Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán tổn thất tài sản cố định tại các doanh nghiệp Việt Nam

Tại Việt Nam, hiện nay chưa có chuẩn mực quy định về tổn thất tài sản (TS) nên tài sản cố định được ghi nhận theo giá gốc. Tuy nhiên, giá trị ghi sổ của tài sản cố định (TSCĐ) trên Báo cáo tài chính (BCTC) theo mô hình giá gốc có thể chưa phản ánh được giá trị có thể thu hồi của TSCĐ, trong khi có nhiều nhân tố dẫn đến sự sụt giảm giá trị TSCĐ, đặc biệt trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Do đó, vận dụng mô hình giá trị hợp lý (GTHL) để kế toán tổn thất TSCĐ trong các doanh nghiệp (DN) là một xu thế tất yếu. Nghiên cứu sau sẽ đi sâu phân tích định lượng về tác động các nhân tố đến việc vận dụng mô hình GTHL bao gồm: môi trường pháp lý; môi trường kinh doanh; môi trường văn hóa, xã hội; trình độ của nhân viên kế toán; quy mô của DN; vai trò của tổ chức, hiệp hội ngành nghề kế toán. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra các khuyến nghị vận dụng mô hình GTHL nhằm nâng cao chất lượng thông tin về TSCĐ trong xu thế hội tụ với các quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế

pdf 9 trang yennguyen 7060
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán tổn thất tài sản cố định tại các doanh nghiệp Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán tổn thất tài sản cố định tại các doanh nghiệp Việt Nam

Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng giá trị hợp lý trong kế toán tổn thất tài sản cố định tại các doanh nghiệp Việt Nam
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN42 Số 117 - tháng 7/2017
ñaùnh giaù caùc nhaân toá aûnh höôûng ñeán vieäc
vaän duïng giaù trÒ hôïp Lyù trong Keá toaùn
toån thaát taøi saûn coá ñÒnh taïi caùc
doanh nghieäp vieät nam
ThS. NGUYỄN HồNG NGA*
*Khoa Kế toán Kiểm toán - Đại học Thương Mại
Tại Việt Nam, hiện nay chưa có chuẩn mực quy định về tổn thất tài sản (TS) nên tài sản cố định được ghi nhận theo giá gốc. Tuy nhiên, giá trị ghi sổ của tài sản cố định (TSCĐ) trên báo cáo tài chính (BCTC) theo mô hình giá gốc có thể chưa phản ánh được giá trị có thể thu hồi của TSCĐ, trong khi có nhiều nhân tố dẫn đến sự sụt giảm giá trị TSCĐ, đặc biệt trong 
thời kỳ khủng hoảng kinh tế. Do đó, vận dụng mô hình giá trị hợp lý (GTHL) để kế toán tổn thất TSCĐ 
trong các doanh nghiệp (DN) là một xu thế tất yếu. Nghiên cứu sau sẽ đi sâu phân tích định lượng về tác 
động các nhân tố đến việc vận dụng mô hình GTHL bao gồm: môi trường pháp lý; môi trường kinh doanh; 
môi trường văn hóa, xã hội; trình độ của nhân viên kế toán; quy mô của DN; vai trò của tổ chức, hiệp 
hội ngành nghề kế toán. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra các khuyến nghị vận dụng mô hình 
GTHL nhằm nâng cao chất lượng thông tin về TSCĐ trong xu thế hội tụ với các quy định của chuẩn mực 
kế toán quốc tế.
Từ khóa: Giá trị hợp lý, tài sản cố định, doanh nghiệp, suy giảm giá trị
Evaluating factors affecting the use of fair value in accounting for fixed assets loss in Vietnamese 
enterprises
In Vietnam, there are currently no standards for loss of assets to fixed assets is recorded at cost. However, 
the book value of the fixed asset in the financial statements may not reflect the recoverable value of the fixed 
asset, while there are many factors that lead to the depreciation of fixed assets, especially during times of 
economic crisis. Therefore, using a fair value model to account for loss of fixed assets in enterprises is an 
indispensable trend. This study explores the quantitative impact of factors on the use of the fair value model, 
including the legal environment; business environment; cultural and social environment; qualification of 
accountant; the size of the enterprises; role of the organization, the association of accounting profession. 
