Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - Phùng Quý Nhâm (Phần 1)

KHÁI NIỆM VĂN HÓA, HỆ THỐNG VĂN HÓA

I. XÁC ĐỊNH KHÁI NIỆM VĂN HÓA :

1. Thuật ngữ văn hóa trong cách hiểu của người Trung Hoa cổ :

Theo các nhà nghiên cứu văn hóa Trung Quốc hiện nay thì có 160 cách hiểu, các quan

niệm khác nhau. Và cách hiểu thời xưa khác cách hiểu ngày nay.

Thời xưa, từ văn hóa trong “Chu Dịch” được tách thành hai từ văn và hóa :

“Quan hồ nhân văn, dĩ hóa thành thiên hạ”.

(Xem dáng về con người, lấy đó mà giáo hóa thiên hạ)

Nghĩa gốc của từ văn là vẻ đẹp do màu sắc tạo ra. Văn là hình thức đẹp đẽ trong lễ,

nhạc, trong cai trị, trong ngôn ngữ, trong cách cư xử .

Đến thời Tây Hán, Lưu Hướng (77 trước CN) đã sử dụng từ văn hóa sớm nhất, được

hiểu như một phương thức giáo hóa con người : “Dùng văn hóa không thay đổi được sẽ chinh

phạt”.

Về sau, từ văn hóa được hiểu như là một phương thức để xây dựng cuộc sống, xây

dựng xã hội :

“Văn hóa nội tập

Vũ công ngoại tư”

(Văn hóa làm cho bên trong hòa mục

Vũ công để sửa sang bên ngoài)

2. Quan niệm văn hóa hiện nay :

Từ văn hóa (tiếng Latin: Cultus). Cultusagri có nghĩa trồng trọt ngoài đồng, Cultusanimi

có nghĩa là trồng trọt tinh thần.

Cách hiểu phổ biến hiện nay, văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần mà

loài người đã tạo ra trong tiến trình lịch sử.

Văn hóa là tổng hòa các phương tiện sau:

- Hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần.

- Những hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người.

- Hệ thống tri thức và kiến thức của dân tộc, loài người.

- Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội.

Văn hóa của một thời đại, một thời kỳ lịch sử nhất định. Văn hóa có thể hiểu theo một

nghĩa rộng bao gồm:

- Đó là phương thức sản xuất ra của cải vật chất: phương pháp, công cụ, quá trình công

nghệ .

 

pdf 56 trang yennguyen 4160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - Phùng Quý Nhâm (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - Phùng Quý Nhâm (Phần 1)

Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - Phùng Quý Nhâm (Phần 1)
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH 
 KHOA NGỮ VĂN 
PHÙNG QUÝ NHÂM 
Tài liệu lưu hành nội bộ - 2002
 LỜØI MỞÛ ĐẦÀU 
Trên bước đường phát triển, mỗi dân tộc, dù lớn hay bé đều tự khẳng định bản sắc văn 
hóa của mình. Nhất là trong thời đại hậu công nghệ ngày nay, điều ấy càng được ý thức rõ 
rệt. Mỗi dân tộc đều phải biết lý lịch văn hóa của mình, mỗi con người phải có căn cước văn 
hóa của dân tộc mình. Ai đánh mất lý lịch văn hóa, căn cước văn hóa dân tộc mình người ấy 
sẽ lạc hướng đi trong một thời đại có nhiều biến đổi như hiện nay. 
Thật đáng buồn khi mỗi chúng ta không hiểu gì về nền văn hóa của dân tộc mình. Khi 
chưa hiểu mình thật khó lòng hiểu người khác. Chỉ có thể hiểu nền văn hóa, văn minh của 
các dân tộc khác khi anh đã hiểu được nền văn hóa, văn minh của dân tộc mình. Với một tinh 
thần, một ý thức như vậy, chúng ta tìm hiểu văn hóa Việt Nam. Cơ sở văn hóa Việt Nam sẽ 
đề cập chủ yếu các vấn đề sau: 
1. Xác định khái niệm văn hóa và hệ thống văn hóa. 
2. Tiến trình văn hóa Việt Nam. 
3. Những đặc trưng văn hóa của cộng đồng người Việt. 
 KHÁI NIỆM VĂN HÓA, HỆ THỐNG VĂN HÓA 
I. XÁC ĐỊNH KHÁI NIỆM VĂN HÓA : 
1. Thuật ngữ văn hóa trong cách hiểu của người Trung Hoa cổ : 
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa Trung Quốc hiện nay thì có 160 cách hiểu, các quan 
niệm khác nhau. Và cách hiểu thời xưa khác cách hiểu ngày nay. 
Thời xưa, từ văn hóa trong “Chu Dịch” được tách thành hai từ văn và hóa : 
“Quan hồ nhân văn, dĩ hóa thành thiên hạ”. 
(Xem dáng về con người, lấy đó mà giáo hóa thiên hạ) 
Nghĩa gốc của từ văn là vẻ đẹp do màu sắc tạo ra. Văn là hình thức đẹp đẽ trong lễ, 
nhạc, trong cai trị, trong ngôn ngữ, trong cách cư xử .... 
Đến thời Tây Hán, Lưu Hướng (77 trước CN) đã sử dụng từ văn hóa sớm nhất, được 
hiểu như một phương thức giáo hóa con người : “Dùng văn hóa không thay đổi được sẽ chinh 
phạt”. 
Về sau, từ văn hóa được hiểu như là một phương thức để xây dựng cuộc sống, xây 
dựng xã hội : 
“Văn hóa nội tập 
Vũ công ngoại tư” 
(Văn hóa làm cho bên trong hòa mục 
Vũ công để sửa sang bên ngoài) 
2. Quan niệm văn hóa hiện nay : 
Từ văn hóa (tiếng Latin: Cultus). Cultusagri có nghĩa trồng trọt ngoài đồng, Cultusanimi 
có nghĩa là trồng trọt tinh thần. 
Cách hiểu phổ biến hiện nay, văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần mà 
loài người đã tạo ra trong tiến trình lịch sử. 
Văn hóa là tổng hòa các phương tiện sau: 
- Hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần. 
- Những hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người. 
- Hệ thống tri thức và kiến thức của dân tộc, loài người. 
- Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội. 
Văn hóa của một thời đại, một thời kỳ lịch sử nhất định. Văn hóa có thể hiểu theo một 
nghĩa rộng bao gồm: 
- Đó là phương thức sản xuất ra của cải vật chất: phương pháp, công cụ, quá trình công 
nghệ .... 
 - Sinh hoạt vật chất : ăn, mặc, ở đi lại ... 
- Tổ chức cộng đồng (gia đình, làng nước) 
- Sinh hoạt tinh thần : tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, lễ hội ... 
- Kiến thức và tri thức về tự nhiên và xã hội. 
- Đời sống tư tưởng, tình cảm, quan niệm đạo đức, nhận thức về thế giới, về nhân sinh. 
Theo Thủ tướng Ấn Độ Jawa Harlal Nêhru, văn hóa có 3 phương diện : tư tưởng, 
phương pháp, lao động say sưa bền bĩ (bài phát biểu trong lễ thành lập Ban liên lạc văn hóa 
với nước ngoài của Ấn Độ ngày 09/04/1950 – Báo Nhân Dân đăng lại tháng 02/1990). 
Cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã viết : “Nói tới văn hóa là nói tới một lãnh vực vô 
cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không phải là thiên nhiên mà có liên 
quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch 
