Bài giảng Lập trình hướng đối tượng - Chương 2: Lớp và đối tượng - Phạm Minh Hoàn

Lớp là khái niệm trung tâm của lập trình hướng đối tượng, nó là sự mở rộng của các khái niệm cấu trúc (struct) của C.

Ngoài các thành phần dữ liệu, lớp còn chứa các thành phần hàm, còn gọi là phương thức (method) hoặc hàm thành viên (member function).

Lớp có thể xem như một kiểu dữ liệu các biến, mảng đối tượng. Từ một lớp đã định nghĩa, có thể tạo ra nhiều đối tượng khác nhau, mỗi đối tượng có vùng nhớ riêng.

 

ppt 123 trang yennguyen 2500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lập trình hướng đối tượng - Chương 2: Lớp và đối tượng - Phạm Minh Hoàn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lập trình hướng đối tượng - Chương 2: Lớp và đối tượng - Phạm Minh Hoàn

Bài giảng Lập trình hướng đối tượng - Chương 2: Lớp và đối tượng - Phạm Minh Hoàn
CHƯƠNG 2: LỚP VÀ ĐỐI TƯỢNG 
Phạm Minh Hoàn 
Bộ môn công nghệ thông tin – Đại học Kinh tế Quốc dân 
Email: hoanpm@neu.edu.vn 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH 
Chương này trình bày những vấn đề sau đây: 
Định nghĩa lớp 
Tạo lập đối tượng 
Truy nhập đến các thành phần của lớp 
Con trỏ đối tượng 
Con trỏ this 
Hàm bạn 
Dữ liệu thành phần tĩnh, hàm thành phần tĩnh 
Hàm tạo, hàm hủy 
Hàm tạo sao chép 
Toán tử tải bội 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
ĐỊNH NGHĨA LỚP 
Lớp là khái niệm trung tâm của lập trình hướng đối tượng, nó là sự mở rộng của các khái niệm cấu trúc (struct) của C. 
Ngoài các thành phần dữ liệu, lớp còn chứa các thành phần hàm, còn gọi là phương thức (method) hoặc hàm thành viên (member function). 
Lớp có thể xem như một kiểu dữ liệu các biến, mảng đối tượng. Từ một lớp đã định nghĩa, có thể tạo ra nhiều đối tượng khác nhau, mỗi đối tượng có vùng nhớ riêng. 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
ĐỊNH NGHĨA LỚP 
Cú pháp: 
class tên_lớp 
{ 
private: 
[Khai báo các thuộc tính] 
[Định nghĩa các hàm thành phần (phương thức)] 
public: 
[Khai báo các thuộc tính] 
[Định nghĩa các hàm thành phần (phương thức)] 
} ; 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
ĐỊNH NGHĨA LỚP 
Thuộc tính là dữ liệu của lớp , phương thức là các hàm tác động lên dữ liệu của lớp đó được gọi là hàm của lớp . 
Dữ liệu và hàm thành viên được gọi chung là các thành phần của lớp . 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
ĐỊNH NGHĨA LỚP 
Các thành phần của lớp được tổ chức thành hai vùng: vùng sở hữu riêng (private) và vùng dùng chung (public) để quy định phạm vi sử dụng của các thành phần . 
Những thành phần thuộc vùng sở hữu riêng chỉ được sử dụng trong phạm vi của lớp, còn những thành phần thuộc vùng dùng chung có thể sử dụng cả ở trong và ngoài lớp. 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
KHAI BÁO DỮ LIỆU THÀNH PHẦN 
Khai báo các thuộc tính (dữ liệu) được thực hiện như khai báo biến có kiểu chuẩn hoặc kiểu ngoài chuẩn đã được định nghĩa trước (cấu trúc, hợp, lớp, ...). 
Thuộc tính của lớp không thể có kiểu chính của lớp đó, nhưng có thể là kiểu con trỏ của lớp này. 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
KHAI BÁO HÀM THÀNH PHẦN 
Các hàm thành phần có thể được xây dựng bên trong hoặc bên ngoài định nghĩa lớp. 
Hàm thành phần đơn giản, có ít dòng lệnh sẽ được viết bên trong định nghĩa lớp như hàm thông thường. 
Hàm thành phần dài thì viết bên ngoài định nghĩa lớp. 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
KHAI BÁO HÀM THÀNH PHẦN 
Cú pháp định nghĩa hàm thành phần ở bên ngoài lớp: 
Kiểu_trả_về_của_hàm Tên_lớp::Tên_hàm(khai báo các tham số) 
{ 
	//Nội dung hàm 
} 
Toán tử :: được gọi là toán tử phân giải miền xác định , được dùng để chỉ ra lớp mà hàm đó thuộc vào. 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
KHAI BÁO HÀM THÀNH PHẦN 
Hàm thành phần có thể không có giá trị trả về (kiểu void) hoặc có thể trả về một giá trị có kiểu bất kỳ, kể cả giá trị kiểu đối tượng, con trỏ đối tượng, tham chiếu đối tượng. 
Tham số của hàm thành phần có thể có kiểu bất kỳ : kiểu chuẩn, kiểu ngoài chuẩn, kiểu đối tượng của chính phương thức, con trỏ hoặc tham chiếu đến kiểu đối tượng này. 
