Yêu cầu của hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành theo mô hình người giáo viên dạy nghề

Năng lực về chuyên môn của người Giáo viên dạy nghề (GVDN) chính là điều

kiện cần thiết để hoạt động dạy nghề đạt hiệu quả. Sự hiểu biết về nghiệp vụ sư phạm kỹ

thuật (SPKT) của họ có cấu trúc liên kết và năng động. Về cấu trúc, năng lực chuyên

môn của nhà SPKT có các thành tố như các tổ hợp kiến thức, kỹ năng, SPKT, kinh

nghiệm cá nhân, nghệ thuật sư phạm, năng lực chuyên môn, năng lực thiết kế - thi công

bài học và giao tiếp. Cơ sở tâm l‎ý để hình thành và phát triển năng lực GVDN là sự sẵn

sàng, năng động trong thực hiện các chức năng nghề nghiệp.

pdf 10 trang yennguyen 3080
Bạn đang xem tài liệu "Yêu cầu của hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành theo mô hình người giáo viên dạy nghề", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Yêu cầu của hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành theo mô hình người giáo viên dạy nghề

Yêu cầu của hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành theo mô hình người giáo viên dạy nghề
BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 
310 
YÊU CẦU CỦA HỆ THỐNG ĐÀO TẠO 
KỸ THUẬT THỰC HÀNH THEO MÔ HÌNH 
NGƯỜI GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ 
Nguyễn Ngọc Hùng1 
Năng lực về chuyên môn của người Giáo viên dạy nghề (GVDN) chính là điều 
kiện cần thiết để hoạt động dạy nghề đạt hiệu quả. Sự hiểu biết về nghiệp vụ sư phạm kỹ 
thuật (SPKT) của họ có cấu trúc liên kết và năng động. Về cấu trúc, năng lực chuyên 
môn của nhà SPKT có các thành tố như các tổ hợp kiến thức, kỹ năng, SPKT, kinh 
nghiệm cá nhân, nghệ thuật sư phạm, năng lực chuyên môn, năng lực thiết kế - thi công 
bài học và giao tiếp... Cơ sở tâm l‎ý để hình thành và phát triển năng lực GVDN là sự sẵn 
sàng, năng động trong thực hiện các chức năng nghề nghiệp. 
Với những biến đổi mạnh mẽ trong khu vực và trên thế giới, với yêu cầu chất 
lượng nguồn nhân lực ngày càng cao để đáp ứng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
đòi hỏi đào tạo GVKT-DN không những cần tăng quy mô, mở rộng và điều chỉnh cơ cấu 
ngành nghề cho phù hợp mà còn phải đặc biệt quan tâm tới nâng cao chất lượng đào tạo. 
Do đó, cần phải đổi mới cơ bản về chất các thành tố có ảnh hưởng tới chất 
lượng đào tạo, đặc biệt chú trọng xây dựng và phát triển đội ngũ GVKT-DN, nhân 
tố quyết định chất lượng đào tạo. Xác định những vấn đề cơ bản để xây dựng và 
phát triển quy mô đào tạo đội ngũ GVKT-DN đến năm 2020 là một vấn đề cấp 
bách, quan trọng. 
1. Giáo viên dạy nghề 
+ GVDN không chỉ có thiên chức dạy chữ, dạy người mà còn dạy nghề. 
+ Đặc điểm trên đòi hỏi người GVDN không chỉ có kiến thức chuyên môn vững 
vàng, kỹ năng giao tiếp mà còn có kỹ năng nghề thành thạo. 
+ Kiến thức chung và chuyên sâu bậc Đại học: Cấp trình độ CĐ/ĐH. 
1
 TS – Phó Hiệu trưởng, Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định 
HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 
VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 
311 
+ Kiến thức, kỹ năng SPKT: Có khả năng tổ chức và thực hiện quá trình dạy lý 
thuyết và thực hành. 
+ Kỹ năng nghề đào tạo: Tương đương bậc 4/7 (cũ)/CĐ; Tương đương bậc 5/7 
(cũ)/ĐH. 
