Bài giảng Kế hoạch và tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản - Ngô Văn Dũng

Chương 1

KHÁI NIỆM VỀ CÔNG TÁC KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG

1.1 NHIỆM VỤ VÀ ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC THI CÔNG:

1. Khái niệm về công tác tổ chức thi công:

Định nghĩa: Kế hoạch tổ chức thi công là một môn khoa học về kinh tế và kỹ

thuật của công tác tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản. Nhiệm vụ của nó

là nghiên cứu sự tác động của các qui luật kinh tế trong mọi hoạt động của con người,

nghiên cứu về kế hoạch sản xuất và cơ cấu thi công hợp lý trong quá trình thi công

các công trình xây dựng cơ bản.

Thường dùng 4 phương pháp nghiên cứu:

* Phương pháp thực nghiệm công trình: Mang tính chất quan sát tại chổ

với nhiệm vụ tổ chức công trường mẫu sau đó áp dụng cho các công trường khác để

quan sát

* Phương pháp so sánh phương án: Đề xuất ra các phương án không

giống nhau và tiến hành chọn phương án tối ưu để xây dựng công trình

* Phương pháp thống kê kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm thi công

các công trình đã xong dựa vào các tài liệu thông kê áp dụng cho công trình khác để

xây dựng

* Phương pháp so sánh ương tự: Tham khảo các công trình thi công giống

nhau để tham khảo tài liệu

2. Đặc điểm tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản:

- Rất phức tạp vì phải thi công trong điều kiện chịu ảnh hưởng của nhiều nhân

tố như địa hình, địa chất, địa chất thủy văn, điều kiện thi công, điều kiện thủy văn

v.v.

- Trình độ tổ chức thi công phải phù hợp với khối lượng thi công và thời gian

thi công, phù hợp với việc sử dụng vốn đầu tư, thiết bị, chất lượng công trình

- Yêu cầu phải xây dựng nhiều công trình phụ như kho bãi, nhà ở của công

nhân thi công, các xưởng gia công, Nhà máy sản xuất vữa bê tông, nhà máy gia công

cốt thép, cốt pha .vv.

- Công trình xây dựng thường xa khu dân cư

pdf 110 trang yennguyen 9880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế hoạch và tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản - Ngô Văn Dũng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế hoạch và tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản - Ngô Văn Dũng

