Ảnh hưởng của phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính đến hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, gia tăng áp lực cạnh tranh,
mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận có thể thôi thúc những hành vi, hoạt động vi
phạm pháp luật của ngân hàng thương mại (NHTM). Đặc biệt, khi xử lý vi
phạm bằng hình thức phạt tiền (phạt tài chính) trong hoạt động của NHTM
tại Việt Nam được đánh giá là chưa đủ sức răn đe, chưa linh hoạt và chưa
tương xứng với quy mô lợi nhuận thu được từ hành vi vi phạm. Trước tình
hình đó, việc tìm kiếm những biện pháp nhằm ngăn chặn, răn đe các hành
vi vi phạm có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc.
Căn cứ vào mô hình kinh tế của tác giả Becker (1986) cũng như Thông tư
21/2013/TT-NHNN, nhóm tác giả sử dụng mô hình Eviews và thu được kết
quả rằng, mức phạt tiền trong hình thức phạt hành chính chưa có tác động
rõ ràng đến lợi nhuận, thu nhập cổ phiếu và thị phần của các NHTM bị phát
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính đến hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam
57 © Học viện Ngân hàng ISSN 1859 - 011X Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 218- Tháng 7. 2020 Ảnh hưởng của phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính đến hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam Nguyễn Thị Hoài Thu Nguyễn Minh ThùyPhạm Đức Hải Ngày nhận: 24/10/2019 Ngày nhận bản sửa: 29/05/2020 Ngày duyệt đăng: 22/06/2020 Trong bối cảnh kinh tế diễn biến phức tạp, gia tăng áp lực cạnh tranh, mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận có thể thôi thúc những hành vi, hoạt động vi phạm pháp luật của ngân hàng thương mại (NHTM). Đặc biệt, khi xử lý vi phạm bằng hình thức phạt tiền (phạt tài chính) trong hoạt động của NHTM tại Việt Nam được đánh giá là chưa đủ sức răn đe, chưa linh hoạt và chưa tương xứng với quy mô lợi nhuận thu được từ hành vi vi phạm. Trước tình hình đó, việc tìm kiếm những biện pháp nhằm ngăn chặn, răn đe các hành vi vi phạm có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Căn cứ vào mô hình kinh tế của tác giả Becker (1986) cũng như Thông tư 21/2013/TT-NHNN, nhóm tác giả sử dụng mô hình Eviews và thu được kết quả rằng, mức phạt tiền trong hình thức phạt hành chính chưa có tác động rõ ràng đến lợi nhuận, thu nhập cổ phiếu và thị phần của các NHTM bị phát Penalties for violating in Commercial Bank in Vietnam Abstract: In the context of increasing competitive pressure, the demanding in maximizing profit encourages commercial bank to violate the law. The situation in Vietnam is highly concerned where regulations and penalties have been judged as not sufficient, effective and adaptive in preventing the profit earned from these activities. As a repercussion, searching for solution has profound practical significance. Base on economic model of Becker (1986) as well as Circular 21/2013/TT-NHNN, the authors use Eviews model and concreted that penalty in Vietnam has not made significant impact to commercial bank which have been found to be violating in period of 2014-2018 regrading profit, stock performance and market ownership. Keywords: Penalties, Commercial Bank at Vietnam Thu Thi Hoai Nguyen Email: thunth@hvnh.edu.vn Thuy Minh Nguyen. Email: thuynm@hvnh.edu.vn Hai Duc Pham. Email: haipd94@hvnh.edu.vn Organization of all: International School of Business, Banking Academy of Vietnam Viện Đào tạo quốc tế - Học viện Ngân hàng Ảnh hưởng của phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính đến hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam 58 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 218- Tháng 7. 