Giáo trình Tâm lí học người trưởng thành

1.1. Đối tượng, nhiệm vụ, ý nghĩa của Tâm lí học người trưởng thành

Từ khi Tâm lí học lứa tuổi trở thành một ngành khoa học độc lập vào cuối thế kỉ thứ XIX, đầu thế kỉ XX đã xuất hiện những quan điểm nghiên cứu về thanh niên: quan điếm phát sinh sinh học về sự phát triển chú ý chủ yếu đến những yếu tố quyết định sinh học của sự phát triển, mà từ đó các thuộc tính tâm lí - xã hội xuất phát hoặc tương hợp (S. Holl, A. Gezell), quan điểm phát sinh xã hội hướng sự chú ý chủ yếu vào các quá trình xã hội hóa và vào những nhiệm vụ mà xã hội đặt ra trong một giai đoạn đường đời phù hợp (K. Levin), quan điểm phát sinh tâm lí lấy sự phát triển của các quá trình và chức năng tâm lí riêng của học thuyết động thái - tâm lí của Erik Erikson. [2, 26-43]

Các nhà Tâm lí học nghiên cứu người trưởng thành có xu hướng làm sáng tỏ những đặc điểm tâm lí lứa tuổi trưởng thành và tiến trình phát triển nhân cách cá nhân qua các giai đoạn của người trưởng thành.

1.1.1. Đối tượng của Tâm lí học người trưởng thành

Đối tượng nghiên cứu của Tâm học người trưởng thành là các hiện tượng tâm lý (quá trình tâm trạng thái tâm lí, thuộc tính tâm lí – phẩm chất tâm trong từng giai đoạn lứa tuổi người trưởng thành. Cụ thể, Tâm lí học người trưởng thành nghiên cứu:

- Động lực của sự phát triển tâm lí người trưởng thành, làm rõ nguyên nhân, điều kiện, các nhân tố gây ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến sự hình thành và phát triển tâm lí con người trong mỗi giai đoạn của lứa tuổi trưởng thành, chỉ ra nhân tố nào đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển tâm lí. Cụ thể, đó chính là những điều kiện về thể chất, điều kiện sống và các dạng hoạt động, những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình sống và hoạt động của cá nhân trong từng giai đoạn của lứa tuổi trưởng thành.

- Những đặc điểm của các quá trình tâm lí và phẩm chất tâm lí của cá nhân ở các giai đoạn khác nhau của người trưởng thành. Đây là cơ sở quan trọng để từ đó, có cách nhìn đúng về các thuận lợi và khó khăn của người trưởng thành, và có cách ứng xử phù họp với họ.

- Những quy luật hình thành và phát triển của các quá trình tâm lí và nhân cách người trưởng thành, xem xét sự phát triển tâm lí của người trưởng thành được phát triển ra sao. Việc tìm ra các quy luật phát triển tâm lí sẽ giúp chúng ta thấy rõ được quá trình nảy sinh, hình thành và phát trien của các hiện tượng tâm lí người trưởng thành, từ đó dự đoán trước được sự phát triển hoặc lí giải được nhiều hiện tượng tâm lí khác nhau trong từng giai đoạn của lứa tuổi trưởng thành.

 

docx 108 trang yennguyen 2620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tâm lí học người trưởng thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giáo trình Tâm lí học người trưởng thành

Giáo trình Tâm lí học người trưởng thành
GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
TS. TRẦN THỊ THU MAI
Chỉ đạo tổ chức biên soạn giáo trình: TS. Nguyễn Kim Hồng, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định giáo trình: Số 1267/QĐ-ĐHSPdo Hiệu Trưởng PGS. TS. Nguyễn Kim Hồng kí ngày 27 tháng 5 năm 2013
Quyết định phê duyệt sử dụng giáo trình: số 1333/QĐ-ĐHSP do Hiệu Trưởng PGS. TS. Nguyễn Kim Hồng kí ngày 06 tháng 6 năm 2013
Mã số sách chuẩn quốc tế - ISBN: 978-604-918-049-1 
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
Tâm lí học người trưởng thành là một môn học cung cấp một số hiểu biết cơ bản về điều kiện phát triển tâm lí và những đặc điểm tâm lí đặc trưng của người trưởng thành. Từ đó, có cách nhìn đúng về các thuận lợi và khó khăn của người trưởng thành, và có cách ứng xử phù hợp với họ. Qua môn học này người học được hình thành những kiến thức: hiểu được các điều kiện phát triển tâm lí của người trưởng thành, nhận diện và giải thích được sự phát triển nhận thức, tình cảm, nhân cách của người trưởng thành; những kĩ năng: vận dụng những nét tâm lí đặc trưng của người trưởng thành để giải thích các vấn đề ở lứa tuổi trưởng thành trẻ tuổi, trung niên và người cao tuổi, tìm được các giải pháp thích hợp giải quyết các hiện tượng đặc trưng của từng lứa tuối, sử dụng một số trắc nghiệm trong nghiên cứu về người trưởng thành; và đồng thời hình thành thái độ yêu thích tìm hiểu tâm lí người trưởng thành, có sự quan tâm và thái độ tích cực như là một nhà Tâm lí học khi nghiên cứu, giao tiếp, ứng xử với người trưởng thành.
