Bài giảng Kiểm toán nâng cao

CHƯƠNG I. KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG HỆ THỐNG KIỂM TOÁN

1.1. Tổng quan về học phần kiểm toán nâng cao

1.1.1. Vị trí của học phần

Học phần kiểm toán nâng cao là môn chuyên ngành của chương trình đào tạo

trình độ đại học và cao đẳng ngành kế toán của khoa Kinh tế - Trường ĐHSP Kỹ

thuật Hưng Yên.

Kiểm toán nâng cao cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về kiểm

toán tài chính như đối tượng, phương pháp, trình tự kiểm toán tài chính và những

vấn đề liên quan làm cơ sở cho việc nghiên cứu các chu trình kiểm toán cụ thể.

Kiểm toán nâng cao giúp cho người học có cái nhìn toàn diện nhất về toàn bộ cuộc

kiểm toán báo cáo tài chính từ khâu lập kế hoạch đến khâu thực hiện và kết thúc

kiểm toán.

1.1.2.Mục tiêu của học phần

Học xong học phần này, người học có khả năng:

- Về kiến thức:

+ Trình bày được các vấn đề cơ bản của kiểm toán tài chính, như: đối tượng,

mục tiêu, phạm vi, khách thể chủ thể, bằng chứng kiểm toán, đánh giá hệ thống

kiểm soát nội bộ, xây dựng kế hoạch kiểm toán, thực hiện kế hoạch kiểm toán, lập

báo cáo kiểm toán.

+ Hiểu rõ các vấn đề về kiểm toán trong các chu trình cụ thể, như: kiểm toán

chu trình bán hàng thu tiền, kiểm toán chu trình mua hàng thanh toán, kiểm toán chu

trình tiền lương và nhân viên, kiểm toán chu trình tiền, kiểm toán chu trình hàng tồn

kho, kiểm toán báo cáo kết quả kinh doanh.

- Về kỹ năng:

+ Phát hiện được một số sai phạm tiềm tàng có thể xảy ra ở từng khoản mục

nghiệp vụ cụ thể.

+ Ứng dụng một số kiến thức lý thuyết được trình bày trong học phần vào

việc kiểm toán một số chu trình kiểm toán cụ thể.2

- Thái độ: Hình thành được óc tư duy khoa học,tính độc lập, khách quan, tính chính

xác và khả năng tự nghiên cứu các vấn đề kinh tế.

1.1.3 Đối tượng nghiên cứu

Kiểm toán nâng cao tập trung nghiên cứu chủ yếu loại hình kiểm toán báo cáo tài

chính trong hệ thống kiểm toán bao gồm: mục tiêu, phương pháp, bằng chứng kiểm

toán, trình tự kiểm toán tài chính và thiết lập chương trình kiểm toán cụ thể cho từng

khoản mục cụ thể.

pdf 70 trang yennguyen 10880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kiểm toán nâng cao", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kiểm toán nâng cao