Bài giảng Kế hoạch và tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản - Ngô Văn Dũng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀ NẴNG 
KHOA THUỶ LỢI THUỶ ĐIỆN 
-------------- 
KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG 
 CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN 
Chuyên ngành : Kinh tế - Quản lý Dự án 
Giáo viên biên soạn : ThS.GVC. NGÔ VĂN DŨNG 
 Đà Nẵng 09 - 2007 
KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG 
CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CƠ BẢN 
Chương 1 
KHÁI NIỆM VỀ CÔNG TÁC KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THI CÔNG 
1.1 NHIỆM VỤ VÀ ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC THI CÔNG: 
1. Khái niệm về công tác tổ chức thi công: 
Định nghĩa: Kế hoạch tổ chức thi công là một môn khoa học về kinh tế và kỹ 
thuật của công tác tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản. Nhiệm vụ của nó 
là nghiên cứu sự tác động của các qui luật kinh tế trong mọi hoạt động của con người, 
nghiên cứu về kế hoạch sản xuất và cơ cấu thi công hợp lý trong quá trình thi công 
các công trình xây dựng cơ bản. 
 Thường dùng 4 phương pháp nghiên cứu: 
 * Phương pháp thực nghiệm công trình: Mang tính chất quan sát tại chổ 
với nhiệm vụ tổ chức công trường mẫu sau đó áp dụng cho các công trường khác để 
quan sát 
 * Phương pháp so sánh phương án: Đề xuất ra các phương án không 
giống nhau và tiến hành chọn phương án tối ưu để xây dựng công trình 
 * Phương pháp thống kê kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm thi công 
các công trình đã xong dựa vào các tài liệu thông kê áp dụng cho công trình khác để 
xây dựng 
 * Phương pháp so sánh ương tự: Tham khảo các công trình thi công giống 
nhau để tham khảo tài liệu 
2. Đặc điểm tổ chức thi công các công trình xây dựng cơ bản: 
 - Rất phức tạp vì phải thi công trong điều kiện chịu ảnh hưởng của nhiều nhân 
tố như địa hình, địa chất, địa chất thủy văn, điều kiện thi công, điều kiện thủy văn 
v.v.. 
 - Trình độ tổ chức thi công phải phù hợp với khối lượng thi công và thời gian 
thi công, phù hợp với việc sử dụng vốn đầu tư, thiết bị, chất lượng công trình 
 - Yêu cầu phải xây dựng nhiều công trình phụ như kho bãi, nhà ở của công 
nhân thi công, các xưởng gia công, Nhà máy sản xuất vữa bê tông, nhà máy gia công 
cốt thép, cốt pha .vv.. 
 - Công trình xây dựng thường xa khu dân cư 
1.2 CÁC THỜI KỲ TỔ CHỨC THI CÔNG CÔNG TRÌNH CÔNG TRÌNH 
XÂY DỰNG CƠ BẢN: 
 1. Thời kỳ lập dự án và thiết kế: Thời kỳ này chia 3 giai đoan như sau: 
 - Giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu khả thi ( Giai đoan qui hoạch khảo sát: là 
giai đoạn lập dự án - có tổ chức thi công sơ bộ kèm theo tổng khái toán 
 - Giai đoạn thiết kế kỹ thuật, kèm theo tổng dự toán và thiết kế tổ chức thi công 
 - Giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công (kèm theo bản vẽ & Tổng dự toán thi công 
 Với những công trình xây dựng cơ bản bình thường ít phức tạp thường thiết kế 
qua hai giai đoạn .Giai đoạn TK sơ bộ ( kèm theo khái toán ) và TK kỹ thuật thi công ( 
kèm theo bản vẽ thi công và tổng dự toán ) 
2. Thời kỳ thi công: Là thời kỳ trực tiếp thi công công trình 
 Trong thời kỳ thi công được chia làm 3 giai đoạn bao gồm (Giai đoạn chuẩn bị, 
giai đoạn thi công, giai đoạn bàn giao) 
a) Giai đoạn chuẩn bị: 
 - Đóng vai trò quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp rất lớn đến cả 3 giai đoạn thi 
công 
Nội dung các công việc của thời kỳ chuẩn bị 
Những công việc bên A phải triển khai gồm: 
 + Nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật; 
 + Lập thiết kế tổ chức thi công; 
 + Lập kế hoạch và dự toán cho công tác thi công của từng giai đoạn THI 
CÔNG 
 + Làm các thủ tục mời thầu, giao thầu, dự kiến các nguồn cung ứng VL; 
 + Giai quyết công tác đền bù nhà cửa, mồ mả, vật kiến trúc để giải phóng 
MB 
 Những công việc bên B cần phải triển khai ngay gồm: 
+ Phải tiến hành các công tác tổ chức kỹ thuật cho công trường và đối chiếu 
kiểm tra tài liệu giữa thiết kế và thực tế có sự sai khác gì không ? 
+ Phải thu dọn san ủi mặt bằng, các vật kiến trúc 
+ Phải xác định vị trí thực tế của công trình trên thực địa như tọa độ tim cọc các 
hạng mục công trình đơn vị 
+ Tổ chức các cơ sở sản xuất phụ trợ cho công trường 
+ Xây dựng nhà ở lán trại, các công trình phúc lợi 
