Bài giảng Bổ sung vitamin và khoáng chất cho phụ nữ mang thai - Hoàng Thị Vinh

• Phụ nữ mang thai: tăng nhu cầu về năng

lượng và dinh dưỡng

• Nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu vi

chất:

- Giảm hấp thu liên quan đến một số bệnh

- Dinh dưỡng không đầy đủ

- Thiếu hiểu biết về dinh dưỡng phù hợp

trước sinh

- Kiêng cữ

pdf 60 trang yennguyen 4700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bổ sung vitamin và khoáng chất cho phụ nữ mang thai - Hoàng Thị Vinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Bổ sung vitamin và khoáng chất cho phụ nữ mang thai - Hoàng Thị Vinh

Bài giảng Bổ sung vitamin và khoáng chất cho phụ nữ mang thai - Hoàng Thị Vinh
BỔ SUNG VITAMIN 
VÀ KHOÁNG CHẤT 
CHO PHỤ NỮ MANG THAI 
Ds Hoàng Thị Vinh 
Khoa Dược – BV Từ Dũ 
NỘI DUNG 
I. Tổng quan 
II. Một số vitamin và khoáng chất thiết yếu 
trong thai kỳ 
III. Kết luận 
I. TỔNG QUAN 
• Phụ nữ mang thai: tăng nhu cầu về năng 
lượng và dinh dưỡng 
• Nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu vi 
chất: 
- Giảm hấp thu liên quan đến một số bệnh 
- Dinh dưỡng không đầy đủ 
- Thiếu hiểu biết về dinh dưỡng phù hợp 
trước sinh 
- Kiêng cữ 
• Thiếu hụt vi chất dẫn đến nhiều hậu quả trên 
người mẹ và trẻ sinh ra 
• Bổ sung vi chất: 
- Giảm tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ tử vong trên mẹ 
- Cải thiện kết cuộc của thai nhi, tình trạng 
sinh non, trẻ sinh ra nhẹ cân và tỷ lệ tử vong 
chu sinh 
II. MỘT SỐ VITAMIN VÀ 
KHOÁNG CHẤT THIẾT YẾU 
TRONG THAI KỲ 
SẮT 
VAI TRÒ CỦA SẮT TRONG CÁC QUÁ 
TRÌNH CHUYỂN HÓA 
• Tham gia vào cấu trúc haemoglobin vận 
chuyển oxy từ phổi đến các mô 
• Chất vận chuyển electron trung gian trong 
tế bào 
• Là thành phần cấu tạo nên nhiều enzym 
quan trọng ở các mô 
QUÁ TRÌNH HẤP THU 
• 10-20% liều lượng sắt cung cấp bằng đường uống 
• Fe2+ được hấp thu tốt hơn Fe3+ (gấp 3 lần) 
• Lượng sắt được hấp thu giảm khi tăng liều 
• Không có cơ chế sinh học nào cho phép đào thải 
sắt ra khỏi cơ thể (ngoại trừ xuất huyết) 
• Sinh khả dụng của sắt khi dùng chung với thức ăn 
chỉ bằng 1/2 – 1/3 so với việc uống khi bụng đói. 
Tăng thể 
tích máu 
mẹ 
Nhu cầu 
của thai 
nhi 
 Mất 
máu khi 
sinh 
Tăng nhu cầu 
NHU CẦU VỀ SẮT Ở PHỤ NỮ MANG THAI 
Tuổi 
Nam giới 
(mg/ngày) 
Nữ giới 
(mg/ngày) 
Phụ nữ mang thai 
(mg/ngày) 
Phụ nữ cho con bú 
(mg/ngày) 
7 -12 
tháng 
11 11 Chưa có dữ liệu Chưa có dữ liệu 
1 - 3 tuổi 7 7 Chưa có dữ liệu Chưa có dữ liệu 
4 - 8 tuổi 10 10 Chưa có dữ liệu Chưa có dữ liệu 
9 -13 tuổi 8 8 Chưa có dữ liệu Chưa có dữ liệu 
14 -18 
tuổi 
11 15 27 10 
19 - 50 
tuổi 
8 18 27 9 
51+ tuổi 8 8 Chưa có dữ liệu Chưa có dữ liệu 
Bảng 1: Lượng khuyến cáo cho khẩu phần ăn hàng ngày (RDA) của 