Trong thân hàm thành phần, có thể sử dụng các thuộc tính của lớp, các hàm thành phần khác và các hàm tự do trong chương trình . 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
KHAI BÁO HÀM THÀNH PHẦN 
Chú ý : 
Các thành phần dữ liệu khai báo là private nhằm bảo đảm nguyên lý che dấu thông tin, bảo vệ an toàn dữ liệu của lớp, không cho phép các hàm bên ngoài xâm nhập vào dữ liệu của lớp. 
Các hàm thành phần khai báo là public có thể được gọi tới từ các hàm thành phần public khác trong chương trình. 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
KHAI BÁO HÀM THÀNH PHẦN 
Ví dụ: Định nghĩa lớp để mô tả và xử lý các điểm trên màn hình đồ họa. Lớp được đặt tên là DIEM. 
Các thuộc tính của lớp gồm: 
int x;	// hoành độ (cột) 
int y;	// tung độ (hàng) 
int m;	// màu	 
Các phương thức: 
Nhập dữ liệu của một điểm 
Hiển thị một điểm 
Ẩn một điểm 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
KHAI BÁO HÀM THÀNH PHẦN 
Ví dụ: Xậy dựng lớp DIEM. 
class DIEM 
{ private: 
int x,y,m; 
	public: 
void nhapdl(); 
void hien(); 
void an() 
{ 
	putpixel(x,y,getbkcolor()); 
} 
} ; 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
KHAI BÁO HÀM THÀNH PHẦN 
Ví dụ: Xậy dựng lớp DIEM. 
void DIEM::nhapdl() 
{ 
cout<<”\nNhap hoanh do (cot) va tung do (hang) cua diem:”; 
cin>>x>>y; 
cout<<”\nNhap ma mau cua diem:”; 
cin>>m; 
} 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
KHAI BÁO HÀM THÀNH PHẦN 
Ví dụ: Xậy dựng lớp DIEM. 
void DIEM::hien() 
{ 
int mau_ht; 
mau_ht = getcolor(); 
putpixel(x,y,m); 
setcolor(mau_ht); 
} 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
TẠO LẬP ĐỐI TƯỢNG 
Đối tượng là biến thuộc kiểu lớp. 
Cú pháp khai báo biến đối tượng: 
	Tên_lớp	Danh_sách_biến ; 
Đối tượng cũng có thể khai báo khi định nghĩa lớp theo cú pháp: 
class tên_lớp 
{ 
	... 
} ; 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
TẠO LẬP ĐỐI TƯỢNG 
Mỗi đối tượng sau khi khai báo sẽ được cấp phát một vùng nhớ riêng để chứa các thuộc tính của chúng. 
Không có vùng nhớ riêng để chứa các hàm thành phần cho mỗi đối tượng. 
Các hàm thành phần sẽ được sử dụng chung cho tất cả các đối tượng cùng lớp. 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
TẠO LẬP ĐỐI TƯỢNG 
Truy nhập tới các thành phần của đối tượng : 
Truy nhập đến dữ liệu thành phần: 
	Tên_đối_tượng.Tên_thuộc_tính 
Chú ý: 
Dữ liệu thành phần riêng chỉ có thể được truy nhập bởi những hàm thành phần của cùng một lớp 
Đối tượng của lớp cũng không thể truy nhập. 
Truy nhập đến hàm thành phần của lớp: 
	Tên_đối_tượng.Tên_hàm (Tham_số_thực_sự); 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
TẠO LẬP ĐỐI TƯỢNG 
Ví dụ : 
#include 
#include 
class DIEM 
{ 
private: 
	int x,y ; 
public: 
void nhapsl( ) 
{ 
cout << "\n Nhap hoanh do va tung do cua diem:"; 
cin >>x>>y ; 
} 
void hienthi( ) 
{ 
	cout<<"\n x = " <<x<<" y = "<<y<<endl; 
} 
}; 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
TẠO LẬP ĐỐI TƯỢNG 
Ví dụ : 
//#include 
main() 
{ 
DIEM d1; 
d1.nhapsl(); 
d1.hienthi (); 
getch(); 
DIEM d2; 
d2.x = 10; 
d2.y = 20; 
d2.hienthi(); 
getch(); 
} 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
TẠO LẬP ĐỐI TƯỢNG 
Ví dụ : Viết chương trình nhập hai số nguyên, tìm giá trị lớn nhất của hai số nguyên đó. 
#include 
#include 
#include 
using namespace std; 
class SN 
{ 
int m,n; 
public : 
void nhap( ) 
{ 
cout<<endl<<"\nNhap hai so nguyen: " ; 
cin>>m>>n ; 
} 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
TẠO LẬP ĐỐI TƯỢNG 
Ví dụ : Viết chương trình nhập hai số nguyên, tìm giá trị lớn nhất của hai số nguyên đó. 
int max() 
{ 	 
	return m>n?m:n; 
} 
void hienthi( ) 
{ 
cout<<endl<<"Thanh phan du lieu lon nhat: " 
<<max()<<endl;} 
int getm() {return m;} 
int getn() {return n;} 
}; 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
TẠO LẬP ĐỐI TƯỢNG 
Ví dụ : Viết chương trình nhập hai số nguyên, tìm giá trị lớn nhất của hai số nguyên đó. 
main () 
{ 
SN ob; 
ob.nhap(); 
cout<<endl<< "So nguyen vua nhap la:" 
cout<<ob.getm()<< " - " <<ob.getn(); 
ob.hienthi(); 
getch(); 
} 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
TẠO LẬP ĐỐI TƯỢNG 
Ví dụ : Viết chương trình xây dựng lớp số phức. 