Quyển giáo trình Tâm lí học người trưởng thành này là sản phẩm kế thừa các tư liệu của những nhà khoa học nghiên cứu về Tâm lí học người trưởng thành và nhiều năm nghiên cứu và giảng dạy, nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu cho sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh các trường Đại học đối với môn Tâm lí học người trưởng thành. 
Cấu trúc của giáo trình bao gồm 4 chương:
Chương 1: Lí luận chung về Tâm lí học người trưởng thành
Chương 2: Tâm lí học người trưởng thành trẻ tuổi
Chương 3: Tâm lí học người trung niên
Chương 4: Tâm lí học người cao tuổi
-
Lần đầu tiên, giáo trình Tâm lí học người trưởng thành được biên soạn theo chương trình và phương pháp đào tạo theo hệ thống tín chỉ, chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và chia sẻ của các nhà khoa học, quý đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình tiếp tục được hoàn thiện hơn.
Trân trọng cảm ơn.
Tác giả 
CHƯƠNG 1: LÍ LUẬN CHUNG VỀ TÂM LÍ HỌC NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
1.1. Đối tượng, nhiệm vụ, ý nghĩa của Tâm lí học người trưởng thành
Từ khi Tâm lí học lứa tuổi trở thành một ngành khoa học độc lập vào cuối thế kỉ thứ XIX, đầu thế kỉ XX đã xuất hiện những quan điểm nghiên cứu về thanh niên: quan điếm phát sinh sinh học về sự phát triển chú ý chủ yếu đến những yếu tố quyết định sinh học của sự phát triển, mà từ đó các thuộc tính tâm lí - xã hội xuất phát hoặc tương hợp (S. Holl, A. Gezell), quan điểm phát sinh xã hội hướng sự chú ý chủ yếu vào các quá trình xã hội hóa và vào những nhiệm vụ mà xã hội đặt ra trong một giai đoạn đường đời phù hợp (K. Levin), quan điểm phát sinh tâm lí lấy sự phát triển của các quá trình và chức năng tâm lí riêng của học thuyết động thái - tâm lí của Erik Erikson. [2, 26-43]
Các nhà Tâm lí học nghiên cứu người trưởng thành có xu hướng làm sáng tỏ những đặc điểm tâm lí lứa tuổi trưởng thành và tiến trình phát triển nhân cách cá nhân qua các giai đoạn của người trưởng thành.
1.1.1. Đối tượng của Tâm lí học người trưởng thành
Đối tượng nghiên cứu của Tâm học người trưởng thành là các hiện tượng tâm lý (quá trình tâm trạng thái tâm lí, thuộc tính tâm lí – phẩm chất tâm trong từng giai đoạn lứa tuổi người trưởng thành. Cụ thể, Tâm lí học người trưởng thành nghiên cứu:
- Động lực của sự phát triển tâm lí người trưởng thành, làm rõ nguyên nhân, điều kiện, các nhân tố gây ảnh hưởng đặc biệt quan trọng đến sự hình thành và phát triển tâm lí con người trong mỗi giai đoạn của lứa tuổi trưởng thành, chỉ ra nhân tố nào đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển tâm lí. Cụ thể, đó chính là những điều kiện về thể chất, điều kiện sống và các dạng hoạt động, những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình sống và hoạt động của cá nhân trong từng giai đoạn của lứa tuổi trưởng thành.
- Những đặc điểm của các quá trình tâm lí và phẩm chất tâm lí của cá nhân ở các giai đoạn khác nhau của người trưởng thành. Đây là cơ sở quan trọng để từ đó, có cách nhìn đúng về các thuận lợi và khó khăn của người trưởng thành, và có cách ứng xử phù họp với họ.
- Những quy luật hình thành và phát triển của các quá trình tâm lí và nhân cách người trưởng thành, xem xét sự phát triển tâm lí của người trưởng thành được phát triển ra sao. Việc tìm ra các quy luật phát triển tâm lí sẽ giúp chúng ta thấy rõ được quá trình nảy sinh, hình thành và phát trien của các hiện tượng tâm lí người trưởng thành, từ đó dự đoán trước được sự phát triển hoặc lí giải được nhiều hiện tượng tâm lí khác nhau trong từng giai đoạn của lứa tuổi trưởng thành.
1.1.2. Nhiệm vụ của Tâm lí học người trưởng thành
Nhiệm vụ của Tâm lí học người trưởng thành là nghiên cứu những đối tượng trên, từ đó rút ra những quy luật chung của sự phát triển nhân cách người trưởng thành, những nhân tố chỉ đạo sự phát triển nhân cách người trưởng thành; những biến đổi tâm lí của người trưởng thành dưới ảnh hưởng của hoạt động học tập, lao động và cuộc sống của chính họ Từ đó cung cấp những kết quả nghiên cứu về mặt lí luận và ứng dụng cần thiết, để có sự quan tâm thích đáng và thái độ phù hợp, tích cực khi nghiên cứu, giao tiếp, ứng xử với người trưởng thành.
1.1.3. Ý nghĩa của Tâm lí học người trưởng thành
Việc nghiên cứu của Tâm lí học người trưởng thành có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực tiễn cuộc sống. Việc hiểu biết những đặc điểm tâm lí con người ở từng giai đoạn khác nhau của lứa tuổi trưởng thành giúp chúng ta biết cách cư xử, có thái độ thích hợp khi giao tiếp với họ. Nắm bắt được những quy luật phát triển tâm lí sẽ giúp chúng ta theo dõi được sự phát triển, dự tính trước sự phát triển, đồng thời phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất bình thường ở người trưởng thành, lí giải được nguyên nhân, từ đó có sự hỗ trợ cần thiết để giúp đỡ họ.
