Bài giảng Hợp đồng và đấu thầu xây dựng - Chương 1: Tổng quan về đấu thầu - Nguyễn Thị Thủy

1. Các văn bản về đấu thầu

o 2. Phạm vi, đối tượng áp dụng

o 3. Khái niệm về đấu thầu

o 4. Đặc điểm của đấu thầu

o 5. Vai trò của đấu thầu

o 6. Các nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu

o 7. Phân loại đấu thầu

o 8. Các hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu

o 9. Quy trình lựa chọn nhà thầu

pdf 57 trang yennguyen 3320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Hợp đồng và đấu thầu xây dựng - Chương 1: Tổng quan về đấu thầu - Nguyễn Thị Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Hợp đồng và đấu thầu xây dựng - Chương 1: Tổng quan về đấu thầu - Nguyễn Thị Thủy

Bài giảng Hợp đồng và đấu thầu xây dựng - Chương 1: Tổng quan về đấu thầu - Nguyễn Thị Thủy
HỢP ĐỒNG VÀ ĐẤU THẦU 
XÂY DỰNG
1 Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Thủy
Bộ môn: Quản lý Xây dựng – Phòng 211, Nhà A5, ĐHTL
Điện thoại: 0979 345 158
Email: ntthuy@wru.vn
GIỚI THIỆU MÔN HỌC
2
GIỚI THIỆU MÔN HỌC
1. Số tiết: 30 tiết
2. Nội dung học
o CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
o CHƯƠNG 2: CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
TRONG ĐẤU THẦU XÂY LẮP
o CHƯƠNG 3: NỘI DUNG CỦA HỒ SƠ MỜI THẦU VÀ HỒ SƠ
DỰ THẦU XÂY LẮP
o CHƯƠNG 4: LẬP GIÁ DỰ THẦU XÂY LẮP (Bài tập)
o CHƯƠNG 5: HỢP ĐỒNG GIAO NHẬN THẦU XÂY DỰNG
3
3. Cách đánh giá
❑Điểm quá trình: 20%
✓ Điểm danh: 60% của điểm quá trình;
✓ Thảo luận+Bài tập: 10% của điểm quá trình;
✓ Kiểm tra giữa kì: 30% của điểm quá trình.
❑Thi cuối kỳ: 80%
✓ Lý thuyết (3 điểm): 12 câu Trắc nghiệm
✓ Bài tập (7 điểm): 01 Bài tập
4
GIỚI THIỆU MÔN HỌC
4. Tài liệu học tập
o Tập bài giảng Hợp đồng và đấu thầu xây dựng do Bộ môn
Quản lý xây dựng biên soạn năm 2017;
o Luật đấu thầu số 43/2013;
o Nghị định 63/2014;
o Thông tư 03/2015 quy định chi tiết lập hồ sơ mời thầu xây lắp;
o Nghị định 37/2015;
o Một số các nghị định, thông tư khác có liên quan đến đấu thầu
xây dựng. 5
GIỚI THIỆU MÔN HỌC
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
6
NỘI DUNG
7
o 1. Các văn bản về đấu thầu
o 2. Phạm vi, đối tượng áp dụng
o 3. Khái niệm về đấu thầu
o 4. Đặc điểm của đấu thầu
o 5. Vai trò của đấu thầu
o 6. Các nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu 
o 7. Phân loại đấu thầu
o 8. Các hình thức và phương thức lựa chọn nhà thầu
o 9. Quy trình lựa chọn nhà thầu
1.1. Các văn bản về đấu thầu
- Luật Đấu thầu 43/2013/QH13: Quy định về đấu thầu
- NĐ 63/2014/NĐ-CP: Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu
thầu về lựa chọn nhà thầu
- TT 01/2015/TT-BKHĐT: Thông tư quy định chi tiết lập Hồ sơ mời quan tâm,
Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu dịch vụ tư vấn
- TT 05/2015/TT-BKH: Thông tư quy định lập hồ sơ mời thầu mua sắm hàng
hoá
- TT 03/2015/TT-BKHĐT: Quy định chi tiết về lập HSMT Xây lắp
- TT 11/2015/TT-BKHĐT: Quy định chi tiết lập hồ sơ yêu cầu đối với chỉ định
thầu, chào hàng cạnh tranh
- NĐ 30/2015/NĐ-CP: Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư
- TT 19/2015/TT-BKHĐT: Quy định chi tiết lập báo cáo thẩm định trong quá
trình tổ chức lựa chọn nhà thầu
8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
91.2. Phạm vi, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi áp dụng đấu thầu xây dựng
Trong đấu thầu xây dựng thì các dự án sau bắt buộc phải tổ
chức đấu thầu tuyển chọn nhà thầu:
