Bài giảng Đa dạng sinh học (Mới)

-Theo công ước về đa dạng sinh học được đưa ra vào năm 1992 tại

hội nghị Liên Hiệp Quốc về môi trường và sự phát triển, đa dạng

sinh học được định nghĩa là toàn bộ sự phong phú của các cơ thể

sống và các tổ hợp sinh thái mà chúng là thành viên, bao gồm sự

đa dạng bên trong giữa các loài vật và sự đa dạng của các hệ sinh

thái.

-“Đa dạng sinh học là biến dị có mặt trong tất cả các loài thực vật và

động vật, vật liệu di truyền của chúng và hệ sinh thái nơi các biến dị

đó xảy ra. Đa dạng ở ba mức (1) đa dạng di truyền (biến dị trong

gen và trong kiểu gen); (2) đa dạng loài (sự phong phú các loài) và

(3) đa dạng sinh thái (cộng đồng loài và môi trường của chúng).

 

pdf 37 trang yennguyen 1060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đa dạng sinh học (Mới)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Đa dạng sinh học (Mới)

Bài giảng Đa dạng sinh học (Mới)
Đa dạng sinh học
ĐA DẠNG SINH HỌC
I. Khái niệm về đa dạng sinh học.
II. Vai trò của đa dạng sinh học.
III. Đa dạng sinh học.
 1.Đa dạng về Loài.
 2. Đa dạng Di Truyền.
 3.Đa dạng Hệ sinh thái.
IV. Tình hình sử dụng.
V. Nguyên nhân làm giảm sự đa dạng sinh học.
VI. Hậu quả.
VII. Hình thức bảo tồn đa dạng sinh học.
ĐA DẠNG SINH HỌC
I.Khái niệm về đa dạng sinh học.
-Theo coâng öôùc veà ña daïng sinh hoïc ñöôïc ñöa ra vaøo naêm 1992 taïi
hoäi nghò Lieân Hieäp Quoác veà moâi tröôøng vaø söï phaùt trieån, ña daïng
sinh hoïc ñöôïc ñònh nghóa laø toaøn boä söï phong phuù cuûa caùc cô theå
soáng vaø caùc toå hôïp sinh thaùi maø chuùng laø thaønh vieân, bao goàm söï
ña daïng beân trong giöõa caùc loaøi vaät vaø söï ña daïng cuûa caùc heä sinh
thaùi.
-“Đa dạng sinh học là biến dị có mặt trong tất cả các loài thực vật và
động vật, vật liệu di truyền của chúng và hệ sinh thái nơi các biến dị
đó xảy ra. Đa dạng ở ba mức (1) đa dạng di truyền (biến dị trong
gen và trong kiểu gen); (2) đa dạng loài (sự phong phú các loài) và
(3) đa dạng sinh thái (cộng đồng loài và môi trường của chúng).
ĐA DẠNG SINH HỌC
II.Vai trò của đa dạng sinh học.
1.Vai trò đa dạng sinh học đến cuộc sống con người.
-Nguồn cung cấp lương thực của con người.
-Là nơi cung cấp dược liệu.
-Bảo tồn văn hóa,tập quán và phát triển bền vững.
2. Vai trò đa dạng sinh học với hệ sinh thái nông nghiệp.
Ngày nay, các nhà khoa học trên thế giới đã quan tâm nhiều hơn đến
vai trò và ý nghĩa của đa dạng sinh học đối với hệ thống nông
nghiệp (Swift và cộng sự, 1996). Các nghiên cứu cho rằng trong khi
hệ sinh thái tự nhiên là sản phẩm cơ bản của đa dạng thực vật thông
qua dòng năng lượng, dinh dưỡng và điều tiết sinh học.
ĐA DẠNG SINH HỌC
-Đa dạng giảm dẫn đến thiên tai,dịch bệnh đối với nông nghiệp
nghiêm trọng hơn, đa dạng tạo ra cân bằng sinh học giữa dịch
bệnh và thiên địch, điều hòa khí khậu, bảo tồn tài nguyên nước và
tài nguyên đất.
