiện 
về khối lượng công tác trong thiết kế. 
Định mức dự toán thể hiện đúng, đủ hao phí 
các nguồn lực cần thiết để hoàn thành một đơn 
vị khối lượng công tác xây dựng. 
Định mức dự toán phải ổn định ở từng thời 
kỳ và phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ 
thuật xây dựng của Việt Nam. 
Định mức dự toán phải tính đến những thành 
tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật trong xây 
dựng và các kinh nghiệm tiên tiến, đồng thời thể 
hiện khả năng thực tế, phổ biến trong quá trình 
thực hiện công tác xây dựng. 
Định mức dự toán là cơ sở để tính các khoản 
chi phí trực tiếp trong đơn giá xây dựng cho mỗi 
loại công tác xây dựng phục vụ cho việc xác 
định tính giá xây dựng công trình. 
Định mức dự toán phải đảm bảo tính tổng 
hợp, thuận tiện, dễ sử dụng, giảm nhẹ khối 
lượng tính toán khi tính giá xây dựng công 
trình. (Nguyễn Trọng Hoan, 2002) 
3.3. Nội dung của định mức 
- Mức hao phí vật liệu: Mức hao phí vật liệu là 
số lượng các loại vật liệu cần thiết (kể cả hao hụt 
khâu thi công và hao hụt tự nhiên) để thực hiện 
hoàn chỉnh một đơn vị khối lượng công tác xây 
dựng. Định mức vật liệu chính được tính bằng số 
lượng theo quy cách được quy định, vật liệu phụ 
được tính bằng tỷ lệ % so với vật liệu chính. 
- Mức hao phí lao động: Mức hao phí lao 
động là số lượng ngày công lao động của công 
nhân trực tiếp và công nhân phục vụ xây dựng 
cần thiết để thực hiện hoàn chỉnh một đơn vị 
khối lượng công tác xây dựng. 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 50 (9/2015) 51
- Mức hao phí máy thi công: Mức hao phí 
máy thi công là số lượng ca máy của các loại 
máy thi công trực tiếp và phục vụ cần thiết để 
thực hiện hoàn chỉnh một đơn vị khối lượng 
công tác xây dựng. Định mức máy thi công 
được tính bằng số lượng ca máy sử dụng, các 
máy phụ khác được tính bằng tỷ lệ phần trăm so 
với chi phí máy chính. 
3.4. Các bước xây dựng định mức (Thông 
tư số 04/2010/TT-BXD, 2010) 
Bước 1. Lập danh mục công tác xây dựng 
Mỗi danh mục công tác xây dựng hoặc kết 
cấu mới thể hiện rõ đơn vị tính khối lượng và 
yêu cầu về kỹ thuật, điều kiện, biện pháp thi 
công của công trình. 
Bước 2. Xác định thành phần công việc 
Thành phần công việc nêu rõ các bước công 
việc thực hiện của từng công đoạn theo thiết kế 
tổ chức dây chuyền công nghệ thi công từ khi 
bắt đầu đến khi hoàn thành, phù hợp với điều 
kiện, biện pháp thi công và phạm vi thực hiện 
công việc của công trình. 
Bước 3. Tính toán xác định hao phí vật liệu, 
nhân công, máy thi công 
Tính toán định mức hao phí của các công tác 
xây dựng mới được thực hiện theo một trong ba 
phương pháp sau: 
Phương pháp 1: Tính toán theo các thông số 
kỹ thuật trong dây chuyền công nghệ 
- Hao phí vật liệu: xác định theo thiết kế và 
điều kiện, biện pháp thi công công trình hoặc 
định mức sử dụng vật tư được công bố. 
- Hao phí nhân công: xác định theo tổ chức 
lao động trong dây chuyền công nghệ phù hợp 
với điều kiện, biện pháp thi công hoặc tính toán 
theo định mức lao động được công bố. 
- Hao phí máy thi công: xác định theo thông 
số kỹ thuật của từng máy trong dây chuyền hoặc 
định mức năng suất máy xây dựng được công 
bố và có tính đến hiệu suất do sự phối hợp của 
các máy thi công trong dây chuyền. 
Phương pháp 2: Tính toán theo số liệu thống 
kê - phân tích. 
