Bài giảng Luật hành chính - Bài 5: Cán bộ, công chức, viên chức

Mục tiêu bài giảng

Hiểu và phân biệt được ba khái niệm: cán bộ, công chức và viên chức.

Nắm được quy chế pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức.

Biết đánh giá và vận dụng pháp luật về CB, CC, VC để giải quyết các tình huống thực tiễn.

 

pptx 158 trang yennguyen 5840
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luật hành chính - Bài 5: Cán bộ, công chức, viên chức", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Luật hành chính - Bài 5: Cán bộ, công chức, viên chức

Bài giảng Luật hành chính - Bài 5: Cán bộ, công chức, viên chức
LUẬT HÀNH CHÍNH 
Khoa Luật Hành chính – Nhà nước 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Bài:CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Những người sau đây là ai? 
Cán bộ? 
Công chức? 
Viên chức? 
Khác? 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Những người sau đây là ai? 
Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng 
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Những người sau đây là ai? 
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc 
Chủ tịch UBTƯMTTQVN Nguyễn Thiện Nhân 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Những người sau đây là ai? 
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng 
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Đỗ Đức Duy 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Những người sau đây là ai? 
Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng 
Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Thành Phong 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Những người sau đây là ai? 
Tổng giám đốc VTV 
Trần Bình Minh 
Tổng giám đốc AVG 
Trần Đăng Tuấn 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Những người sau đây là ai? 
Hiệu trưởng Đại học Luật TP. HCM GS. TS Mai Hồng Quỳ 
Hiệu trưởng Đại học Hoa Sen TS. Bùi Trân Phượng 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Những người sau đây là ai? 
Tổng thư ký Hội Sử học Việt Nam, ĐBQH Dương Trung Quốc 
Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Sơn 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM 
Mục tiêu bài giảng 
Hiểu và phân biệt được ba khái niệm: cán bộ, công chức và viên chức. 
Nắm được quy chế pháp lý của cán bộ, công chức, viên chức. 
Biết đ ánh giá và vận dụng pháp luật về CB, CC, VC để giải quyết các tình huống thực tiễn. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Văn bản pháp luật 
Luật cán bộ, công chức 2008; 
Luật Viên chức 2010; 
Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 của Chính phủ quy định những người là công chức; 
Nghị định 24/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/3/2010 về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức ( được sđ,bs bởi Nghị định 93/2010/NĐ-CP) 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Văn bản pháp luật 
Nghị định 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12 tháng 4 năm 2012 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. 
Nghị định 112/2011/NĐ-CP ngày 05/12/2011 của CP về công chức xã, phường, thị trấn. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Văn bản pháp luật 
Nghị định 34/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/5/2011 quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức; 
Nghị định 27/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06/4/2012 quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Những nội dung chính 
I. Cán bộ, công chức 
1.1 Khái niệm CB, CC 
1.2 Công vụ 
1.3 Quy chế pháp lý chung của CB, CC 
1.4 Tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức 
II. Viên chức 
2.1 Khái niệm VC 
2.2 Quy chế pháp lý của viên chức 
2.3 Tuyển dụng, sử dụng, quản lý viên chức 
III. Trách nhiệm kỷ luật của công chức, viên chức 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
 CÁN BỘ, CÔNG CHỨC 
1.1. Khái niệm cán bộ, công chức 
	 a. Cán bộ 
	 C án bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. 
	 (K1 Điều 4 Luật CB, CC năm 2008 ) 
Các đặc trưng của cán bộ: 
Là công dân Việt Nam; 
Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm g iữ chức vụ , chức danh nhất định; 
Làm việc theo nhiệm kỳ; 
Các đặc trưng của cán bộ: 
Làm việc trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, cơ quan nhà nước và tổ chức chính trị- xã hội ; 
	 (không bao gồm những người giữ chức vụ nhưng làm việc trong doanh nghiệp nhà nước) 
Làm việc tại các cơ quan cấp huyện trở lên. 
Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Là cán bộ: 
Tổng Bí Thư guyễn Phú Trọng 
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Là cán bộ: 
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc 
Chủ tịch UBTƯMTTQVN Nguyễn Thiện Nhân 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Phó Thủ tướng Chính phủ 
Trịnh Đình Dũng 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Là cán bộ 
Bí thư Thành ủy TP. HCM Đinh La Thăng 
Chủ tịch UBND TP. HCM Nguyễn Thành Phong 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
b. Công chức 
	 L à công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng CSVN , Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở TƯ , cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc QĐND mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc CAND mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của ĐCSVN , NN , tổ chức CT-XH (gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ NSNN 
	 ( K2 Đ4 và K1 Đ32 Luật CB, CC năm 2008 ) 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Đặc trưng của công chức 
Là công dân Việt Nam; 
Đ ược tuyển dụng vào biên chế, bổ nhiệm vào ngạch , chức vụ, chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ; 
L àm việc thường xuyên theo chuyên môn nghiệp vụ; 
Làm việc tại các cơ quan cấp huyện trở lên. 
Trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Đặc trưng của công chức: 
Làm việc trong các cơ quan của : 
 Đảng cộng sản Việt Nam, 
Tổ chức chính trị - xã hội, 
Cơ quan nhà nước, 
Quân đội nhân dân, 
Công an nhân dân, 
Bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Ai là công chức? 
	 Nghị định 06/2010/NĐ-CP ngày 25 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ quy định những người là công chức. 
Là công chức: 
Phó Chánh án TANDTC Nguyễn Sơn 
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Đỗ Đức Duy 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Những người sau đây là ai? 
Hiệu trưởng ĐH Luật TP. HCM GS. TS Mai Hồng Quỳ 
Tổng Giám đốc VTV Trần Bình Minh 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
c. Cán bộ cấp xã 
	 Cán bộ xã, phường, thị trấn (tức cán bộ cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội. 
	 (K3 Đ4 Luật CB, CC 2008) 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Cán bộ cấp xã bao gồm: (K2Đ61 Luật CB, CC 2008) 
Bí thư, Phó Bí thư Đảng uỷ; 
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; 
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân; 
Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; 
Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Cán bộ cấp xã bao gồm: 
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; 
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam 
	 (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam) ; 
Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Là ai? 
Phó Trưởng Công an xã 
Phó Chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ xã 
Phó Chỉ huy trưởng quân sự xã 
Chủ tịch Hội người cao tuổi xã 
Trả lời: 
Cán bộ ở cấp xã gồm có: 
Cán bộ chuyên trách 
Cán bộ không chuyên trách 
Sự khác nhau giữa hai đối tượng trên? 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
d. Công chức cấp xã: 
	 Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. 
	 (K3Đ4 Luật CB, CC năm 2008) 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Công chức cấp xã bao gồm: (K3Đ61 Luật CB,CC) 
Trưởng Công an; 
Chỉ huy trưởng Quân sự; 
Văn phòng - thống kê; 
Địa chính - XD- Đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc ĐC- NN – XD và MT (đối với xã); 
Tài chính - kế toán; 
Tư pháp - hộ tịch; 
Văn hóa - xã hội. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Lưu ý: 
CB, CC cấp xã bao gồm cả CB, CC được luân chuyển, điều động, biệt phái về cấp xã. 
CC cấp xã do cấp huyện quản lý. 
CB, CC cấp xã là một dạng CB, CC, và đây là một khái niệm độc lập đối với khái niệm CB và khái niệm CC. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
1.2. Công vụ 
a. Khái niệm công vụ 
Theo nghĩa rộng ; 
Theo nghĩa hẹp ; 
Khái niệm pháp lý . 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Theo nghĩa rộng: 
	 Công vụ là các hoạt động nhằm phục vụ lợi ích chung của xã hội trong các tổ chức và cộng đồng xã hội có quy mô khác nhau, mang tính nhà nước hoặc phi nhà nước , trong cơ quan nhà nước, trong các doanh nghiệp hoặc tổ chức xã hội v.v... 
Theo nghĩa hẹp: 
	 Công vụ là hoạt động mang tính nhà nước nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước vì lợi ích xã hội, lợi ích nhà nước, lợi ích chính đáng của các tổ chức và cá nhân. 
Khái niệm pháp lý: 
	 “Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức theo quy định của Luật này và các quy định khác có liên quan”. 
	 (Điều 2 Luật CB CC 2008) 
Nội hàm của KN này hẹp hơn so với cách hiểu theo Pháp lệnh CB, CC 1998. 