3.Đa dạng sinh học duy trì và nâng cao sức khỏe môi trường
sống.
-Môi trường sống của con người, hệ động thực vật phụ thuộc vào
nguồn nước, tài nguyên đất và không khí.
-Đa dạng sinh học không những bảo tồn, duy trì số lượng nguồn
tài nguyên nước và đất, nó còn giúp tăng độ màu mỡ của đất,
nâng cao chất lượng nguồn nước cho con người và các sinh vật.
ĐA DẠNG SINH HỌC
-Đa dạng có vai trò làm giảm những tác động của con người đến
môi trường, như ngăn ngừa và phân giải khí thải, chất thải, ngay cả
chất thải rắn do các hoạt động của con người tạo ra chuyển thành
dạng hữu ích hoặc ít độc hại hơn.
III.ĐA DẠNG SINH HỌC.
1.Đa dạng về loài.
•Khái niệm.
- Đa dạng loài là nhiều loài trong một vùng hay một nơi sinh sống tự
nhiên (rừng mưa,rừng ngập mặn và nơi sinh sống tự nhiện khác).
Loài có thể tạo thành các nhóm, mỗi nhóm có cùng một số đặc điểm
hay tập tính sinh sống nào đó.
- Đa dạng loài là số lượng và sự đa dạng của các loài được tìm thấy
tại một khu vực nhất định tại một vùng nào đó.
ĐA DẠNG SINH HỌC
• Đa dạng loài trên thế giới.
- Ước tính đến thời điểm này đã có khoảng 1,7 triệu loài đã
được xác định; còn tổng số loài tồn tại trên trái đất vào khoảng
5 triệu đến gần 100 triệu . Theo như ước tính của công tác bảo
tồn, có khoảng 12,5 triệu loài trên trái đất. Nếu xét trên khái
niệm số lượng loài đơn thuần, thì sự sống trên trái đất chủ yếu
bao gồm côn trùng và vi sinh vật
- Các loài trên cạn và nước ngọt.
+ Các loài mới vẫn tiếp tục được phát hiện thậm chí có cả các
loài chim và thú. Trung bình khảng 3 loài chim được tìm thấy
hàng năm. Từ năm 1990,10 loài mới được phát hiện. Các
nhóm đọng vật có xương sống chưa thể mô tả đây đủ.
ĐA DẠNG SINH HỌC
+ Trong rừng nhiệt đới đã phát hiện được 1200 loài bọ cánh
cứng và 80% trong đó là các loài mới cho khoa học. Có ít nhất 6
triệu đến 9 triệu động vật chân khớp và có thể lên tói 30 triệu
loài. Nhưng chỉ có một phần nhỏ được mô tả. Một diện tích 1M2
rừng ôn đới có thể chứa 200000 con rệp và hàng chục nghìn
ĐVKXS khác.
-Các loài sinh vật biển.
 + Đáy biển sâu có thể chứa hơn một triệu loài chưa được biết
đến. Các quần xã sinh vật hoàn toàn mới- các quần xã hốc thủy
nhiệt – mới được biết đến chưa tới hai thập niên trước đây. Hơn
20 họ hoặc phân họ mới,50 chi mới và 100 loài sinh vật mới của
những hốc này đã được định danh.
ĐA DẠNG SINH HỌC
• Thành phần đa dạng của trái đất.
ĐA DẠNG SINH HỌC
• Đa dạng loài ở Việt Nam.
Việt Nam được quốc tế công nhận là một trong những quốc gia có
tính đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới, với nhiều kiểu rừng,
đầm lầy, sông suối, rạn san hô... tạo nên môi trường sống cho
khoảng 10% tổng số loài chim và thú hoang dã trên thế giới. Là
quốc gia xếp thứ 16 về đa dạng sinh học trên thế giới.
- Đa dạng về thực vật.
+ Có khoảng 12000 loài trong đó có khoảng 2300 loài đã được khai