- Các dự án đầu tư thực hiện theo Quy chế Quản lý đầu tư và
xây dựng có quy định phải thực hiện Quy chế đấu thầu
- Các dự án sử dụng vốn Nhà nước từ 30% trở lên hoặc dưới
30% nhưng trên 500 tỷ đồng trong tổng mức đầu tư của dự án
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
10
1.2. Phạm vi, đối tượng áp dụng
2. Đối tượng áp dụng trong đấu thầu xây dựng
- Tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia hoạt
động đấu thầu các gói thầu thuộc các dự án quy định tại phần 1
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu các gói
thầu thuộc các dự án quy định tại phần 1
- Tổ chức, cá nhân có dự án không thuộc phạm vi điều chỉnh
của Luật đấu thầu số 43 nhưng chọn áp dụng Luật này.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
1.3. Khái niệm về đấu thầu
➢ Theo từ điển TV: Đấu thầu là việc tổ chức cuộc đọ sức công
khai ai nhận làm, ai bán với điều kiện tốt nhất thì được chấp
nhận
11
➢ Luật đấu thầu 43/2013: Đấu thầu là
o Quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp
đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp;
o Quá trình lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp
đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và
hiệu quả kinh tế.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
1.3. Khái niệm về đấu thầu
➢ Bên mời thầu: Là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng được
yêu cầu của bên mời thầu trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà
thầu
➢ Nhà thầu: Đấu thầu giống như một phương thức kinh doanh
mà thông qua đó nhà thầu với các điều kiện và năng lực về tài
chính, kỹ thuật đáp ứng được các yêu cầu của bên mời thầu
12
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
1.4. Đặc điểm của đấu thầu:
13
- Thứ nhất, đấu thầu là một quá trình có sự tham gia của nhiều 
chủ thể
- Thứ hai, đấu thầu là một quy trình gồm nhiều giai đoạn được 
quy định chặt chẽ
- Thứ ba, mục đích của đấu thầu là lựa chọn nhà thầu tốt nhất 
tham gia thực hiện dự án
- Ngoài ra, khi tham gia đấu thầu nhà thầu phải có bảo lãnh dự 
thầu
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
14
1.5. Vai trò của đấu thầu
Đấu thầu có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói chung, đối
với những chủ thể tham dự đấu thầu, đấu thầu cũng có những vai
trò nhất định
- Đối với chủ đầu tư:
Sau khi DA được phê duyệt, công việc tiếp theo là thực hiện dự
án. Để hiệu quả cao CĐT thường thuê các đơn vị có chuyên môn
về phần việc đó thực hiện.
- Đối với nhà thầu.
Việc tổ chức đấu thầu giúp các nhà thầu phát huy được tính chủ
động, linh hoạt, chủ động tìm kiếm các thông tin liên quan đến
dự án, các thông tin liên quan đến các đối tượng cạnh tranh, các
thông tin liên quan đến thị trường nói chung để dự tính trước khả
năng thực hiện dự án trong một giá hợp lý.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
15
Ngoài ra các nhà thầu còn phải nỗ lực nâng cao uy tín của
mình để có thể nắm bắt được nhiều cơ hội. Để có thể nắm bắt được
nhiều cơ hội trúng thầu, đáp ứng được yêu cầu của chủ đầu tư, nhà
thầu luôn phải tích cực phát triển, nâng cao kỹ thuật công nghệ,
nâng cao năng lực cạnh tranh.
Bên cạnh những khó khăn trong quá trình thực hiện hợp
đồng giao thầu, việc trúng thầu giúp cho nhà thầu đáp ứng được
công ăn việc làm cho công nhân viên của mình, giúp cho doanh
nghiệp ngày càng phát triển, ngày càng khẳng định mình, nâng cao
năng lực cạnh tranh trong môi trường trong nước và quốc tế.
