Âm nhạc tộc người Gia Rai và việc lưu, truyền nền âm nhạc này

Tóm tắt

Tộc người Gia Rai cư trú ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc và phía Tây Khánh Hòa. Họ có một

nền Âm nhạc riêng, tồn tại cách đây hàng ngàn năm. Các nhạc cụ của người Gia Rai gồm đàn Đá,

T’rưng, Đinh Đong, Krông-pút, đàn Nước, Tiêu, T’ni, cồng, chiêng và đặc trưng nhất là K’ni. Âm nhạc

Gia Rai dùng thang 5 âm có bán cung. Âm nhạc Gia Rai là vốn quý của Việt Nam và thế giới nhưng

đang có nguy cơ thất truyền. Cần phải có kế hoạch lưu giữ và truyền dạy Âm nhạc Gia Rai.

pdf 5 trang yennguyen 7820
Bạn đang xem tài liệu "Âm nhạc tộc người Gia Rai và việc lưu, truyền nền âm nhạc này", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Âm nhạc tộc người Gia Rai và việc lưu, truyền nền âm nhạc này

Âm nhạc tộc người Gia Rai và việc lưu, truyền nền âm nhạc này
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC ÑAÏI HOÏC SAØI GOØN Soá 12 (37) - Thaùng 2/2016 
61 
Âm nhạc tộc người Gia Rai và việc lưu, truyền 
nền âm nhạc này 
Jrai music preservation and teaching it 
ThS. Trần Thế Cường, 
Trường Đại học Sài Gòn 
M.A. Tran The Cuong, 
Sai Gon University 
Tóm tắt 
Tộc người Gia Rai cư trú ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc và phía Tây Khánh Hòa. Họ có một 
nền Âm nhạc riêng, tồn tại cách đây hàng ngàn năm. Các nhạc cụ của người Gia Rai gồm đàn Đá, 
T’rưng, Đinh Đong, Krông-pút, đàn Nước, Tiêu, T’ni, cồng, chiêng và đặc trưng nhất là K’ni. Âm nhạc 
Gia Rai dùng thang 5 âm có bán cung. Âm nhạc Gia Rai là vốn quý của Việt Nam và thế giới nhưng 
đang có nguy cơ thất truyền. Cần phải có kế hoạch lưu giữ và truyền dạy Âm nhạc Gia Rai. 
Từ khóa: tộc người, âm nhạc Gia Rai, tháng 5 âm, lưu giữ, truyền dạ 
Abstract 
Jrai ethnic lives in Gia Lai, Kon Tum, Dac Lac provinces and west Khanh Hoa province. They have 
independent music that has lived thousands of years. Instruments of Jrai are those made of rock, T’rung, 
Ding Dong, Krongput, bro Ia (those played by water), flute, T’ni, cong, chieng (gong) and the most 
special is K’ni. Jrai music use five-sound scale with semitone. Jrai music is a highly valuable treasure of 
Vietnam and the world but it is in danger of being lost. We need a plan to keep and teach Jrai music. 
Keywords: ethnic, Jrai music, five-sound scale, keep, teach 
1. Âm nhạc tộc người Gia Rai 
Tộc người Gia Rai gồm các nhóm 
Chor, Hđrung, Hbau, Aráp, Mthur, 
Tơbuân. Ngôn ngữ Gia Rai thuộc ngữ hệ 
Nam Đảo (6;312); (8;76). Theo thống kê 
năm 1999, dân số Gia Rai là 371.557 
người, cư trú ở phía bắc tộc người Ê Đê, tại 
các tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc và 
phía Tây Khánh Hòa. 
