Bài giảng Hệ thống thông tin tài chính ngân hàng - Chương 2: Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử

TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ

LỢI ÍCH VÀ KHÓ KHĂN KHI ỨNG DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ

CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ

CÁC DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM

THỰC HÀNH GIAO DỊCH
E-BANKING VÀ E-PAYMENT ONLINE

THỰC HÀNH BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐIỆN TỬ TRÊN EXCEL – BÀI 3

 

pptx 77 trang yennguyen 3140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hệ thống thông tin tài chính ngân hàng - Chương 2: Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Hệ thống thông tin tài chính ngân hàng - Chương 2: Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử

Bài giảng Hệ thống thông tin tài chính ngân hàng - Chương 2: Tổng quan về dịch vụ ngân hàng điện tử
TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ  NGÂN  HÀNG ĐIỆN TỬ  
Chương 2: 
1 
NỘI DUNG CHÍNH 
2.1 
2.2 
2.3 
2.4 
LỢI ÍCH VÀ KHÓ KHĂN KHI ỨNG DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 
TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 
CÁC SẢN PHẨM DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 
CÁC DỊCH VỤ CỦA NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM 
2.5 
2.6 
THỰC HÀNH GIAO DỊCH E-BANKING VÀ E-PAYMENT ONLINE 
THỰC HÀNH BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐIỆN TỬ TRÊN EXCEL – BÀI 3 
2 
2.1 TỔNG  QUAN VỀ DỊCH VỤ  NGÂN  HÀNG ĐIỆN TỬ 
Lịch sử phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử 
2.1.1 
Khái niệm dịch vụ ngân hàng điện tử 
2.1.2 
Pháp lý giao dịch điện tử trong tài chính ngân hàng 
2.1.3 
Xu hướng giao dịch trong lĩnh vực ngân hàng 
2.1.4 
3 
Lịch sử phát triển của dịch  vụ  ngân hàng điện tử 
2.1.1 
Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông , của công nghệ mới như: Internet, Web  mô hình ngân hàng truyền thống( “brick and mortar” Banking ) ngân hàng điện tử (“click and mortar” Banking ). 
Trong các năm qua: ngân hàng điện tử phát triển vượt bậc mô hình tất yếu cho hệ thống ngân hàng trong thế kỷ 21 . 
4 
Lịch sử phát triển của dịch  vụ  ngân hàng điện tử 
2.1.1 
Tại Mỹ, các nước Châu Âu, Australia các quốc gia: Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan  các ngân hàng đẩy mạnh phát triển: 
H ệ thống thanh toán điện tử phát triển các kênh giao dịch điện tử (E – Banking) như các loại thẻ giao dịch tự động ATM , Smart Card, Visa, Master card 
C ác dịch vụ ngân hàng trực tuyến như: Internet Banking, Mobile banking, Telephone Banking, Home Banking, Call center. 
5 
Lịch sử phát triển của dịch  vụ  ngân hàng điện tử 
2.1.1 
Hiện nay ngân hàng điện tử đã được sử dụng ở nhiều quốc gia và số lượng người sử dụng cũng tăng nhanh chóng qua các năm. 
Bảng 2.1 tóm tắt tình hình sử dụng ngân hàng điện tử tại một số quốc gia. 
6 
Lịch sử phát triển của dịch  vụ  ngân hàng điện tử 
2.1.1 
Tình hình sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam. 
Thẻ ngân hàng lần đầu ra mắt tại Việt Nam vào đầu những năm 2000, mở ra phương thức thanh toán hiện đại cho các khách hàng cá nhân, dần dần thay thế một phần tiền mặt trong lưu thông.  
Từ con số hơn 20.000 thẻ trong năm 2002, đến cuối năm ngoái các ngân hàng đã phát hành hơn 66 triệu thẻ.  
7 
Lịch sử phát triển của dịch  vụ  ngân hàng điện tử 
2.1.1 
Tình hình sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam. 
Ngày 29/12/2006, Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 291 phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 . 
Cùng thời điểm này, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 161 quy định về thanh toán bằng tiền mặt với các quy định về hạn mức thanh toán bằng tiền mặt, phí giao dịch tiền mặt và việc rút tiền mặt với số lượng lớn bằng Đồng Việt Nam trong giao dịch, thanh toán tại Việt Nam . 
 Cơ sở pháp lý quan trọng để thúc đẩy hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. 
8 
Lịch sử phát triển của dịch  vụ  ngân hàng điện tử 
2.1.1 
Tình hình sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam. 
Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015 đã được Thủ tướng phê duyệt vào tháng 12/2011, với các mục tiêu cụ thể: 
Năm 2015 , tỷ lệ tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán phải thấp hơn 11 % nâng tỷ lệ người dân có tài khoản tại ngân hàng lên 35 - 40 % dân số. 
Chính phủ cũng đề cao nhiệm vụ phát triển dịch vụ thanh toán thẻ mà trọng tâm là phát triển thanh toán qua điểm chấp nhận thẻ.  
9 
Lịch sử phát triển của dịch  vụ  ngân hàng điện tử 
2.1.1 
Tình hình sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam. 
