Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - Phùng Quý Nhâm (Phần 2)
ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA
CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM
Những nét đặc trưng của văn hóa cộng đồng người Việt theo cố vấn Phạm Văn Đồng
thể hiện ở hai điểm :
1. Tính động đồng bao gồm 3 trục : Gia đình (Nhà), Làng và Nước.
2. Xu thế nhân văn hướng về con người và cộng đồng con người, tìm thấy ở con
người những tiềm lực của những đức tính biết bao tốt đẹp với lòng mong muốn phát triển
nó, phát huy nó.
I. TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT
1. Nhà (gia đình)
Tổ chức gia đình của người Việt vẫn theo huyết tộc là chính. Trong gia đình vẫn theo
tục : cha truyền con nối. Con trai trưởng đóng vai trò quan trọng thờ cúng tổ tiên, ông, bà cha
mẹ. Trong gia đình nhất là những gia đình có nề nếp thì tôn ti, trật tự rất được coi trọng.
Những mối quan hệ: Phu-Phụ. Phu-Tử, Mẫu-Tử, Huynh-Đệ vẫn thường đặt ra một cách
nghiêm ngặt trong tổ chức gia đình. Cung cách ứng xử trong gia đình tôn theo đạo lý: kính
trên, nhường dưới. Đây cũng là một truyền thống đạo đức của người Việt Nam. Việc thờ cúng
tổ tiên, ông bà, cha mẹ là một trách nhiệm của các bậc con cháu.
Mặc dầu chế độ mẫu hệ thống còn đóng vai trò trong xã hội, song vai trò của người vợ,
người phụ nữ là thiết yếu trong gia đình người Việt. Họ là người thu vén, thu xếp và tổ chức sự
ổn định trong gia đình. Trong cuộc sống hiện nay ở đâu mà cuộc sống gia đình ổn định, bền
vững thì không thể không nói tới vai trò của người vợ, người phụ nữ. Họ là chỗ dựa tạo nên sự
đoàn tụ, ấm cúng trong gia đình. Đặc biệt là trách nhiệm đối với chồng và giáo dục con cái.
Mỗi gia đình Việt Nam nếu thiếu đi người vợ, người phụ nữ, nơi ấy không biết cái gì sẽ xảy ra.
Nhưng chắc chắn sự ổn định, sự ấm cúng sẽ có sự chuyển dịch nhất định.
Gia tộc cũng là chỗ dựa tinh thần quan trọng của mỗi gia đình trong sự biến đổi của
cuộc sống và thời cuộc. Ta vẫn thường nhắc con cháu nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ, họ
hàng chính là nhắc đến sức sống lưu truyền của gia tộc.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Cơ sở văn hóa Việt Nam - Phùng Quý Nhâm (Phần 2)
ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM Những nét đặc trưng của văn hóa cộng đồng người Việt theo cố vấn Phạm Văn Đồng thể hiện ở hai điểm : 1. Tính động đồng bao gồm 3 trục : Gia đình (Nhà), Làng và Nước. 2. Xu thế nhân văn hướng về con người và cộng đồng con người, tìm thấy ở con người những tiềm lực của những đức tính biết bao tốt đẹp với lòng mong muốn phát triển nó, phát huy nó. I. TỔ CHỨC XÃ HỘI CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT 1. Nhà (gia đình) Tổ chức gia đình của người Việt vẫn theo huyết tộc là chính. Trong gia đình vẫn theo tục : cha truyền con nối. Con trai trưởng đóng vai trò quan trọng thờ cúng tổ tiên, ông, bà cha mẹ. Trong gia đình nhất là những gia đình có nề nếp thì tôn ti, trật tự rất được coi trọng. Những mối quan hệ: Phu-Phụ. Phu-Tử, Mẫu-Tử, Huynh-Đệ vẫn thường đặt ra một cách nghiêm ngặt trong tổ chức gia đình. Cung cách ứng xử trong gia đình tôn theo đạo lý: kính trên, nhường dưới. Đây cũng là một truyền thống đạo đức của người Việt Nam. Việc thờ cúng tổ tiên, ông bà, cha mẹ là một trách nhiệm của các bậc con cháu. Mặc dầu chế độ mẫu hệ thống còn đóng vai trò trong xã hội, song vai trò của người vợ, người phụ nữ là thiết yếu trong gia đình người Việt. Họ là người thu vén, thu xếp và tổ chức sự ổn định trong gia đình. Trong