Gia Rai là tộc người duy nhất trên Tây 
Nguyên có một tổ chức xã hội tiền nhà 
nước. Họ có hai ông vua là vua Nước 
(pơtao Ia) và vua Lửa (pơtao Apui). Ngày 
nay cạnh vua Lửa ở Chư Athai còn có vua 
Gió (pơtao Angin) (10;6); (2;60). Đây là 
những người có “thiên tính” thay mặt cho 
cộng đồng cầu mưa chống hạn, họ thuộc về 
một dòng tộc nhất định, lấy vợ thuộc một 
dòng họ riêng. Những ông vua này không 
trực tiếp nắm quyền hành thế tục nhưng 
phải sống tuân thủ một số kiêng cữ, họ có 
ảnh hưởng lớn trong vùng người Gia Rai 
và xung quanh. Xưa kia hai cộng đồng này 
có quan hệ ngoại giao với hai nước Việt 
Nam và Campuchia. Đây là một dạng tù 
trưởng, một hình thức sơ khai của nhà 
62 
nước, ở đó thần quyền được coi trọng hơn 
thế quyền. Hình thức này còn thấy cách 
đây không lâu ở các bộ lạc hay liên minh 
bộ lạc Châu Phi và Nam Ấn Độ. 
Triều đình Việt Nam gọi hai ông vua 
đó là Hỏa Xá và Thủy Xá, coi đây là hai 
phiên quốc và nhận cống vật của họ từ năm 
1558 đến năm 1841 (1;199-200). Nhà nước 
Chân Lạp cứ ba năm một lần lại dâng lễ vật 
cho hai vị vua này để cầu ước điều lành 
cho xứ sở và mong được sự che chở bảo vệ 
từ phía Tây Nguyên. 
Tộc người Gia Rai là tộc người bản 
địa có dân số đông nhất trên Tây Nguyên, 
gắn liền với thành phố Pleiku của tỉnh Gia 
Lai, miền đất trù phú và có nhiều điều kiện 
để phát triển kinh tế - xã hội. Họ là cư dân 
sống giữa hai tộc người Ba Na và Ê Đê 
nhưng lại chịu nhiều ảnh hưởng của người 
Ba Na. Nhóm Aráp sống ở Kon Tum là 
nhóm gốc Ba Na nhưng đã Gia Rai hóa. 
Tộc người Gia Rai là nhóm ngữ hệ Nam - 
Đảo duy nhất có nhà rông. Nhà dân tộc học 
Đặng Nghiêm Vạn cho rằng việc người Gia 
Rai có nhà rông có thể là do sự thoát ra từ 
đại gia đình mẫu hệ và do ảnh hưởng của 
các tộc người Môn - Khơme ngành Ba Na 
(9;205). 
1.1 Âm nhạc tộc người Gia Rai có 
lịch sử hàng ngàn năm 
Dựa vào việc các nhà khảo cổ tìm thấy 
rất nhiều Đàn Đá có thang 5 âm Gia Rai 
trong vùng đất người Gia Rai sinh sống, 
căn cứ vào các nhạc cụ bằng kim loại như 
cồng chiêng và lời hát trong trường ca Sử 
thi cùng với các nguồn sử liệu có liên 
quan Chúng tôi có thể khẳng định rằng 
Âm nhạc tộc người Gia Rai đã tồn tại cách 
đây hàng ngàn năm. 
Dựa trên thang 5 âm Gia Rai, cách 
dùng thang 5 âm này trong lịch sử và hiện 
nay; dựa trên các bài dân ca và trường ca 
Gia-rai còn lưu giữ, cách biểu diễn các 
nhạc cụ của các nhạc công và phong cách 
sáng tác của các nhạc sĩ Gia Rai... Căn cứ 
vào chuyên môn Âm nhạc chúng tôi khẳng 
định tộc người Gia Rai có một nền Âm 
nhạc của riêng mình. 
Người Gia Rai đã chế tác và sử dụng 
các loại nhạc cụ sau : 
- Đàn Đá: Có thể nói Đàn Đá là nhạc 
cụ lâu đời nhất mà các nhà khảo cổ học tìm 
thấy ở Việt Nam. Nó có cách đây trên năm 
ngàn năm. Trong địa bàn cư trú của người 
Gia Rai, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy 
Đàn Đá có cách đây hàng ngàn năm được 
chế tác theo thang 5 âm Gia Rai. Hiện nay 
vẫn còn nhiều nhạc công Gia Rai biểu diễn 
Đàn Đá. 