sắt đối với trẻ từ 7-12 tháng, trẻ em lớn và người trưởng thành 
(Dietary Supplementation Fact Sheet, Office of Dietary Supplements, NIH -2007) 
Bảng 2: Mức tiêu thụ tối đa chấp nhận được (UL) của sắt 
Tuổi 
Nam giới 
(mg/ngày) 
Nữ giới 
(mg/ngày) 
Phụ nữ 
mang thai 
(mg/ngày) 
Phụ nữ 
cho con bú 
(mg/ngày) 
7 -12 tháng 40 40 Chưa có dữ liệu Chưa có dữ liệu 
1 - 13 năm 40 40 Chưa có dữ liệu Chưa có dữ liệu 
14 - 18 năm 45 45 45 45 
19+ năm 45 45 45 45 
(Dietary Supplementation Fact Sheet, Office of Dietary Supplements, NIH -2007) 
PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU 
THIẾU SẮT TRONG THAI KỲ 
• Phòng ngừa: 
“Mọi phụ nữ mang thai (khuyến cáo toàn cầu) nên bổ 
sung 60mg sắt và 400 μg folic acid mỗi ngày nhằm 
kiểm soát tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Tuy nhiên 
cũng có bằng chứng cho thấy liều thấp hơn (30 
mg/ngày) cũng có thể cho kết quả tương tự.” 
(WHO. Guideline: Daily iron and folic acid supplementation in pregnant women.Geneva, 
World Health Organization, 2012) 
Bảng 3: Gợi ý lịch bổ sung sắt và acid folic hàng 
ngày cho phụ nữ mang thai 
Thành phần bổ sung Sắt: 30–60 mg sắt nguyên tố 
Folic acid: 400 μg (0.4 mg) 
Tần suất 1 lần/ngày 
Thời lượng Trong suốt thai kỳ, càng sớm càng tốt 
Đối tượng Tất cả phụ nữ mang thai (vị thành 
niên và trưởng thành) 
Khu vực Tất cả 
PHÒNG NGỪA VÀ ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU 
THIẾU SẮT TRONG THAI KỲ 
• Điều trị: 
 Bổ sung sắt để điều trị thiếu máu thiếu sắt ở 
phụ nữ mang thai: 120mg/ngày trong 3 tháng. 
Sau khi nồng độ Hb trở về mức bình thường, có 
thể tiếp tục sử dụng sắt ở liều bổ sung để phòng 
ngừa tái phát. 
WHO, UNICEF, UNU. Iron deficiency anaemia: assessment, prevention and control, a 
guide for programme managers. Geneva, World Health Organization, 2001 
BỔ SUNG SẮT VÀ ACID FOLIC CÁCH 
QUÃNG Ở PHỤ NỮ MANG THAI 
KHÔNG THIẾU MÁU 
Bảng 4: Gợi ý lịch bổ sung sắt và acid folic cách quãng ở PN 
mang thai không thiếu máu 
Thành phần bổ sung 
Sắt: 120 mg sắt nguyên tố 
Folic acid: 2800 μg (2.8 mg) 
Tần suất 1 viên 1 lần mỗi tuần 
Thời lượng Trong suốt thai kỳ. Việc bổ sung sắt và acid 
folic nên được bắt đầu càng sớm càng tốt 
Đối tượng Phụ nữ vị thành niên mang thai không thiếu 
máu và phụ nữ lớn tuổi 
Phạm vi áp dụng Các nước có tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang 
thai < 20% 
Nên đo nồng độ Hb để chắc chắn không thiếu máu trước khi bắt đầu 
việc bổ sung 
 “không có sự khác biệt giữa những phụ nữ bổ 
sung cách quãng với những người bổ sung 
hằng ngày về các yếu tố: thiếu máu lúc sinh, trẻ 
sinh ra nhẹ cân, sinh non hay tỷ lệ tử vong.” 
Dạng muối Hàm lượng sắt 