+ Làm đường thi công, đường cung cấp điện thi công, điện sinh hoạt, điện 
thoại. 
+ Chuẩn bị máy móc phương tiện vận chuyển, thiết bị thi công cần thiết 
+ Chuẩn bị cán bộ thi công, công nhân 
+ Lập kế hoạch tổ chức thi công, kế hoạch tài vụ, kế hoạch cung ứng vật tư, kế 
hoạch về đời sống vv.. 
b ) Giai đoạn thi công công trình: 
- Là thời kỳ đơn vị thi công triển khai thi công xây dựng công trình theo hồ sơ 
bản vẽ, dự toán thiết kế đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đơn vị thi công 
dựa vào đó để tiến hành tổ chức thi công 
- Chú ý: 
 Thời kỳ này cần chấp hành tốt chế độ sản xuất theo qui định, qui phạm của nhà 
nước như quản lý kế hoạch,quản lý chi tiêu, quản lý tiền vốn, quản lý lao động,quản lý 
tài sản vv.. 
- Quán triệt phương châm không ngừng phấn đấu nâng cao năng xuất lao 
động, thực hành tiết kiệm, nâng cao hiệu quả sử dụng máy móc thiết bị. 
- Không ngừng cải tiến kỹ thuật trong sản xuất, bảo đảm an toàn trong thi 
công 
- Làm tốt công tác nghiệm thu cơ sở trong từng giai đoạn thi công như nghiệm 
thu cốt pha, nghiệm thu cốt thép, nghiệm thu các kết cấu che khuất v.v.. 
c ) Giai đoạn bàn giao công trình: 
- Tổ chức cho công trình vận hành chạy thử, nghiệm thu chuyển giao công 
trình cho đơn vị quản lý .Giao toàn bộ tài liệu công trình cho đơn vị quản lý bao gồm: 
Bản vẽ hoàn công, hồ sơ quyết toán 
Các biên bản nghiệm thu kỹ thuật từng phần, biên bản nghiệm thu toàn bộ 
công trình và các tài liệu liên quan. 
- Tháo dỡ máy móc thiết bị, các công trình phụ trợ và di chuyển công nhân 
đến công trường mới 
Chú ý: Các thời kỳ có thể gối đầu nhau 
1.3 CƠ CẤU QUẢN LÝ THI CÔNG: 
1- Các nguyên tắc về việc tổ chức XDCB: 
Bao gồm 3 nguyên tắc: 
* Thống nhất lãnh đạo về công tác quản lý kinh tế: Thường là chế độ 1 cấp hoặc 
nhiều cấp tùy thuộc vào qui mô công trình và phương thức đầu tư vốn 
 + Chế độ 1 cấp: Áp dụng đối với việc thi công những công trình nhỏ, tất cả mọi 
công việc đêù do BCH công trường quyết và chịu trách nhiệm trước công ty về việc 
hạch toán kinh tế . 
 + Chế độ nhiều cấp: Áp dụng đối với những công trình thi công với qui mô lớn 
với 1 hoặc nhiều hình thức nguồn vốn đầu tư trên cơ sở phân công trách nhiệm quản lý 
* Chế độ tập trung dân chủ: Tổ trưởng phụ trách công nhân,công nhân tham gia tổ 
chức quản lý, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách 
* Phải bảo đảm hạch toán kinh tế: Nhằm tiết kiệm nguyên vật liệu, vốn đầu tư 
mới phát huy được tiềm lực về thi công, tăng năng suất lao động 
 2- Nội dung công tác quản lý thi công: 
 - Quản lý kế hoạch: là quản lý nhằm thực hiện các kế hoạch thi công theo thời 
hạn xây dựng là vấn đề trọng tâm trong quản lý 
 - Quản lý chất lượng là nội dung trung tâm quản lý kinh tế nhằm kiểm tra chất 
lượng thi công - đề ra được các phương pháp thi công để đạt chất lượng tốt 
 - Quản lý lao động tiền lương: Nghiên cứu về tổ chức biên chế, chế độ tiền 
lương, bảo hộ lao động dựa trên chế độ phân phối lao động nhằm hoàn thành vượt 
mức kế hoạch về chất lượng công trình 
 - Quản lý tài vụ: Nhằm bảo đảm tiến độ thi công, chất lượng công trình, nâng 
cao hiệu quả kinh tế, hạch toán giá thành, khống chế việc sử dụng vốn đầu tư hợp lý 
nhất 
 - Quản lý thiết bị vật tư: Thiết bị vật tư là cơ sở vật chất để thi công công trình 
nhằm bảo đảm chất lượng thi công công trình do đó trong vấn đê quản lý thiết bị, vật 
tư phải tốt và tiết kiệm 
 - Chế độ báo cáo thống kê: Phân tích các mứt kinh tế để xét mức độ ảnh hưởng, 
sự lên quan chế độ XDCT tìm ra biện pháp cải tiến 
3- Phương thức kinh doanh của cơ cấu quản lý thi công: 
 Thưòng tiến hành hai hình thức 
 Hình thừc tự làm: 
 - Là hình thức tự kinh doanh do đơn vị tự sản xuất tự động làm ra làm cơ cầu 
quản lỳ công nhân, điều động công cụ .mua sắm vật tư, tổ chức chỉ đaọ thi công công 
trình . Thường tổ chức áp dụng công trình nhỏ, qui mô không lớn, yêu cầu chất lượng 
công trình phải được bảo đảm 
 Nhược: - Giá thành cao, thời gian công trình không bảo đảm . 
 - Để bị động trong thi công đặc biệt là công trình có qui mô lớn 
 - Lực lượng của nhà nuớc bị phân tán . 
 Hình thức bao thầu: 
- Là hình thức giao cho đơn vị chuyên môn thi công các công trình theo hình 
thức giao thầu hoặc đấu thầu với hình thức bao thầu theo dạng chìa khóa trao tay hoặc 
giao thầu nhân công bằng các hợp đồng kinh tế ( Thường Công trình có mức đầu tư > 
500 triệu đồng thì phải đấu thầu ) 
