Bài giảng Đá (Rocks) - Hà Quốc Đông
Đá là một tập hợp nhiều khoáng vật hay một khoáng vật là một bộ phận chủ yếu cấu tạo nên lớp vỏ trái đất.
đá đơn khoáng
đá đa khoáng
Khoáng vật tạo đá chiếm > 5%, gọi là khoáng vật chính, < 5%="" là="" khoáng="" vật="">
Khi nghiên cứu về đá, cần xét tới thành phần khoáng vật, kiến trúc, cấu tạo, thế nằm của đá vì chúng phản ánh điều kiện thành tạo của đá.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Đá (Rocks) - Hà Quốc Đông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Đá (Rocks) - Hà Quốc Đông
ĐÁ (Rocks) Ths. Haø Quoác Ñoâng 03/2006 Khái niệm về đá Đá là một tập hợp nhiều khoáng vật hay một khoáng vật là một bộ phận chủ yếu cấu tạo nên lớp vỏ trái đất. đá đơn khoáng đá đa khoáng Khoáng vật tạo đá chiếm > 5%, gọi là khoáng vật chính, < 5% là khoáng vật phụ. Khi nghiên cứu về đá, cần xét tới thành phần khoáng vật , kiến trúc, cấu tạo, thế nằm của đá vì chúng phản ánh điều kiện thành tạo của đá. Các đặc trưng cơ bản của đá bao gồm: Thành phần khoáng vật: chỉ sự có mặt các khoáng vật trong đá và tỷ lệ hàm lượng của chúng. Kiến trúc : là mức độ kết tinh, kích thước tuyệt đối, tương đối và hình dạng các hạt khoáng vật tạo đá. Thí vụ : kiến trúc toàn tinh, kiến trúc vi tinh, kiến trúc thủy tinh, Cấu tạo : là vị trí tương quan giữa các thành phần khoáng vật tạo đá và cách thức sắp xếp của chúng về mặt không gian. Thí vụ : cấu tạo đặc, cấu tạo xốp, cấu tạo dải. Thế nằm : là hình dạng của vật thể tạo nên đá trong vỏ trái đất. thí vụ: vỉa, mạch, thể nấm,. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng Nghiên cứu các đặc trưng thành phần khoáng vật, kiến trúc, cấu tạo, thế nằm của đá nhằm giúp ta xác định được tên đá, loại đá, điều kiện hình thành và tồn tại của đá từ đó đánh giá được khả năng ứng dụng trong hoạt động của con người. Các loại đá chính Đá magma (5-38) Đá trầm tích (39-69) Đá biến chất (70-91) Đá magma (4-13) Quá trình hình thành (2) Phân Loại Theo hàm lượng SiO 2 Hàm lượng trung bình của các khoáng vật tạo đá macma Thế nằm Khoáng vật của đá macma Kiến trúc đá magma (2) Cấu tạo đá magma (2) Quá trình hình thành igneous Dung dịch magma là dd silicat nóng chảy được hình thành trong lòng đất tại những nơi gọi là lò magma có chứa hầu hết tất cả các nguyên tố, kể cả các chất dễ bay hơi và hơi nước. Dung dịch magma được phát sinh do tại đó nhiệt độ tăng lên đột ngột (do các lò phản ứng hạt nhân hoặc do hai mảng va chạm nhau). Lò magma xuất hiện ở độ sâu 50-150km. Quá trình hình thành igneous Dung dịch magma sinh ra trong lòng đất tại những nơi gọi là lò magma (magma pool), đi lên (rising), nguội lạnh, đong cứng tạo thành đá magma Phân Loại Xâm nhập: Nông Sâu (3-5km) Dạng mạch (nông hay sâu là phản ánh qua mức độ kết tinh, kích thước hạt kháng vật) Phun trào: Kiểu cổ Kiểu