Bài giảng Kỹ năng tham vấn tâm lý - Phạm Mạnh Hà
1. KHÁI NIỆM
1. Trợ giúp tâm lý
Là hoạt động giúp 1 người đang gặp khó khăn tâm lý để họ thực hiện được điều họ mong muốn trong cuộc sống.
Người trợ giúp chuyên nghiệp: Được đào tạo chuyên sâu
Người trợ giúp bán chuyên nghiệp: Được đào tạo qua các khoa tập huấn ngắn hạn
Người trợ giúp không chuyên: Không được đào tạo, công việc trợ giúp chỉ nhất thời.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kỹ năng tham vấn tâm lý - Phạm Mạnh Hà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kỹ năng tham vấn tâm lý - Phạm Mạnh Hà
KỸ NĂNG THAM VẤN TÂM LÝ PHẠM MẠNH HÀ 1. KHÁI NIỆM 1. Trợ giúp tâm lý Là hoạt động giúp 1 người đang gặp khó khăn tâm lý để họ thực hiện được điều họ mong muốn trong cuộc sống. Người trợ giúp chuyên nghiệp: Được đào tạo chuyên sâu Người trợ giúp bán chuyên nghiệp: Được đào tạo qua các khoa tập huấn ngắn hạn Người trợ giúp không chuyên: Không được đào tạo, công việc trợ giúp chỉ nhất thời. 2. Tư vấn. Là mối quan hệ giữa một người trợ giúp chuyên nghiệp và người, nhóm người hoặc 1 chỉnh thể xã hội cần được giúp đỡ trong đó nhà tư vấn cung cấp sự giúp đỡ cho thân chủ trong việc xác định và giải quyết một vấn đề liên quan đến công việc. Tư vấn liên quan đến mối quan hệ tay ba trọng tâm là người xin tư vấn và bên thứ 3. 3. Tham vấn tâm lý Là quá trình nhằm: giúp cho thân chủ: tự chịu trách nhiệm với cuộc đời mình tự tìm cách giải quyết các các vấn đề của mình nhà tham vấn chỉ là: người soi sáng vấn đề giúp về mặt thông tin, giải toả cảm xúc gây ảnh hưởng tiêu cực đến các quyết định của thân chủ không đưa ra lời khuyên hay quyết định hộ vấn đề cho thân chủ. Đối tượng của tham vấn Thân chủ và nan đề của thân chủ Mục đích chung: cải tiến, củng cố (sức khoẻ tinh thần) giúp thân chủ sống tốt hơn. Ngăn ngừa tránh không để vấn đề xảy ra tồi tệ Giúp giải quyết vấn đề cụ thể Giúp thay đổi hành vi, nhân cách Mục tiêu cụ thể: Giúp giảm bớt các cảm xúc tiêu cực Giúp tăng thêm hiểu biết về bản thân và hoàn cảnh => giúp họ chấp nhận nan đề Giúp thân chủ đưa ra các quyết định Hướng dẫn thân chủ đưa ra quyết định Nhiệm vụ chung: Xác định vấn đề và nguyên nhân gây ra Chẩn đoán, đánh giá, phân loại vấn đề Nhiệm vụ cụ thể: Làm thư giản cảm xúc của thân chủ Giúp thân chủ nhận diện được vấn đề, cải thiện những suy nghĩ tiêu cực không hợp lý. Giúp thân chủ đưa ra các quyết định ưu tiên Giúp thân chủ có kế hoạch thay đổi hành vi 2. Hiệu quả của tham vấn Nhưng yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tham vấn: Đưa ra lời khuyên (Gợi ý nên làm hoặc không nên làm điều gì): Tại sao không đưa lời khuyên: Về phía thân chủ: Khiến thân chủ phụ thuộc vào nhà tham vấn Không nhận diện được vấn đề của mình Không đương đầu với vấn đề của mình Không chịu trách nhiệm về bản