cuộc sống hiện nay ở đâu mà cuộc sống gia đình ổn định, bền vững thì không thể không nói tới vai trò của người vợ, người phụ nữ. Họ là chỗ dựa tạo nên sự đoàn tụ, ấm cúng trong gia đình. Đặc biệt là trách nhiệm đối với chồng và giáo dục con cái. Mỗi gia đình Việt Nam nếu thiếu đi người vợ, người phụ nữ, nơi ấy không biết cái gì sẽ xảy ra. Nhưng chắc chắn sự ổn định, sự ấm cúng sẽ có sự chuyển dịch nhất định. Gia tộc cũng là chỗ dựa tinh thần quan trọng của mỗi gia đình trong sự biến đổi của cuộc sống và thời cuộc. Ta vẫn thường nhắc con cháu nhớ đến tổ tiên, ông bà, cha mẹ, họ hàng chính là nhắc đến sức sống lưu truyền của gia tộc. 2. Tổ chức làng : Nông thôn Việt Nam lấy đơn vị làng làm tổ chức khá bền vững. Làng là đơn vị địa lý, địa bàn cư trú quan trọng của người Việt. Dưới làng có xóm. Xóm làng là một mối liên hệ bền chặt để đối phó với thiên tai và nạn trộm cắp, giặc giã, với mâu thuẫn giữa làng này với làng khác. Mối liên kết này ở miền Bắc diễn ra trong thời gian khá dài cho đến năm 1954. Trung tâm sinh hoạt ở làng Bắc Bộ là đình làng. Mọi sự cúng tế, xử kiện, sinh hoạt của làng thường diễn ra ở đình làng. Già làng có một vai trò quan trọng trong tổ chức làng. Truyền thống coi trọng người già trong sinh hoạt làng quê Việt Nam là một truyền thống tốt đẹp. Làng là tổ chức hành chánh cơ sở ở nông thôn trước đây và hiện nay. Làng còn là nơi hội tụ những tình cảm gắn bó giữa con người và con người, là chỗ dựa tinh thần của mỗi gia đình, gia tộc trong quá trình tồn vong và phát triển. Nhiều làng có thờ thần hoàng của làng mình. Đó là minh chứng cho uy tín và danh dự của làng. Mỗi làng được tổ chức theo dân chính cư và ngụ cư. Dân ngụ cư là dân ở nơi khác đến ở nhờ và thường không được coi trọng và bị ngược đãi. Dân chính cư chia làm nhiều loại : chức sắc, chức dịch, lão, đinh, tấu. Chức sắc, chức dịch bầu ra hội đồng kỳ mục (tiên chỉ, thứ chỉ. Hội đồng kỳ mục bầu ra chức dịch như lý trưởng, phó lý hương trưởng ... Lão, đinh, ấu được tổ chức theo giáp. Tổ chức làng xã dựa vào giáp. Đặc trưng của tổ chức làng là coi trọng tính cộng đồng. Chính nhờ ý thức cộng đồng này mà họ gắn bó với nhau, nhất là trong những lúc gian nguy, hoạn nạn, biết đùm bọc, tương thân, tương ái nhau. Nhưng cũng từ đấy lại đẻ ra tư tưởng ỷ lại, dựa dẫm nhau. Làng còn thể hiện tính độc lập tự trị, cuộc sống nặng về tự cung tư cấp, cuộc sống bó hẹp sau lũy tre làng. Và đó cũng là một trong những nguyên nhân đẻ ra tư tưởng cục bộ, địa phương, hẹp hòi. - Kiến tạo làng : Làng ở miền Bắc và miền Trung là một vùng lãnh thổ tách biệt với những làng khác bằng cánh đồng, ao chum, con đường hay sông ngòi ... Bao quanh làng là những lũy tre xanh. Làng giàu người dân chú ý xây đường làng bằng gạch lát. 3. Nước: Nước là một cái gì thiêng liêng, một cái gì gần gũi với cộng đồng. Khái niệm nước thường gắn liền với một lãnh thổ nhất định, với bờ cõi, núi sông, với một thể chế chính trị xã hội nhất định, với một phong tục tập quán, với một truyền thống văn hóa nhất định. Khái niệm nước trong ý niệm của người Việt thường gắn liền với khái niệm Nhà (trong từ vựng tiếng Việt có từ : quốc gia, nhà nước) Ở Việt Nam trước đây, các cấp trung gian như phủ, tỉnh vùng không đóng vai trò quan trọng trong đời sống của cộng đồng người Việt. Quan trọng đối với họ là làng và nước. Sự kết hợp giữa làng và nước, nhà và nước là một trong những nhân tố làm nên sức mạnh của cộng đồng người Việt. Tổ chức quốc gia trên cơ sở lãnh thổ, địa lý. Cộng đồng người Việt sống trong một quốc gia, một lãnh