Vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động kinh doanh thương mại (Mới)

1.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU

TRÍ TUỆ

1.1.1 Khái niệm về Quyền Sở hữu trí tuệ(1)

a) Tài sản trí tuệ

Tài sản trí tuệ là các sản phẩm sáng tạo trí tuệ, bao gồm quyền tác giả

và quyền liên quan, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên

thương mại, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng, thiết kế bố trí mạch tích hợp

bán dẫn, bí mật kinh doanh (bí quyết sản xuất và bí mật thương mại).

b) Quyền sở hữu trí tuệ

Theo nghĩa rộng, Quyền Sở hữu trí tuệ là các quyền hợp pháp đối

với tài sản trí tuệ. Các nước có luật pháp bảo hộ sở hữu trí tuệ vì hai lý do

chính. Thứ nhất là đưa ra khái niệm luật định về quyền nhân thân và

quyền về tài sản của những người sáng tạo trong hoạt động sáng tạo của

họ và các quyền của công chúng được tiếp cận những sáng tạo đó. Thứ hai

là để thúc đẩy hoạt động sáng tạo, như biện pháp có chủ đích trong chính

sách của Chính phủ và phổ biến cũng như áp dụng các kết quả của hoạt

động sáng tạo nhằm khuyến khích kinh doanh lành mạnh góp phần vào sự

phát triển kinh tế và xã hội.

Theo Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005 “Quyền Sở hữu

trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm Quyền

(1) Intellectual property rights (IPR).

Như vậy theo Luật Sở hữu trí tuệ, Quyền Sở hữu trí tuệ được chia

thành 3 nhóm chính đó là: Quyền Tác giả và quyền liên quan, Quyền Sở

hữu công nghiệp và Quyền đối với giống cây trồng.

Với các khái niệm trên, về bản chất của SHTT cơ bản là thống nhất, chỉ

khác biệt đôi chút trong việc phân chia theo các nhóm đối tượng. Sau đây

chúng ta sẽ nghiên cứu các vấn đề của Quyền Sở hữu trí tuệ theo 3 nhóm

như Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định. Tuy nhiên để đảm bảo tính lôgíc trong

kết cấu của cuốn sách, một số khái niệm thuộc nhóm Quyền Sở hữu công

nghiệp như Nhãn hiệu hàng hoá, Tên gọi xuất xứ, Chỉ dẫn địa lý sẽ

được đề cập trong phần trình bày về Thương hiệu của cuốn sách này.

pdf 296 trang yennguyen 5181
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động kinh doanh thương mại (Mới)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động kinh doanh thương mại (Mới)

Vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong hoạt động kinh doanh thương mại (Mới)
 5 
LỜI NÓI ĐẦU 
Ngày 11 tháng 01 năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 
150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Điều này mở ra cơ hội to lớn 
trong việc phát triển kinh tế đất nước nhưng chúng ta phải đối mặt với nhiều 
thách thức và cơ hội trong hoạt động thương mại, đặc biệt là tuân thủ các cam kết 
quốc tế về bảo vệ Quyền Sở hữu trí tuệ. Việc cam kết bảo hộ các Quyền Sở hữu 
trí tuệ trước hết là do nhu cầu của sự phát triển và giao lưu quốc tế, đặc biệt trong 
bối cảnh toàn cầu hoá, khu vực hoá về kinh tế, thương mại diễn ra ngày càng sôi 
động. Bảo hộ quốc tế Quyền Sở hữu trí tuệ là một hoạt động có tính tất yếu, 
khách quan, không ngừng được phát triển, thể hiện trên hai hướng: mở rộng 
phạm vi các đối tượng được bảo hộ bằng các thiết chế quốc tế và không ngừng 
chi tiết hoá nội dung bảo hộ. Điều này, ngày càng gắn chặt với quan hệ thương 
mại song phương, khu vực và toàn cầu. Việc gắn bảo hộ sở hữu trí tuệ với 
thương mại quốc tế, một mặt, sẽ tạo điều kiện để có những cơ chế bảo hộ quốc tế 
hữu hiệu hơn về sở hữu trí tuệ, mặt khác, cũng sẽ gây ra rất nhiều sức ép và khó 
khăn cho các nước có trình độ khoa học công nghệ thấp, đang trong quá trình hội 
nhập kinh tế phải thực thi các cam kết quốc tế về sở hữu trí tuệ như Việt Nam. 
Việc hội nhập sâu hơn vào các quá trình kinh tế quốc tế được coi là một 
trong những nhiệm vụ chiến lược cấp bách và có tầm quan trọng hàng đầu hiện 
nay của Nhà nước ta. Sau hơn 20 năm đổi mới, đến nay Nhà nước ta đã thiết lập 
được một hệ thống bảo hộ Quyền Sở hữu trí tuệ khá đầy đủ. Xét ở phương diện 
lập pháp, hệ thống bảo hộ Quyền Sở hữu trí tuệ của Việt Nam không khác biệt 
nhiều lắm so với các hệ thống hiện có tại nhiều nước, kể cả các nước phát triển. 
Cho đến nay, Việt Nam đã tham gia vào rất nhiều các điều ước quốc tế quan 
trọng. Hệ thống pháp luật trong nước về bảo hộ và thực thi Quyền Sở hữu trí tuệ 
ngày càng hoàn thiện. Tuy nhiên, xét về tính hiệu quả, hệ thống bảo hộ Quyền Sở 
hữu trí tuệ của Việt Nam đang đứng trước những thách thức và đòi hỏi lớn, cần 
được tiếp tục hoàn thiện. Việc đổi mới tổ chức, cơ chế và phương thức bảo hộ 
Quyền Sở hữu trí tuệ ở Việt Nam phải được giải quyết trên cơ sở phân tích một 
cách khách quan thực trạng hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ hiện có, rút ra những 
nguyên nhân, đánh giá các ưu điểm và nhược điểm của hệ thống này và kinh 
nghiệm quốc tế; từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao và hoàn thiện cơ chế thực 
thi Quyền Sở hữu trí tuệ cũng như toàn bộ hệ thống bảo hộ Quyền Sở hữu trí tuệ 
ở nước ta. 
 6 
 Trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay, việc vận dụng tốt vai trò 
SHTT sẽ là chìa khoá thành công của các doanh nghiệp trong nước. Nhưng nhìn 
chung, đại bộ phận các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vẫn 
chưa thực sự quan tâm và đầu tư công sức vào lĩnh vực này một cách bài bản. Có 
thể thấy hoạt động SHTT là sự tổng hợp của nhận thức về SHTT và các hành 
động cụ thể để phát huy có hiệu quả nhất công cụ quan trọng này trong hoạt động 
của doanh nghiệp, đặc biệt đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nhưng cho đến nay, 
nhận thức về SHTT của đa số các doanh nghiệp còn tỏ ra tån t¹i nhiều yếu kém. 
Cuốn sách “Vấn đề bảo vệ Quyền Sở hữu trí tuệ trong hoạt động kinh 
doanh thương mại” được ra đời nhằm đáp ứng cho các doanh nghiệp nói riêng 
và các cơ quan, đơn vị, cá nhân liên quan nói chung có những hiểu biết nhất định 
về Quyền SHTT trong hoạt động kinh doanh thương mại khi Việt Nam đã và 
đang hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế thế giới. 
Kết cấu của cuốn sách gồm 3 chương: 
Chương 1: Khái quát chung về sở hữu trí tuệ 
Chương 2: Các điều ước quốc tế và pháp luật của Việt Nam liên quan đến 
Quyền Sở hữu trí tuệ 
Chương 3: Thương hiệu - vấn đề Bảo vệ Quyền Sở hữu trí tuệ trong hoạt 
động thương mại của các doanh nghiệp 
Phần phụ lục: giới thiệu tới bạn đọc một số thông tin chung nhất về tình 
hình vi phạm Quyền Tác giả và một số vấn đề tranh chấp liên quan đến SHTT và 
danh mục một số thuật ngữ liên quan đến SHTT. 
Cuốn sách ra đời với hy vọng giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam và độc 
giả quan tâm khác những nội dung về Quyền Sở hữu trí tuệ, có thêm hành trang 
về lý luận cũng như thực tiễn khi tham gia vào hoạt động thương mại trong bối 
cảnh hội nhập kinh tế hiện nay. Trong quá trình thực hiện khó tránh khỏi những 