#include 
#include 
class sophuc 
{ 
	float a,b; 
public: 
sophuc(float x, float y) 
{a=x; b=y;} 
sophuc tong(sophuc,sophuc); 
void hienthi(sophuc); 
}; 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
TẠO LẬP ĐỐI TƯỢNG 
Ví dụ : Viết chương trình xây dựng lớp số phức. 
	 sophuc sophuc::tong(sophuc c1, sophuc c2) 
	{ 
sophuc c3; 
c3.a=c1.a + c2.a ; 
c3.b=c1.b + c2.b ; 
return (c3); 
} 
void sophuc::hienthi() 
{ 
	cout<<a<<" + "<<b<<"i"<<endl; 
} 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
TẠO LẬP ĐỐI TƯỢNG 
Ví dụ : Viết chương trình xây dựng lớp số phức. 
void main() 
{ 
clrscr(); 
sophuc d1 (2.1,3.4); 
sophuc d2 (1.2,2.3) ; 
sophuc d3; 
d3 = d3.tong(d1,d2); 
cout<<"d1= ";d1.hienthi(); 
cout<<"d2= ";d2.hienthi(); 
cout<<"d3= ";d3.hienthi(); 
getch(); 
} 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
TẠO LẬP ĐỐI TƯỢNG 
Ví dụ : Viết chương trình xây dựng lớp phân số. 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
MẢNG VÀ CON TRỎ ĐỐI TƯỢNG 
Con trỏ đối tượng: 
Mảng đối tượng chứa danh sách đối tượng. 
	Tên_lớp	Tên_Mảng[n]; 
Con trỏ đối tượng dùng để chứa địa chỉ của biến đối tượng, mảng đối tượng. 
Con trỏ được khai báo như sau: 
	Tên_lớp * Tên_con_ trỏ; 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
MẢNG VÀ CON TRỎ ĐỐI TƯỢNG 
Ví dụ: 
Dùng lớp DIEM, ta có thể khai báo: 
DIEM *p1, *p2, *p3 ;	// Khai báo 3 con trỏ p1, p2, p3 
DIEM d1, d2 ; 	//Khai báo hai đối tượng d1, d2 
DIEM d [20] ; 	// Khai báo mảng đối tượng 
Có thể thực hiện câu lệnh : 
p1 = &d2 ;	//p1 chứa địa chỉ của d2, p1 trỏ tới d2	 
p2 = d ; 	// p2 trỏ tới đầu mảng d 
p3 = new DIEM 	//tạo một đối tượng và chứa địa chỉ của nó vào p3 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
MẢNG VÀ CON TRỎ ĐỐI TƯỢNG 
Để truy xuất các thành phần của lớp từ con trỏ đối tượng, ta viết như sau : 
Tên_con_trỏ -> Tên_thuộc_tính 
Tên_con_trỏ -> Tên_hàm(các tham số thực sự) 
Nếu con trỏ chứa đầu địa chỉ của mảng, có thể dùng con trỏ như tên mảng. 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
MẢNG VÀ CON TRỎ ĐỐI TƯỢNG 
Quy tắc sử dụng thuộc tính của mảng và con trỏ đối tượng: 
Để truy xuất một thuộc tính của đối tượng sử dụng toán tử . hoặc toán tử ->. 
Trong chương trình, không cho phép viết tên thuộc tính một cách đơn độc mà phải viết đi kèm tên đối tượng hoặc tên con trỏ theo các mẫu sau: 
ten_doi_tuong.ten_thuoc_tinh 
ten_con tro->ten_thuoc_tinh 
ten_mang_doi_tuong[chi_so].ten_thuoc_tinh 
ten_con_tro[chi_so].ten_thuoc_tinh 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
MẢNG VÀ CON TRỎ ĐỐI TƯỢNG 
Ví dụ: Viết chương trình quản lý mặt hàng gồm mã hàng và đơn giá bằng định nghĩa lớp. 
#include 
#include 
class mhang 
{ 
int maso; 
float gia; 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
MẢNG VÀ CON TRỎ ĐỐI TƯỢNG 
Ví dụ: Viết chương trình quản lý mặt hàng gồm mã hàng và đơn giá bằng định nghĩa lớp. 
public: 
void Setdata(int a, float b) 
{ 
	maso = a; gia = b; 
} 
void show() 
{ 
cout <<"\nMã số: " << maso << endl; 
cout << "Giá: " << gia << endl; 
} 
}; 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
MẢNG VÀ CON TRỎ ĐỐI TƯỢNG 
Ví dụ: Viết chương trình quản lý mặt hàng gồm mã hàng và đơn giá bằng định nghĩa lớp. 
main() 
{	clrscr(); 
int k; 
cout>k; 
mhang *p = new mhang[k]; 
mhang *d = p; 
int x,i; 
float y; 
cout<<"\nNhap vao du lieu "<<k<<" mat hang :"; 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
MẢNG VÀ CON TRỎ ĐỐI TƯỢNG 
Ví dụ: Viết chương trình quản lý mặt hàng gồm mã hàng và đơn giá bằng định nghĩa lớp. 
