Bài giảng Dẫn luận ngôn ngữ - Chương IV: Từ vựng

NỘI DUNG

A. CÁC ĐƠN VỊ TỪ VỰNG

I – Từ là đơn vị cơ bản của từ vựng

II – Từ vị và các biến thể

III – Cấu tạo từ

IV – Ngữ - Đơn vị từ vựng tương đương với từ

B. Ý NGHĨA CỦA TỪ VÀ NGỮ

I. Phân biệt ý, nghĩa và ý nghĩa

II. Sự biến đổi ý nghĩa của từ ngữ

III. Kết cấu ý nghĩa của từ

pdf 23 trang yennguyen 15600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Dẫn luận ngôn ngữ - Chương IV: Từ vựng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Dẫn luận ngôn ngữ - Chương IV: Từ vựng

Bài giảng Dẫn luận ngôn ngữ - Chương IV: Từ vựng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA TIẾNG ANH
------------
DẪN LUẬN NGÔN NGỮ
CHƯƠNG IV
TỪ VỰNG
DHTM_TMU
NỘI DUNG
A. CÁC ĐƠN VỊ TỪ VỰNG
I – Từ là đơn vị cơ bản của từ vựng
II – Từ vị và các biến thể
III – Cấu tạo từ
IV – Ngữ - Đơn vị từ vựng tương đương với từ
B. Ý NGHĨA CỦA TỪ VÀ NGỮ
I. Phân biệt ý, nghĩa và ý nghĩa
II. Sự biến đổi ý nghĩa của từ ngữ
III. Kết cấu ý nghĩa của từ
DHTM_TMU
I – TỪ LÀ ĐƠN VỊ CƠ BẢN CỦA TỪ VỰNG
Khái niệm “Từ vựng”
- Theo nghĩa gốc Hán, “vựng” có nghĩa là “ sưu tập, tập
hợp”. Do vậy, “từ vựng” có nghĩa là “sưu tập, tập hợp
các từ”
- Tuy nhiên, trong thực tế khái niệm “từ vựng” rộng hơn.
Nó không chỉ bao gồm các “từ” mà còn bao gồm cả các
“ngữ” (các cụm từ sẵn có)
Ví dụ: mẹ tròn con vuông, nước đổ lá khoai 
- Trong các đơn vị từ vựng, “từ” là đơn vị cơ bản. “Ngữ”
không phải là đơn vị từ vựng cơ bản vì nó do các từ cấu
tạo nên. Muốn có các “ngữ”, trước hết phải có các “từ”.
- Khái niệm: Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ, độc
lập về ý nghĩa và hình thức
A. CÁC ĐƠN VỊ TỪ VỰNG
DHTM_TMU
II – TỪ VỊ VÀ CÁC BIẾN THỂ 
Nếu coi “từ” là một hằng thể thì những trường hợp sử
dụng khác nhau của nó là những biến thể. Có các kiểu
biến thể sau đây của từ:
1. Biến thể hình thái học
- Đó là những hình thái ngữ pháp khác nhau của một từ, hay 
còn gọi là những từ hình.
- Ví dụ: see – saw (hiện tại – quá khứ)
boy - boys – boy’s (số ít – số nhiều – sở hữu cách)
2. Biến thể ngữ âm – hình thái học
- Đó là sự biến dạng của từ về mặt ngữ âm và cấu tạo từ, chứ
không phải là những hình thái ngữ pháp của nó.
Ví dụ : Giời - Trời, sờ - rờ, nhíp – díp
DHTM_TMU
3. Biến thể từ vựng – ngữ nghĩa
- Mỗi từ có thể có nhiều ý nghĩa khác nhau. Mỗi lần sử
dụng chỉ 1 trong những ý nghĩa của nó được hiện thực
hóa. Mỗi ý nghĩa được hiện thực hóa như vậy là một biến
thể từ vựng - ngữ nghĩa.
- Ví dụ: từ “chết” có ý nghĩa khác nhau trong những trường
hợp sử dụng sau:
+ Ông ấy mới chết năm ngoái
+ Làm thế thì chết dân rồi
+ Đồng hồ chết rồi
+ Mực chết
Để chỉ từ trong trạng thái trừu tượng người ta dùng thuật
ngữ từ vị. Từ vị là một đơn vị trừu tượng trong hệ thống từ
vựng. Nó là sự khái quát hóa những biểu hiện thực tế của
những cách dùng một từ nào đó trong một giai đoạn nhất
định của ngôn ngữ.