"Dịch vụ ngân hàng điện tử đang ngày càng phát triển đa dạng và mạnh mẽ” 
Tính tới 30/6, cả nước có 16.000 ATM. 
137.000 POS (máy chấp nhận thanh toán thẻ). 
Số lượng thẻ phát hành cũng lên tới 72 triệu chiếc, tăng 20% so với cùng kỳ. 
10 
Lịch sử phát triển của dịch  vụ  ngân hàng điện tử 
2.1.1 
Tình hình sử dụng ngân hàng điện tử tại Việt Nam. 
Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy 6 tháng đầu năm, doanh số giao dịch qua thẻ ngân hàng đạt hơn 70.500 tỷ đồng , tăng 37% so với cùng kỳ năm 2013. 
Tỷ lệ sử dụng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán có xu hướng giảm dần từ 20% năm 2004 xuống 14% năm 2010 và hiện còn khoảng 12%. 
Mục tiêu đến cuối năm 2015 , tỷ lệ này sẽ giảm về thấp hơn 11% , nâng số người có tài khoản tại ngân hàng lên 35 - 40% dân số. 
11 
Khái niệm dịch vụ  
ngân  hàng điện tử 
2.1.2 
Là khả năng của một khách hàng có thể truy cập từ xa vào một ngân hàng nhằm: thu thập thông tin, thực hiện các giao dịch thanh toán tài chính dựa trên các tài khoản lưu ký tại ngân hàng đó, đăng ký sử dụng các dịch vụ mới. 
Là một hệ thống phần mềm vi tính cho phép khách hàng tìm hiểu hay mua dịch vụ ngân hàng thông qua việc nối mạng máy vi tính của mình với ngân hàng. 
 “ Ngân hàng điện tử bao gồm tất cả các dạng của giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng (cá nhân và tổ chức ) dựa trên quá trình xử lý và chuyển giao dữ liệu số hoá nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng” 
12 
Pháp lý giao dịch điện tử 
trong tài chính ngân hàng 
2.1.3 
Xây dựng luật giao dịch điện tử là một trong những vấn đề quan trọng quyết định đến sự thành công trong giao dịch điện tử. 
Luật giao dịch điện tử được coi là văn bản pháp lý quan trọng đặt nền móng cho việc triển khai thương mại điện tử nói chung và giao dịch ngân hàng điện tử nói riêng . 
Cho đến nay, ở Việt Nam đã ban hành những văn bản pháp luật về giao dịch điện tử như: 
13 
Pháp lý giao dịch điện tử 
trong tài chính ngân hàng 
2.1.3 
Quyết định số 196/QĐ - TTg  ngày 01/04/1997 . 
Chứng từ điện tử được khái quát: “Cho phép sử dụng các dữ liệu thông tin trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán về nghiệp vụ kinh tế tài chính đã phát sinh và thực sự hoàn thành, là cơ sở để ghi chép vào sổ sách kế toán của các Ngân hàng và tổ chức tín dụng”. 
14 
Pháp lý giao dịch điện tử 
trong tài chính ngân hàng 
2.1.3 
Quyết định 44/2002/QĐ -TTg ngày 21/03/2002 
Quyết định này trình bày rõ hơn về chức năng của chứng từ điện tử: “Chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán mà các yếu tố của nó được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử đã được mã hóa mà không có sự thay đổi trong quá trình truyền qua mạng máy tính hoặc trên vật mang tin như băng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán”. 
15 
Pháp lý giao dịch điện tử 
trong tài chính ngân hàng 
2.1.3 
Luật giao dịch điện  tử 
Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khóa XI, kỳ họp thứ 8 ( từ ngày 18/10 đến ngày 29/11 năm 2005) đã thông qua luật số 51/2005/QH11 – Luật giao dịch điện tử vào ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/03/2006. 
Luật gồm 8 chương, 54 điều. 
16 
Pháp lý giao dịch điện tử 
trong tài chính ngân hàng 
2.1.3 
Nghị định số 57/2006/NĐ-CP ngày 09/06/2006:   
Hướng dẫn thi hành Luật giao dịch điện tử. 
Nghị định của Chính phủ số 26/2007/NĐ-CP ngày 15/02/2007:   
Nghị định 26/2007/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số. Đây là văn bản rất quan trọng đối với việc đảm bảo an toàn, bảo mật cho các giao dịch điện tử. Văn bản này được Bộ Bưu chính viễn thông chủ trì xây dựng nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc phát triển thị trường dịch vụ chứng thực điện tử qua việc thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký số trong các giao dịch điện tử. 
17 
Pháp lý giao dịch điện tử 
trong tài chính ngân hàng 
2.1.3 
Nghị định của Chính phủ số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007:    
G iao dịch điện tử trong hoạt động tài chính giữa tổ chức, cá nhân với cơ quan tài chính phải sử dụng chữ ký số và chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cung cấp. 
Chứng từ điện tử chỉ được hủy khi có sự đồng ý và xác nhận của các bên tham gia giao dịch, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. 