nguyên tố 
Sắt fumarate 33% 
Sắt sulfate 20% 
Sắt sulfate khô 30% 
Sắt gluconat 12% 
Bảng 5: Hàm lượng sắt nguyên tố trong các 
dạng muối sắt khác nhau 
(BNF 2010) 
TƯƠNG TÁC VỚI THUỐC VÀ THỨC ĂN 
• Antacid và than hoạt: giảm hấp thu sắt qua 
đường uống do ức chế quá trình khử Fe 3+ thành 
Fe 2+ 
• Doxycyclin, Quinolon, fluoroquinolon: phản ứng 
chelat hóa với các cation hóa trị hai hoặc ba, 
trong đó có sắt 
• Hormon tuyến giáp: các muối sắt làm giảm hấp 
thu thyroxin ở đường tiêu hóa 
TƯƠNG TÁC VỚI THUỐC VÀ THỨC ĂN 
• Levodopa: tạo phức chelat với các muối sắt 
• Thuốc ức chế men chuyển: sắt (II) sulfat tạo với captopril 
một nhị phân captopril disulfit bền vững, phản ứng xảy ra 
nhanh và làm giảm nồng độ captopril trong máu 
• Canxi làm giảm nồng độ sắt được hấp thu vào máu do 
làm tăng pH dịch vị và giảm sự hấp thu sắt ở màng ruột. 
  Uống 2 thuốc cách nhau ít nhất 2 giờ 
 Tannin (trong trà xanh), polyphenol và phytate (có trong 
rau và lúa gạo) có thể làm giảm sự hấp thu sắt non –hem 
TƯƠNG TÁC VỚI THUỐC VÀ THỨC ĂN 
Các yếu tố làm tăng hấp thu sắt: 
• Acid ascorbic 
• Chế độ ăn với thịt đỏ, thịt gà, cá, hải sản, rau 
muối, nước tương. 
CALCI 
VAI TRÒ CỦA CALCI TRONG CƠ THỂ 
• Khoáng chất phong phú nhất trong cơ thể. 
• Cần thiết cho sự co giãn mạch, chức năng cơ, dẫn 
truyền thần kinh, tín hiệu nội bào và sự tiết hormon, 
(<1% lượng canxi của toàn cơ thể tham gia các 
chức năng này, 99% lượng canxi còn lại :xương và 
răng) 
• Sự hấp thu canxi từ đường tiêu hóa tăng lên đáng 
kể trong quý II và III của thai kỳ. 
• Calci được vận chuyển chủ động từ mẹ sang thai 
nhi, bắt đầu từ tuần 12 và đạt đỉnh vào tuần 35 của 
thai kỳ 
NHU CẦU CANXI Ở PHỤ NỮ MANG THAI 
THIẾU CALCI Ở PHỤ NỮ MANG THAI 
Thiếu 
calci 
Thiếu 
xương 
Run 
Dị 
cảm 
Chuột 
rút Thai 
chậm 
phát 
triển 
Trẻ sinh 
ra nhẹ 
cân 
Sự 
khoáng 
hóa yếu 
Co 
cứng cơ 
Bảng 5: Lượng calci khuyến cáo hàng ngày cho vùng 
Đông Nam Á 
(E-Siong Tee, Rodolfo F. Florentino. Recommended Dietary Allowances: Harmonization 
in Southeast Asia. International Life Sciences Institute, 2005) 
BỔ SUNG CALCI ĐỂ PHÒNG 
NGỪA TIỀN SẢN GIẬT 
• Đối với dân số có lượng tiêu thụ calci thấp, khuyến cáo bổ sung 
calci như một phần của việc chăm sóc trước sinh nhằm ngăn 
ngừa tiền sản giật ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là những phụ nữ 
có nguy cơ tăng huyết áp cao (khuyến cáo mức độ mạnh). 
• Để thực hiện khuyến cáo này, đòi hỏi phải theo dõi chặt lượng 
calci tiêu thụ hàng ngày (chế độ ăn, nguồn bổ sung và thuốc 
kháng acid). 
• Tổng lượng tiêu thụ hằng ngày không nên vượt quá giới hạn 
dung nạp (3g/ngày trong trường hợp không có chuẩn tham khảo) 