Phân tích, tính toán xác định các mức hao phí 
vật liệu, nhân công, máy thi công từ các số liệu 
tổng hợp, thống kê như sau: 
- Từ số lượng hao phí về vật liệu, nhân công, 
máy thi công thực hiện một khối lượng công tác 
theo một chu kỳ hoặc theo nhiều chu kỳ của 
công trình đã và đang thực hiện. 
- Từ hao phí vật tư, sử dụng lao động, năng 
suất máy thi công đã được tính toán từ các công 
trình tương tự. 
- Từ số liệu công bố theo kinh nghiệm của 
các chuyên gia hoặc tổ chức chuyên môn nghiệp 
vụ. 
Phương pháp 3: Tính toán theo số liệu khảo 
sát thực tế. 
Tính toán xác định các mức hao phí từ tài 
liệu thiết kế và tham khảo định mức sử dụng vật 
tư, lao động, năng suất máy được công bố. 
- Hao phí vật liệu: tính toán theo số liệu khảo 
sát và đối chiếu với thiết kế, quy phạm, quy 
chuẩn kỹ thuật. 
- Hao phí nhân công: tính theo số lượng nhân 
công từng khâu trong dây chuyền sản xuất và 
tổng số lượng nhân công trong cả dây chuyền, 
tham khảo các quy định về sử dụng lao động. 
- Hao phí máy thi công: tính toán theo số liệu 
khảo sát về năng suất của từng loại máy và hiệu 
suất phối hợp giữa các máy thi công trong cùng 
1 dây chuyền, tham khảo các quy định về năng 
suất kỹ thuật của máy. 
a) Tính toán định mức hao phí về vật liệu 
Định mức hao phí vật liệu cần thiết để hoàn 
thành một đơn vị khối lượng công tác hoặc kết 
cấu xây dựng kể cả hao hụt vật liệu được phép 
trong quá trình thi công, gồm: 
- Vật liệu chủ yếu (chính là những loại vật 
liệu có giá trị cao và chiếm tỷ trọng lớn trong 
một đơn vị khối lượng hoặc kết cấu thì qui định 
mức bằng hiện vật và tính theo đơn vị đo lường 
thông thường. 
- Vật liệu khác (phụ là những loại vật liệu có 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 50 (9/2015) 52 
giá trị nhỏ, khó định lượng chiếm tỷ trọng ít 
trong một đơn vị khối lượng hoặc kết cấu thì qui 
định mức bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí 
của các loại vật liệu chính. 
Định mức hao phí vật liệu được xác định trên 
cơ sở định mức vật liệu được công bố hoặc tính 
toán theo một trong theo 3 phương pháp nêu trên. 
Tính toán hao phí vật liệu chủ yếu 
KKKQKQVL tđ
V
cdLC
V
LChh
V
**)**( (1 - 1) 
- QV : Số lượng vật liệu sử dụng cho từng 
thành phần công việc trong định mức (trừ vật 
liệu luân chuyển), được tính toán một trong 3 
phương pháp trên. 
- QVLC : Số lượng vật liệu luân chuyển (ván 
khuôn, giàn giáo, cầu công tác...) sử dụng cho 
từng thành phần công việc trong định mức được 
tính toán một trong 3 phương pháp trên. 
- KVcd : Hệ số chuyển đổi đơn vị tính vật liệu 
theo tính toán, thực tế hoặc kinh nghiệm thi 
công sang đơn vị tính vật liệu trong định mức 
xây dựng. 
- Khh : Định mức tỷ lệ hao hụt vật liệu được 
phép trong thi công: Khh = 1 + Ht/c 
- Ht/c : Định mức hao hụt vật liệu trong thi 
công theo các quy định trong định mức vật tư 
được công bố, theo khảo sát, theo thực tế của 
các công trình tương tự, hoặc theo kinh nghiệm 
của các chuyên gia hoặc tổ chức chuyên môn 
nghiệp vụ đối với những vật tư chưa có trong 
định mức. 
- KLC: Hệ số luân chuyển của loại vật liệu 
cần phải luân chuyển quy định trong định mức 
sử dụng vật tư. Đối với vật liệu không luân 
chuyển thì KLC = 1. Đối với vật liệu luân 
chuyển thì KLC < 1. 
n
nh
K LC 2
2)1( 
- h: Tỷ lệ được bù hao hụt từ lần thứ 2 trở đi. 