Chứng từ điện tử đã hủy phải được lưu trữ phục vụ việc tra cứu của cơ quan Nhà Nước có thẩm quyền . 
Chứng từ điện tử đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định, nếu không có quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được phép tiêu hủy. 
18 
Pháp lý giao dịch điện tử 
trong tài chính ngân hàng 
2.1.3 
Nghị định của Chính phủ số 27/2007/NĐ-CP ngày 23/02/2007:    
Chứng từ điện tử bị niêm phong, tạm giữ, tịch thu phải theo đúng quy định của pháp luật. 
Chứng từ điện tử được gửi, nhận và xử lý giữa cá nhân với hệ thống thông tin tự động hoặc giữa các hệ thống thông tin tự động với nhau không bị phủ nhận giá trị pháp lý . 
Khi cần thiết, chứng từ điện tử có thể chuyển sang chứng từ giấy và ngược lại nhưng phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định. 
19 
Pháp lý giao dịch điện tử 
trong tài chính ngân hàng 
2.1.3 
Nghị định của Chính phủ số 35/2007/NĐ-CP ngày 08/03/2007:    
Q uy  định  về giao  dịch điện tử trong ngân hàng . 
20 
Xu hướng giao dịch 
trong lĩnh vực ngân hàng 
2.1.4 
Nhờ sự hỗ trợ của công nghệ N gân hàng phát triển Lịch sử ngân hàng . 
Internet hay viễn thông Ngân hàng đã đến gần hơn với người tiêu dùng. 
Trao đổi thông tin giữa khách hàng và ngân hàng click chuột hay bàn phím điện thoại . 
Khách hàng thực hiện các giao dịch chuyển khoản trong và ngoài hệ thống, thanh toán hóa đơn, dịch vụ, nạp tiền điện thoại, gửi tiết kiệm online; mua bán trực tuyến. 
21 
Xu hướng giao dịch 
trong lĩnh vực ngân hàng 
2.1.4 
Thương mại điện tử minh chứng ứng dụng của ngân hàng điện tử. Các trang chotot.vn, muachung ; nhommua; hotdeal ; Rồng bay hay Én bạc ra đời nhu cầu giao dịch mạng ngày một phong phú hơn. 
Với giá cả ưu đãi, sự tiện dụng, các hình thức thương mại trực tuyến việc sử dụng ngân hàng điện tử thành xu hướng và là giải pháp giao dịch cho rất nhiều người . 
22 
Xu hướng giao dịch 
trong lĩnh vực ngân hàng 
2.1.4 
Hơn 20 ngân hàng triển khai dịch vụ thu hộ tiền điện, cước viễn thông, thuế... giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm thời gian và chi phí khi không phải tới tận nơi nộp tiền . 
Theo Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, đến cuối năm 2013, số người dùng dịch vụ Internet Banking tăng 45% so với 3 năm trước đó. Khoảng 90% ngân hàng triển khai dịch vụ Internet Banking và gần một nửa triển khai Mobile Banking . 
23 
Xu hướng giao dịch 
trong lĩnh vực ngân hàng 
2.1.4 
Số DN hợp tác thanh toán bằng Internet Banking với ngân hàng cũng gia tăng: Tổng Cty Điện lực TP HCM (EVN TP HCM) đã hợp tác với 24 ngân hàng phát triển dịch vụ thu hộ tiền điện, đưa tỷ lệ thanh toán tiền điện qua ngân hàng năm 2013 lên 44,9% tổng doanh thu, tăng gấp 12,8 lần so với năm thí điểm 2007.  
Đầu năm 2014, Tổng cục Thuế cũng đã có 366.000 doanh nghiệp khai thuế qua mạng Internet , Tổng cục Thuế đã hợp tác với các ngân hàng (Vietcombank, Vietinbank, Agribank, MB, BIDV, VPBank) để triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử tới 15.000 doanh nghiệp đến cuối năm. 
24 
Xu hướng giao dịch 
trong lĩnh vực ngân hàng 
2.1.4 
Ngoài điện và thuế , còn có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác chấp nhận thanh toán qua Internet Banking. Đáng chú ý nhất là đề án thanh toán và quản lý tiền học phí bằng “thẻ học đường SSC” và dịch vụ E-Banking của Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM . 
Thống kê của Ngân hàng Nhà nước cho thấy Việt Nam là một thị trường tiềm năng lớn đối với dịch vụ Internet Banking, khi mới có 22% dân số có tài khoản ngân hàng; 42 triệu thẻ ATM được phát hành (94% thẻ nội địa và 6% thẻ quốc tế); 13.500 cây ATM và 500.000 ví điện tử.  
25 
2.2 LỢI ÍCH VÀ KHÓ KHĂN KHI ỨNG DỤNG DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ 
Lợi ích khi ứng dụng dịch vụ ngân hàng điện tử 
2.2.1 
2.2.2 
Khó khăn khi ứng dụng dịch vụ ngân hàng điện tử 
26 
Lợi ích khi ứng dụng 
dịch vụ ngân hàng điện tử 
2.2.1 
Khách hàng có thể yêu cầu ngân hàng cho biết số dư, sao kê 5 giao dịch gần nhất , cập nhật sự thay đổi tỷ giá, lãi suất chỉ bằng 1 tin nhắn hoặc bằng việc truy cập vào Website của ngân hàng. 