Mặt khác nếu doanh nghiệp trúng thầu đăng ký niêm yết
trên thị trường chứng khoán thì uy tín của nhà thầu tăng, do đó giá
cổ phiếu trên thị trường chứng khoán tăng.
1.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐẤU THẦU XÂY DỰNG
16
1.6. Các nguyên tắc cơ bản trong đấu thầu xây dựng
1. Nguyên tắc cạnh tranh với điều kiện ngang bằng:
- Đối với các đơn vị ứng thầu là thông tin cung cấp cho họ
phải ngang nhau, nhất thiết không có sự phân biệt đối xử, phải bình
đẳng để tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa các nhà thầu. Các nhà
thầu tham gia cũng phải “độc lập về tổ chức, không phụ thuộc vào
một cơ quan quản lý về tài chính đối với chủ đầu tư của dự án và
với nhà thầu tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu”.
- Trong hồ sơ mời thầu không được đưa ra các yêu cầu
mang tính định hướng như yêu cầu về nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá
hoặc về thương hiệu cụ thể nhằm ngăn cản sự tham gia của các nhà
thầu. BMT không được phân biệt đối xử giữa những người dự thầu
hợp lệ trong việc xem xét đánh giá hồ sơ dự thầu.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
17
2. Nguyên tắc dữ liệu đầy đủ
Các Nhà thầu cần phải được cung cấp đầy đủ các thông tin
từ BMT, các thông tin cần phải được chi tiết, rõ ràng và có hệ
thống về quy mô, khối lượng, quy cách yêu cầu chất lượng của
công trình và tiến độ, điều kiện thực hiện.
Thông báo mời thầu phải được đăng tải công khai trên
các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định của pháp
luật hoặc theo quy chế đấu thầu do tổ chức có thẩm quyền ban
hành. Việc mở thầu cũng phải công khai, các nhà thầu tham gia
đấu thầu phải được mời tới dự mở thầu.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
18
3. Nguyên tắc bảo mật thông tin đấu thầu
Do tính chất cạnh tranh gay gắt giữa các bên dự thầu nhằm
mục đích trở thành người cung cấp hàng hóa dịch vụ cho bên mời
thầu mà việc bảo mật thông tin đấu thầu phải được coi là một
nguyên tắc không thể xâm phạm.
Theo nguyên tắc này, bên mời thầu phải bảo mật hồ sơ dự
thầu đồng thời, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc tổ chức
đấu thầu và xét chọn thầu phải giữ bí mật thông tin liên quan đến
việc đấu thầu .
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
19
4. Nguyên tắc đánh giá khách quan công bằng
Cạnh tranh công bằng là tiêu chí hàng đầu trong đấu thầu,
do đó các hồ sơ dự thầu hợp lệ cần phải được xem xét, đánh giá
khách quan, công bằng theo cùng một chuẩn mực đã xây dựng sẵn
để đáp ứng được gói thầu. Các tiêu chí đánh giá hồ sơ, tiêu chuẩn
xét hồ sơ phải được công bố trước trong hồ sơ mời thầu và được
công bố lại trong quá trình xét thầu.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
20
5. Nguyên tắc bảo lãnh, bảo hành và bảo hiểm thích đáng
Việc cam kết quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp
đồng đấu thầu là điều bắt buộc, buộc các bên tham gia cần phải nỗ
lực thực hiện trách nhiệm của mình, tuy nhiên trong quá trình đấu
thầu có thể xảy ra những nguyên nhân khách quan hay chủ quan
mà có thể có những sự cố như bên dự thầu rút lại hồ sơ dự thầu,
bên trúng thầu không thực hiện hợp đồng làm ảnh hưởng đến
quyền lợi của các bên tham gia.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
1.7. Phân loại đấu thầu:
Xét về mặt nội dung của gói thầu:
- Đấu thầu xây lắp;
- Đấu thầu tư vấn;
- Đấu thầu mua sắm hàng hóa;
- Đấu thầu phi tư vấn
- Đấu thầu hỗn hợp
21
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
22
- Đấu thầu xây lắp:
Đấu thầu xây lắp là phương thức đấu thầu nhằm lựa
chọn nhà thầu thực hiện những công việc xây dựng và lắp đặt
các công trình, hạng mục công trình, cải tạo, sửa chữa lớn.