sơ suất, Nhà xuất bản Công Thương rất mong nhận được ý kiến đóng góp của 
bạn đọc để hoàn thiện cuốn sách trong những lần tái bản tiếp theo. 
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: 
Nhà xuất bản Công Thương 
Địa chỉ: 46 Ngô Quyền, Hà Nội 
Điện thoại: 04 - 3826 0835 Email: nxbct@moit.gov.vn 
NHÀ XUẤT BẢN CÔNG THƯƠNG 
Chương 1: Khái quát chung về sở hữu trí tuệ 
7 
Chương 1 
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ 
1.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU 
TRÍ TUỆ 
1.1.1 Khái niệm về Quyền Sở hữu trí tuệ(1) 
a) Tài sản trí tuệ 
Tài sản trí tuệ là các sản phẩm sáng tạo trí tuệ, bao gồm quyền tác giả 
và quyền liên quan, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, tên 
thương mại, chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng, thiết kế bố trí mạch tích hợp 
bán dẫn, bí mật kinh doanh (bí quyết sản xuất và bí mật thương mại). 
b) Quyền sở hữu trí tuệ 
 Theo nghĩa rộng, Quyền Sở hữu trí tuệ là các quyền hợp pháp đối 
với tài sản trí tuệ. Các nước có luật pháp bảo hộ sở hữu trí tuệ vì hai lý do 
chính. Thứ nhất là đưa ra khái niệm luật định về quyền nhân thân và 
quyền về tài sản của những người sáng tạo trong hoạt động sáng tạo của 
họ và các quyền của công chúng được tiếp cận những sáng tạo đó. Thứ hai 
là để thúc đẩy hoạt động sáng tạo, như biện pháp có chủ đích trong chính 
sách của Chính phủ và phổ biến cũng như áp dụng các kết quả của hoạt 
động sáng tạo nhằm khuyến khích kinh doanh lành mạnh góp phần vào sự 
phát triển kinh tế và xã hội. 
Theo Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005 “Quyền Sở hữu 
trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm Quyền 
 (1) Intellectual property rights (IPR). 
VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ... THƯƠNG MẠI 
8 
Tác giả và Quyền liên quan đến Quyền Tác giả, Quyền Sở hữu công 
nghiệp và Quyền đối với giống cây trồng”. 
Như vậy theo Luật Sở hữu trí tuệ, Quyền Sở hữu trí tuệ được chia 
thành 3 nhóm chính đó là: Quyền Tác giả và quyền liên quan, Quyền Sở 
hữu công nghiệp và Quyền đối với giống cây trồng. 
Với các khái niệm trên, về bản chất của SHTT cơ bản là thống nhất, chỉ 
khác biệt đôi chút trong việc phân chia theo các nhóm đối tượng. Sau đây 
chúng ta sẽ nghiên cứu các vấn đề của Quyền Sở hữu trí tuệ theo 3 nhóm 
như Luật Sở hữu trí tuệ đã quy định. Tuy nhiên để đảm bảo tính lôgíc trong 
kết cấu của cuốn sách, một số khái niệm thuộc nhóm Quyền Sở hữu công 
nghiệp như Nhãn hiệu hàng hoá, Tên gọi xuất xứ, Chỉ dẫn địa lý sẽ 
được đề cập trong phần trình bày về Thương hiệu của cuốn sách này. 
1.1.2 Quyền Sở hữu công nghiệp 
Quyền Sở hữu công nghiệp (SHCN) là quyền của tổ chức, cá nhân đối 
với Sáng chế, Kiểu dáng công nghiệp, Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán 
dẫn, Nhãn hiệu, Tên thương mại, Chỉ dẫn địa lý, Bí mật kinh doanh do mình 
sáng tạo ra hoặc sở hữu và Quyền Chống Cạnh tranh không lành mạnh. 
Đối tượng sở hữu công nghiệp bao gồm: Sáng chế, Kiểu dáng công 
nghiệp, Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, Bí mật kinh doanh, Nhãn 
hiệu, Tên thương mại và Chỉ dẫn địa lý. 
1.1.2.1 Bằng độc quyền sáng chế (Patent) 
Bằng độc quyền sáng chế là một văn bằng do cơ quan nhà nước có 
thẩm quyền (hoặc một cơ quan khu vực nhân danh một số quốc gia) cấp 
trên cơ sở một đơn yêu cầu bảo hộ, trong đó mô tả một sáng chế và thiết lập 
một điều kiện pháp lý mà theo đó sáng chế đã được cấp Bằng độc quyền chỉ 
có thể được khai thác một cách bình thường (sản xuất, sử dụng, bán, nhập 
khẩu) với sự cho phép của chủ sở hữu Bằng độc quyền sáng chế. 
1.1.2.1.1 Điều kiện cấp Bằng độc quyền sáng chế 
Một sáng chế(1) phải đáp ứng một số tiêu chuẩn mới có thể được bảo 
hộ Bằng độc quyền sáng chế. Sáng chế đó trước hết phải thuộc đối tượng 
(1) Luật Sở hữu trí tuệ 2005 của Việt Nam: Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới 
dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng 
các quy luật tự nhiên. 
Chương 1: Khái quát chung về sở hữu trí tuệ 
9 
được bảo hộ sáng chế, có khả năng áp dụng công nghiệp (hữu ích), phải 
mới, phải biểu lộ, minh chứng cho một “bước tiến sáng tạo” rõ ràng (phải 
không là hiển nhiên) và việc bộc lộ sáng chế trong đơn xin cấp Bằng độc 
quyền sáng chế phải đáp ứng một số chuẩn mực nhất định. 
a) Đối tượng được bảo hộ sáng chế 
Để đáp ứng được tiêu chuẩn bảo hộ sáng chế, sáng chế phải thuộc đối 
tượng được bảo hộ sáng chế. Đối tượng được bảo hộ sáng chế và không 
được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế do luật pháp quy định(1) và thường 