thổ nước Đại Việt ngày nay gọi là nước Việt Nam. Đứng đầu tổ chức nhà nước phong kiến ở nước ta là vua. Nhưng với người Việt biểu tượng của nước lại là dân. “Quan nhất thời, dân vạn đại “Lý Thường Kiệt có lần đã nói : “Đạo làm chủ ở dân Cốt nước ở dân” Nước và dân trong tâm thức người Việt là gắn bó, là một thể thống nhất. Ngày nay ta thường nói: “Vì nước, vì dân” “trung với nước, hiếu với dân”, yêu nước, thương dân”, “ích nước lợi dân”, những cụm từ ấy thể hiện sự gắn bó giữa nước và dân. Nhưng cấu thành về mặt xã hội của một nước ở ta thời phong kiến bao gồm vua, quan, dân. - Vua: Vua được tấn phong theo tục cha truyền con nối Vua sở hữu mọi đất đai. Mọi quyền lực của Nhà nước, của quốc gia tập trung vào vua. Mọi hành vi, biểu hiện của Vua thường gắn liền với các từ: Hoàng, Long, Ngọc, Ngự. Y Phục của Vua là áo vàng (màu hoàng thổ). - Quan: quan do vua phong tước. Ở các triều đại phong kiến Việt Nam, các quan thăng chức thường là những người có công, những người thông qua con đường thi cử. Truyền thống trọng văn, trọng người tài là nét đáng chú ý trong việc thăng quan ở các triều đại phong kiến Việt Nam. - Dân: Dân chia làm 4 hạng: Sĩ, Nông, Công, Thương. Trong lịch sử Việt Nam kẻ sĩ thường được coi trọng. Nhưng trong dân gian, mối quan hệ kẻ sĩ và nông gia cũng có khi thay đổi, xuất phát từ quan niệm sống thiết thực “Có thực mới vực được đạo” và có thời người ta đã thay đổi mối quan hệ Sĩ-Nông. “Nhất sĩ nhì nông Hết gạo chạy rông Nhất nông nhì Sĩ. Quan niệm trên thể hiện vai trò của người nông dân trong đời sống, trong cộng đồng người Việt. Trước đây, truyền thống thương mại ở ta không được coi trọng. Điều này bị chi phối bởi tính chất tự trị, tự túc trong lối sống của cộng đồng người Việt. Từ đó có câu : “Dĩ nông vi bản Dĩ thương vi mạt” (lấy nông làm gốc, lấy thương làm ngọn) Tổ chức xã hội của cộng đồng người Việt : gia đình làng, nước, như là một cấu trúc đặc thù, tạo nên một thể tổng hợp, mối liên kết một hợp lực tạo nên sức mạnh của dân tộc trong mọi nguy biến, thăng trầm của lịch sử. II. VĂN HÓA VẬT CHẤT CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT. Văn hóa vật chất của cộng đồng dân tộc phản ánh trình độ khả năng vật chất, và sự tiến bộ trong sinh hoạt vật chất của dân tộc đó. Thông qua sinh hoạt vật chất, con người nhận biết một phần sở thích, lối sống, phong tục của một cộng đồng người văn hóa vật chất gắn liền với tiến trình lịch sử của dân tộc, với trình độ kỹ thuật trong sản xuất vật chất, với sự tác động ảnh hưởng của văn hóa vật chất của khu vực và thế giới. Tìm hiểu văn hóa của cộng đồng người Việt chủ yếu đi vào một số phương diện : ăn, mặc, ở đi lại. 1. Ăn uống : a) Ăn : Người Việt Nam chủ yếu là ăn cơm. Dù ăn gì người Việt cũng lấy cơm lót dạ. Tập quán ấy là do người Việt biết trồng lúa từ thời Thượng cổ. Khoai lang là sản vật nhập vào nước ra từ thế kỷ XV. Ngô xuất phát từ Mỹ sang Trung Quốc và nhập vào Việt Nam thế kỷ XVII, XVIII. Ngô, khoai cũng là những lương thực rất cần cho người Việt. Do vậy trong dân gian có câu : “Được mùa chớ phụ ngô, khoai Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng” Nước ta là một nước ở khu vực nhiệt đới gió mùa có nhiều sản vật, động, thực vật phong phú tạo nên nguồn thực phẩm đa dạng, phong phú. Kỹ thuật nấu nướng rất tinh xảo và linh hoạt tùy theo từng vùng, từng mùa, tùy theo sở thích và khẩu vị của con người trong mỗi thời điểm khác nhau. Cách sử dụng nguyên liệu thực phẩm cũng rất khác nhau. Tây thích ăn bơ, sữa, pho mát. Người Trung Quốc thích ăn