Bài giảng Kiểm toán nâng cao
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT HƯNG YÊN 
KHOA KINH TẾ 
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG 
KIỂM TOÁN NÂNG CAO 
 (Tài liệu lưu hành nội bộ) 
` 
Hưng Yên 
1 
MỤC LỤC 
CHƯƠNG I. KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH TRONG HỆ THỐNG KIỂM TOÁN ....................... 1 
1.1. Tổng quan về học phần kiểm toán nâng cao ...................................................................... 1 
1.1.1. Vị trí của học phần ................................................................................................................ 1 
1.1.2.Mục tiêu của học phần ........................................................................................................... 1 
1.1.3 Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................................. 2 
1.1.4 Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................................... 2 
1.1.5 Tài liệu tham khảo ................................................................................................................. 3 
1.1.5.1 Học liệu bắt buộc .................................................................................................................. 3 
1.1.5.2. Học liệu tham khảo ............................................................................................................. 3 
1.1.6 Cấu trúc môn học: .................................................................................................................. 3 
1.2 Đối tượng của kiểm toán tài chính và mối quan hệ khách thể - chủ thể trong kiểm 
toán tài chính ................................................................................................................................... 8 
1.2.1 Đối tượng của kiểm toán tài chính ................................................................................... 8 
1.2.2 Mối quan hệ chủ thể- khách thể trong kiểm toán tài chính .................................................. 9 
1.3 Các phương pháp kiểm toán trong kiểm toán tài chính ................................................... 9 
1.3.1 Đặc điểm chung ................................................................................................................. 9 
1.3.2 Các thử nghiệm trong kiểm toán tài chính ...................................................................... 9 
1.3.3 Các trắc nghiệm trong kiểm toán tài chính .................................................................... 10 
1.4 Khái quát đặc điểm của kiểm toán tài chính ................................................................... 12 
1.4.1 Chức năng ........................................................................................................................ 12 
1.4.2 Đối tượng ......................................................................................................................... 12 
1.4.3 Phương pháp ................................................................................................................... 12 
1.4.4 Chủ thể ............................................................................................................................. 12 
1.4.5 Khách thể ......................................................................................................................... 12 
1.4.6 Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán ........................................................ 13 
1.4.7 Trình tự kiểm toán ........................................................................................................... 13 
CHƯƠNG 2. MỤC TIÊU KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH .............................................................. 13 
2.1 Hệ thống mục tiêu của kiểm toán tài chính .......................................................................... 13 
2.2 Xác nhận (giải trình) của nhà quản lý (Giám đốc). ............................................................ 14 
2.3 Mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu kiểm toán đặc thù. ................................................. 15 
2. 3.1 Mục tiêu kiểm toán chung ................................................................................................... 15 
2.3.3 Quan hệ mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu kiểm toán đặc thù ................................... 17 
CHƯƠNG 3. BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN ............................................................................. 17 