2. Những phẩm chất năng lực chuyên môn – nghiệp vụ ngƣời GVDN 
3. Các thành tố của năng lực chuyên môn, nghiệp vụ trong đào tạo GVDN 
Trong đào tạo GVDN các nhà SPKT cần chú ý đến ba loại năng lực: 
3.1. Năng lực dạy nghề là nhóm năng lực cốt yếu nhất mà ở người GVDN nhất thiết 
phải có để thực hiện tốt nhiệm vụ chính là dạy nghề. Đó là tập hợp của nhiều năng lực cụ thể, 
bao gồm năng lực chuẩn bị soạn giáo án, chuẩn bị, phương tiện dạy học, làm mẫu, quan sát 
SV, quản lý thời gian, xử lý tình huống sư phạm, quản lý thực tập, sản xuất; năng lực kiểm 
tra - đánh giá kết quả bài (buổi) dạy nghề (hỏi đáp, thông tin phản hồi, sử dụng các công cụ 
kiểm tra đánh giá)... 
3.2. Năng lực giáo dục nghề nghiệp cho SV bao gồm nhiều năng lực cụ thể như 
năng lực cảm hoá, thuyết phục SV, năng lực tổ chức hoạt động giáo dục, năng lực khai 
thác tiềm năng giáo dục trong bài giảng... 
3.3. Năng lực tham gia hoạt động KH - CN trong lĩnh vực SPKT cũng bao gồm 
nhiều phẩm chất cụ thể như năng lực phát hiện vấn đề SPKT, khả năng điều tra xã hội 
học, năng lực vận dụng các phương pháp NCKH, kỹ năng viết báo cáo khoa học, năng lực 
ứng dụng công nghệ dạy học mới, năng lực viết giáo trình, năng lực trình bày báo cáo 
Năng lực 
kỹ thuật 
chuyên ngành 
Năng lực 
sư phạm 
kỹ thuật 
Năng lực 
nghiên cứu 
khoa học 
Năng lực quản lý 
QTĐT 
Năng lực hoạt động 
xã hội 
BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 
312 
khoa học SPKT tại hội thảo, hội nghị... Năng lực SPKT của đội ngũ GVDN được coi là 
những phẩm chất cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ, công việc rất đa dạng, phức tạp 
trong các trường SPKT với những nội dung cơ bản sau: 
Thực hiện nhiệm vụ giảng dạy. Đây là nhiệm vụ chủ yếu cơ bản nhất của GV. 
Nhiệm vụ này bao gồm việc dạy lý thuyết và thực hành trong lớp, ở xưởng thực hành, 
phòng thí nghiệm, cơ sở sản xuất cũng như hàng loạt các công việc khác có liên quan tới 
dạy học. Trong quá trình dạy học, GV cần biết xác định mục tiêu, nội dung, hiểu rõ đối 
tượng, chuẩn bị mô hình, thiết bị, nguyên vật liệu, lựa chọn phương pháp... nhằm nâng 
cao năng lực thực hành cho SV SPKT. 
Để hoàn thành các nhiệm vụ và công việc trên, GV cần có những kiến thức sâu - 
rộng về chuyên môn nghề, kỹ năng SPKT. Đặc biệt là kỹ năng thực hành nghề tức khả 
năng chủ thể biết vận dụng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và kinh nghiệm đã có vào giải 
quyết thành công mọi nhiệm vụ thực tế trong hoạt động nghề nghiệp. Đây là đặc trưng 
cơ bản của việc đào tạo GVDN tại các trường SPKT so với đào tạo cán bộ kỹ thuật và 
GV các ngành học khác. 
Thực hiện nhiệm vụ sản xuất dịch vụ. Nhiệm vụ của người GV không chỉ bó 
hẹp trong xưởng trường mà còn mở rộng ra các cơ sở sản xuất. Tại đó, SV học tập kết 
hợp với lao động sản xuất. Người GV hướng dẫn tay nghề cho SV tại hiện trường, các 
cơ sở sản xuất, dịch vụ và ở xưởng trường, đưa SV đi thăm quan, kiến tập tại các doanh 
nghiệp, nhà máy, xí nghiệp Thông qua nhiệm vụ này, người GV được tôi luyện trong 
thực tiễn sản xuất. Qua đó, họ có điều kiện thực tế để tiếp cận với công cụ, phương tiện 
và công nghệ hiện đại. 