mới (Cổ hay mới phản ánh thông qua cấu tạo của đá, mức độ phong hóa đá), Phân loại đá theo hàm lượng SiO 2 Trong quá trình phân loại theo hàm lượng hóa học, hàm lượng % của oxit silic trong đá được coi là chỉ số về độ axit, do vậy mới có những từ như "đá axit" tức giàu SiO 2 và "đá bazơ" giàu hợp phần bazơ (CaO, MgO, FeO) và tương ứng là nghèo silic. Hiện nay theo hàm lượng của silic các đá macma được chia thành các nhóm sau: Nhóm đá Hàm lượng SiO 2 , % Siêu bazơ (hipebazit) gần 40 Bazơ 40 - 52 Trung tính 52 - 65 Axit 65 - 75 Siêu axit trên 75 Hàm lượng trung bình của các khoáng vật tạo đá macma Khoáng vật Hàm lượng trung bình (% trọng lượng) Fenpat 59 Thạch anh 12 Amfibon và pyroxen 17 Mica 4 Các khoáng vật còn lại 8 Thế nằm Đá xâm nhập Dạng nền Dạng nấm Dạng lớp, dạng mạch Đá phun trào Dạng lớp phủ Dạng dòng chảy Dạng vòm Thế nằm đá xâm nhập Dạng nền - batholith Thế nằm đá xâm nhập Thế nằm đá xâm nhập dạng mạch ( dyke ), dạng lớp ( sill ), dạng nấm ( laccolith ) Thế nằm đá xâm nhập Đá bazan xâm nhập đá trầm tích tiền Cambri – dạng mạch Thế nằm đá xâm nhập Đá magma xâm nhập dạng lớp Thế nằm đá xâm nhập Khối magma pegmatite (màu xám trắng, bên trái) xâm nhập vào đá gneiss Thế nằm đá phun trào Dạng vòm – vòm núi lửa đang hoạt động Thế nằm đá phun trào Dạng lớp phủ, khi magma phun theo dạng đứt gãy kéo dài và phủ trên diện rộng Thế nằm đá phun trào Dạng dòng chảy Thế nằm đá phun trào Dạng dòng chảy Khoáng vật của đá magma Đa số các đá magma là do silicat tạo nên. Đặc điểm Hầu hết có liên kết cộng hoá trị bền vững Được thành tạo ở điều kiện nhiệt độ cao, áp suất lớn Kém bền vững trong điều kiện môi trường Khoáng vật của đá magma Các khoáng vật góc trên bên trái ( thạch anh, feldspar ) sáng màu, tỷ trọng nhỏ; góc dưới bên phải sẩm màu, tỷ trọng lớn ( pyroxene, olivine, amphibole ) Khoáng vật của đá magma Các khoáng vật tạo đá chính chiếm đến 99% thành phần chung của đá magma, là những khoáng vật sau: khoáng vật sáng màu (thạch anh, fenpat, ); khoáng vật sẫm màu (các khoáng vật chứa sắt, manhe như olivin, pyroxen, amfibon, biotit). Việc phân chia các khoáng vật thành hai nhóm theo màu quan sát được bằng mắt thường có ý nghĩa lớn và nó phản ánh thành phần hóa học của chúng. Khoáng vật của đá magma Thành phần khoáng vật của đá basalt soi dưới kính hiển vi. Trong đá có chứa nhiều khoáng vật khác nhau Kiến trúc đá magma Dựa vào mức độ kết tinh của tinh thể chia kiến trúc của đá magma ra các loại sau: Kiến trúc toàn tinh :. Kiến trúc toàn tinh đặc trưng cho đá magma xâm nhập sâu như: granit, gabrô. (có thời gian kết tinh) Kiến trúc pocfia : chỉ thấy được bằng mắt thường một số tinh thể lớn rải rác trên nền tinh thể rất nhỏ. Kiến trúc pocfia đặc trưng cho đá mạch. Kiến trúc ẩn tinh : toàn bộ nền đá gồm những tinh thể rất nhỏ, mắt thường