DHTM_TMU
1. Từ tố (hình vị)
- Từ tố là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ.
- Ví dụ: từ “teacher” có hai hình vị : “teach-” có nghĩa là “dạy”, 
“-er” có nghĩa là “người”
từ “books” có hai hình vị : “book-” có nghĩa là “sách”, 
“-s” có nghĩa “số nhiều”
- Căn cứ vào ý nghĩa, ta chia các từ tố thành 2 loại: chính tố và 
phụ tố
+ Chính tố là hình vị mang ý nghĩa từ vựng 
+ Phụ tố là hình vị mang ý nghĩa từ vựng bổ sung hoặc ý 
nghĩa ngữ pháp
- Ví dụ: trong từ “teacher”, “teach-” là chính tố, “-er” là phụ tố. 
III– CẤU TẠO TỪ 
DHTM_TMU
- Có nhiều loại phụ tố khác nhau: phụ tố cấu tạo từ và biến tố
+ Phụ tố cấu tạo từ biểu thị ý nghĩa từ vựng bổ sung hoặc ý
nghĩa ngữ pháp.
Ví dụ: “-er” là phụ tố cấu tạo từ mang ý nghĩa từ vựng bổ sung.
+ Biến tố là phụ tố chỉ xuất hiện ở những từ có biến đổi hình
thái. Chức năng của nó là biểu thị mối quan hệ cú pháp của các
từ ở trong câu.
Ví dụ: từ “love” (số ít), “loves” (số nhiều), love’s (sở hữu
cách)...
- Căn cứ vào vị trí đối với chính tố, có thể chia phụ tố cấu tạo từ
thành:
a, Tiền tố: là phụ tố đặt trước chính tố
Ví dụ: tiền tố “un-” trong từ “undo”, “im-” trong
“impossible”, “re-” trong “repay” 
b, Hậu tố: là phụ tố đặt sau chính tố
Ví dụ: hậu tố “-tion” trong “exploitation, “distribution”
DHTM_TMU
- Nhiều từ được cấu tạo bằng cả tiền tố và hậu tố. Đó là hiện tượng 
song tố.
Ví dụ: “un” + “happy” + “ness” -> unhappiness  
c, Trung tố: là phụ tố nằm chen vào giữa chính tố 
Ví dụ: trung tố “-s-” trong “sportscar”, “spokesman” 
d, Liên tố: là phụ tố đặc biệt, có chức năng liên kết các chính tố 
trong từ phức. 
(Ví dụ: sgk trang 67)
- Ngoài chính tố và phụ tố, còn có bán phụ tố
- Bán phụ tố là những yếu tố không mất hoàn toàn ý nghĩa sự vật 
của mình, nhưng lại được lặp lại trong nhiều từ, có tính chất của 
những phụ tố cấu tạo từ. 
Ví dụ: từ “viên”, “sĩ” có tính chất của các bán phụ tố
- ủy viên, thành viên, nhân viên, giáo viên 
- thi sĩ, bác sĩ, y sĩ, nhạc sĩ, chiến sĩ 
DHTM_TMU
2. Cấu tạo từ
- Căn cứ vào cấu tạo của từ, có thể chia ra các kiểu từ sau:
a, Từ đơn: là từ chỉ có một hình vị chính tố
Ví dụ: “man”, “work”, “sing”, “dance”, “bố”, “mẹ” 
b, Từ phái sinh: là từ gồm chính tố kết hợp với phụ tố cấu tạo từ.
Ví dụ: “home” – “homeless”, “make” – “maker” 
c, Từ phức: là sự kết hợp của hai hoặc hơn hai chính tố
Ví dụ: “kala” (thời gian) + “warta” (tin tức) -> “kalawarta”
(tạp chí) (tiếng Indonêxia) 
d, Từ ghép: là những từ cấu tạo bằng cách ghép hai hay hơn hai từ
độc lập.
Ví dụ: “đất nước”, “xinh đẹp”, “blackboard” 
e, Từ láy: là những từ cấu tạo bằng cách lặp lại thành phần âm
thanh của một hình vị hoặc một từ.
Ví dụ: “thưa” -> “lưa thưa”
“đỏ” -> “đo đỏ”
DHTM_TMU
IV – NGỮ- ĐƠN VỊ TỪ VỰNG TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI TỪ
- Ngữ là cụm từ sẵn có trong ngôn ngữ, có giá trị tương đương
với từ.
- Ngữ có nhiều đặc điểm giống với từ:
