Bài giảng Kiểm toán căn bản - Phan Thanh Hải

 MỤC TIÊU CHƯƠNG :

Sau khi nghiên cứu chương này, người học có thể:

- Làm rõ các khái niệm liên quan đến các từ khóa sau : kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, nổi kiểm, ngoại kiểm, hiệu quả, hiệu năng.

- Hiểu được phương pháp và vai trò của kiểm tra kế toán trong xã hội ngày nay.

- Hiểu rõ và nắm bắt được các thông tin, số liệu liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán trên thế giới và tại Việt Nam.

- Nắm rõ các quan điểm khác nhau về khoa học kiểm toán trong từng thời kỳ phát triển

- Nắm được bản chất và chức năng của kiểm toán.

- Phân tích và hiểu rõ tầm quan trọng, vai trò của kiểm toán trong nền kinh tế thị trường hiện nay.

 THỜI LƯỢNG MÔN HỌC: 8h ( 5LT + 1BT + 2TL)

 NỘI DUNG:

I.LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KIỂM TOÁN

1.Kiểm tra, kiểm soát một chức năng của quản lý

1.1Khái niệm quản lý

1.1.1. Khái niệm quản lý:

Quản lý là một lĩnh vực phổ biến, phong phú và phức tạp. Một nhà quản lý giỏi phải biết vận dụng một cách tổng hợp các điều kiện xã hội về kinh tế, chính trị, văn hóa vào trong quản lý.

Quản lý là quá trình định hướng và tổ chức thực hiện các hướng đã định trên cơ sở các nguồn lực sẵn có nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

Công tác quản lý bao gồm 3 yếu tố cơ bản sau:

- Chủ thể quản lý: là những chủ thể tiến hành hoạt động quản lý bằng cách đề ra các quyết định, các quy chế và các văn bản mang tính pháp lý.

- Khách thể quản lý: khách thể của quản lý đó là các doanh nghiệp, các tổ chức, các cá nhân chiu sự tác động của hoạt động quản lý.

- Thông tin và các tín hiệu thông báo: đây là yếu tố đóng vai trò trong việc giúp chủ thể quản lý truyền đạt quyết định và thực hiện các quyết định đó đến các khách thể quản lý.

 

doc 232 trang yennguyen 5700
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kiểm toán căn bản - Phan Thanh Hải", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kiểm toán căn bản - Phan Thanh Hải