không nhìn thấy được, muốn xác định chúng phải dùng kính hiển vi. Đặc trưng cho đá phun trào. Kiến trúc thủy tinh : các khoáng vật có thể coi như hoàn toàn không kết tinh, không có hình dạng bên ngoài. Đặc trưng cho các loại tro, bụi núi lửa. Kiến trúc đá magma Dựa vào kích thước hạt kiến trúc hạt lớn: > 5mm kiến trúc hạt vừa: 5 - 2mm kiến trúc hạt nhỏ: 2 - 0,2mm kiến trúc hạt mịn: < 0,2mm Dựa vào mức độ đồng đều của kích thước hạt kiến trúc hạt đều: các hạt ở trong đá có kích thước gần như nhau kiến trúc hạt không đều: trong đá các hạt có kích thước lớn, nhỏ khác nhau. Cấu tạo đá macma Dựa vào định hướng của khoáng vật trong đá Cấu tạo khối (cấu tạo đồng nhất): là loại cấu tạo theo bất kỳ hướng nào trong đá, các khoáng vật cũng phát triển như nhau. Cấu tạo dòng (cấu tạo dải): là loại cấu tạo mà các khoáng vật trong đá tập hợp thành dải theo hướng chuyển động của dòng dung nham macma. Cấu tạo đá macma Dựa vào mức độ hổng của đá C ấu tạo đặc xít : là cấu tạo trong đá không có lỗ hổng, các khoáng vật được chèn xít nhau. Cấu tạo lỗ hổng : trong đá tồn tại các lỗ hổng Cấu tạo hạnh nhân : các lỗ hổng trong đá được lấp đầy bằng các khoáng vật thứ sinh như: thạch anh, clorit, opan, canxit, Kiến trúc – cấu tạo đá magma Kiến trúc toàn tinh Cấu tạo khối chặt xít – các khoáng vật sắp xếp hổn độn, không có sự định hướng Kiến trúc – cấu tạo đá magma Đá granodiorite, kiến trúc pocfia, các kv feldspar hạt lớn nằm trên nền khoáng vật hạt nhỏ hơn – cấu tạo khối. Kiến trúc – cấu tạo đá magma Pegmatite và granite (magma acid) toàn tinh, cấu tạo khối, hạt lớn. Kiến trúc – cấu tạo đá magma Gabbro đá xâm nhập, thành phần bazơ. Kết tinh toàn tinh, hạt vừa Cấu tạo khối Kiến trúc – cấu tạo đá magma Dacite, đá phun trào, thành phần bazơ. Kiến trúc pocfia Cấu tạo khối Kiến trúc – cấu tạo đá magma Obsidian, đá vỏ chai, kiến trúc thuỷ tinh (không kết tinh), cấu tạo hoa tuyết, hạnh nhân - khối chặt sít. Kiến trúc – cấu tạo đá magma Đá basalt cấu tạo lổ rỗng, kiến trúc thuỷ tinh Kiến trúc – cấu tạo đá magma Rhyolite, đá phun trào axit, kiến trúc ẩn tinh, cấu tạo khối chặt sít. Kiến trúc – cấu tạo đá magma Pumice, đá bọt, đá magma phun trào thành phần axit – trung tính, Cấu tạo lổ rỗng Kiến trúc thuỷ tinh Không chìm trong nước Đá Trầm tích ( 39 -69 ) (Sedimentary rocks) I. Định nghĩa – Đặc điểm đá TT 1. Định nghĩa : Là loại đá hình thành trên bề mặt đất, do quá trình trầm đọng và tích tụ các vật liệu phá hủy của các đá có trước hoặc do tích động xác sinh vật. 2. Đặc Điểm Đá trầm tích được thành tạo trong điều kiện nhiệt độ thấp, áp suất nhỏ, trong môi trường nước giàu khí và vật chất hữu cơ; Tính chất phân lớp nằm ngang của các trầm tích khi lắng đọng; Chứa các hoá thạch II. Các giai đoạn hình thành đá TT 1. Hình thành từ vật liệu phong hoá Gđ 1 : Quá trình