sử ... Cốt lõi của sức sống dân tộc là văn hóa với nghĩa bao quát và cao đẹp nhất của nó, 
bao gồm cả hệ thống giá trị : tư tưởng và tình cảm, đạo đức và phẩm chất, trí tuệ và tài năng, 
sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ bản sắc và bản lĩnh của cộng 
đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu để bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh”(1) 
3. Văn hóa, văn hiến, văn minh: 
a. Văn hóa : 
Văn hóa có nhiều nghĩa. Theo nghĩa rộng: Văn hóa là trình độ phát triển nhất định 
trong lịch sử xã hội và con người; là tất cả những cái gì do con người sáng tạo ra. 
Văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá 
trình lịch sử, mang đậm bản sắc dân tộc. 
Ở đây, chúng ta có thể gặp với quan niệm của ngài Federico Mayor: “Văn hóa là tổng 
thể sống động các hoạt động sáng tạo của con người diễn ra trong quá khứ cũng như trong 
hiện tại. Qua hàng thế kỷ, các hoạt động sáng tạo ấy cấu thành một hệ thống giá trị, truyền 
thống, thị hiếu, thẩm mỹ và lối sống dựa vào đó từng dân tộc khảng định bản sắc riêng của 
mình”. 
b. Văn hiến : 
Văn hiến là những giá trị tinh thần, đạo lý của một “dân tộc”. Khái niệm văn hiến được 
sử thần Ngô Sĩ Liên nói đến trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thư: “Nước ta là nước Văn hiến 
bắt đầu từ thời Sĩ Nhiếp” Nguyễn Trãi trong hùng văn: “Bình Ngô Đại Cáo” cũng đã viết: 
“Như nước Đại Việt ta từ trước. 
Vốn xưng nền Văn hiến đã lâu” 
1Phạm Văn Đồng: Văn hố và đổi mới, NXB Chính trị Quốc gia, HN, 1994 tr.16 
 c. Văn minh: 
Văn minh là những giá trị được xác lập trong sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, khoa học 
và công nghệ trong lối sống và sự vận dụng những tiến bộ đó vào trong đời sống mỗi người, 
trong cuộc sống của mỗi dân tộc. Như H.Momdjian đã nhận định: “Chỉ đến một giai đoạn mới 
về chất trong sự phát triển công cụ và hoạt động sản xuất cùng với văn hóa tinh thần mới 
báo hiệu là văn minh xuất hiện”(2) 
Văn hóa và văn minh : trong cuộc sống của cộng đồng người, một tập tục, một phong 
tục nào đó có thể đó là biểu hiện văn hóa. Thói quen mặc của cư dân Tiểu Vương quốc 
Micro-Nêcia là một hiện tượng văn hóa nhưng không thể xem là văn minh. Ngược lại, có 
nhiều dân tộc, nhiều quốc gia đạt được đến trình độ văn minh như nhau, nhưng nền văn hóa 
của mỗi dân tộc lại có đặc điểm, có bản sắc khác nhau. Ví dụ, văn minh Âu Mỹ có thể ngang 
với văn minh Nhật, song về văn hóa thì Mỹ và Nhật lại hoàn toàn khác nhau về bản sắc. 
Người cõng nhau nhảy múa (tượng đồng Đông Sơn) 
Nếu khái niệm văn hóa được hiểu như là những giá trị do bàn tay và khối óc con người 
tạo ra (tức không phải cái vốn có trong tự nhiên, do tự nhiên ban phát) thì văn minh trong một 
ý nghĩa nhất định hàm chứa những yếu tố, những giá trị tích cực như là một tổng thể. 
Văn minh là một khái niệm lịch sử. Ở mỗi thời đại lịch sử, văn minh gắn liền với sự tiến 
bộ trong sản xuất vật chất với sự hình thành một trình độ văn minh tinh thần mới về chất, 
đem lại cho con người những giá trị mới, tích cực góp phần vào sự phát triển của xã hội, của 
cộng đồng và cá nhân. 
Theo nhà nghiên cứu Phan Ngọc, thì nghiên cứu văn hóa là nghiên cứu mặt tĩnh, bao 
gồm lễ hội phong tục, sinh hoạt vật chất, thể chế xã hội, chính trị, nghệ thuật ... Nghiên cứu 
văn minh là nghiên cứu mặt động, nghiên cứu sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công 
nghệ, và sự áp dụng những tiến bộ đó vào trong cuộc sống của mỗi dân tộc. 
4. Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh của văn hóa Đông Á hay Đông Nam Á : 
Theo giới nghiên cứu văn hóa phương Tây, các nhà văn hóa học xếp văn hóa Việt Nam 
vào khu vực văn hóa Đông Á. Tiêu biểu là công trình: Một công trình nghiên cứu về lịch sử (A 