Những kiến thức về Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học Sư phạm cũng sẽ giúp chúng ta lí giải được những nguyên nhân thành công hay thất bại trong giao tiếp, ứng xử với người trưởng thành, đặc biệt trong các quá trình dạy học và giáo dục thanh niên, từ đó đề ra các biện pháp khắc phục kịp thời, giúp chúng ta xây dựng được những phương pháp giáo dục hiệu quả, thích ứng với thanh niên.
Trở thành người lớn (người trưởng thành) là một trong những chuyển tiếp quan trọng nhất trong các giai đoạn lứa tuổi của đời người, nhưng thật khó ấn định chính xác sự chuyển tiếp này diễn ra khi nào. Các nghiên cứu về tuổi trưởng thành sẽ định nghĩa về tuổi trưởng thành và các dấu hiệu của tuổi trưởng thành.
1.2. Lí luận về tuổi trưởng thành
1.2.1. Khái niệm về tuổi trưởng thành
Khi nào thì một người đạt đến trưởng thành? Tính theo năm tuổi không giúp ích gì trong trường hợp này, bởi vì một người có thể được xem là trưởng thành ở tuổi 20 nhưng người khác mãi đến tuổi 40 vẫn không có hi vọng gì về việc trưởng thành. Người trưởng thành là một khái niệm tổng hợp được xem xét cả trên bình diện Sinh học, Tâm lí học, Xã hội học.
Các nhà nghiên cứu dựa trên khả năng tính dục cho rằng, “nhận” và “trao” tình yêu một cách đích thực và sâu sắc hoặc biết biểu lộ hành vi âu yếm hay nhu cầu bản năng tính dục là biểu hiện của sự trưởng thành. Họ cho rằng những cá nhân trưởng thành phải có ý thức về mục đích cuộc sống của mình và khả năng duy trì nòi giống. Các nghiên cứu nhấn mạnh yếu tố xã hội lại cho rằng, kết bạn, bị thu hút bởi người khác hay chăm sóc bản thân trong mối quan hệ tâm lí là biểu hiện của sự trưởng thành.
Một cách xem xét sự trưởng thành nữa là sự vận dụng khả năng để đương đầu tốt với những biến cố hay những quyết định mà hầu hết ai cũng phải đối mặt cụ thế vài lần trong đời. Trong những giai đoạn của thuyết Erikson, sự trưởng thành ở tuổi vị thành niên phải bao gồm việc hoàn thành khi giải quyết các khủng hoảng tăng trưởng ở tuổi ấu thơ và thiếu niên, khả năng tiến tới kết thân với người khác (khả năng tính dục), một vài người thì lo lắng về vấn đề hướng dẫn con cái hay vấn đề truyền sinh (Whitboume và Waterman, 1979). [32]
L. Hoffman & Manis (1979) xem xét sự trưởng thành là sự tự nhận thức. Cái gì khiến con người ta cảm thấy mình trưởng thành? L. Hoffman và Manis đã khảo sát với hơn 2.000 nam nữ có gia đình về đề tài: Đâu là sự kiện quan trọng nhất trong đời mà làm họ cảm thấy họ thật sự trưởng thành. Trở thành cha mẹ và việc nâng đỡ ai đó là dấu hiệu được họ thừa nhận nhiều nhất cho sự trưởng thành (L. Hoffman và Manis, 1979). [32]
Thật khó khi định nghĩa về tuổi trưởng thành vì nó luôn biến đổi và phức tạp. Sự trưởng thành cần đến một tiến trình điều chỉnh liên tục những thay đổi không ngừng nơi ước muốn và tính trách nhiệm. Một người có thể trưởng thành cho dù họ không lập gia đình, không con cái hoặc không công việc nghề nghiệp. Người trưởng thành biết họ là ai, họ muốn đi đâu, họ hướng đến mục đích gì.
Theo nghiên cứu của nhiều nhà Tâm lí học, Xã hội học, khái niệm tuổi trưởng thành được xác định dựa theo một tổ họp các tiêu chí sau đây (Theo Vũ Thị Nho, 2000):
- Sự chín muồi, về mặt sinh lí, thể chất nghĩa là sự hội tụ đầy đủ những điều kiện sinh học để làm vợ, làm chồng, làm cha, làm mẹ, cũng như làm một người lao động thực sự trong gia đình và xã hội.
- Có đầy đủ những quyền hạn và nghĩa vụ của một người công dân như đi bầu cử, ứng cử, chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hành vi, hoạt động của mình.
- Đã kết thúc việc học tập ở những mức độ khác nhau.
- Có nghề nghiệp ổn định.
- Có lao động để nuôi sống bản thân và gia đình.
- Đã xây dựng gia đình riêng (lấy vợ, lấy chồng).
- Có cuộc sống kinh tế độc lập không phụ thuộc vào cha mẹ hoặc người đỡ đầu [12].