Thực hiện nhiệm vụ NCKH, học tập và tự bồi dưỡng. Trong điều kiện biến đổi 
nhanh chóng của khoa học, công nghệ và tổ chức sản xuất trong cơ chế thị trường, người 
GV các trường SPKT phải không ngừng nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học để ứng 
dụng kết quả nghiên cứu vào thực tế sản xuất nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, phục vụ 
xã hội góp phần thực hiện vai trò là trung tâm khoa học, công nghệ của địa phương và cả 
nước. 
Nhiệm vụ đó bao gồm: 1/ Tìm hiểu thực tế, vận dụng kinh nghiệm sản xuất tiên tiến 
từ thực tiễn vào công tác giảng dạy, 2/ Tìm hiểu, học tập công nghệ mới, ngoại ngữ, tin học 
để vận dụng vào giảng dạy và nâng cao trình độ, 3/ Tìm hiểu và áp dụng những lý luận và 
thực tiễn sư phạm, các công nghệ dạy học hiện đại vào công tác giảng dạy của mình, 4/ 
HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 
VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 
313 
Nghiên cứu, đổi mới nội dung chương trình môn học, 5/ Nghiên cứu, đổi mới phương pháp, 
phương tiện giảng dạy. 
Thực hiện nhiệm vụ xã hội. Cùng với sự phát triển của xã hội, vị trí và mối quan 
hệ của GV cũng được mở rộng. Người GV cần phải tự rèn luyện trong các mối quan hệ 
này. Những kiến thức và kinh nghiệm xã hội đã trở thành nhân tố quan trọng trong quá 
trình nâng cao chất lượng và hiệu quả nghề nghiệp của người GV. 
4. Các loại mô hình đào tạo GVDN 
Nhiệm vụ đặt ra là mô hình đào tạo GVDN phải phù hợp với điều kiện cụ thể 
ở nước ta và có định hướng chiến lược cho việc đào tạo để đáp ứng yêu cầu của hệ 
thống đào tạo kỹ thuật thực hành trong giai đoạn từ nay đến năm 2010. 
Về mặt lý luận, khi nói đến mô hình người GVDN, người ta thường đề cập 
đến 3 loại mô hình. Đó là mô hình hoạt động (MHHĐ), mô hình nhân cách 
(MHNC) và mô hình đào tạo (MHĐT). 
Các loại mô hình này đều có mối liên hệ qua lại chặt chẽ với nhau, được thể 
hiện ở Hình 1. 
Hình 1: Các loại mô hình đào tạo giáo viên dạy nghề. 
4.1. Mô hình hoạt động của GVDN 
 Phân tích thực tế hoạt động nghề nghiệp, chúng ta sẽ xác định được cấu trúc của 
MHHĐ. MHHĐ được coi là bức tranh khái quát, chân thực về hoạt động nghề nghiệp 
của người giáo viên dạy nghề được trình bày theo cấu trúc của các nhiệm vụ và công 
việc mà người lao động phải thực hiện tại vị trí lao động hàng ngày. 
MÔ HÌNH ĐÀO TẠO 
MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG MÔ HÌNH NHÂN CÁCH 
BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 
314 
Nội dung của các hoạt động nghề nghiệp đó đã được xác định chủ yếu bằng 
phương pháp DACUM kết hợp với phương pháp chuyên gia. 
Hình 2 dưới đây là biểu hiện cụ thể của MHHĐ của GVDN khi thực hiện nhiệm 
vụ giảng dạy kết hợp cả lý thuyết và thực hành. 
Hình 2: Mô hình hoạt động của GVDN. 
MHHĐ của GVDN được coi là cơ sở cũng như căn cứ cho việc xác định nội dung 
đào tạo mà dựa vào đó, các nhà SPKT tiến hành xây dựng chương trình và kế hoạch đào 
tạo. Nội dung của MHHĐ được hiện thực hóa trong MHNC của GVDN. 
Các nhiệm vụ và công việc của GV được xác định chủ yếu bằng phương pháp 
DACUM kết hợp với phương pháp chuyên gia được thể hiện ở bảng 1.2. 