Study of history – xuất bản ở Luân Đôn) học giả người Anh Arnorld Toynbec đã điểm đến 34 
nền văn minh đặc sắc trên toàn thế giới. Trong số 34 nền văn minh ấy chỉ còn lại 18 nền văn 
2 Những cột mốc lịch sử, NXB Mác Lê-nin, HN, 1986, tr. 167. 
 minh đang tồn tại và phát triển. Nền văn hóa, văn minh Việt Nam là một trong 18 nền văn 
hóa, văn minh ấy. Nhà học giả xếp văn hóa, văn minh Trung Hoa, Nhật Bản, Triều Tiên và 
Việt Nam vào cùng một loại vì có những nét tương đồng. 
Văn minh Trung Hoa là trung tâm, là ngọn nguồn. Còn các nền văn minh Nhật Bản, 
Triều Tiên và Việt Nam là nền văn minh vệ tinh. 
A. Tonybec cho rằng 4 nền văn minh này tạo nên một vùng văn hóa riêng biệt. Đó là 
vùng văn hóa Đông Á (Asie Orientale). Nét chung cơ tầng của các nền văn minh này là tâm 
linh con người. 
Nhưng theo Giáo sư Đinh Gia Khánh trong cuốn “Văn minh dân gian Việt Nam trong bối 
cảnh văn hóa Đông Nam Á” (NXB KHXH, HN, 1993) ông cũng không hoàn toàn bác bỏ quan 
điểm của các nhà văn hóa phương Tây khi xếp văn hóa, văn minh Việt Nam vào khu vực 
Đông Á. Nhưng điều cần lưu ý là ở chỗ nước ta là nước thuộc vùng Đông Nam Á (3), do vậy 
cần đặt văn hóa, văn minh Việt Nam trong bối cảnh Đông Nam Á. Có như vậy thì mới tránh 
cái nhìn phiến diện trong khi nghiên cứu văn hóa Việt Nam cần liên hệ với các nền văn hóa 
lân cận nhưng có ảnh hưởng khác nhau, hoặc ít, hoặc nhiều đến sự hình thành và phát triển 
văn hóa Việt Nam. 
5. Văn hóa phương Đông và phương Tây : 
Có ý kiến cho rằng các nền văn hóa phương Đông, châu Phi là những nền văn hóa 
thiếu lý tính, thiếu sự khai sáng của văn hóa, văn minh Châu Âu. Nhận định ấy là không hợp 
lý. Nhà thơ Ấn Độ Rabin Tagore có lần đã phát biểu “Đã có lúc tôi tin rằng nguồn suối của 
văn minh có thể phát nguồn từ trái tim Châu Âu. Nhưng bây giờ, khi tôi sắp từ giã cõi đời 
niềm tin đó đã từ bỏ tôi. Tôi nhìn quanh và thấy tro tàn đổ nát của một nền văn minh đầy tự 
hào vương vai. Tuy nhiên tôi không phán cãi cái tôi đã mất lòng tin vào con người. Có lẽ bình 
minh sẽ đến từ phương Đông... nơi mặt trời mọc”. 
Dĩ nhiên mỗi nền văn hóa, văn minh của nhân loại đều có giá trị lịch sử, có ý nghĩa tích 
cực trong sự phát triển xã hội. Song do đặc điểm về địa lý, lịch sử, ngôn ngữ... văn hóa 
phương Tây và văn hóa Phương Đông có những nét khác nhau. 
Văn hóa Phương Tây thường đi tìm cái dị biệt của các hiện tượng, các sự vật trong tự 
nhiên, trong xã hội và tư duy. Điều này do ảnh hưởng, chi phối của chủ nghĩa duy lý. Triết 
học duy lý nhìn sự vật, hiện tượng trong sự phân cắt, phân giải. Văn hóa phương Tây coi 
trọng lý tính, coi trọng và đạt đến văn minh vật chất. Tư duy của người Phương Tây là tư duy 
tuyến. Văn hóa Phương Đông đi tìm cái hòa đồng, cái dung hợp. Văn hóa phương Đông lý 
giải các hiện tượng, các sự vật trong tính lưỡng phân, lưỡng hợp: âm-dương, nhật-nguyệt, trời 
đất... văn hóa phương Đông chú ý các chiều kích của lý tính. Văn hóa phương Đông vươn tới 
các giá trị tinh thần, tư duy của người phương Đông là tư duy trường. 
3 Khái niệm : Vùng ĐNÁ gồm 10 nước : Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Malaixia, Indonexia, 
Philippine, Brunêi. Thời tiền sử vùng ĐNÁ có Hoa Nam (Trung Quốc hiện nay). 
 Một đặc điểm nữa của lối sống phương Đông là con người luôn luôn sống cộng sinh với 
quá khứ, với truyền thống, ví dụ như ý thức về dòng họ, về gia tộc, về sự thờ cúng tổ tiên. Có 
thể trong văn hóa phương Tây, con người quay về quá khứ như là một thái độ ngưỡng mộ, 
chứ không phải là một thái độ cộng sinh. Cộng sinh được hiểu như là một thái độ tôn trọng 
ngưỡng mộ, vừa là một lực đẩy, một sức mạnh thôi thúc tinh thần con người hiện tại. Người 
phương Đông không lý giải cái chết, song họ tin linh hồn con người chết vẫn hiện hữu trong 
tâm tưởng của người đang sống, và biết đề ra những cách ứng xử thích hợp cho con người. 