Based on the results of the study, the authors make recommendations to use a reasonable value model 
to improve the quality of information on fixed assets in the convergence trend with the provisions of 
international accounting standards.
keywords: Fair value, fixed assets, enterprise, value depreciation
1. Đặt vấn đề
Đối với doanh nghiệp, tài sản cố định là yếu tố 
thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh, là thước 
đo trình độ công nghệ năng lực sản xuất và khả 
năng cạnh tranh của DN. Trong quá trình sử dụng, 
TSCĐ có thể suy giảm giá trị do các nguyên nhân 
như bị hỏng hóc, lỗi thời không còn sử dụng được, 
sự thay đổi môi trường kinh tế, thị trường hay quy 
định của Nhà nước... làm ảnh hưởng bất lợi đến 
hiệu quả sử dụng tài sản của DN. Doanh nghiệp 
cần phải theo dõi và phản ánh sự giảm sút giá trị 
ghi sổ của một tài sản về bằng giá trị có thể thu hồi 
được nếu giá trị ghi sổ của tài sản không thể thu 
hồi hoàn toàn. Nói cách khác, nếu giá trị của một 
tài sản trên bảng cân đối kế toán cao hơn giá trị 
thực tế của nó, được đo lường là giá trị có thể thu 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 43Số 117 - tháng 7/2017
hồi được, tài sản đó được đánh giá là bị một khoản 
lỗ giảm giá trị. Hiện nay, xu hướng các nước sử 
dụng mô hình giá trị hợp lý để phản ánh được giá 
trị có thể thu hồi của tài sản trên BCTC. Kế toán 
tổn thất TSCĐ theo giá trị hợp lý yêu cầu và cho 
phép doanh nghiệp báo cáo về tài sản tình hình tài 
sản thực đang có trên Bảng cân đối kế toán, phù 
hợp với thời điểm hiện tại, có khả năng so sánh. 
Từ thực tế đó, nghiên cứu và đánh giá các nhân tố 
ảnh hưởng tới việc vận dụng GTHL trong kế toán 
tổn thất TSCĐ mang tính thời sự trong điều kiện 
hiện nay. 
2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Giá trị hợp lý được Hội đồng Chuẩn mực Kế 
toán Quốc tế (IASB) xác định là giá trị mà một tài 
sản được trao đổi, hay một khoản công nợ được 
thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy 
đủ sự hiểu biết, trong một giao dịch bình thường.
GTHL là cơ sở để xác định sự tổn thất của TSCĐ. 
GTHL được sử dụng, để thử nghiệm phải chăng 
một tài sản đang giảm giá và cần ghi nhận sự giảm 
giá tài sản. Theo IAS 36 “Tổn thất tài sản”, dấu hiệu 
cho thấy, TS đang giảm giá trị là khi giá trị có thể 
thu hồi của TS thấp hơn giá trị còn lại của TS, thể 
hiện trên BCTC, tại thời điểm cuối niên độ.
Một số nghiên cứu điển hình được thực hiện 
trong thời gian qua về các nhân tố tác động đến vận 
dụng GTHL trong kế toán tổn thất TSCĐ bao gồm:
Môi trường pháp lý: là cơ sở pháp lý mà kế toán 
phải căn cứ vào đó để thực hiện các công việc kế 
toán, đảm bảo tuân thủ những quy định của pháp 
luật. Hầu hết những nghiên cứu trước đây đều 
cho rằng môi trường pháp lý và chính trị có ảnh 
hưởng đáng kể đến vận dụng GTHL trong kế toán. 
Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam, Luật Kế toán và 
các chuẩn mực kế toán vẫn chưa ban hành khung 
pháp lý thống nhất về GTHL, dẫn đến các quy định 
GTHL trong từng chuẩn mực chỉ mang tính riêng lẻ, 
thiếu đồng bộ [3;5;14]. 
Môi trường kinh doanh: Để có thể sử dụng 
GTHL làm cơ sở đo lường TSCĐ thì thị trường giao 
dịch phải có sự minh bạch và tin cậy [10]. Nhưng 
tại Việt Nam, thị trường chứng khoán còn khá non 
trẻ, nhiều dữ liệu tham chiếu chưa có, nếu áp dụng 
ngay toàn bộ chuẩn mực quốc tế sẽ ảnh hưởng đến 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN44 Số 117 - tháng 7/2017
các thông tin của TSCĐ được định giá theo GTHL 
[5]. Hơn nữa, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn chịu 
sự quản lý của Nhà nước, vẫn còn một số ngành 
độc quyền như điện, xăng, dầu... từ đó dẫn đến 
thông tin giá cả không được công bố minh bạch và 
rõ ràng để DN có thể căn cứ vào đó xác định GTHL 
[14]. Điều kiện kinh tế Việt Nam nói chung và các 
thị trường tài chính nói riêng chưa thật sự ổn định 
và phát triển đầy đủ nên gặp nhiều khó khăn trong 
việc vận dụng mô hình GTHL [13].