- Cơ cấu làm ăn có tính đều, lỗ, lãi ngoài ra còn có các đơn vị nhận thầu lẻ là 
bên c( Hay còn gọi là B’, B”... ) 
 - Ưu điểm: có tính độ tổ chức về quản lý xây dựng cơ bản cơ cầu tổ chức quản 
lý sản xuất ổn định, lực lượng ổn định, cò nhiều cán bộ chuyên nghiệp, tích lũy được 
nhiều kinh nghiệm xây dựng cơ bản . Có đầy đủ các máy móc thiết bị để bảo đảm 
công trình thi công bảo đảm chất lượng và tiến độ 
4- Tổ chức bộ máy quản lý XDCB của ngành xây dựng ( Bao gồm ) 
 Tổng công ty – các công ty - các phòng ban - các Xí nghiệp - các đội - các tổ CN lao 
động trực tiếp. 
1.4 NỘI DUNG CỦA THIẾT KẾ TỔ CHỨC THI CÔNG: 
 Thiết kế tổ chức thi công nằm trong giai đoạn thiết kế sơ bộ (Giai đoạn lập Báo 
cáo NCKH ) và giai đoạn thiết kế kỷ thuật, được lưu trử làm tài liệu. Là cơ sở để bộ 
phận quản lý tổ chức thi công được chủ động và hiệu quả . 
1. Mục đích: 
" Xác định được thời hạn tổ chức Xây dựng toàn bộ công trình 
" Thời hạn hoàn thành được các công trình chủ yếu và độc lập 
" Xác định được phương pháp tổ chức thi công chung toàn bộ công trình hay 
công trình đơn vị, thi công bán cơ giới hay, cơ giới toàn bộ v v 
" Xác định được các loại vật tư chủ yếu, các nguồn cung cấp, trình tự cung 
cấp vật tư 
" Xác định những yêu cầu về cán bộ thi công và nhân lực cần thiết xác định 
sự bố trí từ các xí nghiệp chủ yếu của công trường 
" Xác định được khối lượng trình tự hoàn thành các công tác chuẩn bị trong 
thời kỳ thi công công trình 
2. Các tài liệu cần thiết: 
ƒ Các văn bản tài liệu chính sách, các chỉ thị của nhà nước về XDCB 
ƒ Hồ sơ thiết kế, nhiệm vụ TK, các loại định mức và tổng sơ toán công trình 
ƒ Những tài liệu khảo sát công trình: Như khảo sát kinh tế kỷ thuật (tư liệu 
thăm dò, đo đạc v.v..) các tài liệu bản vẽ về qui hoạnh về thống kê công 
trình 
ƒ Các quy phạm,qui trình định mức, phòng chống cháy, các phòng liên quan 
.vv.. 
3. Nội dung của Hồ sơ thiết kế tổ chức thi công ( Gồm 9 phần) 
1) Phân tích điều kiện thi công: Đó là điều kiện tự nhiên dân sinh, kinh tế, kết cấu 
công trình, điều kiện giao thông vận chuyển cung cấp các thiết bị động lực trên 
cơ sở này đề ra đặt điểm về thi công công trình 
2) Công tác chuẩn bị và biện pháp thi công 
Đối với Thuỷ lợi 
Dẫn dòng thi công và công tác hố móng ( chọn vị trí ngăn dòng, giải 
quyết xử lý nền móng hay không ) 
Đối với ngành xây dựng DDCN 
Thực hiện công tác đền bù giải toả, biện pháp xử lý nền, hệ thống che 
chắn, biện pháp chống đỡ hố móng, Xử lý nền móng... 
Đối với ngành xây dựng cầu đường 
 Các công việc hỗn hợp của XDTL & xây dựng CDDCN 
3) Lập trình tự kế hoạnh tiến độ thi công là một trong hai nội dung chủ yếu trong 
thống kê thi công ( căn cứ vào thời hạn và thời kỳ thi công v v ) giải quyết vấn 
đề thời gian thi công công trình ) 
4) Phương pháp thi công công trình: Đề xuất các khả năng phương án thi công, cho 
các loại máy móc, tiến trình phân tích kinh tế kỹ thuật chọn phương án hợp lý 
nhất. Ưu tiên các bộ phận công trình bị ảnh hưởng mưa lũ, hạng mục ưu tiên 
v.v... được đề xuất trước 
5) Qui hoạch thiết kế, thi công công công trình tạm: Công trình đường sá điện nước 
v.v... 
 Kế hoạch cung ứng về kỷ thuật sinh hoạt và các loại xe máy Thi công, vật liệu, 
thực phẩm cho phù hợp từng thời gian thi công 
6) Bố trí mặt bằng thi công là nội dung chủ yếu thứ 2 của công tác tổ chức thi công 
nhằm giải quyết về mặt không gian trong tổ chức thi công công trình 
7) Đề xuất biện pháp kỷ thuật an toàn trong thi công 
8) Đề xuất cơ cấu quản lý thi công, xác định số lượng nhân viên cần thiết để thi 
công công trình 
4. Phương pháp thiết kế tổ chức thi công công trình: 
 - Thường tiến hành thống kê so sánh phương án sử dụng các số liệu kỹ thuật, 
các báo cáo kinh nghiệm thi công tiên tiến để đề xuất các phương án tiên tiến. 
Sau đó chọn phương án tốt nhất để tổ chức thi công 
 - Các chỉ tiêu so sánh 
+ Giá thành thi công: cho toàn bộ công trình hay một số công tác chủ 
yếu 
+ Thời gian thi công: là thời hạn để đưa công trình vào sử dụng với 
phương án là thi công có thời gian thấp nhất 
+ Số lượng nhân vật lực máy móc thiết bị thấp nhất, nhân vật lực thấp 
nhất, sử dụng khi có máy móc thiết bị thấp nhất, tiến tới phải chọn 
phương án hiệu quả KT và KT 
- Tùy theo từng trường hợp mà có phương pháp so sánh để chọn lựa. 
Chương 2 
CÁC PHƯƠNG PHÁP LẬP KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ THI CÔNG 