vừng lạc, xì dầu, húng liệu và các loại nấm. Người Việt thích dùng mỡ, nước mắm, tương chao, rau cà. Các loại gia vị trong bữa ăn càng nhiều càng tạo nên khoái cảm, người Việt thích ăn nhiều gia vị phối hợp, ví dụ như quan sát cách pha chế nước chấm của người Việt sẽ thấy được điều đó. Cái quan trọng trong pha chế là sự phối hợp liều lượng trong cách pha chế và nấu nướng. Cà pháo, mắm tôm, rau muống, tương chao... là những loại thức ăn dân dã mà người Việt dù giàu nghèo đều ưa thích. Sống xa quê người Việt dù ăn ngon đủ thức, đủ chất vẫn thường nhớ đến những món ăn đậm sắc vị dân tộc. “Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương” Lê Quý Đôn cho biết ở sách “Thảo mộc trang” có chép: “Rau muống tính lạnh, vị ngọt. Người nước Nam lấy cỏ lau ken làm bè thưa để lổ nhỏ, thả trên mặt nước rồi trồng rau muống lên trên. Bè ấy nổi lênh đênh như bèo... Ấy là thứ rau lạ của phương Nam”. Người Việt làm ra rất nhiều loại bánh: bánh chưng, bánh dày, bánh cốm, bánh gai, bánh đậu xanh, bánh cuốn, bánh trôi... Đó là những thứ bánh mà người Việt thích và thường bày trong lễ hội, cúng bái tổ tiên, tiệc tùng. b) Uống : Nước uống mà người Việt thích là nước chè (trà): chè tươi, chè khô, chè mạn, chè hạt. Uống chè là một thói quen của người Việt. Đối với những người có thú uống trà thì uống trà đối với họ là một nghệ thuật. Một thuật thưởng trà như cụ Nguyễn Tuân đã từng bàn đến. Ngoài ra, dân quê vùng châu thổ Bắc Bộ có một thứ uống thông dụng là nước lá vối. Lá vối hái, phơi khô, đem đun sôi, uống vào mùa nóng, mát dạ, dễ tiêu hóa. Trong cách ăn uống của người Việt, người Việt chưa tính đến lượng calo trong mỗi thức ăn, họ mới nghĩ đến ăn đủ, ăn no, và dần dần tiến đến ăn ngon. Một nét đặc biệt trong ăn uống mà người Việt chọn là những thức gì ăn có chất bổ, hợp với cơ thể của mỗi người. Thức ăn luôn được chế biến theo quan niệm nóng-lạnh, khử tanh bằng cách tăng gia vị tạo nên hương vị cho thức ăn, gây cảm giác ngon miệng. 2. Trang phục của người Việt : Người Lạc Việt mặc áo chui, gài khuy bên trái. Đàn ông đóng khố, đàn bà mặc váy, áo thêu. Sau CN, do bị đô hộ quan lại bắt dân mặc theo kiểu Trung Quốc, cụ thể là áo không cài khuy bên trái mà cài khuy bên phải. Chiếc váy tồn tại khá lâu ở miền Bắc cho đến thời Trịnh-Nguyễn phân tranh. 1771, chúa Võ vương bắt đàn bà Đàng trong mặc quần để phân biệt với đàn bà Đàng ngoài. 1828, Minh Mạng bắt đàn bà mặc quần thống nhất. Do vậy dân gian có câu chế riễu, chủ trương đó của vua : “Tháng tám có chiếu vua ra Cấm quần không đái người ta hãi hùng Không đi thì chợ không đông Đi thì phải mượn quần chồng sao đang Có quần ra quán bán hàng Không quần ra đứng đầu làng trông quan” Thời xưa nguyên liệu để dệt vải là vỏ cây sui, bẹ cây chuối tiêu. Từ vải sui, vải tơ chuối tiến đến vải bông cây gạo (còn gọi là vải Cát bối). Sau đó người Việt bắt đầu trồng dâu nuôi tằm, ươm kén và kéo sợi dệt nên tơ lụa. Nghề dệt tơ lụa phát triển nhiều ở thời kỳ nhà nước phong kiến giành được độc lập. Vào thời Trần nghề dệt phát triển hơn, do vậy hạn chế việc mua hàng dệt của phương Bắc. Người dân trong nước mặc lụa thâm, áo cổ khâu bằng là, đầu đội khăn dệt bằng tơ nhuộm xanh. Ở nông thôn thời phong kiến, các bô lão, các vị chức sắc ở làng, xã đội khăn đóng màu rêu, gấp nhiều nếp. Vùng trồng tơ lụa nổi tiếng ở nước ta thời phong kiến là vùng sông Nhuệ, vùng phụ cận Hà Nội (Thăng Long xưa). Ở Đàng trong, thời nhà Nguyễn nghề dệt phát triển. Đặc biệt là nghề dệt tơ, lụa Huế, ở Quảng Nam. Ở Huế thì có kỹ thuật dệt gấm nhiễu