thân và hành động Về phía nhà tham vấn: Chủ quan, Nóng vội Không thực sự hiểu vấn đề Chất vấn thân chủ (hỏi cặn kẽ, yêu cầu trả lời đầy đủ) Tại sao không chất vấn Nguyên tắc tham vấn: Tôn trọng thân chủ Hỏi không chỉ để lấy thông tin mà còn tránh tổn thương Thể hiện sự không chấp nhận, không hài lòng với thân chủ Làm tăng lo lắng, sợ hãi Làm thân chủ phòng vệ, co mình Chỉ tập trung vào nan đề của thân chủ Tại sao không nên chỉ tập trung vào nan đề: Không giúp thân chủ khám phá bản thân Thân chủ lệ thuộc vào nhà tham vấn Thuyết phục, áp đặt ý kiến lên thân chủ: Tại sao không thuyết phục thân chủ: Nhà tham vấn nhìn vấn đề không giống cách thân chủ nhìn Thể hiện sự không quan tâm đến thân chủ Dự vào kinh nghiệm bản thân => phủ nhận quyết định của thân chủ 3. Các lý thuyết dùng trong tham vấn Thuyết phát triển nhu cầu Abraham Maslow Sự không đáp ứng của thang nhu cầu nào cũng có ảnh hưởng đến sự mất cân bằng trong quá trình hoàn thiện nhân cách => là nguyên nhân gây khó khăn tâm lý. Học thuyết giúp nhà tham vấn xác định được thứ bậc nhu cầu hiện tại của thân chủ, từ đó xây dựng chiến lực giúp đỡ thân chủ. Thuyết phát triển tâm lý xã hội Erik Erickson Các giai đoạn phát triển lưa tuổi đều nảy sinh các mâu thuẫn nhu cầu cá nhân và sự đáp ứng xã hội. Có 8 giai đoạn khủng hoảng lớn của cuộc đời -> nếu được giải quyết sẽ làm nhân cách phát triển hoặc ngược lại + Nhà tham vấn cần hiểu rõ đặc điểm của các cơn khủng hoảng trong mỗi giai đoạn phát triển để giúp thân chủ xác định mình đang trong cơ khủng hoảng nào để có các ứng phó hài hoà giữa nhu cầu cá nhân và đáp ứng xã hội. Các giai đoạn khủng hoảng cá nhân Giai đoạn 1 (0 – 12tháng): Sự tin tưởng >< sự không tin tưởng, lo hải, hụt hẫng do thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu sinh lý. Trẻ mất mát lòng tin khi không được đáp ứng nhu cầu, hoặc đáp ứng lộn xộn. Giai đoạn khủng hoảng 2: (12 – 3 tuổi) Sự tự chủ>< sự hoài nghi: Nếu trẻ được giúp đỡ làm chủ cơ thể => trẻ tự chủ, tự kiểm soát và hình thành ý thức độc lập Sự giám hộ thái quá => dẫn tới sự hổ thẹn và hoài nghi, mất tự chủ và lệ thuộc. Giai đoạn khủng hoảng 3 (3 – 6 tuổi) Óc sáng kiến>< mặc cảm tội lỗi Thời kỳ trẻ khẳng định bản thân. Nếu người lớn ủng hộ => trẻ phát triển khả năng sáng tạo Nếu bị ngăn trở => cam chịu, mặc cảm tội lỗi Giai đoạn 4. (6 – 12 tuổi) Có năng lực >< sự tự ti, kém cỏi. Luyện cho trẻ tính ham thích làm việc, học hỏi => tạo cảm giác thành công, ham thích làm việc tốt. Không được học hỏi => cảm thấy kém cỏi, nhút nhát Giai đoạn 5 (12 – 18tuổi) Bản sắc >< lẫn lộn vai trò. Khủng hoảng tuổi dạy thì Trẻ nhận thức được bản sắc giá trị cá nhân. Nếu không dẫn tới lẫn lộn vai trò trên bình diện cảm xúc, xã hội, nghề nghiệp. Giai đoạn 6 (18 – 40) Sự thân thiết><sự cô lập. Giai đoạn tìm kiếm