Bài giảng Luật lao động - Bài 2: Quan hệ pháp luật lao động - Đoàn Thị Phương Diệp
I-KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG
Khái niệm quan hệ pháp luật lao động
Quan hệ pháp luật lao động là các quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng sức lao động của người lao động ở các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, các hợp tác xã, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các gia đình hay cá nhân có thuê mướn lao động, được các quy phạm pháp luật lao động điều chỉnh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luật lao động - Bài 2: Quan hệ pháp luật lao động - Đoàn Thị Phương Diệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Luật lao động - Bài 2: Quan hệ pháp luật lao động - Đoàn Thị Phương Diệp
BÀI 2QUAN HỆ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG 1 I-KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG 2 Khái niệm quan hệ pháp luật lao động Quan hệ pháp luật lao động là các quan hệ phát sinh trong quá trình sử dụng sức lao động của người lao động ở các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, các hợp tác xã, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế và các gia đình hay cá nhân có thuê mướn lao động, được các quy phạm pháp luật lao động điều chỉnh 2. Đặc điểm của quan hệ pháp luật lao động 3 1. Quan hệ pháp luật lao động được thiết lập chủ yếu dựa trên cơ sở giao kết hợp đồng lao động 2. Trong quan hệ pháp luật lao động, người sử dụng lao động có quyền tổ chức, quản lý, kiểm tra, giám sát quá trình lao động của người lao động 4 3. Trong quá trình tồn tại, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật lao động thường có sự tham gia của đại diện tập thể lao động (tổ chức Công đoàn) II- CÁC THÀNH PHẦN CỦA QUAN HỆ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG 5 6 Thành phần của QHPLLĐ Chủ thể Khách thể Nội dung 1.Chủ thể của quan hệ pháp luật lao động 7 Chủ thể của quan hệ pháp luật lao động là các bên tham gia quan hệ pháp luật lao động gồm: người lao động và người sử dụng lao động a) Người lao động 8 Chủ thể của QHPLLĐ Công dân Việt Nam Người nước ngòai 9 Công dân Việt Nam: năng lực pháp luật và năng lực hành vi lao động Năng lực hành vi lao động: thể lực và trí lực, độ tuổi (15 tuổi và dưới 15 tuổi) Một số trường hợp bị hạn chế năng lực pháp luật lao động trong những trường hợp luật định Người nước ngòai: phải có giấy phép lao động (nếu làm việc từ 3 tháng trở lên, thời hạn giấy phép là không quá 24 tháng) b) Người sử dụng lao động 10 Điều 3 Bộ luật lao động quy định: Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân, nếu là cá nhân thì ít nhất phải đủ 18 tuổi, có thuê mướn, sử dụng và trả công lao động năng lực chủ thể của người sử dụng lao động cũng xác định trên hai phương diện: năng lực pháp luật và năng lực hành vi. 11 Năng lực pháp luật của người sử dụng lao động là khả năng pháp luật quy định cho họ có quyền tuyển chọn và sử dụng lao động. Còn năng lực hành vi của người sử dụng lao động là khả năng bằng chính hành vi của mình, người sử dụng lao động có quyền tuyển chọn và sử dụng lao động một cách trực tiếp và cụ thể 2. Nội dung của quan hệ pháp luật lao động 12 Nội dung của quan hệ pháp luật lao động là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật lao động Trong quan hệ pháp luật lao động, không có chủ thể nào chỉ có quyền hoặc chỉ có nghĩa vụ 13 Nội dung của QHPLLĐ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NLĐ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SDLĐ a. Quyền và nghĩa vụ của người lao động 14 a1 - Quyền của người lao động Trong quan hệ pháp luật lao động, người lao động có các quyền cơ bản sau đây: Được trả lương theo số lượng và chất lượng lao động; Được đảm bảo an toàn trong quá trình lao động; Được bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật; Được nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận giữa các bên; Được thành lập hoặc gia nhập tổ chức Công đoàn; Được hưởng phúc lợi tập thể, tham gia quản lý doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, và theo nội quy lao động của đơn vị; Được đình công theo quy định của pháp luật. 15 a2 - Nghĩa vụ của người lao động Trong quan hệ pháp luật lao động, người lao động phải thực hiện các nghĩa vụ cơ bản sau đây: Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và chấp hành nội quy của đơn vị; Thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động và chấp hành kỷ luật lao động; Tuân thủ sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động. Tham gia bảo hiểm xã hội, BH y tế b - Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động 16 b1 - Quyền của người sử dụng lao động Trong quan hệ pháp luật lao động, người sử dụng lao động có các quyền cơ bản sau đây: Quyền tuyển chọn, bố trí và điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, công tác; Quyền được cử đại diện để thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể; Quyền khen thưởng và xử