Môi trường văn hóa, xã hội: Các nghiên cứu 
của S.J. Gray (1988), Bewley, Graham va Peng 
(2013), Neculai Tabără va Carmen Nistor (2014) 
đều khẳng định nhân tố văn hóa, xã hội ảnh hưởng 
rất lớn đến việc vận dụng mô hình GTHL trong 
kế toán. Theo Phan Phước Lan (2013), hệ thống 
kế toán Việt Nam mang đậm tính chất thận trọng, 
nhấn mạnh sự tuân thủ các quy định, hạn chế các 
vấn đề mang tính xét đoán vì văn hóa của người 
Việt Nam là tránh rủi ro và các yếu tố không chắc 
chắn nhất là việc sử dụng nhiều ước tính kế toán 
như mô hình GTHL.
Trình độ nhân viên kế toán: Nghiên cứu ở nhiều 
nước cho thấy trình độ nhận thức, khả năng xử lý 
của người làm kế toán có ảnh hưởng lớn đến việc 
vận dụng GTHL trong kế toán. Nhân viên có trình 
độ đại học càng nhiều thì khả năng vận dụng chuẩn 
mực kế toán quốc tế ngày càng cao. Cătălin Nicolae 
Albu etal (2010), Yichao Liu (2010), Trần Thị 
Phương Thanh (2012), Trần Văn Tùng và Lý Phát 
Cường (2013), Dương 
Lê Diễm Huyền 
(2014), Nguyễn Thanh 
Tùng (2014) đều cho 
rằng năng lực của 
người làm công tác kế 
toán ảnh hưởng đến 
việc vận dụng GTHL. 
Cần tăng cường đào 
tạo, nâng cao trình độ 
của họ để có thể hiểu 
và vận dụng những 
quy định phức tạp của 
IFRS (Phan Phước 
Lan, 2013). 
Quy mô doanh nghiệp: Trong nhiều nghiên cứu 
kế toán, các tác giả đều cho rằng quy mô doanh 
nghiệp có ảnh hưởng đến việc vận dụng CMKT 
trong đó có GTHL. Theo Cătălin Nicolae Albu etal 
(2010), Meek và cộng sự (1995) thì quy mô công 
ty càng lớn thì mức độ minh bạch và trách nhiệm 
công bố thông tin cao hơn. Ngược lại, các DN có 
quy mô nhỏ hơn thì hoạt động kế toán khá đơn 
giản, nguy cơ từ các rủi ro bên ngoài thấp dẫn đến 
thông tin trên BCTC không được quan tâm đúng 
mức. Mục đích cung cấp BCTC của các công ty 
nhỏ và vừa là xác định nghĩa vụ với các cơ quan 
thuế, ngân hàng; còn việc cung cấp thông tin đối 
với các nhà đầu tư, khách hàng, nhà cung cấp chỉ 
là thứ yếu.
Vai trò của các tổ chức, hội nghề nghiệp kế toán: 
Ở các nước phương tây, hội nghề nghiệp kế toán 
có vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến việc hoàn 
thiện các chuẩn mực kế toán. Tuy nhiên, ở Việt 
Nam do Nhà nước quản lý thống nhất về hệ thống 
tài khoản, hệ thống BCTC nên vai trò của hội 
nghề nghiệp còn yếu, chỉ đóng góp vai trò thực 
hiện nghiên cứu, đào tạo và hướng dẫn thực hành 
chuẩn mực kế toán quốc tế [12].
Như vậy, từ kết quả nghiên cứu sơ bộ, mô hình 
nghiên cứu đề xuất cho nghiên cứu chính thức sẽ 
có 6 nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng mô hình 
GTHL trong kế toán tổn thất TSCĐ như sau:
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 45Số 117 - tháng 7/2017
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Mẫu trong nghiên cứu chính thức được thực 
hiện bằng phương pháp chọn mẫu thuận tiện, thu 
thập dữ liệu từ 230 doanh nghiệp phi tài chính ở 
Việt Nam. Nghiên cứu cũng đã tiến hành thu thập 
dữ liệu sơ cấp bằng cách dựa trên phương pháp 
điều tra bằng bảng câu hỏi. Đối tượng điều tra là 
những người làm kế toán của các doanh nghiệp 
niêm yết trong đó tính đến yếu tố quy mô, lĩnh vực 
kinh doanh. Tác giả thực hiện thu thập dữ liệu bằng 
cách gửi phiếu khảo sát online thông qua Google 
drive, kết quả thu về được 202 mẫu khảo sát, chiếm 
tỷ trọng 87,8%. Cơ cấu dữ liệu điều tra phân theo 
từng nhóm đối tượng được chọn khảo sát đa dạng: 
doanh nghiệp sản xuất (82 DN), doanh nghiệp 
dịch vụ (35 DN), doanh nghiệp xây lắp (70 DN), 
doanh nghiệp thương mại (43 DN). Việc chọn mẫu 
nghiên cứu đảm bảo ý kiến của các đối tượng điều 
tra có thể đại diện cho những người làm kế toán tại 
Việt Nam về đánh giá việc lựa chọn mô hình giá trị 
hợp lý phù hợp với thị trường ở Việt Nam và đối 
với công tác kế toán tổn thất TSCĐ hiện nay. 