2020 hiện vi phạm trong giai đoạn 2014-2018 tại Việt Nam. Từ khóa: Vi phạm hành chính, phạt tiền, ngân hàng thương mại, Việt Nam. 1. Giới thiệu Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nhiều ngân hàng chấp nhận rủi ro để thực hiện hành vi kinh doanh trong các lĩnh vực không được quy định rõ ràng nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Hiện nay, quy phạm pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực hoạt động tài chính- ngân hàng đã tương đối đầy đủ như Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), Luật Các tổ chức tín dụng (TCTD) năm 2010, đặc biệt là Nghị định số 96/2014/ NÐ-CP ngày 17/10/2014 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ bằng hình thức phạt tiền. Cơ sở của việc xử lý vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tài chính (phạt tiền) là khi xuất hiện hành vi vi phạm pháp luật quy định, và có thể tóm lược cụ thể qua 14 trường hợp như Bảng 1. Tuy nhiên, hình thức phạt tiền trong phạt vi phạm hành chính hiện nay được đánh giá là vẫn chưa đủ tính răn đe, nên trên thực tế các đối tượng cố tình vi phạm để đạt được các mục đích lớn hơn, đặc biệt là các tổ chức kinh tế trong hoạt động kinh doanh (VCCI, 2019). Việc quy định một khung chung mức phạt cho hành vi vi phạm mà không xác định dựa vào giá trị giao dịch có thể tạo ra sự bất bình đẳng giữa các đối tượng vi phạm (ví dụ, giao dịch 1 USD cũng sẽ chịu chung khung xử phạt đối với giao dịch Bảng 1. Khung xử phạt tiền theo Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng TT Hành vi vi phạm quy định Mức phạt (triệu đồng) 1 Quản lý và sử dụng giấy phép 20 - 500 2 Tổ chức, quản trị, điều hành 20 - 250 3 Cổ phần, cổ phiếu 50 - 300 4 Huy động vốn và phí cung ứng dịch vụ 10 - 250 5 Cấp tín dụng, nhận ủy thác và hoạt động liên ngân hàng 10 - 300 6 Hoạt động thông tin tín dụng 10 - 100 7 Hoạt động ngoại hối và kinh doanh vàng 5 - 500 8 Thanh toán, quản lý tiền tệ và kho quỹ 5 - 300 9 Mua, đầu tư vào tài sản cố định và kinh doanh bất động sản 200 - 250 10 Bảo đảm an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng 20 - 450 11 Quy định về bảo hiểm tiền gửi 30 - 150 12 Phòng, chống rửa tiền 20 - 250 13 Chế độ thông tin, báo cáo 5 - 100 14 Cản trở việc thanh tra, không thực hiện yêu cầu của người có thẩm quyền 2 - 50 Nguồn: Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng NGUYỄN THỊ HOÀI THU - NGUYỄN MINH THÙY - PHẠM ĐỨC HẢI 59Số 218- Tháng 7. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 1 triệu USD). Điều này là chưa hợp lý vì mức phạt chưa tương ứng với tính chất của vi phạm, một ví dụ cụ thể là trường hợp của Ông Nguyễn Cà Rê khi căn cứ theo Nghị định 96/2014/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng. Qua đó, Ông Nguyễn Cà Rê có thể bị phạt 90 triệu đồng vì đổi 100 USD tại đơn vị không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền tại Cần Thơ (Điều 24, Nghị định 96) (Chí Hạnh, 2018). Qua báo cáo thanh tra, VietinBank đã để xảy ra sai phạm, một số chi nhánh huy động tiền gửi với lãi suất vượt trần 14% (Thanh tra Chính phủ, 2011) theo quy định của NHNN; chi hoa hồng môi giới, tiếp thị bằng tiền mặt không đúng quy định với mục đích là lách quy định về trần lãi suất để chi tăng lãi suất tiền gửi cho khách hàng. Ngân hàng chưa đăng ký giao dịch đảm bảo với tài sản đảm bảo; chưa mua bảo hiểm máy móc, thiết bị, giảm tài sản đảm bảo khi chưa tất toán khoản vay bất hợp lý. Hoạt động đầu tư tài chính cũng có không ít vi phạm, như sử dụng vốn trái phiếu quốc tế không đúng cam kết trong cáo bạch, việc huy động không đạt mục tiêu, hiệu quả sử dụng vốn thấp... Cơ quan thanh tra cũng xác định tỷ lệ nợ xấu cao hơn 7% so với ngân hàng báo cáo (Vũ Mai Chi và Trần Anh Quý, 2019). Đặc biệt, tình hình vi phạm pháp luật của các tội phạm kinh tế trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng trong những năm gần đây quy mô ngày càng lớn cả về hành vi và hậu quả, giá trị tiền, tài sản thất thoát, số người phạm tội ngày càng gia tăng, có cả cán bộ giữ vai trò chủ chốt, có chức vụ, quyền hạn cao (Quốc hội, 2019). Những đại án trong lĩnh vực này bị khởi tố với con số thiệt hại từ hàng nghìn tỷ đồng lên