lý vi phạm kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật; Quyền chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp luật định. Quyền đóng cửa tạm thời nơi làm việc 17 b2 - Nghĩa vụ của người sử dụng lao động Trong quan hệ pháp luật lao động, người sử dụng lao động phải thực hiện các nghĩa vụ cơ bản sau đây : Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và các thỏa thuận khác với người lao động; Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động và các điều kiện lao động khác; Đảm bảo kỷ luật lao động; Tôn trọng nhân phẩm và đối xử đúng đắn với người lao động, đồng thời phải quan tâm đến đời sống của họ và gia đình họ. 3. Khách thể của quan hệ pháp luật lao động 18 khi thiết lập quan hệ pháp luật lao động với nhau, các bên đều hướng tới sức lao động của người lao động và đó chính là khách thể của quan hệ pháp luật lao động . III- NHỮNG CĂN CỨ LÀM PHÁT SINH, THAY ĐỔI, CHẤM DỨT QUAN HỆ PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG 19 Cũng như những quan hệ pháp luật khác, quan hệ pháp luật lao động phát sinh, thay đổi, chấm dứt dựa trên cơ sở là các sự kiện pháp lý. Căn cứ vào hệ quả pháp lý ta có ba loại sự kiện pháp lý sau đây: 1- Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật lao động: 20 Sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ pháp luật lao động là sự kiện người lao động vào làm việc tại các đơn vị sử dụng lao động trên cơ sở một hình thức tuyển dụng lao động nhất định 2 - Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật lao động: 21 Sự kiện pháp lý làm thay đổi quan hệ pháp luật lao động là những sự kiện làm thay đổi quyền và nghĩa vụ đã được xác lập trước đó của các chủ thể trong quan hệ này. Sự kiện này có thể xảy ra do: ý chí của cả hai bên chủ thể, hoặc do ý chí của một bên, thậm chí do ý chí của người thứ ba ngoài quan hệ pháp luật lao động 3 - Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật lao động: 22 Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật lao động là những sự kiện mà khi nó xảy ra thì dẫn đến chấm dứt các quyền và nghĩa vụ lao động của các bên Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ lao động 23 Sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ lao động Sự kiện pháp lý Sự biến pháp lý 24 Sự kiện pháp lý có thể xảy ra do ý chí của hai bên chủ thể, một trong hai bên chủ thể, hoặc cũng có thể do ý chí của người thứ ba Sự biến pháp lý là sự kiện người lao động hoặc người sử dụng lao động chết hoặc mất tích theo tuyên bố của tòa án. Trong những trường hợp này, quan hệ pháp luật lao động đương nhiên chấm dứt. 25 Bài tập 1. Ông Nguyễn Văn A đang thực hiện hợp đồng lao động do bị bệnh hiểm nghèo, biết mình không qua khỏi đã viết di chúc để lại cho con trai là công nhân ở một đơn vị khác thừa kế quyền lao động theo hợp đồng của ông với công ty. Thời gian còn lại của hợp đồng là 2 năm tính từ thời điểm mở thừa kế. Hỏi quan hệ giữa con trai ông A và công ty có phát sinh quan hệ lao động không? Tại sao? Luật lao động quy định vấn đề này như thế nào? 2. Một nam lao động, 45 tuổi, tốt nghiệp đại học, là thương binh cụt tay thuận và bị mù một mắt, muốn làm việc trong một doanh nghiệp có được không? Pháp luật lao động quy định vấn đề này như thế nào? 3. Có các quan hệ pháp luật lao động nào? Quan hệ pháp luật lao động tập thể là gì? Quan hệ pháp luật lao động cá nhân là gì? 26 3. Sinh viên A đi thực tập theo giới thiệu của cơ quan tại ngân hàng X, quan hệ giữa sinh viên A và ngân hàng có phải là quan hệ pháp luật lao động hay không? Tại sao? 4. Trường đào tạo nghề Hoa Mai thỏa thuận với doanh nghiệp M cho 50 học sinh của mình thực tập tay nghề tại phân xưởng cơ khí của doanh nghiệp. Trong thời gian tập nghề, những học sinh này được trực tiếp làm ra các sản phẩm. Mỗi tháng doanh nghiệp trả cho học sinh 1 triệu đồng và trả cho trường 200.000đ/học sinh. Hỏi quan hệ giữa học sinh và doanh nghiệp có phải là quan hệ pháp luật lao động hay không? Tại sao? 5. Doanh nghiệp A thông báo tuyển dụng 100 lao động. Theo yêu cầu của doanh nghiệp, người dự tuyển phải làm việc 1 tháng với tư cách là người học nghề rồi mới được ký hợp đồng chính thức. Hỏi quan hê pháp luật lao động giữa doanh nghiệp với những lao động này đã hình thành trong khoảng thời gian 1 tháng này chưa? Tại sao? 27 Câu 6. Chị A được tuyển dụng vào làm việc có thời hạn cho doanh nghiệp X, chủ doanh nghiệp đặt điều kiện là trong hai năm đầu tiên làm việc chị không được mang thai và sinh con. Điều kiện này được ghi thành một điều khỏan trong hợp đồng. Hỏi, điều kiện này của chủ doanh nghiệp có phù hợp với quy định của pháp luật được hay không ? Tại sao ? Câu 7. Tình huống tương tự với người lao động nam và điều kiện là không được kết hôn trong hai năm đầu tiên từ thời điểm bắt đầu làm việc. Hỏi, điều kiện này của chủ doanh nghiệp có phù hợp với quy định của pháp luật hay không ? Tại sao ?
File đính kèm:
- bai_giang_luat_lao_dong_bai_2_quan_he_phap_luat_lao_dong_doa.ppt