CÁC NHIỆM VỤ VÀ CÔNG VIỆC CỦA GVDN 
Các nhiệm vụ Các công việc 
A Chuẩn bị bài dạy 
1. Tham gia biên soạn chương trình môn học 
2. Tham gia viết giáo trình môn học 
3. Nghiên cứu giáo trình và nội dung bài dạy 
4. Viết mục tiêu và nội dung bài dạy 
GIÁO VIÊN DẠY NGHỀ 
DẠY CẢ LÝ THUYẾT 
VÀ THỰC HÀNH 
DẠY LÝ THUYẾT DẠY THỰC HÀNH 
B. Chuẩn bị phương tiện dạy học 
A. Chuẩn bị bài dạy 
C. Lên lớp 
D. Tổ chức thực hành 
E. Tổ chức thực tập 
F. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 
G. Làm chủ nhiệm lớp 
H. Bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ 
I. Tham gia hoạt động khoa học - công nghệ 
K. Tham gia hoạt động chính trị và xã hội 
HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 
VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 
315 
5. Thiết kế buổi dạy, bài học 
6. Biên soạn đề cương bài giảng 
7. Soạn giáo án 
8. Nắm tình hình SV của lớp dạy 
9. Dự đoán tình huống sư phạm có thể xảy ra 
B 
Chuẩn bị phương tiện 
dạy học 
10. Lựa chọn dồ dùng dạy học liên quan 
11. Làm đồ dùng dạy học đơn giản 
12. Tổ chức cho SV làm đồ dùng dạy học 
13. Soạn tài liệu để phát bổ sung 
14. Thử phương tiện trước buổi học 
15. Thiết kế trình tự sử dụng phương tiện 
C Lên lớp 
16. ổn định lớp, 
17. Kiểm tra bài cũ 
18. Giảng bài mới 
19. Tổ chức hoạt động học tập của SV 
20. Thu nhận thông tin phản hồi của SV 
21. Xử lýý các tình huống sư phạm 
22. Hệ thống hoá bài, hướng dẫn câu hỏi, bài tập về nhà 
23. Giúp đỡ SV yếu 
24. Bồi dưỡng SV giỏi 
D Tổ chức thực hành 
25. Soạn bài tập thực hành 
26. Xây dựng quy trình DHTH 
27. Bố trí trang, thiết bị, phương tiện thực hành 
28. Trình diễn thực hành mẫu 
29. Hướng dẫn SV thực hành 
30. Tổ chức hoạt động thực hành cho SV 
31. Xử lý các tình huống SPKT khi thực hành 
E 
Tổ chức thực tập 
ngoài trường 
32. Liên hệ cơ sở thực tập cho SV 
33. Phổ biến mục đích, yêu cầu và nội quy thực tập 
34. Hướng dẫn nội dung đề cương thực tập 
35. Giao nhiệm vụ cho các nhóm thực tâp 
36. Triển khai thực tập ở cơ sở 
37. Xử lý các tình huống SPKT 
38. Hướng dẫn ghi nhật kýý và báo cáo thực tập 
39. Kiểm tra thực tập 
BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 
316 
40. Tổng kết thực tập 
41. Chấm báo cáo thực tập 
42. Tổ chức thực tập kết hợp sản xuất/ kinh doanh 
F 
Kiểm tra, đánh giá 
kết quả học tập. 