đến hàng chục, hàng trăm nghìn tỷ đồng. Sai phạm trong hoạt động ngân hàng liên tục được phát hiện, cùng với đó hàng chục cán bộ quản lý của các ngân hàng phải vào lao lý. Điều này đặt ra vấn đề vậy qui định phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam. Bài viết sẽ tổng quan nghiên cứu về vấn đề này nhằm xác định và kiểm định các yếu tố ảnh hưởng của xử phạt đến hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam. Các yếu tố được xem xét bị ảnh hưởng là lợi nhuận, uy tín của ngân hàng (thể hiện qua thu nhập cổ phiếu) và mở rộng thị phần của NHTM. 2. Tổng quan nghiên cứu 2.1. Xác định yếu tố ảnh hưởng của xử phạt đến hoạt động của ngân hàng thương mại Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM luôn là một chủ đề nóng vì ý nghĩa thực tiễn của nó mang lại, đặc biệt trong việc nâng cao hệ thống quản trị công ty của NHTM cũng như đề xuất nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước đối với NHTM. Qua thời gian thực hiện nghiên cứu, chia sẻ với quan điểm của 2 tác giả (Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân, 2016), các nghiên cứu về hiệu quả hoạt động ở các NHTM sử dụng đa dạng phương pháp đánh giá và bộ dữ liệu. Song, phần lớn các nghiên cứu này đều tập trung tại các nước phát triển. Đề tài này, gần đây đã được quan tâm nhiều hơn, nhưng phần lớn đều dừng ở các nghiên cứu định tính như nghiên cứu của tác giả Lê Thị Hương (2002) về “Nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của NHTM Việt Nam”, hay nghiên cứu của nghiên cứu sinh Lê Dân (2004) “Vận dụng phương pháp thống kê để phân tích hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam”. Ảnh hưởng của phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính đến hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam 60 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 218- Tháng 7. 2020 Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào đánh giá ảnh hưởng của phạt tiền trong phạt hành chính đến hoạt động của NHTM và cũng chính vì lẽ đó, Nhóm nghiên cứu xây dựng mô hình hồi quy theo căn cứ lý thuyết của (Becker, 1968) hay (Simpson, 2002) và những nghiên cứu đã có về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM và ảnh hưởng của phạt hành chính đến hoạt động của NHTM như của đồng tác giả (Hannes Köster and Matthias Pelster, 2017) qua hai yếu tố: (1) Ảnh hưởng của phạt tiền trong phạt hành chính đến hoạt động của NHTM thông qua lợi nhuận; (2) Ảnh hưởng của phạt tiền trong phạt hành chính đến uy tín của NHTM thông qua thu nhập cổ phiếu. Theo đó, ngoài việc phải chịu tổn thất trực tiếp từ chi phí tiền phạt, ngân hàng sẽ chịu những tổn thất tiềm tàng khác bao gồm chi phí phát sinh từ việc quản trị và chi phí cơ hội (Murphy, Shrieves và Tibbs, 2009). Nghiên cứu thực nghiệm chỉ ra rằng điều này buộc các nhà quản lý phải tập trung vào việc tìm biện pháp khắc phục hậu quả của những vi phạm này thay vì tập trung vào các dự án có lợi nhuận (Langus và Motta 2010). Khi công ty vướng phải những vấn đề về pháp lý sẽ khiến phát sinh chi phí cơ hội vì các nhà quản lý bị phân tán thời gian cho hoạt động kinh doanh hàng ngày (Griffin, Grundfest và Perino, 2004). Đồng thời, Chi phí danh tiếng tăng lên do mối quan tâm của các bên liên quan giảm đi, ví dụ như một ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc tiếp cận, duy trì khách Bảng 2. Xử lý vi phạm hành chính đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam từ 2017-2019 STT Ngân hàng vi phạm Hoạt động vi phạm Mức phạt (triệu đồng) 1 Ngân hàng thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương tín và Ngân hàng thương mại Cổ phần Kiên Long Vi phạm quy định về giới hạn góp vốn 250-300 2 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Sai sót về trình tự, thủ tục cho vay 20-30 3 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Hỗ trợ lãi suất sai quy định 20-30 4 Eximbank và Chứng khoán Rồng Việt, ABBank và Chứng