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Phan Thanh Hải
Chương 1
BẢN CHẤT VÀ CHỨC NĂNG CỦA KIỂM TOÁN
MỤC TIÊU CHƯƠNG :
Sau khi nghiên cứu chương này, người học có thể:
- Làm rõ các khái niệm liên quan đến các từ khóa sau : kiểm tra, kiểm soát, thanh tra, nổi kiểm, ngoại kiểm, hiệu quả, hiệu năng..
- Hiểu được phương pháp và vai trò của kiểm tra kế toán trong xã hội ngày nay.
- Hiểu rõ và nắm bắt được các thông tin, số liệu liên quan đến lịch sử hình thành và phát triển của kiểm toán trên thế giới và tại Việt Nam.
- Nắm rõ các quan điểm khác nhau về khoa học kiểm toán trong từng thời kỳ phát triển
- Nắm được bản chất và chức năng của kiểm toán.
- Phân tích và hiểu rõ tầm quan trọng, vai trò của kiểm toán trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
THỜI LƯỢNG MÔN HỌC: 	8h ( 5LT + 1BT + 2TL) 
NỘI DUNG:
I.LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KIỂM TOÁN
1.Kiểm tra, kiểm soát một chức năng của quản lý
1.1Khái niệm quản lý 
1.1.1. Khái niệm quản lý:
Quản lý là một lĩnh vực phổ biến, phong phú và phức tạp. Một nhà quản lý giỏi phải biết vận dụng một cách tổng hợp các điều kiện xã hội về kinh tế, chính trị, văn hóa vào trong quản lý. 
Quản lý là quá trình định hướng và tổ chức thực hiện các hướng đã định trên cơ sở các nguồn lực sẵn có nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
Công tác quản lý bao gồm 3 yếu tố cơ bản sau:
- Chủ thể quản lý: là những chủ thể tiến hành hoạt động quản lý bằng cách đề ra các quyết định, các quy chế và các văn bản mang tính pháp lý.
- Khách thể quản lý: khách thể của quản lý đó là các doanh nghiệp, các tổ chức, các cá nhân chiu sự tác động của hoạt động quản lý.
- Thông tin và các tín hiệu thông báo: đây là yếu tố đóng vai trò trong việc giúp chủ thể quản lý truyền đạt quyết định và thực hiện các quyết định đó đến các khách thể quản lý. 
1.1.2. Các giai đoạn của quản lý: 
Mức độ phức tạp của hoạt động quản lý tùy thuộc vào quy mô của từng tổ chức, từng đơn vị và trong suốt quá trình đó, kiểm tra, kiểm soát luôn luôn tồn tại trước, trong và sau mỗi hoạt động. Về cơ bản, quy trình quản lý có thể tóm tắt qua 3 giai đoạn sau :
Lập kế hoạch (định hướng)
Tổ chức thực hiện kế hoạch
Chỉ đạo thực hiện kế hoạch
Như vậy, hoạt động kiểm tra, kiểm soát không phải là một pha hay một giai đoạn của quá trình quản lý mà là một chức năng gắn với mọi pha hay giai đoạn của quá trình đó. Nó sinh ra từ nhu cầu của quản lý và là một phần thiết yếu của quá trình đó. Nó hòa vào cả ba giai đoạn của quy trình quản lý: lập kế hoạch (định hướng), tổ chức thực hiện và chỉ đạo thực hiện.
Với việc đề ra các quyết định, quy chế, các văn bản pháp lý, tổ chức thực hiện, tiến hành kiểm tra, kiểm soát lại việc thực hiện nhằm mục đích đạt hiệu quả cao trong quản lý. Như vậy, muốn quản lý đạt hiệu quả thì kiểm tra, kiểm soát là một yếu tố không thể thiếu. Kiểm tra, kiểm soát giúp cho các cơ quan quản lý nắm bắt kịp thời việc triển khai thực hiện các quyết định ban hành, xem xét các quyết định đó có đảm bảo thời gian thực hiện, tính thách thức, khả thi và đo lường được với mục tiêu đề ra hay không, để từ đó chấn chỉnh bổ sung kịp thời các quy chế, các văn bản không phù hợp với tình hình mới. Ngoài ra, thông qua kiểm tra, kiểm soát nhà quản lý có thể kịp thời ngăn chặn và sửa chữa các sai sót trong việc ra quyết định.
Nói cách khác, hoạt động kiểm tra, kiểm soát giúp nhà quản lý tiết kiệm chi phí, sử dụng tối đa mọi nguồn lực trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo mang lại hiệu quả cao nhất trên cơ sở các mục tiêu đề ra. 
 Như vậy, kiểm tra, kiểm soát được sinh ra nhằm mục đích làm cho hoạt động quản lý có hiệu quả. Nó hòa vào tất cả các giai đoạn của quá trình quản lý.
Cụ thể chúng ta sẽ phân tích chức năng của kiểm tra trong từng giai đoạn của quá trình quản lý :
Giai đoạn định hướng (lập kế hoạch): 
 Ở giai đoạn này chức năng kiểm tra hướng vào việc soát xét và dự báo về các nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu đề ra, để từ đó xây dựng các kế hoạch phù hợp.
Mục tiêu đặt ra phải phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị và tình hình kinh tế, xã hội. Để mục tiêu đặt ra được thành công thì mục tiêu đó phải thỏa mãn bốn yếu tổ cơ bản sau:
 - Tính thách thức: yếu tố này đòi hỏi doanh nghiệp phải đặt ra mục tiêu cao trong một khoảng thời gian nhất định để từ đó cố gắng thực hiện và đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, mục tiêu đặt ra phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội tại thời điểm đặt ra mục tiêu .