Ngoài ra, để có điều kiện tiếp cận theo chiều 
sâu của vấn đề, cung cấp cơ sở tham khảo hữu ích 
trong các kiến nghị, nghiên cứu sử dụng phương 
pháp phỏng vấn, tác giả đã trao đổi với 55 chuyên 
gia kế toán, kiểm toán đang trực tiếp nghiên cứu, 
giảng dạy và tư vấn (trong đó: 3 chuyên gia của Bộ 
Tài chính; 7 chuyên gia của Hội Kế toán và Kiểm 
toán Việt Nam; 20 giảng viên các trường đại học; 
15 giám đốc điều hành các DN phi tài chính). Mục 
đích của phỏng vấn sâu là điều tra nhận thức, mức 
độ hiểu biết của các đối tượng đối với vận dụng 
GTHL trong kế toán tổn thất TSCĐ, phản ứng của 
các đối tượng điều tra đối với tình huống thực hiện 
kế toán tổn thất TSCĐ tại Việt Nam. 
2.2.2. Thiết kế câu hỏi và thang đo
Phát triển từ cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu 
gần đây, một bảng câu hỏi đã được xây dựng nhằm 
xác định các nhân tố ảnh hướng đến việc vận dụng 
GTHL trong kế toán tổn thất tài sản. Các câu hỏi 
được thiết kế dưới dạng đo lường định tính theo 
thang đo Likert, với lựa chọn số 1 “hoàn toàn 
không đồng ý” cho đến lựa chọn số 5 “hoàn toàn 
đồng ý” cho từng câu hỏi.
Bảng 1: Bảng câu hỏi điều tra
STT Mã hóa Diễn giải
* Môi trường pháp lý (PL)
1 PL1 Anh/Chị cho biết việc sử dụng GTHL có phải là cơ sở định giá chủ yếu trong kế toán tổn thất TS không?
2 PL2 Anh/Chị cho biết pháp luật hiện nay đã ban hành phương pháp xác định GTHL để có thể vận dụng trong kế toán tổn thất TS chưa?
3 PL3 Anh/Chị cho biết những hướng dẫn cụ thể về áp dụng GTHL trong kế toán tổn thất TS đã được thực hiện?
4 PL4 Anh/Chị hãy cho biết các quy định kế toán về GTHL đã hội tụ được với kế toán quốc tế chưa?
* Môi trường kinh doanh (KD)
5 KD1 Anh/Chị cho biết thị trường hàng hóa đã phát triển đồng bộ để có thể xác định GTHL nhằm vận dụng trong kế toán tổn thất TS chưa?
6 KD2 Anh/Chị cho biết thông tin về giá cả thị trường đã minh bạch để có thể xác định GTHL nhằm vận dụng trong kế toán tổn thất TS chưa?
7 KD3 Anh/Chị cho biết môi trường kinh doanh có thực hiện mục tiêu bảo toàn vốn không?
8 KD4 Anh/Chị cho biết người sử dụng BCTC tại Việt Nam có đòi hỏi thông tin kế toán về tổn thất TSCĐ được đo lường theo GTHL không?
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN46 Số 117 - tháng 7/2017
* Môi trường văn hóa, xã hội (XH)
9 XH1 Anh/Chị cho biết việc thận trọng né tránh những vấn đề chưa rõ ràng ảnh hưởng tiêu cực đến vận dụng GTHL trong kế toán tổn thất TSCĐ không?
10 XH2 Anh/Chị cho biết việc xem nhẹ các ước tính kế toán có ảnh hưởng tiêu cực đến vận dụng GTHL trong kế toán tổn thất TSCĐ không?
11 XH3
Anh/Chị cho biết sự bất bình đẳng trong quan hệ giữa cơ quan nhà nước và 
DN là nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến vận dụng GTHL trong kế toán tổn thất 
TSCĐ không?
* Trình độ nhân viên kế toán (NV)
12 NV1 Anh/Chị cho biết việc nâng cao trình độ chuyên môn, trang bị kiến thức về GTHL là cơ sở nhằm nhằm vận dụng trong kế toán tổn thất TSCĐ? 
13 NV2 Anh/Chị cho biết chính sách lương thưởng tương xứng cho bộ phận kế toán là cơ sở để vận dụng GTHL trong kế toán tổn thất TSCĐ?
14 NV3 Anh/Chị cho biết việc tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ tiếng Anh cho nhân viên là cơ sở để vận dụng GTHL trong kế toán tổn thất TSCĐ?