được định nghĩa bằng những ngoại lệ của việc bảo hộ sáng chế, nguyên 
tắc chung là việc bảo hộ sáng chế được dành cho các sáng chế ở mọi lĩnh 
vực công nghệ. 
Hiệp định TRIPS(2) (Điều 27.2 và 27.3) đã chỉ rõ rằng các quốc gia 
Thành viên có thể loại trừ việc bảo hộ sáng chế đối với một số loại sáng 
chế nhất định, ví dụ những sáng chế mà việc khai thác thương mại sẽ là 
trái với đạo đức hoặc trật tự xã hội. 
b) Khả năng áp dụng công nghiệp (có ích) 
Một sáng chế, để được cấp Bằng độc quyền sáng chế, phải là một 
sáng chế có khả năng được áp dụng cho các mục đích thực tế chứ không 
chỉ thuần tuý là lý thuyết. Nếu sáng chế là một sản phẩm hay một phần 
của sản phẩm thì sản phẩm đó phải có khả năng được sản xuất. Và nếu 
(1) Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ: Sáng chế được bảo hộ dưới 
hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Có tính 
mới; b) Có trình độ sáng tạo; c) Có khả năng áp dụng công nghiệp. Sáng chế được bảo hộ 
dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông 
thường và đáp ứng các điều kiện sau đây: a) Có tính mới; b) Có khả năng áp dụng công 
nghiệp. Các Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế: 1. Phát minh, lý 
thuyết khoa học, phương pháp toán học; 2. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để 
thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; 
chương trình máy tính; 3. Cách thức thể hiện thông tin; 4. Giải pháp chỉ mang đặc tính 
thẩm mỹ; 5. Giống thực vật, giống động vật; 6. Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ 
yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh; 7. Phương pháp phòng 
ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật. 
(2) Các khía cạnh có liên quan đến thương mại của Quyền Sở hữu trí tuệ (TRIPS - 
Trade-Related Aspects of Intellectual Property Rights). 
VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ... THƯƠNG MẠI 
10
sáng chế đó là một quy trình hay một phần của quy trình thì quy trình đó 
phải có khả năng thực hiện hay “sử dụng” quy trình đó trong thực tiễn. 
“Khả năng áp dụng” và “khả năng áp dụng công nghiệp” là các thuật 
ngữ tương ứng phản ánh khả năng chế tạo hay sản xuất trong thực tế cũng 
như khả năng thực hiện hay sử dụng trong thực tiễn. 
Thuật ngữ “công nghiệp” trong thuật ngữ trên có nghĩa riêng trong hệ 
thống thuật ngữ của lĩnh vực sáng chế. Theo ngôn ngữ phổ thông, hoạt 
động “công nghiệp” nghĩa là hoạt động kỹ thuật ở một quy mô nhất định 
và khả năng áp dụng “công nghiệp” của một sáng chế nghĩa là việc áp 
dụng (sản xuất, sử dụng) sáng chế đó bằng những phương tiện kỹ thuật ở 
một quy mô nhất định. 
c) Tính mới 
Tính mới là một yêu cầu cơ bản trong bất kỳ xét nghiệm nào về mặt 
nội dung và là một điều kiện không phải bàn cãi để xét cấp Bằng độc 
quyền sáng chế. Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh rằng, tính mới không 
phải là những gì có thể chứng minh hay xác định được; chỉ việc thiếu tính 
mới là có thể chứng minh được. 
Một sáng chế được đánh giá là mới nếu không bị coi là đã biết trước 
nếu sử dụng tình trạng kỹ thuật đã biết. “Tình trạng kỹ thuật đã biết” được 
hiểu một cách chung nhất là toàn bộ những kiến thức đã có trước khi đơn 
yêu cầu được nộp hoặc đã có trước ngày ưu tiên của đơn xin cấp Bằng độc 
quyền sáng chế, bất kể nó tồn tại dưới dạng bộc lộ bằng văn bản hay miệng. 
Câu hỏi đặt ra về những gì được coi là cấu thành “tình trạng kỹ thuật đã 
biết” tại một thời điểm xác định vẫn còn là một chủ đề gây tranh cãi. 
Có quan điểm cho rằng việc xác định tình trạng kỹ thuật đã biết chỉ 
phải được tạo ra từ những kiến thức được bộc lộ, biết đến ở riêng quốc gia 
bảo hộ mà thôi. Cách này sẽ loại bỏ những kiến thức từ các quốc gia khác, 
nếu nó không được du nhập vào quốc gia đó trước khi tạo ra sáng chế, 
ngay cả khi những kiến thức này được lưu truyền rộng rãi ở nước ngoài 
trước ngày tạo ra sáng chế. 
Một quan điểm khác về tính mới dựa trên sự phân biệt giữa bộc lộ qua 
xuất bản phẩm in ấn và các loại hình bộc lộ khác như thông qua việc công 
Chương 1: Khái quát chung về sở hữu trí tuệ 
11
bố miệng hay việc sử dụng trước đó và địa điểm xảy ra việc công bố hay 
bộc lộ. 
Việc bộc lộ một sáng chế mà bộc lộ này sẽ trở thành một phần của 
tình trạng kỹ thuật đã biết có thể xảy ra theo ba cách: 
- Mô tả sáng chế đó trong một ấn phẩm hoặc xuất bản dưới hình thức 
khác; 
- Mô tả sáng chế đó theo cách trình bày miệng trước công chúng, việc 
bộc lộ như vậy được gọi là bộc lộ qua việc nói, trình bày miệng; 
