Bài giảng Luật lao động - Bài 6: Thỏa ước lao động tập thể - Đoàn Thị Phương Diệp

I- NHỮNG NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

Khái niệm về thỏa ước lao động tập thể:

Tùy theo từng thời kỳ, từng nơi mà thỏa ước lao động tập thể có những tên gọi khác nhau như: tập hợp khế ước, cộng đồng hiệp ước lao động, hợp đồng lao động tập thể, thỏa ước lao động tập thể

So với hợp đồng lao động cá nhân, thỏa ước lao động tập thể có những điểm khác biệt dễ nhận biết là về chủ thể của hợp đồng, về hình thức của thỏa thuận.

 

ppt 18 trang yennguyen 3600
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Luật lao động - Bài 6: Thỏa ước lao động tập thể - Đoàn Thị Phương Diệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Luật lao động - Bài 6: Thỏa ước lao động tập thể - Đoàn Thị Phương Diệp

Bài giảng Luật lao động - Bài 6: Thỏa ước lao động tập thể - Đoàn Thị Phương Diệp
BÀI 6THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ 
1 
I- NHỮNG NHẬN THỨC CƠ BẢN VỀ THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ 
2 
Khái niệm về thỏa ước lao động tập thể: 
Tùy theo từng thời kỳ, từng nơi mà thỏa ước lao động tập thể có những tên gọi khác nhau như: tập hợp khế ước, cộng đồng hiệp ước lao động, hợp đồng lao động tập thể, thỏa ước lao động tập thể 
So với hợp đồng lao động cá nhân, thỏa ước lao động tập thể có những điểm khác biệt dễ nhận biết là về chủ thể của hợp đồng, về hình thức của thỏa thuận. 
3 
Theo quy định tại Điều 73 khoản 1 Bộ luật lao động thì Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động và sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động. 
Có 2 loại thỏa ước lao động tập thể 
2. Bản chất của thỏa ước lao động tập thể 
4 
Thỏa ước lao động tập thể là một sự tiến bộ xã hội, xác định một cách tập thể những điều kiện lao động, thống nhất hóa được chế độ lao động đối với những người lao động cùng một ngành nghề, công việc, trong cùng một doanh nghiệp, một vùng, một ngành. Loại trừ được sự cạnh tranh không chính đáng, nhờ sự đồng hóa các đảm bảo phụ xã hội trong các bộ phận doanh nghiệp, trong các doanh nghiệp cùng loại ngành nghề, công việc. 
5 
BẢN CHẤT PHÁP LÝ CỦA TƯLĐTT 
TƯLĐTT CÓ TÍNH CHẤT CỦA HĐ 
TƯLĐTT CÓ TÍNH CHẤT VB PHÁP QUY 
3. Ý nghĩa của thỏa ước lao động tập thể 
6 
Thỏa ước lao động tập thể là cơ sở pháp lý chủ yếu để từ đó hình thành nên mối quan hệ lao động có tính tập thể. 
Thỏa ước lao động tập thể tạo nên sự cộng đồng trách nhiệm của cả hai bên trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh trên cơ sở pháp luật lao động. 
Thực hiện ký thỏa ước lao động tập thể góp phần điều hòa lợi ích, hạn chế cạnh tranh không cần thiết, tạo ra những điều kiện cho sự gắn bó chặt chẽ giữa người lao động và người sử dụng lao động. 
Thỏa ước lao động tập thể là cơ sở pháp lý quan trọng để xem xét giải quyết tranh chấp lao động tập thể. 
4. Phạm vi áp dụng thỏa ước lao động tập thể 
7 
Pháp luật lao động quy định thỏa ước lao động tập thể được áp dụng ở các đơn vị sau: 
- Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; 
- Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của các đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội; 
- Hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; 
- Các cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao ngoài công lập thành lập theo Nghị định số 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hoá; 
- Các cơ quan, tổ chức quốc tế hoặc nước ngoài đóng trên lãnh thể Việt Nam có sử dụng lao động hợp đồng là người Việt Nam, 
II. NGUYÊN TẮC KÝ KẾT, NỘI DUNG VÀ THỦ TỤC KÝ KẾT THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ 
8 
1. Nguyên tắc ký kết thoả ước lao động tập thể 
a. Nguyên tắc tự nguyện 
Thỏa ước lao động tập thể là một loại hợp đồng đặc biệt nên cũng như mọi hợp đồng khác, nó phải được các bên ký kết trên tinh thần tự nguyện. 
b. Nguyên tắc bình đẳng 
c. Nguyên tắc công khai 
2. Nội dung của thỏa ước lao động tập thể 
9 
Bản thỏa ước lao động tập thể mà hai bên ký kết có thể bao gồm hai nhóm nội dung: 
- Nhóm thứ nhất là các nội dung chủ yếu của thỏa ước lao động tập thể, bao gồm các cam kết của hai bên về việc làm, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, tiền lương, tiền thưởng và các loại phụ cấp lương,  
- Nhóm thứ hai bao gồm các nội dung khác mà trong quá trình thương lượng thỏa thuận, hai bên đồng ý đưa vào bản thỏa ước, đó có thể là những vấn đề phúc lợi đối với người lao động, về đào tạo, về trách nhiệm của tập thể người lao động đối với sự phát triển của doanh nghiệp, về phương thức giải quyết khi có tranh chấp lao động. 
10 