(WHO. Guideline: Calcium supplementation in pregnant women. 
Geneva, World Health Organization, 2013.) 
Bảng 5: Gợi ý kế hoạch bổ sung calci cho phụ nữ 
mang thai 
Liều dùng 1,5 – 2g calci nguyên tố/ngày 
Tần suất Hàng ngày, tổng liều mỗi ngày chia làm 3 lần 
(thích hợp nhất vào bữa ăn) 
Thời gian Từ tuần thứ 20 cho đến cuối thai kỳ 
Nhóm mục 
tiêu 
Tất cả PN mang thai, đặc biệt là những đối 
tượng có nguy cơ tăng huyết áp cao. 
Phạm vi 
áp dụng 
Những khu vực có lượng tiêu thụ calci thấp 
BỔ SUNG CALCI ĐƯỜNG UỐNG 
• 2 dạng calcium chính: Calci carbonat và calci citrat 
• Calci carbonat: chứa 40% calci nguyên tố, thông dụng hơn, rẻ 
tiền và tiện lợi. Hấp thu phụ thuộc và acid dạ dày nên sẽ hiệu 
quả hơn khi dùng chung với thức ăn 
• Calci citrat: chứa 21 % canxi nguyên tố, là dạng canxi được 
hấp thu tốt nhất, có ích cho người bị giảm tiết acid dạ dày, viêm 
ruột hoặc rối loạn hấp thu 
• Calci gluconat và calci phosphat: hàm lượng calci nguyên tố 
thấp, cần phải dùng liều cao để đáp ứng đủ nhu cầu mỗi ngày. 
Bảng 6: Hàm lượng calci nguyên tố trong các 
dạng muối calci 
Dạng muối Hàm lượng 
Calci nguyên tố 
Calci carbonat 40% 
Calci phosphate, tribasic 38% 
Calci phosphate, dibasic 23% 
Calci citrat 21% 
Calci lactate 13% 
Calci gluconate 9.3% 
Calci glubionate 6.5% 
• Chỉ có 25 – 30% lượng calci tiêu thụ được hấp thu 
hiệu quả. 
•Tỷ lệ calci hấp thu giảm khi lượng calci nguyên tố trong 
mỗi lần dùng tăng. 
• Calci được hấp thu cao nhất ở liều dùng ≤ 500 mg. 
• Tác dụng phụ trên dạ dày-ruột: đầy hơi, táo bón hoặc 
kết hợp các triệu chứng. Calci carbonat thường gây tác 
dụng phụ nhiều hơn calci citrat. Để giảm triệu chứng 
có thể chia làm nhiều liều trong ngày hoặc dùng 
trong bữa ăn. 
TƯƠNG TÁC THUỐC 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hấp thu calci: 
 Vitamin D làm tăng hấp thu Calci 
 Calci làm giảm sự hấp thu của các thuốc dùng chung như: 
biphosphonat (điều trị loãng xương), kháng sinh nhóm 
fluoroquinolon và tetracyclin, levothyroxin, phenytoin, và 
dinatri tiludronate (điều trị bệnh Paget’s) 
 Dầu khoáng và chất nhuận tẩy làm giảm hấp thu calci. 
TƯƠNG TÁC THUỐC 
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển hóa và đào thải 
của calci: 
 Protein – đặc biệt là protein động vật và Natri làm tăng 
đào thải Calci qua nước tiểu. 
 Thuốc lợi tiểu nhóm thiazide tương tác với calcium 
carbonat và vitamin D bổ sung, làm tăng nguy cơ tăng calci 
huyết và calci niệu. 
 Các thuốc kháng acid chứa magne và nhôm làm giảm bài 
tiết calci qua nước tiểu 
 Glucocorticoid, ví dụ như prednisone, có thể gây tiêu 
calci và cuối cùng gây loãng xương khi sử dụng trong 
nhiều tháng 
Trong thức ăn, vitamin A tồn tại ở 2 dạng 
Preformed 