Các đặc trưng của công vụ 
Về phạm vi hoạt động công vụ: 
	 Bao gồm: công vụ của Đảng, công vụ Nhà nước và công vụ của các tổ chức CT –XH. 
Trước 2008: công vụ NN bao gồm hoạt động của các cơ quan, đơn vị thuộc khối hành chính và sự nghiệp ; 
Hiện nay: chỉ gồm hoạt động của CB, CC trong các cơ quan của Đảng, NN và tổ chức CT - XH. 
Về mục đích của hoạt động công vụ  
	 Nhằm thực hiện các nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và của các tổ chức chính trị - xã hội. 
Về tính chất của công vụ :  
Công vụ có tính chính trị; 
Hoạt động công vụ là hoạt động có tính nghề nghiệp; 
Hoạt động công vụ là hoạt động phi lợi nhuận . 
c. Nguyên tắc của công vụ 
Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật. 
Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.                 
Công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền và có sự kiểm tra, giám sát. 
Bảo đảm tính hệ thống, thống nhất, liên tục, thông suốt và hiệu quả. 
Bảo đảm thứ bậc hành chính và sự phối hợp chặt chẽ. 
(Điều 3 Luật CB, CC 2008) 
1.3. Quy chế pháp lý chung của cán bộ, công chức 
Khái niệm: 
	 Là tổng thể các quyền , nghĩa vụ và những bảo đảm để cán bộ, công chức thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý của mình. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
a. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức 
	Câu hỏi: 
	 Tên của chương II Luật Cán bộ, công chức 2008 là “Nghĩa vụ và quyền của cán bộ, công chức” . Anh (chị) suy nghĩ như thế nào về điều đó? 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân; 
	 (Điều 8 Luật CB, CC 2008) 
Trong thi hành công vụ; 
	 (Điều 9 Luật CB, CC 2008) 
Nghĩa vụ của CB, CC là người đứng đầu. 
	 	 (Điều 10 Luật CB, CC 2008) 
a. Nghĩa vụ của cán bộ, công chức 
Nghĩa vụ đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân 
Trung thành với Đảng CSVN, Nhà nước CHXHCNVN, bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia. 
Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân. 
Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân. 
Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Nghĩa vụ trong thi hành công vụ: 
Thực hiện đúng, đầy đủ và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao. 
Có ý thức tổ chức kỷ luật, nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; báo cáo người có thẩm quyền khi phát hiện hành vi VPPL trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; bảo vệ bí mật nhà nước. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Nghĩa vụ trong thi hành công vụ: 
3. Chủ động và phối hợp chặt chẽ trong thi hành công vụ; giữ gìn đoàn kết trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. 
4. Bảo vệ, quản lý và sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài sản nhà nước được giao. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Nghĩa vụ trong thi hành công vụ: 
Chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Câu hỏi: 
	 Ý kiến của anh (chị) về nghĩa vụ của cán bộ, công chức quy định tại Khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức 2008? 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Nghĩa vụ trong thi hành công vụ: 
Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Nghĩa vụ của CB, CC là người đứng đầu 
Chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. 
Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn việc thi hành công vụ của CB, CC. 
Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng, chống quan liêu, tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong cơ quan, tổ chức, đơn vị. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Nghĩa vụ của CB, CC là người đứng đầu 
Tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ cơ sở, văn hóa công sở trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; xử lý kịp thời, nghiêm minh CB, CC thuộc quyền quản lý có hành vi vi phạm kỷ luật, pháp luật, có thái độ quan liêu, hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà cho công dân. 
Giải quyết kịp thời, đúng pháp luật, theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của cá nhân, tổ chức 
Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
b. Quyền của CB, CC 
Quyền được bảo đảm các điều kiện thi hành công vụ (Đ11) 
Quyền được hưởng lương và các chế độ liên quan đến tiền lương (Đ12) 
Quyền nghỉ ngơi (Đ13) 
Các quyền khác của cán bộ, công chức 
	 	 ( Đ14) 
c. Những việc CB, CC không được làm 
Liên quan đến đạo đức công vụ: 
	(Điều 18 Luật CB, CC 2008) 
Liên quan đến bí mật nhà nước: 
	(Điều 19 Luật CB, CC 2008) 
Những việc khác CB, CC không được làm 
	(Điều 20 Luật CB, CC 2008) 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Liên quan đến đạo đức công vụ, CB, CC không được: 
Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc hoặc tham gia đình công. 