Tham gia đấu thầu xây dựng là các nhà thầu xây dựng, tùy từng
dự án khác nhau mà nhà thầu tham dự phải đáp ứng được những
điều kiện nhất định.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
23
- Đấu thầu tư vấn: 
Đấu thầu tư vấn là quá trình tuyển chọn các nhà tư vấn 
có đủ năng lực, kinh nghiệm chuyên môn trong việc xem xét, 
quyết định, kiểm tra quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án.
Nhà thầu tham gia đấu thầu tuyển chọn tư vấn là các nhà 
thầu tư vấn, tham gia đấu thầu để cung cấp các sản phẩm của 
dịch vụ tư vấn, nó bao gồm các hoạt động sau:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
24
- Dịch vụ tư vấn chuẩn bị dự án: bao gồm những công việc sau
• Lập, đánh giá, báo cáo quy hoạch
• Tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc
• Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
• Lập báo cáo nghiên cứu khả thi
- Dịch vụ tư vấn thực hiện dự án: bao gồm những công việc sau
• Khảo sát, lập thiết kế, lập tổng dự toán, dự toán xây dựng 
công trình
• Lập hồ sơ mời thầu; Đánh giá hồ sơ dự thầu
• Giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị
• .
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
25
- Đấu thầu mua sắm hàng hóa:
Đấu thầu mua sắm hàng hóa là phương thức đấu thầu
nhằm tuyển chọn nhà thầu cung cấp hàng hóa.
Họ tham gia đấu thầu, nhận các gói thầu để cung cấp
hàng hóa, bao gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu,
vật liệu, vật tư, phụ tùng; hàng tiêu dùng; thuốc, vật tư y tế dùng
cho các cơ sở y tế.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
26
- Đấu thầu phi tư vấn
Đấu thầu phi tư vấn là phương thức đấu thầu nhằm tuyển
chọn nhà thầu phi tư vấn.
Họ tham gia đấu thầu, nhận các gói thầu để cung cấp các
dịch vụ phi tư vấn, bao gồm bảo hiểm, quảng cáo, nghiệm
thu chạy thử, tổ chức đào tạo, bảo trì, bảo dưỡng, vẽ bản
đồ và hoạt động khác không phải là dịch vụ tư vấn.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
27
- Đấu thầu hỗn hợp
Đấu thầu hỗn hợp là phương thức đấu thầu nhằm tuyển chọn
nhà thầu - Họ tham gia đấu thầu, nhận các gói thầu bao gồm:
+ Thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP);
+ Thiết kế và xây lắp (EC);
+ Cung cấp hàng hóa và xây lắp (PC);
+ Thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC);
+ Lập dự án, thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (chìa khóa
trao tay)
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
28
1.8. Các hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu
1.8.1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
7. Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư trong trường hợp đặc biệt
5. Mua sắm trực tiếp
4. Chào hàng cạnh tranh
3. Chỉ định thầu
2. Đấu thầu hạn chế
8. Tham gia thực hiện của cộng đồng
1. Đấu thầu rộng rãi
6. Tự thực hiện
29
1. Đấu thầu rộng rãi: (Điều 20 Luật Đấu thầu 43- Khoản 4
Điều 117- Nghị định 63/CP )
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
- §Êu thÇu réng r·i lµ h×nh thøc b¾t buéc trõ trưêng hîp thuộc
phạm vi ®ưîc ¸p dông h×nh thøc lùa chän kh¸c; kh«ng h¹n
chÕ sè lưîng nhµ thÇu tham dù; HSMT kh«ng ®ưîc ®a ra c¸c
®iÒu kiÖn lµm h¹n chÕ nhµ thÇu tham dù
- Th«ng b¸o mêi thÇu réng r·i trªn B¸o ®Êu thÇu. Thời hạn Báo
đấu thầu nhận được thông tin tối thiểu là 05 ngày làm việc
trước ngày dự kiến phát hành hồ sơ mời thầu. Các thông tin
này được đăng tải 01 kỳ trên Báo đấu thầu
- Tình huống: Sau ®ãng thÇu nÕu cã Ýt h¬n 3 nhµ thÇu nép hå s¬
dù thÇu, bªn mêi thÇu b¸o c¸o chñ ®Çu tư xem xÐt gi¶i
quyÕt: Gia h¹n thêi ®iÓm ®ãng thÇu hoÆc më ngay hå s¬ ®Ó
tiÕn hµnh ®¸nh gi¸.