tình yêu, việc làm, gia đình Ngược lại => tự cách ly xã hội, co mình, xa lánh Giai đoạn 7 (40 – 60) Sự phát triển><sự trì trệ Thể hiện khả năng sáng tạo Quan tâm, giáo dục thế hệ tiếp theo Kinh nghiệm cứng nhắc, duy trì thói quen cũ Giai đoạn 8. Từ 60 trở lên Hoàn thành><sự thất vọng Cảm giác hoàn thành, viên mãn Cảm giác thất vong về bản thân Thuyết gắn bó mẹ con John Bowlby Sự kém phát triển thể chất; những rối loạn tâm lý do: thiếu hụt giao tiếp ở lứa tuổi đầu đời (thiếu hụt giao tiếp với mẹ) Nhà tham vấn cần: Nắm được mức độ gắn bó của thân chủ với người thân từ thủa thơ ấu để có phương pháp trị liệu phù hợp Thuyết tổn thương tâm lý Pierre Janet Tổn thương tâm lý do: Trải qua hoặc chứng kiến một sự kiện gây sốc -> thể hiện sự sợ hãi dữ dội, sự vô vọng hoặc kinh hoàng. Nhà tham vấn cần: Can thiệp từ đầu giai đoạn tổn thương Can thiệp trong tương tác văn hoá 4. Các phương pháp tiếp cận thân chủ trong tham vấn Tiếp cận tâm động học Sigmund Freud Nhấn mạnh vai trò của ý thức và vô thức Ảnh hưởng của quá khứ trong việc hình thành và quyết định nhân cách cá nhân. Mục đích trị liệu phân tâm: Là cho cái không có ý thức trở thành cái có ý thức. Đưa vô thức trong bóng tối ra ánh sáng để ý thức nó rõ ràng. Các khái niệm chính của trị liệu phân tâm: bản năng xung động, bản ngã và siêu ngã, các quá trình vô thức, các cơ chế phòng vệ cái tôi, sự chống đối Nhà tham vấn giúp thân chủ: tập trung vào sự kiên sảy ra trong quá khứ để dòng sự kiện ăn nhập với hiện tại. kháp phá mối liên hệ giữa quá khứ và hiện tại để giúp họ có cách hiểu mới. Tiếp cận phân tâm tập trung vào cấi trúc lại nhân cách hơn là giải quyết các vấn đề trước mắt. + Các kỹ thuật can thiệp: Sự đồng cảm (kỹ năng lắng nghe tích cực) Sự chuyển dịch (cơ chế phòng chiếu thân chủ lên nhà tham vấn) Phân tích giấc mơ Lý giải hành vi chống đối. Tiếp cận thân chủ trọng tâm Carl Roger Mỗi người đều sở hữu những tiềm năng và có khuynh hướng tự hiện thực hoá những tiềm năng của mình. Phương pháp: Khuyến khích cá nhân tự hiện thực hoá tiềm năng để phát triển tâm lý lành mạnh. Kỹ thuật trị liệu: Chú ý yếu tố thái độ của nhà tham vấn Tiếp cận nhận thức – hành vi Albert Ellis + Mục đích của phương pháp: giúp thân chủ trong việc phân tích tình huống phải đối đầu tìm ra những bất hợp lý trong nhân thức để đi đến thay đổi. Phương pháp tiếp cận: xúc cảm hợp lý Những rỗi nhiễu xúc cảm là do niêm tin sai lệch những mong múôn thái quá, không phù hợp gây ra. Mô hình ABC Phương pháp: Yêu cầu thân chủ đối mặt với thách thức, thuyết phục thân chủ thay thế niềm tin khiến bản thân nghĩ không tốt về bản thân. Điều chỉnh nhận thức Giúp thân chủ thay đổi nhận thức hợp lý bằng cách thiếy lập mối quan hệ nồng ấm, không phê phán thân chủ Những niềm tin phi lý: Cần phải được mọi người cần yêu mến, tôn