Thế kỷ VI nước CV, Tôn Thất Bá đã xác lập ba điểm tồn tại mãi không hư nát đối với mỗi con 
người. Đó là luật tam bất hủ cho mỗi con người: Lập đức, Lập công, Lập ngôn. 
6. Vấn đề nội sinh, ngoại sinh và cộng sinh đối với văn hóa dân tộc: 
- Nội sinh: Những yếu tố nội sinh là những yếu tố quy định và quyết định bản sắc dân 
tộc của mỗi nền văn hóa. 
- Ngoại sinh: là những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới 
sự phát triển của văn hóa dân tộc. 
- Cộng sinh: trên cơ sở những yếu tố nội sinh và ngoại sinh, văn hóa dân tộc tìm thấy 
những nhân tố tích cực, hữu ích để phát triển một cách đa dạng, phong phú nền văn hóa dân 
tộc. 
 II. HỆ THỐNG PHÂN CHIA VĂN HÓA : 
Như trên đã xác định văn hóa là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần. Ở đây cần 
xác lập hệ thống văn hóa theo một chỉ tiêu nhất định để khảo sát nền văn hóa. Dĩ nhiên 
cách xác lập hệ thống này có thể khác nhau. Ở đây chúng tôi xem hệ thống văn hóa như một 
cấu trúc nội tại, vận động và tác động chủ yếu của những yếu tố nội sinh. Đương nhiên khi 
xem xét từng yếu tố có chú ý đến những yếu tố ngoại sinh tác động đến nền văn hóa dân 
tộc. Theo cách phân chia của chúng tôi, văn hóa được xem xét trong một cấu trúc như sau : 
- Văn hóa của động đồng người Việt : tổ chức cộng đồng Nhà-làng-Nước. Văn hóa vật 
chất của cộng đồng. Văn hóa tinh thần của cộng đồng. 
- Văn hóa giao tiếp ứng xử : giao tiếp ứng xử giữa con người và con người; giao tiếp ứng 
xử với môi trường tự nhiên; giao tiếp ứng xử với môi trường xã hội (chủ yếu là môi trường văn 
hóa) 
- Văn hóa thẩm mỹ : đặc trưng của văn hóa thẩm mỹ của dân tộc Việt. 
- Việc xác lập một hệ thống như vậy cũng để tiện cho việc khảo sát một nền văn hóa 
dân tộc, nhưng nó không hẳn là tiêu chí cho mọi nền văn hóa. Tùy theo đặc trưng của mỗi 
nền văn hó ... nh nhìn về phía quãng trường Ba Đình. Cửa Nam cũng không còn, ước 
định nhìn ra chợ cửa Nam. 
Đến thế kỷ XV, đời vua Lê Thánh Tông đã chia Thăng Long Thành 2 huyện Vạn Xương 
(sau đổi thành Thọ Xương) và Quảng Đức (sau đổi thành Vĩnh Thuận). Tình trạng này cho 
đến cuối nhà Lê. Thời Tây Sơn gọi Thăng Long là Bắc Thành. Thời Gia Long vẫn giữ tên cũ 
nhưng không còn là kinh đô mà chỉ là trấn thuộc Bắc Hà thời vua Minh Mạng đổi Thăng Long 
thành tỉnh Hà Nội (1831). 
Trong nội thành Thăng Long, các triều đại phong kiến đã cho xây nhiều Cung và Điện. 
1010 Lý Công Uẩn cho xây Điện Càn Nguyên, 7 điện và 3 cung khác. Điện Càn Nguyên là 
nơi thiết triều (đến 1029 được tu bổ và đổi thành Thiệu An và sau đó lại đổi là Phụng Thiên. 
Cuối nhà Lý các công trình này bị tàn phá. 
Thời nhà Trần cho xây các điện Thiên An, Bát giác, Diêm Hiền (nơi làm việc của vua, 
nơi thiết triều và thiết yếu). Ngoài ra nhà Trần cho xây dựng một số cung và Điện Diên Hồng 
(nơi diễn ra hội nghị Diên Hồng) thời hậu Lê, Lê Thái Tổ cho xây điện Kính Thiên. 1465 Lê 
Thánh Tông mở rộng qui mô và cho làm thêm 2 con rồng bằng đá trước cửa chính. Ngoài 
kính Thiên có điện Vạn Thọ (nơi vua làm việc), Phụng Thiên (nơi thờ cúng tổ tiên). Tại Kính 
Thiên nay, Quang Trung đã yết kiến, Minh Mạng tiếp sứ thần Trung Quốc. 1882 điện Kính 
Thiên vẫn còn, nhưng đến 1886 thực dân Pháp tấn công Hà Nội đã đốt phá điện Kính Thiên 
di tích còn lại hiện nay là nền điện và 2 con rồng bằng đá trước thềm điện Kính Thiên. 
- Tháp: trong thời Đại Việt, các triều đại phong kiến cho xây nhiều tháp. Tháp được kiến 
trúc nhiều tầng. Tiêu biểu là Tháp Bình sơn (xã Tam Sơn, Lập Thạch, Vĩnh Phúc) Tháp xây 
từ thế kỷ XII. Tháp là công trình kiến trúc cổ bằng đất nung, hình vuông, thon dần từ dưới lên, 
có 12 tầng, cao 16m. Bệ tháp rộng mới chiếm 5m, ở đỉnh mỗi cạnh là 1,5m. Lòng tháp rỗng. 
- Chùa: Trong thời Đại Việt, nhiều chùa chiếm được xây. Nhất là ở thời Lý, Phật giáo rất 