đỏ, lãnh (lĩnh) trắng hoa tròn. Quảng Nam có kỹ thuật dệt lĩnh bóng. Khi thực dân Pháp đô hộ nước ta, và khi đặt chế độ cai trị trên toàn cõi Việt Nam, và do ảnh hưởng của văn hóa phương Tây cái mặc của người Việt phần lớn ở các đô thị đã Tây hóa. Đây là một bước chuyển trong sự ăn mặc của người Việt thời hiện đại. Ở đô thị các bà, các ông bắt đầu ăn vận theo cách Tây, váy đầm, quần tây. Song phần lớn dân quê vẫn ăn mặc theo cách của dân tộc: áo, bà ba, quần ta. Trong tất cả y phục của người phụ nữ Việt Nam thì chiếc áo dài là biểu trưng cho vẻ đẹp kiều diễm, giản dị và thanh lịch của người phụ nữ Việt. Chiếc áo dài Việt Nam là nét đặc trưng cho vẻ đẹp của văn hóa trang phục của người Việt xưa và nay. Thời xưa giai cấp phong kiến Việt Nam học cách trang phục của phong kiến Trung hoa. Do vậy, trong việc mặc có những quy định nghiêm ngặt. Triều đình có bô lễ, quy định cách ăn mặc theo thứ bậc, phẩm hàm. - Vua : mặc áo màu vàng. - Thầy tu : ... a, tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Minh, giành lại nền độc lập thống nhất cho đất nước. Sau cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi, vương triều nhà Lê được thành lập Thăng Long làm đế đô và Lam Sơn được xây dựng làm Lam Kinh, với nhiều cung điện, đền, miếu đón vua, quan nhà Lê hàng năm về tổ chức lễ tế, ghi công đức tổ tông và các bậc tiền liệt. Theo sử cũ cho biết: Lam Kinh được vua Lê Thái Tông cho xây dựng năm 1433 (năm Lê Lợi mất). Tiếp năm sau dựng thêm miếu Thái Mẫu, nhưng một nạn hỏa tai đã tàn phá các công trình. Năm 1448 vua Lê Nhân Tông cho xây dựng lại các triều đại sau đó bổ sung thêm, có nhiều điện nguy nga như điện Quang Đức, điện Sùng Thiếu, điện Diên Khánh... Lam Kinh trở thành một bức tranh tuyệt đẹp. Khu vực Lam Kinh rộng khoảng 41 ha, đoạn sông Chu uốn vòng chảy dưới cung điện gọi là Ngọc Khê, trước kia có cầu bắc qua, nay sông cạn, cầu đã mất. Có hồ bán nguyệt nơi đây xưa các thi nhân đã ca ngợi: “Chen chúc hồ sen, ngát vị hương”. Lối lên, xuống có bốn rồng đá lớn. Điện thờ hình chữ vương, nằm cao hơn. Hiện nay còn hơn 50 tảng đá còn lại, đường kính mỗi tảng đến 80cm, điều đó cho thấy cung điện có quy mô khá to lớn. Có 17 gian nhà với diện tích chừng 1000m2 mặt nền được lát bằng gạch lớn, một lối đi ngắn dẫn từ điện đến hậu cung. Khu này gồm 9 gian, cấu trúc theo hình cánh cung, như ôm lấy điện thờ. Phía sau có giếng ngọc, có đường trục dẫn vào mộ Lê Lợi. Dãy thành bao quanh được dựng theo cách bố cục của các kiến trúc bên trong hình thành nên thành nội và thành ngoại. Lam Kinh là nơi qui tụ nhiều bia mộ của các triều vua Lê. Ngày nay còn lại bia Vĩnh Lăng (Lê Lợi) dựng năm 1433, bia Chiêu Lăng (Lê Thánh Tôn) dựng năm 1498, bia Du Lăng (Lê Hiến Tông) dựng năm 1505, bia Lê Túc Tông (dựng năm 1504), và bia Hoàng hậu Ngô Thị Ngọc Dao (dựng năm 1498). Mỗi mộ có một bia, đáng chú ý nhất là bia Vĩnh Lăng. Đây là tấm bia to nhất nước ta còn lại hiện nay. Bia có chiều cao 2,7m rộng 2m dày 0,27m. Trán và diền bia có chạm rồng, đám mây, hoa văn hoa lá. Đỉnh bia tạc theo hình vòng cung 1200, có trang trí vòng tròn. Hai bên có hai con rồng vươn đầu đối diện, nổi rõ trên nền đám mây chạm thưa. Phần cuối bia, nơi tiếp giáp với thần rùa là những hình họa tiết hình sóng nước và các đường song hành kéo ngang kết cạnh của tấm bia. Mặt sau của bia cũng trang trí nhưng đơn giản hơn. Bia được đặt trên lưng con rùa lớn tạc bằng đá nguyên khối. Kỹ thuật khắc chữ trên bia rất đặc sắc, nét chữ sâu. Bia Vĩnh lăng do Nguyễn Trãi – một danh nhân và công thần của