khoán An Bình, Sacombank và CTCP Xuất nhập khẩu Bến Tre, OCB, etc. Vi phạm quy định về sở hữu chéo 200-250 5 Ngân hàng Saigonbank, PG Bank, BaoViet Bank và PVcomBank Vi phạm sở hữu cổ phần, cổ đông là chiếm trên 15% 250-300 6 Ngân hàng Đông Á (DAB) Điều chuyển vốn nội bộ nhằm tăng vốn ảo 200-250 7 Ngân hàng Đại Dương (OceanBannk) Cố ý chi lãi suất ngoài trái quy định 20- 40 8 Vietin Bank Vi phạm hoạt động huy động vốn, vay 250-300 9 Vietcombank- Chi nhánh Tây Đô Hợp đồng tín dụng sai quy trình Truy thuế hơn 75 tỷ đồng; Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp từ các bài báo như: (Báo Đấu Thầu, 2019), (Nguyễn Thảo, 2017), (Nhuệ Mẫn, 2019), (Bao Viet Securities, 2019) NGUYỄN THỊ HOÀI THU - NGUYỄN MINH THÙY - PHẠM ĐỨC HẢI 61Số 218- Tháng 7. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng hàng khi ngân hàng này vướng phải việc gian lận khách hàng; yêu cầu của nhà đầu tư về lợi tức sẽ cao hơn (Murphy, Shrieves và Tibbs, 2009); (Ban giám sát hệ thống Châu Âu, 2015). Khách hàng “xử phạt” các ngân hàng vi phạm bằng cách giảm mua sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng hoặc tẩy chay chúng hoàn toàn, dẫn đến giảm giao dịch, doanh thu, lợi nhuận (Gunthorpe, 1997). Các nghiên cứu này cho thấy hiệu quả hoạt động của các ngân hàng bị giảm đi đáng kể khi so sánh giai đoạn trước và sau khi công ty bị phát hiện có hành vi gian lận trong quá trình hoạt động, kinh doanh (Agrawal, A. , Jaffe, J.F. và Karpoff, J.M. , 1999); (Murphy, Shrieves và Tibbs, 2009); (Tibbs, S.L. , Harrell, D.L. và Shrieves, R.E, 2011). Các nghiên cứu khác chứng minh rằng các cáo buộc về hành vi bất hợp pháp của các ngân hàng giao dịch công khai dẫn đến thiệt hại đáng kể về mặt kinh tế và quyền lợi của cổ đông (Murphy, Shrieves và Tibbs, 2009), có tác động tiêu cực đáng kể đến kết quả kinh doanh cuối cùng (Arnold và Engelen 2007). Ngoài ra, uy tín ngân hàng bị tổn hại có thể ngăn cản các nhà đầu tư góp vốn vào ngân hàng đã từng có vi phạm (Baucus và Baucus 1997) và khiến chi phí vốn tăng lên. Các nghiên cứu thực nghiệm dẫn chứng rằng tổn thất danh tiếng (thể hiện điển hình qua giá cổ phiếu) có ảnh hưởng trầm trọng hơn ở các NHTM so với các tổn thất khác bởi lẽ ngành này hoạt động dựa trên nguyên tắc niềm tin từ khách hàng. Bản chất vô hình của dịch vụ ngân hàng làm cho niềm tin trở thành một điều kiện tiên quyết về chức năng cho hoạt động của các ngân hàng và là một trong những lợi thế cạnh tranh cơ bản khác biệt. Giao dịch ngân hàng được đặc trưng bởi sự bất cân xứng thông tin, do đó khách hàng khó có thể tự mình đánh giá các quyết định. Vì vậy, bất kỳ hành động bất hợp pháp nào cũng có thể có tác động rất lớn đến niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng của họ, có khả năng dẫn đến tổn thất lớn cho NHTM. Các tác giả đã ước tính được rằng tổn thất danh tiếng, trung bình, cao hơn 7,5 lần tổng số tiền phạt bởi Ủy ban Chứng khoán và sàn giao dịch Mỹ (Karpoff, J.M., Lee, D.S. and Martin, G.S, 2008). Bên cạnh đó, căn cứ theo Thông tư 21/2013/TT-NHNN về quy định mạng lưới hoạt động NHTM, một trong các điều kiện thành lập phòng giao dịch là “Không bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng bằng hình thức phạt tiền trong thời hạn 12 tháng trở về trước tính từ thời điểm đề nghị” (Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2013). Qua đó, nhóm tác giả bổ sung thêm yếu tố: (3) Ảnh hưởng của phạt tiền trong phạt hành chính đến mở rộng thị phần của NHTM. 2.2. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của phạt tiền trong phạt hành chính đến NHTM, nhóm tác giả sử dụng ba mô hình theo phương pháp bình phương nhỏ nhất (OSL- Ordinary Least Square), dựa trên tham khảo nghiên cứu của Hannes Köster and Matthias (2017), như sau: Ảnh hưởng của phạt tiền trong phạt hành chính đến hoạt động của NHTM thông qua lợi nhuận: PROF it = β1 + β2PENALTYit + β3BSit + β 4 BI it + β 5 FUND it + β 6 SIZE it + β 7 EXP it + β 8 GROWTH th + β9NPLit + β10ROEit + eit Ảnh hưởng của phạt tiền trong phạt hành chính đến danh tiếng của NHTM thông qua thu nhập cổ phiếu: Ảnh hưởng của phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính đến hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam 62 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 218- Tháng 7. 