for (i = 0; i <k; i++) 
{ 
cout <<"\nNhap ma hang va don gia cho mat hang thu " <<i+1; 
 cin>>x>>y; 
 p -> Setdata(x,y); 
 p++; 
} 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
MẢNG VÀ CON TRỎ ĐỐI TƯỢNG 
Ví dụ: Viết chương trình quản lý mặt hàng gồm mã hàng và đơn giá bằng định nghĩa lớp. 
for (i = 0; i <k; i++) 
{ 
cout<<"\nMat hang thu: "<<(i+1)<<endl; 
d -> show(); 
d++; 
} 
getch(); 
} 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
THAM SỐ CỦA HÀM THÀNH PHẦN CON TRỎ THIS 
Mỗi hàm thành phần của lớp có một tham số ẩn, đó là con trỏ this . Con trỏ this trỏ đến từng đối tượng cụ thể. 
void nhapsl( ) 
{ 
cout<<"\nNhap hoanh do va tung do cua diem:"; 
cin >> this ->x>> this ->y ; 
} 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
THAM SỐ CỦA HÀM THÀNH PHẦN CON TRỎ THIS 
Con trỏ this là tham số thứ nhất của hàm thành phần. Khi một lời gọi hàm thành phần được phát ra bởi một đối tượng thì tham số truyền cho con trỏ this chính là địa chỉ của đối tượng đó. 
Ví dụ: Xét một lời gọi tới hàm nhapsl(): 
DIEM d1 ; 
d1.nhapsl(); 
Trong trường hợp này của d1 thì this =&d1. 
Do đó: 
	this -> nhapsl() chính là d1.nhapsl() 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM BẠN 
Hàm bạn không phải là hàm thành phần của lớp. 
Việc truy nhập tới hàm bạn được thực hiện như hàm thông thường. 
Trong thân hàm bạn của một lớp có thể truy nhập tới các thuộc tính của đối tượng thuộc lớp này . Đây là sự khác nhau duy nhất giữa hàm bạn và hàm thông thường. 
Hàm bạn có thể sử dụng chung cho nhiều lớp. 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM BẠN 
Khai báo hàm bạn: 
Cách 1: Dùng từ khóa friend để khai báo hàm trong lớp và xây dựng hàm bên ngoài như các hàm thông thường (không dùng từ khóa friend) . 
Cách 2: Dùng từ khóa friend để xây dựng hàm trong định nghĩa lớp. 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM BẠN 
Khai báo hàm bạn (cách 1): 
class A 
{ 
private: 
// Khai báo các thuộc tính 
public: 
... 
// Khai báo các hàm bạn của lớp A 
friend void f1 (...); 
friend double f2 (...); 
... 
}; 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM BẠN 
Khai báo hàm bạn (cách 1): 
// Xây dựng các hàm f1,f2 
void f1 (...) 
{ 
	... 
}	 
double f2 (...) 
{ 
	... 
} 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM BẠN 
Khai báo hàm bạn (cách 2): 
class A 
{ 
// Khai báo các hàm bạn của lớp A 
friend void f1 (...) 
{ 
	... 
}	 
friend double f2 (...) 
{ 
	... 
} 
} ; 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM BẠN 
Ví dụ: 
#include 
#include 
class sophuc 
{ 
	float a,b; 
public: 
sophuc() {} 
sophuc(float x, float y) 
{a=x; b=y;} 
friend sophuc tong(sophuc,sophuc); 
friend void hienthi(sophuc); 
}; 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM BẠN 
Ví dụ: 
sophuc tong(sophuc c1, sophuc c2) 
{ 
sophuc c3; 
c3.a=c1.a + c2.a ; 
c3.b=c1.b + c2.b ; 
return (c3); 
} 
void hienthi(sophuc c) 
{ 
	cout<<c.a<<" + "<<c.b<<"i"<<endl; 
} 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM BẠN 
Ví dụ: 
main() 
{ 
clrscr(); 
sophuc d1 (2.1,3.4); 
sophuc d2 (1.2,2.3) ; 
sophuc d3 ; 
d3 = tong(d1,d2); 
cout<<"d1= ";hienthi(d1); 
cout<<"d2= ";hienthi(d2); 
cout<<"d3= ";hienthi(d3); 
getch(); 
} 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM TẠO 
Khái niệm: 
Hàm tạo là một hàm thành phần đặc biệt của lớp làm nhiệm vụ tạo lập một đối tượng mới. 
Chương trình dịch sẽ cấp phát bộ nhớ cho đối tượng, sau đó sẽ gọi đến hàm tạo. Hàm tạo sẽ khởi gán giá trị cho các thuộc tính của đối tượng và có thể thực hiện một số công việc khác nhằm chuẩn bị cho đối tượng mới. 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM TẠO 
Quy tắc xây dựng hàm tạo: 
Tên hàm tạo trùng với tên của lớp. 
Hàm tạo không có kiểu trả về. 
Hàm tạo phải được khai báo trong vùng public. 
Hàm tạo có thể được xây dựng bên trong hoặc bên ngoài định nghĩa lớp. 
Hàm tạo có thể có tham số hoặc không có tham số. 