Người trưởng thành là một khái niệm tổng hợp được xem xét cả trên bình diện Sinh học, Tâm lí học, Xã hội học. Những công trình nghiên cứu cho thấy sự chín muồi sinh học thường đi trước, sớm hơn tuổi chín muồi về tâm lí và xã hội khá nhiều. Bởi vậy, dưới góc độ Tâm lí học mà xét, tuổi trưởng thành toàn diện của con người thường đến chậm hơn 2, 3 năm. Không những thế, khái niệm tuổi trưởng thành cũng còn tùy thuộc vào thời gian đào tạo và trình độ học vấn. Đó cũng chính là lí do giai đoạn “người trưởng thành trẻ tuổi” thường được lấy mốc từ 20 tuổi trở lên, chậm hơn chút ít so với tuổi công dân (18 tuổi).
Dựa vào những tiêu chuẩn trên, những người không học lên Cao đẳng, Đại học thì độ tuổi trưởng thành của họ thường từ 20 tuổi. Giai đoạn người trưởng thành trẻ tuổi từ 18-20 đến 40 tuổi. Tóm lại, người trưởng thành là những người có độ tuổi từ 20 trở lên và hiểu về chính mình một cách tương đối cũng như xác lập mục tiêu cuộc đời trong một cái nhìn tổng thể.
1.2.2. Một số thuyết về tuổi trưởng thành
1.2.2.1. Thuyết động thái tâm lí của Erik Erikson
Theo Erik Erikson (1982) người trưởng thành trẻ tuổi là quãng đời tương ứng với giai đoạn thứ 6 trong 8 giai đoạn phát triển của đời người: Giai đoạn được đặc trưng bằng sự xuất hiện nhu cầu và năng lực gần gũi thân thiết về mặt tâm lí với người khác, bao gồm cả sự gần gũi tình dục. Đối lập với nó là tình cảm ẩn dật và thích cô độc (xem bảng 1). Khi người thanh niên thắng được những đối chọi, thì họ có thể tự mình tiến tới đòi hỏi bản thân sự hi sinh và chấp nhận. Họ có thể yêu người khác một cách không vị kỉ nhiều hoặc ít hơn. Nấu mà sự "cô lập" thống trị trong sự tương quan với thân mật thì mối quan hệ tình cảm sẽ trở nên lãnh đạm và gượng ép, và cũng chẳng có sự giao lưu tình cảm thực sự nào. Con người ta có thể quan hệ tình dục không phải với mục đích phát triển sự thân mật, đặc biệt khi anh ta hay cô ta sợ rằng sợi dây tình cảm sẽ dẫn đến một quan hệ cam kết gò bó. Khi hình thái quan hệ tình dục buông thả này định hình nên cuộc sống của một người nào đó thì có lẽ vì họ cảm thấy tự do (Erikson & Hall, 1987).
Erikson cho rằng những khác biệt văn hóa ảnh hưởng đến tiến trình tăng trưởng trong từng giai đoạn gặp phải. Tuy nhiên, những nhà nghiên cứu đã tiến hành cuộc điều tra theo cơ cấu chiều dọc về tiến trình trưởng thành tin rằng kết quả nghiên cứu của Erikson chỉ ảnh hưởng trên những nền văn hóa nơi mà chủ nghĩa cá nhân được đề cao nhưng trách nhiệm công dân thì không được xã hội lưu tâm một cách chặt chẽ (Vaillant & Milofsky, 1980). 
Bảng 1. Các giai đoạn khủng hoảng của Erỉk Erikson
[Theo Nguyễn Văn Đồng - 4, 172-173]
Khủng hoảng
Kết quả mong đợi
Kết quả không mong đợi
Năm thứ nhất Tin- không tin
Hi vọng. Tin vào môi trường và tương lai.
Sợ tương lai. Nghi ngờ.
Năm thứ hai
Tự trị - xấu hỗ, nghi ngờ
Mong muốn. Khả năng thực thi sự lựa chọn như sự tự kiềm chế, cảm giác tự kiểm soát và tự trọng dẫn đến mong muốn tốt và tự hào.
Cảm giác mất tự chủ hoặc bị người ngoài kiểm soát, kết quả là xấu hổ và nghi ngờ việc liệu cá nhân có thể làm cái mình muốn hoặc muốn cái mình đã làm.
Năm thứ ba đến năm thứ năm
Chủ động - được dẫn dắt
Nguyên nhân. Khả năng chủ động hành động, chỉ ra phương hướng và thưởng thức sự đồng hành
Sợ trừng phạt. Tự hạn chế hoặc phô trương sự bù trừ vượt mức.
Năm thứ sáu đến tuổi dậy thì
Cần cù - kém cỏi.
Năng lực. Khả năng liên hệ với thế giới kĩ năng và kĩ xảo, thực thi sự khéo léo và trí tuệ nhằm làm được việc và làm tốt
Cảm giác không tương xứng và thấp kém
Thanh niên
Nhận dạng - lúng túng vai trò xã hội của cá nhân
Sự chuẩn xác. Khả năng nhìn nhận bản thân như một cá nhân duy nhất và tích hợp để duy trì tính kiên định.
Lúng túng về việc mình là ai.
Người trưởng thành trẻ tuổi Gần gũi - cô đơn
Tình yêu. Khả năng đem bản thân và nhận dạng bản thân cống hiến cho người khác.
Lẩn tránh tình yêu và lẩn tránh cống hiến cho tình yêu. Xa lánh người khác.
Người trung niên
Sinh lực - 
ngưng trệ
Chăm sóc. Mở rộng khái niệm về những gì do tình yêu, nhu cầu và tai nạn tạo ra. Vì con cái, công việc hoặc lí tưởng.