Nguồn thông tin cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử: Khách hàng biết đến dịch vụ ngân hàng điện tử là nhờ tư vấn của nhân viên ngân hàng, các kênh phương tiện truyền thông và trang Web của các ngân hàng cũng là nguồn thông tin được nhiều khách hàng tham khảo . 
27 
Lợi ích khi ứng dụng 
dịch vụ ngân hàng điện tử 
2.2.1 
Tính tiện lợi, nhanh chóng của dịch vụ ngân hàng điện tử: Khách hàng có thể lựa chọn các dịch vụ phù hợp để đáp ứng được nhu cầu của từng cá nhân và tùy theo từng mục đích sử dụng: Mobile-banking, Internet-banking... 
 Về mặt giấy tờ thủ tục: Khách hàng làm thủ tục giấy tờ đăng ký sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử tốt , rất thuận tiện, nhanh chóng và đơn giản 
28 
Lợi ích khi ứng dụng 
dịch vụ ngân hàng điện tử 
2.2.1 
Giúp cho ngân hàng Trung Ương thanh tra giám  sát 
Nhanh chóng, thuận  tiện 
Nâng cao hiệu quả sử dụng  vốn 
Tăng khả năng chăm sóc và thu hút khách hàng 
Tăng khả năng đầu tư tín dụng 
Tiết kiệm chi phí, tăng thu  nhập 
Mở rộng phạm vi hoạt động, tăng khả năng cạnh  tranh 
Cung cấp dịch vụ trọn gói 
29 
2.2.2 
Khó khăn khi ứng dụng 
dịch vụ ngân hàng điện tử 
Khó khăn về  vốn 
Việc phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng trong thời đại hiện nay gắn liền với quá trình hiện đại hóa công nghệ kinh doanh . Quá trình đó đòi hỏi nhu cầu vốn rất lớn , vượt khả năng tài chính của nhiều ngân hàng, nhất là đối với các ngân hàng nhỏ, khả năng tài chính thấp. 
Thông thường một ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay khi ứng dụng công nghệ ở mức trung bình cũng phải từ 4 triệu USD trở lên, công nghệ hiện đại cũng phải trên 8 triệu USD thì mới đáp ứng được cơ bản những quy trình quản lý, quản trị hoạt động ngân hàng , những giao dịch thanh toán 
30 
2.2.2 
Khó khăn khi ứng dụng 
dịch vụ ngân hàng điện tử 
Những tồn tại trong quá trình phát triển công  nghệ 
Đó là sự phát triển chưa đồng đều về công nghệ giữa các ngân hàng ; số ngân hàng triển khai, phát triển công nghệ mới chưa nhiều. Hiệu quả chương trình phần mềm ứng dụng của một số ngân hàng chưa cao. Có ngân hàng còn sử dụng phần mềm cũ không còn phù hợp với yêu cầu phát triển hiện nay. 
Thực tế vấn đề lớn nhất trong giai đoạn hiện nay của các ngân hàng là việc ứng dụng công nghệ như thế nào để mang lại hiệu quả tối đa cho NH , phải đảm bảo được hai vấn đề : 
31 
2.2.2 
Khó khăn khi ứng dụng 
dịch vụ ngân hàng điện tử 
Một là: công nghệ phải hiện đại, đảm bảo các yêu cầu quản lý nội bộ , đáp ứng các giao dịch kinh doanh, quản trị rủi ro, quản trị thanh khoản, có khả năng kết nối thông suốt với các ngân hàng khác; 
H ai là: phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại trên cơ sở phải quản lý , phòng chống được rủi ro, bảo mật và an toàn trong hoạt động. 
32 
2.2.2 
Khó khăn khi ứng dụng 
dịch vụ ngân hàng điện tử 
Thực tiễn, việc ứng dụng các công nghệ hiện nay vẫn còn nhiều bất cập , mặt bằng trình độ công nghệ của các ngân hàng hiện nay vẫn còn ở mức thấp, khoảng chênh lệch trình độ công nghệ giữa các ngân hàng khá xa, dẫn đến hai tình trạng trái ngược nhau: 
Ứng dụng công nghệ ở mức độ thấp : một số NH do chưa đủ điều kiện về vốn nên ứng dụng công nghệ chỉ ở mức phản ảnh, ghi chép, quản lý các hoạt động nghiệp vụ trong phạm vi của một đơn vị, còn các nghiệp vụ liên chi nhánh chưa được xử lý tức. 
33 
2.2.2 
Khó khăn khi ứng dụng 
dịch vụ ngân hàng điện tử 
Chưa khai thác, sử dụng hết tính năng, công nghệ hiện đại : một số ngân hàng khác có đủ điều kiện về vốn, ứng dụ ... ịch vụ ngân hàng điện tử 
Hạn chế từ chính chất lượng dịch vụ của ngân hàng 
Tính đa dạng của sản phẩm còn chưa cao: các sản phẩm dịch vụ truyền thống vẫn là phổ biến, hoạt động chủ yếu của một số ngân hàng biểu hiện là thu nhập từ hoạt động dịch vụ vẫn còn thấp, chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập của ngân hàng . 