Trong một lớp có thể có nhiều hàm tạo (cùng tên nhưng khác các tham số). 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM TẠO 
Ví dụ: 
class DIEM 
{ 
private: 
	int x,y; 
public: 
DIEM()	//Ham tao khong tham so 
{ 
	x = y = 0; 
} 
DIEM(int x1, int y1)	//Ham tao co tham so 
{ 
	x = x1; y=y1; 
}	 
//Cac thanh phan khac 
}; 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM TẠO 
Chú ý 1: Nếu lớp không có hàm tạo, chương trình dịch sẽ cung cấp một hàm tạo mặc định không đối, hàm này thực chất không làm gì cả. Như vậy một đối tượng tạo ra chỉ được cấp phát bộ nhớ, còn các thuộc tính của nó chưa được xác định. 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM TẠO 
Ví dụ: 
#include 
#inlcule 
class DIEM 
{ 
private: 
	int x,y; 
public: 
void in() 
{ 
	cout <<”\n” << x <<” ” << y; 
} 
}; 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM TẠO 
Ví dụ: 
main() 
{ 
DIEM d; 
d.in(); 
DIEM *p; 
p= new DIEM [10]; 
clrscr(); 
d.in(); 
for (int i=0;1<10;++i) 
	(p+i)->in(); 
getch(); 
} 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀ ... st Tên_lớp &ob) 
{ 
 	// Các câu lệnh dùng các thuộc tính của đối tượng ob để khởi gán 
	// cho các thuộc tính của đối tượng mới 
} 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM TẠO SAO CHÉP 
Ví dụ: 
class PS 
{ 
private: int t, m; 
public: 
PS(const PS &p) 
{ 
t= p.t; 
m= p.m; 
} 
}; 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM TẠO SAO CHÉP 
Chú ý: 
Nếu lớp không có các thuộc tính kiểu con trỏ hoặc tham chiếu thì dùng hàm tạo sao chép mặc định là đủ. 
Nếu lớp có các thuộc tính con trỏ hoặc tham chiếu, thì hàm tạo sao chép mặc định chưa đáp ứng được yêu cầu. 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM TẠO SAO CHÉP 
Ví dụ: 
class DT 
{ 
private: 
int n; // Bac da thuc 
double *a; // Tro toi vung nho chua cac he so da thuc a0, a1,  
public: 
DT() 
{ 
 	n = 0; a = NULL; 
} 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM TẠO SAO CHÉP 
Ví dụ: 
DT(int n1) 
{ 
n = n1; 
a = new double[n1+1]; 
} 
friend ostream& operator<< (ostream& os,const DT &d); 
friend istream& operator>> (istream& is,DT &d); 
}; 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM TẠO SAO CHÉP 
Bây giờ chúng ta hãy theo dõi xem việc dùng hàm tạo mặc định trong đoạn chương trình sau sẽ dẫn đến sai lầm như thế nào: 
DT d; 
cin >> d; 
/* Nhập đối tượng d gồm: nhập một số nguyên dương và gán cho d.n, cấp phát vùng nhớ cho d.n, nhập các hệ số của đa thức và chứa vào vùng nhớ được cấp phát 
*/ 
DT u(d); 
/* Dùng hàm tạo mặc định để xây dựng đối tượng u theo d. Kết quả: u.n = d.n và u.a = d.a. Như vậy hai con trỏ u.a và d.a cùng trỏ đến một vùng nhớ. 
*/ 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM TẠO SAO CHÉP 
Bây giờ chúng ta hãy theo dõi xem việc dùng hàm tạo mặc định trong đoạn chương trình sau sẽ dẫn đến sai lầm như thế nào: 
DT d; 
cin >> d; 
/* Nhập đối tượng d gồm: nhập một số nguyên dương và gán cho d.n, cấp phát vùng nhớ cho d.n, nhập các hệ số của đa thức và chứa vào vùng nhớ được cấp phát 
*/ 
DT u(d); 
/* Dùng hàm tạo mặc định để xây dựng đối tượng u theo d. Kết quả: u.n = d.n và u.a = d.a. Như vậy hai con trỏ u.a và d.a cùng trỏ đến một vùng nhớ. 
*/ 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM TẠO SAO CHÉP 
Ví dụ: 
#include 
#include 
#include 
class DT 
{ 
private: 
int n; 	// Bac da thuc 
double *a; 	// Tro toi vung nho chua cac he 
 	//so da thuc a0,a1,... 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM TẠO SAO CHÉP 
Ví dụ: 
public: 
DT() 
{ 
this->n=0; this->a=NULL; 
} 
DT(int n1) 
{ 
this->n=n1; 
this->a= new double[n1+1]; 
} 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM TẠO SAO CHÉP 
Ví dụ: 
friend ostream& operator<< 
	(ostream& os,const DT &d); 
friend istream& operator>> 
	(istream& is,DT &d); 
}; 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM TẠO SAO CHÉP 
Ví dụ: 
ostream& operator<< (ostream& os,const DT &d) 
{ 
os <<" Cac he so "; 
for (int i=0; i<=d.n; ++i) 
os << d.a[i]<<" "; 
return os; 
} 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM TẠO SAO CHÉP 
Ví dụ: 
istream& operator>> (istream& is,DT &d) 
{ 
if (d.a != NULL) delete d.a; 
cout >d.n; 
d.a = new double[d.n+1]; 
cout<<"Nhap cac he so da thuc:\n"; 
for (int i=0 ; i<=d.n ; ++i) 
{ 
	cout> d.a[i]; 
} 
return is; 
} 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM TẠO SAO CHÉP 
Ví dụ: 
main() 
{ 
DT d; 
clrscr(); 
cout> d; 
DT u(d); 
cout <<"\nDa thuc d" << d ; 
cout <<"\nDa thuc u" << u ; 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM TẠO SAO CHÉP 
Ví dụ: 
cout > d; 
cout <<"\nDa thuc d" << d ; 
cout <<"\nDa thuc u" << u ; 
cout > u; 
cout <<"\nDa thuc d" << d ; 
cout <<"\nDa thuc u" << u ; 
getch(); 
} 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM HỦY 
Hàm huỷ là một hàm thành phần của lớp, có chức năng ngược với hàm tạo. Hàm huỷ được gọi trước khi giải phóng một đối tượng để thực hiện một số công việc có tính “dọn dẹp” trước khi đối tượng được hủy bỏ, ví dụ giải phóng một vùng nhớ mà đối tượng đang quản lý, xoá đối tượng khỏi màn hình nếu như nó đang hiển thị...Việc hủy bỏ đối tượng thường xảy ra trong 2 trường hợp sau: 
Trong các toán tử và hàm giải phóng bộ nhớ như delete, free... 