- n: Số lần sử dụng vật liệu luân chuyển (n > 1). 
- Ktđ : Hệ số sử dụng thời gian do tiến độ thi 
công công trình là hệ số phản ánh việc huy động 
không thường xuyên hoặc tối đa lượng vật liệu 
để hoàn thành công tác theo đúng tiến độ. 
Tính toán hao phí vật liệu khác 
Đối với các loại vật liệu khác (phụ) được 
định mức bằng tỷ lệ phần trăm so với tổng chi 
phí các loại vật liệu chính định lượng trong định 
mức xây dựng và được xác định theo loại công 
việc theo số liệu kinh nghiệm của tư vấn hoặc 
định mức trong công trình tương tự. 
b) Tính toán định mức hao phí về lao động 
Định mức hao phí lao động trong định mức 
xây dựng được xác định trên định mức lao động 
(thi công) được công bố hoặc tính toán theo một 
trong 3 phương pháp trên. 
Trong một dây chuyền liên hợp hao phí lao 
động được tính toán, điều chỉnh theo năng suất 
lao động của bước công việc có năng suất lao 
động nhỏ nhất. 
Đơn vị tính của định mức lao động cơ sở là 
giờ công. Đơn vị tính của định mức lao động 
trong định mức xây dựng là ngày công. Mức 
hao phí lao động được xác định theo công thức 
tổng quát: 
8
1*)***( KKKt tđ
V
cdcdđ
g
đm
NC  (1 - 2) 
tgđm : Định mức lao động cơ sở: là mức hao 
phí lao động trực tiếp xây dựng cho một đơn vị 
tính khối lượng công tác hoặc kết cấu xây dựng 
cụ thể. 
- Kcđđ : Hệ số chuyển đổi định mức xây dung, 
được tính từ định mức thi công chuyển sang xây 
dựng hoặc lấy theo kinh nghiệm của các nhà 
chuyên môn (1,05 1,3). 
- KVcđ : Hệ số chuyển đổi đơn vị tính: là hệ 
số chuyển đổi đơn vị tính từ thực tế hoặc kinh 
nghiệm thi công sang định mức dự toán. 
- 1/8: Hệ số chuyển đổi từ định mức giờ công 
sang định mức ngày công. 
- Ktđ: Hệ số sử dụng thời gian do tiến độ thi 
công công trình là hệ số phản ánh việc huy động 
không thường xuyên hoặc tối đa nhân lực để 
hoàn thành công tác xây dựng theo đúng tiến độ 
của công trình, được tính theo điều kiện và tiến 
độ thi công hoặc theo số liệu từ kinh nghiệm của 
các nhà chuyên môn. 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 50 (9/2015) 53
c) Tính toán định mức hao phí về máy xây dựng 
Định mức hao phí về máy thi công trong định 
mức xây dựng được xác định trên cơ sở năng 
suất kỹ thuật máy thi công được công bố hoặc 
tính toán theo một trong 3 phương pháp trên. 
Đơn vị tính của định mức cơ sở năng suất 
máy thi công là giờ máy, ca máy,... 
Tính toán hao phí máy thi công chủ yếu 
Công thức tổng quát xác định định mức hao 
phí về ca máy, thiết bị xây dựng: 
KKKKQ tđcscđcdđ
CM
M **
1
 (1 – 3) 
- QCM : Định mức năng suất thi công 1 ca 
máy xác định theo 1 trong 3 phương pháp trên. 
- Kcđđ : Hệ số chuyển đổi định mức xây dựng, 
được tính từ định mức thi công chuyển sang định 
mức xây dựng hoặc lấy theo kinh nghiệm của các 
nhà chuyên môn nghiệp vụ (1,05 1,4). 
- : Hệ số chuyển đổi đơn vị tính: là hệ số 
chuyển đổi đơn vị tính từ thực tế hoặc kinh 
nghiệm thi công sang định mức dự toán. 
- Kcs : Hệ số sử dụng năng suất là hệ số phản 
ánh việc sử dụng hiệu quả năng suất của tổ hợp 
máy trong dây chuyền liên hợp, hệ số này được 
tính toán theo năng suất máy thi công của các 
bước công việc và có sự điều chỉnh phù hợp khi 
trong dây chuyền dùng loại máy có năng suất 
nhỏ nhất. 