- Sử dụng công khai sáng chế đó, hay bằng cách đưa công chúng vào 
các hoàn cảnh khiến cho bất kỳ người nào trong số họ cũng có thể sử dụng 
sáng chế, đây là “dạng bộc lộ thông qua sử dụng”. 
d) Trình độ sáng tạo (không hiển nhiên) 
Đối với yêu cầu về trình độ sáng tạo (cũng được gọi là “không hiển 
nhiên”), vấn đề đặt ra là liệu có hay không có việc một sáng chế “được 
xem hiển nhiên đối với một người có trình độ kỹ thuật trung bình trong 
lĩnh vực tương ứng” có thể là tiêu chuẩn khó nhất phải xác định trong quá 
trình xét nghiệm nội dung. 
Việc đưa yêu cầu như vậy vào luật pháp về sáng chế là dựa trên giả 
thuyết rằng không bảo hộ cho những gì đã được biết là một phần của tình 
trạng kỹ thuật đã biết, hoặc cho những gì mà một người với trình độ trung 
bình có thể suy luận ra như một hệ quả hiển nhiên của tình trạng kỹ thuật. 
Thuật ngữ “trình độ trung bình” nhằm loại trừ chuyên gia “giỏi nhất” 
có thể có. Thuật ngữ này nhằm giới hạn ở những người có trình độ kỹ 
thuật trung bình trong cùng lĩnh vực tại quốc gia liên quan. 
Cũng cần lưu ý rằng tính mới và trình độ sáng tạo là những tiêu chuẩn 
khác nhau. Tính mới tồn tại nếu có bất kỳ sự khác biệt nào giữa sáng chế 
và tình trạng kỹ thuật đã biết. Vấn đề “có trình độ sáng tạo hay không?” 
chỉ đặt ra nếu đã có tính mới. Thuật ngữ “trình độ sáng tạo” diễn tả quan 
niệm rằng sẽ là không đủ nếu sáng chế được yêu cầu bảo hộ chỉ là mới, 
nghĩa là khác so với những gì đã tồn tại trong tình trạng kỹ thuật, nhưng 
sự khác biệt này phải có được hai đặc tính. Thứ nhất, phải có “tính sáng 
tạo”, có nghĩa đó phải là kết quả của một ý tưởng sáng tạo, và phải là một 
VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ... THƯƠNG MẠI 
12
trình độ ở mức có thể nhận thấy. Cần phải có sự khác biệt rõ ràng có thể xác 
định được giữa tình trạng kỹ thuật và sáng chế  ... môn. Lực lượng giảng 
viên hiện nay vẫn chỉ mới giảng dạy SHTT như một "nghề tay trái". Tài 
liệu giảng dạy SHTT mới chỉ dừng lại ở Tập bài giảng. 
Khoa Khoa học quản lý, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân 
văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) là đơn vị đầu tiên trong cả nước và hiện là 
đơn vị duy nhất ở phía Bắc đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ "Pháp luật và 
nghiệp vụ SHTT". Từ năm 2004, Khoa đã đào tạo được 3 khóa với hơn 
200 học viên được cấp chứng chỉ C. Tuy nhiên, những cử nhân này mới 
chỉ được đào tạo chuyên sâu về lý thuyết thuộc lĩnh vực SHTT, việc thực 
hành và khả năng ngoại ngữ còn nhiều hạn chế, bởi vậy để trở thành 
chuyên gia trong lĩnh vực SHTT, đối với họ còn rất nhiều khó khăn. 
Trong khối các trường kỹ thuật, hiện nay chưa có trường đại học nào 
đưa môn SHTT vào chương trình đào tạo của mình. Một số trường, ví dụ 
như Đại học Bách khoa Hà Nội và Đại học Kinh tế quốc dân đã đưa 
chuyển giao công nghệ (một phần có liên quan đến SHTT) vào chương 
trình giảng dạy. 
Việc phổ cập kiến thức về SHTT tại các trường đại học, cao đẳng 
khối kỹ thuật trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay rất thiếu và yếu. 
Đội ngũ giảng viên tại trường và chương trình đào tạo về SHTT tại những 
trường thuộc khối này hoàn toàn chưa có. 
Cục SHTT, Hội SHTT Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp 
Việt Nam cũng là những địa chỉ đào tạo về SHTT nhưng nghiêng về 
mảng sở hữu công nghiệp, chủ yếu để phục vụ cho nhu cầu của các doanh 
nghiệp Việt Nam. Cục Bản Quyền Tác giả về Văn học - Nghệ thuật thì 
Phụ lục 
289
nghiêng về bồi dưỡng kiến thức thuộc mảng quyền tác giả và quyền liên 
quan nhằm phục vụ các đối tượng nhân lực thuộc các cơ quan quản lý nhà 
nước về văn hóa, thông tin, quản lý thị trường... 
Thực trạng trên đang là một bài toán đặt ra đối với các cấp quản lý. 
Đặc biệt, đây là vấn đề của cả xã hội khi mà nền kinh tế Việt Nam đang 
trong xu thế hội nhập, ngành nghề nào cũng cần phải am hiểu về SHTT. 
d) Công cụ pháp lý để giải quyết các tranh chấp về sở hữu trí tuệ còn 
bất cập 
Hiện nay số lượng cùng tính chất vi phạm pháp luật về SHTT ngày 
càng gia tăng. Tuy nhiên, có rất ít tranh chấp về SHTT được đưa ra xét xử 
tại tòa án. Nguyên nhân chính của tình trạng trên là do cơ chế giải quyết 
tranh chấp về SHTT còn chưa đầy đủ. Luật tranh chấp về SHTT hiện nay 
có rất nhiều điểm chưa thống nhất, dẫn đến quyết định của tòa án chưa 
thuyết phục. Chẳng hạn, vấn đề bồi thường thiệt hại cho chủ sở hữu chưa 
có một văn bản pháp luật quy định cụ thể, khiến cho tòa án khi ra quyết 
định bồi thường vẫn không biết căn cứ vào đâu để xem xét. Trong 