thành tạo vật liệu trầm tích (phá huỷ các đá có trước) Gđ 2 : Vận chuyển và trầm đọng (theo quy luật tuyển lựa). Gđ 3 : Giai đoạn keo kết hoá đá. 2. Hình thành từ quá trình tích tụ xác sinh vật Từ xác động vật: san hô, đá vôi vỏ sò. Từ xác thực vật: than bùn, than đá. Đá Trầm Tích Quy luật trầm đọng tuyển lựa Càng xuôi theo dòng chảy kích thước hạt trầm đọng càng nhỏ Càng xuôi theo dòng chảy các hạt càng tròn cạnh Đá Trầm Tích Giai đoạn hoá đá của đá trầm tích: Nén chặt Mất nước Keo kết Các vật liệu mềm, rời (sét, bột, cát, cuội, sỏi) hoá thành đá (sét kết, bột kết, cát kết, cuội sỏi kết); Các lớp trầm tích hữu cơ tạo thành than đá. Đá Trầm Tích Quá trình hình thành đá TT : Các sản phẩm phong hoá đá mẹ từ trên núi được vận chuyển và tích đọng (ảnh trái) Rạn san hô tích đọng ở vùng biển nông. Đá Trầm Tích Sự hình thành trầm tích hoá học: Trong các vùng biển kín do bốc hơi, nồng độ muối tăng và kết tủa. Nước biển từ đại dương tiếp tục bổ sung ( mũi tên trắng ) và cứ như vậy theo thời gian, tích đọng nên những lớp trầm tích dày. Muối mỏ, thạch cao được thành tạo như vậy Đá Trầm Tích Sự hình thành đá trầm tích sinh vật: Lignite: than non Anthracite: Than đá Bituminuos coal: than đen mềm III. Phân loại đá tt Theo nguồn gốc thành tạo Trầm tích vụn cơ học Trầm tích mềm rời: Trầm tích mềm rời không dính: cuội, sỏi, cát. Trầm tích mềm rời dính như các loại đất: sét, sét pha, cát pha. Trầm tích vụn keo kết: là đá trầm tích mà trong đó các hạt vụn đã được ximăng tự nhiên (oxyd sillic, oxyd sắt, canxit, sét,..) gắn kết lại. Cuội kết, sỏi kết, cát kết, bột kết, sét kết. III. Phân loại đá tt Trầm tích sinh hoá Thành tạo trong nước do kết tủa, ngưng keo hay do phản ứng hóa học. Trầm tích hoá học: đá vôi, đolomit, thạch cao, muối mỏ, Trầm tích sinh vật: than đá, đá vôi vỏ sò, đá vôi san hô,.. III. Phân loại đá tt Theo nguồn gốc: Trầm tích lục địa: tt sông(aluvi), tt đầm lầy, tt tại chỗ (tàn tích-eluvi), tt sườn tích (deluvi). Trầm tích băng hà Trầm tích do gió Trầm tích biển Theo tính chất cơ lý Đá mềm : đá sét, macnơ, cát, sạn sỏi, bụi, bột, bùn, than bùn, đá phấn, Đá cứng : đá dăm kết, cuội kết, cát kết, sét kết, đá vôi, đá anhydrit, . IV. Tp khoáng vật đá TT Khoáng vật nguyên sinh : Là các mảnh vụn đá hay khoáng vật do phong hóa cơ học các loại đá có từ trước, chúng là thành phần chủ yếu của đá trầm tích vụn cơ học như: cuội, sỏi, cát, trong đó phổ biến là thạch anh, fenspat, ziacon, apatit,.. Khoáng vật thứ sinh : Là khoáng vật được thành tạo từ những khoáng vật nguyên sinh bị phá hủy hóa học, nó là thành phần chủ yếu của đá trầm tích sét Khoáng vật thuần tuý đá trầm tích : Khoáng vật thuần túy của đá trầm tích, được hình thành do lắng đọng của dung dịch thật, sự ngưng keo, có sự tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp của sinh vật như: thạch cao, muối mỏ, opan, là thành phần chủ yếu thành tạo đá trầm tích sinh hóa, hoặc chất keo kết trong đá trầm tích vụn cơ học. ( rất bền trong điều kiện môi trường ) Các hoá thạch trong đá IV. Tp khoáng vật đá TT Hoá thạch động vật IV. Tp khoáng vật đá TT Hoá thạch thực vật – Petrifeid wood fossil formed through permineralization V. Kiến trúc đá TT 1. Trầm tích vụn rời – kiến trúc hạt Hòn lớn (>200mm), hạt dăm (200-20mm), hạt sạn (20-2mm), hạt cát (2-0,05), hạt bột (0,05-0,005mm), hạt sét (<0,005mm). 2. Trầm tích keo kết – kiến trúc keo kết Keo kết cơ sở - các hạt không tiếp xúc nhau, bị cách ly bởi vật chất ximăng. Keo kết lấp đầy – các hạt tiếp xúc nhau, lỗ rỗng được lấp đầy bởi chất ximăng. Keo kết tiếp xúc – các hạt tiếp xúc nhau, chất ximăng chỉ có ở những chỗ tiếp xúc. 3. Trầm tích hoá học – kiến trúc kết tinh Kết tinh hoàn toàn; ban tinh; ẩn tinh. 4. Trầm tích sinh vật – gọi theo tên đá V. Kiến trúc đá TT Keo kết hoá đá The mineral matter in solution can be deposited out around the sediment grains, thus cementing it together. Cements can be carbonates, sillicat or various metal oxydes, particularly iron. Cementation can be very rapid VI. Cấu tạo đá TT 1. Cấu tạo khối : khi trong đá các hạt khoáng vật sắp xếp lộn xộn, không có sự định hướng. 2. Cấu tạo dòng : khi các hạt khoáng vật sắp xếp có định hướng theo phương dòng chảy. 3. Cấu tạo lớp : khi các hạt khoáng vật sắp xếp có quy luật thành từng lớp riêng biệt. Phân biệt : “ cấu tạo lớp ” và “ thế nằm dạng lớp ”: Cấu tạo lớp : là sự sắp xếp các hạt khoáng vật thành từng lớp (đặc trưng bên trong). Thế nằm dạng lớp : là hình dạng khối đá dạng lớp do sự sắp xếp các hạt đất đá (đặc trưng bên ngoài). Trong một lớp đá có các lớp phân bố của các hạt khoáng vật. VI. Cấu tạo đá TT Cấu tạo lớp của đá trầm tích – sự sắp xếp của các hạt khoáng vật hoặc các hạt đá thành lớp. Phân biệt với thế nằm dạng lớp là sắp xếp các khối đá thành lớp. VI. Cấu tạo đá TT Trầm tích keo kết – cấu tạo khối : dăm kết (Breccia) và cuội kết (Conglomerate) VI. Cấu tạo đá TT Trầm tích keo kết – đá cát kết , cấu tạo dãy mờ nhạt và cấu tạo khối VI. Cấu tạo đá TT Đá sét kết – cấu tạo lớp và cấu tạo khối VI. Cấu tạo đá TT Trầm tích hoá học : Đá vôi kiến trúc kết tinh - cấu tạo khối. VII. Thế nằm của đá trầm tích Thế nằm dạng lớp song song nằm ngang và gọi là thế nằm nguyên sinh . Sự phân bố này đặc trưng cho môi trường trầm tích đồng nhất và yên tĩnh. Dạng lớp nằm ngang hoặc hơi nghiêng (do tác dụng dàn trải của lực trọng trường và sự xao động của dòng nước). Dạng lớp vát nhọn, dạng thấu kính Dạng lớp xiên, xiên chéo (slide) Các đá cổ, trãi qua nhiều thời kỳ biến động kiến tạo, thường có thế nằm dạng song song nhưng nghiêng hoặc uốn cong thì gọi là thế nằm thứ sinh . Đơn nghiêng: khi đá bị uốn