30
2. Đấu thầu hạn chế: (ĐiÒu 21 LuËt ®Êu thÇu 43-
khoản 2 Điều 33 và Khoản 4 Điều 117- Nghị định 63/CP)
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
- Ph¹m vi ¸p dông: Gãi thÇu thuéc dù ¸n cã yªu cÇu cao vÒ mÆt
kü thuËt hoÆc kü thuËt cã tÝnh ®Æc thï mµ chØ cã mét sè nhµ thÇu
cã kh¶ n¨ng ®¸p øng yªu cÇu cña gãi thÇu
- Phê duyệt danh sách ngắn: gồm tối thiểu 03 nhà thầu có năng
lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu và có nhu cầu
tham dự thầu
- Tình huống: Sau ®ãng thÇu nÕu cã Ýt h¬n 03 nhµ thÇu nép hå s¬
dù thÇu, bªn mêi thÇu b¸o c¸o chñ ®Çu tư xem xÐt gi¶i quyÕt:
Gia h¹n thêi ®iÓm ®ãng thÇu hoÆc më ngay hå s¬ ®Ó tiÕn hµnh
®¸nh gi¸.
31
3. Chỉ định thầu:
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
* Trường hợp áp dụng: (ĐiÒu 22 Luật đấu thầu 43)
a) Gói thầu cần thực hiện để khắc phục ngay hoặc để xử lý kịp thời hậu quả
gây ra do sự cố bất khả kháng; gói thầu cần thực hiện để bảo đảm bí mật
nhà nước; gói thầu cần triển khai ngay để tránh gây nguy hại trực tiếp đến
tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư trên địa bàn hoặc để
không ảnh hưởng nghiêm trọng đến công trình liền kề; gói thầu mua thuốc,
hóa chất, vật tư, thiết bị y tế để triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh
trong trường hợp cấp bách;
b) Gói thầu cấp bách cần triển khai nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc
gia, biên giới quốc gia, hải đảo;
c) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa
phải mua từ nhà thầu đã thực hiện trước đó do phải bảo đảm tính tương
thích về công nghệ, bản quyền mà không thể mua được từ nhà thầu khác;
gói thầu có tính chất nghiên cứu, thử nghiệm; mua bản quyền sở hữu trí tuệ;
32
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
d) Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả
thi, thiết kế xây dựng được chỉ định cho tác giả của thiết kế kiến
trúc công trình trúng tuyển hoặc được tuyển chọn khi tác giả có
đủ điều kiện năng lực theo quy định; gói thầu thi công xây dựng
tượng đài, phù điêu, tranh hoành tráng, tác phẩm nghệ thuật gắn
với quyền tác giả từ khâu sáng tác đến thi công công trình;
đ) Gói thầu di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật do một đơn vị
chuyên ngành trực tiếp quản lý để phục vụ công tác giải phóng
mặt bằng; gói thầu rà phá bom, mìn, vật nổ để chuẩn bị mặt bằng
thi công xây dựng công trình;
e) Gói thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công, gói thầu có giá gói
thầu trong hạn mức được áp dụng chỉ định thầu theo quy định
của Chính phủ phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong từng
thời kỳ.
33
* Hạn mức chỉ định thầu (Điều 54- Nghị định 63/CP)
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
- Không quá 100 triệu đồng đối với gói thầu thuộc dự toán mua
sắm thường xuyên
- Không quá 500 triệu đồng đối với gói thầu tư vấn, dịch vụ phi
tư vấn, dịch vụ công
- Không quá 01 tỷ đồng đối với MSHH, xây lắp, hỗn hợp, mua
thuốc, vật tư y tế sản phẩm công
34
* ĐiÒu kiÖn ¸p dông chØ ®Þnh thÇu (theo K2-Đ22 Luật ĐT 43)
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
- Có quyết định đầu tư được phê duyệt, trừ gói thầu tư vấn
chuẩn bị dự án;
- Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt;
- Đã được bố trí vốn theo yêu cầu tiến độ thực hiện gói thầu;
- Có dự toán được phê duyệt theo quy định, trừ trường hợp đối
với gói thầu EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay;
- Có thời gian thực hiện chỉ định thầu kể từ ngày phê duyệt hồ
sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng không quá 45 ngày;
trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90
ngày;
- Nhà thầu được đề nghị chỉ định thầu phải có tên trong cơ sở
dữ liệu về nhà thầu của cơ quan quản lý nhà nước về hoạt
động đấu thầu.