- Nhạc cụ gõ, vỗ, thổi hơi bằng tre trúc 
Gia Rai giống với các tộc người Tây 
Nguyên khác, nhạc cụ gõ, vỗ, thổi hơi bằng 
tre trúc phát triển rất mạnh như: T’rưng, 
T’rưng một ống tre (cái nhạc), Đinh Đong, 
Krông-pút, đàn Nước, Sáo và Tiêu. 
- Nhạc cụ dây: Nhạc cụ dây gồm có 
T’ni (Tinh ninh) và K’ni (Bro mâm). T’ni 
có nhiều dây được mắc trên ống tre nên có 
thể tạo ra hòa âm và âm thanh rất sáng, vui 
nhộn. K’ni có một dây, nhạc công biểu 
diễn bằng cách dùng vĩ kéo. Điều đặc biệt 
là K’ni có thêm một sợi dây được nối từ 
cuối cây đàn tới miệng nhạc công. Khi biểu 
diễn nhạc công dùng răng cắn sợi dây này 
và môi của họ thay đổi làm cho tiếng đàn 
thay đổi đôi lúc nghe rất giống tiếng người 
nên còn được gọi là Đàn Môi. 
- Cồng và chiêng: Mặt lưng của cồng 
có núm còn mặt lưng của của chiêng thì 
phẳng. Cồng, chiêng Gia Rai ngoài những 
nét tương đồng với cồng, chiêng của các 
tộc người sống ở Tây Nguyên, nó còn có 
nhiều nét khác biệt như cách chế tác, hình 
dáng, và đặc biệt là cách biểu diễn. 
Các bài trường ca, dân ca và hát ru của 
tộc người Gia Rai rất nhiều và phong phú: 
63 
- Các trường ca gồm trường ca sử thi 
và trường ca dân gian: 
+ Trường ca sử thi như Đam San, Xinh 
Nhã, Đăm Ri là những bài ca rất dài có thể 
hát một vài đêm mới hết (6;314). Nó kể về 
cội nguồn của người Gia Rai hoặc lai lịch 
của một vấn đề về phong tục, xã hội. 
+ Trường ca dân gian cũng là những 
bài ca dài, hát để kể chuyện dân gian, kể 
chuyện về các vị thần, những điều răn dạy 
về luân thường đạo lý 
- Dân ca của tộc người Gia Rai rất 
phong phú, nội dung các bài dân ca thường 
nói về thiên nhiên, con người, tình yêu, 
muôn thú, cây cỏ hoa lá 
- Các bài hát ru Gia Rai cũng giống 
như hát ru Việt Nam, những bài hát này 
dùng để ru cho con ngủ nhưng hát ru Gia 
Rai còn một loại hát ru rất đặc biệt là hát ru 
trên nương rẫy khi người mẹ vừa địu con 
vừa đi nương. 
Các điệu múa (blơi, xoang) và các lễ 
hội đâm trâu 
- Các điệu múa của người Gia Rai 
thường mô phỏng lại các động tác chiến 
tranh giữa các tộc người xa xưa, thường múa 
trên nền nhạc đệm của đàn T’rưng (4;415). 
- Lễ hội đâm trâu của người Gia Rai 
gắn liền với các sự kiện ăn mừng như 
mừng lúa mới (bong bâc asang prao), 
mừng nhà Rông (bong bâc prông), ăn 
mừng lúa mới hoặc được mùa (bong bâc 
hơk kơ dok hơmao pơdaihlô) (3;249). 
1.2. Những nét tương đồng và riêng 
biệt của âm nhạc tộc người Gia Rai với 
âm nhạc các tộc người ở Việt Nam và 
trên thế giới: 
- Thang âm: các tộc người sống ở Việt 
Nam và rất nhiều tộc người trên thế giới 
cũng có sử dụng thang 5 âm. 
- Nhạc cụ làm bằng tre trúc: các tộc 
người sống ở Việt Nam và nhiều tộc người 
sống ở những vùng có tre trúc đều dùng tre 
trúc để chế tạo và sử dụng nhạc cụ làm 
bằng tre trúc. 