2.1 MỞ ĐẦU: 
1. Ý nghĩa và mục đích kế hoạch tiến độ thi công: 
 Ý nghĩa: Kế hoạch tiến độ thi công là một trong hai nội dung thiết kế tổ chức thi 
công nó quyết định đến tốc độ và trình tự thi công toàn bộ công trình 
 Mục đích: 
 Bảo đảm cho công trình hoàn thành đúng hoặc trước thời hạn qui định để 
đưa công trình vào sử dụng. 
 Bảo đảm công trình thi công được cân đối, liên tục, nhịp nhàng và thuận lợi 
 Quyết định qui mô toàn bộ công trình: gồm việc sử dụng tiền vốn, sức 
người, vật liệu và thiết bị máy móc 
 Quyết định một cách chính xác qui mô tổ chức công trình các bộ phận khác 
trong thiết kế tổ chức thi công ( như dẫn dòng thi công, phương pháp thi 
công, cung ứng vật tư kỹ thuật....) 
 Bảo chất lượng công trình trên cơ sở tốc độ và trình tự thi công hợp lý nhằm 
bảo đảm an toàn trong thi công 
2. Các nguyên tắc cơ bản khi lập tiến độ thi công ( 7 nguyên tắc: ) 
1) Triệt để tuân theo thời hạn thi công xây dựng mà nhà nước đã qui định phân rõ 
các công trình chủ yếu, thứ yếu, để tạo điều kiện thi công thuận lợi 
2) Tốc độ thi công, trình tự thi công trong kế hoạch tiến độ phải phù hợp kỹ thuật 
và phương pháp thi công .Chú ý không đảo lộn trình tự thi công 
3) Nên thiết kế tổ chức thi công song song hoặc dây chuyền để rút ngắn thời gian 
XD nhưng phải chú ý không được làm đảo lộn trình tự thi công hợp lý để 
không gây nên sự cố về chất lượng và an toàn thi công. 
4) Khi chọn phương án phải đảm bảo sử dụng vốn đầu tư hợp lý trên cả 2 phương 
diện là giảm phí tổn công trình tạm & ngăn ngừa ứ đọng vốn công trình 
5) Bảo đảm sự cân đối về cung ứng nhân lực, cân đối về sự hoạt động của các máy 
móc thiết bị phụ tiến tới tiến độ Thi côngông hợp lý tăng nâng cao nhiều máy 
móc 
6) Bảo đảm thi công công trình an toàn: Nên đưa vào điều kiện thi công và điều 
kiện tự nhiên để nghiên cứu nhằm bảo đảm công trình thi công được an toàn 
7) Trong thời kỳ thi công chủ yếu cần phải bảo đảm cung ứng sức người, sức của, 
động lực và sự hoạt động của thiết bị máy móc, xí nghiệp phụ được cân đối. 
Loại trừ được sự thay đổi đột ngột kế hoạch thi công do tiến độ sắp xếp không 
hợp lý .Muốn vậy phải hiệu chỉnh sửa chữa nhiều lần kế hoạch tiến độ hoặc 
thay đổi thời gian thi công của các đối tượng thi công để bảo đảm được sự cân 
bằng tổng hợp hạ được giá thành công trình, nâng cao được hiệu suất sử 
dụng may móc ( Cụ thể như việc hiệu chỉnh các biểu đồ tiến độ về nhân lực, xe 
 ... công trình này gồm: 
 - Công nhân lắp dựng kết cấu. 
 - Công nhân hàn phục vụ cả hai công việc này. 
 - Công nhân hàn phục vụ cả hai công việc này. 
 Số lượng các công nhân xây lắp khá đầy đủ, chỉ riêng công nhân hàn phục vụ chung 
cho nhiều công việc là có giới hạn; vậy nên phân phối loại lao động này cho các công việc 
của dự án như thế nào? 
00
1 2
3 5
82
3
55
5
1111
6
126
4
1414
7
q = 4
 ngæå
ìi
t = 2
 ngaìy
4
3
4
5
2
3
2
6
2
3
2
21
4
3
4
Hình 7.1 
 Trên sơ đồ mạng (H.7.1), số công nhân hàn cần thiết cho mỗi công việc ghi bên trên 
mũi tên công việc. Chẳng hạn, công việc (1,3) có: 
 Khối lượng lao động hàn: Q(1,3) = 8 công 
 Thời gian dự kiến: t(1,3) = 2 ngày 
 Số công nhân hàn cần thiết: q(1,3) = 4 người 
 Ngoài ra còn biết: 
 Tổng số công lao động hàn: ΣQ = 84 công 
 Thời gian hoàn thành dự án: T = 14 ngày. 
Yêu cầu: 
 Lập tiến độ ngang và tính số lượng công nhân hàn ít nhất mà vẫn đảm bảo hoàn 
thành dự án trong 14 ngày. 
Cách giải: 
Khoa Xây Dựng Thuỷ Lợi - Thuỷ Điện – Môn học Tổ chức thi công – Ngành Kinh tế Quản lý Dự án 
-6-
1 - 2
1 - 3
1 - 5
2 - 5
2 - 6
3 - 4
3 - 7
4 - 7
5 - 6
6 - 7
4
4
4
4
4
4
4
4
3
1
4
2
3
1
4
2
3
1
2
3
1
2
2
2
2
2 2 2
2 2 2
Cä
ng
 v
iã
ûc
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
2
0
2
4
6
8
10
12 12
Hình 7.2: Tiến độ và biểu đồ nhân lực khi các công việc đầu khởi sớm 
 Nếu các công việc đều khởi công sớm cả, ta có tiết độ và biểu đồ nhân lực như trong 
(H.7.2). Nhu cầu về công nhân hàn lên đến 12 người. 
 Nếu các công việc đều khởi công muộn cả, ta có tiến độ và biểu đồ nhân lực như 
trong (H.7.3). Nhu cầu về công nhân hàn khi này cao nhất là 8 người. 
1
3
4
4
4
4
4
4
4
4
6 - 7
5 - 6
4 - 7
3 - 7
3 - 4
2 - 6
2 - 5
1 - 5
1 - 3
1 - 2
2
14131211109876543210
Cä
ng
 v
iã
ûc
222
222
2
2
2
2
1
3
2
1
3
2
4
1
3
2
4
8
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 1
88
6
4
2
0
4 
Hình 7.3: Tiến độ và biểu đồ nhân lực khi các công việc đều khởi muộn 