Sống buông thả, buồn tẻ và kiệt quệ trong quan hệ liên nhân cách.
Người cao tuổi
Sự sung mãn - nỗi tuyệt vọng
Sự thông thái. Phân tích được nội dung của bản thân cuộc sống, hiểu được ý nghĩa và chân giá trị của cuộc sổng, chấp nhận thực tế là ai cũng phải chết.
Ghê tởm cuộc sống, tuyệt vọng vì phải chết.
1.2.2.2. Thuyết về những “mùa vụ” của Levinson
Một thuyết khác về các giai đoạn phát triển trưởng thành đã được lập ra bởi Daniel Levinson (Levinson & cộng sự, 1978). Ông nói rằng thuyết này miêu tả một cách sống động những “mùa của cuộc sống con người”. Ông nhấn mạnh thuyết của mình được xây dựng trên thuyết tâm lí của Erikson. Thuyết Levinson miêu tả sự tăng trưởng của người nam từ khoảng giữa tuổi 17, chú ý tới chuỗi trật tự luân phiên giữa giai đoạn định vị và giai đoạn biến đổi. Trong những giai đoạn định vị, người nam ít nhiều có thể đạt những đích điểm (của từng giai đoạn) một cách thanh thản bởi vì quá trình phát triển thích hợp đã được giải quyết. Giai đoạn biến đổi có thể dẫn đến những thay đổi chính yếu trong cấu trúc đời sống của họ. Vào những thời điểm này, người nam đang có những khát vọng đến khuôn mẫu lí tưởng của đờ ... c thể thao, giải trí là một đều lí tưởng mà những người cao tuổi hướng đến và thích thú.
- Tham dự những nghĩa vụ xã hội và người công dân. Với một vốn sống phong phú và dày dặn người cao tuổi như là một “pho từ điển sống” luôn mong muốn được truyền thụ lại cho thế hệ sau đặc biệt là con cháu trong gia đình, họ tộc và khu phố.
- Thiết lập những sự chuẩn bị cuộc sống vật chất đầy đủ. Đây cũng là một nhiệm vụ mà nhiều người cao tuổi muốn hướng đến. Đã qua rồi tuổi lao động để mưu sinh, người cao tuổi giờ đây muốn dùng những gì mình đã tích góp được để có một cuộc sống vật chất đầy đủ, không phải lo lắng chuyện mưu sinh nữa.
Grace và Richard (2003) phát triển những nhiệm vụ của giai đoạn người lớn tuổi (Development tasks of Middle Adulthood, Ages 60 +) như sau:
- Duy trì sức khoẻ thể chất.
(Maintaining phisical health)
- Thích nghi với sự yếu đi của thể chất hay đau ốm thường xuyên.
(Adapting to phisical infirmities or permanent impairment)
- Sử dụng thời gian theo ý thích.
(Using time in gratifying ways) 
- Thích nghi với việc mất mát người bạn đời và bạn bè.
(Adapting to losses of partner and friends)
- Giữ lại định hướng hiện tại và tương lai, không lo nghĩ về quá khứ.
(Remaining oriented to present and future, not preoccupied with the past)
- Hình thành quan hệ tình cảm mới.
(Forming new emotional ties)
- Hoán vị vai trò của trẻ em và cháu (như phải trông nom).
Reversing roles of children and grandchildren (as caretakes)
- Tìm kiếm và giữ lại những tương tác xã hội: tình đồng đội ngược lại bị cô lập hay đơn độc.
(Seeking and maintaining social contacts: companionship vs. isolation and loneliness)
- Quan tâm một cách thực tế đến những nhu cầu tình dục và bày tỏ. 
(Attending to sexual needs and (changing) expressions)
- Tiếp tục những công việc và thú vui có ý nghĩa (sử dụng thời gian đem đến sự hài lòng). 
Continuing meaningful work and play (satisfying use of time).
- Sử dụng nguồn tài chính một cách sáng suốt cho bản thân và người khác.
(Using financial resources wisely, for self and others)
- Tích hợp thời gian nghỉ hưu vào kiểu sống mới. 
(Integrating retirement into new lifestile), [31]
Sự suy tàn về thể chất, hoạt động và vai trò xã hội của người cao tuổi ảnh hưởng lớn đến sự phát triển nhận thức và nhân cách của họ
4.3. Một số đặc điểm của hoạt động nhận thức người cao tuổi
Tốc độ của quá trình nhận thức ở người cao tuổi bị giảm sút:
+ Tri giác không toàn vẹn do thị giác giảm sút vì mạch máu nuôi dưỡng võng mạc kém, thính giác sa sút do màng nhĩ mềm, mỏng, xương ốc tai hình bán khuyên trong tai hóa vôi làm cho người cao tuổi kém rung động với âm thanh dẫn đến hiện tượng lãng tai, điếc.
+ Sự sút kém khối lượng chú ý và khả năng tiến hành 3 loại hoạt động cùng lúc bị giảm sút.
Tuy nhiên những người lớn tuổi đánh giá chính xác hơn người trẻ - khi làm trắc nghiệm họ không đoán mà cố gắng trả lời đúng các tiểu nghiệm.
Người cao tuổi bị giảm sút trí nhớ (hay quên). Họ thường bị sút kém đối với các ấn tượng mới, nhưng rất nhớ những việc xảy ra trong quá khứ.