2020 STOCK it = β1 + β2PENALTYit + β3BSit + β 4 BI it + β 5 FUND it + β 6 SIZE it + β 7 EXP it + β 8 GROWTH th + β9LEVit + β10ROEi ... Trong trường hợp toàn bộ doanh thu, lợi nhuận của ngân hàng phụ thuộc vào hoạt động vi phạm quy định hoặc các yêu cầu khác của hệ thống và là vi phạm trọng yếu trong quy định của doanh nghiệp, tất cả các lợi ích có được từ những hoạt động như vậy sẽ bị thu hồi. Thứ hai, trong một số trường hợp đặc thù, cơ quan quản lý nên xây dựng các công thức xác định mức tiền phạt cụ thể, ví dụ như cách Singapore xác định số tiền phạt mà ngân hàng phải trả khi không đáp ứng yêu cầu tài sản lưu động (mục 38 (7) của Luật Ngân hàng Singapore về yêu cầu tài sản lưu động) (Monetary Autority of Singapore, 2019): Số tiền phạt = Bảng 6. Ảnh hưởng của phạt tiền trong phạt hành chính đến hoạt động của NHTM thông qua lợi nhuận Dependent Variable: PROF Method: Least Squares Date: 10/13/19 Time: 13:59 Sample: 1 66 Included observations: 66 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C 0,025467 0,011032 2,308524 0,0247 BI 0,002150 0,002638 0,814967 0,4185 BS -0,000102 9,06E-05 -1,129245 0,2636 EXP01 0,029118 0,113470 0,256615 0,7984 FUND 0,000565 0,002713 0,208194 0,8358 GROWTH -0,000623 0,000164 -3,789676 0,0004 NPL -0,043879 0,015270 -2,873480 0,0057 PENALTY -0,108505 0,220522 -0,492039 0,6846 ROE 0,685286 0,047882 14,31194 0,0000 SIZE 0,002151 0,000660 3,260239 0,0019 R-squared 0,951890 Mean dependent var 0,009075 Adjusted R-squared 0,944158 S.D. dependent var 0,006184 S.E. of regression 0,001461 Akaike info criterion -10,08025 Sum squared resid 0,000120 Schwarz criterion -9,748487 Log likelihood 342,6483 Hannan-Quinn criter. -9,949156 F-statistic 123,1109 Durbin-Watson stat 2,303105 Prob(F-statistic) 0,000000 Wald F-statistic 187,8128 Prob(Wald F-statistic) 0,000000 Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu từ Eview NGUYỄN THỊ HOÀI THU - NGUYỄN MINH THÙY - PHẠM ĐỨC HẢI 67Số 218- Tháng 7. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Trong đó: A là sự thiếu hụt về số lượng tài sản lưu động cần thiết để ngân hàng tuân thủ yêu cầu; m = 0,5 nếu ngân hàng tuân thủ các yêu cầu trước khi kết thúc hoạt động kinh doanh vào ngày đó; hoặc m= 1 trong mọi trường hợp khác. P = 5 nếu trong khoảng thời gian liên tục 90 ngày trước ngày ngân hàng không tuân thủ yêu cầu (được gọi là thời hạn quy định), ngân hàng đã tuân thủ tất cả các yêu cầu áp đặt cho ngân hàng theo mục 38 (1) của Luật; hoặc P = 7 nếu ngân hàng đã vi phạm chỉ một lần trong thời hạn quy định để tuân thủ mọi yêu cầu áp đặt đối với ngân hàng theo mục 38 (1) của Luật; hoặc P= 9 trong đó ngân hàng đã thất bại nhiều lần trong một khoảng thời gian quy định để tuân thủ mọi yêu cầu áp đặt đối với ngân hàng theo mục 38 (1) của Đạo luật; Bảng 7. Ảnh hưởng của phạt tiền trong phạt hành chính đến danh tiếng của NHTM thông qua thu nhập cổ phiếu Dependent Variable: STOCK Method: Least Squares Date: 10/13/19 Time: 14:04 Sample: 1 66 Included observations: 66 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -3,430140 2,349127 -1,460176 0,1498 BI -0,770874 0,524994 -1,468347 0,1476 BS -0,031482 0,022015 -1,430019 0,1583 EXP01 36,29958 31,97951 1,135089 0,2612 FUND 0,883376 0,561388 1,573559 0,1212 GROWTH -0,088257 0,030917 -2,854595 0,0060 NPL 1,253843 3,074159 0,407865 0,6849 PENALTY -35,81751 59,21390 -2,293676 0,0256 ROE 41,34836 8,629243 4,791655 0,0000 SIZE 0,577363 0,151932 3,800133 0,0004 R-squared 0,803747 Mean dependent var 3,189198 Adjusted R-squared 0,766135 S.D. dependent var 0,549272 S.E. of regression 0,322093 Akaike info criterion 0,710774 Sum squared resid 5,809656 Schwarz criterion 1,042540 Log likelihood -13,45554 Hannan-Quinn criter. 