+ Chúng có thể tái hiện trong lời nói như các từ
+ Về mặt ngữ pháp, chúng có thể làm thành phần câu, cũng có
thể là cơ sở để cấu tạo các từ mới
+ Về mặt ngữ nghĩa, chúng biểu hiện những hiện tượng của thực
tế khách quan, gắn liền với những kiểu hoạt động khác nhau
của con người.
- Đặc trưng cơ bản của ngữ là: tính cố định và tính thành ngữ
- Tính cố định của một kết hợp một yếu tố nào đó với các yếu
tố khác được đo bằng khả năng mà yếu tố đó có thể dự đoán
sự xuất hiện đồng thời của các yếu tố còn lại của kết hợp.
- Ví dụ: + tính cố định bằng 1 (tức là 100%) : “dưa hấu”, “dai
nhách”, “say mềm”
+ tính cố định bằng 0 (các yếu tố không thể cố định trong
một kết hợp được) ví dụ trong các kết hợp vô lý: “tóc và đi”,
“cùng nhưng”
DHTM_TMU
- Tính thành ngữ: một tổ hợp được coi là có tính thành ngữ khi ý 
nghĩa chung của nó là một cái gì mới, khác với tổng số ý nghĩa 
của những bộ phận tạo thành.
- Ví dụ: 
“mẹ tròn con vuông” có nghĩa là “người đàn bà ở cữ và con 
đều bình yên mạnh khỏe”. Như vậy “vuông” ,“tròn” chỉ có 
nghĩa là “bình yên”, “mạnh khỏe” khi kết hợp với các từ “mẹ”, 
“con”.
“kỷ luật sắt” có nghĩa là “kỷ luật nghiêm khắc”. Từ “sắt” chỉ 
có nghĩa là “nghiêm khắc” khi kết hợp với từ “kỷ luật”
DHTM_TMU
I. Phân biệt ý, nghĩa và ý nghĩa
- Ví dụ: phân tích từ “cây” trong tiếng Việt (sơ đồ tam giác
ngữ nghĩa sgk trang 76)
- Trong sơ đồ này, ta có:
+ một từ ngữ âm cây
+ những cái cây cụ thể được gọi tên bằng từ đó
+ sự phản ánh của những cái cây ấy trong ý thức, gọi là ý hay
ý niệm về cây.
- Trong tam giác ngữ nghĩa, một đỉnh là từ ngữ âm, một đỉnh
là cái sở chỉ (đối tượng biểu thị), một đỉnh là cái sở biểu (ý
niệm)
- Cái sở chỉ: là đối tượng mà từ ngữ biểu thị, gọi tên (cây)
- Cái sở biểu là sự phản ánh của đối tượng trong nhận thức của
con người (cây là loại thực vật có lá)
B. Ý NGHĨA CỦA TỪ VÀ NGỮ
DHTM_TMU
- Nghĩa của từ là một hiện tượng phức tạp, bao gồm một số thành 
tố:
a, Nghĩa sở chỉ (nghĩa biểu vật): là mối liên hệ giữa từ và đối 
tượng, sự vật, hiện tượng mà từ biểu thị. Mối quan hệ của từ với 
cái sở chỉ được gọi là nghĩa sở chỉ.
Ví dụ: từ “ô” (ngựa ô), “mực” (chó mực), “huyền” (tóc huyền)  
có nghĩa sở chỉ khác nhau.
b, Nghĩa sở biểu (nghĩa biểu niệm): là quan hệ của từ với ý, tức là 
với khái niệm hoặc biểu tượng mà từ biểu hiện. Mối quan hệ giữa 
từ với cái sở biểu gọi là nghĩa sở biểu. Thuật ngữ “ý nghĩa” dùng 
để chỉ nghĩa sở biểu.
- Cái sở biểu và cái sở chỉ của một từ có quan hệ chặt chẽ với nhau. 
Tuy nhiên giữa chúng vẫn có sự khác nhau lớn:
+ Mỗi cái sở biểu có thể ứng với nhiều cái sở chỉ khác 
nhau
+ Ngược lại, một cái sở chỉ có thể thuộc vào những cái sở 
biểu khác nhau (ví dụ: cùng một người có thể là bố, thanh 
niên, giáo viên, bộ đội)
DHTM_TMU
c, Nghĩa sở dụng: là quan hệ của từ với người sử dụng, thể hiện
thái độ, cảm xúc của người sử dụng.