việc giám định mức độ thiệt hại của các chủ SHTT, giám định viên thường 
tỏ ra rất lúng túng do việc sử dụng trái phép các đối tượng được bảo hộ 
không làm ảnh hưởng đến sản phẩm đó mà tạo ra sự cạnh tranh không 
lành mạnh đối với hoạt động kinh doanh của người nắm quyền sở hữu. 
Ngoài ra, hiện nay hệ thống tòa án rất thiếu các chuyên gia có chuyên 
môn về SHTT. Quá trình giải quyết tranh chấp kéo dài (thông thường 
khoảng sáu tháng), gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của chủ 
thể. Các chủ SHTT vẫn chưa có ý thức rõ ràng về quyền và lợi ích chính 
đáng của mình để khởi kiện bên vi phạm. Tâm lý của các chủ sở hữu đối 
tượng SHTT không muốn khởi kiện do e ngại thủ tục rườm rà, sợ mất 
những thông tin được bảo mật, thời gian theo đuổi vụ kiện và các tốn 
kém về chi phí. 
Nhà nước cần có những nghiên cứu để củng cố các quy định về 
Quyền SHTT. Tăng cường cho tòa án những công cụ, các biện pháp chế 
tài đủ mạnh để ngăn chặn các hành vi xâm phạm Quyền SHTT. Xây dựng 
quy trình để xác định và bảo vệ các thông tin bí mật về những bên tham 
VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ... THƯƠNG MẠI 
290
gia tố tụng. Sớm ban hành những văn bản hướng dẫn chi tiết về mức độ 
bồi thường thiệt hại. Nâng cao vai trò của tòa án dân sự trong việc giải 
quyết các tranh chấp về Quyền SHTT bằng cách đào tạo, nâng cao trình 
độ cho cán bộ của tòa án... 
Mặt khác, cần đầu tư cho việc cải cách và hiện đại hóa hệ thống thông 
tin tư liệu về SHTT nhằm đáp ứng trước hết cho nhu cầu tra cứu phục vụ 
cho việc xét nghiệm đơn, tránh trùng lặp trong cấp văn bằng bảo hộ. Thực 
tế cho thấy những bất cập về thông tin của cơ quan thẩm định luôn dẫn 
đến việc bảo hộ không đúng đối tượng, khiến Tòa án rất lúng túng khi giải 
quyết các tranh chấp. Thông tin, tư liệu về SHTT đưa vào các CD-ROM 
còn ít, đặc biệt là vẫn chưa đưa lên Internet để phục vụ tra cứu, xét nghiệm 
đơn xin bảo hộ SHTT trong nước. 
Phụ lục 
291
PL4. DANH MỤC MỘT SỐ THUẬT NGỮ LIÊN QUAN 
ĐẾN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 
Apellations of origin Tên gọi theo xuất xứ 
Assignment Chuyển nhượng 
Audio work Tác phẩm nghe nhìn 
Author Tác giả 
Berne Convention Công ước Berne 
Best mode Phương pháp tối ưu 
Community Trade Mark Nhãn hiệu cộng đồng 
Compilation Tác phẩm sưu tầm biên soạn 
Copies Bản sao 
Copying Sao chép 
Copyright Bản quyền 
Counterfeiting Làm hàng giả 
Cybersquatting Ăn cắp đầu cơ tên miền 
Dependent claim Yêu cầu phụ 
Derivative work Tác phẩm phát sinh 
Descriptive mark Dấu hiệu mô tả 
Design patents Bằng thiết kế 
Digital Millennium Copyright Act Đạo luật bản quyền kỹ thuật số thiên 
niên kỷ 
Dilution Làm mất uy tín 
Distribution right Quyền phân phối 
Domain Name Tên miền 
Duration Thời hạn 
Fair use Sử dụng hợp lý 
Field of use restriction Hạn chế lĩnh vực sử dụng 
First sale doctrine Học thuyết lần bán hàng đầu tiên 
First to file Nộp đơn đầu tiên 
First to invent Sáng chế đầu tiên 
Functionality Chức năng hoạt động 
Generic name Tên chung 
Good will Uy tín 
Idea-expression dichotomy Phân biệt thể hiện ý tưởng 
VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ... THƯƠNG MẠI 
292
Infringement Vi phạm 
Intellectual property Sở hữu trí tuệ 
Intent to use application Nộp đơn có ý định sử dụng 
Invention Sáng chế 
Joint authors Đồng tác giả 
Joint inventors Đồng sáng chế 
Knock-off Bắt chước 
Know-how Bí quyết 
License Giấy phép 
Logo Biểu trưng 
Misappropriation Sử dụng sai 
Moral rights Quyền lợi tinh thần 
Musical word Tác phẩm âm nhạc 
Notice Thông báo 
Novelty Tính mới lạ 
Obviousness Tính dễ nhận 
On sale Rao bán 
Ordinary skill in the ar Kỹ năng bình thường trong công nghệ 
Passing off Giả mạo 
Patent Bằng sáng chế 
Performance Biểu diễn 
Phonorecords Bản lưu giữ âm thanh 
Piracy Đánh cắp bản quyền 
Prior art Tác phẩm gốc 
Process claim Yêu cầu quy trình 
Product-by-process claim Yêu cầu sản phẩm theo quy trình 
Product claim Mô tả sản phẩm 
Publication Công bố 
Public domain Thông tin được sở hữu bởi công chúng 
Reduction to practice Ứng dụng vào thực tiễn 
Renewal Đăng ký lại 
Reverse engineering Kỹ thuật giải mã ngược 
Right of publicity Quyền công bố 
Secondary meaning Ý nghĩa thứ hai 
Phụ lục 
293
Service mark Nhãn hiệu dịch vụ 
Kill in the art Kỹ năng sáng tạo 
Sound recording Ghi âm 
Substantial similarity Gần tương tự 
Suggestive mark Nhãn hiệu gợi ý 
Trade dress Bao bì thương mại 
Trademark Nhãn hiệu 
Trade name Tên thương mại 
Trade secret Bí mật thương mại 
Unfair competition Cạnh tranh không lành mạnh 
Utility Hữu ích 