nếp và phần vòm đã bị bào mòn, chỉ còn phần cánh của nếp uốn. Nếp uốn (nếp lồi, nếp lõm) VII. Thế nằm của đá trầm tích Các yếu tố thế nằm của tầng đá: Đường phương : chỉ phương kéo dài của tầng đá, được xác định bằng góc phương vị đường phương. Đường hướng dốc : chỉ hướng đổ của tầng đá. Gốc dốc : góc nghiêng của mặt tầng đá so với mặt phẳng ngang. VII. Thế nằm của đá trầm tích Thế nằm nguyên sinh (nằm ngang) và thứ sinh (nếp uốn) do vận động kiến tạo. VII. Thế nằm của đá trầm tích Thế nằm nguyên sinh của đá trầm tích VII. Thế nằm của đá trầm tích Dạng lớp vát nhọn VII. Thế nằm của đá trầm tích Thế nằm dạng xiên của trầm tích cửa sông (h.trái) Thế nằm nguyên sinh dạng xiên, xiên chéo VII. Thế nằm của đá trầm tích Trong thế nằm của đá trầm tích thường xảy ra hai quan hệ: Quan hệ chỉnh hợp: các lớp đá xếp liên tục lên nhau biểu hiện sự liên tục trong quá trình trầm đọng (lớp 1-5, Hình A, B). Quan hệ bất chỉnh hợp: khi có sự gián đoạn trầm đọng. Sau khi trầm đọng đến lớp 5, khu vực này uốn nếp và nhô lên khỏi mực nước, bị bào mòn phần vòm, sau đó lại chìm xuống để tiếp tục trầm đọng các lớp 7,8,9 phủ lên trên. Như vậy, đã có sự gián đoạn thời kỳ mà lẻ ra lớp 6 được trầm đọng. VII. Thế nằm của đá trầm tích Thế nằm thứ sinh dạng nếp lõm (syncline) – nếp uốn (folds) VII. Thế nằm của đá trầm tích Thế nằm thứ sinh dạng đơn nghiêng Quan hệ bất chỉnh hợp (nonconformity) ĐÁ BiẾN CHẤT ( 70-91 )(Metamorphic Rocks) I. Sự hình thành và phân loại Quá trình làm thay đổi một cách sâu sắc thành phần và tính chất của các đá macma và đá trầm tích ( đá hình thành trước ) dưới tác dụng của áp suất lớn, nhiệt độ cao và của dung dịch nhiệt động gọi là quá trình biến chất . Trong thực tế các nhân tố gây ra biến chất thường đồng thời tác dụng lên đá, nhưng dựa vào nhân tố chủ yếu có thể chia ra: Biến chất tiếp xúc : Xảy ra ở nơi tiếp xúc với đá magma xâm nhập, tác nhân nhiệt độ . Biến chất động lực : Xảy ra ở các đứt gãy kiến tạo, tác nhân áp suất là chủ yếu. Biến chất khu vực : Xảy ra ở các vùng tạo núi, nơi mà đá trầm tích bị chôn vùi hoặc nâng lên, tác nhân đồng thời nhiệt độ và áp suất. Biến chất tiếp xúc Nhiệt độ từ khối magma gây biến chất các đá xung quanh. Càng gần khối magma mức độ biến chất càng cao Biến chất tiếp xúc Chiều dày đới biến chất tiếp xúc phụ thuộc vào kích thước xâm nhập khối magma. Khối xâm nhập bazơ gây biến chất tầng đá trầm tích bao quanh nó. Biến chất động lực Liên quan đến đứt gãy kiến tạo. Biến chất khu vực Biến chất khu vực (regional metamorphism) xảy ra ở các vùng tạo núi, càng xuống sâu mức độ biến chất càng sâu sắc. Biến chất khu vực do chôn vùi (burial metamorphism), càng xuống sâu áp lực nén càng tăng gây biến chất đá Biến chất khu vực – động lực Biến chất khu vực vùng tạo núi (màu hồng). Biến chất động lực vùng dịch