d, Nghĩa kết cấu: là quan hệ giữa từ với những từ khác trong hệ
thống từ vựng.
DHTM_TMU
II. Sự biến đổi ý nghĩa của từ ngữ
1. Mở rộng ý nghĩa: là một quá trình phát triển từ cái riêng đến
cái chung, từ cái cụ thể đến cái trừu tượng. Ý nghĩa được
hình thành nhờ quá trình này gọi là nghĩa rộng.
- Ví dụ: từ “đẹp” ban đầu chỉ dùng ở lĩnh vực hình thức, nhưng
bây giờ dùng rộng rãi cả ở phạm vi tình cảm, tinh thần, quan
hệ như: tình cảm đẹp, đẹp lòng, đẹp nết 
2. Thu hẹp ý nghĩa: phạm vi ý nghĩa của các từ phát triển từ cái
chung đến cái riêng, từ cái trừu tượng đến cái cụ thể.
- Ví dụ: từ “mùi” là cảm giác do cơ quan khứu giác thu nhận
được, nhưng khi nói “miếng thịt này có mùi” thì lại có ý
nghĩa cụ thể là “mùi hôi”.
3. Ẩn dụ: là sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau
giữa các sự vật hiện tượng được so sánh với nhau.
DHTM_TMU
- Các hình thức ẩn dụ:
+ Sự giống nhau về hình thức:
Ví dụ: mũi người và vật – mũi thuyền, mũi kim 
+ Sự giống nhau về màu sắc: Ví dụ: màu da trời, màu cỏ úa 
+ Sự giống nhau về chức năng:
Ví dụ: đèn điện, đèn dầu hỏa 
+ Sự giống nhau về một tính chất nào đó:
Ví dụ: đất khô – tình cảm khô, lời nói khô
+ Sự giống nhau về một đặc điểm, một vẻ ngoài nào đó:
Ví dụ: cô gái xấu xí bị gọi là Thị Nở, hay ghen gọi là Hoạn Thư
+ Ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng: từ “nắm” trong “nắm ngoại 
ngữ”, “nắm tình hình”
+ Chuyển tên các con vật thành tên người: con họa mi của anh 
+ Chuyển tính chất của sinh vật sang sự vật, hiện tượng khác: con 
tàu chạy, gió gào thét .
DHTM_TMU
- Phân biệt ẩn dụ và so sánh:
+ Ẩn dụ là một loại so sánh nhưng là so sánh ngầm
+ So sánh không phải là hiện tượng chuyển nghĩa, nó không thay 
thế khái niệm này bằng khái niệm khác. Trong so sánh chỉ có sự 
so sánh các hiện tượng với nhau bằng các từ như, bằng, tựa
4. Hoán dụ: là hiện tượng chuyển tên gọi từ sự vật hoặc hiện tượng 
này sang sự vật hoặc hiện tượng khác dựa trên mối quan hệ logic 
giữa các sự vật hiện tượng ấy.
- Các hình thức hoán dụ:
+ Lấy bộ phận thay cho toàn thể: nhà có năm miệng ăn (nhà có năm 
người ăn)
+ Lấy toàn thể thay cho bộ phận: mỗi ngày có 24h nhưng“ngày 
công” lại chỉ có 8h.
+ Lấy không gian, địa điểm thay cho người sống ở đó: nhà tôi (vợ 
tôi)
DHTM_TMU
+ Lấy cái chứa đựng thay cho cái được chứa đựng: cho tôi xin 
bát cơm (xin cơm đựng ở trong bát)
+ Lấy quần áo, trang phục thay cho con người: Áo chàm đưa 
buổi phân li (Tố Hữu)
+Lấy bộ phận con người thay cho bộ phận quần áo: cổ áo, vai 
áo..
+ Lấy địa điểm, nơi sản xuất thay cho sản phẩm được sản xuất: 
kem Tràng Tiền, bia Trúc Bạch 
+ Lấy địa điểm thay cho sự kiện xảy ra ở đó: trận Điện Biện 
Phủ
+ Lấy tên tác giả thay cho tên tác phẩm: Suốt mười năm tôi dọc 
Nguyễn Du 
+ Lấy âm thanh thay cho đối tượng: chim cuốc, xe bình bịch  
DHTM_TMU
III. Kết cấu ý nghĩa của từ
1. Các kiểu ý nghĩa của từ đa nghĩa
- Từ đa nghĩa: là từ có thể có nhiều ý nghĩa