nhà Lê soạn thảo. Đây là một tài liệu lịch sử quí giá còn được lưu giữ lại. Sự nghiệp của Lê Lợi và cuộc giải phóng dân tộc ta đầu thế kỷ XV đã được trình bày đầy đủ, súc tích, hào hùng trên tấm bia. Ngoài ra, còn cần phải nhắc đến những con rồng đá ở bậc lên xuống điện thờ, đó là những phiến đá lớn tạc thành hình con rồng, dáng điệu hùng mạnh. những áng mây được thể hiện và bố cục rất khéo léo, tưởng như rồng đang vươn mình bay lên, trong hình tam giác bệ rồng chính giữa là một bông hoa lớn đang nở với những nét chạm khắc dứt khoát. Đây là những sáng tạo mới của nền nghệ thuật khắc đá Việt Nam thế kỷ 15– 16. Cùng với những di tích, danh thắng nổi tiếng tiêu biểu của xứ Thanh: núi Nhồi với tượng Vọng Phu (hình dáng một người phụ nữ bồng con chờ chồng), núi Đọ với di chỉ khảo cổ cùng trống đồng của nền văn hóa Đông Sơn, núi Nưa gắn với tên tuổi của Triệu Thị Trinh chống ách đô hộ của nhà Ngô và Hàm Rồng – địa danh đã ghi dấu trong những tháng năm chống Mỹ... Lam Kinh là một di tích lịch sử – văn hóa lớn, một điểm du lịch hấp dẫn của xứ Thanh nói riêng và của đất nước Việt Nam nói chung. Năm 1995, Lam Kinh được Nhà nước đầu tư 800 triệu đồng trong tổng số 22 tỉ đồng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt luận chứng phục hưng, trùng tu và tôn tạo từ năm 1995 đến 2005. Tỉnh Thanh Hóa đã trùng tu bia Vĩnh lăng, khu lăng mộ Lê Lợi, xây dựng nhà bia, khu mộ Lê Thánh Tông và tôn từ Hoàng thái hậu Ngô Thị Ngọc Dao, tu sửa miếu nhà Hậu Lê ở thành phố Thanh hóa. Lam Kinh là một di tích lịch sử văn hóa chung của dân tộc, một địa danh du lịch hấp dẫn. Lam Kinh luôn mãi là niềm tự hào, kiêu hãnh của người Việt Nam nói chung và của người dân xứ Thanh nói riêng. Mạnh HaØ VĂN HÓA VĂN LANG VIỆT NAM Giao lưu văn hóa là hiện tượng lịch sử đã có từ thuở có loài người. Giao lưu văn hóa cũng là bảo vệ văn hóa. Xưa nay, bảo vệ văn hóa dân tộc gắn liền mật thiết với bảo vệ độc lập dân tộc. Nước Văn Lang (Âu Lạc) rơi vào tròng đô hộ của Bắc phương từ trước Công Nguyên và mang ách đó trên một ngàn năm. Trong ngàn năm dòng nước suối hiền lành đủ thời giờ để bào mòn tất cả các khía cạnh của một hòn đá. Huống hồ nước chảy rất mạnh, đổ từ cao. Bắc phương đô hộ Văn Lang là một nước lớn, bao giờ cũng đông dân hơn, bao la hơn ta gấp mấy chục lần! Bắc phương lại là dân tộc có văn hóa cao hơn, nước ấy trong hàng chục thế kỷ nhất luật thực hiện một đường lối trước sau như một, đường lối “bình thiên hạ”, đường lối đồng hóa, quyết đem tất cả về một mối. Kết quả của đường lối “bình thiên hạ” đó là tất cả các quốc gia dân tộc cổ đại dưới sông Dương Tử và sau Ngũ Linh đều Hán hóa, đều tiêu mất – Duy ngoại lệ còn có Văn Lang, đất nước tổ tiên Việt Nam; Sau hơn một ngàn năm bị đô hộ, Văn Lang đã không chết mất, mà nó còn xuất hiện trở lại với danh xưng Đại Việt, với các đặc tính dân tộc càng đậm đà hơn, với sức sống dân tộc càng mãnh liệt hơn. Vì sao? Vì sao ngàn năm nước chảy mà đá không mòn? Bài này không tìm cách lý giải trong đất hiểm tài cao mà xứ nào, dân nào cũng có; bài này đi tìm lý giải trong các nguyên nhân văn hóa, chủ yếu là trong những yếu tố tâm hồn, trong những hạt nhân tư tưởng của văn hóa Văn Lang. Xa xưa, ở Đông – Nam châu Á, ở lưu vực sông Hồng, sông Mã có một nước, không biết nước ấy tự lấy tên gì, nhưng nó không phải là một nước trong “thiên hạ” nhà Chu. Nó sinh ra độc lập, Bắc phương chưa với tới; họ gọi nó là Văn Lang. Dân tộc Văn Lang lại là một dân tộc định canh, định cư hoàn toàn không phải là một “nước trên lưng ngựa” như các dân