- Ktđ : Hệ số sử dụng thời gian do tiến độ thi 
công công trình là hệ số ảnh hưởng do việc huy 
động và sử dụng máy không thường xuyên hoặc 
tối đa để hoàn thành công tác xây dựng phù hợp 
với tiến độ thi công công trình, được tính trên cơ 
sở điều kiện và tiến độ thi công hoặc theo số liệu 
công bố từ kinh nghiệm của các nhà chuyên môn 
nghiệp vụ. 
Tính toán hao phí máy và thiết bị xây dựng 
khác 
Đối với các loại máy và thiết bị xây dựng 
phụ được định mức bằng tỷ lệ phần trăm so với 
tổng chi phí các loại máy chính định lượng 
trong định mức xây dựng và được xác định theo 
loại công việc theo kinh nghiệm của tư vấn hoặc 
định mức trong công trình tương tự. 
Bước 4. Lập các tiết định mức 
Tập hợp các tiết định mức trên cơ sở tổng 
hợp các khoản mục hao phí về vật liệu, nhân 
công và máy thi công. Mỗi tiết định mức gồm 2 
thành phần: 
- Thành phần công việc: qui định rõ, đầy đủ 
nội dung các bước công việc theo thứ tự từ khâu 
chuẩn bị ban đầu đến khi kết thúc hoàn thành 
công tác hoặc kết cấu xây dựng, bao gồm cả 
điều kiện và biện pháp thi công cụ thể. 
- Bảng định mức các khoản mục hao phí: mô 
tả rõ tên, chủng loại, qui cách vật liệu chủ yếu 
trong công tác hoặc kết cấu xây dựng, và các vật 
liệu phụ khác; Loại thợ; cấp bậc công nhân xây 
dựng bình quân; Tên, loại, công suất của các 
loại máy, thiết bị thiết bị chủ yếu và một số 
máy, thiết bị khác trong dây chuyền công nghệ 
thi công để thực hiện hoàn thành công tác hoặc 
kết cấu xây dựng. 
Trong bảng định mức, hao phí vật liệu chủ 
yếu được tính bằng hiện vật, các vật liệu phụ 
tính bằng tỷ lệ phần trăm so với chi phí vật liệu 
chính; hao phí lao động tính bằng ngày công 
không phân chia theo cấp bậc cụ thể mà theo 
cấp bậc công nhân xây dựng bình quân; hao phí 
máy, thiết bị chủ yếu được tính bằng số ca máy, 
các loại máy khác (máy phụ) được tính bằng tỷ 
lệ phần trăm so với chi phí của các loại máy, 
thiết bị chủ yếu. 
Các tiết định mức xây dựng được tập hợp 
theo nhóm, loại công tác hoặc kết cấu xây dựng 
và thực hiện mã hoá thống nhất. 
3.5. Xây dựng định mức công tác gia cố mái 
đê biển bằng vỏ bọc sử dụng phụ gia Consolid 
Trên cơ sở nghiên cứu công nghệ thi công 
gia cố mái đê biển bằng vỏ bọc sử dụng phụ gia 
Consolid, nguyên tắc, phương pháp lập định 
mức xây dựng công trình đã nêu trên để xây 
dựng định mức công tác gia cố mái đê biển bằng 
vỏ bọc sử dụng phụ gia Consolid cho một số 
công tác xây dựng ở Bảng 3.1 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 50 (9/2015) 54 
Bảng 3.1. Danh mục dựng định mức làm vỏ bọc mái đê biển sử dụng phụ gia Consolid 
TT Danh mục công tác 
01 Làm vỏ bọc mái đê biển sử dụng phụ gia Consolid bằng máy, chiều dày 20 cm 
02 Làm vỏ bọc mái đê biển sử dụng phụ gia Consolid bằng máy, chiều dày 30 cm 
05 Làm vỏ bọc mái đê biển sử dụng phụ gia Consolid bằng máy, chiều dày 40 cm 
04 Làm vỏ bọc mái đê biển sử dụng phụ gia Consolid bằng máy, chiều dày 50 cm 
05 Làm vỏ bọc mái đê biển sử dụng phụ gia Consolid bằng thủ công, chiều dày 20 cm 
06 Làm vỏ bọc mái đê biển sử dụng phụ gia Consolid bằng thủ công, chiều dày 30 cm 
07 Làm vỏ bọc mái đê biển sử dụng phụ gia Consolid bằng thủ công, chiều dày 40 cm 
08 Làm vỏ bọc mái đê biển sử dụng phụ gia Consolid bằng thủ công, chiều dày 50 cm 
Các tiết định mức dự toán được tính toán và trình bày theo Bảng 3.2 