thác và sử dụng làm lương thục thực phẩm và làm thuốc
+ Ở Việt Nam tuy không có họ đặc hữu nhưng có khoảng 3% loài
đặc hữu.
+ Nước ta là nước có rừng nhiệt đới ẩm nên số lượng loài thì nhiều
song không có loài chiếm ưu thế.
ĐA DẠNG SINH HỌC
+ Hiện nay một số loài cây gỗ quý như gỗ đỏ ,gụ mật và nhiều
cây thuốc quý như ba kích ...đã hiếm dần. Nhiều loài cây đã trở nên
rất hiếm và có nguy cơ bị tuyệt diệt như gỗ cẩm lai, hoàng đàn, pơ
mu
- Đa dạng về động vật.
ĐA DẠNG SINH HỌC
2. Đa dạng di truyền.
•Khái niệm:
• Đa dạng di truyền là nhiều gen trong một loài, mỗi loài có các
cá thể , mỗi cá thể là tổ hợp các gen đặc thù, có nghĩa là loài có các
quần thể khác nhau, mỗi quần thể có tổ hợp di truyền khác nhau. Do
vậy bảo tồn đa dạng di truyền phải bảo tồn các quần thể khác nhau
của cùng một loài.
*Biểu hiện đa dạng di truyền.
a) Các kiểu gen (genotype), các vốn gen (genopool) khác nhau trong
mỗi quần thể trong các quần thể mỗi loài.
- Kiểu gen (genotyp): là toàn bộ các gen trong tê bào của cơ thể sinh
vật. Trong thực tế khi nói tới kiểu gen của một cơ thể, người ta xét
một vài cặp gen nào đó liên quan đến các cặp tính trạng nghiên cứu.
.
ĐA DẠNG SINH HỌC
• - Genotyp có hai phần:
• Gồm các đơn vị riêng lẻ (các gen) quy định tính trạng này hay
tính trạng khác
• Các tính tác động tương hỗ giữa các gen nên mang tính thống
nhất trọn vẹn, điều hoà toàn bộ quá trình sống.
• VD: Tính trạng màu sắc mắt, màu thân ở ruồi giấm:
ĐA DẠNG SINH HỌC
• b) Các quần thể khác nhau của một lòai có kiểu gen khác nhau,
vốn gen khác nhau, kiểu hình khác nhau.
-VD: Vốn gen giống lúa TH3-3 năg suất cao, chịu được mọi loại
đất, mọi địa hình, khả năng chống chịu sâu bệnh cao (giảm 50%
chi phí thuốc trừ sâu)(tìm ra bởi PGS Nguyễn Thị Trâm
nguyên giảng viên Trường Đại học Nông nghiệp 1)
ĐA DẠNG SINH HỌC
• Nguyên nhân của đa dạng di truyền.
Gồm các nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp làm thay đổi quần thể.
- Đột biến (gen, NST).
- Tái tổ hợp gen trong sinh vật sinh sản hữu tính.
- Di nhập gen.
- Sự phiêu bạt gen.
- Sự sinh sản phân hóa.
- Chọn lọc tự nhiên và nhân tạo.
• Các phương pháp phân tích đa dạng di truyền.
-Hiện nay có nhiều phương pháp để phân tích đa dạng di truyền.
- Các chỉ thị phân tử (RAPD, AFLP, RFLP, SSR)
- Giải trình tự DNA.
ĐA DẠNG SINH HỌC
- - Phân tích protein, enzyme, izozyme.
-Phân tích bộ nhiễm sắc thể.
Nguyên tắc chung của các phương pháp là dựa trên mức độ
tương đồng vật chất di truyền, xác định quan hệ học hàng, là nền
tảng để đánh giá mức độ đa dạng sinh vật.
3. Đa dạng hệ sinh thái.
•Khái niệm.
- Đa dạng hệ sinh thái là nhiều hệ sinh thái trong một địa điểm, một
hệ sinh thái có một cộng đồng các sinh vật sống, các sinh vật sống
này tác động qua lại với môi trường tự nhiên của hệ sinh thái, một
hệ sinh thái có thể bao trùm một phạm vi rộng hoặc phạm vi hẹp
