Bài giảng Công cụ phái sinh - Chương 1: Tổng quan về các công cụ phái sinh

NỘI DUNG

1. Khái quát thị trường công cụ phái sinh

2. Các loại công cụ phái sinh chủ yếu

3. Các chủ thể tham gia vào giao dịch phái sinh

4. Mục đích sử dụng công cụ phái sinh

pdf 21 trang yennguyen 8560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Công cụ phái sinh - Chương 1: Tổng quan về các công cụ phái sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Công cụ phái sinh - Chương 1: Tổng quan về các công cụ phái sinh

Bài giảng Công cụ phái sinh - Chương 1: Tổng quan về các công cụ phái sinh
CHƯƠNG 1 
TỔNG QUAN VỀ CÁC 
CÔNG CỤ PHÁI SINH 
1 
NỘI DUNG 
Khái quát thị trường công cụ phái sinh 1. 
Các loại công cụ phái sinh chủ yếu 2. 
Các chủ thể tham gia vào giao dịch phái sinh 3. 
Mục đích sử dụng công cụ phái sinh 4. 
2 
Lịch sử hình thành công cụ phái sinh 
§  Các công cụ phái sinh bắt nguồn từ thời Trung cổ, khi 
có nhu cầu bảo hiểm giá cả cho các hàng hoá nông sản. 
Lúc này, những hình thức đầu tiên của hợp đồng kỳ hạn 
đã ra đời. 
§  Hợp đồng quyền chọn cũng được ra đời từ những năm 
624 B.C 
§  Năm 1848 trung tâm giao dịch Chicago Board of Trade 
(CBOT) ra đời và là nơi giao dịch chính thức đầu tiên 
của công cụ phái sinh. 
§  Những hợp đồng hoán đổi được giao dịch lần đầu tiên 
vào đầu những năm 1980. 
3 
Khái niệm công cụ phái sinh 
§  Công cụ phái sinh được hiểu là những công cụ 
tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc (hoặc bắt 
nguồn) từ công cụ khác, những biến số cơ bản. 
4 
Tài sản cơ bản 
§  Những tài sản cơ bản là tài sản gốc trong những 
hợp đồng phái sinh. 
§  Những tài sản gốc này rất phong phú: lúa mỳ, 
nước cam, thịt lợn, phái sinh điện, phái sinh bảo 
hiểm đến các hiện tượng tự nhiên 
5 
Forwards 
Thị trường tập trung Thị trường phi tập trung 
Thị trường giao dịch 
Futures Options Swaps Options 
Thị trường giao dịch công cụ phái sinh 
6 
Đặc điểm thị trường công cụ phái sinh 
§  Giá trị giao dịch rất lớn; 
§  Là thị trường có tính linh hoạt, mềm dẻo hơn so với các 
thị trường khác; 
§  Đa dạng hàng hoá giao dịch; 
§  Chịu ảnh hưởng của sự biến động giá cả hàng hoá thị 
trường lớn; 
§  Đa dạng chủ thể tham gia. 
7 
Các công cụ phái sinh chủ yếu 
1 
Hợp đồng kỳ hạn 
2 
Hợp đồng tương lai 
3 
Hợp đồng hoán đổi 
4 
Hợp đồng quyền chọn 
8 
Hợp đồng kỳ hạn 
§  Khái niệm: hợp đồng kỳ hạn là một thoả thuận mua 
hoặc bán một tài sản tại một thời điểm nhất định trong 
tương lai với một mức giá nhất định đã thoả thuận từ 
hôm nay. 
§  Như vậy, hợp đồng kỳ hạn là loại hợp đồng giao sau, 
đối lập với hợp đồng giao ngay. 
9 
Hợp đồng tương lai 
§  Khái niệm: hợp đồng tương lai là một thoả thuận giữa 
hai bên để mua hoặc bán một tài sản tại một thời điểm 
nhất định trong tương lai với một mức giá nhất định. 
§  Bên mua – bên có trạng thái trường: đồng ý mua tài sản 
vào một ngày nhất định với mức giá đã xác định trước. 
§  Bên bán – bên có trạng thái đoản: đồng ý bán tài sản 
vào một ngày nhất định với mức giá đã xác định trước. 
10 
Hợp đồng hoán đổi 
§  Trong thị trường tài chính, một hợp đồng hoán đổi là 
một thoả thuận để trao đổi một chuỗi các dòng tiền tại 
một thời điểm nhất định trong tương lai theo một 