Khoa Xây Dựng Thuỷ Lợi - Thuỷ Điện – Môn học Tổ chức thi công – Ngành Kinh tế Quản lý Dự án 
-7-
Nếu xuất phát từ con số tối thiểu 84/14 = 6 người, thì không dễ điều chỉnh thời điểm 
khởi công của các công việc không găng trong phạm vi thời gian dự trữ của chúng để hoàn 
thành dự án trong 14 ngày. 
 Còn nếu từ 6 người tăng dần lên đến 8 người thì ta được một tiến độ và biểu đồ nhân 
lực như trong (H.7.4), đảm bảo thời gian hoàn thành dự án là 14 ngày. 
1 - 2
1 - 3
1 - 5
2 - 5
2 - 6
3 - 4
3 - 7
4 - 7
5 - 6
6 - 7
4
4
4
4
4
4
4
4
3
1
4
2
3
1
4
2
3
1
2
3
1
2
2
2
2
2 2 2
2 2 2
Cä
ng
 v
iã
ûc
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14
2
0
2
4
6
8 8
Hình 7.4: Tiến độ và biểu đồ nhân lực đã được điều chỉnh. 
7.2 Quy tắc ưu tiên 
 Các tiến độ (H.7.3) và (H.7.4) đều sử dụng ít nhất là 8 công nhân, và đều hoàn tất sau 
14 ngày, nhưng cách sắp xếp các công việc theo thời gian có khác nhau. Vậy khhi lượng 
nhân vật lực cung cấp giới hạn, ta có thể lập được nhiều tiến độ khác nhau cho một dự án. 
 Để dễ dàng phân phối số lượng nhân vật lực có hạn này cho những công việc tiến 
hành đồng thời, người ta thấy phải đề xuất một số quy tắc ưu tiên như sau: 
 1. Ưu tiên phân phối nhân vật lực cho công việc nào có thời gian dự trữ D(ij) nhỏ 
nhất. 
 2. Nếu hai công việc đều có thời gian dự trữ nhỏ nhất bằng nhau, thì dành nhân vật 
lực cho công việc nào đã khởi công rồi, để nó khỏi bị dở dang. 
 3. Nếu cả hai điều kiện nêu trên của công việc đang xét lại ngang nhau, thì dành nhân 
vật lực cho công việc nào cần nhiều nhất, tức có Q(ij) lớn nhất. 
 4. Nếu hai công việc lại ngang nhau về cả ba điều kiện trên, thì dành nhân vật lực 
cho công việc nào trong đơn vị thời gian sử dụng nhiều nhân vật lực đó nhất, lúc đó q(ij) 
lớn nhất. 
 Có trường hợp người ta không áp dụng các quy tắc ưu tiên như trên vào việc phân 
phối các nhân vật lực hạn chế, cho các công việc tiến hành đồng thời. Chẳng hạn người ta 
Khoa Xây Dựng Thuỷ Lợi - Thuỷ Điện – Môn học Tổ chức thi công – Ngành Kinh tế Quản lý Dự án 
-8-
lại muốn dành ưu tiên cho các công việc khó làm nhất, hoặc có thời gian thực hiện kém ổn 
định nhất, hoặc phải sử dụng các xe máy thi công thuê tốn tiền nhất 
7.3 Phân phối nhân vật lực 
 Tìm cách phân phối nhân vật lực có hạn cho các công việc sao cho thời gian hoàn 
thành dự án ngắn nhất. 
Ví dụ: thực hiện sơ đồ mạng nêu trong (H.7.1), với số công nhân hàn là 6 người thôi, thì 
thời gian hoàn thành dự án ngắn nhất là bao nhiêu? 
 Để giải bài toán này cần phân tích sơ đồ mạng theo nhiều bước, theo từng thời điểm 
kết thúc công việc. 
 Bước 1. Các công việc (1,2), (1,3) và (1,5) là những công việc khởi đầu cảu dự án. 
Do không đủ thợ hàn phân phối cho ba công việc này để chúng có thể khởi công đông fthời 
một lúc, nê ta phải áp dụng các quy tắc ưu tiên phân phối nhân vật lực đã nêu trên. 
Theo (H.7.1) ta thấy: 
 Công việc (1,5) có thời gian dự trữ D(1,5) = 0, được ưu tiên 1 
 Công việc (1,2) có thời gian dự trữ D(1,2) = 2, được ưu tiên 2 
 Công việc (1,3) có thời gian dự trữ D(1,3) = 6, được ưu tiên 3 
 Công việc (1,5) cần 4 thợ hàn trong 5 ngày, nên lao động phân phối cho nó trải đều 
từ ngày 1 đến ngày 5 
 Công việc (1,2) được ưu tiên 2, cần đến 4 thợ hàn trong 2 ngày và có thể khởi công 
từ ngày đầu, nhưng số thợ hàn chỉ có 6 người, mà đã phân công 4 người rồi chỉ còn hai 
người rảnh mà thôi. Vậy hai công việc (1,2) và (1,3) đều cần 4 thợ, không thể khởi công 
ngay được; chúgn chỉ có thể khởi công khi bắt đầu đầu có thêm thợ hàn rảnh việc; khi đó là 
ngày thứ 6, luc công việc (1,5) đã hoàn thành. 
 Bước 2. Sang ngày thứ 6, ta xét lần lượt hai công việc (1,2) và (1,3) còn lại: 
 - Thời điểm khởi sớm của công việc (1,2) là S(1,2) = 0, nay nó phải dịch chuyển đi 5 
ngày, nên thời điểm khởi sớm mới của nó bây giờ là: 
S’(1,2) = 5 
 Thời gian dự trữ của công việc (1,2), bây giờ là: 
 3)05(2)]2,1(S)2,1('S[)2,1(D)2,1( −=−−=−−=∆ 
 - Thời điểm khởi sớm cũ của công việc (1,3) là S(1,3) = 0, thời điểm khởi sớm mới 
của nó bây giờ là: 
S’(1,3) = 5 
 Thời gian dự trữ của nó trong bước 2 này là: 
1)05(6)]3,1(S)3,1('S[)3,1(D)3,1( =−−=−−=∆ 
 Theo quy tắc ưu tiên 1 thì công việc (1,2) được nhận 4 thợ hàn để khởi công vào 
ngày 6; công việc (1,3) phải chờ đợi thêm nữa vì thiếu 2 thợ hàn. 
 Bước 3. Công việc (1,2) kết thúc vào ngày 8, (5 + 3 = 8). Bước 3 tính từ thời điểm 8. 