khác nhau. Trong một hệ sinh thái có thể chia thành các hệ sinh thái
phụ tùy theo nhu cầu nghiên cứu và bảo tồn của vùng và quốc gia.
ĐA DẠNG SINH HỌC
- Đa dạng sinh thái là sự phong phú của mọi sinh cảnh, mọi quần
xã sinh vật, mọi quá trình sinh thái cũng như những biến đổi
trong từng hệ sinh thái.
• Cách đánh giá hệ sinh thái.
- Đa dạng loài.
- Sự phong phú của một loài.
- Số lượng loài trong mỗi bậc dinh dưỡng.
• Các hệ sinh thái chính:
- Hệ sinh thái trên cạn:
+ Khí hậu, nhiệt độ, lượng mưa, đất khác nhau làm ảnh
hưởng đến cấu trúc,đặc điểm quần xã sinh vật.
+ Hình thành hệ sinh thái trên cạn quyết định bởi hệ động thực vật
đặc trưng.
ĐA DẠNG SINH HỌC
- Hệ sinh thái dưới nước:
 + Tương đối ổn định, không phân chia theo khí hậu mà phân chia
theo đặc trưng của hệ nước.
Ví dụ: Hệ sinh thái nước ngọt, nước hái nước lợ, hệ sinh nước chảy,
nước đứng.
• Các hệ sinh thái cơ bản
- Hệ sinh thái hoang mạc.
- Hệ sinh thái đài nguyên (hay đồng rêu).
- Hệ sinh thái đồng cỏ.
- Hệ sinh thái savan.
- Các hệ sinh thái rừng.
- Hệ sinh thái biển.
ĐA DẠNG SINH HỌC
• Hệ sinh thái hoang mạc.
- Phân bố : vùng khí hậu nhiệt đới điển hình.
- Điều kiện môi trường: khô hạn, lượng mưa thấp (<250
mm/năm), nhiệt độ nóng vào ban ngày và lạnh vào ban
đêm, mùa hè nóng, mùa đông lạnh. Tốc độ gió cao. Đất
nghèo dinh dưỡng, thiếu chất hữu cơ.
- Thực vật: hệ thực vật đơn giản, thưa thớt, độ che phủ
thấp, không có cây gỗ cao. Có biến đổi thích nghi với
điều kiện sống khắc nghiệt (VD: cây có rể sâu để hút
nước, lá biến thành gai nhọn, thân trữ nước )
- Động vật: số loài ít, thích nghi cao với đời sống khô hạn.
Gồm:
- Động vật có xương sống cỡ lớn: lạc đà một bướu, linh
dương, báo, sư tử,
ĐA DẠNG SINH HỌC
- Các loài gậm nhấm trong đất: chuột túi, chuột đàn
- Các loài chim chạy
- Các loài sâu bọ cánh cứng (trong đó họ Tenebrinidae chiếm ưu thế
và là những loài đặc trưng của hoang mạc)
- Năng suất sơ cấp thấp, chuỗi thức ăn ngắn, tổng sinh khối nhỏ.
- Hệ sinh thái hoang mạc thường không bền vững, có nhiều thay đổi
bởi sự biến đổi của môi trường.
•Hệ sinh thái đồng rêu:
- Phân bố: ở các vùng cực và bao quanh các vùng cực trái đất.
- Điều kiện khí hậu: khí hậu vùng cực lạnh giá, mùa đông dài khắc
nghiệt, mùa hè ngắn (hơn 7 tháng nhiệt độ <0oC). Mây mù che phủ
quanh năm nên độ chiếu sáng thấp. Lượng mưa thấp, chủ yếu mưa
dạng tuyết.
ĐA DẠNG SINH HỌC
- Thực vật: kém phát triển do đất lạnh và đóng băng. Chủ yếu là rêu,
địa y, các cây bụi cao khoảng 50cm (bông lau, phong lùn ).
Không có cây gỗ cao.
- Động vật: các loài thích nghi với chịu lạnh như tuần lộc, thỏ cực,
chồn cực, gấu trắng Bắc cực, chim cánh cụt ...
Các loài này thường sống thành bầy đàn. Có hiện tượng di cư
xuống thấp hơn để tránh rét khi quá lạnh.
•Hệ sinh thái đồng cỏ:
- Phân bố: ở cả vùng ôn đới với một diện tích rộng lớn trên bề mặt
Trái đất. Các đồng cỏ ôn đới bao gồm các thảo nguyên ở Nga, các