35
4. Chào hàng cạnh tranh: (ĐiÒu 23/LuËt ĐT 43 - Điều 57/NĐ63)
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
Phạm vi áp dụng: Gói thầu có giá trị không quá 05 tỷ đồng và
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản;
- Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị
trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương
đương nhau về chất lượng;
- Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi
công được phê duyệt.
36
5. Mua sắm trực tiếp: (ĐiÒu 24 LuËt ®Êu thÇu 43)
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
* Phạm vi áp dụng:
Gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc cùng một dự án, dự toán
mua sắm hoặc thuộc dự án, dự toán mua sắm khác.
* Điều kiện Mua sắm trực tiếp:
- Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu
hạn chế và đã ký HĐ thực hiện gói thầu trước đó;
- Gói thầu có nội dung, tính chất tương tự và quy mô nhỏ hơn 130%
so với gói thầu đã ký hợp đồng trước đó;
- Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng MSTT không
được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương
tự đã ký HĐ trước đó;
- Thời hạn từ khi ký HĐ của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt
kết quả MSTT không quá 12 tháng.
37
6. Tự thực hiện: (ĐiÒu 25 LuËt ®Êu thÇu 43- Điều 61 NĐ63)
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
- Phạm vi áp dụng: gói thầu thuộc dự án, dự toán mua sắm trong trường hợp tổ
chức trực tiếp quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật, tài chính và kinh
nghiệm đáp ứng yêu cầu của gói thầu
- Điều kiện áp dụng
Hình thức tự thực hiện phải được phê duyệt trong kế hoạch LCNT và đáp ứng
đủ các điêu kiện sau:
+ Có chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh phù
hợp với yêu cầu của gói thầu;
+ Phải chứng minh và thể hiện trong phương án tự thực hiện về khả năng huy
động nhân sự, máy móc, thiết bị đáp ứng yêu cầu về tiến độ thực hiện gói thầu;
+ Đơn vị được giao thực hiện gói thầu không được chuyển nhượng khối lượng
công việc với tổng số tiền từ 10% giá gói thầu trở lên hoặc dưới 10% giá gói
thầu nhưng trên 50 tỷ đồng.
38
7. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt:
- Trường hợp gói thầu có đặc thù riêng biệt mà không thể áp
dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu như đấu thầu rộng rãi,
đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, tự thực hiện thì chủ đầu tư
phải lập phương án lựa chọn nhà thầu, bảo đảm mục tiêu
cạnh tranh và hiệu quả kinh tế trình Thủ tướng Chính phủ
xem xét, quyết định.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
39
8. Tham gia thực hiện của cộng đồng
Áp dụng trong các trường hợp sau đây:
- Gói thầu thuộc chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình
hỗ trợ xóa đói giảm nghèo cho các huyện, xã miền núi, vùng
sâu, vùng xa, hải đảo, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Gói thầu quy mô nhỏ mà cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ, nhóm
thợ tại địa phương có thể đảm nhiệm.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
40
1.8.2. Các phương thức lựa chọn nhà thầu:
Phương thức 1 giai đoạn, 1 túi hồ sơ
Phương thức 1 giai đoạn, 2 túi hồ sơ
Phương thức 2 giai đoạn, 1 túi hồ sơ
Phương thức 2 giai đoạn, 2 túi hồ sơ
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
41
1. Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ: (Điều 28 Luật ĐT 43)
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
* Áp dụng:
- Đấu thầu rộng rãi, hạn chế gói thầu phi tư vấn; gói thầu mua sắm HH, xây 
lắp, hỗn hợp có qui mô nhỏ
- Chào hàng cạnh tranh gói thầu phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp
- Chỉ định thầu gói thầu tư vấn, phi tư vấn, mua sắm HH, xây lắp, hỗn hợp
- Mua sắm trực tiếp gói thầu MSHH
- Chỉ định thầu đối với lựa chọn nhà đầu tư 
* Thực hiện:
- Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính
theo yêu cầu của HSMT.