38 
2.2.2 
Khó khăn khi ứng dụng 
dịch vụ ngân hàng điện tử 
Hạn chế từ chính chất lượng dịch vụ của ngân hàng 
Tính tiện ích của sản phẩm còn hạn chế: thể hiện rõ nét là trong các sản phẩm dịch vụ thẻ ATM . 
Thẻ ATM của một số ngân hàng chỉ dừng lại ở chức năng rút tiền, còn các chức năng, tiện ích khác chưa được triển khai hoặc triển khai còn rất chậm . 
39 
2.2.2 
Khó khăn khi ứng dụng 
dịch vụ ngân hàng điện tử 
Hạn chế từ chính chất lượng dịch vụ của ngân hàng 
Tính hiện đại của sản phẩm còn thấp: do xuất phát từ hạn chế về công nghệ, cơ sở hạ tầng kỹ thuật còn thấp, làm hạn chế khả năng ứng dụng công nghệ hiện đại, triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử. 
40 
2.2.2 
Khó khăn khi ứng dụng 
dịch vụ ngân hàng điện tử 
Hạn chế từ chính chất lượng dịch vụ của ngân hàng: 
Khả năng gắn kết của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng với khách hàng, nhất là các doanh nghiệp: còn hạn chế, trong khi giao dịch qua mạng và thanh toán trực tuyến đã và sẽ là phương thức giao dịch phổ biến trong nền kinh tế hiện đại. 
Đây là hạn chế không những từ phía các ngân hàng nói chung mà từ phía các doanh nghiệp, từ chính sự phát triển của nền kinh tế nước ta. 
41 
2.2.2 
Khó khăn khi ứng dụng 
dịch vụ ngân hàng điện tử 
Khó khăn vướng mắc từ nền kinh tế 
Do thói quen dùng tiền mặt chưa thay đổi nên NHĐT rất khó phát triển. 
Một số ngành điện, nước, bưu điện chưa thực sự tạo điều kiện cần thiết cho dịch vụ thanh toán qua tài khoản cá nhân. 
Cơ sở hạ tầng mạng viễn thông của Việt Nam còn nhiều hạn chế, mạng Internet thường xuyên bị lỗi, nghẽn mạch. Mạng thông tin di động, rất thường hay xảy ra tình trạng mất sóng hoặc quá tải. 
42 
2.2.2 
Khó khăn khi ứng dụng 
dịch vụ ngân hàng điện tử 
Khó khăn vướng mắc từ nền kinh tế: 
Nhiều tội phạm mạng ngày đêm dòm ngó tới “ví điện tử” của khách hàng. 
Cơ sở pháp lý đối với Ngân hàng điện tử tuy đã có nhưng việc ban hành cũng chậm trễ, vẫn còn chung chung, chưa có hướng dẫn chi tiết và vẫn còn hạn chế đối với một số giao dịch. 
43 
2.3 CÁC  SẢN PHẨM DỊCH VỤ  CỦA   NGÂN HÀNG  ĐIỆN TỬ 
Internet Banking 
2.3.1 
Phone Banking 
2.3.2 
Mobile Banking 
2.3.3 
Home Banking 
2.3.4 
44 
2.3 CÁC  SẢN PHẨM DỊCH VỤ  CỦA   NGÂN HÀNG  ĐIỆN TỬ 
Kiosk Banking 
2.3.5 
Call Center 
2.3.6 
Tiền điện tử - Digital Cash 
2.3.7 
Séc điện tử - Digital Cheques 
2.3.8 
Thẻ thông minh - Ví điện tử - Stored Value smart Card 
2.3.9 
45 
Internet Banking 
2.3.1 
Dịch vụ Internet banking giúp khách hàng chuyển tiền trên mạng thông qua các tài khoản cũng như kiểm soát hoạt động của các tài khoản này. 
Để tham gia, khách hàng truy cập vào website của Ngân hàng và thực hiện giao dịch tài chính, truy vấn thông tin cần thiết . 
46 
Internet Banking 
2.3.1 
Các dịch vụ Internet banking cung cấp như : 
Xem số dư tài khoản tại thời điểm hiện tại; 
Vấn tin lịch sử giao dịch; 
Xem thông tin tỷ giá, lãi suất tiền gửi tiết kiệm; 
Khách hàng có thể gửi các thắc mắc, góp ý về sản phẩm dịch vụ của ngân 
hàng và sẽ được giải quyết 1 cách nhanh nhất; 
Thanh toán hóa đơn điện, nước, điện thoại; 
Thanh toán trực tuyến qua mạng 
47 
Hệ thống Phone Banking của ngân hàng mang lại cho khách hàng 1 tiện ích mới là khách hàng có thể mọi lúc và mọi nơi dùng điện thoại cố định của mình để có thể nghe các thông tin về sản phẩm dịch vụ ngân hàng và thông tin tài khoản cá nhân. 