3.1 Các quyết định về bắng chứng kiểm toán ............................................................................. 17 
3.2 Các tính chất của bằng chứng kiểm toán .............................................................................. 18 
3.2.1 Tính hiệu lực: là khái niệm dùng để chỉ độ tin cậy hay chất lượng của bằng chứng kiểm 
toán. Những yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu lực của liểm toán bao gồm: ..................................... 18 
3.2.2 Tính đầy đủ của bằng chứng. ............................................................................................... 18 
3.3 Các phương pháp kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán. ............................................. 18 
3.3.1 Kiểm tra vật chất ................................................................................................................... 18 
3.3.2 Lấy xác nhận ......................................................................................................................... 18 
3.3.3 . Xác minh tài liệu ................................................................................................................. 19 
3.3.4 Quan sát ................................................................................................................................. 20 
3.3.5 Phỏng vấn .............................................................................................................................. 20 
3.3.6 Tính toán ............................................................................................................................... 20 
3.3.7 Phân tích ................................................................................................................................ 21 
2 
3.5 Hồ sơ kiểm toán với bằng chứng kiểm toán.......................................................................... 22 
CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ ............................................... 22 
4.1 Bản chất của hệ thông kiểm soát nội bộ ................................................................................ 22 
4.2 Các yếu tố cơ bản của kiểm soát nội bộ ................................................................................ 23 
4.2.1. Môi trường kiểm soát ........................................................................................................... 23 
4.2.2 Hệ thống kế toán .............................................................................................................. 25 
4.2.3 Các thủ tục kiểm soát ...................................................................................................... 25 
4.2.4 Hệ thống kiểm toán nội bộ .............................................................................................. 26 
4.3 Về nhân sự, bộ phận kiểm toán nội bộ phải tuyển chọn những nhân viên có năng lực 
chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp phù hợp với các qui định hiện hành Đánh giá hệ thống kiểm 
soát nội bộ ...................................................................................................................................... 27 
4.3.1. Thu thập hiểu biết về hệ thống kiểm soát nội bộ ................................................................ 27 
4.3.2. Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát để lập kế hoạch kiểm toán cho từng khoản mục .. 27 
4.3.3 Thực hiện thủ nghiệm kiểm soát .......................................................................................... 28 
4.3.4 Lập bảng đánh giá kiểm soát nội bộ ..................................................................................... 28 
CHƯƠNG 5. LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TOÁN .......................................................................... 28 
5.1 Vai trò của lập kế hoạch kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính ............................. 28 
5.1.1. Quy trình kiểm toán và vai trò của lập kế hoạch kiểm toán trong qui trình kiểm toán tài 
chính ............................................................................................................................................... 28 
5.1.2. Trình tự giai đoạn lập kế hoạch và thiết kế các phương pháp kiểm toán ......................... 29 
5.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát ........................................................................................ 29 