chuyển đứt gãy (vùng màu lam) II. Kiến trúc đá biến chất 1. Kiến trúc biến tinh 2. Kiến trúc milonit (đặc trưng cho biến chất động lực) – Đá bị miết, nghiền nát sau đó được các khoáng vật khác gắn kết lại. 3. Kiến trúc vảy, thể hiện khi trong quá trình biến chất hình thành các khoáng vật dạng vảy, dạng phiến, định hướng dưới tác dụng của áp lực. II. Kiến trúc đá biến chất Sự biến tinh trong quá trình biến chất. II. Kiến trúc đá biến chất Sự sắp xếp định hướng lại trong quá trình biến chất hình thành cấu tạo phiến. II. Kiến trúc đá biến chất Kiến trúc milonit, biến chất động lực III. Cấu tạo đá biến chất 1. Cấu tạo khối: do biến chất tiếp xúc (P nhỏ), gồm các loại đá: Marble: hình thành do sự biến tinh đá vôi. Quartzite: Biến chất từ cát kết thạch anh. Hornfels: Đá điểm đóm do sự có mặt của các tinh thể lớn trên nền tinh thể mịn. 2. Đá cấu tạo phiến: do biến chất khu vực, biến chất động lực (P lớn), bao gồm: Phiến sét (slate): biến chất từ sét kết. Phyllite: do biến chất ở mức độ cao, tinh thể hạt thô Đá phiến (diệp thạch, schist) chứa KV dạng hạt có thể thấy bằng mắt thường, hơn 50% KV dẹt, tên đá được gọi theo tên KV: phiến mica, phiến clorite 3. Đá cấu tạo Gniess – khi đá biến chất ở mức độ sâu sắc III. Cấu tạo đá biến chất Đá quartzite, marble có cấu tạo khối. III. Cấu tạo đá biến chất Đá phiến sét (slate) – biến chất yếu III. Cấu tạo đá biến chất Đá phyllite – là đá phiến biến chất từ mica hạt mịn. III. Cấu tạo đá biến chất Đá Gniess (gơnai), cấu tạo phiến thành phần KV chủ yếu là thạch anh và fenspat. III. Cấu tạo đá biến chất Muscovite và granet schist với mức độ phân phiến tốt, cho phép tách mica thành những mảnh nhỏ. IV. Thế nằm đá biến chất Đá biến chất có thế nằm giống thế nằm của đá ban đầu sinh ra nó như: dạng lớp của đá trầm tích, dạng nấm, dạng mạch, của đá macma. Riêng đá biến chất tiếp xúc có thế nằm dạng vành đai bao quanh khối macma gây ra biến chất V. Khoáng vật của đá biến chất Các tướng biến chất theo chiều sâu, càng xuống sâu T, P càng tăng mức độ biến chất tăng từ đá phiến sét (slate) đến Gneiss, Migmatite (Fe 3 O 4 ). Hình thành khoáng vật thuần tuý đá biến chất granet – các hạt màu đỏ, nâu thẩm. V. Khoáng vật của đá biến chất 1. Khoáng vật tàn dư 2. Khoáng vật thuần tuý của đá biến chất Đặc điểm: Cường độ cao kém ổn định trong điều kiện môi trường Là những khoáng vật không chứa nước hoặc nghèo nước, tỷ trọng cao. Khoáng vật thuần tuý là khoáng vật nội sinh Các khoáng vật chủ yếu: Andaluzit- Al 2 SiO 5 (KV thuần tuý) Silimanit - Al 2 SiO 5 Kianit - Al 2 SiO 5 Topa - Al 2 SiO 4 (OH,F) Storolit - Al 2 SiO 5 (Fe, Mg)(OH) 2 Cocdierit - (Mg,Fe) 2 Al 4 Si 5 O 18 Khoáng vật nhóm granet Staurolite – Fe +3 Al 4 (SiO 5 )(OH) Chu trình thạch học Chu trình thạch học
File đính kèm:
- bai_giang_da_rocks_ha_quoc_dong.ppt