nguyên tắc nhất định nào đó. 
§  Giao dịch hoán đổi được tạo ra để chủ thể kiểm soát tốt 
hơn các dòng lưu chuyển tiền tệ của mình. 
11 
Hợp đồng hoán đổi 
§  Khi mới xuất hiện công cụ này vào đầu thập kỷ 80’s, 
các ngân hàng dàn xếp các giao dịch hoán đổi cho các 
bên cụ thể có nhu cầu cần bổ sung cho nhau. Các ngân 
hàng thu được phí do làm đại diện trong các giao dịch 
này. 
§  Thị trường càng phát triển, ngân hàng tham gia với vai 
trò chủ chốt, thực hiện những bù trừ tất cả các trạng thái 
với các bên ngang nhau và đối nghịch. Thu nhập được 
tạo ra từ sự chênh lệch giữa lãi suất hoán đổi thanh toán 
và nhận được, hoặc phí trả trước để dàn xếp. 
12 
Hợp đồng quyền chọn 
§  Khái niệm: quyền chọn là một công cụ phái sinh cho 
phép người nắm giữ nó có quyền mua hoặc bán một 
khối lượng nhất định hàng hoá với một mức giá xác 
định, vào một thời điểm xác định trước. 
" Người mua quyền chọn được quyền lựa chọn khi mức 
giá trên thị trường có lợi cho mình và phải trả khoản phí 
cho quyền lựa chọn đó. 
13 
Kiểu quyền chọn 
Quyền 
chọn 
mua – 
Call options 
cho phép người nắm giữ quyền mua 
một tài sản với một giá cụ thể trước 
hoặc đúng ngày đáo hạn 
Quyền 
chọn 
bán – 
 Put options 
cho phép người nắm giữ quyền bán 
một tài sản với một giá cụ thể trước 
hoặc đúng ngày đáo hạn 
14 
Kiểu quyền chọn 
Quyền 
chọn 
kiểu Mỹ 
cho phép người giữ quyền thực hiện 
tại bất cứ thời điểm nào trước ngày 
đáo hạn hợp đồng 
Quyền 
chọn kiểu 
Châu Âu 
chỉ cho phép người giữ quyền thực 
hiện vào đúng ngày đáo hạn hợp đồng 
15 
Tên hàng hoá cơ sở và khối lượng mua theo yêu cầu 
Ngày đáo hạn – Expiration date or maturity date 
Loại quyền chọn: mua và bán 
Giá quyền lựa chọn hay phí quyền chọn 
Giá thực hiện – Exercise price or strike price 
Các yếu tố cơ bản trong hợp đồng quyền chọn 
16 
Các chủ thể tham gia thị trường 
Thị trường công cụ phái sinh 
Nhà tự 
bảo hiểm 
Nhà đầu 
cơ 
Nhà 
kinh doanh 
chênh lệch 
giá 
17 
Nhà tự bảo hiểm - Hedger 
§  Nhà tự bảo hiểm: là những người nắm trong tay tài sản 
gốc như hàng hoá, chứng khoán và sử dụng công cụ 
phái sinh để giảm thiểu hoặc loại bỏ các rủi ro tiềm 
tàng do sự biến động giá cả của các tài sản do mình 
nắm giữ. 
§  Nhà tự bảo hiểm có thể là bất cứ ai, các tổ chức như 
công ty, doanh nghiệp sản xuất hoặc những cá nhân như 
người nông dân, hộ sản xuất nhỏ 
18 
Nhà đầu cơ - Speculator 
§  Nhà đầu cơ là những người 
sẵn sàng đối mặt với rủi ro, 
thu lợi nhuận từ sự biến 
động giá cả của tài sản gốc. 
§  Họ sử dụng công cụ phái 
sinh như một đòn bẩy đặc 
biệt. 
19 
Nhà kinh doanh chênh lệch giá 
§  Những người kinh doanh chênh lệch giá là những người 
tìm kiếm lợi nhuận từ sự chênh lệch giá của một loại 
hàng hoá giữa hai hay nhiều thị trường. 
§  Họ không phải nhà đầu tư mà cũng không phải là nhà 
đầu cơ bởi vì họ không phải gánh chịu bất cứ một loại 
rủi ro nào. 
§  Nhà kinh doanh chênh lệch giá có thể là cá nhân, tổ 
chức 
20 
Mục đích sử dụng công cụ phái sinh 
1 • Phòng ngừa rủi ro 
2 • Đầu cơ 
3 • Giao dịch 
4 • Cơ cấu lại tài sản nợ - có 
21 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_cong_cu_phai_sinh_chuong_1_tong_quan_ve_cac_cong_c.pdf