Phone banking là hệ thống tự động trả lời hoạt động 24/24, khách hàng chỉ cần nhấn các phím trên bàn phím điện thoại theo mã do ngân hàng quy định để yêu cầu hệ thống trả lời các thông tin cần thiết. 
Phone Banking 
2.3.2 
48 
Các dịch vụ Phone banking cung cấp như: 
Kiểm tra số dư tài khoản tiền gửi thanh toán; 
Nghe 5 giao dịch phát sinh mới nhất; 
Kiểm tra các thông tin về lãi suất, tỷ giá hối đoái; 
Kiểm tra các thông tin chứng khoán; 
Yêu cầu Ngân hàng fax bảng liệt kê giao dịch, lãi suất tiết kiệm, tỷ giá hối đoái , bản giá chứng khoán, liệt kê giao dịch chứng khoán ; 
Phone Banking 
2.3.2 
49 
Là hình thức thanh toán trực tuyến qua mạng điện thoại di động, song hành với phương thức thanh toán qua mạng Internet ra đời khi mạng lưới Internet phát triển đủ mạnh vào khoảng thập niên 90 . 
Phương thức này được ra đời nhằm giải quyết nhu cầu thanh toán các giao dịch có giá trị nhỏ (Micro payment) hoặc những dịch vụ tự động không có người phục vụ . 
Mobile Banking 
2.3.3 
50 
Các dịch vụ Mobile banking cung cấp như: 
Nhận tin nhắn khi số dư tài khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản thẻ thay đổi. 
Xem số dư tài khoản tiền gửi thanh toán, số dư thẻ hiện tại. 
Xem 5 liệt kê giao dịch gần nhất. 
Xem thông tin về lãi suất, tỷ giá hối đoái. 
Kiểm tra tiền nhận bằng CMND/Passport. 
Chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán qua thẻ. 
Thanh toán các hóa đơn: tiền điện, nước, cước điện thoại bàn, cước điện thoại di động tiền internet tiền bảo hiểm, cước truyền hình cáp . 
Mobile Banking 
2.3.3 
51 
Với ngân hàng tại nhà, khách hàng giao dịch với ngân hàng qua mạng nhưng là mạng nội bộ (Intranet) do ngân hàng xây dựng riêng. 
Các giao dịch được tiến hành tại nhà thông qua hệ thống máy tính nối với hệ thống máy tính của Ngân hàng. 
Thông qua dịch vụ Home banking, khách hàng có thể thực hiện các giao dịch về chuyển tiền, liệt kê giao dịch, tỷ giá, lãi suất, báo Nợ, báo Có  
Home Banking 
2.3.4 
52 
Chu trình sử dụng dịch vụ Ngân hàng tại nhà bao gồm các bước cơ bản sau: 
Bước 1: Thiết lập kết nối (khách hàng kết nối máy tính của mình với hệ thống máy tính của Ngân hàng qua mạng Internet (dial-up, Direct-cable, LAN, WAN), sau đó truy cập vào trang Web của ngân hàng phục vụ mình (hoặc giao diện người sử dụng của phần mềm ). 
Home Banking 
2.3.4 
53 
Chu trình sử dụng dịch vụ Ngân hàng tại nhà bao gồm các bước cơ bản sau: 
Bước 2: Thực hiện yêu cầu dịch vụ: truy vấn thông tin tài khoản, chuyển 
tiền, hủy bỏ việc chi trả séc, thanh toán điện tử và rất nhiều dịch vụ trực tuyến khác . 
Bước 3: Xác nhận giao dịch, kiểm tra thông tin, và thoát khỏi mạng (thông qua chữ ký điện tử, xác nhận điện tử, chứng từ điện tử); 
Home Banking 
2.3.4 
54 
Các dịch vụ Home banking cung cấp như : 
Chuyển khoản (Funds transfer): Cho phép khách hàng chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán đến các tài khoản tiền gửi thanh toán khác trong hoặc ngoài hệ thống. 
Thanh toán hóa đơn (Bill payment): Khách hàng thanh toán các hóa đơn cước phí điện, nước, điện thoại, internet,... thông qua ngân hàng nhanh chóng . 
Home Banking 
2.3.4 
55 
Các dịch vụ Home banking cung cấp như : 
Chuyển tiền (Money transfer): Khách hàng có thể chuyển tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán đến các tài khoản tiền gửi thanh toán khác hoặc chuyển tiền đến người nhận tiền mặt bằng CMND, passport, thẻ 
Chuyển đổi ngoại tệ (Foreign exchange): Khách hàng có thể chuyển đổi ngoại tệ của mình từ tài khoản ngoại tệ sang tài khoản tiền gửi thanh toán Việt nam đồng trong hệ thống. 
Khách hàng có thể tra cứu thông tin như xem số dư tài khoản, liệt kê các giao dịch trên tài khoản,... 
Home Banking 
2.3.4 
56 
Là sự phát triển của dịch vụ Ngân hàng hướng tới việc phục vụ khách hàng với chất lượng cao nhất và thuận tiện nhất. 
Trên đường phố sẽ đặt các trạm làm việc với đường kết nối Internet tốc độ cao. 