Ví dụ: từ “nervous” có 4 nghĩa (thuộc về thần kinh; lo lắng;
mạnh mẽ có dũng khí; cô đọng)
- Cách phân loại ý nghĩa của từ đa nghĩa:
a, Căn cứ vào sự khác nhau của những mối quan hệ với sự vật:
nghĩa trực tiếp và nghĩa chuyển tiếp hoặc nghĩa đen và nghĩa bóng
Ví dụ: từ “đầu”
Nghĩa trực tiếp: phần trên cùng hoặc trước hết của cơ thể động vật
Nghĩa chuyển tiếp: đầu của con người, là biểu tượng của suy nghĩ,
hoặc tóc (chải đầu)
b, Căn cứ theo ngữ cảnh: ta có nghĩa chính (nghĩa tự do) và nghĩa
phụ (nghĩa hạn chế)
c, Căn cứ theo khả năng sử dụng: ta có nghĩa cổ và nghĩa hiện
dùng
DHTM_TMU
Ví dụ: từ “đểu” nghĩa cổ là hoạt động gánh
nghĩa hiện dùng là xỏ xiên lừa đảo đến mức bất kể 
đạo đức
d, Căn cứ theo lịch sử biến đổi nghĩa: ta có nghĩa gốc và nghĩa 
phái sinh
Ví dụ: từ “vố” nghĩa gốc: là dụng cụ giống như cái búa nhỏ để 
điều khiển voi
nghĩa phái sinh: lần bị đòn đau hay bị một việc 
không hay gì đó do người khác gây ra (bị lừa mấy vố..)
DHTM_TMU
2. Hiện tượng đồng âm
- Là hiện tượng các từ khác nhau có hình thức âm thanh trùng
nhau một cách ngẫu nhiên nhưng có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.
- Chúng trùng với nhau cả về âm thanh lẫn chữ viết trong tất cả
hình thái ngữ pháp vốn có của chúng.
Ví dụ: từ “đường” trong “đường tàu”, “mua một cân đường”
từ “sao” trong “ông sao trên trời”, “sao anh lại làm
thế”, “đi sao giấy khai sinh”
- Phân biêt từ đồng âm và từ đa nghĩa:
Các ý nghĩa của từ đồng âm là hoàn toàn khác nhau, không có
mối liên hệ nào. Còn những ý nghĩa khác nhau của một từ đa nghĩa
có sự liên hệ, quy định lẫn nhau, ý nghĩa này phái sinh từ ý nghĩa
kia.
DHTM_TMU
3. Hiện tượng đồng nghĩa
- Đồng nghĩa là những từ gần nhau về nghĩa, khác nhau về âm 
thanh, biểu thị các sắc thái khác nhau của một khái niệm.
Ví dụ: các từ “cho”, “biếu”, “tặng” cùng thể hiện một khái niệm 
“chuyển quyền sở hữu cho người khác” nhưng chúng có sắc thái 
nghĩa khác nhau.
+ cho: chuyển sở hữu của mình sang người khác, không đổi lấy 
gì cả
+ biếu: chuyển sở hữu của mình sang người lớn tuổi, có địa vị xã 
hội, có sắc thái trang trọng
+ tặng: chuyển sở hữu của mình sang người khác nhằm khuyến 
khích, khen ngợi hoặc tỏ lòng quý mến.
DHTM_TMU
4. Hiện tượng trái nghĩa
- Trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập về ý nghĩa, 
biểu thị những khái niệm tương phản về logic nhưng tương liên 
(có mối quan hệ lẫn nhau với nhau) 
- Ví dụ: nặng – nhẹ là cặp từ trái nghĩa chỉ trọng lượng
sớm – muộn là cặp từ trái nghĩa chỉ thời gian
5. Hiện tượng trường nghĩa
- Trường nghĩa là những tập hợp từ đồng nhất với nhau về nghĩa 
từ vựng.
- Ví dụ: trường nghĩa “đồ dùng” là một tập hợp từ, tất cả các từ 
đều có chung nét nghĩa khái quát: bàn, ghế, giường, tủ, sách, 
chăn, áo, dao, kéo  
DHTM_TMU

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_dan_luan_ngon_ngu_chuong_iv_tu_vung.pdf