- Việc mở thầu được tiến hành một lần.
42
2. Phương thức đấu thầu một giai đoạn hai túi hồ sơ:
(Điều 29 Luật Đấu thầu 43)
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
* Áp dụng:
- Đấu thầu rộng rãi, hạn chế gói thầu tư vấn, phi tư vấn, mua sắm 
HH, xây lắp, hỗn hợp;
- Đấu thầu rộng rãi đối với lựa chọn nhà đầu tư.
43
* Thực hiện:
- Nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính riêng
biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu.
- Việc mở thầu được tiến hành hai lần; Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật
sẽ được mở ngay sau thời điểm đóng thầu. Nhà thầu, đáp ứng
yêu cầu về kỹ thuật sẽ được mở hồ sơ đề xuất về tài chính để
đánh giá.
- Trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì đề xuất về tài
chính của nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được mở
để xem xét, thương thảo.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
44
3. Phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ: 
(Điều 30- Luật Đấu thầu 43)
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
- Áp dụng khi đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế gói thầu mua
sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp có quy mô lớn, phức tạp.
- Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật, phương
án tài chính nhưng chưa có giá dự thầu. Trên cơ sở trao đổi với
từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định HSMT giai đoạn
hai.
- Trong giai đoạn hai, nhà thầu đã tham gia giai đoạn một được
mời nộp HSDT. Hồ sơ dự thầu bao gồm đề xuất về kỹ thuật và đề
xuất về tài chính theo yêu cầu của HSMT giai đoạn hai, trong đó
có giá dự thầu và bảo đảm dự thầu.
45
4. Phương thức hai giai đoạn hai túi hồ sơ:
Áp dụng trong trường hợp đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế
đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp ...phức tạp, có tính đặc
thù.
- Trong giai đoạn một, nhà thầu nộp đồng thời hồ sơ đề xuất về
kỹ thuật và hồ sơ đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của
hồ sơ mời thầu. Hồ sơ đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở ngay sau
thời điểm đóng thầu. Trên cơ sở đánh giá đề xuất về kỹ thuật của
các nhà thầu trong giai đoạn này sẽ xác định các nội dung hiệu
chỉnh về kỹ thuật so với hồ sơ mời thầu và danh sách nhà thầu đáp
ứng yêu cầu được mời tham dự thầu giai đoạn hai. Hồ sơ đề xuất
về tài chính sẽ được mở ở giai đoạn hai.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
46
- Trong giai đoạn hai, các nhà thầu đáp ứng yêu cầu trong
giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu. Hồ sơ dự thầu bao gồm
đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ
mời thầu giai đoạn hai tương ứng với nội dung hiệu chỉnh về kỹ
thuật. Trong giai đoạn này, hồ sơ đề xuất về tài chính đã nộp trong
giai đoạn một sẽ được mở đồng thời với hồ sơ dự thầu giai đoạn
hai để đánh giá.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
47
1.9. Quy trình lựa chọn nhà thầu
1. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu rộng rãi, đấu
thầu hạn chế được thực hiện như sau:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
c) Đánh giá hồ sơ dự thầu và thương thảo hợp đồng;
d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà
thầu;
đ) Hoàn thiện, ký kết hợp đồng
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
48
Cụ thể về quy trình chi tiết lựa chọn nhà thầu đối với đấu thầu 
rộng rãi, hạn chế gói thầu dịch vụ tư vấn, mua sắm hàng hóa, 
xây lắp, hỗn hợp theo phương thức một giai đoạn một túi hồ 
sơ
1. Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
a) Lập hồ sơ mời thầu;
b) Thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu.
2. Tổ chức lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
a) Mời thầu;
b) Phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời thầu;
c) Chuẩn bị, nộp, tiếp nhận, quản lý, sửa đổi, rút hồ sơ dự 
thầu;
d) Mở thầu.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
49
3. Đánh giá hồ sơ dự thầu, bao gồm:
a) Kiểm tra, đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ dự thầu;
b) Đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu;
c) Xếp hạng nhà thầu.