Vitamin A 
Retinol 
Retinal 
Retinoic acid 
Provitamin A 
Alpha - caroten 
Beta - caroten 
Gamma - caroten 
Dạng hoạt 
động của 
vitamin A 
Abbott-Johnson, W.J., p.Kerlin, et al., (2011). Dark adaptation in vitamin A-deficient adults awaiting liver transplantation: 
improvement with intramuscular vitamin A treatment. British Journal of Ophthalmology , Apr;95(4):544-8 
Hình 1: Sự chuyển hóa và vai trò sinh học của vitamin A 
VAI TRÒ CỦA VITAMIN A 
TRONG THAI KỲ 
• Đóng vai trò quan trọng trong sự phân chia tế bào, sự 
phát triển và trưởng thành của các cơ quan và bộ 
xương của bào thai 
• Tăng cường khả năng đề kháng với nhiễm khuẩn, sự 
phát triển thị giác của bào thai, giữ cho mắt mẹ khỏe 
mạnh và duy trì thị lực ban đêm. 
• Nhu cầu tăng thêm nhỏ và sự gia tăng nhu cầu giới 
hạn ở 3 tháng cuối thai kỳ. 
Bảng 7: Lượng vitamin A tiêu thụ hằng ngày khuyến 
cáo cho vùng Đông Nam Á 
(E-Siong Tee, Rodolfo F. Florentino. Recommended Dietary Allowances: Harmonization in Southeast 
Asia. International Life Sciences Institute, 2005) 
Bảng 8: Mức tiêu thụ tối đa của vitamin A ở các 
nhóm tuổi 
HƯỚNG DẪN CỦA WHO VỀ BỔ SUNG 
VITAMIN A TRONG THAI KỲ 
• Không khuyến cáo việc bổ sung vitamin A trong thai 
kỳ như một phần của việc chăm sóc trước sinh 
thường qui nhằm phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh và 
tử vong ở mẹ và con (khuyến cáo mạnh). 
• Ở những khu vực xảy ra những vấn đề về sức khỏe 
cộng đồng nghiêm trọng liên quan với việc thiếu 
vitamin A, bổ sung vitamin A trong thai kỳ được 
khuyến cáo nhằm phòng ngừa bệnh quáng gà 
(night blindness) 
Đối tượng mục tiêu Phụ nữ mang thai 
Liều lượng Tối đa 10 000 IU vitamin A (liều hàng 
ngày) HOẶC tối đa 25 000 IU vitamin 
A (liều hàng tuần) 
Tần suất Hàng ngày hoặc hàng tuần 
Đường dùng Dung dịch uống, chế phẩm dạng dầu 
chứa retinyl palmitat hoặc retinyl 
acetat 
Thời gian Ít nhất 12 tuần trong thai kỳ cho đến 
lúc sinh 
Phạm vi áp dụng Dân số có tỷ lệ quáng gà >=5% ở PN 
mang thai hoặc ở trẻ em từ 24 – 59 
tháng tuổi 
Bảng 6: Lịch bổ sung vitamin A đề nghị cho PN mang thai ở những 
khu vực có vấn đề về sức khỏe công đồng nghiêm trọng liên quan đến 
vitamin A 
THỪA VITAMIN A Ở PN MANG THAI 
• Thừa vitamin A 
- Bất thường vùng đầu – mặt (sứt môi, tai thấp) 
- Tim mạch 
- Niệu sinh dục 
- Thần kinh trung ương 
- Hệ cơ xương 
• Liều gây độc ở PN mang thai khoảng 150mg (500 000 
IU) (liều đơn) hoặc trên 7,5mg (25.000 IU) (liều hàng 
ngày) 
• PN mang thai hoặc có khả năng mang thai: giới hạn 
lượng vitamin A tiêu thụ hàng ngày tối đa là 3000 mcg 
(10 000 IU) 
 Không khuyến cáo bổ sung vitamin A liều 
duy nhất cao hơn 25 000 IU, đặc biệt giữa ngày 