Khi này ba công việc sau có thể khởi công được: 
Khoa Xây Dựng Thuỷ Lợi - Thuỷ Điện – Môn học Tổ chức thi công – Ngành Kinh tế Quản lý Dự án 
-9-
- Công việc (1,3) chuyển từ bước2 sang. 
- Công việc (5,6) có thể khởi công được vì công việc (1,5) đứng trước đã kết thúc. 
- Công việc (2,6) khởi công được, vì công việc (1,2) đứng trước nó vừa kết thúc. 
Thời điểm 8 là thưòi điểm khởi sớm của cả ba công việc này. Thời gian dự trữ mới 
của chúng tính như sau: 
0)38(5)6,2(
3)58(0)6,5(
2)08(6)3,1(
=−−=∆
−=−−=∆
−=−−=∆
Vậy: Công việc (5,6) được ưu tiên 1 
 Công việc (1,3) được ưu tiên 2 
 Công việc (2,6) được ưu tiên 3 
 Công việc (5,6) cần 2 thợ, công việc (1,3) cần 4 thợ, như vậy vừa đủ số thợ có sẵn là 
6 người. Hai công việc này có thể khởi công từ thời điểm8. 
 Bước 4. Công việc (1,3) kết thúc vào ngày 10, vậy bước 4 tính từ thời điểm 10. Ba 
công việc sau có thể khởi công từ thời điểm này. 
 - Công việc (2,6) chuyển từ bước 3 sang. 
 - Công việc (3,4) và (3,7) có thể khởi công được vì công việc (1,3) vừa kết thúc. 
 Thời gian dự trữ mới của ba công việc này là: 
0)210(8)7,3(
2)210(6)4,3(
2)310(5)6,2(
=−−=∆
−=−−=∆
−=−−=∆
 Hai công việc (2,6) và (3,4) có thời gian dự trữ mới đều bằng 2. Công việc (5,6) đang 
sử dụng 2 thợ, vậy còn dư 4 thợ. Hai công việc (2,6) và (3,4) cần 2 + 3 =5 thợ. Do không đủ 
số thợ để phân phối cho cả hai, nê ta chọn một công việc cho khởi công trước. 
 Theo quy tắc ưu tiên 3, ta phải tính số ngày công của từng công việc: 
 Công việc (2,6) cần: 2 x 3 = 6 ngày công 
 Công việc (3,4) cần: 3 x 4 = 12 ngày công. 
Vậy: công việc (3,4) có số ngày công lớn hơn nên được ưu tiên nhận lao động, và được khởi 
công từ thời điểm 10 với 3 thợ hàn. 
 Công việc (5,6) và (3,4) đã sử sụng 2 + 3 =5 thợ, còn dư 1 thợ, mà công việc (2,6) 
cần 2 thựo hàn; do thiếu thợ nên công việc (2,6) lại bị hoãn khởi công, và nhường 1 thợ này 
cho công việc (3,7) 
 Bước 5. Thời điểm kết thúc của ba công việc (3,4), (3,7) và (5,6) là ngày 14. Ở thưòi 
điểm này hai công việc sau có thể khởi công được. 
 - Công việc (2,6) chuyển từ bước 4 sang 
 - Công việc (4,7) có thể khởi công được vì công việc (3,4) đứng trước vừa mới kết 
thúc. 
Khoa Xây Dựng Thuỷ Lợi - Thuỷ Điện – Môn học Tổ chức thi công – Ngành Kinh tế Quản lý Dự án 
-10-
 Hai công việc này cần: 2 + 2 = 4 thợ hàn. Yêu cầu này được đáp ứng ngay, nên cả 
hai công việc sẽ khởi công vào thời điểm 14. 
 Bước 6. 
 - Công việc (2,6) kết thúc ở thời điểm 17 
 - Công việc (4,7) kết thúc ở thời điểm 16 
 - Công việc (6,7) không thể khởi công từ thời điểm 16 được, vì nó đứng sau công 
việc (2,6), vậy nó khởi công từ thời điểm 17. Thời lượng của công việc (6,7) là 3 ngày. 
 Đáp: phân tích sơ đồ mạng đến đây thì ta đã tìm ra đáp số cho bài toán này là: 
 Với số lượng thợ hàn là 6 người, thì thời gian hoàn thành dự án sớm nhất là 20 ngày. 
7.4 Điều hành tiến độ 
 Những phần trên đã trình bày cách thức thiết kế sơ đồ mạng thực nhiện một dự án. 
Bây giờ coi như ta đã có trong tay một kế hoạch công tác khác cụ thể về các mặt sau: 
 - Sắp xếp các công việc theo trình tự trước sau. 
 - Tính toán thời lượng cùng thời điểm thực thi công việc. 
 - Phân phối kinh phí và nhân vật lực cần thiết theo thời gian. 
 Vậy chỉ còn đợi phát lệnh khởi động dự án, rồi chờ đón kết quả hoàn thành. 
 Thực tế không đơn giản như vậy, vì khi thực hiện dự án cũng là lúc nảy sinh ra nhiều 
sự cố khó tránh khỏi, chẳng hạn một số công việc đòi hỏi thời lượng nhiều hơn là dự kiến 
trong kế hoạch, một vài công việc khác lại kết thúc sớm hơn dự kiến, chưa kể đến những 
nhân tố khách quan tác động đến việc thực thi dự án, đôi khi chúng phá vỡ luôn cả kế hoạch 
đã lập ra, là cho người thiết kế hối tiếc công sức đã bỏ ra cho kế hoạch. 
 Cần quan niệm là không có dự án nào hoàn thành mà không phải điều chỉnh mạng 
lưới công việc và tiến độ nhiều lần. Nếu không phải điều chỉnh lần nào thì cũng chỉ là một 
sự may mắn, hoặc là quá trình thực hiện dựa ns đã không nghĩ đến việc cải tiến mạng lưới 
công việc cho hoàn hảo hơn, tiết kiệm hơn. Đã có mấy ai dám đoán chắc là mình đã thiết kế 
một dự án với độ chính xác tuyệt đối. 
 Còn sơ đồ mạng chỉ là phương pháp luận giúp chúng ta thiết kế dự án hợp lý và 
nhanh chóng trên cơ sở những nguồn thông tin và dữ liệu có sẵn trong thục tiễn. Khi sử 
dụng nó người ta còn phải chỉnh lý và hoàn thiện dần dần mỗi khi điều kiện và hoàn cahnhr 