* Vai trò của các tổ chức, hội nghề nghiệp kế toán (NN)
15 NN1
Anh/Chị cho biết sự liên kết giữa hội nghề nghiệp với DN để quản lý, bồi dưỡng 
chuyên môn cho người làm nghề kế toán là điều kiện để vận dụng GTHL trong 
kế toán tổn thất TSCĐ?
16 NN2
Anh/Chị cho biết vai trò của Hội nghề nghiệp đại diện cho số đông người làm 
nghề để ban hành các chính sách kế toán là cơ sở để vận dụng GTHL trong kế 
toán tổn thất TSCĐ?
17 NN4 Anh/Chị cho biết vai trò của hội nghề nghiệp hướng dẫn thực hành và tư vấn là điều kiện để vận dụng GTHL trong kế toán tổn thất TSCĐ?
* Quy mô của DN (QM)
18 QM1 Anh/Chị cho biết quy mô của DN có phải điều kiện để vận dụng GTHL trong kế toán tổn thất TSCĐ không?
29 QM2
Anh/Chị cho biết với điều kiện quy mô DN có tổ chức kế toán và ghi chép khá 
đơn giản có ảnh hưởng tiêu cực đến vận dụng GTHL trong kế toán tổn thất 
TSCĐ không?
20 QM3
Anh/Chị cho biết DN với điều kiện quy mô DN có những rủi ro phát sinh từ 
thị trường bên ngoài là rất ít có ảnh hưởng tiêu cực đến vận dụng GTHL trong 
kế toán tổn thất TSCĐ không?
* Vận dụng GTHL trong kế toán tổn thất TS tại các DN tại Việt Nam (VD)
21 VD1 Anh/Chị cho biết việc vận dụng GTHL trong kế toán tổn thất TSCĐ tại các DN Việt Nam có thật sự cần thiết không?
22 VD2
Anh/Chị cho biết DN chủ yếu vẫn áp dụng phương pháp giá gốc, điều này có 
ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng vận dụng vận dụng GTHL trong kế toán tổn 
thất TSCĐ hay không?
23 VD3 Anh/Chị cho biết DN đã sẵn sàng đủ các điều kiện để vận dụng GTHL trong kế toán tổn thất TSCĐ tại các DN Việt Nam chưa?
(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ mẫu phiếu điều tra)
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 47Số 117 - tháng 7/2017
2.2.3. Phương pháp phân tích dữ liệu
Đầu tiên các nhân tố trong mô hình nghiên 
cứu được đánh giá tính tin cậy thông qua hệ số 
Cronbach Alpha lớn hơn 0.6 và hệ số tương quan 
biến tổng lớn hơn 0.3. Để đánh giá tính đơn hướng 
và độ giá trị của từng nhân tố tác giả sử dụng phân 
tích khám phá nhân tố (EFA). Tiêu chuẩn phù hợp 
của phân tích khám phá nhân tố là hệ số KMO lớn 
hơn 0.5, tổng phương sai giải thích lớn hơn 50%, 
các hệ số factor loading lớn hơn 0.5. Tiếp theo 
nghiên cứu sử dụng phân tích tương quan để đánh 
giá mối quan hệ giữa các nhân tố trong mô hình 
và điểm trung bình, độ lệch chuẩn để đánh giá về 
từng nhân tố trong mô hình. Cuối cùng để đánh 
giá quan hệ nhân quả và kiểm định các giả thuyết 
nghiên cứu tác giả sử dụng phân tích hồi quy với 
mức ý nghĩa lấy theo thông lệ là 5%.
3. kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1. Kết quả đánh giá sự tin cậy thang đo các 
nhân tố
Kết quả đánh giá tính tin cậy của các nhân tố 
trong mô hình cho thấy các nhân tố đều đạt tính 
nhất quán nội tại, hệ số Cronbach Alpha đều lớn 
hơn 0.6 (nhỏ nhất bằng 0.650 với biến môi trường 
văn hóa, xã hội), các biến quan sát của từng nhân 
tố đều có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3. 
Phân tích khám phá nhân tố (EFA) cho thấy tập 
hợp các biến quan sát trong từng nhân tố là những 
thang đo đơn hướng và phân tích nhân tố phù hợp 
với dữ liệu nghiên cứu. Các hệ số KMO đều lớn 
hơn 0.5, tổng phương sai giải thích (TVE) lớn hơn 
50%, các hệ số factor loading lớn hơn 0.5.