5.2.1. Chuẩn bị kế hoạch kiểm toán .............................................................................................. 29 
5.2.2 Thu thập thông tin cơ sở ....................................................................................................... 30 
5.2.3 Thu thập thông tin về các nghĩa vụ pháp lý của khách hàng ............................................. 30 
5.2.4 Thực hiện thủ tục phân tích ................................................................................................. 30 
5.2.5 Đánh giá tính trọng yếu và rủi ro ......................................................................................... 31 
5.2.6. Nghiên cứu hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng và đánh giá rủi ro kiểm soát .... 31 
5.3. Thiết kế chương trình kiểm toán .......................................................................................... 31 
5.3.1. Khái niệm .............................................................................................................................. 31 
5.3.2 quy trình thiết kế chương trình kiểm toán ........................................................................... 31 
CHƯƠNG 6. THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN ................................................ 32 
6.1 Khái quát về thực hiện chương trình kiểm toán .................................................................. 32 
6.2 Thực hiện thủ tục kiểm soát ................................................................................................... 32 
6. 3 Thực hiện các thủ tục kiểm tra chi tiết................................................................................. 33 
6.4. Đặc điểm thực hiện các thủ tục kiểm toán các loại nghiệp vụ liên quan đến bảng khai tài 
chính. .............................................................................................................................................. 33 
CHƯƠNG 7. BÁO CÁO KIỂM TOÁN VỀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH ..................................... 34 
7.1 Khái quát chung về báo cáo kiểm toán báo cáo tài chính .................................................. 34 
7.1.1 Báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính: .............................................................................. 34 
7.1.2 Vai trò, ý nghĩa của báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính ............................................. 34 
7.1.3 Yêu cầu lập, trình bày, gửi báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính................................... 35 
7.2 Nội dung báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính ............................................................... 35 
7.2.1 Các yếu tố cơ bản của một báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính:.................................. 35 
7.2.2- Các nội dung cơ bản của các yếu tố cơ bản của một báo cáo kiểm toán về báo cáo tài 
chính: .............................................................................................................................................. 36 
7.3 Ý kiến của kiểm toán viên trình bày trên báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính ........... 39 
7.3.1 Ý kiến chấp nhận toàn phần: ............................................................................................... 39 
7.3.2 Ý kiến chấp nhận từng phần: ............................................................................................... 39 
7.3.4 Ý kiến không chấp nhận: ..................................................................................................... 40 
3 
7.4. Xem xét các sự kiện sau ngày ký báo cáo kiểm toán ........................................................... 41 
CHƯƠNG 8. KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN .................................... 43 
8.1 Chu trình bán hàng thu tiền với vấn đề kiểm toán .............................................................. 43 
8.1.1 Ý nghĩa của chu trình bán hàng thu tiền ............................................................................ 43 
8.1.2 Chức năng cơ bản của chu trình bán hàng thu tiền ......................................................... 43 
8.1.3 Mục tiêu kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền ............................................................ 44 