43. Kiểm tra,đánh giá kiến thức của SV 
44. Kiểm tra, đánh giá KNTH của SV 
45. Đánh giá phẩm chất NL nghề nghiệp của SV 
46. Tổ chức thi SV giỏi 
47. Phân loại SV 
48. Tổng hợp kết quả thi/ kiểm tra 
G Làm chủ nhiệm lớp 
49. Tổ chức lớp thành tổ, nhóm học tập và bầu ban cán 
sự lớp 
50. Tổ chức hoạt động ngoại khoá 
51. Giải quyết các sự vụ 
52. Tư vấn nghề nghiệp 
53. Dự giờ lớp mình chủ nhiệm 
54. Giúp đỡ SV cá biệt 
55. Trao đổi với gia đình SV 
56. Tổ chức sinh hoạt lớp 
57. Xét thi đua khen thưởng, kỷ luật 
58. Xét lên lớp cuối năm 
59. Sơ kết, tổng kết học kỳ, năm học và cuối khoá học 
H 
Nâng cao nghiệp vụ, 
chuyên môn 
60. Dự giờ đồng nghiệp 
61. Nghiên cứu tài liệu chuyên môn/ SPKT 
62. Tham gia sinh hoạt nghiệp vụ 
63. Tham quan, đi thực tế cơ sở 
64. Tham gia hội giảng 
65. Tham gia các khoá bồi dưỡng chuyên đề 
66. Bồi dưỡng GV mới 
I Nghiên cứu khoa học 
67. Xác định đề tài nghiên cứu 
68. Lập kế hoạch nghiên cứu 
69. Tổ chức nghiên cứu 
70. Điều tra khảo sát 
71. Xử lý thông tin 
72.Viết kết quả nghiên cứu 
73. Tổ chức hội thảo khoa học theo đề tài 
HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 
VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 
317 
74. Quyết toán kinh phí 
75. Bảo vệ nghiệm thu đề tài 
K 
Tham gia hoạt động 
chính trị và xã hội 
76. Tham gia hội đồng sư phạm 
77. Tham gia hoạt động đoàn thể 
78. Tham gia hoạt động nghề nghiệp 
79 Tham gia hoạt động cộng đồng 
80. Tham gia tuyển sinh 
Bảng 1.2.Các nhiệm vụ và công việc của GVDN 
4.2. Mô hình nhân cách của GVDN 
MHNC được coi là bức tranh khái quát về các thuộc tính tâm lý của nhân cách 
mà người GVDN cần phải có để có thể đảm nhiệm được các nhiệm vụ của các hoạt động 
nghề nghiệp cũng như đào tạo kỹ thuật (nhiệm vụ và công việc) như thực tế đã nêu trên. 
MHNC GVDN bao gồm hai mặt phẩm chất và năng lực, được thể hiện một cách khái 
quát ở Hình 3. Người ta có thể coi MHNC như là MHĐT chung. 
Hình 3: Mô hình nhân cách của GVDN 
PHẨM 
CHẤT 
NĂNG 
LỰC 
MÔ 
HÌNH 
NHÂN 
CÁCH 
GVDN 
Ngƣời công dân: 
- ‎Ý Thức chấp hành pháp luật; 
- Tình cảm với tổ quốc, nhân dân 
- Mối quan hệ xã hội, gia đình, bạn bè Nhà sƣ phạm: 
- Yêu người, yêu nghề. 
- Mẫu mực,khiêm tốn, trung thực 
Nhà chuyên môn kỹ thuật: 
- Tác phong công nghiệp 
- Tính chuẩn xác, năng động, sáng tạo 
 Năng lực chuyên môn kỹ thuật: 
- Nắm vững chuyên môn kỹ thuật. 
- Năng lực thực hành. 
- Năng lực tổ chức quản lý sản xuất. 
Năng lực sƣ phạm kỹ thuật: 
- Năng lực dạy học. 
- Năng lực giáo dục. 
- Năng lực quản lý QTĐT. 