trọng Mình lúc nào cũng phải giỏi giang, làm tốt mọi việc Sự bất hạnh là do bên ngoài và con người không có khả năng kiểm soát được lo âu của mình. Quá khứ quyết định hành vi và cuộc sống hiện tại. Cần chặn đứng những mối nguy hiểm Cuộc sống là tai hoạ khi không đi đúng hướng ta mong muốn Những người làm điều xấy nhất định bị trừng phạt Trốn tránh dễ dàng hơn là đối mặt Cần có 1 chỗ dựa hoàn hảo Cần có giải pháp hoàn hảo chống lại mọi điều tồi tệ. Tiếp cận hành vi: Arnold Lazarus, Albert Bandura Quan điểm: Rối nhiễu tâm lý chỉ là do sự hiện diện của một hành vi không thích ứng. Phương pháp: Thay đổi hành vi không thích ứng, giúp thân chủ học được những khuôn mẫu hành vi có hiệu quá. Thay hành vi không phù hợp bằng cách tiếp nhận những kinh nghiệm. NHÀ THAM VẤN VÀ THÂN CHỦ 1. Nhà tham vấn: Nhà tâm lý phải ý thức rõ về cái tôi Sự cân bằng tâm trí giúp nhà tham vấn nhìn vấn đề thân chủ một cách khách quan Thể chất khoẻ mạnh Có thể suy nghĩ và hành động một cách hữu hiệu Cảm xúc ổn định, không quá tự tin, lo lắng, biết đương đầu với khó khăn Tin vào quyết định bản thân dựa vào những dữ liệu khách quan hơn là những đánh giá bên ngoài. Cảm thấy dễ chịu khi đối mặt với người khác Lạc quan, yêu đời Các phẩm chất của nhà tham vấn Chấp nhận thân chủ: Là sự nhiệt tình tôn trọng thân chủ như một con người cso giá trị tự tại vô điều kiện, bất kể hành vi, địa vị hoặc thái độ của người ấy. Trung thực Là sự hợp nhất ý thức, hành vi, cảm xúc. Thấu hiểu: Là sự trải nghiệm điều mà thân chủ đang trải nghiệm, hiểu được tình cảm và ý nghĩa bên trong của thân chủ, hiểu thân chủ bằng trái tim, trí óc. Thấu hiểu không đồng nghĩa với đồng cảm. Nhà tham vấn không nên có cảm xúc giống thân chủ mà nên hiểu thân chủ một cách tách biệt với cảm xúc của mình. Năng lực chuyên môn Thể hiện sự ham hiểu biết Lòng mong muốn tiếp cận với các phương pháp tham vấn mới Tham gia vào các tổ chức chuyên môn Không định kiến Không có Thái độ có sẵn, một chiều dùng để nhìn nhận người khác theo quan điểm của mình. Tin tưởng vào bản thân. Biết đánh giá ý kiến người khác và tiếp nhận ý kiến của người khác với sự cân nhắc kĩ lưỡng. Có tinh thần khoẻ mạnh Sức khoẻ tinh thần có thể tác động tích cực hoặc tiêu cực đến thân chủ. Khả năng hợp tác. Tính liên kết, tính chấp nhận của nhà tham vấn với thân chủ. 2. Thân chủ: Là người/nhóm người bình thường, có vấn đề, người mất cân bằng hoặc người có rối loạn tâm trí. Một cá nhân trở thành thân chủ khi: Biết mình có nan đề và nhận thức được nan đề của mình. Biết rằng mình không tự giải quyết được nan đề đó. Chấp nhận sự giúp đỡ chuyên môn, chấp nhận nói ra vấn đề của mình, sẵn sàng thay đổi hành vi, cách sống mới, nếu cần. Chấp nhận sự tốn kém thời gian, tiền bạc. Nan đề của thân chủ: Các vấn đề gây xáo trộn cuộc sống cá nhân. Cá