- Tính khả thi: mục tiêu đặt ra phải phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị, phù hợp với nguồn lực hiện có tại đơn vị.
- Tính đánh giá, đo lường và có thể định lượng được: tức mục tiêu đặt ra phải có thể đo lường, định lượng được bằng các con số cụ thể.
- Thời gian thực hiện: mục tiêu đặt ra phải gắn liền với một khoảng thời gian cụ thể. Thời gian thực hiện có thể nhỏ hơn 1 năm (mục tiêu ngắn hạn) hoặc lớn hơn 1 năm (mục tiêu dài hạn). Việc xác định thời gian giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí và nhanh chóng hoàn tất mục tiêu đặt ra.
Sau khi xây dựng và kiểm tra các chương trình, kế hoạch doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định cuối cùng để từ đó tổ chức thực hiện. 
Giai đoạn tổ chức thực hiện
Ở giai đoạn này, kiểm tra hướng vào việc tập trung, bố trí nguồn nhân lực thích hợp để từ đó kết hợp các nguồn lực theo phương án tối ưu xét trên điều kiện hiện tại của doanh nghiệp và điều kiện kinh tế xã hội, đồng thời thông qua đó đánh giá sự kết hợp các nguồn lực theo phương án tối ưu.
Giai đoạn chỉ đạo thực hiện
Ở giai đoạn này, tập trung hướng vào việc kiểm tra diễn biến và kết quả của các quá trình để từ đó điều hòa các mối quan hê, điều chỉnh các định mức và mục tiêu trên quan điểm tối ưu hóa kết quả các hoạt động.
Như vậy, trong từng giai đoạn hoạt động quản lý muốn đạt được hiệu quả thì cần gắn liền với chức năng kiểm tra, kiểm soát.
Tuy nhiên, mức độ phức tạp của hoạt động kiểm tra, kiểm soát phụ thuộc rất nhiều yếu tố, đặc biệt là quy mô của doanh nghiệp. Nếu bộ máy quản lý giản đơn thì hoạt động kinh doanh ở đó giản đơn. Ngược lại, nếu ở đó bộ máy quản lý phức tạp, chặt chẽ thì hoạt động quản lý ở đó có quy mô tương đối rộng lớn. Như vậy, lúc đó ở mức độ cao hoạt động kiểm tra, kiểm soát được tách ra thành một hoạt động độc lập và được thực hiện bằng hệ thống chuyên môn độc lập. 
Kết luận:
Từ tất cả những điều phân tích ở trên chúng ta có thể rút ra kết luận: kiểm tra, kiểm soát là một chức năng của quản lý.
Kiểm tra, kiểm soát có ba đặc trưng cơ bản sau:
- Một là, kiểm tra gắn liền với quản lý, đồng thời gắn liền với mọi hoạt động. Ở đâu có quản lý thì ở đó có kiểm tra.
- Hai là, quản lý gắn liền với cơ chế kinh tế, với điều kiện xã hội cụ thể Khi các điều kiện tiền đề nói trên thay đổi thì hoạt động kiểm tra cũng thay đổi theo.
- Ba là, kiểm tra nảy sinh và phát triển từ chính nhu cầu quản lý. Khi nhu cầu kiểm tra chưa nhiều và chưa phức tạp, kiểm tra được thực hiện đồng thời với chức năng quản lý khác trên cùng một bộ máy thống nhất. Trái lại, khi nhu cầu thay đổi tới mức độ cao kiểm tra cũng cần tách ra một hoạt động độc lập và đuộc thực hiện bằng một hệ thống chuyên môn độc lập.
Hoạt động kiểm tra phải được tiến hành bởi nhũng chủ thể quản lý có năng lực, kinh nghiệm và khả năng ngoại giao tốt. Ngoài ra, những chủ thể quản lý này còn phải có khả năng thẩm định các thông tin trên báo cáo, từ đó xem xét các thông tin này có đảm bảo tính trung thực, khách quan, có phản ánh đúng tình hình kinh doanh hiện có tại đơn vị. Kết quả kiểm tra không chỉ phản ánh tính cách, năng lực của nhà quản lý mà nó còn ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị.
1.2 Cách thức thể hiện của kiểm tra, kiểm soát trong hệ thống quản lý:
Kiểm tra, kiểm soát được sinh ra từ nhu cầu quản lý, nhưng do hoạt động quản lý đa dạng và phong phú nên kiểm tra cũng được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau tùy thuộc vào cơ chế kinh tế và cấp quản lý, vào loại hình hoạt động cụ thể, vào truyền thống văn hóa và những điều kiện kinh tế xã hội khác của mỗi nơi trong từng thời kỳ lịch sử. Song trên thưc tế chức năng kiểm tra chủ yếu được phân theo hai lĩnh vực chủ yếu sau: trong các cấp quản lý và trong các loại hình hoạt động.
1.2.1Trong các cấp quản lý
Trong nền kinh tế có rất nhiều mô hình quản lý khác nhau tùy thuộc vào bộ máy Nhà nước ở mỗi quốc gia nhưng chung nhất người ta thường phân thành quản lý vĩ mô và quản lý vi mô.
+ Cấp quản lý vĩ mô (cấp Nhà nước)
Nói đến tầm vĩ mô là nói đến cơ quan Nhà nước. Nhà nước vừa là chủ sở hữu, vừa là người điều tiết mọi hoạt động cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Trong nền kinh tế, Nhà nước tham gia vào việc quản lý, phát triển kinh tế, tham gia vào phân phối lần đầu và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. Nhà nước có nghĩa vụ kiểm tra, kiểm soát các doanh nghiệp, các đơn vị trong nền kinh tế. Nghĩa vụ đó thông qua việc kiểm tra dưới hai hình thức: kiểm tra trực tiếp và kiểm tra gián tiếp.