4. Thương thảo hợp đồng.
5. Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà 
thầu.
6. Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
50
2. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chỉ định thầu được
thực hiện như sau:
a) Đối với chỉ định thầu theo quy trình thông thường bao gồm
các bước:
o Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
o Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
o Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của
nhà thầu;
o Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn
nhà thầu;
o Hoàn thiện, ký kết hợp đồng;
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
51
b) Đối với chỉ định thầu theo quy trình rút gọn bao gồm các
bước:
o Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu;
o Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
o Trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
o Ký kết hợp đồng.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
52
3. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với chào hàng cạnh tranh
được thực hiện như sau:
a) Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình thông thường bao
gồm các bước: chuẩn bị lựa chọn nhà thầu; tổ chức lựa chọn nhà
thầu; đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo hợp đồng; trình,
thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
hoàn thiện, ký kết hợp đồng;
b) Đối với chào hàng cạnh tranh theo quy trình rút gọn bao gồm các
bước: chuẩn bị và gửi yêu cầu báo giá cho nhà thầu; nhà thầu
nộp báo giá; đánh giá các báo giá và thương thảo hợp đồng;
trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu; hoàn
thiện, ký kết hợp đồng.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
53
4. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với mua sắm trực tiếp được 
thực hiện như sau:
a) Chuẩn bị lựa chọn nhà thầu;
b) Tổ chức lựa chọn nhà thầu;
c) Đánh giá hồ sơ đề xuất và thương thảo về các đề xuất của nhà 
thầu;
d) Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà 
thầu;
đ) Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
54
5. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với tự thực hiện được thực hiện
như sau:
a) Chuẩn bị phương án tự thực hiện và dự thảo hợp đồng;
b) Hoàn thiện phương án tự thực hiện và thương thảo, hoàn thiện hợp
đồng;
c) Ký kết hợp đồng.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
55
6. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với lựa chọn nhà thầu tư vấn
cá nhân được thực hiện như sau:
a) Chuẩn bị và gửi điều khoản tham chiếu cho nhà thầu tư vấn cá
nhân;
b) Nhà thầu tư vấn cá nhân nộp hồ sơ lý lịch khoa
học;
c) Đánh giá hồ sơ lý lịch khoa học của nhà thầu tư vấn cá nhân;
d) Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng;
đ) Trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu;
e) Ký kết hợp đồng.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
56
7. Quy trình lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu có sự tham
gia thực hiện của cộng đồng được thực hiện như sau:
a) Chuẩn bị phương án lựa chọn cộng đồng dân cư, tổ chức, tổ,
nhóm thợ tại địa phương để triển khai thực hiện gói thầu;
b) Tổ chức lựa chọn;
c) Phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn;
d) Hoàn thiện, ký kết hợp đồng.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐẤU THẦU
57
Câu 1: Đấu thầu là gì? Phạm vi và đối tượng áp dụng trong đấu thầu? Các
loại đấu thầu?
Câu 2: Trình bày các hình thức lựa chọn nhà thầu, phương thức lựa chọn nhà
thầu được áp dụng đối với gói thầu xây lắp khi xét theo tiêu chí về giá trị gói
thầu theo bảng sau:
Câu 3: Câu hỏi tình huống
Đơn vị A đang thực hiện đấu thầu gói thầu có nội dung công việc bao gồm
cung cấp các thiết bị, lập bản vẽ thiết kế lắp đặt các thiết bị này, tổ chức lắp
đặt, đấu nối, chạy thử hoạt động và bàn giao. Giá gói thầu là 17 tỷ đồng. Vậy
đây là gói thầu hỗn hợp hay mua sắm hàng hóa?
KIỂM TRA
Giá trị gói thầu 
xây lắp
Hình thức lựa chọn 
nhà thầu
Phương thức lựa chọn nhà 
thầu
<1 tỷ
>1 tỷ-<= 5 tỷ
>5 tỷ-<= 20 tỷ
>20 tỷ

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_hop_dong_va_dau_thau_xay_dung_chuong_1_tong_quan_v.pdf