Bảng 2: Kết quả đánh giá tính tin cậy thang đo các nhân tố
Nhân tố
Hệ số 
Cronbach 
Alpha (số biến 
quan sát)
Tương quan 
biến tổng (biến 
quan sát
kMO TVE (%)
Factor loading 
bé nhất (biến 
quan sát)
PL .860(4) .672(PL4) .803 70.962 .868(PL3)
KD .707(4) .683(KD1) .704 80.160 .703(KD2)
XH .650(3) .344(XH3) .534 83.025 .745(XH5)
NV .775(3) .522(NV3) .672 88.575 .798(NV1)
NN .878(3) .743(NN1) .738 80.680 .857(NN1)
QM .763(3) .533 (QM1) .672 87.241 .639(QM4)
VD .821(3) .581(VD1) .683 73.789 .802(VD1)
(Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ phần mềm SPSS)
3.2. Phân tích mối quan hệ giữa các nhân tố
Kết quả phân tích cho thấy điểm đánh giá trung 
bình (mean) về dự định sử dụng và các nhân tố 
trong mô hình đều ở mức trên 3 trong thang đo 
Likert 5 điểm và độ lệch chuẩn (SD) của các nhân 
tố cũng khá nhỏ (nhỏ hơn 1). Trong đó nhân tố 
môi trường kinh doanh cao nhất (Mean = 3.791, 
SD = 0.892) và thấp nhất ở nhân tố Vai trò của tổ 
chức, hội ngành nghề kế toán (Mean = 3.089, SD = 
0.712). Kết quả phân tích tương quan cho thấy các 
nhân tố trong mô hình đều có quan hệ với nhau (r 
≠ 0). Trong đó nhân tố quy mô DN có tương quan 
thấp với việc vận dụng mô hình GTHL (r = 0.506) 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN48 Số 117 - tháng 7/2017
3.3. Phân tích hồi quy và kiểm định giả thuyết 
nghiên cứu
Để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu tác giả 
sử dụng mô hình phân tích hồi quy bằng phương 
pháp tổng bình phương nhỏ nhất (OLS). Kết quả 
ước lượng từ dữ liệu điều tra có thể viết phương 
trình hồi quy như sau: VD= 0.184PL + 0.137KD 
+ 0.153XH + 0.186NV + 0.247NN+ 0.083QM 
( R2=0.727). Phân tích ANOVA cho thấy, với 
phương sai (p<0.05) chứng tỏ các biến quan sát có 
ảnh hưởng với nhau. Kết quả ước lượng cho thấy 
βNN = 0.247 là cao nhất, và thấp nhất là βQM = 
0.083. Kết quả phân tích cho thấy tất cả các biến 
trong mô hình đều có ý nghĩa thống kê (p< 0.05) và 
không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (VIP<10)
Bảng 4: Phân tích hồi quy
Model Beta T Sig. VIP
PL .184 2.928 .004 2.827
KD .137 .877 .032 4.152
XH .153 1.905 .028 4.607
NV .186 2.578 .011 3.708
NN .247 4.707 .000 1.972
QM .083 3.389 .000 1.314
(Nguồn: Tính toán của tác giả với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS)
3.4. Thảo luận
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy, các biến quan 
sát có mối quan hệ lẫn nhau và tương quan với biến 
phụ thuộc “vận dụng GTHL trong kế toán tổn thất 
TSCĐ tại các DN”. Trên đây là những đóng góp 
nghiên cứu của tác giả nhằm xác định mối quan hệ 
giữa các nhân tố môi trường pháp lý; môi trường 
kinh doanh; môi trường văn hóa, xã hội; trình độ 
của nhân viên kế toán; quy mô của DN; vai trò của 
tổ chức, hiệp hội ngành nghề kế toán có ảnh hưởng 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 49Số 117 - tháng 7/2017
đến khả năng vận dụng mô hình GTHL trong kế 
toán tổn thất TSCĐ. Tác giả cũng nhận thấy phạm 
vi mẫu nghiên cứu có hạn và nghiên cứu còn chưa 
đề cập tới ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng 
khác như cơ sở xác định các cấp độ đo lường, chính 
sách kinh tế vĩ mô Hy vọng thời gian sắp tới sẽ 
tiếp tục hoàn thiện để làm rõ những vấn đề trên.