Giải phóng các biến, mảng cục bộ khi thoát khỏi hàm, phương thức. 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM HỦY 
Hàm hủy mặc định : 
Nếu trong lớp không định nghĩa hàm huỷ thì một hàm huỷ mặc định không làm gì cả được phát sinh. 
Đối với nhiều lớp thì hàm huỷ mặc định là đủ, không cần đưa vào một hàm huỷ mới. 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM HỦY 
Quy tắc viết hàm hủy : 
Mỗi lớp chỉ có một hàm hủy. 
Hàm hủy không có kiểu, không có giá trị trả về và không có tham số. 
Tên hàm huỷ có một dấu ngã ngay trước tên lớp. 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM HỦY 
Ví dụ : 
class DATHUC 
{ 
private: 
int n; 
double *a; 
public: 
DATHUC() 
{ 
	n = 0; a = NULL;	 
} 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM HỦY 
Ví dụ : 
class DATHUC 
{ 
private: 
int n; double *a; 
public: 
DATHUC(int n1) 
{ 
	n = n1; a = new double [n + 1];	 
} 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM HỦY 
Ví dụ : 
class DATHUC 
{ 
~DATHUC() 
{ 
n = 0; 
delete a; 
} 
}; 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM HỦY 
Ví dụ : 
#include 
class Count 
{   
private: 
static int counter; 
int obj_id; 
public: 
Count(); 
static void display_total(); 
void display(); 
~Count(); 
}; 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM HỦY 
Ví dụ : 
int Count::counter; 
Count::Count() 
{   
counter++; 
obj_id = counter;   
}   
Count::~Count() 
{   
counter--;   
cout<<"Doi tuong "<<obj_id<<" duoc huy bo\n"; 
} 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM HỦY 
Ví dụ : 
void Count::display_total()         
{   
cout <<"So cac doi tuong duoc tao ra la = "<< counter << endl;   
} 
void Count::display() 
{   
	cout << "Object ID la "<<obj_id<<endl;   
} 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM HỦY 
Ví dụ : 
void main()   
{   
Count a1;   
Count::display_total();   
Count a2, a3;   
Count::display_total();   
a1.display();   
a2.display();   
a3.display();   
} 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
BÀI TẬP CHƯƠNG 2 
Bài 1: Xây dựng lớp thời gian Time . Dữ liệu thành phần bao gồm giờ, phút giây. Các hàm thành phần bao gồm: hàm tạo, hàm truy cập dữ liệu, hàm normalize() để chuẩn hóa dữ liệu nằm trong khoảng quy định của giờ (0 giờ < 24) , phút (0 phút <60), giây (0 giây <60), hàm advance(int h, int m, int s) để tăng thời gian hiện hành của đối tượng đang tồn tại, hàm reset(int h, int m, int s) để chỉnh lại thời gian hiện hành của một đối tượng đang tồn tại và một hàm print() để hiển thị dữ liệu. 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
BÀI TẬP CHƯƠNG 2 
Bài 2: Xây dựng lớp Date . Dữ liệu thành phần bao gồm ngày, tháng, năm. Các hàm thành phần bao gồm: hàm tạo, hàm nhập dữ liệu, hàm normalize() để chuẩn hóa dữ liệu nằm trong khoảng quy định của ngày (1 ngày <daysIn(tháng)), tháng (1 tháng < 12), năm (năm 1), hàm daysIn(int) trả về số ngày trong tháng, hàm advance(int y, int m, int d) để tăng ngày hiện lên các năm y, tháng m, ngày d của đối tượng đang tồn tại, hàm reset(int y, int m, int d) để đặt lại ngày cho một đối tượng đang tồn tại và một hàm print() để hiển thị dữ liệu. 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
BÀI TẬP CHƯƠNG 2 
Bài 3: Thực hiện một lớp String . Mỗi đối tượng của lớp sẽ đại diện một chuỗi ký tự. Những thành phần dữ liệu là chiều dài chuỗi, và chuỗi ký tự. Các hàm thành phần bao gồm: hàm tạo, hàm nhập chuỗi, hàm hiển thị chuỗi, hàm character(int i) trả về một ký tự trong chuỗi được chỉ định bằng tham số i. 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
TOÁN TỬ TẢI BỘI 
Định nghĩa: Các toán tử cùng tên thực hiện nhiều chức năng khác nhau được gọi là toán tử tải bội. 