tộc ở miền Tây Bắc của Bắc phương. Định canh, định cư thì đất nước có điều kiện phát triển rực rỡ, dân tộc có điều kiện thuận lợi để xây dựng văn hóa. Nước Văn Lang không biết ra đời từ bao giờ, từ thế kỷ nào. Tiền sử cho là đêm đen, nhưng khoa học lịch sử xác định được niên đại của trống đồng sản phẩm đặc sắc nhất của Văn Lang, của thời đại Hùng Vương. Trong thời đại đó cộng đồng xã hội nguyên thủy phân hóa để đi lên một trật tự mới trên có vua Hùng, dưới có Lạc hầu, Lạc tướng; Lạc dân cày cấy lạc điền, lễ hội theo tiếng trống đồng, chống xâm lăng bằng mũi tên đồng, vượt biển cả đến quần đảo Nam Hải bằng thuyền lớn, trồng lúa nứơc dư thừa thì chứa đựng bằng thạp đồng, làm nhiều món trang sức bằng đá quý cho phụ nữ. Gần đây có nhà khoa học thấy trên một trống đồng một quan niệm về vũ trụ và một thứ chữ viết sơ khai. Như vậy, Văn Lang là một thực tế lịch sử, một nước bền vững lâu dài, có bờ cõi, lịch sử, chế độ xã hội, phong tục tập quán của riêng mình. Trong thời đại như thế người Văn Lang tập hợp đủ điều kiện để sáng tạo một nền văn hóa có bản sắc Văn Lang, bản sắc dân tộc của riêng mình. Nền văn hóa đó mang những đặc tính gì mà đã làm được nhiệm vụ bảo vệ đất nước khỏi bị đồng hóa bởi hơn ngàn năm đô hộ? Người Văn Lang chưa có chữ viết, còn Bắc phương thì chưa đến Văn Lang, cho nên không có chữ viết về xã hội Văn Lang, nhưng Văn Lang để lại cho các đời sau không ít truyền thuyết, “Văn học truyền miệng” các thế hệ đều nhớ cả, về sau mới ghi bằng chữ. Tính chân thật của truyền thuyết tới mức nào, nhiều người đã bàn, ta không trở lại. Điều đáng chú ý là : trong số truyện cổ dân gian phong phú của Việt Nam, có những truyện đứng đầu, nghĩa là tiêu biểu nhất, không có chuyện nào nói về tạo thiên lập địa, về Thượng đế toàn lương, toàn năng mà phần lớn các truyện nếu không nói là tất cả, đều nói về nguồn gốc của dân tộc và của đất nước mình. Trí “siêu việt” không có mấy mà óc “thực tế” thì đầy đủ cho cuộc sống của cộng đồng người Văn Lang. Tổng hợp lại nội dung các truyền thuyết căn bản thì có thể thấy rõ 5 điểm tâm hồn, tư tưởng nổi bật hơn hết trong thời đại xa xưa ấy, mà lạ thay những điểm tâm hồn, tư tưởng xa xưa ấy đã theo dõi lịch sử dân tộc Việt Nam từ thuở ấy cho đến ngày nay. Năm điểm ấy không phải rời rạc mà kết thành hệ thống. Thứ nhất: Nghĩa đồng bào. Nghĩa “đồng bào” là nội dung tư tưởng, tâm hồ của truyện họ Hồng Bàng, truyện Lạc Long Quân sánh duyên với bà Âu Cơ sinh trăm trứng nở trăm con. Xét kỹ đây là di chúc đầu tiên, di chúc số một, của tổ tiên: hãy thương yêu nhau, hãy sống chết có nhau, có người lớn mạnh hơn ra rình rập ngoài cửa. Về sau sẽ có câu: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”. Người trong một nước đã phải thương nhau cùng, thì người trong một nhà, cùng tổ tiên, cùng một học sinh ra thì tự nhiên phải thương nhau thân thiết hơn nữa. Đây là khởi điểm của đạo thờ tổ tiên của ta. Thứ hai : Sự tích nước Văn Lang hình thành bằng sự hợp nhất của 15 bộ lạc anh em. Trong văn học truyền miệng ngày xưa của nước ta không thấy có chuyện xung đột, sát phạt nào giữa các bộ lạc. Thường lẽ nhất, tới nay vẫn còn, trong sự lập quốc của các dân tộc, khó tránh cái lẽ tranh hùng, mạnh đặng yếu thua, lớn nuốt bé. Trái lại Văn Lang bắt đầu bằng sự hợp nhất cả vì lý, lẫn vì tình. Văn Lang tồn tại lâu dài bởi sự hợp nhất. Hợp nhất cũng là của tổ tiên ta. Thống nhất sức mạnh tồn tại của đồng bào ta đứng trước kẻ địch. Thứ ba: “vì nước quên mình”; tư tưởng lớn này được tiêu biểu bởi truyện Ông Gióng. Truyện Ông Gióng