0,841870 F-statistic 14,78086 Durbin-Watson stat 1,047642 Prob(F-statistic) 0,000000 Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu từ Eview Ảnh hưởng của phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính đến hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam 68 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 218- Tháng 7. 2020 r là lãi suất trung bình Bài báo còn nhiều hạn chế như giới hạn 66 quan sát chưa bao quát được thực trạng toàn bộ hệ thống ngân hàng và thực tế ảnh hưởng của hình thức phạt tiền đến hoạt động của NHTM tại Việt Nam. Bên cạnh đó, phần lớn dữ liệu các NHTM được nghiên cứu không cung cấp số liệu cụ thể về mức xử phạt hành chính hay chi phí xử phạt trong các báo cáo tài chính hàng năm. Một số NHTM có công bố chi phí tài chính đã bao gồm chí phí xử phạt, số ít công bố chi phí xử phạt trong năm nay nhưng lại không có thông tin trong năm trước hay một số thay đổi quy ước về chi phí xử phạt; một số khác có chi phí xử phạt quá nhỏ nên không công bố. Chính vì sự thiếu hụt cũng như không minh bạch trong thông tin, nhóm nghiên cứu phải xây dựng giả định về cách tính chi phí phạt tiền và không thể sử dụng mô hình phân tích chuỗi thời gian mà tập trung dữ liệu bảng không cân đối (Unbalanced Panel Data). Bảng 8. Ảnh hưởng của phạt tiền trong phạt hành chính đến mở rộng thị phần của NHTM Dependent Variable: MK Method: Least Squares Date: 11/19/19 Time: 08:34 Sample: 1 66 Included observations: 66 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. C -6,27E-06 1,19E-05 -0,524952 0,6017 PENALTY 0,000438 0,000301 1,453874 0,1516 BS 1,66E-08 1,12E-07 0,147821 0,8830 BI 3,68E-06 2,67E-06 1,377181 0,1739 FUND 7,08E-06 2,86E-06 2,478130 0,0162 SIZE -2,65E-06 7,73E-07 -3,424578 0,0012 EXP01 -7,10E-05 0,000163 -0,436330 0,6643 GROWTH -1,01E-07 1,57E-07 -0,644759 0,5217 NPL 2,54E-05 1,56E-05 1,627667 0,1092 ROE 6,60E-05 4,39E-05 1,504056 0,1382 R-squared 0.821131 Mean dependent var 1.50E-06 Adjusted R-squared 0.815599 S.D. dependent var 1.79E-06 S.E. of regression 1.64E-06 Akaike info criterion -23.66722 Sum squared resid 1.50E-10 Schwarz criterion -23.33546 Log likelihood 791.0184 Hannan-Quinn criter. -23.53613 F-statistic 2.433351 Durbin-Watson stat 0.942779 Prob(F-statistic) 0.020618 Nguồn: Nhóm tác giả xử lý dữ liệu từ Eview NGUYỄN THỊ HOÀI THU - NGUYỄN MINH THÙY - PHẠM ĐỨC HẢI 69Số 218- Tháng 7. 2020- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Nhóm tác giả đề xuất, trong thời gian tới, các cơ quan quản lý cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống lưu trữ; công bố dữ liệu về xử lý vi phạm trong hoạt động NHTM, đảm bảo thông tin minh bạch, chính xác, khoa học. Với số liệu đáng tin cậy, các nghiên cứu khoa học trong tương lai sẽ trở nên khách quan và xác thực hơn ■ Bảng 9. Tổng hợp so sánh kết quả nghiên cứu với giả thuyết nghiên cứu Giả thuyết Kết quả Giả thuyết 1: Ảnh hưởng của phạt tiền trong phạt hành chính đến hoạt động của NHTM thông qua lợi nhuận; Không đủ cơ sở để kết luận về ảnh hưởng của phạt tiền trong phạt hành chính đến hoạt động của NHTM thông qua lợi nhuận; Giả thuyết 2: Ảnh hưởng của phạt tiền trong phạt hành chính đến uy tín của NHTM thông qua thu nhập cổ phiếu. Phạt tiền trong phạt hành chính ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của NHTM thông qua thu nhập cổ phiếu Giả thuyết 3: Ảnh hưởng của phạt tiền trong phạt hành chính đến mở rộng thị phần của NHTM Không đủ cơ sở để kết luận về ảnh hưởng của phạt tiền trong phạt hành chính đến hoạt động mở rộng thị phần của NHTM Nguồn: Tổng hợp từ kết quả nghiên cứu của nhóm tác giả Tài liệu tham khảo 1. ACB, 2019. s.cafef.vn. [Online] tại: https://s.cafef.vn/hastc/ACB-ngan-hang-thuong-mai-co-phan-a-chau.chn [truy cập 10 4 2019]. 