Sử dụng tài sản của nhà nước và của nhân dân trái pháp luật. 
Lợi dụng, lạm dụng nhiệm vụ, quyền hạn; sử dụng thông tin liên quan đến công vụ để vụ lợi. 
Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Liên quan đến bí mật nhà nước, CB, CC không được: 
Tiết lộ thông tin liên quan đến bí mật nhà nước dưới mọi hình thức. 
CB, CC làm việc ở ngành, nghề có liên quan đến bí mật nhà nước thì trong thời hạn ít nhất là 05 năm, kể từ khi có quyết định nghỉ hưu, thôi việc, không được làm công việc có liên quan đến ngành nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm cho tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
	Ngoài ra, CB, CC còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật Phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Điều 37 Luật Phòng chống tham nhũng 2005 (sđ, bs năm 2012)  Cá ...  
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
c. Quản lý viên chức 
Xem: 
Luật Viên chức 2010 
Nghị định 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/4/2012 về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
III. Trách nhiệm kỷ luật của cán bộ, công chức, viên chức 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
3.1. Khái niệm, đặc điểm của trách nhiệm kỷ luật 
a. Khái niệm: 
Kỷ luật là gì? 
 	 Là tổng thể các quy định nhằm bảo đảm trật tự, nền nếp hoạt động nội bộ của mọi cơ quan, tổ chức của Nhà nước và của xã hội nói chung, cũng như sự tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định đó. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Trách nhiệm kỷ luật 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
	Là việc áp dụng những hậu quả bất lợi đối với những cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị xử lý kỷ luật. 
b. Đặc điểm của TNKL 
Cơ sở của trách nhiệm kỷ luật là vi phạm kỷ luật và những VPPL khác mà theo quy định phải bị xử lý kỷ luật . 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Công chức 
Vi phạm kỷ luật 
	Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp của công chức trong thi hành công vụ; những việc công chức không được làm 
VPPL khác 
VPPL bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật; 
Vi phạm quy định của PL về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của PL liên quan đến công chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu TNHS. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Viên chức 
Vi phạm kỷ luật 
Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, những việc viên chức không được làm quy định tại Luật Viên chức. 
Vi phạm các nghĩa vụ khác cam kết trong hợp đồng làm việc đã ký kết với đơn vị sự nghiệp công lập. 
VPPL khác 
VPPL bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật; 
Vi phạm quy định của PL về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bình đẳng giới; phòng chống tệ nạn mại dâm và các quy định khác của PL liên quan đến viên chức nhưng chưa đến mức bị truy cứu TNHS. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
b. Đặc điểm của TNKL 
Đối tượng áp dụng trách nhiệm kỷ luật là cán bộ, công chức, viên chức. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Câu hỏi: 
	 X là nữ công nhân làm việc tại Nhà máy chế biến nông sản sau thu hoạch K. Trong giờ làm việc, X nhờ một nữ công nhân khác trông giùm mẻ sản phẩm mà cô chịu trách nhiệm phơi sấy rồi tranh thủ đi gội đầu trước cổng nhà máy. Khi X quay trở lại phân xưởng, mẻ sản phẩm đã bị cháy đen do đồng nghiệp của cô thao tác sai trong quá trình điều khiển máy sấy. 
	Hỏi, trách nhiệm kỷ luật đặt ra đối với X có phải là trách nhiệm kỷ luật nhà nước không? Tại sao? 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
b. Đặc điểm của TNKL 
 Giữa người có thẩm quyền ra quyết định kỷ luật và cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật có quan hệ trực thuộc về mặt tổ chức . 
	 TNKL có tính chất nội bộ . 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
b. Đặc điểm của TNKL 
 TNKL có thể được áp dụng đồng thời với các dạng trách nhiệm hình sự, hành chính, vật chất. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
b. Đặc điểm của TNKL 
 Thủ tục truy cứu trách nhiệm kỷ luật là thủ tục hành chính . 
 Kết quả của việc truy cứu trách nhiệm kỷ luật là quyết định xử lý kỷ luật của người có thẩm quyền. 