- Đàn Đá: Trong lịch sử, các tộc người 
sống ở Việt Nam sử dụng đàn đá rất nhiều. 
Trên thế giới không có nhiều tộc người sử 
dụng đàn đá. 
- Cồng và chiêng: các tộc người sống 
ở Việt Nam và nhiều tộc người trên thế 
giới cũng có dùng cồng, chiêng. 
Những nét riêng của âm nhạc tộc 
người Gia Rai 
- Thang 5 âm có bán cung (demi ton 
diatonique): Các tộc người sinh sống ở Tây 
Nguyên Việt Nam như Ê Đê, Bana, Xê 
Đăng, Cơ Ho, M’nông, Gié Triêng  cũng 
sử dụng thang 5 âm này, nhưng cách sử 
dụng thang âm của các tộc người này 
không giống với cách sử dụng thang âm 
của tộc người Gia Rai. 
Người Gia Rai thường dùng thang 5 
âm với các quãng đi liền nhau liên tục như: 
2 thứ, 2 thứ, 2 thứ, 3 Trưởng, 1 Đúng/, 2 
Trưởng, 2 Trưởng, 2 thứ, 1 Đúng/, 3 
Trưởng, 5 Đúng/, 5 Đúng/, 2 thứ... Ví dụ: 
Đố si đố si sol sol/ sol fa sol fa mi mi/ mi đô 
sòl/ đô sòl/ đô sì đô Giai điệu thường đổ 
từ cao xuống thấp như thác nước sau đó lại 
từ từ đi lên như người đang leo lên núi 
- K’ni (Bro mâm) là nhạc cụ độc đáo 
của tộc người Gia Rai từ cách chế tạo đến 
cách biểu diễn. 
1.3. Những đặc trưng nổi bật của 
âm nhạc tộc người Gia Rai 
- Giai điệu dùng trong trường ca Sử 
thi và Dân gian thay đổi liên tục. Điệu thức 
thay đổi rất tài tình tạo thành sự luân 
chuyển trong âm nhạc nên không làm cho 
người nghe nhàm chán. 
- Cồng, chiêng Gia Rai có nét đặc 
trưng từ hình dáng, chế tác đến cách thức 
biểu diễn. Mặt cồng, chiêng có đường kính 
lớn hơn, nhiều chiếc có đường kính tới 
90cm nên có âm thanh rất trầm ấm (5;582). 
64 
Tai cồng, chiêng dài hơn để tạo âm thanh 
ngân vang. Núm cồng to và có hình nửa 
khối tròn. Nhạc công Gia Rai thường thích 
tạo âm thanh cồng ngân dài và âm thanh 
chiêng ngắn, tạo tiết tấu dồn dập, sôi động. 
Theo nhà dân tộc học Jacques Dournes 
thì người Gia Rai có 5 dàn chiêng (cing): 
+ Cing Arap: gồm 8 chiêng và 5 cồng, 
dùng vào việc tang ma. 
+ Cing to nah hay cing monyum: gồm 
9 chiêng, dùng khi uống rượu. 
+ Cing trum: gồm 3 cồng có người 
khiêng cùng đánh với một trống đeo vào 
cổ, dùng khi có đám rước. 
+ Cing kom giống như cing trum, 
dùng để rước thần lửa. 
+ Cing juar: gồm 3 cồng, 5 chiêng 
dùng để đón chiến sĩ thắng trận trở về. Dàn 
cing juar tấu với một trống, người đánh 
trống cũng là người chỉ huy (11;218-221). 
1.4. Âm nhạc tộc người Gia Rai là 
vốn quý của Việt Nam và thế giới 
Âm nhạc tộc người Gia Rai đang mai 
một và có nguy cơ thất truyền. Tốc độ đô 
thị hóa và công nghiệp hóa đang xóa dần 
buôn làng của người Gia Rai. Thực tế cho 
thấy khi buôn làng không còn và khi người 
dân Gia Rai phải đi làm trong các nhà máy, 
xí nghiệp thì các hoạt động âm nhạc Gia 
Rai thưa thớt dần. Các buổi đàn hát múa 
Gia Rai có hồn Gia Rai khi diễn ra trong 
sân của buôn làng (plơi), nhà Rông Gia Rai 
chứ không thể diễn ra trong phố thị! 