2. Agrawal, A. , Jaffe, J.F. và Karpoff, J.M. , 1999. Management turnover and governance changes following the revelation of fraud. J. Law Econ, 42(1), p. 309–342. 3. Anderson, R.C., Sattar M.A. & Reeb, D.M, 2004. Board characteristics, accounting report integrity, and the cost of debt. Journal of Accounting and Economics, 37(3), pp. 315-342. 4. BAB, 2019. finance.vietstock.vn. [Online] tại: https://finance.vietstock.vn/BAB/tai-tai-lieu.htm [truy cập 10 4 2019]. 5. Báo Đấu Thầu, 2019. baodauthau.vn. [Online] tại: https://baodauthau.vn/tai-chinh/can-buc-tranh-chan-thuc-ve-so- huu-cheo-ngan-hang-99122.html [truy cập 5 7 2019]. 6. Bao Viet Securities, 2019. www.bvsc.com.vn. [Online] tại: https://www.bvsc.com.vn/News/2019121/641328/ngan- hang-vi-pham-so-huu-cheo-so-huu-co-phan-chua-the-dut-diem.aspx [truy cập 10 4 2019]. 7. Becker, G., 1968. Crime and Punishment: An Economic Approach. Journal of Political Economy, 76(2), pp. 169-217. 8. BIDV, 2019. www.bidv.com.vn. [Online] tại: https://www.bidv.com.vn/vn/quan-he-nha-dau-tu/bao-cao-va-tai-lieu [truy cập 10 4 2019]. 9. Chekili, 2012. Impact of some governance mechanisms on earnings management: An empirical validation within the Tunisian market. Journal of Business Studies Quarterly, 3(3), pp. 95-104. 10. Cheng and Courtenay, 2006. Board composition, regulatory regime and voluntary disclosure. International Journal of Accounting, Volume 41, pp. 262-289. 11. Chí Hạnh, 2018. tuoitre.vn. [Online] tại: https://tuoitre.vn/doi-100-usd-tai-tiem-vang-bi-phat-90-trieu- dong-20181023142045593.htm [truy cập 10 6 2019]. 12. CTG, 2019. finance.vietstock.vn. [Online] tại: https://finance.vietstock.vn/CTG/tai-tai-lieu.htm [truy cập 10 4 2019]. 13. Daily, Dalton and Cannella, 2003. Corporate governance: decades of dialogue and data. Academy of Management Review, Volume 28, pp. 371-382. 14. Dalton, Daily, Ellstrand and Johnson, 1998. Meta-analytic reviews of board composition, leadership structure and financial performance. Strategic Management Journal, Volume 19, pp. 269-290. 15. Ebrahim, M. A., Abdullah, K. A. & Faudziah, H. F, 2014. The Effect of Board of Directors Characteristics, Audit committee characteristics and executive committee characteristics on firm performance in Oman: An empirical study. Asian Social Science, Volume 11. 16. EIB, 2019. finance.vietstock.vn. [Online] tại: https://finance.vietstock.vn/EIB/tai-tai-lieu.htm [truy cập 10 4 2019]. 17. Griffin, Grundfest và Perino, 2004. Stock price response to news of se- curities fraud litigation: an analysis of sequential and conditional information. Abacus, Volume 40, p. 21–48. 18. Griffin, Grundfest và Perino, 2004. Stock price response to news of se- curities fraud litigation: an analysis of sequential and conditional information. Abacus, Volume 40, p. 21–48. Ảnh hưởng của phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính đến hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam 70 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 218- Tháng 7. 2020 19. Hannes Köster and Matthias Pelster, 2017. Financial penalties and bank performance. Journal of Banking and Finance, Volume 79, pp. 57-73. 20. Hannes Köster and Matthias Pelster, 2017. Financial penalties and the systemic risk of banks. Journal of Banking and Finance. 21. HDB, 2019. finance.vietstock.vn. [Online] tại: https://finance.vietstock.vn/HDB/tai-tai-lieu.htm [truy cập 10 4 2019]. 22. Hofstede, 2001. Culture’s Consequences: Comparing Values, Behaviors Institutions, and Organizations Across Nations. 2 ed. Thousand Oaks: Sage publications. 23. Karpoff, J.M., Lee, D.S. and Martin, G.S, 2008. The cost to firms of cooking the books. Journal of Financial and Quantitative Analysis, 43(3), pp. 581-612. 24. KLB, 2019. finance.vietstock.vn. [Online] tại: https://finance.vietstock.vn/KLB/tai-tai-lieu.htm [truy cập 10 4 2019]. 