8.2 Kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ bán hàng và trắc nghiệm đạt yêu cầu ........................ 44 
8.2.1 Kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ bán hàng ...................................................................... 44 
8.2.2 Thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ bán hàng ............................................................ 45 
8.3 Trắc nghiệm độ vững chãi của các nghiệp vụ bán hàng ...................................................... 45 
8.4 Công việc kiểm soát nội bộ và trắc nghiệm kiểm soát nghiệp vụ thu tiền ......................... 46 
8.4.1 Các công việc kiểm soát nội bộ ............................................................................................. 46 
8.4.2 Thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ thu tiền............................................... 46 
8.5 Các khoản mục phải thu khách hàng với đặc điểm kiểm toán ........................................... 46 
CHƯƠNG 9. KIỂM TOÁN CHU TRÌNH MUA HÀNG VÀ THANH TOÁN ....................... 47 
9.1 Chu trình mua hàng thanh toán với vấn đề kiểm toán ........................................................ 47 
9.1.1 Bản chất và chức năng của chu trình .................................................................................. 47 
9.1.2 Mục tiêu kiểm toán chu trình mua hàng và thanh toán ...................................................... 47 
9.2. Quy trình kiểm soát nội bộ và thử nghiệm kiểm soát đối với chu trình ........................... 49 
9.3 Kiểm tra chi tiết nợ phải trả người bán ................................................................................ 49 
CHƯƠNG 10. KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO ....................................................................... 50 
10.1. Chu trình hàng tồn kho với vấn đề kiểm toán ................................................................... 50 
10.1.1. Vai trò của hàng tồn kho ................................................................................................... 50 
10.1.2. Các chức năng của chu trình hàng tồn kho ..................................................................... 50 
10.1.3. Mục tiêu kiểm toán chu trình hàng tồn kho ..................................................................... 50 
10.1.4. Đánh giá trọng yếu và rủi ro tiềm tàng đối với hàng tồn kho ............................... ...  số dư đầu kỳ, nếu khoản mục TSCĐ đã được kiểm kê năm trước hoặc đã khẳng định 
là chính xác thì không phải kiểm tra. Trong trường hợp ngược lại, KTV phải chia số dư 
đầu kỳ thành các bộ phận nhỏ chi tiết ứng với từng loại TSCĐ và đối chiếu chi tiết với sổ 
tổng hợp để xem xét tính chính xác của các số dư. 
Với số dư cuối kỳ dựa trên cơ sở kết quả kiểm toán của số dư đầu kỳ và các nghiệp vụ 
tăng, giảm TSCĐ trong kỳ để xác định. 
12.1.5. Kiểm tra chi phí khấu hao và hao mòn luỹ kế 
Kiểm tra chi phí khấu hao và hao mòn lũy kế thường bao gồm các công việc sau: 
- Xét bảng đăng ký trích khấu hao TSCĐ của doanh nghiệp trong đó có xét duyệt của các 
cấp có thẩm quyền. 
- Đối chiếu trích khấu hao thực tế đăng ký trên 
- Xem xét việc phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ cho các bộ phận trong doanh nghiệp 
- Kiểm tra việc hạch toán khấu hao TSCĐ theo chế độ quy định và việc ghi chép chúng 
trên các sổ chi tiết 
12.2. Kiểm tra hoạt động huy động vốn 
12.2.1. Tổng quan về hoạt động huy động vốn trong doanh nghiệp 
- Vốn được hiểu là nguồn hình thành nên tài sản. 
- Vốn bao gồm vốn vay và vốn chủ sở hữu 
12.2.2. Kiểm toán vốn vay và trái phiếu 
12.2.2.1. Kiểm toán vốn vay 
- Chu trình huy động và hoàn trả vốn có các đặc điểm ảnh hưởng đến tổ chức công tác 
kiểm toán, cụ thể: 
 + Vốn là một khái niệm trừu tượng phản ánh quan hệ kinh tế trong đầu tư, kinh 
doanh, phân phối. Do đó, kiểm toán chu trình huy động hoàn trả vốn chủ yếu sử dụng 
59 
phương pháp kiểm toán chứng từ kết hợp với xác minh qua điều tra thực tế về các quan hệ 
này. 
 + Các quan hệ về vốn chứa đựng những quan hệ pháp lý phức tạp. Tính phức tạp 
của những quan hệ này lại càng tăng lên khi tồn tại mối quan hệ giữa khách thể kiểm toán 
với những chủ nhân đích thực của vốn như những cổ đông trong công ty cổ phần. 
12.2.2.2. Kiểm toán trái phiếu phải trả 
Khi tiến hành kiểm soát nội bộ đối với trái phiếu phải trả cần hướng tới những công việc 
chủ yếu sau: 
- Quyền được phát hành trái phiếu 
- Hoạt động kiểm soát nội bộ đối với việc hoàn trả vốn 