4. kết luận kèm theo gợi ý chính sách và kiến 
nghị các giải pháp
Nền kinh tế thị trường ở Việt Nam đã được 
hình thành một cách khá hoàn chỉnh với đầy đủ 
các loại thị trường, cơ chế giao dịch trên thị trường 
cũng đã tiệm cận với nguyên tắc thị trường đầy đủ 
như các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong 
đó, GTHL là vấn đề mang tính trọng yếu bởi ảnh 
hưởng đến nhiều chuẩn mực liên quan. Trong thời 
gian tới, Việt Nam sẽ tham gia một cách mạnh mẽ 
và sâu sắc hơn vào các mối quan hệ kinh tế, thương 
mại và đầu tư với các tổ chức tài chính, kinh tế trên 
toàn cầu. Do vậy, để đảm bảo hệ thống kế toán Việt 
Nam có sự hài hòa và tương thích với hệ thống kế 
toán các nước, tất yếu phải nghiên cứu, sử dụng các 
cơ sở tính giá hợp lý nhằm tạo ra tính nhất quán 
trong việc đánh giá tổn thất TSCĐ trên BCTC của 
các doanh nghiệp. Trên cơ sở các kết quả nghiên 
cứu, tác giả đưa ra các hàm ý mang tính giải pháp 
cho từng nhóm nhân tố như sau:
Thứ nhất, nhóm giải pháp về môi trường pháp 
lý: Tạo hành lang pháp lý phù hợp cho sự phát triển 
của GTHL ở Việt Nam, trước tiên GTHL cần được 
thừa nhận trong luật và chuẩn mực chung như một 
cách định giá riêng. Về nguyên tắc kế toán, luật 
kế toán quy định hạch toán theo giá gốc, điều này 
không phản ánh được tình hình biến động và sự 
giảm sút của tài sản tại thời điểm lập BCTC. Ở Việt 
Nam, cơ chế thị trường đã thực hiện trong nhiều 
năm qua, do đó cần ban hành các quy định riêng 
để đo lường giá trị tài sản theo GTHL. Bên cạnh 
đó, nên xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về “nguyên 
tắc GTHL” như chuẩn hóa định nghĩa GTHL, giải 
thích các cấp độ, phương pháp xác định GTHL 
nhằm giúp các DN phản ánh giá trị TS trên BCTC 
một cách xác thực nhất. Việc ban hành hệ thống 
CMKT hướng tới sự đo lường TS dựa trên cơ sở 
GTHL nhằm đảm bảo tính hữu ích của thông tin 
kế toán đối với các đối tượng sử dụng, đồng thời 
cho phép sử dụng xét đoán và ước tính nhiều hơn 
trong các yêu cầu khai báo thông tin nhằm tăng 
cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Thứ hai, nhóm giải pháp về môi trường kinh 
doanh: Cần xây dựng các sàn giao dịch trực tuyến 
đối với thị trường hàng hóa và thị trường tài chính 
Việt Nam, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản 
lý điều hành giá cả thị trường nhằm đáp ứng nhu 
cầu tìm kiếm các dữ liệu tham chiếu trong đo lường 
GTHL. Đẩy nhanh hoạt động cổ phần hóa DN nhà 
nước, nhằm góp phần tạo sân chơi bình đẳng cho 
các DN. Thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn cho 
nhà đầu tư chứng khoán, hiểu biết về sử dụng các 
thông tin đo lường TS theo GTHL, để phục vụ cho 
việc ra quyết định.
Thứ ba, nhóm giải pháp về môi trường văn hóa, 
xã hội: Xây dựng văn hóa tôn trọng đạo đức nghề 
nghiệp, nghiêm túc trong việc thực thi các chuẩn 
mực, các quy định liên quan đến GTHL nhằm 
giảm thiểu các gian lận sai sót trong kế toán nhằm 
cung cấp thông tin thích hợp và đáng tin cậy của 
GTHL trong việc đo lường giá trị tài sản, loại bỏ 
tâm lý ngại đổi mới của người làm kế toán cũng 
như nhà quản lý. Do đó, cần vận động tuyên truyền 
xây dựng chính sách mới sẵn sàng chấp nhận khó 
khăn ban đầu để tạo lập thói quen cho các DN thực 
hiện trình bày và công bố thông tin theo GTHL.
Thứ tư, nhóm giải pháp nâng cao trình độ nhân 
viên kế toán: Tạo điều kiện cho nhân viên kế toán 
tại các DN tham gia các lớp đào tạo nhằm nâng cao 
kiến thức, kỹ năng để vận dụng xử lý về đo lường 
GTHL vào các tình huống đa dạng trong thực tế. 
Kết hợp việc trang bị kiến thức nghiệp vụ với nâng 
cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, nghiêm túc 
chấp hành các quy định và chuẩn mực nghề nghiệp 
của người làm kế toán. Có chính sách tuyển dụng, 
tìm kiếm, chiêu mộ các nhân sự trong và ngoài 
nước, có chế độ lương, thưởng tương xứng với 
trình độ chuyên môn.