Khi khách hàng cần thực hiện giao dịch hoặc yêu cầu dịch vụ, họ chỉ cần truy cập, cung cấp số chứng nhận cá nhân và mật khẩu để sử dụng dịch vụ của hệ thống Ngân hàng phục vụ mình . 
Kiosk Banking 
2.3.5 
57 
Do quản lý dữ liệu tập trung nên khách hàng có tài khoản tại bất kỳ chi nhánh nào vẫn gọi về một số điện thoại cố định của trung tâm này để được cung cấp mọi thông tin chung và cá nhân. 
Khác với Phone banking chỉ cung cấp các loại thông tin lập trình sẵn, Call centre có thể linh hoạt cung cấp thông tin hoặc trả lời các thắc mắc của khách hàng. 
Call Center 
2.3.6 
58 
Call Center 
2.3.6 
Nhược điểm Call Center là phải có người trực 24/24h . 
Cung cấp các thông tin về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng như tiền gửi thanh toán , tiết kiệm, cho vay, chuyển tiền, tỷ giá 
Giới thiệu qua điện thoại các sản phẩm thẻ của ngân hàng; 
Đăng ký làm thẻ qua điện thoại . 
59 
Call Center 
2.3.6 
Nhược điểm Call Center là phải có người trực 24/24h . 
Thực hiện thanh toán các hóa đơn điện, nước, điện thoại, truyền thình cáp, bảo hiểm , Internet và các hình thức chuyển tiền khác; 
Tiếp nhận qua điện thoại các khiếu nại, thắc mắc từ khách hàng khi sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. 
60 
Tiền điện tử là một phương tiện thanh toán trên Internet. Người muốn sử dụng tiền điện tử gửi yêu cầu tới Ngân hàng . Ngân hàng phát hành tiền điện tử sẽ phát hành một bức điện được ký phát bởi mã cá nhân (private key) của ngân hàng và được mã hoá bởi khoá công khai (public key) của khách hàng . 
Nội dung bức điện bao gồm: 
- Thông tin xác định người phát hành, địa chỉ Internet, số lượng tiền, số seri, ngày hết hạn(nhằm tránh việc phát hành hoặc sử dụng hai lần ). 
Tiền điện tử - Digital Cash 
2.3.7 
61 
Ngân hàng sẽ phát hành tiền với từng khách hàng cụ thể . Khách hàng cất giữ tiền điện tử trên máy tính cá nhân. 
Khi thực hiện một giao dịch mua bán, khách hàng gửi tới nhà cung cấp một thông điệp điện tử được mã hoá bởi khoá công khai của nhà cung cấp hàng hoá dịch vụ. 
Nhà cung cấp dùng khoá riêng của mình để giải mã thông điệp đồng thời kiểm tra tính xác thực của thông điệp thanh toán này với Ngân hàng phát hành cũng bằng mã khoá công khai của Ngân hàng phát hành và kiểm tra số seri tiền điện tử. 
Tiền điện tử - Digital Cash 
2.3.7 
62 
Cũng sử dụng kỹ thuật tương tự như trên để chuyển phát séc và hối phiếu điện tử trên mạng Internet. 
Séc điện tử có nội dung giống như séc thường, chỉ khác biệt duy nhất là séc này được ký điện tử (tức là việc mã hoá thông điệp bằng mật mã cá nhân của người ký phát séc). 
Khi NH của người thụ hưởng thực hiện nghiệp vụ nhờ thu séc, họ sẽ đánh dấu lên thông điệp điện tử và việc thông điệp này được mã hoá bởi mã hoá công khai của Ngân hàng phát hành séc sẽ là cơ sở cho việc thanh toán séc điện tử này. 
Séc điện tử - Digital Cheques 
2.3.8 
63 
Là một loại thẻ nhựa gắn với một bộ vi xử lý (micro-processor chip). 
Người sử dụng thẻ nạp tiền vào thẻ và sử dụng trong việc mua hàng. Số tiền được ghi trong thẻ sẽ được trừ lùi cho tới zero. 
Lúc đó chủ sở hữu có thể nạp lại tiền hoặc vứt bỏ thẻ. 
Ví điện tử được sử dụng trong rất nhiều các loại giao dịch như ATM, Internet banking, Home banking, Telephone banking hoặc mua hàng trên Internet với một đầu đọc thẻ thông minh kết nối vào máy tính cá nhân. 
Thẻ thông minh - Ví điện tử  
-  Stored Value smart Card 
2.3.9 
64 
2.4 Các dịch vụ của ngân hàng điện tử tại Việt Nam 
Dịch vụ E-Banking của Vietcombank 
2.4.1 
Dịch vụ E-Banking của Techcombank 
2.4.2 
Dịch vụ E-Banking của  ACB 
2.4.3 
Dịch vụ E-Banking của Agribank 
2.4.4 
65 
Dịch vụ E-Banking  
của  Vietcombank 
2.4.1 
Vietcombank hiện nay đang cung cấp cho khách hàng các dịch vụ ngân hàng điện tử thông qua mạng Internet, điện thoại cố định, điện thoại di động và thanh toán các hóa đơn dịch vụ công. 