Work made for hire Công việc làm thuê 
VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ... THƯƠNG MẠI 
294
PL5. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH XÁC LẬP 
QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 
(Quy trình này chung cho các loại văn bằng: độc quyền sáng chế, giải pháp 
hữu ích, đăng ký nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, quyền tác giả, giống cây trồng) 
Đơn cần 
sửa chữa 
Không sửa 
chữa 
Đối tượng không đáp 
ứng tiêu chuẩn bảo hộ 
 Đối tượng đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ
Tiếp nhận đơn
Đơn được 
tiếp nhận 
Đơn không 
được tiếp nhận 
Thông báo từ chối 
tiếp nhận đơn 
Yêu cầu 
sửa chữa 
Nộp đơn 
Sửa chữa thiếu sót
Thẩm định 
hình thức 
Thẩm định 
nội dung 
Yêu cầu 
sửa chữa 
Đơn coi như 
được rút bỏ 
Thông báo từ chối 
cấp văn bằng 
bảo hộ 
Công bố đơn 
đăng ký hợp lệ 
Xử lý 
phản đối 
Yêu cầu 
nộp lệ phí 
Văn bằng bảo hộ 
coi như rút bỏ 
Công bố văn bằng 
bảo hộ 
Cấp bằng 
bảo hộ 
Có sửa chữa 
Đơn có sai sót 
Đơn không hợp lệ 
Đơn hợp lệ 
Có sửa chữa 
không nộp lệ phí 
295
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 
BQPM Quyền Tác giả phần mềm 
BSA Liên Minh Phần Mềm Doanh Nghiệp 
 (Business Software Alliance) 
CĐ, ĐH Cao đẳng, Đại học 
CEO Giám đốc điều hành 
CNTT Công nghệ thông tin 
DCF Dòng tiền mặt được chiết khấu (discounted cash flow) 
ĐHĐ Đại hội đồng 
DN Doanh nghiệp 
DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ 
EC Chỉ thị về Luật Nhãn hiệu hàng hoá 
EPO Cơ quan Sáng chế châu Âu 
GATT Hiệp định chung về thuế quan và thương mại 
GDP Tổng sản phẩm nội địa 
HNKTQT Hội nhập kinh tế quốc tế 
HTQT Hợp tác quốc tế 
ICT Viễn thông quốc tế 
IIPI Viện Sở hữu Trí tuệ Quốc tế 
IPAS Hiện đại hóa quản trị Đơn sở hữu công nghiệp 
IPIC Hiệp ước 
IPR Quyền Sở hữu trí tuệ 
KDCN Kiểu dáng công nghiệp 
KH-CN Khoa học, Công nghệ 
KHCNMT Khoa học công nghệ và môi trường 
LHQ Liên hiệp quốc 
MFN Đối xử tối huệ quốc 
NHHH Nhãn hiệu hàng hóa 
NK Nhập khẩu 
VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ... THƯƠNG MẠI 
296
NPV Giá trị hiện tại ròng (net present value) 
NTD Người tiêu dùng 
PCT Hiệp ước Hợp tác Bằng độc quyền sáng chế 
PM Tên miền quốc gia cao nhất của Saint - Pierre và Miquelon 
SHCN Sở hữu công nghiệp 
SHTT Sở hữu trí tuệ 
SPC Chương trình Hợp tác đặc biệt Việt Nam -Thụy Sĩ về SHTT 
TCMN Thủ công mỹ nghệ 
TGĐ Tổng Giám đốc 
TNHH Trách nhiệm hữu hạn 
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh 
TRIPS Hiệp định về những khía cạnh liên quan đến thương mại 
 của Quyền SHTT 
TV Máy thu hình 
TWP Nhóm làm việc kỹ thuật 
UB Ủy ban 
UNCTAD Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển 
UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc 
UPOV Công ước về bảo hộ các giống cây mới 
USPTO Văn phòng sáng chế và nhãn hiệu hàng hóa 
VN Việt Nam 
WHO Tổ chức y tế thế giới 
WIPO Tổ chức thế giới về Quyền Sở hữu trí tuệ 
WIPONET Thông qua mạng thông tin SHTT toàn cầu 
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới 
XK Xuất khẩu 
297
MỤC LỤC 
Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ 
1.1 CÁC KHÁI NIỆM CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN 
 QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 
1.1.1 Khái niệm về Quyền Sở hữu trí tuệ 
1.1.2 Quyền Sở hữu công nghiệp 
1.1.3 Quyền Tác giả và các quyền có liên quan 
1.1.4 Quyền đối với giống cây trồng 
1.2 TÁC ĐỘNG CỦA QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ TỚI THƯƠNG MẠI 
1.2.1 Tại sao Quyền Sở hữu trí tuệ lại có ý nghĩa quan trọng? 
1.2.2 Tác động của Quyền Sở hữu trí tuệ 
1.2.3 Tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ Quyền Sở hữu trí tuệ 
1.3 HỆ THỐNG BẢO HỘ SỞ HỮU TRÍ TUỆ 
1.3.1 Khái niệm về hệ thống sở hữu trí tuệ 
1.3.2 Vai trò của hệ thống sở hữu trí tuệ 
1.3.3 Hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ ở các quốc gia có nền kinh tế mở 
1.3.4 Hội nhập kinh tế và đòi hỏi một hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ 
thống nhất mang tính toàn cầu 
Chương 2. CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT CỦA 
 VIỆT NAM LIÊN QUAN ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 
2.1 CÁC CÔNG ƯỚC, ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ MÀ VIỆT NAM 
 ĐÃ THAM GIA 
2.1.1 Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp 
2.1.2 Công ước Berne về các tác phẩm văn học và nghệ thuật 
2.1.3 Công ước Stockholm 
2.1.4 Thỏa ước Madrid 
2.1.5 Hiệp ước Hợp tác Bằng độc quyền sáng chế (PCT) 
2.1.6 Công ước Rome 
2.1.7 Công ước Brussels 
2.1.8 Công ước Geneve 