Thứ năm, nhóm giải pháp nâng cao vai trò của 
TÖØ LYÙ LUAÄN ÑEÁN THÖÏC TIEÃN
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN50 Số 117 - tháng 7/2017
các tổ chức, hội nghề nghiệp kế toán: Vai trò của các 
tổ chức nghề nghiệp cần phải được nâng cao để trở 
thành tổ chức nghề nghiệp đủ mạnh để đảm nhận 
việc soạn thảo các chuẩn mực, cũng như giám sát 
việc thực thi các chuẩn mực. Nên thành lập Ủy ban 
chuẩn mực kế toán Việt Nam, nòng cốt là thành 
viên của hiệp hội ngành nghề kế toán như VAA, 
VACPA, ACCA,... cùng các chuyên gia đầu ngành 
tại các trường Đại học, duy trì họat động liên tục, 
chịu sự giám sát của Hội đồng quốc gia về kế toán. 
Ủy ban này có vai trò hướng dẫn, tham gia giám 
định và xử lý các vấn đề vướng mắc về kế toán, tổ 
chức các hội nghị diễn đàn về kế toán GTHL có sự 
tham gia của các chuyên gia nước ngoài nhằm trao 
đổi kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn.
Thứ sáu, nhóm giải pháp về quy mô của DN: 
Khi ban hành chuẩn mực về GTHL trong các DN 
cần xem xét quy mô của các loại hình DN, cần 
xác định rõ sự khác biệt về nội dung thông tin, 
cách thức trình bày và công bố thông tin, cũng 
như điều chỉnh các vấn đề khi có sự chuyển đổi 
quy mô DN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bewley, Graham & Peng (2013), “Toward 
Understanding How Accouting Principles 
Become Generally Accepted: The Case of Fair 
Value Accounting Movement in China”, In: 
Financial reporting and auditing as social 
and organizational practice , Workshop 2. 
London, December, 16-17.
2. Cătălin Nicolae Albu & Nadia Albu (2010), 
“The context of the Possible IFRS for SMES 
implementtation in Romania”, An exploratory 
Study in France, Vol 12, No 3, 23-40.
3. Dương Lê Diễm Huyền (2014), “Một số giải 
pháp hoàn thiện các quy định về sử dụng 
giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán doanh 
nghiệp Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, 
Đại học Kinh tế TP HCM.
4. Gray, S.J. (1988), “Towards a theory of 
cultural influence on the development of 
accounting systems internationally”, în 
Abacus, Vol 24, No 2, 1 -15.
5. Lê Hoàng Phúc (2012), “Thực trạng và định 
hướng sử dụng giá trị hợp lý trong hệ thống 
kế toán Việt Nam”, Tạp chí Kiểm toán, số 
1, 22-25.
6. Lý Phát Cường (2012), “Thực tiễn và giải 
pháp vận dụng giá trị hợp lý trong doanh 
nghiệp Việt Nam theo chuẩn mực kế toán 
quốc tế”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học 
Kỹ thuật Công nghiệp TP HCM.
7. Meek, G. K., Roberts, C. B., & Gray, S. J. 
(1995), “Factors influencing voluntary 
annual report disclosures by U.S., U.K. 
and Continental European multi-national 
corporations”, Journal of International 
Business Studies, Vol 26 , 555–572.
8. Neculai Tabără, Carmen Nistor (2014), 
“Cultural Dimensions in Accouting 
Systems”, European Journal of accounting, 
finance and business, Vol 24 , 428-436.
9. Nguyễn Thanh Tùng (2014), “Đánh giá các 
nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng giá 
trị hợp lý trong kế toán tại các doanh nghiệp 
Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại 
học Kinh tế TP HCM.
10. Phạm Hoài Hương (2010), “Mức độ hài 
hòa giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và 
chuẩn mực kế toán quốc tế”, Tạp chí Khoa 
học và Công nghệ, Đại học Đà nẵng, Số 5 
(40), 40-45.
11. Phan Phước Lan (2013), “The meaning 
and effect of not applying all IAS/IFRS, 
practice research in Vietnam”, MBA thesis, 
The Maastricht School of Management, 
Netherlands.
12. Trần Đình Khôi Nguyên (2013), “Bàn về 
thang đo các nhân tố phi tài chính ảnh 
hưởng vận dụng chuẩn mực kế toán trong 
các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam”, 
Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Số 190 tháng 
04/2013, 54-60.
13. Trần Quốc Thịnh (2014), “Định hướng xây 
dựng chuẩn mực báo cáo tài chính Việt 
Nam đáp ứng xu thế hội tụ kế toán quốc 
tế”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh 
tế TP.HCM.
14. Trần Thị Phương Thanh (2012), “Các giải 
pháp mang tính định hướng cho việc xác 
lập khung pháp lý về giá trị hợp lý áp dụng 
trong hệ thống kế toán doanh nghiệp tại 
Việt Nam”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại 
học Kinh tế TP HCM.
15. Yichao Liu (2010), “The study of the 
Application Status of Fair Value Accounting 
in China”, Vol 5, 234-242.

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_cac_nhan_to_anh_huong_den_viec_van_dung_gia_tri_hop.pdf