thay đổi, vì sơ đồ mạng không tạo ra hoàn cảnh được. Người quản lý dụ án cần phải nhạy 
bén làm cho sơ đồ mạng thích ứng nhanh chóng với hoàn chảnh mới, giống như mọi sinh 
vật phải tự thích nghi với môi trường sống để tồn tại. 
7.5 Kiểm tra việc thực hiện tiến độ 
Khoa Xây Dựng Thuỷ Lợi - Thuỷ Điện – Môn học Tổ chức thi công – Ngành Kinh tế Quản lý Dự án 
-11-
 S
 Biãún âäüng
 tæì ngoaìi
 1
 Muûc tiãu
 2
 Kãú hoaûch
 3
 Phäø biãún
 kãú hoaûch
 4
 Thæûc hiãûn
 kãú hoaûch
 5
 Âo læåìng
 baïo caïo k.lg
 7
 Quyãút âënh
 sæía sai
 6
 Âäúi chiãúu k.lg
 våïi kãú hoaûch
Hình 7.5 
 H.7.5: là sơ đồ chu trình kiểm tra việc thực hiện dự án bao gồm các bước sau: 
Bước 1. Xác định mục tiêu. 
 Không có mục tiêu tất không thể có hành động được. Mục tiêu cần đạt là hạn thi 
công; kinh phí, nhân vật lực nằm trong giới hạn; chất lượng đạt yêu cầu. 
 Bước 2. Xây dựng kế hoạch hành động để đạt được mục tiêu. Quá trình xây dựng kế 
hoạch đã trình bày ở các phần trên. 
 Bước 3. Phổ biến kế hoạch. 
 Kế hoạch có tốt đến mấy cũng khó phát huy hiệu quả nếu những người phụ trách 
thực hiện không hiểu nó và không chấp nhận giá trị của nó. Vậy cần để người thực hiện kế 
hoạch được tham gia ý kiến vào sắp xếp công việc và dự kiến thời lượng của các công việc 
cùng với người lập kế hoạch. Tiến độ ngang là phương tiện phổ biến kế hoạch rất tốt, vì dễ 
đọc, dễ hiểu hơn là những chỉ thị văn bản. 
 Bước 4. Thực hiện kế hoạch 
 Các cấp quản lý theo quan hệ ngành dọc chịu trách nhiệm thực thì kế hoạch. 
 Bước 5. Đo lường, thống kê và báo cáo kết quả. 
 Cần tiến hành đo lường chính xác phần việc đã làm được trong từng thời đoạn. Từ 
khi khởi công đến khi hoàn tất một công việc đều phải thường kỳ báo cáo kết quả đã làm. 
Báo cáo thực hiện hàng tuần, hàng tháng là tốt nhất, đặc biệt là đối với các công việc găng. 
Nếu dự án kéo dài hàng năm thì việc bào cáo số liệu nên tiến hành hàng tháng lên cấp quản 
lý cao và hàng tuần lên cấp quản lý trực tiếp. 
 Trong báo cáo thường kỳ cần nêu rõ: 
 - Những khối lượng công việc đã làm được 
 - Những khối lượng phải làm tiếp trong thời gian còn lại 
 Những số liệu này giúp việc cập nhạt hoá tiến độ. 
Khoa Xây Dựng Thuỷ Lợi - Thuỷ Điện – Môn học Tổ chức thi công – Ngành Kinh tế Quản lý Dự án 
-12-
 Bước 6. Đối chiếu kết quả thực hiện với kế hoạch 
 Nghĩa là so sánh khối lượng công việc đã làm được với kế hoạch đã vạch ra trên tiến 
độ ngang. 
 Bước 7. Ra quyết định sửa sai. 
 Bước 8.Xử lý các biến động từ bên ngoài , có thể là: 
Thiên tai: bão lụt 
Sự cố: cúp điện, xe máy bị hư hỏng đột xuất. 
Thời cơ: được bổ sung thiết bị mới 
 Muốn áp dụng sơ đồ mạng vào công tác quản lý còn cần đào tạo một số cán bộ làm 
nhiệm vụ thu thập số liệu, xử lý thông tin, truyền đạt mệnh lệnh đến các người thực hiện 
công việc. 
7.6 Phân tích sơ đồ mạng trên máy vi tính. 
 Có thể phân tích, tính toán sơ đồ mạng bằng tay như đã làm ở các phần trên. Khi cần 
phân tích những sơ đồ mạng lớn mà cũng làm tay như vậy thì mau nhàm chán và dễ sai sót. 
Ngược lại, nếu sử dụng máy vi tính thì một khi các số liệu nhập vào máy đúng cả, ta yên 
tâm sẽ được những kết quả tính toán đúng. 
 Lợi ích của máy vi tính còn nằm ở những điểm sau: 
 - Cập nhật, lưu trữ, xử lý số liệu. 
 - Đơn giản hoá việc lập kế hoạch tiến độ. 
 - Đề xuất nhiều phương án kế hoạch, tù đó lựa chọn một kế hoạch thích hợp nhất 
hoặc tiết kiệm nhất. 
 - Điều chỉnh nhanh chóng những sai lệch trong quá trình thực hiện tiến độ. 
 Không cứ những dự án lớn (có trên 100 công việc) mới cần đến máy tính, mà ngay 
cả những dự án nhỏ có khoảng một hai chục công việc, cần phải phân tích lặp lại sơ đồ 
mạng nhiều lần trong suốt quá trình thực hiện dự án thì cũng đã nên dùng máy vi tính rồi. 
 Hiện nay có không ít chương trình viết sẵn cho đề tài này để chạy trên máy vi tính, 
và mức độ hoàn thiện của chúng khá cao. Nhưng cũgn cần có sự lựa chọn chương trình sao 
cho đáp ứng được yêu cầu của từng cấp quản lý. Nhiều chương trình cho ra những báo cáo 
kết quả dạng đồ thị, chẳng hạn như vẽ sơ đồ mạng công việc, sơ đồ ngang (tiến độ ngang), 
các đường cong S, biểu đồ kinh phí, biểu đồ nhân vật lực, hoặc chọn mầu sắc cho việc trình 
bày kết quả. 
Khoa Xây Dựng Thuỷ Lợi - Thuỷ Điện – Môn học Tổ chức thi công – Ngành Kinh tế Quản lý Dự án 
-13-

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_hoach_va_to_chuc_thi_cong_cac_cong_trinh_xay_du.pdf