Sự thông thái (Wisdom) phát triển ở người lớn tuổi: Đây là khả năng đưa ra những xét đoán, phán quyết tuyệt vời và lời khuyên về những vấn đề quan trọng cũng như những vấn đề không biết rõ ràng, dễ thay đổi của cuộc sống.
4.4. Đời sống xúc cảm - tình cảm người cao tuổi
Sự phản ứng cảm xúc nhạy bén, tính dễ bị kích động và tính thiếu ổn định dễ làm cho người cao tuổi giận dỗi, có thái độ không khoan nhượng về mặt cảm xúc đối với những lời nhận xét của người khác về mình. Đây cũng là điều dễ hiểu. Lòng tự trọng và cái tôi cá nhân của mỗi người sẽ được định hình, củng cố theo thời gian sống. Nên với độ tuổi của mình, cái tôi và lòng tự tôn của những người cao tuổi lại càng cao, càng lớn nên khi nghe một góp ý của ai đặt biệt là của những người nhỏ tuổi hơn thì phản ứng thông thường của họ là không nghe, khăng khăng với ý kiến của mình,
4.5. Đặc điểm sự phát triển nhân cách người cao tuổi
4.5.1. Tuổi hưu của người lớn tuổi
Khi chuyển từ trạng thái làm việc tích cực, khẩn trương hằng ngày sang trạng thái nghỉ ngơi, tâm lí con người có những biến động đáng kể. Nhiều người cảm thấy khó thích nghi với cuộc sống mới. Người ta cho rằng đây là những năm tháng dễ gây ra các “hội chứng về hưu” ở người lớn tuổi.
- Biểu hiện: Buồn chán, trống trải, thiếu tập trung, dễ cáu gắt, dễ nổi giận. Một số người cảm thấy không được tôn trọng như trước, thiếu tự tin, nghi ngờ người khác v.v
- Nguyên nhân của hội chứng về hưu có nhiều, trong đó những nguyên nhân có tính tâm lí - xã hội là đáng quan tâm hơn cả: xa rời công việc, nếp sống bị đảo lộn, quan hệ xã hội bị thu hẹp, thu nhập bị hạn chế
- Khắc phục: Chuẩn bị trước về mặt tâm lí:
+ Nhận thức được việc nghỉ hưu là quy luật tất yếu.
+ Sống và làm việc tốt suốt trong thời kì đương chức.
+ Chuẩn bị cơ sở vật chất trong điều kiện cho phép.
+ Nuôi dạy con cái tốt và góp phần chuẩn bị nghề nghiệp và việc làm cho con cái.
+ Gia nhập các tổ chức xã hội phù họp để tiếp tục hoạt động trong điều kiện mới.
+ Duy trì một chế độ sinh hoạt hợp lí.
4.5.2. Hướng về cội nguồn, tổ tiên
Gắn bó với đời sống tâm linh, với dòng họ, gia đình để thỏa mãn tâm lí trở về cội nguồn của người lớn tuổi.
Với sự suy nhược về thể chất và sức khỏe, người lớn tuổi dần dần ý thức được hiện trạng “mong manh” của “kiếp người” và đồng thời càng lớn tuổi sự lão hóa càng diễn ra nhanh chóng và rõ rệt hơn. Người lớn tuổi hiểu rằng chuyện tuổi tác nằm ngoài sự kiểm soát của họ. Vì vậy mà nhu cầu cần có một điểm tựa siêu nhiên nào đó được nhen nhóm và ngày một phát triển mạnh ở những người lớn tuổi.
4.5.3. Mối quan tâm đặc biệt đối với con cháu - những người sẽ tiếp nối họ trong tương lai
Hạnh phúc nhất đổi với người già là thấy con cháu mình trưởng thành, tiến bộ, hữu ích cho xã hội. Họ góp phần đắc lực vào việc nuôi dạy con cháu mình trưởng thành và coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn trong những năm sổng còn lại của cuộc đời mình.
4.5.4. Hình thành sự toàn vẹn của cái tôi
-> E. Erikson - hồi tưởng, tự đánh giá về quãng đời đã qua của mình để đạt đến sự toàn vẹn cá nhân (cái tôi).
- Cho phép con người thấy được ý nghĩa trong cuộc sống của mình - thích viết hồi kí
- Hai trạng thái tâm lí xảy ra khi hồi tưởng, tự đánh giá về quãng đời đã qua của mình:
+ Cảm thấy đã sống và đã làm được những điều tốt đẹp trong hoàn cảnh của mình, tự tin, yên tâm sổng với con cháu, chấp nhận sự “ra đi” như là sự kết thúc của cả quãng đời đầy ý nghĩa.
+ Trái lại, cảm thấy hối tiếc vì những cơ hội đã bỏ qua, sự lựa chọn thiếu khôn ngoan của mình dẫn đến bi quan, tuyệt vọng, ít vui sướng và dễ bị bệnh tật. Họ khó chấp nhận sự “ra đi” và mong muốn có cơ hội để làm lại
-> Theo Peck, người già cần phải vượt qua được 3 tiểu cơn khủng hoảng để cho ý thức về toàn vẹn có thể phát triển đầy đủ:
- Cơn tiểu khủng hoảng 1: bao gồm sự tái xác định cái tôi ngoài vai trò nghề nghiệp vốn là điều quy chiếu chủ yếu của nhiều người cho đến khi về hưu.