 Trách nhiệm kỷ luật để lại “án tích”. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
3.2. Các hình thức xử lý kỷ luật 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
CÁN BỘ 
Khiển trách; 
Cảnh cáo; 
Cách chức; 
Bãi nhiệm 
(Điều 78 Luật CB, CC 2008) 
Câu hỏi: 
Tại sao hình thức xử lý kỷ luật nặng nhất đối với cán bộ là bãi nhiệm? 
Có thể áp dụng hình thức kỷ luật bãi nhiệm đối với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ không? Tại sao? 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
K7 Đ70 Hiến pháp năm 2013 
	Quốc hội “ phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng CP, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ” 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
K2 Đ88 Hiến pháp năm 2013: 
	 Chủ tịch nước “căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ” 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
3.2. Các hình thức xử lý kỷ luật 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
CÔNG CHỨC: 
Khiển trách; 
Cảnh cáo; 
Hạ bậc lương; 
Giáng chức; 
Cách chức; 
Buộc thôi việc 
(Đ79 Luật CB, CC 2008) 
VIÊN CHỨC 
Khiển trách; 
Cảnh cáo; 
Cách chức; 
Buộc thôi việc 
(Đ52 Luật VC 2010) 
Câu hỏi: 
	 Tại sao không áp dụng hai hình thức kỷ luật “hạ bậc lương” và “giáng chức” đối với viên chức? 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
	Thông tư 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức và người lao động. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Thời gian kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên (K3 Đ2 TT08/2013/TT-BNV) 
12THÁNG: nếu bị kỷ luật CÁCH CHỨC 
06 THÁNG: nếu bị kỷ luật CẢNH CÁO 
03 THÁNG : nếu bị kỷ luật KHIỂN TRÁCH 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
3.3. Nguyên tắc xử lý kỷ luật 
Điều 2 Nghị định 34/2011/NĐ-CP 
 Mỗi hành vi VPPL chỉ bị xử lý một hình thức kỷ luật. 
Nếu có nhiều hành vi VPPL thì bị xử lý KL về từng HVVP và chịu hình thức KL nặng hơn một mức so với hình thức KL áp dụng đối với HVVP nặng nhất , trừ trường hợp có HVVP phải xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Bài tập: 
	 Ông Nguyễn Văn M là Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh H. Đầu tháng 2 năm 2016, ông đã dùng xe ô tô của bệnh viện chở cả gia đình thông gia đi lễ chùa. Cuối tháng 2 năm 2016, Giám đốc Sở Y tế tỉnh H ra quyết định luân chuyển ông về làm Trưởng phòng quản lý khám chữa bệnh của Sở nhưng ông phản đối. Ông kiên quyết không bàn giao công việc cho Giám đốc mới được bổ nhiệm của bệnh viện. 
	Hãy xác định hình thức kỷ luật đối với ông M? 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Đáp án: 
Ông Nguyễn Văn M có hai hành vi vi phạm kỷ luật: 
Sử dụng tài sản công trái pháp luật (K5 Đ9 Nghị định 34/2011/ NĐ-CP): Khiển trách 
Không chấp hành quyết định điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền (K3 Đ10 Nghị định 34/2011/NĐ-CP): Cảnh cáo. 
Hình thức kỷ luật chung được áp dụng đối với ông M: 
Hạ bậc lương 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Trong thời gian đang thi hành quyết định kỷ luật lại tiếp tục có HVVPPL thì: 
Nếu HV mới bị xử lý KL ở hình thức nhẹ hơn hoặc bằng so với hình thức kỷ luật đang thi hành thì áp dụng hình thức KL nặng hơn một mức so với hình thức KL đang thi hành ; 
Nếu HV mới bị xử lý kỷ luật ở hình thức nặng hơn so với hình thức KL đang thi hành thì áp dụng hình thức KL nặng hơn một mức so với hình thức KL áp dụng đối với hành vi VPPL mới . 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Bài tập: 
	 Bà Phan Thị V là bác sỹ bệnh viện đa khoa tỉnh H. Tháng 3 năm 2016, trong khi đang chấp hành quyết định kỷ luật cảnh cáo về hành vi tự ý nghỉ việc 6 ngày liên tiếp mà không có lý do chính đáng, bà lại tiếp tục có hành vi gây mất đoàn kết trong đơn vị. 