Dạng định nghĩa tổng quát của toán tử tải bội như sau: 
Kiểu_trả_về	operator op(danh sách tham số) 
{ 
	//thân toán tử 
} 
Trong đó: 
Kiểu_trả_về là kiểu kết quả thực hiện của toán tử. 
op là tên toán tử tải bội. 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
TOÁN TỬ TẢI BỘI 
Định nghĩa: operator op(danh sách tham số) gọi là hàm toán tử tải bội, nó có thể là hàm thành phần hoặc là hàm bạn, nhưng không thể là hàm tĩnh. 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
TOÁN TỬ TẢI BỘI 
Danh sách tham số được khai báo tương tự khai báo biến nhưng phải tuân theo những quy định sau: 
Nếu toán tử tải bội là hàm thành phần thì: không có tham số cho toán tử một ngôi và một tham số cho toán tử hai ngôi. Cũng giống như hàm thành phần thông thường, hàm thành phần toán tử có đối đầu tiên (không tường minh) là con trỏ this. 
Nếu toán tử tải bội là hàm bạn thì: có một tham số cho toán tử một ngôi và hai tham số cho toán tử hai ngôi.	 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
TOÁN TỬ TẢI BỘI 
Quá trình xây dựng toán tử tải bội được thực hiện như sau: 
Định nghĩa lớp để xác định kiểu dữ liệu sẽ được sử dụng trong các toán tử tải bội 
Khai báo hàm toán tử tải bội trong vùng public của lớp 
Định nghĩa nội dung cần thực hiện 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
TOÁN TỬ TẢI BỘI 
Chú ý: 
Trong C++ ta có thể đưa ra nhiều định nghĩa mới cho hầu hết các toán tử trong C++, ngoại trừ những toán tử sau đây: 
Toán tử xác định thành phần của lớp (‘.’) 
Toán tử phân giải miền xác định (‘::’) 
Toán tử xác định kích thước (‘sizeof’) 
Toán tử điều kiện 3 ngôi (‘?:’) 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
TOÁN TỬ TẢI BỘI 
Chú ý: 
Mặc dầu ngữ nghĩa của toán tử được mở rộng nhưng cú pháp, các quy tắc văn phạm như số toán hạng, quyền ưu tiên và thứ tự kết hợp thực hiện của các toán tử vẫn không có gì thay đổi. 
Không thể thay đổi ý nghĩa cơ bản của các toán tử đã định nghĩa trước, ví dụ không thể định nghĩa lại các phép toán +, - đối với các số kiểu int, float. 
Các toán tử = , ( ) , [ ] , -> yêu cầu hàm toán tử phải là hàm thành phần của lớp, không thể dùng hàm bạn để định nghĩa toán tử tải bội. 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
TOÁN TỬ TẢI BỘI 
Ví dụ: Xây dựng lớp số phức 
#include 
#include 
class sophuc 
{ 
float a,b; 
public : sophuc() {} 
sophuc(float x, float y) 
{a=x; b=y;} 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
TOÁN TỬ TẢI BỘI 
Ví dụ: Xây dựng lớp số phức 
friend sophuc operator +(sophuc c1, sophuc c2) 
{ 
sophuc c3; 
c3.a= c1.a + c2.a ; 
c3.b= c1.b + c2.b ; 
return (c3); 
} 
void hienthi(sophuc c) 
{ 
cout<<c.a<<" + "<<c.b<<"i"<<endl; 
} 
}; 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
TOÁN TỬ TẢI BỘI 
Ví dụ: Xây dựng lớp số phức 
main() 
{ 
clrscr(); 
sophuc d1 (2.1,3.4); 
sophuc d2 (1.2,2.3) ; 
sophuc d3 ; 
d3 = d1+d2; //d3=d1.operator +(d2); 
cout<<"d1= ";d1.hienthi(d1); 
cout<<"d2= ";d2.hienthi(d2); 
cout<<"d3= ";d3.hienthi(d3); 
getch(); 
} 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
TOÁN TỬ TẢI BỘI 
Ví dụ: Toán tử tải bội trên lớp chuỗi ký tự 
#include 
#include 
#include 
class string 
{ 
	char s[80]; 
public: 
string() { *s='\0'; } 
string(char *p) { strcpy(s,p); } 
char *get() { return s;} 
string operator + (string s2); 
string operator = (string s2); 
int operator < (string s2); 
int operator > (string s2); 
int operator == (string s2); 
}; 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
TOÁN TỬ TẢI BỘI 
Ví dụ: Toán tử tải bội trên lớp chuỗi ký tự 
string string::operator +(string s2) 
{ 
strcat(s,s2.s); 
return *this ; 
} 
string string::operator =(string s2) 
{ 
strcpy(s,s2.s); 
return *this; 
} 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
TOÁN TỬ TẢI BỘI 
Ví dụ: Toán tử tải bội trên lớp chuỗi ký tự 
int string::operator <(string s2) 
{ 
	return strcmp(s,s2.s)<0 ; 
} 
int string::operator >(string s2) 
{ 
	return strcmp(s,s2.s)>0 ; 
} 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
TOÁN TỬ TẢI BỘI 
Ví dụ: Toán tử tải bội trên lớp chuỗi ký tự 
int string::operator ==(string s2) 
{ 
return strcmp(s,s2.s)==0 ; 
} 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
TOÁN TỬ TẢI BỘI 
Ví dụ: Toán tử tải bội trên lớp chuỗi ký tự 
main() 
{ 
clrscr(); 
string o1 ("Trung Tam "), o2 (" Tin hoc"), o3; 
cout<<"o1 = "<<o1.get()<<'\n'; 
cout<<"o2 = "<<o2.get()<<'\n'; 
if (o1 > o2) 
	cout o2 \n"; 
if (o1 < o2) 
	cout << "o1 < o2 \n"; 
if (o1 == o2) 
	cout << "o1 bang o3 \n"; 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
TOÁN TỬ TẢI BỘI 
Ví dụ: Toán tử tải bội trên lớp chuỗi ký tự 
o3=o1+o2; 
cout<<"o3 ="<<o3.get()<<'\n'; //Trung tam tin hoc 
o3=o2; 
cout<<"o2 = "<<o2.get()<<'\n'; //Tin hoc 
cout<<"o3 = "<<o3.get()<<'\n'; //Tin hoc 
if (o2 == o3) 
	cout << "o2 bang o3 \n"; 
getch(); 
} 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
DỮ LIỆU THÀNH PHẦN TĨNH 
Dữ liệu thành phần tĩnh được cấp phát một vùng nhớ cố định. 