phát triển. Nhiều ngôi chùa đã tạo dựng trong các chùa thì chùa Một Cột là khá độc đáo. Chùa 
Một Cột hiện tọa lạc ở phía Tây Nam Lăng Hồ Chí Minh, chùa xây năm 1049 đời Lý Thái Tông 
 chùa có tên gọi là Diệu Hưng. Trước khi rút khôi Hà Nội 1954, các thế lực thù địch, đánh thuốc 
nổ phá chùa. 1955, chính phủ ta cho trùng tu lại. 
c. Điêu khắc: 
Đáng chú ý ở thời này là điêu khắc phật giáo: 
- Tượng phật A Di Đà bằng đá (đời Lý) ở chùa Phật tích. 
- Tượng Quan Âm, nghìn mắt, nghìn tay bằng gỗ do nghệ nhân Trương Văn Thọ khắc thời 
Lê Mạc đặt ở chùa Bát Tháp (Hà Bắc). 
- Hương Ấn ở chùa Sài Gòn (Hà Tây) 
d. Tranh dân gian: 
Những bức tranh còn lưu lại những hình vẽ màu trên gỗ ở đình Cẩu Đà (hạ Sơn Bình) đình 
Lâu Thượng (Vĩnh Phú), một số tranh chân dung tranh sinh hoạt, tranh tôn giáo, đặc biệt là tranh 
dân gian thời hậu Lê. Trong các loại tranh dân gian, đáng chú ý là tranh Đông Hồ và Hàng 
Trống. Đông Hồ thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành Bắc Ninh là một làng nằm sát bờ sông 
Đuống các Hà Nội 30km về hướng Đông ở tranh Đông Hồ, các nghệ nhân dân gian đã tiếp thu 
nghệ thuật khắc kính, nghệ thuật chạm trỗ, rồi đem tranh khắc vào gỗ, sau đó in tranh. Tranh 
Đông Hồ chủ yếu dùng để trang trí, nhất là trong dịp tết. 
Hình 98 
Hình 99 
Tranh hàng trống xuất hiện muộn hơn, có thế những nghệ nhân Đông Hồ truyền đến 
đây. Tranh Hàng Trống có nội dung, kỹ thuật và phong cách khác hơn. Tranh Hàng Trống 
chủ yếu là để thờ. 
Xin nói thêm về tranh Đông Hồ: Tranh Đông Hồ có vẻ đẹp bình dị và độc đáo. Giấy in 
tranh là loại giấy dó; mặt giấy mịn được hòa với màu sắc cổ truyền từ hoa lá, màu sơn từ đất 
đá, màu trắng từ tinh chất của con Điệp. 
Tranh Đông Hồ màu bền, không bị phai nhạt với ánh sáng và thời gian. 
e. Một số công trình khảo cứu về lịch sử và văn học. 
- Đại Việt sử ký, do Lê Văn Hưu (Bảng Nhân) soạn 1272. 
- “Việt Chi” (Cành Việt) do Trần Tần Soạn đời vua Lê Thái Tông 
- “Việt sử cương mục” và “Nam Việt thế chi” do Hồ Tông Thới soạn giữa thế kỷ XV. 
- “Đại Việt sử ký tục biên” do Phan Phu Tiên soạn theo chỉ dụ của Lê Nhân Tông (hoàn 
thành 1455). 
- “Đại Việt Sử ký toàn thư” do Ngô Sĩ Liêm soạn theo chỉ dụ của Vua Lê Thánh Tông 
(1479). 
- Nguyễn Văn Chất đã khôi phục hiệu chỉnh và bổ sung văn báo cuốn “Việt điện u linh” 
- Vũ Quỳnh và Kiều Phú khôi phục, hậu chỉnh tập “Lĩnh Nam trích quái” 
g. Một số bộ luật thời Đại Việt 
- Thời Lý Thái Tông (1028 – 1054) cho soạn xong luật: Hình Thư (1040). Bộ luật này 
hiện không còn. 
Thời Lê Thánh Tông (hiệu Hồng Đức) cho soạn xong luật: Hình Thư (1040). Bộ luật này 
hiện không còn. 
 Thời Lê Thánh Tông (Hiệu Hồng Đức) cho soạn “Quốc Triều Hình Luật” (1483). Đây là 
một bộ luật có những nội dung tiến bộ ở đây, xin dẫn ra một số điều trong bộ luật đó: 
- 294 (điều 110: Trong kinh Thành hay phường ngõ và làng xóm có kẻ đau ốm mà 
không ai nuôi nấng nằm ở đường sá, cầu, chùa, điếm, quán thì xã quan ở đó phải dựng lều 
lên mà giữ gìn, săn sóc và cho họ cơm cháo thuốc men, cốt lo cứu cho họ sống, không được 
bỏ mặc họ nên rên rỉ khốn khổ. Nếu không may mà họ chết thì phải trình quan trên và chôn 
cất. Nếu trái lệnh này thì quan phường, xã phải tội biếm (phạt tiền) hay bãi chức. 
- 295 (điều 12). Những người góa vợ, góa chồng, mồ côi và người tàn tật nặng, nghèo 
khổ không có người thân thích, không thể tự mình mưu sống được, quan sở tại phải thu nuôi 
họ, nếu họ bị bỏ rơi thì cứ đánh 50 roi, biếm một tư. Nếu họ được cấp cơm áo, mà quán sở tại 
lại ăn bớt, thì phải khép vào tội như người giữ kho mà ăn trộm của công. 
Hình 103 
Hình 104 
 Hình 105 
- 308 (điều 35): Phàm chồng đã bỏ lửng vợ 5 tháng không đi lại (vợ trình với sở tại và xã 
làm chứng) thì mất vợ. Nếu vợ đã có con thì cho hạn 1 năm. Vì việc quản phải đi xa thì 