	Anh (chị) hãy xác định hình thức kỷ luật chính thức được áp dụng đối với bà V? 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Đáp án: 
Hành vi vi phạm mới “gây mất đoàn kết trong đơn vị” : Khiển trách (K5 Đ10 Nghị định 27/2012/NĐ-CP) 
Hình thức kỷ luật đang chấp hành: Cảnh cáo 
Hình thức kỷ luật chính thức được áp dụng đối với bà V: Buộc thôi việc. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
3.4. Các trường hợp được miễn TNKL 
Công chức 
Bị mất năng lực hành vi dân sự khi VPPL. 
Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại K5 Đ9 Luật CB, CC. 
VPPL trong tình thế bất khả kháng khi thi hành công vụ 
	(Đ5 NĐ 34/2011/NĐ-CP) 
Viên chức 
Bị mất năng lực hành vi dân sự khi VPPL. 
VPPL trong tình thế bất khả kháng khi thi hành công vụ. 
	 (Đ6 NĐ27/2012/NĐ-CP) 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Tình huống: 
	 Ngày 9/10/2015, ông Nguyễn Văn Yên – Chủ tịch UBND huyện K đã gọi điện cho ông Lê Văn Minh – Chủ tịch UBND xã G, huyện K đề nghị ông này cấp giấy đăng ký kết hôn cho cháu gái của mình. Biết rằng cháu ông chưa đầy 17 tuổi và đang mang thai. Biết cấp dưới lo ngại, ông Yên hứa với ông Minh: “Nếu có điều gì xảy ra, tôi sẽ chịu trách nhiệm”. Ông Minh đã chấp nhận lời đề nghị của cấp trên. 
 	Theo anh (chị), có thể xử lý kỷ luật ông Minh không? Tại sao? 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Câu hỏi: 
	 Điểm khác biệt về các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật của công chức và viên chức? Tại sao lại có sự khác biệt đó? 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
3.5. Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật 
Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cho phép; 
Đang trong thời gian điều trị có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền. 
CC, VC nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. 
Đang bị tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của CQ có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi VPPL. 
(Đ4 Nghị định 34/2011/NĐ-CP; Đ5 NĐ 27/2012/NĐ–CP) 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
3.6. Thời hiệu xử lý kỷ luật 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm cho đến thời điểm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật. 
	(Đ80 Luật CB, CC; Đ53 Luật VC) 
3.7. Thời hạn xử lý kỷ luật 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Không quá 02 tháng, 
kể từ ngày phát hiện vi phạm đến ngày ra quyết định xử lý kỷ luật 
Có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 
04 tháng 
3.8. Thẩm quyền xử lý kỷ luật 
Chủ thể vi phạm kỷ luật 
Chủ thể có thẩm quyền xử lý 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý 
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền 
 bổ nhiệm 
Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý 
Người đứng đầu cơ quan quản lý hoặc cơ quan được phân cấp quản lý 
3.8. Thẩm quyền xử lý kỷ luật 
Chủ thể vi phạm kỷ luật 
Chủ thể có thẩm quyền xử lý 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Viên chức quản lý 
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền 
 bổ nhiệm 
Viên chức không giữ 
chức vụ quản lý 
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý 
viên chức 
3.9. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Người vi phạm làm bản tự kiểm điểm 
Cơ quan, đơn vị tổ chức họp kiểm điểm 
Thành lập & tổ chức họp Hội đồng kỷ luật 
Quyết định kỷ luật 
Thi hành quyết định 
kỷ luật 
Hội đồng kỷ luật 
Vai trò của Hội đồng kỷ luật: 
	 Tư vấn cho người có thẩm quyền về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với người có hành vi vi phạm pháp luật. 
Câu hỏi: 
	Tại sao trong quy trình xử lý kỷ luật công chức, viên chức phải thành lập hội đồng kỷ luật? 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Tình huống: 
	 Ông Nguyễn Văn A là chuyên viên của Sở Tư pháp tỉnh C. Ngày 25/12/2015, A bị Tòa án tuyên phạt 7 năm tù về tội tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam. Sau khi có bản án của Tòa án, Giám đốc sở Tư pháp tỉnh C đã ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với A mà không thành lập Hội đồng kỷ luật. 
	Theo anh (chị), việc người có thẩm quyền không thành lập Hội đồng kỷ luật có trái với quy định của pháp luật không? 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Những trường hợp không cần thành lập Hội đồng kỷ luật 
Công chức 
Có hành vi VPPL bị phạt tù mà không được hưởng án treo. 