BAN LIÊN LẠC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM 
318 
* Đào tạo GVDN cho tương hợp với yêu cầu thực tế đã là mối quan tâm thường xuyên 
của các nhà lãnh đạo và nhà khoa học Việt Nam. Năm 1992 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có quyết 
định chính thức về vấn đề này. Theo Quyết định số 1395/TH-CN ngày 13/07/1992 về đào tạo 
GVDN và Thông tư Quy định chuẩn nghề nghiệp giảng viên, giáo viên dạy nghề trên cơ sở Luật 
Giáo dục sửa đổi, bổ sung ngày 25/11/2009; Nghị định 70/2009/NĐ - CP ngày 21/8/2009 của 
Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về dạy nghề; Thông tư Quy định chuẩn nghề 
nghiệp giảng viên, giáo viên dạy nghề năm 2010; sinh viên tốt nghiệp GVDN tại các trường 
SPKT phải có những phẩm chất nhân cách sau: 1/ Có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề, có hiểu 
biết về khoa học giáo dục nghề nghiệp và khoa học xã hội. 2/ Có kiến thức chuyên môn kỹ thuật 
nghề nghiệp tương ứng với nghề được đào tạo đạt trình độ CĐ/ĐH. 3/ Trình độ thực hành nghề 
phải đạt tiêu chuẩn bậc thợ 4/7(CĐ); 5/7(ĐH) hoặc tương đương. Có thao - động tác cơ bản của 
hoạt động lao động nghề nghiệp chuẩn xác. Có kỹ năng tổ chức lao động sản xuất theo nghề một 
cách khoa học trong phạm vi một tổ sản xuất. 4/ Có kiến thức và kỹ năng sư phạm dạy nghề như 
kỹ năng tổ chức và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục học sinh. 5/ Có khả năng tự học tập, 
bồi dưỡng nâng cao trình độ mọi mặt. 6/ Có đủ sức khoẻ để làm GVDN, phục vụ lâu dài trong 
ngành dạy nghề và thực hiện nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. Ở đây có một điều đáng lưu ý rằng năng 
lực của MHNC trên phải được xem xét trong hệ quy chiếu là người GVDN có trình độ Cao đẳng 
hay Đại học thể hiện thông qua ba yếu tố đặc trưng của mô hình: chuyên môn kỹ thuật (bao hàm 
cả tay nghề thực hành): SPKT; trình độ CĐ/ĐH. Trong đó, yếu tố CMKT có sự khác nhau cả bề 
rộng lẫn bề sâu giữa GVDN ở cả hai trình độ CĐ/ĐH. 
Kết luận 
Đào tạo GVKT-DN là một lĩnh vực quan trọng của giáo dục và đào tạo, một 
chủ trương chiến lược, một khả năng có thể và to lớn của đất nước ta từ 2010 đến 
năm 2015 và dự báo đến năm 2020; đây cũng là mục tiêu quan trọng của chiến lược 
phát triển kinh tế và chiến lược việc làm của thời kỳ 2010- 2020 với nhu cầu đào tạo 
từ 10.000 – 12.000 GVDN có chất lượng và cơ cấu hợp lý, đảm bảo cung cấp đủ 
GVDN cho các cơ sở dạy nghề. 
Điều kiện cần thiết về cấu trúc, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ SPKT – 
nhân tố quan trọng quyết định chất lượng đào tạo và đặt nền móng cho công tác 
xây dựng chuẩn đầu ra cho các ngành đào tạo GVDN một cách đồng bộ, khả thi. 
 Đào tạo GVKT - DN là một lĩnh vực quan trọng của giáo dục và đào tạo, một chủ 
thể chiến lược, một khả năng có thể và to lớn của việc phát triển quy mô và ngành nghề đào 
tạo từ nay đến năm 2020. Đây cũng là mục tiêu quan trọng của Trường ĐH SPKT Nam 
HỘI THẢO KHOA HỌC: “GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 
VÀ CAO ĐẲNG VIỆT NAM” 
319 
Định trong đào tạo GVDN góp phần quan trọng đào tạo nguồn nhân lực và giải quyết việc 
làm cho lao động, làm tăng trưởng kinh tế xã hội. 
Tài liệu tham khảo 
1. Nguyễn Ngọc Hùng (2008); Nghiên cứu ứng dụng phương pháp dạy nghề theo 
năng lực thực hiện trong đào tạo giáo viên dạy nghề ở trường ĐH SPKT NĐ; Báo cáo đề 
tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ; Mã số: CB 2007 – 03 – 10 
2. Nguyễn Ngọc Hùng (2009); Đào tạo liên thông từ cao đẳng lên Đại học theo hệ 
thống tín chỉ; trang 46 – 53; Hội thảo khoa học các trường Đại học & Cao đẳng Việt 
Nam (VUN); Đà Nẵng – tháng 4 /2009. 
3. Trần Khánh Đức (2002), Sư phạm kỹ thuật, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
4. Nguyễn Đức Trí (2003); Khái quát về hệ thống tiêu chuẩn nghề, đánh giá và cấp 
văn bằng chứng chỉ trong GDKT&DN; Tài liệu tập huấn; Dự án GDKT&DN – Bộ LĐ, 
TB&XH, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfyeu_cau_cua_he_thong_dao_tao_ky_thuat_thuc_hanh_theo_mo_hinh.pdf