Hiện nay, nhiều buôn làng Gia Rai ở 
Tây Nguyên đã không còn người biết sử 
dụng nhạc cụ Gia Rai cũng như hát được 
dân ca Gia Rai ! Nhiều thanh thiếu niên Gia 
Rai không biết sử dụng các nhạc cụ dân tộc 
Gia Rai nhưng biết sử dụng các nhạc cụ Tây 
phương như Organ, Guitar(7;13). 
Ngày hôm nay, chúng ta phải thừa 
nhận rằng nền văn hóa của bất cứ tộc người 
nào cũng đều có giá trị và phải trân trọng. 
Âm nhạc tộc người Gia Rai chắc chắn cũng 
là vốn quý của đất nước Việt Nam nói 
riêng và thế giới nói chung nên Âm nhạc 
tộc người Gia Rai phải được gìn giữ và 
phát triển. 
2. Lưu giữ âm nhạc Gia Rai 
Hiện nay có rất ít văn bản ghi chép bài 
bản khí nhạc và thanh nhạc của nền Âm 
nhạc tộc người Gia Rai. Hầu hết những văn 
bản này đều ghi theo phương pháp ghi 
chép của âm nhạc Tây phương. Đã có một 
số băng dĩa ghi âm ghi hình các bài bản 
Âm nhạc Gia Rai do các nhạc công và ca sĩ 
Gia Rai biểu diễn. 
Tất cả những tài liệu trên không đi 
theo một chương trình lưu giữ nào cả. 
Muốn bảo tồn âm nhạc Gia Rai thì phải có 
một chương trình tầm cỡ quốc gia để lưu 
giữ theo hệ thống và phương pháp. 
2.1. Lưu giữ bằng cách ghi âm 
ghi hình 
Đây là phương pháp tốt nhất và không 
mất nhiều thời gian. Phương pháp này còn 
giúp cho việc truyền thông được thuận lợi. 
Cần tiến hành ngay việc ghi âm, ghi hình 
cách chế tác và biểu diễn các nhạc cụ của 
tộc người Gia Rai; các bài bản dân ca, 
trường ca do các ca sĩ Gia Rai biểu diễn 
cũng như các điệu múa (B’lơi, Xoang) Gia 
Rai. Năm 2000, Viện âm nhạc Việt Nam 
đã thực hiện được CD về cách chế tác và 
biểu diễn 5 loại nhạc cụ do nghệ sĩ Gia Rai 
là R’Chăm Tih sống ở làng Plei Dró, thành 
phố Pleiku trình bày. 
2.2. Lưu giữ bằng cách ghi chép 
văn bản 
Người Gia Rai có cách ghi chép nhạc 
bằng chữ viết của họ kết hợp với các ký 
hiệu riêng nhưng không thống nhất và ít 
người dùng. Trong tình hình hiện nay, số 
nhạc công và ca sĩ Gia Rai đã mất dần 
cũng như đã lớn tuổi thì cách phải dùng là 
ghi chép nhạc Gia Rai theo phương pháp 
65 
Tây phương (portée) để ghi lại các bài bản 
về khí nhạc và thanh nhạc đang còn lưu 
truyền trong các buôn làng Gia Rai. 
3. Truyền dạy âm nhạc Gia Rai 
Cần phải dạy Âm nhạc Gia Rai cho 
người Gia Rai vì âm nhạc Gia Rai là nghệ 
thuật của người Gia Rai. Một sự kiện đã 
xảy ra tại Plei ku khi nhà nước Việt Nam 
muốn giữ nét văn hóa nhà Rông của tộc 
người Gia Rai đã cấp kinh phí để xây một 
nhà Rông bằng bê tông cốt thép ở làng Plei 
Choet (cách thành phố Plei ku 9km về phía 
Đông, trên trục đường 19 đi Quy Nhơn) ?! 