Dữ liệu thành phần tĩnh tồn tại ngay cả khi lớp chưa có một đối tượng nào cả. 
Dữ liệu thành phần tĩnh là chung cho cả lớp, nó không phải là riêng của mỗi đối tượng. 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
DỮ LIỆU THÀNH PHẦN TĨNH 
Dữ liệu thành phần tĩnh được khai báo bằng từ khoá static . 
class A 
{ 
private: 
static int ts; // Thành phần tĩnh 
int x; 
... 
}; 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
DỮ LIỆU THÀNH PHẦN TĨNH 
Khi đó, khai báo: 
	A u, v; // Khai báo 2 đối tượng 
Có nghĩa là: 
u.x và v.x có 2 vùng nhớ khác nhau. 
u.ts và v.ts chỉ là một, chúng cùng biểu thị một vùng nhớ 
Thành phần ts tồn tại ngay khi u và v chưa khai báo. 
Biểu thị thành phần tĩnh: A::ts 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
DỮ LIỆU THÀNH PHẦN TĨNH 
Khai báo và khởi gán giá trị cho thành phần tĩnh : 
Thành phần tĩnh sẽ được cấp phát bộ nhớ và khởi gán giá trị đầu bằng một câu lệnh khai báo đặt sau định nghĩa lớp. 
Cú pháp: 
int A::ts;	//Khởi gán cho ts giá trị 0 
int A::ts=12;	//Khởi gán cho ts giá trị 12 
Chú ý: Khi chưa khai báo thì thành phần tĩnh chưa tồn tại. 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
HÀM THÀNH PHẦN TĨNH 
Hàm thành phần tĩnh là chung cho toàn bộ lớp và không lệ thuộc vào một đối tượng cụ thể. 
Hàm thành phần tồn tại ngay khi lớp chưa có đối tượng nào. 
Trong thân hàm thành phần tĩnh chỉ cho phép truy nhập đến dữ liệu thành phần tĩnh . 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
VÍ DỤ THÀNH PHẦN TĨNH 
Ví dụ: 
#include 
#include 
class HDBH 
{ 
private: 
int shd; 
char *tenhang; 
double tienban; 
static int tshd; 
static double tstienban; 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
VÍ DỤ THÀNH PHẦN TĨNH 
Ví dụ (tiếp): 
public: 
static void in() 
{ 
cout <<”\n” <<tshd; 
cout <<”\n” <<tstienban; 
} 
}; 
//Khai báo và khởi gán biến tĩnh tsdh 
int HDBH::tshd=5; 
//Khai báo và khởi gán biến tĩnh tstienban 
double HDBH::tstienban=20000.0; 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
VÍ DỤ THÀNH PHẦN TĨNH 
Ví dụ (tiếp): 
void main() 
{ 
HDBH::in(); 
getch(); 
} 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
BÀI TẬP 
Bài 4: 
	 Xây dựng lớp Sinhvien để quản lý họ tên sinh viên, năm sinh, điểm thi 9 môn học của các sinh viên. Cho biết sinh viên nào được làm khóa luận tốt nghiệp, bao nhiêu sinh viên thi tốt nghiệp, bao nhiêu sinh viên thi lại, tên môn thi lại. Tiêu chuẩn để xét như sau: 
Sinh viên làm khóa luận phải có điểm trung bình từ 7 trở lên, trong đó không có môn nào dưới 5. 
Sinh viên thi tố nghiệp khi điểm trung bình nhỏ hơn 7 và điểm các môn không dưới 5. 
Sinh viên thi lại môn dưới 5. 
Phạm Minh Hoàn - NEU 
BÀI TẬP 
Viết chương trình thực hiện các yêu cầu sau đây: 
Nhập dữ liệu cho các hóa đơn (dùng cấu trúc danh sách liên kết đơn), các thông tin của hóa đơn bao gồm: số hóa đơn, tên hàng, tiền bán. 
Chương trình có sử dụng toán tử new và delete. 
In ra danh sách hóa đơn có sắp xếp theo thứ tự giảm dần của tiền bán. 
Cho biết tổng số hóa đơn và tổng số tiền bán. 
Phạm Minh Hoàn - NEU 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_lap_trinh_huong_doi_tuong_chuong_2_lop_va_doi_tuon.ppt