15 – 60 sau khi thụ thai (ngày 0); sau 60 ngày kể 
từ khi thụ thai, tính an toàn của liều đơn vitamin 
A trên 25 000 đơn vị không chắc chắn. Nguy cơ 
gây độc tính khác ngoài việc gây quái thai giảm 
khi thai lớn. 
TƯƠNG TÁC THUỐC 
• Orlistat : 
 - Thuốc giảm cân 
 - Làm giảm hấp thu vitamin A, các vitamin tan 
trong dầu khác và beta-caroten, làm giảm nồng 
độ thuốc trong huyết tương ở một số bệnh nhân. 
• Các retinoid tổng hợp: 
- Acitretin, bexaroten ( điều trị triệu chứng về da 
trong bệnh U lympho bào T) 
-Làm tăng nguy cơ ngộ độc vitamin A khi dùng 
kết hợp với chế phẩm bổ sung vitamin A 
ACID FOLIC 
Phân biệt “acid folic” và “folat” 
• Folat: tên chung của một phức hợp vitamin 
tan trong nước nhóm B 
• Acid folic: là dạng monoglutamat bị oxy 
hóa hoàn toàn của folat, được sử dụng 
trong các sản phẩm bổ sung hay thức ăn 
tăng cường. 
VAI TRÒ SINH LÝ 
 Coenzyme quan trọng trong 
phản ứng tổng hợp acid nucleic 
(DNA và RNA) và chuyển hóa 
amino acid. 
 Sơ đồ 1: Vai trò của acid folic trong các quá trình 
chuyển hóa 
(Biochemistry for Medics) 
• Thiếu máu hồng cầu to 
• Thay đổi sắc tố da, móng, tóc; tăng nồng 
độ homocystein trong máu 
THIẾU FOLAT 
THIẾU FOLAT 
• Phụ nữ không tiêu thụ đủ folat tăng nguy 
cơ sinh con bị dị tật ống 
 thần kinh. 
• Ngoài ra, thiếu folat ở người mẹ có liên 
quan đến tình trạng trẻ sinh ra nhẹ cân, 
sinh non, và bào thai giới hạn phát triển. 
Bảng 7: Khuyến cáo lượng folat tiêu thụ hàng 
ngày ở các nhóm tuổi 
Bảng 8: Mức tiêu thụ folat tối đa ở các nhóm tuổi 
Khuyến cáo của CDC Hoa Kỳ 
 Tất cả phụ nữ trong độ tuổi sinh sản có khả năng 
mang thai nên dùng 0.4 mg folic acid để làm giảm 
nguy cơ thai nhi bị tật nứt đốt sống hoặc các dị tật 
ống thần kinh khác. 
 Do ảnh hưởng của việc sử dụng liều cao chưa 
được biết rõ, nhưng bao gồm việc gây nhiễu trong 
chẩn đoán thiếu vitamin B12, lượng tiêu thụ nên ở 
mức dưới 1 mg mỗi ngày 
TƯƠNG TÁC THUỐC 
• Methotrexat: chất đối kháng folat 
• Thuốc chống động kinh: phenytoin, 
carbamazepin, valproat. Sử dụng nhóm 
thuốc này đồng thời với acid folic có thể 
làm giảm nồng độ huyết thanh lẫn nhau 
• Sulfasalazin: Làm giảm hấp thu folic acid 
KẾT LUẬN 
• Đáp ứng đủ nhu cầu vitamin và khoáng 
chất trong thai kỳ : 
- Đảm bảo sức khỏe của người mẹ 
- Đảm bảo sự phát triển của thai nhi 
- Phòng tránh một số dị tật bẩm sinh 
• Chỉ sử dụng các sản phẩm bổ sung khi 
chế độ ăn uống không đáp ứng đủ nhu 
cầu của cơ thể. 
• Lưu ý không dùng quá liều tối đa khuyến 
cáo để tránh tác dụng có hại 
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN SỰ 
CHÚ Ý LẮNG NGHE! 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_bo_sung_vitamin_va_khoang_chat_cho_phu_nu_mang_tha.pdf