- Cơn tiểu khủng hoảng 2: gắn với sự chấp nhận thời tàn của sức khỏe và sự hóa già của cơ thể làm cho ta có thể có sự dửng dưng cần thiết.
- Cơn tiểu khủng hoảng 3: cuối cùng phải dẫn người già đến thôi bận tâm đến cải tôi của mình, sự dửng dưng này là điều kiện cơ bản để chấp nhận, không lo sợ về cái chết.
Trong sự thay đổi của thế giới toàn cầu hoá, những biên động của cơ chế thị trường đã khiến cho lóp người cao tuổi gặp càng nhiều khó khăn hơn, nhất là những người tàn tật, cô đơn không nơi nương tựa. Sức khỏe và những trạng thái tâm lí của người lớn tuổi không chỉ phụ thuộc vào chính bản thân họ mà còn phụ thuộc vào môi trường sống của xã hội, vào thái độ cư xử của con cháu, của các thế hệ kế tiếp họ. Sự kính trọng, biết ơn của xã hội, của các thế hệ con cháu là niềm động viên khích lệ rất lớn đối với người lớn tuổi. 
PHẦN TÓM TẮT
Sự giảm sút về thể chất và sức khỏe ở người lớn tuổi ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của họ.
Sự thông thái ở người lớn tuổi giúp họ phán xét và giải quyết tuyệt vời các vấn đề nảy sinh trong công việc và cuộc sống.
Nghỉ hưu là quy luật tất yếu trong giai đoạn người lớn tuổi, sự chuẩn bị cho việc nghỉ hưu và các biện pháp thích hợp hạn chế “khủng hoảng khi về hưu” được người lớn tuổi sử dụng sẽ duy trì sức khỏe, mối quan hệ tình bạn và mức độ hoạt động, ít nhất trong nhiều năm ngay sau khi nghỉ hưu.
Người lớn tuổi góp phần đắc lực vào việc nuôi dạy con, cháu mình trưởng thành và coi đó là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn.
Sức khỏe và những trạng thái tâm lí của người lớn tuổi không chỉ phụ thuộc vào chính bản thân họ mà còn phụ thuộc vào môi trường sống của xã hội, vào thái độ cư xử của con cháu, của các thế hệ kế tiếp họ.
Câu hỏi thảo luân
1. Nêu những tiêu chuẩn để xác định một người đã cao tuổi.
2. Những điều kiện xã hội quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lí người cao tuổi là gì?
3. Những giảm sút về nhận thức ở người cao tuổi cần lưu ý?
4. Đâu là những giá trị mà người cao tuổi thường lựa chọn trong định hướng lối sống của mình?
5. Muốn thỏa mãn trong việc tự đánh giá quãng đời đã qua người cao tuổi cần làm gì?
Bài tập thực hành
Tìm hiểu “hội chứng về hưu” của người cao tuổi.
Khách thể: Chọn khách thể khảo sát tại nơi anh chị đang học tập, hoặc tại nơi anh chị làm việc hoặc sinh sống.
Yêu cầu: Nêu những nguyên nhân và biểu hiện của “hội chứng về hưu” ở người cao tuổi.
Cách thực hiện:
- Xây dựng phiếu câu hỏi lấy ý kiến đánh giá của khách thể khảo sát. Có thể sử dụng thêm các phương pháp điều tra khác như phương pháp quan sát, đàm thoại, sưu tầm tài liệu.
- Tiến hành xin ý kiến phản biện của đồng nghiệp hoặc học viên cùng học về phiếu hỏi.
- Thu thập và xử lí số liệu để viết báo cáo.
- Rút ra các kiến nghị và đề xuất có liên quan đến nội dung nghiên cứu.
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày tóm tắt những đặc điểm tâm lí cơ bản của người cao tuổi.
2. Phân tích đời sống xúc cảm - tình cảm của người cao tuổi.
3. “Khủng hoảng khi về hưu” ảnh hưởng như thế nào đến tâm lí của người cao tuổi và biện pháp phòng ngừa, khắc phục nó như thế nào?
4. Tại sao nói mối quan tâm đặc biệt đối với con cháu - những người sẽ tiếp nối người cao tuổi trong tưorng lai là vấn đề trọng yếu trong tâm lí của độ tuổi này? 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Hoàng Anh (2007), Luận văn Thạc sĩ “trạng định hướng giá trị đạo đức của sinh viên sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Bộ Giáo dục và Đào tạo, Đại học Sư phạm TP. HCM.
2. Côn I. X. (1987), Tâm lý học thanh Người dịch: GS. Phạm Minh Hạc, Ngô Hào Hiệp, Nhà xuất bản Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Văn Đồng (2004), Tâm học phát Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội.
4. Nguyễn Văn Đồng (2007), Tâm lí học phát (Giai đoạn thanh niên đến tuổi già), Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội.