Bảng 3.2. Bảng trình bày tiết định mức làm vỏ bọc đê biển sử dụng phụ gia Consolid 
Đơn vị tính: m3 
Mã 
hiệu 
Công tác xây lắp Thành phần hao phí Đơn vị 
Số 
lượng 
00.001 Làm vỏ bọc mái đê biển 
sử dụng phụ gia Consolid 
bằng máy dày 20cm 
Vật liệu: VL 
Đất á sét m3 vl1 
CONSOLID kg vl2 
SOLIDRY lít vl3 
Nước lít vl4 
Vật liệu khác % vlk 
Nhân công: Bậc 4,0/7 - Nhóm I - A6 công NC 
Máy thi công: M 
Máy xới đất ca m1 
Máy phay đất ca m2 
Máy gạt ca m3 
Máy ủi ca m4 
Máy xúc ca m5 
Máy đầm đất ca m6 
Ô tô tự hành ca m7 
Máy khác % mk 
4. KẾT LUẬN 
Sạt lở, hư hại, dẫn đến vỡ đê biển gây 
thiệt hại lớn về người và tài sản vùng ven đê 
biển do bão lớn kết hợp triều dâng. Gia cố 
mái đê biển bằng vỏ bọc sử dụng phụ gia 
Consolid là kết quả nghiên cứu thành công 
KHOA HỌC KỸ THUẬT THỦY LỢI VÀ MÔI TRƯỜNG - SỐ 50 (9/2015) 55
của đề tài cấp Nhà nước KC08/11-15. Để 
ứng dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn 
công tác gia cố mái đê biển Việt Nam, giảm 
nhẹ thiên tai do bão lớn, công tác quản lý 
cần có hệ thống định mức kinh tế - kỹ thuật 
cho công nghệ mới này. 
Kết quả nghiên cứu xây dựng định mức dự 
toán gia cố mái đê biển bằng vỏ bọc sử dụng 
phụ gia Consolid là công cụ cần thiết cho công 
tác quản lý chất lượng, quản lý chi phí trong 
quản lý đầu tư xây dựng khi sử dung công nghệ 
mới đã được nghiên cứu. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Nguyễn Trọng Hoan (2002), Định mức kinh tế - kỹ thuật và Đơn giá - dự toán trong xây dựng, NXB 
Nông nghiệp. 
Ngô Trí Viềng, Hoàng Việt Hùng (2014), Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ mới trong gia cố đê 
biển bằng phương pháp neo đất, sử dụng phụ gia Consolid và chống xói lớp bảo vệ mái, Mã số: 
KC08.03/11-15. 
Thông tư số 04/2010/TT-BXD ngày 26/5/2010 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập và quản lý 
chi phí đầu tư xây dựng công trình. 
Abstracts: 
DEVELOPING NORM FOR ESTIMATED COST REGARDING BREAKWATER 
REINFORCEMENT USING GROUND ANCHOR METHOD, CONSOLID ADDITIVE AND 
ADDITIVE TO PREVENT EROSION ON THE PROTECTION SIDE OF THE ROOF 
The system of breakwater in Vietnam is at risk from the effect of storms. The core program of 
science and technology at state level, Science and technology And Technology for preventing 
natural catastrophy and preserving environment and Consuming natural resources logically, coded 
KC08/11-15, has been researched successfully into new techonology to reinforce breakwater using 
ground anchor method, Consolid additive and additive to prevent erosion on the protection side of 
the roof. The result of the research has been applied efficiently to the Co Vay break water scale in 
Nam Dinh province. The author researches into developing norm for estimated cost in order to 
provide a basis for construction management and determining construction unit price and pricing 
of new technology. Hence, these methods assists in management of construction cost when this new 
techonology applies for the protection of breakwater roof in Vietnam. 
Key words: Breakwater, Consolid, norm, construction price, construction cost. 
BBT nhận bài: 04/6/2015 
Phản biện xong: 10/9/2015 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_dinh_muc_du_toan_gia_co_de_bien_su_dung_phu_gia_con.pdf