2.1.9 Công ước UPOV về bảo hộ các giống cây mới 
2.1.10 Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của 
Quyền Sở hữu trí tuệ (TRIPS) 
VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ... THƯƠNG MẠI 
298
2.2 CÁC HIỆP ĐỊNH SONG PHƯƠNG VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ 
 MÀ VIỆT NAM THAM GIA 
2.2.1 Hiệp định Việt Nam - Hoa Kỳ năm 1997 về thiết lập quan hệ 
Quyền Tác giả 
2.2.2 Hiệp định Việt Nam - Thụy Sỹ về Bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp 
tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ 
2.2.3 Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 
2.3 HỢP TÁC QUỐC TẾ VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ CỦA VIỆT NAM 
2.3.1 Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) 
2.3.2 Quan hệ Việt Nam - WIPO 
2.3.3 Hợp tác quốc tế khác 
2.4 CÁC VĂN BẢN LUẬT CỦA VIỆT NAM LIÊN QUAN 
 ĐẾN QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 
2.4.1 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
2.4.2 Bộ Luật Dân sự 
2.4.3 Bộ Luật Hình sự 
2.4.4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 
2.4.5 Luật Báo chí 
2.4.6 Luật Thương mại 2005 
2.4.7 Luật Di sản văn hoá 
2.4.8 Luật Khoa học Công nghệ 
2.4.9 Pháp lệnh về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 
2.5 QUY TRÌNH XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 
2.5.1 Thực thi Quyền Sở hữu trí tuệ theo Hiệp định TRIPS 
2.5.2 Xác lập Quyền Sở hữu công nghiệp 
2.5.3 Đăng ký Quyền Tác giả, quyền liên quan 
2.5.4 Xác lập Quyền đối với giống cây trồng 
Chương 3. THƯƠNG HIỆU - VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ 
TUỆ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 
3.1 CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN THƯƠNG HIỆU 
3.1.1 Các khái niệm chung 
3.1.2 Các yếu tố của thương hiệu 
3.1.3 Các loại thương hiệu 
299
3.1.4 Chức năng của thương hiệu 
3.1.5 Vai trò của thương hiệu 
3.1.6 Bảo vệ nhãn hiệu thương mại trên Internet 
3.2 XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU 
3.2.1 Xây dựng thương hiệu 
3.2.2 Định vị thương hiệu 
3.2.3 Định giá thương hiệu 
3.2.4 Bảo vệ thương hiệu 
3.3 TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC THỰC HIỆN CÁC CAM KẾT VỀ SHTT VÀ 
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM 
3.3.1 Tác động tích cực 
3.3.2 Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam 
3.4 GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CHO 
CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 
3.4.1 Lựa chọn mô hình thương hiệu hợp lí và hình thành chiến lược 
tổng thể cho xây dựng và phát triển thương hiệu 
3.4.2 Tăng cường tuyên truyền và quảng bá cho hình ảnh thương hiệu 
3.4.3 Phát triển thương hiệu dựa trên sự mở rộng và làm mới thương 
hiệu 
3.4.4 Phát huy vai trò của Hiệp hội trong phát triển thương hiệu, tiến 
hành xây dựng thương hiệu tập thể 
3.4.5 Không ngừng duy trì và nâng câo chất lượng hàng hoá, cải tiến 
bao bì và sự thể hiện thương hiệu trên bao bì 
3.4.6 Hình thành nhóm nhân sự quản trị thương hiệu và tích cực áp 
dụng các biện pháp tự bảo vệ thương hiệu 
3.4.7 Mở rộng mạng lưới phân phối hàng hoá, tăng cường công tác 
xúc tiến thương mại tại thị trường nước ngoài 
PHỤ LỤC 
PL1. Một số thông tin về tình trạngvi phạm Quyền Sở hữu trí tuệ 
PL2. Một số tranh chấp liên quan đến Quyền Sở hữu trí tuệ 
PL3. Một số vấn đề pháp lý ảnh hưởng tới việc bảo vệ Quyền SHTT 
PL4. Danh mục một số thuật ngữ liên quan đến sở hữu trí tuệ 
PL5. Sơ đồ quy trình xác lập Quyền Sở hữu trí tuệ 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 
VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ ... THƯƠNG MẠI 
300
NHÀ XUẤT BẢN CÔNG THƯƠNG 
Trụ sở: 46 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội 
Điện thoại: Tel: 04 - 38260835 Fax: 04 - 39340599 
E-mail: nxbct@moit.gov.vn 
VẤN ĐỀ BẢO VỆ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ 
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THƯƠNG MẠI 
Chịu trách nhiệm xuất bản 
Giám đốc ĐỖ VĂN CHIẾN 
Tổng Biên tập ĐẶNG THỊ NGỌC THU 
Biên soạn: TS. BÙI HỮU ĐẠO 
 TS. PHẠM THẾ HƯNG 
Biên tập: ĐÀO THỊ MINH, NGỌC BÍCH, THANH BÌNH 
Chế bản: NGUYỄN HÙNG - CHÍ SINH 
Sửa bản in : NGỌC BÍCH, THANH BÌNH 
Trình bày bìa : THANH NHÀN 
In 1000 cuốn, khổ 16 × 24 cm, tại XN In - TT Thông tin CN và TM 
Số đăng kí kế hoạch xuất bản: 112 - 2010/CXB/02 - 28/CT. 
Số quyết định xuất bản: 03/QĐ − NXBCT ngày 9 tháng 3 năm 2010 
In xong và nộp lưu chiểu Quý II năm 2010. 

File đính kèm:

  • pdfvan_de_bao_ve_quyen_so_huu_tri_tue_trong_hoat_dong_kinh_doan.pdf