không theo luật này. Nếu đã bỏ vợ mà ngăn người khác lấy vợ cũ thì phải phạm tội biếm. 
- Đối với dân: người dân dâng thư hoặc tâu việc dối trá thì bị biếm hoặc đồ (gian cầu 
hay lưu đày). Tố cáo không đúng sự thật bị phạt 80 trượng. 
Những bộ luật nêu trên chứng tỏ nhà nước Đại Việt muốn xây dựng một nhà nước pháp 
trị. 
 4. VĂN HÓA DƯỚI TRIỀU NGUYỄN VÀ VĂN HÓA THỜI PHÁP THUỘC. 
Văn hóa giai đoạn, này có thể tách thành 2 bộ phận: văn hóa dưới triều Nguyễn và văn 
hóa thời Pháp thuộc. 
Gia Long lên ngôi 1802, có làm tờ trình cho Vua nhà Thanh xin đặt tên nước là Nam 
Việt. Mãi đến 1804, nhà Thanh đồng ý là Việt Nam. Tên gọi Việt Nam có từ đó. Còn quốc 
hiệu Đại Nam là do Minh Mạng đặt. 
Giai đoạn này chế độ phong kiến Việt Nam đã đi vào thế suy yếu. Để giữ vững ngai 
vàng, triều Nguyễn ra sức củng cố địa vị của Nho giáo. Tư tưởng quán xuyến qua các triều 
vua Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức là tư tưởng thủ cựu, bế quan tỏa cảng, bài ngoại, từ chối 
sự canh tân đất nước. từ 1858 thực dân Pháp bắt đầu xâm chiếm nước ta, và cũng bắt đầu từ 
đó, dân ta sống trong cảnh một cổ hai tròng. Về mặt chính trị thực dân Pháp áp đặt bộ máy 
cai trị phụ thuộc hoàn toàn vào Pháp. Về mặt văn hóa, Pháp truyền bá tư tưởng văn hóa 
mẫu quốc, thực hiện chính sách ngu dân. 
1. Văn hóa dưới triều Nguyễn. 
Văn hóa dưới triều Nguyễn về cơ bản là rập khuôn theo văn hóa nhà Thanh. Song dẫu 
sao sự vận động của văn hóa dân tộc lúc này vẫn theo qui luật kế thừa những giá trị của văn 
hóa ở các thời đại trước và do ý thức tự cường của dân tộc, đặc biệt là các nhà nho có tâm 
huyết; nên văn hóa thời này tạo được những thành quả đáng trân trọng. Chúng ta tự hào thời 
này có những tên tuổi gắn liền với lịch sử, với văn hóa của dân tộc như Phan Chu Trinh, 
Huỳnh Thúc Kháng, Phan Bội Châu, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Cao 
Bá Quát, Nguyễn Công Trứ v.v và đúng như cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhận xét: 
“Văn hóa triều Nguyễn văn kế thừa và phát triển di sản quý báu của thời trước và đã có nhiều 
nhà tư tưởng, nhà văn hóa lớn và nhiều thành quả quan trọng” (văn hóa và đổi mới – sđd, 
t.38) về văn hóa dưới triều Nguyễn, ta cần chú ý mấy điểm sau: 
1.1. Khoa cử 
Dưới triều Nguyễn việc thi cử vẫn tiến hành. 1807, Gia Long đặt ra lệ thi Hương địa 
điểm thi Hương được mở như Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên, Bình 
Định, Gia Định, An Giang (chỉ 1 lần 1864). Thi Hương dưới triều Nguyễn trải qua 4 kỳ: 
Kỳ 1 : Kinh nghĩa 
Kỳ 2 : Thi, Phú 
Kỳ 3 : Văn sách 
Kỳ 4 : Phúc hạch 
Thời Gia Long, thí sinh đỗ 3 kỳ thi đầu gọi là Hương Cống (Cống sĩ) đỗ kỳ thi Phúc 
hạch gọi là Sinh đồ. 
Đến thời Minh Mạng, thí sinh đỗ 3 kỳ đầu của thi Hương gọi là tú tài, đậu kỳ thi thi Phúc 
hạch gọi là cử nhân. 
 Gia Long đưa ra những qui định cho kỳ thi Hương. Những người không được đi thi: có 
tang cha mẹ; bất hiếu với ông bà, cha mẹ; loạn luân, cướp giật, trộm cắp, phản nghịch. 
Thể lệ trong kỳ thi Hương : không mang theo sách vở; không rời khỏi lều thi; Nếu thông 
đồng thì quan trường bãi chức thí sinh bị tội đồ; Nếu thi thay người khác thì bị bắt vào lính . 
Thi Hội: Thời Gia Long chưa tổ chức. Đến 1822 (thời Minh Mạng) mới có thi Hội (thi ở 
Kinh đô Huế vào mùa xuân các năm Thìn, Tuất, Sửu, Mùi). Những người như : Cử nhân, giáo 
thụ, Huấn dạo được tham gia thi Hội. Thi hội có 4 kỳ thi : 
Kỳ 1 : Kinh nghĩa 
Kỳ 2 : Chiếu, Biểu, Luận 
Kỳ 3 : Thi, Phú 
Kỳ 4 : Văn sách. 
Người đậu thi Hội đủ số điểm qui định mới được tham gia thi Đình. 
Thi Đình tổ chức ở kinh đô Huế. Đề thi do vua chọn. Toàn hội đồng chấm. Người dân 
được phong là Tiến sĩ. Thời Nguyễn không phong Trạng Nguyên. Trong 39 lần th Đình nhà 
Nguyễn phong 2 Bảng Nhãn, 9 Thám Hoa và 546 Hoàng Giáp và Phó Bảng (Năm 1829, 