đồng hoang ở Nam Mỹ, và các đồng cỏ (prairies) ở Bắc Mỹ.
- Điều kiện môi trường: Lượng mưa thấp, phân tán, khí hậu nửa ẩm
hoặc nửa khô hạn. Địa hình thấp và tương đối rộng lớn.
ĐA DẠNG SINH HỌC
-Thực vật:
+ Chủ yếu là cỏ thấp lâu năm, trong đó họ Lúa chiếm ưu thế do có
khả năng chống sự giẫm đạp, hệ rễ phân bố rộng để hấp thu nước và
chất dinh dưỡng trong đất hiệu quả.
+ Thành phần loài thay đổi theo khí hậu, tăng trưởng mạnh vào mùa
mưa.
+Không có cây gỗ.
+ Hầu hết các đồng cỏ ngày nay được sử dụng cho phát triển mùa
màng, đặc biệt lúa mỳ và ngô.
- Động vật:
+ Động vật ăn cỏ: bò bison, ngựa hoang, trâu bò, linh dương sừng
dài
ĐA DẠNG SINH HỌC
+ Các loài đào hang: chuột, chuột nhảy, thỏ
+ Động vật ăn thịt: chồn, chó sói
Chúng sống theo đàn. Có hiện tượng ngủ đông, ngủ hè và di cư
theo mùa.
-Năng suất sơ cấp trung bình, tăng trưởng mạnh vào mùa mưa. Năng
lượng đi qua hệ sinh thái thấp, chuỗi thức ăn ngắn nhưng phức tạp.
- Cỏ vốn không giữ chất dinh dưỡng lâu trong cơ thể mà phân huỷ
nhanh chóng nên khả năng quay vòng dinh dưỡng nhanh.
•Hệ sinh thái savan:
- Phân bố: Savan là một dạng đồng cỏ của nhiệt đới.
- Điều kiện môi trường: khí hậu savan khô nóng.
ĐA DẠNG SINH HỌC
-Thực vật: rừng cây bụi mọc xen với cỏ. Chủ yếu là cỏ bụi, sống lâu
năm có lá dẹt, dài, sắc nhọn, thô ráp, mọc thành rừng, có khả năng
chịu lửa, có vỏ dày và xốp. Cây gỗ lớn thường mọc thành các nhóm
hoặc đứng 1 mình, xung quanh là những cây bụi và cỏ.
- Động vật:
+Tập trung nhiều động vật ăn cỏ nhất: ngựa vằn, hươu cao cổ, linh
dương.
+ Động vật ăn thịt: sư tử, báo, linh cẩu
+ Một số loài thú nhỏ với đời sống đào hang: chuột
Côn trùng: mối, kiến, cào cào (phân huỷ các loài thực vật nhỏ).
ĐA DẠNG SINH HỌC
• Có 4 kiểu hệ sinh thái Savan :
- Cỏ cao-cây gỗ thấp: quần xã cỏ mọc dày và khoẻ xen kẽ với
những cây gỗ thấp. Kiểu này phân bố rộng ở châu Phi.
- Cỏ cao–keo: cỏ mọc thành bụi cao khoảng 1.5m xen kẽ với các
cây gỗ keo rụng lá (bạch đàn ở Úc).
- Trảng cỏ khô không liên tục: cây bụi thưa thớt, có gai, có nhiều
chỗ trống đất. Kiểu này thường gặp ở rìa những hoang mạc khô.
- Savan cây gỗ: thảm thực vật phức tạp và đa dạng. Kiểu này
thường là có chút ít tác động của con người.
ĐA DẠNG SINH HỌC
• Các hệ sinh thái rừng:
- Rừng là hệ sinh thái ưu thế, chiếm 2/3 bề mặt Trái đất.
- Rừng là một hệ sinh thái tổng hợp, cấu trúc phức tạp, năng suất
sinh học cao và khối lượng lớn. Cây rừng có khả năng thích nghi
sinh thái rộng và sống trong điều kiện khí hậu khác nhau.
- Bao gồm: hệ sinh thái rừng lá kim – taiga (Boreal forest ), hệ sinh
thái rừng rụng lá (Temprate forest), hệ sinh thái rừng mưa nhiệt
đới (Tropical rain forest).
* Hệ sinh thái rừng lá kim:
- Phân bố rộng ở hầu hết các vùng phía Bắc của Bắc Âu và Bắc Mỹ.
- Điều kiện môi trường: khí hậu mùa đông kéo dài, tuyết phủ dày,