- Tài liệu và sổ sách tương ứng 
- Định kỳ các minh độc lập 
- Trắc nghiệm nghiệp vụ 
- Trắc nghiệp trực tiếp số dư 
12.2.3. Kiểm toán vốn chủ sở hữu và vốn góp cổ phiếu 
12.2.3.1. Kiểm toán vốn chủ sở hữu 
Để thực hiện kiểm toán vốn chủ sở hữu, KTV cần tiến hành: 
- Lập bảng phân tích các tài khoản nguồn vốn chủ sở hữu 
- Kiểm tra chứng từ gốc các nghiệp vụ tăng giảm nguồn vốn CSH 
- Kiểm tra chênh lệch đánh giá lại tài sản và chênh lệch tỷ giá 
- Kiểm tra việc trình bày và công bố các nguồn vốn CSH 
12.2.3.2. Kiểm toán lợi tức cổ phiếu 
- Tiếp nhận đầy đủ và sử dụng hiệu quả vốn: Khi phát hành cổ phiếu, việc theo dõi tính 
liên tục của các cổ phiếu qua mã số và những cổ đông sở hữu là những giải pháp tích cực 
của kiểm soát nội bộ. 
- Việc phân chia lợi tức thu được trước hết phải đảm bảo nộp thuế cho Nhà nước. Phần lợi 
tức sau thuế được phân chia thành các quỹ và để lại trên cơ sở hệ thống pháp lý phù hợp 
với từng loại hình doanh nghiệp 
- Sự ủy quyền và phê chuẩn các nghiệp vụ: Cần xác định thận trọng do các nghiệp vụ về 
vốn đều có qui mô lớn 
- Tổ chức ghi sổ và phân định trách nhiệm trong nghiệp vụ về vốn 
12.2.3.3. Kiểm toán thu nhập chưa phân phối 
- Điểm khởi đầu cho kiểm toán thu nhập chưa phân phối là sự phân tích thu nhập chưa 
phân phối cho cả năm. Bảng kê kiểm toán cần được trình bày theo hướng kết hợp giữa mô 
tả từng nghiệp vụ với phân tích ảnh hưởng của chúng tới tài khoản này. 
60 
- Kiểm toán thu nhập chưa phân phối cần xem xét các nghiệp vụ về nguyên tắc phải được 
tính vào tổng thu nhập này thực tế lại không được tính đến 
CHƯƠNG 13. KIỂM TOÁN TIỀN 
13.1 Phân loại tiền và đặc điểm của từng khản mục tiêu ảnh hưởng tới kiểm toán 
13.1.1 Phân loại tiền 
Chia làm 3 loại như sau: 
- Tiền mặt: đây là số tiền được lưu trữ tại két của doanh nghiệp. tiền có thể là tiền Việt 
Nam đồng, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim loại quý có thể là ngân phiếu. 
- Tiền gửi ngân hàng: Đây là số tiền được lưu trữ tại ngân hàng của doanh nghiệp. tiền gửi 
ngân hàng có thể gồm: tiền Việt Nam đồng, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim loại quý 
- Tiền đang chuyển: Đây là số tiền của doanh nghiệp đang trong quá trình” xử lý như 
chuyển gửi vào ngân hàng, kho bạc, chuyển trả cho khách hàng, khách hàng chưa thanh 
toán. Tiền đang chuyển cũng có thể là tiền Việt Nam hay ngoại tê các loại. 
13.1.2 Đặc điểm của từng khoản mục ảnh hưởng tới kiểm toán 
-Tiền là một tài sản lưu động của doanh nghiệp được trình bày trước tiên trên bảng cân đối 
kế toán. Khoản mục tiền được đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân tích về khả 
năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. 
-Kinh nghiệp kiểm toán từ các công ty kiểm toán lớn cho thấy khả năng sai phạm đối với 
tiền rất đa rạng 
+ Đối với tiền mặt: khả năng sai phạm thường có các trường hợp sau : các khả năng chi 
khống, chi tiền quá giá trị thực. khả năng hợp tác giữa thủ quỹ và cá nhân làm công tác 
thanh toán hoặc trực tiếp với khách hàng để biển thủ tiền. khả năng thất thoát tiền do điều 
kiện bảo quản, quản lý không tốt. 
+ Đối với ngoại tệ: khả năng có thể ghi sai tỷ giá khi quy đổi với mục đích trục lợi khi tỷ 
giá thay đổi cách hạch toán sai do áp dụng sai nguyên tắc hạch toán ngoại tệ. 
+ Đối với tiền gửi ngân hàng: khả năng sảy ra sai phạm dường như thấp hơn do cơ chế 
kiểm soát, đối chiếu với tiền gửi ngân hàng thường được đánh giá khá chặt chẽ. 
13.2 Kiểm soát nội bộ đối với tiền 
13.2.1 Nguyên tắc hạch toán tiền 
- Nguyên tắc tiền tệ thống nhất: tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được gh chép 
theo một hệ thông tiền tệ thống nhất được quy định là tiền việt nam đồng 
- Nguyên tắc hoạt động thường xuyên: các nghiệp vụ liên quan tới tiền đều phải cập nhật, 
ghi chép thường xuyên. Nguyên tắc này cũng bao hàm cả việc ghi chép nghiệp vụ tiền 
phải dúng thời điểm phát sinh nghiệp vụ. trong hạch toán tiền nguyên tắc này được xem 
61 
như là một mắt xích kiểm soát quan trọng ngăn chặn khả năng dùng tiền của doanh nghiệp 
sai mục đích. 
- Nguyên tắc phân công phân nhiệm: sự phân công việc trong các nghiệp vụ liên quan đối 
với tiền phải phải có sự phân tách đáng kể trong mối quan hệ đối với các chu trình có liên 
quan với tiền cụ thể. 
- Nguyên tắc bất kiêm nghiệm: yêu cầu phải có sự cách lý một số chức năng đặc thù liên 
quan tới tiền trong doanh nghiệp. Sự cách lý các chức năng ghi chép, phê chuẩn, và quản 
lý trực tiếp với tiền là vô cùng qua trọng. 
- Nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn: nguyên tắc này hướng yêu cầu khi các ngdiệp vụ tiền 
được thực hiện cần thiết phải có sự phê chuẩn đúng mức. sự ủy quyền và phê chuẩn tốt sẽ 
tạo ra điều kiện tốt phục vụ cho việc kiểm soát đối với các nghiệp vụ nói chung và nghiệp 
vụ tiền noi riêng. 
 Do tính trọng yếu của nghiệp vụ thì các nghiệp về tiền luôn được quan tâm một cách đặc 
biệt, một viêc phê chuẩn thể hiện việc thực hiện kiểm soát đối với tiền thường để lại dấu 
vết trực tiếp trên các chứng từ tài liệu có liên quan tới chi, thu tiền. 
13.2.2 Kiểm soát nội bộ đối với tiền 
 Kiểm soát nội bộ đối với tiền được thực hiện rất đa rạng trong từng loại doanh nghiệp 
khac nhau. 
- Phân tách các chức năng phê chuẩn nghiệp vụ thu chi tiền với ghi chép sổ sách về 
tiền 
- Tập chung các đầu mối thu tiền 
- Ghi chép kịp thời đầy đử các nghiệp vụ thu chi tiền 
- Tăng cường các giao dịch bằng tiền gửi ngân hàng 
- Đối chiếu số liệu giữa kế toán với bộ phận quản lý tiền 
a) Đối với hoạt động thu tiền 
 Trong trường hợp thu tiền từ hoạt động báng hàng cà cung cấp dịch vụ thì việc áp dụng 
chính sách thu tiền tập trung vào phân công cho một nhân viên thực đảm nhận rất phổ biến 
để ngăn ngừa khả năng sai phạm là vô cùng cần thiết. Cùng với bố chí như trên thi một thủ 
tục kiểm soát đối với hoạt động thu tiền chính là việc đánh số trước đối với các chứng từ 
thu tiền như phiếu thu biên lai thu tiền 
b) Đối với hoạt động chi tiền 
 Thủ tục kiểm soát đối với thủ tục chi tiền đem lại hiệu quả trong việc ngăn chặn sai phạm 
bao gồm: 
- Vận dụng triệt để nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn trong chi tiền 
- Sử dụng chứng từ lập phiếu chi phải có số đánh trước trong quá trình phát hành 
62 
- Hạn chế tối đa việc dử dụng tiền mặt trong thanh toán 
- Thực hiện việc đối chiếu định kỳ với ngân hàng với nhà cung cấp 
13.3 Kiểm toán tiền 
13.3.1 Thực hiện khảo sát kiểm toán đối với tiền 
Các khảo sát kiểm soát đối với tiền tập trung vào sự hiện diện của từng qui chế kiểm soát 
tiền, sự hoạt động của các qui chế kiểm soát tiền và sự hoạt động liên tục của các quy chế 
kiểm soát tiền. 
13.3.2 Khảo sát các chi tiết các loại tiền 
a) Đối với tiền mặt 
Trong quá trình thực hiện khảo sát chi đối với tiền, kiểm toán viên cần phải chú ý đến các 
trường hợp đặc biệt như: 
- Các khoản thu tiền bán hàng chiu, bán hàng giảm giá . 
- Chi tiền trong các nghiệp vụ giảm giá, hàng mua trả lại 
b) Đối với tiền gửi ngân hàng 
- Lập bảng kê chi tiế về tiền gửi ngân hàng và đối chiếu với số dưu trogn sổ cái 
- Kiểm tra việc qui đổi ngoại tệ 
- Kiểm tra việc tính toán và khóa sổ kế toán 
c) Khảo sát chi tiết tiền đang chuyển 
- Lập bảng kê danh sách các khoản tiền đang chuyển 
- Tính toán đối chiếu kiểm tra các khoản mục ngoại tệ được qui đổi 
- Kết hợp kiểm soát đối với tiền mặt và tiền gửi ngân hàng về nghiệp vụ và số dư tài 
khoản để xem xét tính hợp lý, trung thực của các nghiệp vụ. 
- Kiểm tra tính toán khóa sổ kế toán tài khản tiền đang chuyển, đảm bảo sự tổng hợp 
đúng kỳ cũng như tính toán chính xác. 
CHƯƠNG 14. KIỂM TOÁN BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH 
DOANH 
14.1 Nội dung, đặc điểm và mục tiêu kiểm toán các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt 
động kinh doanh 
14.1.1 Nội dung và ý nghĩa của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 
 Các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh được sắp sếp theo trật tự logic 
khoa học và có thể chia lam các nhom sau: 
a.Nhóm 1: các chỉ tiêu phản ánh doanh thu và thu nhập của doanh nghiệp như doanh thu 
bán hàng và cung cấp dich vụ, các khoản giảm trừ, doanh thu thuần, doanh thu hoạt động 
tài chính. 
63 
b. Nhóm 2: các chỉ tiêu phản ánh các khoản chi phí cho hoạt động kinh doanh của doanh 
nghiệp như giá vốn hàng bán, chi phí tài chính chi phí bán hàng. 
c.Nhóm 3: các chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như lợi 
nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, tổng lợi nhuận kế toán trước thuế.. 
14.1.2 Đặc điểm của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 
 Là bộ phận hợp thành báo cáo tài chính của doanh nghiệp, giữa các chỉ tiêu báo cáo 
kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán có mối liên hệ rất chặt chẽ với nhau. 
14.1.3 Mục tiêu các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 
- Các nghiệp vụ về doanh thu thu nhập của đơn vị được ghi nhận thì phải thực sự phát sinh 