- Kiểm tra trực tiếp: đây là hình thức mà Nhà nước trực tiếp tiến hành kiểm tra thông qua bộ máy chuyên môn của Nhà nước. Đối tượng chịu sự kiểm tra đó là các doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước. Mục đích của việc kiểm tra này là cung cấp các thông tin lại cho Nhà nước, từ đó giúp Nhà nước điều phối nền kinh tế.
Ở nước ta, Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu trực tiếp, người giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân sẽ tiến hành kiểm tra các nguồn lực, mục tiêu, kế hoạch, định mức, chương trình, quá trình thực hiện và kết quả thực hiện của các đơn vị mình, kiểm tra tính trung thực, đúng đắn của các thông tin cũng như tính pháp lý thực hiện các nghiệp vụ, từ đó đưa ra các chính sách phát triển phù hợp.
Việc kiểm tra của Nhà nước không có thời gian quy định cụ thể, có thể thực hiện thường xuyên, định kỳ hoặc đột xuất. Tính chất của kiểm tra trực tiếp đó là có ngay các kết luận, đôi khi có ngay các quyết định điều chỉnh, xử lý. Công việc kiểm tra này gọi là thanh tra.
- Kiểm tra gián tiếp: đây là hình thức mà Nhà nước tiến hành kiểm tra thông qua kết quả của các chuyên gia hay một tổ chức kiểm tra độc lập mà không trực tiếp tham gia vào cuộc kiểm tra. Mục đích chính của kiểm tra gián tiếp là giúp Nhà nước thực hiện điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các chính sách pháp luật phù hợp với điều kiện thực tế.
Tính chất của việc kiểm tra gián tiếp đó là việc kiểm tra thông qua một tổ chức bên ngoài doanh nghiệp hoặc các chuyên gia để từ đó điều chỉnh, xử lý sai phạm gọi là ngoại kiểm 
+ Cấp quản lý vi mô (cấp đơn vị cơ sở)
Nói đến tầm vi mô là đề cập đến các doanh nghiệp, các tổ chức, các đơn vị cơ sở đang hoạt động trong nền kinh tế. Để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiêp trước môi trường cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của mình phải tăng cường rà soát nguồn lực, xem xét lại các dự báo mục tiêu, các định mức để từ đó kịp thời đưa ra phương hướng phát triển kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế tại đơn vị cũng như nhu cầu của nền kinh tế. 
Công việc kiểm tra được thực hiện bởi những người bên trong doanh nghiệp nhằm điều chỉnh kịp thời các sai phạm trên cơ sở đảm bảo “hiệu quả hoạt động kinh doanh và hiệu năng quản lý” gọi là nội kiểm 
1.2.2 Trong các loại hình hoạt động
Trong nền kinh tế, cũng có nhiều loại hình hoạt động khác nhau. Song theo mục tiêu của các hoạt động, người ta thường phân thành hai loại cơ bản sau: hoạt động kinh doanh và hoạt động sự nghiệp.
+ Hoạt động kinh doanh 
 Đây là hoạt động mà lợi nhuận được đặt lên hàng đầu, lấy lợi nhuận làm mục tiêu trong kinh doanh, coi lợi nhuận là thước đo chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Mục tiêu chủ yếu của hoạt động này đó là làm sao phải tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận. Do đó, kiểm tra sẽ hướng vào việc xem xét tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực để sản xuất kinh doanh như vốn, lao động, tài nguyên 
+ Hoạt động sự nghiệp 
 Nếu hoạt động kinh doanh lấy lợi nhuận làm mục tiêu hàng đầu trong phương hướng kinh doanh của mình, thì ngược lại hoạt động sự nghiệp lại lấy lợi ích cộng đồng, hướng về việc phục vụ xã hội làm mục tiêu hàng đầu. Do vậy, kiểm tra hướng vào việc xem xét sự hữu hiệu của quản lý hay nói cách khác có thực hiện tốt các nhiệm vụ xã hội trên cơ sở tiết kiệm chi phí.
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm tra, kiểm soát.
Hoạt động kiểm tra, kiểm soát là một chức năng của quản lý, nó được sinh ra từ nhu cầu quản lý. Nhưng quản lý lại gắn với cơ chế chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Chính vì thế, kiểm tra, kiểm soát cũng gắn liền với những tác động của các yếu tố trên.
- Về pháp lý (legal): bất kể quốc gia nào trên thế giới cũng đều đặt ra luật pháp nhằm kiểm soát nền kinh tế nói chung và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng. Doanh nghiệp nào tồn tại trong nền kinh tế đều phải hoạt động theo khuôn khổ pháp luật của quốc gia đó. Chính vì vậy, kiểm tra, kiểm soát cũng phải dựa trên hệ thống pháp luật. Khi pháp luật thay đổi thì kiểm tra, kiểm soát cũng phải thay đổi theo.
- Về xã hội (social): Khi nhận thức xã hội thấp thì hoạt động kiểm tra, kiểm soát phát triển ở mức thấp. Ngược lại, khi nhận thức xã hội phát triển hơn thì kiểm tra, kiểm soát tiến tới một mức độ khác. Nói cách khác, hoạt động kiểm tra, kiểm soát phát triển tương ứng với trình độ nhận thức của con người.