mùa hè ngắn và ấm. Lượng mưa thấp (375-500 mm/năm), phần
lớn ở dạng tuyết.
- Thực vật: đặc trưng là các loài cây thẳng như Vân sam, Lãnh sam,
Thiết sam và Thông. Các loài cây gỗ này có lá và vỏ bảo vệ dày, lá
có dạng kim có thể chịu đựng trọng lượng của tuyết tích tụ lại. Tầng
dưới thường trống rỗng, bề mặt đất được bao phủ bởi một lớp rêu và
địa y.
- Động vật: thích nghi với đời sống ở tuyết.
+ Động vật ăn hạt thông: sóc, chim...
+ Động vật lớn: tuần lộc, thỏ, nai, hươu, bò rừng
+ Động vật ăn thịt: chó sói, linh miêu
+ Một số loài chim: chim mỏ chéo, gà lôi rừng
+ Một số ít côn trùng.
+ Nhiều loài có tập tính di cư vào mùa đông.
•Hệ sinh thái rừng lá rụng:
Phân bố : ở miền đông của Bắc Mỹ, Đông Á, và nhiều nước Châu
Âu.
- Điều kiện môi trường: Lượng mưa nhiều (750-1500 mm/năm).
Mùa sinh trưởng kéo dài 6 tháng. Đất giàu dinh dưỡng.
- Thực vật: đa dạng hơn rừng lá kim, gồm sồi, thích, dẻ, bạch dương
và những cây gỗ lớn lá rụng khác. Cây có tán lá rộng, rụng vào
mùa thu, mọc lại vào mùa xuân.
Rừng có hiện tượng phân tầng:
+Tầng các cây gỗ lớn lá rụng,
+Tầng cây bụi
+Tầng cây thảo
+ Tầng rêu và dương xỉ.
Động vật: đa dạng và phong phú hơn do phong phú về nơi ở và giàu
dinh dưỡng. Gồm: động vật sống trên cây (sóc, các loài chim),
các loài thú ăn thịt sống trên mặt đất (linh miêu, chó sói, cáo,
hươu, heo rừng, chồn, gấu), các loài thú nhỏ (đặc biệt là họ
gặm nhấm), các loài bò sát và lưỡng thê, và nhiều loài côn trùng.
- Năng suất cao (8000 kCal/m2/năm) hơn rừng lá kim nhưng thấp
hơn rừng nhiệt đới. Chuỗi thức ăn có nhiều bậc dinh dưỡng, mạng
lưới thức ăn phức tạp.
- Chu trình dinh dưỡng dao động tuỳ thành phần loài.
* Hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới:
- Phân bố: ở vùng gần khu vực xích đạo.
-Điều kiện môi trường: khí hậu nóng ẩm quanh năm, lượng mưa cao
(>2000 mm/năm). Rừng quanh năm xanh tốt, có nhiều tầng, hệ động
thực vật phong phú. Đất màu mỡ.
- Thực vật: rừng quanh năm xanh tốt, có nhiều tầng, hệ thực vật
phong phú.
- Động vật: các loại côn trùng rất phong phú, chim có xu hướng màu
sắc sáng, Bò sát và lưỡng thê xuất hiện nhiều. Nhiều loài linh
trưởng: khỉ hầu (Lemurs), cu li (Sloths), và khỉ (Monkeys)
- Thời kỳ sinh trưởng quanh năm nên năng suất của hệ sinh thái cao
(năng suất sơ cấp 20000 kCal/m2/năm).
* Hệ sinh thái biển.
*Hệ sinh thái ở Việt Nam gồm 3 dạng chính:
- Các hệ sinh thái trên cạn.
-Hệ sinh thái biển.
-Hệ sinh thái đất ngập nước.
-Hệ sinh thái biến đổi do con người.
Các hệ sinh thái trên cạn.
• Rừng xanh mưa ẩm nhiệt đới
• Rừng rụng lá ẩm nhiệt đới
• Rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới
• Rừng kín lá cứng hơi khô nhiệt đới
• Rừng thưa cây lá rộng hơi khô nhiệt đới
• Rừng thưa cây lá kim hơi khô nhiệt đới
• Kiểu trảng cây to, cây bụi, cỏ cao khô nhiệt
đới
Hệ sinh thái biển
- Việt Nam được thiên nhiên ưu ái cho một bờ biển dài, có rất