nhân không hài lòng vì một mối quan hệ nào đó Thường gây bất bình với người xung quanh Xuất hiện cá tính hiếm thấy Buồn chán, lo âu, căng thẳng Nói nhiều và luôn cảm thấy không hài lòng Nhận thức phi lý Không thích nghi hoặc khó thích nghi Các cơ chế phòng vệ khi có nan đề: những hành vi chống lại sự lo âu do kinh nghiệm tuổi thơ và ký ức về nó gây ra. Chức năng: Tránh cho cá nhân khỏi nhận biết nỗi đau mà họ đang trải nghiệm, giúp họ vơi đi những cảm xúc tiêu cực. Cơ chế dồn nén, kiềm chế Sự cố tình gạt ra ngoài ý thức những ý nghĩa, cảm xúc, kinh nghiệm không vui của cá nhân, mà nếu gợi lên thì khó chấp nhận, không thể chịu dựng + Dồn nén, kiềm chế cảm xúc tiêu cực, những lo âu trên bằng cách tảng lờ, tránh đề cập đến hay cho rằng nó không tồn tại. Cơ chế phóng chiếu: + Là gán cho người khác những ý nghĩa, lỗi lầm do mình gây ra, phóng lên, gán cho người khác những cảm xúc, ham muốn mà không thể chấp nhận của chính bản thân; quy kế, đổ lỗi cho người khác khi chúng ta phạm lỗi. Cơ chế né tránh, phủ định hoặc cự tuyệt Từ chối một cách vô thức một hiện thực đang xảy ra. Là sự gạt bỏ một ý nghĩa, một biểu tượng trong đầu và nếu nói xuất hiện thì xem bnhư không phải do bản thân nghĩ đến.. Né tránh sự thật bằng cách làm ngơ Cơ chế bù trừ Che đầu lỗi lầm, một khuyết điểm bằng cách phát triển một nét tính cách hay một hành động tích cực Cơ chế hợp lý hoá Tìm cách lý giải, biện minh hành vi vô lý bằng cách gán cho nó những nguyên nhân có vẻ hợp lý, đưa ra lý lẽ dể biện minh cho một cái tôi méo mó của mình. Cơ chế chuyển di Di chuyển cảm xúc hay phản ứng tiêu cực của mình từ đối tượng này sang đối tượng khác hạơc sang đồ vật (giận cá chém thớt) Cơ chế thoái lùi Khi rơi vào tình húong hẫng hụt, con người có thẻ né tránh căng thẳng, tức giận bằng cách biểu hiện những hành vi của trẻ thơ. Thoái lùi là quay trở lại giai đoạn kém phát triển Cơ chế thăng hoa: Sự hoạt hoá những xung lực bản năng không được thoả mãn do bị cấm kỹ, không được chấp nhận vào những hoạt động xã hội được đề cao như nghệ thuật, khoa học, tôn giáo nhằm hướng đến một mục đích cao đẹp Cơ chế huyễn tưởng, mơ mộng Cá nhân vượt qua áp lực bằng cách huyễn hoặc mơ mộng hay tạo ra những câu chuyện hoang đường Cơ chế đồng nhất hoá Đồng nhất bản thân với cá nhân nhóm cho là có giá trị để tăng giá trị bản thân. Cơ chế hình thành phản ứng ngược:Là phản ứng ngược lại ý muốn bị dồn nén – ý múon một đằng những thể hiện ra ngoài lại hoàn toàn trái ngược. 3. Mối quan hệ giữa nhận thức, xúc cảm và hành vi của người có nan đề căng thẳng. a. Những biểu hiện của cơ thể khi có nan đề căng thẳng b. Những biểu hiẹn của nhận thức không phù hợp c. Những biểu hiện bị xáo trộn của xúc cảm khi có nan đề gây căng thẳng.
File đính kèm:
- bai_giang_ky_nang_tham_van_tam_ly_pham_manh_ha.ppt