- Về cơ chế kinh tế (economic mechanism): trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, kiểm tra kiểm tra do bộ máy chuyên môn của Nhà nước thực hiện vì Nhà nước vừa là chủ sở hữu vừa là người quản lý nền kinh tế. Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường bao gồm nhiều thành phần kinh tế, hoạt dộng kiểm tra, kiểm soát cũng phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau.
Ngoài ra, kiểm tra, kiểm soát còn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong nền kinh tế như lối sống, văn hóa, kinh tế
Như vậy, kiểm tra, kiểm soát là một chức năng tất yếu của quản lý. Ở những khu vực khác nhau thì kiểm tra, kiểm soát khác nhau. Ở đâu xã hội càng phát triển thì ở đó sẽ kéo theo sự phát triển không ngừng của hoạt động kiểm tra, kiểm soát. 
2. Kiểm tra kế toán
2.1 Khái quát chung về kiểm tra kế toán
Trong tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của con người luôn luôn tồn tại hoạt động tài chính, tài chính luôn là tổng hòa các mối quan hệ kinh tế, tổng thể các nội dung và giải pháp tài chính, tiền tệ. Tài chính không chỉ đóng vai trò khai thác nguồn lực mà còn giúp cho các doanh nghiệp quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đó. Và một trong các công cụ đắc lực trong việc quản lý kinh tế, tài chính đó là hạch toán kế toán. Nó giúp cho các doanh nghiệp điều hành và kiểm soát các hoạt động kinh tế. Nó không chỉ cần thiết cho các hoạt động tài chính của Nhà nước mà còn là công cụ cần thiết cho hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Nếu trước đây hoạt động kế toán chỉ ở mức độ đơn giản, chủ yếu là giữ sổ và ghi chép sổ sách kế toán thì ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, ngày càng có nhiều của cải dư thừa, hoạt động kế toán ngày càng được mở rộng và phức tạp thì việc kiểm tra, kiểm soát về kế toán ngày càng được quan tâm với mức độ cao hơn. Nói cách khác, kiểm tra kế toán đã không còn thuần túy như trước, lúc này kế toán phải tiến hành tổ chức hệ thống thông tin, đo lường, xử lý và truyền đạt những thông tin có ích cho việc ra quyết định kinh tế.
Để thực hiện hai chức năng cơ bản của mình: thông tin và kiểm tra, kế toán cần có một hệ thống phương ...  viên và cơ quan kiểm toán Nhà nước phải có năng lực đáp ứng yêu cầu kiểm toán.
2. Kiểm toán viên và cơ quan kiểm toán Nhà nước phải độc lập.
3. Kiểm toán viên và cơ quan kiểm toán Nhà nước phải thận trọng tròn việc lập kế hoạch, phải thu thập và đánh giá các bằng chứng trong kết luận và lập báo cáo kiểm toán.
+ Loại 2: Các chuẩn mực chung chỉ áp dụng cho cơ quan kiểm toán Nhà nước:
1. Tuyển mộ nhân viên có trình độ phù hợp.
2. Phát triển đào tạo cán bộ của cơ quan kiểm toán Nhà nước để có đủ khả năng thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của họ 
3. Chuẩn bị các cẩm nang, tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ liên quan đến cuộc kiểm toán.
4. Nuôi dưỡng các kỹ năng và kinh nghiệm sẵn có trong nội bộ, kịp thời nhận biết và bổ khuyết những kỹ năng còn thiếu, phân phối và sử dụng các kỹ năng cho các nhiệm vụ kiểm toán phù hợp, lập kế hoạch kiểm toán sát đúng, giám sát thường xuyên, chặt chẽ quá trình thực hiện kế hoạch...
	- Phân hệ kiểm toán nội bộ : 
	Cũng có tính tổ chức cao biểu hiện trong mối liên hệ pháp lý giữa các thành viên với bộ phận kiểm toán nội bộ. Vì vậy trong chuẩn mực kiểm toán cũng có sự phân định trong mối liên hệ giữa kiểm toán viên nội bộ và bộ phận kiểm toán nội bộ. Tuy nhiên, do kiểm toán nội bộ giới hạn trong phạm vi từng đơn vị cụ thể nên tính đồng nhất của các chuẩn mực cũng có tính bộ phận.
IV. XÂY DỰNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN 
1. Những nguyên tắc cơ bản để xây dựng chuẩn mực kiểm toán 
	Chuẩn mực kiểm toán dù biểu hiện ở hình thức luật pháp hay hệ thống chuẩn mực cụ thể cũng phải xuất phát từ những nhận thức đúng về bản chất của lĩnh vực được thể hiện và mối liên hệ của nó với các lĩnh vực khác có liên quan. 
	Trong thực tiễn kiểm toán của các nước, đặc biệt là ở các nước mới hình thành hoạt động kiểm toán, các chuẩn mực cụ thể thường được nghiên cứu vận dung từ những chuẩn mực quốc tế phổ biến. Trong trường hợp này, việc lựa chọn những chuẩn mực cụ thể cũng không thể tách rời đặc điểm của từng nước, đặc biệt là truyền thống văn hoá và trình độ tổ chức ở những mặt hoạt động được chi phối.
	Trong xây dựng chuẩn mực kiểm toán điều đặc biệt chú ý là hệ thống chuẩn mực kiểm toán gồm hai phân hệ riêng biệt :
Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp :
	Phân hệ chuẩn mực này được xây dựng trên cơ sở những chuẩn mực được áp dụng rộng rãi trên thế giới.
	Chuẩn mực chuyên môn về kiểm toán :
	Phân hệ chuẩn mực này cần được xây dựng trên cơ sở nhận thức thống nhất về bản chất, chức năng, đối tượng khách thể, phương pháp và chuẩn mực kế toán đang được chấp nhận rộng rãi.
	Từ những điều trình bày trên có thể thấy những nguyên tắc cơ bản về việc xây dựng chuẩn mực kiểm toán có thể bao gồm :
	a. Phải hoà nhập với thông lệ phổ biến của kiểm toán quốc tế trên cơ sở những nguyên lý chung, những kỹ thuật chung của kiểm toán, đồng thời phải xuất phát từ thực tiễn Việt nam đặc biệt là truyền thống văn hoá, đạo đức và đặc điểm quản lý chung có liên quan.
	Rõ ràng, bản thân kiểm toán là một nghề có chức năng chung, có”công nghệ” và yêu cầu tổ chức chung. Mặt khác, trên thực tế, hoạt động kiểm toán đã vượt qua biên giới của từng nước và xâm nhập đan xen lẫn nhau trên cùng một địa bàn, trên cùng một nước. Đặc biệt, trong điều kiện của các nước đang phát triển như Việt Nam, ở đó đầu tư nước ngoài ngày càng tăng trong khi mỗi nhà đầu tư thường gắn với một đơn vị kiểm toán cụ thể. Do đó, mỗi bước vươn ra của các nhà đầu tư đều đòi hỏi phạm vi hoạt động của công ty ( chủ thể ) kiểm toán phải mở rộng tương xứng. Việc hoà nhập các chuẩn mực kiểm toán trên cơ sở những nguyên lý chung của nghề nghiệp chung sẽ có tác dụng tích cực trên nhiều mặt cả về chuyên môn, cả về quản trị và sự tăng trưởng kinh tế nói chung.
	Tuy nhiên ở mỗi nước lại có những đặc thù riêng nên không thể vận dung máy móc một hệ thống chuẩn mực chung của IFAC và chính IFAC cũng chỉ rõ nguyên tắc này. Đặc biệt trong điều kiện Việt Nam có định hướng phát triển riêng và những đặc thù quản lý riêng. Do vậy, không thể bỏ qua những đặc trưng cơ bản này khi xây dựng chuẩn mực, thậm chí khi lựa chọn thông lệ phổ biến được ứng dụng
b. Cần hoạch định rõ khung pháp lý chung trong quan hệ với khung pháp lý cụ thể của kiểm toán :
	Cả lý luận và thực tiễn đều chứng minh mối quan hệ hữu cơ giữa hệ thống pháp lý chung với phân hệ pháp lý cụ thể. Đặc biệt kiểm toán là hoạt động gắn với mọi hệ thống pháp lý. Do đó, xây dựng pháp lý kiểm toán không xem xét kỹ lưỡng những quan hệ pháp lý trong từng phân hệ, từng văn bản, từng điều khoản cụ thể...
	Trong hệ thống pháp lý về kiểm toán lại có thể có nhiều hình thức khác nhau : sắc luật, pháp lệnh, chuẩn mực, chế độ, quy chế...Mỗi hình thức này lại có thể thực hiện trên các chủ thể kiểm toán khác nhau : kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ. Do đó cần thống nhất những văn bản pháp lý cần xây dựng chung hoặc riêng cho các chủ thể kiểm toán. Theo nguyên tắc này, luật kiểm toán có thể xây dựng chung cho tất cả các loại hình kiểm toán và quy định chung trách nhiệm, quyền hạn và quan hệ giữa các chủ thể với các khách thể kiểm toán. Theo đó, hệ thống chuẩn mực cụ thể chỉ quy định những vấn đề về kiểm toán và về công tác kiểm toán.
c. Chuẩn mực kiểm toán cần được xây dựng đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu và bảo đảm tính toàn diện và khả thi cao.
	Nguyên tắc này đòi hỏi việc xác định chuẩn mực kiểm toán phải xác định rõ các mối liên hệ cần điều tiết, hướng dẫn, tham khảo kinh nghiệm của các nước trong việc thể hiện các mối quan hệ đớ phải được xuất phát từ thực tế Việt Nam để quy định chuẩn xác. Đồng thời, với mỗi lĩnh vực hình thức chuẩn mực cần có biện pháp cụ thể hoá cần thiết. Chẳng hạn, với luật kiểm toán cần có bước thể chế hoá tiếp theo của các Bộ có liên quan. Với hệ thống chuẩn mực cụ thể cần có bản giải thích các chuẩn mực để thống nhất nhận thức và thực hiện. Trong hướng dẫn cần chú ý tính tiên tiến của các “thước đo” này nhằm từng bước nâng cao tính kỷ cương và nề nếp quản lý song phải giới hạn ở mức có thể thực hiện được.
2. Cơ sở xây dựng chuẩn mực kiểm toán 
	Để xây dựng một hệ thống pháp lý nói chung và chuẩn mực kiểm toán nói riêng phải dựa trên cơ sở nhất định. Cơ sở chung của quy định pháp lý là quy phạm pháp lý. Quy phạm pháp lý có thể bao gồm:
	- Quy phạm điều chỉnh: qui định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia quan hệ pháp lý
	- Quy phạm bảo vệ: xác định các biện pháp cưỡng chế đối với hành vi bất hợp pháp
	- Quy phạm định ra các nguyên tắc, định hướng cho các hành vi
	- Quy phạm thủ tục: qui định trình tự thực hiện các quy phạm nội dung nói trên.