nhiều đảo và giàu tài nguyên; các hệ sinh thái biển chủ yếu được
phân bố dọc theo vùng lãnh hải gần bờ và gồm có các rạn san hô,
tảo biển và rừng ngập mặn.
- Có các vùng đầm lầy thủy triều, các khu rừng ngập mặn, vùng
cửa sông, các khu đầm phá, vịnh nhỏ, những rạn san sô, các vùng
châu thổ, các bãi cát ven biển, đảo, bãi đất lầy theo thủy triều,
thềm lục địa mềm và cung, các đìa nuôi trồng thủy sản nước lợ.
- Hệ sinh thái biển ở Việt Nam bao gồm: thực vật phù du, động
vật phù du, động vật đáy biển và động vật tự du.
Hệ sinh thái đất ngập nước
• Diện tích 39.734 km2, từ lâu ở Đồng bằng Cửu Long đã hình
thành và phát triển các hệ sinh thái tự nhiên rất độc đáo. Đó là
hệ sinh thái rừng Tràm U Minh, hệ sinh thái rừng ngập mặn
ven biển, hệ sinh thái nông nghiệp.
• Tại đây, có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn chim, sân
chim tự nhiên rất hấp dẫn cho du lịch sinh thái. Đặc biệt, hệ
sinh thái rừng ngập mặn ở các tỉnh Cà Mau, Kiên Giang, Bạc
Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre có vai trò cực kỳ quan
trọng trong phát triển kinh tế-xã hội, giữ cân bằng môi trường
sinh thái toàn khu vực.
IV. Tình hình sử dụng.
* Sự suy giảm đa dạng sinh học.
Đa dạng sinh học đang suy giảm với tốc đô. nhanh hơn hẳn so với
bất kì thời nào.
Ở Việt nam rừng có diện tích thu hẹp từ tổng số 44% xuống còn
25%.
•Sự tuyệt chủng.
-Tuyệt chủng toàn cầu.
-Tuyệt chủng trong thiên nhiên hoang dã.
-Tuyệt chủng về phương diện sinh thái.
-Tuyệt chủng do con người.
V. Nguyên nhân làm giảm sự đa dạng sinh học.
•Mất và phá hủy nơi cư trú.
•Sự thay đổi trong thành phần hệ sinh thái.
•Sự nhập nội các loài ngoại lai.
•Khai thác quá mức.
•Gia tăng dân số
•Ô nhiễm.
•Biến đổi khí hậu.
VI. Hậu quả.
-Mất nguồn dữ trữ cơ bản của trái đất( các loài sinh vật, gen di
truyền) và làm suy giảm khả năng đáp ứng nhu cầu của con người
như tính bền vững của hệ sinh thái.
-Con người mất đi nguồn thức ăn thuốc chữa bệnh các sản phẩm
công nghiệp của ngày hôm nay cũng như trong tương lai.
- Khả năng duy trì và thúc đẩy năng suất nông nghiệp, lâm nghiệp
và chăn nuôi bị giảm sút.
- Sự suy giảm đa dạng sinh học còn dẫn đến sự tuyệt chủng của
một số loài sinh vật trên trái đất.
VII. Hình thức bảo tồn đa dạng sinh học.
• Hạn chế sự gia tăng dân số.
• Sử dụng một cách hợp lí tài nguyên thiên nhiên.
• Xóa đói giảm nghèo.
• Giảm du nhập các loài sinh vật từ nơi nỳ sang nơi khác, từ thiên
nhiên vào vườn thú, chú trọng hình thức bảo tồn tại chỗ.
• Xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững.
• Tăng cường giáo dục về bảo vệ đa dạng sinh học cho con người.
Nhóm thực hiện:
• Tô văn Tới
• Đinh Văn Phú
• Đỗ Ngọc Tuyền
• Nguyễn Ngọc Tiến
• Phạm khắc Dương
• Vũ Thị Hằng
• Vũ Thị Huyền
• TRần Thị Hồng Nhung
• Nguyễn Tuệ Mai Hương
Bài báo cáo kết thúc!

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_da_dang_sinh_hoc_moi.pdf