là truyện anh hùng. Truyện anh hùng thì các dân tộc cổ đại đều có, nhưng truyện anh hùng cứu nước như truyện Ông Gióng, truyện vì nước quên mình như truyện Ông Gióng, thì quả là không nhiều, ít có lắm! Truyện Ông Gióng Văn Lang là truyện sức mạnh của tâm hồn. Truyện Ông Gióng thật ra là chủ nghĩa yêu nước trong như lọc. Đó là tâm hồn vì nước quên mình. Từ thuở đó đến mấy ngàn năm về sau, mỗi lần giặc vào biên cương toàn dân ta nhớ đến “gươm núi Sóc, cọc Bạch Đằng” là vậy. Thứ tư : Lẽ trị quốc trước hết là trừ bạo an dân. Tư tưởng trừ bạo an dân thịnh đạt nhất với Nguyễn Trãi nhưng nảy sinh từ thuở Văn Lang và toát ra từ truyện lớn Lạc Long Quân diệt Thủy Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh. Về sau đến “Bình Ngô đại cáo” có câu “Việc nhân nghĩa cốt để an dân, quân điếu phạt trước lo trừ bạo”. Lòng trừ bạo an dân của người Văn Lang đã được nói lên từ ngàn xưa. Kỳ vọng đẹp. Trách nhiệm cao. Nước nhỏ mà mạnh là nhờ vậy. Nếu chỉ có chuyện diệt ba con tinh thì trăm đời sau con cháu nhớ để làm gì. Thứ năm : Cuối cùng xin nói đến sự tín ngưỡng, sự tôn thờ, nghĩa là nói cái “Đạo” của người Văn Lang. Tư tưởng và tín ngưỡng thường cặp kè đi chung với nhau, đều thuộc về tâm hồn, thuộc về văn hóa của một dân tộc. Qua các truyền thuyết còn lưu lại đến ngày nay, tín ngưỡng đời xưa được nói lên quá rõ. Khá rõ là thuở ấy chưa có một tôn giáo lớn nào đã hay đang vào Văn Lang. Tuy vậy người Văn Lang có tín ngưỡng của riêng mình. Hẳn là chủ nghĩa vật linh, thời xưa, dân tộc nào cũng có. Nhưng kề bên hay là trước hết, cái đạo của người Văn Lang không phải là tôn thờ một vị Thượng đế toàn lương, toàn năng xa lạ, cao siêu mà tôn thờ chính tổ tiên của mình, tôn thờ các vị sáng lập ra nước mình, tôn thờ các anh hùng dân tộc có nhiều công đức với quần chúng, tôn thờ không phải những thiên thần đâu đâu mà tôn thờ linh khí núi sông của mình. GS. Trần Văn Giàu TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. ĐÀO DUY ANH –VIỆT NAM VĂN HÓA SỬ CƯƠNG NXB TP.HCM, 1992 2. PHẠM VĂN ĐỒNG –VĂN HÓA VÀ ĐỔI MỚI NXB CHÍNH TRỊ QG, HN, 1994 3. TRẦN VĂN GIÀU – HỆ TƯ TƯỞNG PHONG KIẾN NXB TP.HCM, 1993 4. TRƯƠNG CHÍNH, ĐẶNG ĐỨC SIÊU – SỔ TAY VĂN HÓA VIỆT NAM NXB VĂN HÓA HN, 1978 5. NGUYỄN PHI HOANH – MỸ THUẬT VIỆT NAM NXB TP.HCM, 1984 6. ĐINH GIA KHÁNH – VĂN HÓA DÂN GIAN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA ĐNÁ NXB VHTT, HN, 1993 7. PHAN NGỌC – VĂN HÓA VIỆT NAM VÀ CÁCH TIẾP CẬN MỚI NXB VHTT, HN, 1994 8. VĂN HÓA VIỆT NAM (BAN VĂN HÓA VĂN NGHỆ TRUNG ƯƠNG) NXB VĂN HÓA HN, 1989 9. CON NGƯỜI VIỆT NAM NXB TPHCM, 1992 10. PHONG TỤC VIỆT NAM NXB TPHCM, 1992 11. NHỮNG CỘT MỐC LỊCH SỬ NXB SÁCH GK MÁCLÊNIN, HN, 1989 12. GIẢI THÍCH CÁC DANH TỪ TRIẾT HỌC SỬ TRUNG QUỐC NXB GD, HN, 1994 13. TỪ ĐIỂN TRIẾT HỌC (BẢN TIẾNG NGA) NXB TÀI LIỆU CHÍNH TRỊ, M, 1986 14. VỀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA TINH THẦN VIỆT NAM NXB TT LÝ LUẬN, HN, 1983 15. ĐẶNG ĐỨC SIÊU – NGỮ VĂN HÁN NÔM NXB GD, HN, 1987 16. NGUYỄN NGỌC SAN – TÌM HIỂU VỀ TIẾNG VIỆT LỊCH SỬ NXB GD, HN, 1993 17. VĂN HÓA HỌC ĐẠI CƯƠNG VÀ CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM NXB KHXH, HN, 1996 18. NHỮNG VẤN ĐỀ LỊCH SỬ – VĂN HÓA ĐÔNG NAM Á VIỆN ĐNÁ, HN, 1983 Giáo trình CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM của Khoa Ngữ văn trường ĐHSP TP.HCM đăng ký trong kế hoạch năm 2002. Ban Ấn Bản Phát hành Nội bộ ĐHSP sao chụp 600 cuốn, khổ 14,5 x 20,5, xong ngày 22 tháng 10 năm 2002.
File đính kèm:
- bai_giang_co_so_van_hoa_viet_nam_phung_quy_nham_phan_2.pdf