Chính người dân Gia Rai trong làng đã 
không chịu được nên cố gắng tự đi tìm 
kinh phí và bỏ công sức của chính họ để 
làm một nhà Rông theo truyền thống bằng 
gỗ, tre, lá ở bên cạnh. 
Phổ biến âm nhạc Gia Rai cho cộng 
đồng Gia Rai bằng nhiều cách như hỗ trợ 
kinh phí hoặc giúp tổ chức các hoạt động 
âm nhạc trong các buôn làng, dạy nhạc cho 
người lớn và nhất là cho thiếu nhi. Hỗ trợ 
kinh tế cho các nhạc công, nhạc sĩ và ca sĩ 
Gia Rai để họ có điều kiện để chuyên chú 
vào Âm nhạc. 
Dạy Âm nhạc Gia Rai cho học sinh 
Gia Rai 
Hiện nay chương trình môn âm nhạc 
trong nhà trường phổ thông Việt Nam thì ở 
Tiểu học, lớp 2 có một bài hát là dân ca 
Gia Rai. Đây là niềm tự hào của tộc người 
Gia Rai vì có rất ít bài dân ca trong toàn bộ 
các bài hát từ lớp 1 đến lớp 9 vậy mà lại có 
một bài dân ca Gia Rai. 
Giáo dục phổ thông Việt Nam thống 
nhất trong toàn quốc vì vậy các bộ môn nói 
chung và âm nhạc nói riêng đều giống 
nhau. Với chính sách dân tộc (tộc người) 
của Việt Nam hiện nay thì việc giảng dạy 
văn hóa nói chung và Âm nhạc của các tộc 
người nói riêng cho học sinh các tộc người 
là cấp thiết. Chính vì vậy, trong các trường 
học của học sinh Gia Rai ngoài việc dạy 
chữ và ngôn ngữ Gia Rai còn phải dạy âm 
nhạc Gia Rai. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Henri Maitre (2008), Rừng người Thượng, 
Lưu Đình Tuân dịch, Nxb Tri Thức. 
2. Nguyễn Văn Huy (1997), Bức tranh văn hóa 
các dân tộc, Nxb Giáo dục. 
3. Đặng Văn Lung, Nguyễn Sông Thao, Hoàng 
Văn Trụ (1997), Phong tục tập quán các dân 
tộc Việt Nam, Nxb Văn hóa Dân tộc Hà Nội. 
4. Nhiều tác giả (2013), Văn hóa các dân tộc 
Việt Nam, Nxb Văn hóa-Thông tin. 
5. Nhiều tác giả (2004), Vùng văn hóa cồng 
chiêng Tây Nguyên, Nxb Viện Văn hóa 
Thông tin Hà Nội. 
6. Trần Quang Phúc (2013), Việt Nam sắc màu 
văn hóa 54 dân tộc anh em, Nxb Đồng Nai. 
7. Đào Huy Quyền (1993), Nhạc khí dân tộc ở 
Gia Lai, Nxb Giáo dục. 
8. Thông tấn xã Việt Nam (2006), Việt Nam hình 
ảnh cộng đồng 54 dân tộc, Nxb Thông Tấn. 
9. Đặng Nghiêm Vạn (2003), Cộng đồng các 
quốc gia, dân tộc Việt Nam, Nxb Đại học 
Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 
10. Jacques Dournes (1977), Potao, une théorie 
du pouvoir chez les Jorai sud Indochinois, 
Paris, Flammarion. 
11. Jacques Dournes (1965), La musique chez les 
Jorai, Objets et mondes, Tome V, Fasc 4, 
Paris, Musée de l’homme. 
Ngày nhận bài: 13/11/2015 Biên tập xong: 15/02/2016 Duyệt đăng: 20/02/2016 

File đính kèm:

  • pdfam_nhac_toc_nguoi_gia_rai_va_viec_luu_truyen_nen_am_nhac_nay.pdf