Minh Mạng). 
Thời Nguyễn có 2 cơ quan : Quốc tử giám và Quốc sư viện. 
Về sau, trước sự xâm nhập của văn hóa phương Tây, đặc biệt là văn hóa Pháp, thì nền 
nho học đi vào thế bế tắc, hủ lậu. Thực dân Pháp mở trường Pháp Việt, dạy chữ Pháp, chữ 
Quốc ngữ, và khoa thi chữ Hán cuối cùng được tổ chức dưới thời Nguyễn vào 1918. 
1.2. Về nghệ thuật : 
- Kiến trúc : kiến trúc dưới thời Nguyễn tập trung chủ yếu vào cung điện và lăng. Kiểu 
dáng thường phỏng theo kiến trúc đời Thanh hoặc kiến trúc Pháp. Cung điện bắt đầu xây từ 
thời Gian Long. Tiêu biểu là điện Thái Hòa. Đến thời Khải Định cung điện bắt chước theo 
kiến trúc Pháp (ví dụ điện Kiến Trung). 
Lăng gồm Lăng Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức (lăng Vạn Niên), Thiệu Trị, Khải Định. 
- Sân khấu : dưới triều Nguyễn, sân khấu tuồng khá phát triển. Các vua, quan nhà 
Nguyễn rất thích xem tuồng. Trong hoàng cung có một đội tuồng cung đình chuyên phục vụ 
cho vua quan nhà Nguyễn. Nội dung các vở tuồng mang nặng tư tưởng phong kiến. Nhưng 
về nghệ thuật tuồng, đặc biệt là nghệ thuật diễn xuất đã có những thành tựu đáng ghi nhận. 
2. Văn hóa thời Pháp thuộc 
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp, một mặt ra sức truyền bá tư tưởng và 
văn hóa Pháp, thiết lập một hệ thống giáo dục theo mô hình giáo dục của Pháp; mặt khác 
vẫn duy trì những đạo đức, phong tục phong kiến. Việc truyền bá những tư tưởng và văn hóa, 
lối sống phương Tây vào các đô thị nhằm lôi kéo tầng lớp trí thức thanh niên, làm cho họ xao 
lãng với vận mệnh của dân tộc, rắp tâm phục vụ cho bọn thực dân Pháp. Trước sự tác động 
của tư tưởng và văn hóa Pháp, chúng ta phải ghi nhận: một mặt, những ảnh hưởng xấu của 
 văn hóa Pháp đối với nhân dân ta; song mặt khác, chính đây là lúc có sự gặp gỡ giữa văn 
hóa Đông – Tây đã tác động không ít đến sự vận động và phát triển của văn hóa dân tộc ở 
nhiều lãnh vực như giáo dục, khoa học, văn hóa nghệ thuật, báo chí.v.v 
Ví dụ ở lãnh vực giáo dục, về cơ bản thực dân Pháp thực hiện một chính sách ngu dân. 
Song nền giáo dục mà Pháp áp dụng ở nước ta đã đóng góp vào việc tạo ra một hệ thống 
giáo dục mới, một đội ngũ các nhà tri thức theo Tây học có trình độ cao; và chính đó là 
những hạt giống quí cho sự gieo trồng và phát triển giáo dục, văn hóa nghệ thuật ở những 
thời kỳ tiếp theo. 
Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu sơ lược hệ thống giáo dục Pháp áp dụng ở nước ta. Hệ 
thống giáo dục của Pháp có các bậc sau : 
a. Bậc Ấu học 
b. Bậc tiểu học 
- Sơ học 
- Tiểu học (3 năm) 
+ Lớp nhì năm thứ nhất 
+ Lớp nhì năm thứ hai 
+ Lớp nhất 
- Cao đẳng tiểu học: các học sinh đậu tiểu học vào học cao đẳng tiểu học 4 năm. Tốt 
nghiệp nhận bằng thành chung. 
c. Bậc Trung học: lúc đầu chỉ mở ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Bậc trung học học 3 năm. 
Thi đậu tú tài cả 2 phần được tiếp tục học lên Đại học. 
d. Bậc đại học : 
1988, toàn quyền Inbe Xarô xin chính phủ Pháp mở Đại học ở Việt Nam. Nhưng vì trên 
thế giới, không khí chiến tranh thế giới lần thứ 1 đang diễn ra, chính phủ Pháp đình chỉ. Mãi 
đến năm 1919 Pháp cho mở một số trường cao đẳng và đại học, ví dụ : trường Đại học Canh 
Nông; Đại học Khoa học, Trường cao đẳng sư phạm. 
Ngày 27/10/1924, Pháp cho mở trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương ở Hà Nội 
nhưng đến 1938 đổi thành trường Mỹ nghệ Đông Dương. Lý do sự đổi này là thực dân Pháp 
không muốn đào tạo những nghệ sĩ tạo hình Việt Nam. 
Ngày 18/9/1924 thành lập Đông Dương Cao đẳng học viện, tiền thân của Đại học Luật 
sau này. 
Ngày 14/3/1924 tại rạp Quảng Lạc (Hà Nội) công chiếu bộ phim Kim Vân Kiều : có thể 
nói, Điện ảnh Việt Nam ra đời từ đây. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_co_so_van_hoa_viet_nam_phung_quy_nham_phan_1.pdf