5. Nguyễn Văn Đồng (2008), Tâm lý học phát Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.
6. Đỗ Ngọc Hà (2002), Luận án Tiến sĩ Tâm lí học, “Định hướng giá trị của sinh viên hiện nay”, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
7. Ngô Công Hoàn - chủ biên (1997), Những nghiệm tâm lí, Tập 1 và 2, Nhà xuất bản đại học quốc gia Hà Nội.
8. Phạm Minh Hạc chủ biên (1989), Tâm học, Tập 2, Nhà xuất bản Giáo dục. Lê Văn Hồng (2004), Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học Sư phạm, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
10. Dương Thị Diệu Hoa (2009), Giáo trình Tâm lý học phát triển, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
11. Lê Thị Thanh Mai và Hồ Thiệu Hùng (chủ nhiệm), Trần Thị Thu Mai, Đề tài: “Xây dựng website định hướng chọn ngành, trường Đại học, Cao đăng dự thi phù hợp với sở thích và năng”, Đại học Quốc gia TP.HCM chủ trì, Sở Khoa học và Công nghệ TP. HCM, 11/2005 - 2/2007.
12. Vũ Thị Nho (2008), Tâm lí học phát Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
13. Phan Trọng Ngọ (chủ biên) 2003, Các lý thuyết phát triển tâm lí người, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
14. Phan Trọng Ngọ, Dương Diệu Hoa, Nguyễn Thị Mùi (2000), Tâm lí học hoạt động và khả năng ứng dụng vào lĩnh vực dạy học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
15. Phan Trọng Ngọ, Dương Diệu Hoa, Nguyễn Lan Anh ( 2001), Tâm lí học tuệ, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
16. Petrovski. A.v. (1982), Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm, Tập 1 và 2, Nhà xuất bản Giáo dục.
17. Tổ chức các Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á, Hiệp hội các Trường đại học và Cao đẳng Canada, Khóa Đào tạo Cán bộ Trung tâm Tư vẩn làm ở các Trường đại học, Bangkok, 17/02/2003-07/03/2003.
18. Robert s. Feldman (2003), Những điều trọng yếu trong tâm lí học, Nhà xuất bản thống kê.
19. Robert V. Kail, John c. Cavanaugh (2006), Nghiên cứu về sự phát triển con người, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin.
20. Huỳnh Văn Sơn (chủ biên), (2010), Những vấn đề cơ bản của Tâm lí học lứa tuổi và Tâm lí học sư phạm, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
21. Huỳnh Văn Som (Chủ biên), Trần Thị Thu Mai, Nguyễn Thị Tứ (2012), Giáo trình Tâm học Sư phạm Đại học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
22. Huỳnh Văn Sơn (Chủ biên), Trần Thị Thu Mai, Nguyễn Thị Tứ (2012), Giảo Tâm học Giảo dục Đại học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
23. Huỳnh Văn Sơn và Lê Thị Hân (Chủ biên), Trần Thị Thu Mai, Nguyễn Thị Uyên Thy (2013), Giáo Tâm lí học Đại cương, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
24. Nguyễn Xuân Thức (chủ biên), (2006), Tâm lý học đại cương, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Hà Nội.
25. Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Trần Hữu Luyến, Trần Quốc Thành (1998), Tâm học đại cương, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội. 
26. Weinert Fanz Emanuel (chủ biên), (1998), Sự phát triển nhận thức học tập giảng, Nhà xuât bản Giáo dục.
Tiếng Anh
27. Brehony Katheleen A. (1996), Awakening at midlife, Riverhead Books New York.
28. Bromley D. B. (1977), The Psychology of Human Ageing, Penguin Books.
29. Dusek Jerome B. (1991), Adolescent development and behavior, Prentice - Hall, Inc.
30. Gaudencio V. Aquino & Norma c. Miranda (1991), Introduction to Psychology, National Book Store, INC. Metro Manila, Philippines.
31. Grace J. Craig (1999), Human Development, Prentice - Hall, Inc.
32. Feldman Robert s. (2003), Development across the life span, Prentice - Hall, Inc.
32. Jeffrey s. Turner (1995), Lifespan Development, Harcourt Brace.
33. Mary D’Apice (1989), Noon to Nightfall, Kadena Press. Quezon Citi, Philippines.
34. Papalia Diane E. (2004), Human Development, Me Graw - Hill.
35. Turner Jeffrey s. (1995), Lifespan Development, Harcourt Brace.
36. Zimbardo Philip G. (1992), Psychology and Harper Collins Publishers.
Các trang website
37. 
38. 
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC sư PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
280 An Dương Vương, Phường 4, Quận 5, TP Hồ Chí Minh
Điện thoại: (08)38 301 303 - Fax: (08) 39 381 382
Email: nxb@hcmup.edu.vn - Website: 
GIÁO TRÌNH TÂM LÍ HỌC NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH
TS. TRẦN THỊ THU MAI
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Giám đốc - Tổng biên tập
PGS. TS. NGUYỄN KIM HỒNG
Chịu trách nhiệm bản thảo:
Phó Tổng biên tập
TS. TRẦN HOÀNG
Biên tập
ThS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG
Trình bày:
CÔNG TY TNHH MTV IN KINH TẾ
Sửa bản
NGUYỄN NGỌC DUY
In 500 cuốn khổ 16 X 24 cm tại Công ty TNHH MTV In Kinh tế, 279 Nguyễn Tri Phương, Phường 5, Quận 10, TP.HCM; Đăng ký kế hoạch xuất bản số 846-2013/CXB/01 -96/ĐHSPTPHCM, Quyết định xuất bản số 258/QĐ-NXBĐHSP ký ngày 28 tháng 6 năm 2013. In xong và nộp lưu chiểu quý 2 năm 2013.

File đính kèm:

  • docxgiao_trinh_tam_li_hoc_nguoi_truong_thanh.docx