	Trong trường hợp xây dựng hệ thống chuẩn mực cụ thể, Uỷ ban chuẩn mực kiểm toán đã giới hạn các quan hệ pháp lý chỉ trong hoạt động kiểm toán trên cơ sở hình thành 2 khối qui phạm : qui phạm đạo đức nghề nghiệp và quy phạm nghiệp vụ chuyên môn kiểm toán.
	Bất kể có sự khác nhau trong cơ cấu quy phạm và phạm vi điều chỉnh của từng loại hình pháp lý, cơ sở cụ thể để xây dựng các điều khoản phải đi từ nhận thức đúng đắn và có cơ sở về đối tượng của từng loại quy phạm. Chẳng hạn quy phạm về đaọ đức và nghề nghiệp phải xuất phát từ nhận thức của bản chất và truyền thống đạo đức và những quy định pháp lý thể chế hoá nhận thức nói chung. Từ đó cần cụ thể hoá bằng những giải thích cụ thể. Chỉ trên cơ sở đó mới xây dựng được quy tắc và chuẩn mực đạo đức cụ thể.
	Thực tế đã chứng minh, chuẩn mực không phải là cái lý tưởng và vĩnh cửu, càng không thể có trước thực tiễn, cũng không thể không có khi thực tiễn đã tồn tại. Kiểm toán của chúng ta phải có chuẩn mực và cần hoàn thiện nó từng bước.
PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
- Phần I: Khái quát chung về chuẩn mực kiểm toán: trình chiếu powerpoint.
-Phần II: Những chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận phổ biến: trình chiếu powerpoint
- Phần III: Đặc điểm của hệ thống chuẩn mực kiểm toán cụ thể trong các bộ máy kiểm toán: trình chiếu powerpoint.
- Phần IV: Xây dựng chuẩn mực kiểm toán: trình chiếu powerpoint. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Phần I: Khái quát chung về chuẩn mực kiểm toán
+ Lý thuyết kiểm toán - Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, Chủ biên: GS.TS Nguyễn Quang Khuynh, Nhà xuất bản tài chính Hà Nội tháng 1/2005, trang 242 - 250 . 
Phần II: Những chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận phổ biến: 
+ Lý thuyết kiểm toán - Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, Chủ biên: GS.TS Nguyễn Quang Khuynh, Nhà xuất bản tài chính Hà Nội tháng 1/2005, trang 250 - 256.
- Phần III: Đặc điểm của hệ thống chuẩn mực kiểm toán cụ thể trong các bộ máy kiểm toán
+ Lý thuyết kiểm toán - Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, Chủ biên: GS.TS Nguyễn Quang Khuynh, Nhà xuất bản tài chính Hà Nội tháng 1/2005, trang 257-260.
Phần IV: Xây dựng chuẩn mực kiểm toán:
+ Lý thuyết kiểm toán - Đại học kinh tế quốc dân Hà Nội, Chủ biên: GS.TS Nguyễn Quang Huynh, Nhà xuất bản tài chính Hà Nội tháng 1/2005, trang 260 - 271.
Ngoài ra sinh viên có thể tham khảo các website chuyên ngành: 
www.kiemtoan.com.vn
www.mof.gov.vn
www.tapchiketoan.info
www.vaa.vn
Các website của hiệp hội ACCA, VACPA, công ty kiểm toán
CÁC CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN QUỐC TẾ
(ISAs- International Standard Auditings) 
STT
Số
Tên chuẩn mực
1.
ISA 100
ISA 110
ISA 120
Nhóm các chuẩn mực chung :
Giới thiệu các chuẩn mực kiểm toán và các dịch vụ liên quan.
Tự điển thuật ngữ
 Khuôn mẫu các chuẩn mực kiểm toán
2.
ISA 200
ISA 210
ISA 220
ISA 230
ISA 240
ISA 250
ISA 260
Nhóm các chuẩn mực về trách nhiệm
Mục tiêu và các nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC
Thư hẹn kiểm toán 
Kiểm soát chất lượng công việc kiểm toán
Hồ sơ kiểm toán
Gian lận và sai sót
Xem xét tính tuân thủ luật định trong kiểm toán BCTC
Trao đổi với bộ phận có chức năng giám sát
3.
ISA 300
ISA 310
ISA 320
Nhóm các chuẩn mực lập kế hoạch 
Lập kế hoạch 
Hiểu biết về tình hình kinh doanh
Tính trọng yếu trong kiểm toán
4.
ISA 400
ISA 401
ISA 402
Nhóm các chuẩn mực về kiểm soát nội bộ
Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ ước tính kế toán
Kiểm toán trong môi trường xử lý thông tin bằng máy tính
Kiểm toán đơn vị có sử dụng các tổ chức dịch vụ
5.
ISA 500
ISA 501
ISA 505
ISA 510
ISA 520
ISA 530
ISA 540
ISA 550
ISA 560
ISA 570
ISA 580
Nhóm các chuẩn mực về bằng chứng kiểm toán 
Bằng chứng kiểm toán
Bằng chứng kiểm toán - Những vấn đề cần xem xét bổ sung liên quan đến các khoản mục cụ thể.
Gửi thư xác nhận
 Kiểm toán năm đầu tiên - Số dư đầu kỳ
Thủ tục phân tích
Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục thử nghiệm chọn lọc khác
Kiểm toán các ước tính kế toán
Các bên hữu quan 
Sự kiện sau ngày kết thúc niên độ
Tính hoạt động liên tục
Giải trình của nhà quản lý
6.
ISA 600
ISA 610
ISA 620
Nhóm các chuẩn mực về sử dụng công việc người khác
Sử dụng công việc kiểm toán viên khác
Xem xét công việc của kiểm toán nội bộ
Sử dụng công việc của chuyên gia
7.
ISA 700
ISA 710
ISA 720
Nhóm các chuẩn mực liên quan đến báo cáo kiểm toán
Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính
Dữ liệu có tính so sánh
Thông tin khác đính kèm với báo cáo tài chính	