25. LPB, 2019. finance.vietstock.vn. [Online] tại: https://finance.vietstock.vn/LPB/tai-tai-lieu.htm [truy cập 10 4 2019]. 26. MBB, 2019. finance.vietstock.vn. [Online] tại: https://finance.vietstock.vn/MBB/tai-tai-lieu.htm [truy cập 10 4 2019]. 27. Monetary Autority of Singapore, 2019. www.mas.gov.sg. [Online] Available at: and-Financial-Stability/Regulations-Guidance-and-Licensing/Commercial-Banks/Subsidiary-Legislation/2007/Banking- Financial-Penalties-Under-Sections-38-and-39-Order-2007.aspx [Accessed 10 6 2019]. 28. Monks and Minow, 2004. Corporate Governance, Cambridge: MA: Basil Blackwell. 29. Murphy, Shrieves và Tibbs, 2009. Understanding the penalties associated with corporate misconduct: an empirical examination of earnings and risk. J. Financ. Quant. Anal, 44(1), pp. 55-83. 30. Ngân hàng nhà nước Việt Nam, 2013. Thông tư số 21/2013/TT-NHNN: Quy định về mạng lưới hoạt động của ngân hàng thương mại, Việt Nam: Tư vấn pháp luật. 31. Nguyễn Thảo, 2017. bizlive.vn. [Online] tại: https://bizlive.vn/ngan-hang/kiem-toan-chi-ra-nhieu-sai-sot-tai- agribank-2991922.html [truy cập 10 6 2019]. 32. Nhuệ Mẫn, 2019. tinnhanhchungkhoan.vn. [Online] tại: https://tinnhanhchungkhoan.vn/tien-te/ngan-hang-vi-pham- so-huu-cheo-so-huu-co-phan-chua-the-dut-diem-255278.html [truy cập 10 6 2016]. 33. NVB, 2019. finance.vietstock.vn. [Online] tại: https://finance.vietstock.vn/NVB/tai-tai-lieu.htm [truy cập 10 4 2019]. 34. Quốc hội, 2019. quochoi.vn. [Online] tại: Attachments/109/Nga%CC%82n%20ha%CC%80ng%20Nha%CC%80%20nu%CC%9Bo%CC%9B%CC%81c%20 Vie%CC%A3%CC%82t%20Nam.doc [truy cập 10 4 2019]. 35. SHB, 2019. finance.vietstock.vn. [Online] tại https://finance.vietstock.vn/SHB/tai-tai-lieu.htm [truy cập 10 4 2019]. 36. STB, 2019. finance.vietstock.vn. [Online] tại: https://finance.vietstock.vn/STB/tai-tai-lieu.htm [truy cập 10 4 2019]. 37. TCB, 2019. finance.vietstock.vn. [Online] tại: https://finance.vietstock.vn/TCB/tai-tai-lieu.htm [truy cập 10 4 2019]. 38. Thanh tra Chính phủ, 2011. thanhnien.vn. [Online] tại: https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/phat-hien-nhieu- sai-pham-tai-vietinbank-554465.html [truy cập 11 9 2019]. 39. Tibbs, S.L. , Harrell, D.L. và Shrieves, R.E, 2011. Do shareholders benefit from corporate misconduct? A long-run analysis. J. Emp. Legal Stud, 8(3), pp. 449-476. 40. TPB, 2019. finance.vietstock.vn. [Online] tạit: https://finance.vietstock.vn/TPB/tai-tai-lieu.htm [truy cập 10 4 2019]. 41. Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân, 2016. Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập tài chính quốc tế. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ/ Journal of Science and Technology Development, 19(1). 42. Useem, Bowman, Myatt and Irvine, 1993. US institutional investors look at corporate governance in the 1990s. European Management Journal, Volume 11, pp. 175-189. 43. VCCI, 2019. vibonline.com.vn. [Online] tại: bai-bo-mot-dieu-cua-nghi-dinh-962014nd-cp-quy-dinh-ve-xu-phat-vi-pham-hanh-chinh-trong-linh-vuc-tien-te-va-ngan-h- ang [truy cập 10 4 2019]. 44. VIB, 2019. finance.vietstock.vn. [Online] tại: https://finance.vietstock.vn/VIB/tai-tai-lieu.htm [truy cập 10 4 2019]. 45. Vietcombank, 2019. portal.vietcombank.com.vn. [Online] tại: https://portal.vietcombank.com.vn/Investors/Pages/chi- tiet-nha-dau-tu.aspx?ItemID=1087&devicechannel=default [truy cập 10 4 2019]. 46. VPB, 2019. finance.vietstock.vn. [Online] tại: https://finance.vietstock.vn/VPB/tai-tai-lieu.htm [truy cập 10 4 2019]. 47. Vũ Mai Chi và Trần Anh Quý, 2019. tapchinganhang.gov.vn. [Online] tại: ly-no-xau-tai-viet-nam-qua-cac-giai-doan-cac-van-de-can-quan-tam-va-khuyen-nghi.htm [truy cập 7 6 2019]. 48. Yoshikawa, T., Phan, P. H, 2003. The performance implications of ownership driven governance reform. European Management Journal, 21(6), pp. 698-706.
File đính kèm:
- anh_huong_cua_phat_tien_trong_xu_phat_vi_pham_hanh_chinh_den.pdf