Các dịch vụ ngân hàng điện tử hiện Vietcombank đang cung cấp cho khách hàng như: 
Dịch vụ Phone- banking . 
Dịch vụ Mobile- Banking.   
66 
Dịch vụ E-Banking  
của  Vietcombank 
2.4.1 
Các dịch vụ ngân hàng điện tử hiện Vietcombank đang cung cấp cho khách hàng như: 
Dịch  vụ Internet-Banking 
Dịch vụ Home- Banking . 
Dịch vụ VCB-eTopup: là dịch vụ nhằm giúp khách hàng có thẻ nạp tiền vào điện thoại di động trả trước bất cứ lúc nào 
Dịch vụ VCB-eTour: là dịch vụ thanh toán tour du lịch trực tuyến hiện đại và tiện lợi nhất, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. 
67 
Techcombank đang cung ứng hai dịch vụ ngân hàng điện tử là Telebank và Home banking: 
Techcombank Fast Access: Là hệ thống truy vấn số dư tài khoản và các giao dịch tài khoản đã thực hiện thông qua website của ngân hàng. 
Techcombank Mail Access: Là dịch vụ theo dõi và gởi thông tin giao dịch tài khoản của khách hàng tự động qua e-mail .   
Dịch vụ E-Banking  
của  Techcombank 
2.4.2 
68 
Techcombank đang cung ứng hai dịch vụ ngân hàng điện tử là Telebank và Home banking: 
Techcombank Mobile Access: Là hệ thống cung cấp thông tin số dư và giao dịch của tài khoản khách hàng thông qua điện thoại di động bằng tin nhắn SMS Dịch  vụ Home-Banking ; 
Techcombank Voice Access ( Vocaly ): đây là dịch vụ tổng đài thông tin tự động, cho phép khách hàng khi gọi đến tổng đài 19001590 sẽ được trả lời các thông tin liên quan đến tỷ giá, lãi suất, số dư tài khoản, các giao dịch gần nhất  
Dịch vụ E-Banking  
của  Techcombank 
2.4.2 
69 
Ngân hàng thương mại cổ phẩn Á Châu là ngân hàng đi đầu trong việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử. 
Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng TMCP Á Châu: 
Dịch vụ ngân hàng Internet: Là dịch vụ cung cấp tự động các thông tin sản phẩm và dịch vụ ngân hàng thông qua đường truyền Internet . 
Ngân hàng tại nhà: 
Dịch vụ E-Banking của ACB 
2.4.3 
70 
Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng TMCP Á Châu: 
Ngân hàng qua điện thoại : 
Ngân hàng qua mạng di động: 
Call center: Đây là dịch vụ được tổ chức tập trung với phần trung tâm là một tổng đài được bố trí trực liên tục 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần. 
Dịch vụ E-Banking của ACB 
2.4.3 
71 
Agribank là một trong những ngân hàng đi đầu trong việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử. 
Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng Agribank: 
Dịch vụ ngân hàng Internet: Là dịch vụ cung cấp tự động các thông tin sản phẩm và dịch vụ ngân hàng thông qua đường truyền Internet . 
Ngân hàng tại nhà: 
Dịch vụ E-Banking của Agribank 
2.4.4 
72 
Các sản phẩm dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng Agribank: 
Ngân hàng trực tuyến (Internet Banking) 
Ngân hàng qua mạng di động (SMS banking): 
Atransfer 
ApayBill 
VNTopup 
Call Center 
Dịch vụ E-Banking của Agribank 
2.4.4 
73 
Dịch vụ thanh toán trực tuyến qua ngân hàng Agribank : 
Agribank là một trong số những ngân hàng có số lượng thẻ được phát hành lớn nhất Việt Nam. Cùng với sự phát triển của các website bán hàng trực tuyến với các phương thức thanh toán hiện đại, giờ đây khách hàng sử dụng thẻ nội địa của Agribank có thể thanh toán hàng hóa, dịch vụ bằng thẻ để mua các hàng hóa, dịch vụ yêu thích trên các website bán hàng trực tuyến kết nối thanh toán với Agribank (hiện nay, đã có 69 website kết nối thanh toán với Agribank). 
Dịch vụ E-Banking của Agribank 
2.4.4 
74 
2.5 THỰC HÀNH GIAO DỊCH E-BANKING VÀ E-PAYMENT ONLINE 
Dịch vụ E-Banking của Vietcombank 
2.5.1 
Dịch vụ E-Banking của Techcombank 
2.5.2 
Dịch vụ E-Banking của ACB 
2.5.3 
Dịch vụ E-Banking của Agribank 
2.5.4 
75 
2.6 THỰC HÀNH BÁO CÁO TÀI CHÍNH ĐIỆN TỬ TRÊN EXCEL – BÀI 3, 4 
Bài tập 3 
2.4.1 
Bài tập 4 
2.4.2 
76 
Add your company slogan 
Thank You ! 
77 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_he_thong_thong_tin_tai_chinh_ngan_hang_chuong_2_to.pptx