8.
ISA 800 
ISA 810
Nhóm các chuẩn mực về các lĩnh vực đặc biệt
Báo cáo kiểm toán cho những mục đích đặc biệt
Kiểm tra các thông tin tài chính tương lai
9.
ISA 910
ISA 920
ISA 930
Nhóm các chuẩn mực về dịch vụ liên quan
Hợp đồng soát xét báo cáo tài chính
Hợp đồng kiểm tra theo thủ tục thoả thuận đối với các thông tin tài chính
Hợp đồng soạn thảo thông tin tài chính
10.
ISAE
Chuẩn mực kiểm toán về dịch vụ bảo đảm
Hợp đồng bảo đảm
CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN VIỆT NAM
(VSAs- Vietnam Standdard Auditings)
Chuẩn mực kiểm toán đợt 1 ( ban hành theo quyết định số 120/1999/QĐ-BTC ngày 27/09/1999)
	- VAS 200 : Mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán BCTC
	- VAS 210 : Hợp đồng kiểm toán
	- VAS 230 : Hồ sơ kiểm toán
	- VAS 700 : Báo cáo kiểm toán về BCTC
	Chuẩn mực kiểm toán đợt 2 ( ban hành theo quyết định số 219/2000/QĐ-BTC ngày 29/12/2000 )
	- VAS 250 : Xem xét tính tuân thủ pháp luật và các quy định trong kiểm toán báo cáo tài chính
	- VAS 310 : Hiểu biết về tình hình kinh doanh
	- VAS 500 : Bằng chứng kiểm toán
	- VAS 510 : Kiểm toán năm đầu tiên - Số dư đầu năm tài chính
	- VAS 520 : Quy trình phân tích
	- VAS 580 : Giải trình của giám đốc
	Chuẩn mực kiểm toán đợt 3 ( ban hành theo quyết định số 143/2001/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 )
	- VAS 240 : Gian lận và sai sót
	- VAS 300 : Lập kế hoạch kiểm toán
	- VAS 400 : Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ
	- VAS 530 : Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác
	- VAS 540 : Kiểm toán các ước tính kế toán
	- VAS 610 : Sử dụng tư liệu của kiểm toán nội bộ
	Chuẩn mực kiểm toán đợt 4 ( ban hành theo quyết định số 28/2003/QĐ-BTC ngày 21/12/2001 )
	- VAS 220 : Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán
	- VAS 320 : Tính trọng yếu trong kiểm toán
	- VAS 501 : Bằng chứng kiểm toán bổ sung đối với các khoản mục và sự kiện đặc biệt
	- VAS 560 : Các sự kiện phát sinh sau ngày khoá sổ kế toán lập BCTC
	- VAS 600 : Sử dụng tư liệu của kiểm toán viên khác
Chuẩn mực kiểm toán đợt 5 ( ban hành theo quyết định số 193/2003/QĐ-BTC ngày 28/11/2003 )
	- VAS 401 : Thực hiện kiểm toán trong môi trường tin học
	- VAS 550 : Các bên liên quan
	- VAS 570 : Hoạt động liên tục
	- VAS 800 : Báo cáo kiểm toán về những công việc kiểm toán đặc biệt
	- VAS 910 : Công tác soát xét báo cáo tài chính
	- VAS 920 : Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thoả thuận trước
	Chuẩn mực kiểm toán đợt 6 ( ban hành theo quyết định số 03/2005/QĐ-BTC ngày 18/01/2005 )
	- VAS 402 : Các yếu tố cần xem xét khi kiểm toán đơn vị có sử dụng dịch vụ bên ngoài
	- VAS 620 : Sử dụng tư liệu của chuyên gia
	- VAS 710 : Thông tin có tính so sánh
	- VAS 720 : Những thông tin khác trong tài liệu có BCTC đã kiểm toán
	- VAS 930 : Dịch vụ tổng hợp thông tin tài chính
	- VAS 1000 : Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành
Chuẩn mực kiểm toán đợt 7 (ban hành theo quyết định 87/2005/QĐ-BTC ngày 01/12/2005)
Chuẩn mực đạo đức của những người hành nghề kế toán, kiểm toán
	Chuẩn mực kiểm toán đợt 8 ( ban hành theo quyết định số 101/2005/QĐ-BTC ngày 29/12/2005 )
	- VAS 260 : Trao đổi các vấn đề quan trọng phát sinh khi kiểm toán với Ban lãnh đạo đơn vị được kiểm toán
	- VAS 330 : Thủ tục kiểm toán trên cơ sở đánh giá rủi ro
	- VAS 505 : Thông tin xác nhận từ bên ngoài
	- VAS 545 : Kiểm toán việc xác định và trình bày giá trị hợp lý.
HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM	
Nhóm chuẩn mực chung
	Chuẩn mực số 1 : Độc lập, khách quan và chính trực
	Chuẩn mực số 2 : Khả năng và trình độ
	Chuẩn mực số 3 : Thận trọng và bảo mật
	Nhóm chuẩn mực thực hành 
	Chuẩn mực số 4 : Lập kế hoạch kiểm toán
	Chuẩn mực số 5 : Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ
	Chuẩn mực số 6 : Thu thập bằng chứng kiểm toán 
	Chuẩn mực số 7 : Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro kiểm toán 
	Chuẩn mực số 8 : Phân tích tình hình kinh tế tài chính
	Chuẩn mực số 9 : Chọn mẫu kiểm toán
	Chuẩn mực số 10 : Kiểm tra và soát xét chất lượng kiểm toán
	Chuẩn mực số 11 : Kiểm tra việc tuân thủ pháp luật và quy chế của đơn vị được kiểm toán
	Chuẩn mực số 12 : Kiểm tra, phân tích tổng quát các báo cáo tài chính
	Chuẩn mực số 13 : Kiểm toán trong môi trường xử lý dữ liệu bằng máy vi tính và thực hành kiểm toán bằng máy vi tính.
	Nhóm chuẩn mực báo cáo 
	Chuẩn mực số 14 : Báo cáo kiểm toán
MỤC LỤC

File đính kèm:

  • docbai_giang_kiem_toan_can_ban_phan_thanh_hai.doc