Theo quy định của pháp luật lao động nước ta nội dung chủ yếu của thỏa ước lao động tập thể gồm những cam kết sau đây: 
- Việc làm và bảo đảm việc làm; 
- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; 
- Tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp lương; 
- Định mức lao động; 
- An toàn, vệ sinh lao động; 
- Bảo hiểm xã hội đối với người lao động 
3. Trình tự thương lượng và ký kết thỏa ước lao động tập thể 
11 
Bước 1: Đề xuất yêu cầu và nội dung cần thương lượng 
Bước 2: Tiến hành thương lượng (Thời gian bắt đầu thương lượng chậm nhất là 20 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu ) 
Bước 3: Lấy ý kiến của tập thể về dự thảo thỏa ước lao động tập thể (lấy chữ ký hoặc biểu quyết ) 
Bước 4: Hoàn thiện dự thảo thỏa ước và tiến hành ký kết 
12 
Nếu có trên 50% số lao động trong doanh nghiệp tán thành nội dung dự thảo thỏa ước lao động tập thể thì hai bên tiến hành ký kết. 
Thỏa ước lao động tập thể phải được lập theo mẫu của Nhà nước thống nhất quy định và được lập thành 4 bản, trong đó: 
Một bản do người sử dụng lao động giữ; 
Một bản do Ban chấp hành công đoàn cơ sở giữ; 
Một bản do Ban chấp hành công đoàn cơ sở gởi Ban chấp hành công đoàn cấp trên; 
Một bản do người sử dụng lao động gởi đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày ký. 
4. Đại diện thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể 
13 
a. Đại diện thương lượng: 
Đại diện của mỗi bên khi tiến hành thương lượng thỏa ước lao động tập thể gồm: 
- Bên tập thể lao động là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời; 
- Bên người sử dụng lao động là Giám đốc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo điều lệ tổ chức doanh nghiệp hoặc có giấy ủy quyền của Giám đốc doanh nghiệp. 
Số lượng đại diện thương lượng thỏa ước lao động tập thể của các bên do hai bên thỏa thuận, theo nguyên tắc là số lượng ngang nhau. 
14 
b. Đại diện ký kết 
Đại diện của mỗi bên khi tiến hành ký kết thỏa ước lao động tập thể gồm: 
- Đại diện ký kết của bên tập thể người lao động là Chủ tịch Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc người có giấy uỷ quyền của Ban chấp hành công đoàn. 
- Đại diện ký kết của bên người sử dụng lao động là Giám đốc doanh nghiệp hoặc người có giấy ủy quyền của Giám đốc doanh nghiệp. 
Người sử dụng lao động phải gởi thoả ước tập thể đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày thỏa ước lao động tập thể được ký kết. 
III. HIỆU LỰC CỦA THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ 
15 
Thoả ước tập thể có hiệu lực từ ngày hai bên thoả thuận ghi trong thoả ước, trường hợp hai bên không thoả thuận thì thoả ước có hiệu lực kể từ ngày ký. 
1. TƯLĐTT vô hiệu từng phần 
	Thoả ước tập thể bị coi là vô hiệu từng phần khi một hoặc một số điều khoản trong thoả ước trái với quy định của pháp luật. 
2. TƯLĐTT Vô hiệu toàn bộ 
Thỏa ước lao động tập thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị coi là vô hiệu toàn bộ: 
Toàn bộ nội dung thoả ước trái pháp luật; 
Người ký kết thoả ước không đúng thẩm quyền; 
Không tiến hành theo đúng trình tự ký kết. 
Tòa án có quyền tuyên bố thoả ước tập thể vô hiệu từng phần hoặc vô hiệu toàn bộ. 
3. Thực hiện thỏa ước lao động tập thể 
16 
Mọi người lao động trong doanh nghiệp đều có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ những thỏa thuận mà hai bên đã cam kết sau khi TƯLĐTT phát sinh hiệu lực. 
Những người lao động mới vào làm việc sau ngày ký kết thỏa ước lao động tập thể cũng phải thực hiện những điều khoản trong thỏa ước. Chính vì vậy, thỏa ước được xem như một loại “hợp đồng mở”. 
17 
Trường hợp trong các hợp đồng lao động cá nhân mà có những quy định về quyền lợi của người lao động thấp hơn so với những quyền lợi của tập thể lao động được ghi trong thỏa ước lao động tập thể thì phải thực hiện những điều khoản tương ứng trong thỏa ước lao động tập thể. Mọi quy định về lao động trong doanh nghiệp phải được sửa đổi cho phù hợp với thỏa ước lao động tập thể. 
18 
Ở nước ta, thỏa ước lao động tập thể được ký kết với thời hạn từ 1 đến 3 năm. Đối với doanh nghiệp lần đầu ký kết thoả ước tập thể thì có thể ký kết với thời hạn dưới 1 năm. 
Pháp luật lao động nước ta quy định chỉ sau 3 tháng thực hiện đối với thỏa ước lao động tập thể có thời hạn dưới một năm và sau 6 tháng thực hiện tính từ ngày có hiệu lực đối với thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ một năm đến ba năm các bên ký kết mới có quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung thỏa ước. 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_luat_lao_dong_bai_6_thoa_uoc_lao_dong_tap_the_doan.ppt