- Các nghiệp vụ thực tế xảy ra đều được ghi nhận đầy đủ 
- Các nghiệp vụ về doanh thu, thu nhập, giá vốn hàng bán được tính toán chính xác và 
thống nhất. 
- Được phân loại và trình bày cụ thể 
14.2 Kiểm toán doanh thu và thu nhập khác 
14.2.1 Yêu cầu của việc kiểm toán doanh thu và thu nhập 
- Thu thập bằng chứng minh chứng việc hạch toán doanh thu và thu thập đảm bảo cho việc 
hạch toán doanh thu trung thực hợp lý và tuân thủ theo nhũng quy định của nhà nước. 
- Thu thập bằng chứng minh chứng mọi nghiệp vụ phát sinh về doanh thu và thu thập được 
hạch toán trên tài khoản kế toán. 
14.2.2 Các sai phạm thường gặp trong kiểm toán doanh thu và thu thập 
 Doanh thu phản ánh trên sổ sách báo cáo kế toán cao hơn doanh thu thực tế. 
 Doanh thu phản ánh trên sổ sách báo cáo thấp hơn doanh thu thực tế 
14.2.3 kiểm toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được trình bày trên báo cáo kết quả hoạt động 
kinh tế bao gồm doanh bán hàng thực tế, thành phẩm, cung cấp dịch vụ. 
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là giá trị hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp 
đã bán hay đã cung cấp trong kỳ. 
- Doanh thu kinh doanh bất động sản là khoản doanh thu từ hoạt động đầu tư và bán 
bất động sản. 
14.3 Kiểm toán giá vốn hàng bán và chi phí 
14.3.1 Yêu cầu của việc kiểm toán chi phí và giá vốn hàng bán 
- Thu thập đủ bằng chứng để minh chứng việc hạch toán chi phí và giá vốn hàng bán và hệ 
thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp để đảm bảo cho việc hạch toán chi phí, giá vốn 
hàng bán có đúng quy định của nhà nước hay không. 
64 
- Thu thập đủ bằng chứng để minh chứng mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh về kinh tế cà giá 
vốn hàng bán đã hạch toán 
- Thu thập để chứng minh mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh về chi phí 
14.3.2 Những rủi ro thường gặp trong kiểm toán chi phí và giá vốn hàng bán 
- Chi phí phản ánh trên báo cáo, sổ sách kế toán cao hơn chi phí thực tế 
- Chi phí phản ánh trên báo cáo sổ sách thấp hơn chi phí thực tế 
- Chi phí các loại và đối tương công việc phản ánh trên sổ sách, báo cáo kế toán còn có sự 
nhầm lẫn, không đúng với thực tế. 
14.3.3 Kiểm toán giá vốn và chi phá hàng bán 
a) Thực hiện thủ tục phân tích 
- So sánh tỷ lệ giữa giá vốn hàng bán, ch phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp 
với doanh thu của kỳ này và kỳ trước để xem xét xu hướng biến động 
- So sánh tỷ lệ các yếu tố chi phí trên doanh thu giữa kỳ này và kỳ trước, giải thích 
các biến động bất thường so sánh với các yếu tố trong kế hoạch 
- So sánh tổng chi phí sản xuất thực tế này với các kỳ trước xem xét những biến 
động thực tế. 
- So sánh tổng chi phí sản xuất thực tế kỳ này với các kỳ trước và giữa các tháng 
trong kỳ có thể nhận thấy sự biến động của tổng chi phí sản xuất. 
- Thu thập bảng tổng hợp giá thành 
b) Tiến hành kiểm tra chi tiết giá vốn hàng bán và chi phí hoạt động 
- Kiểm tra chi tiết giá vốn hàng bán 
 . Đối chiếu với các quy định của nhà nước và quy định của doanh nghiệp 
. Lập bảng tổng hợp giá vốn hàng bán theo từng tháng so sánh sự biến động giữa các 
tháng và giải thích nguyên nhân cảu sự chênh lệch. 
. Rà soát bảng tổng hợp chi tiết giá vốn theo từng loại chi tiết doanh thu theo từng loại 
để đảm bảo rằng doanh thu và giá vốn hàng bán được ghi nhận đúng đắn và phù hợp. 
. Chọn mẫu một số sản phẩm chủ yếu để tiến hành kiểm tra việc ghi nhận giá vốn hàng 
bán bằng cách lấy giá vốn hàng bán nhân số lượng trên báo cáo 
. Kiểm tra chi tiết chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 
. Kiểm tra chi tiết chi phí sản xuất chung 
14.3.4 Kiểm toán chi phí tài chính và chi phí khác 
a) Thực hiện thủ tục phân tích 
- So sánh chi phí tài chính và chi phí khác giũa kỳ này và kỳ trước với kế hoạch và 
tìm hiểu nguyên nhân chênh lệch 
65 
- Lập bảng phân tích tổng quát quan hệ đối ứng tài khoản và nhận dạng các quan hệ 
đối ứng bất thường hoặc các nội dung không rõ ràng 
- So sánh tương quan giữa chi phí tài chính, chi phí khác với chi phí hoạt động 
b) Kiểm tra chi tiết chi phí tài chính và chi phí khác 
. Kiểm tra chi phí tài chính 
+ Đối với các khoản chi phí liên quan đến vốn góp liên doanh cần kiểm tra hợp đồng liên 
doanh 
+ Đối với phần hành kiểm toán các khoản vay để xem xét việc tính lãi vay, đối chiếu với 
hợp đồng vay vốn. 
+ Đối với các khoản chi phí liên quan đến hoạt động đầu tư 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kiem_toan_nang_cao.pdf