CC giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã có kết luận về hành vi VPPL của cấp ủy, tổ chức Đảng theo quy định phân cấp quản lý CB, CC của BCHTW. 
(K2 Đ17 NĐ34/2011/NĐ-CP) 
Viên chức 
Có hành vi VPPL bị phạt tù mà không được hưởng án treo. 
Bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng. 
(K2 Đ16 NĐ 27/2012/NĐ-CP) 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Thành phần Hội đồng kỷ luật 
Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý 
Chủ tịch HĐ là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu CQ quản lý CC hoặc CQ được phân cấp quản lý CC. 
Một ủy viên HĐ là đại diện Ban chấp hành công đoàn của CQ quản lý công chức hoặc CQ được phân cấp quản lý CC. 
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý 
Chủ tịch HĐ là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu CQ quản lý công chức hoặc CQ được phân cấp quản lý CC. 
Một ủy viên HĐ là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu CQ cấp trên trực tiếp của CQ sử dụng công chức. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Thành phần Hội đồng kỷ luật 
Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý 
Một Ủy viên HĐ là đại diện của đơn vị công tác có công chức VPKL. 
Một Ủy viên là người trực tiếp quản lý hành chính và chuyên môn, nghiệp vụ của CC VPKL. 
Một UV kiêm Thư ký HĐ là người phụ trách bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của CQ, ĐV. 
Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý 
Một UVHĐ là đại diện cấp ủy của CQ quản lý CC hoặc CQ được phân cấp quản lý CC. 
Một UVHĐ là đại diện BCH Công đoàn của CQ quản lý CC hoặc CQ được phân cấp quản lý CC. 
Một UV kiêm Thư ký HĐ là người phụ trách bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của CQ, ĐV. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Thành phần Hội đồng kỷ luật 
Viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý 
Chủ tịch HĐ là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu ĐVSNCL. 
Một Ủy viên là đại diện cấp ủy của ĐVSNCL. 
Một UV là đại diện BCH Công đoàn của ĐVSNCL. 
Viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý 
Chủ tịch HĐ là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu CQ, TC có thẩm quyền bổ nhiệm VC. 
Một Ủy viên là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu ĐVSNCL. 
Một Ủy viên là đại diện cấp ủy của ĐVSNCL. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Thành phần Hội đồng kỷ luật 
Viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý 
Một UV là đại diện của đơn vị công tác có VC bị XLKL. 
Một UV kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của ĐVSNCL quản lý VC. 
Viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý 
Một UV là đại diện BCH Công đoàn của đơn vị quản lý VC hoặc đơn vị được phân cấp quản lý VC. 
Một UV kiêm Thư ký Hội đồng là người đại diện bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của CQ, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật VC. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Câu hỏi: 
	 Nếu đơn vị sự nghiệp công lập không có đơn vị cấu thành thì Hội đồng kỷ luật viên chức không giữ chức vụ quản lý có bao nhiêu người? 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Trả lời: 
	 Đối với ĐVSNCL không có đơn vị cấu thành thì thành phần HĐKL viên chức không giữ chức vụ quản lý có 3 thành viên, bao gồm: 
Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu ĐVSNCL quản lý viên chức. 
Một Ủy viên HĐ là đại diện Ban chấp hành công đoàn của ĐVSNCL quản lý viên chức. 
Một UV kiêm Thư ký HĐ là người đại diện bộ phận làm công tác tổ chức cán bộ của ĐVSNCL. 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Câu hỏi thảo luận: 
	 Hội đồng kỷ luật công chức họp khi có đủ 3 thành viên trở lên tham dự, trong đó bắt buộc phải có Chủ tịch HĐ và Thư ký HĐ. 
	Hội đồng kỷ luật viên chức chỉ họp khi có đủ các thành viên tham dự. 
	Anh (chị) hãy giải thích sự khác nhau nói trên? 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 
Câu hỏi ôn tập: 
Phân biệt ba khái niệm CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC? 
Phân tích những điểm khác biệt về quyền và nghĩa vụ cơ bản của cán bộ, công chức và viên chức? 
So sánh trách nhiệm kỷ luật của cán bộ, công chức và viên chức? 
12/2/2021 
ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_luat_hanh_chinh_bai_5_can_bo_cong_chuc_vien_chuc.pptx