Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 3: Pháp luật dân sự và tố tụng dân sự - Nguyễn Hữu Lạc

* Đối tượng điều chỉnh

Quan hệ tài sản

Quan hệ nhân thân:

Quan hệ nhân thân gắn với tài sản

Quan hệ nhân thân không gắn tài sản

 

pptx 72 trang yennguyen 3480
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 3: Pháp luật dân sự và tố tụng dân sự - Nguyễn Hữu Lạc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 3: Pháp luật dân sự và tố tụng dân sự - Nguyễn Hữu Lạc

Bài giảng Pháp luật đại cương - Chương 3: Pháp luật dân sự và tố tụng dân sự - Nguyễn Hữu Lạc
PHẦN THỨ HAI 
ĐẠI CƯƠNG VỀ CÁC LĨNH VỰC PHÁP LUẬT TRONG HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM 
CHƯƠNG III 
PHÁP LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ 
Văn bản pháp luật 
Bộ luật dân sự 2015 
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 
Các văn bản hướng dẫn thi hành 
A . Pháp luật dân sự 
4 
Để phân biệt ngành Luật này với ngành Luật khoa học pháp lý đã dựa vào 2 yếu tố sau: 
Đối tượng điều chỉnh 
Phương pháp điều chỉnh 
* Đối tượng điều chỉnh 
Quan hệ tài sản 
Quan hệ nhân thân: 
Quan hệ nhân thân gắn với tài sản 
Quan hệ nhân thân không gắn tài sản 
Quan hệ tài sản 
Là những quan hệ kinh tế - xã hội cụ thể thông qua việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với một tài sản nhất định theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tuân thủ quy luật giá trị 
Bao gồm: 
Quan hệ về sở hữu 
Quan hệ về nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự 
Quan hệ về thừa kế 
Quan hệ về chuyển quyền sử dụng đất 
Quan hệ về bồi thường thiệt hại 
Quan hệ nhân thân 
Là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân của cá nhân được pháp luật thừa nhận 
Quan hệ nhân thân không gắn liền với tài sản: Là những quan hệ xã hội có thuộc tính gắn liền với đời sống tinh thần của một con người và không thể tách rời quan hệ đó 
	Vd: Tên, danh dự, nhân phẩm, uy tín  
Quan hệ nhân thân gắn liền với tài sản: Là những giá trị nhân thân khi được xác lập sẽ làm phát sinh các quyền về tài sản 
	Vd: Quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp. 
* Phương pháp điều chỉnh 
	Phương pháp điều chỉnh đặc trưng của ngành luật dân sự là tôn trọng sự bình đẳng, thỏa thuận của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự 
Biểu hiện của sự bình đẳng, thỏa thuận trong quan hệ pháp luật dân sự 
Các chủ thể đều có quyền tự định đoạt, quyết định trong việc xác lập cũng như giải quyết các quan hệ pháp luật dân sự 
Trong việc giải quyết các tranh chấp dân sự, cách thức thông thường và trước hết là các chủ thể thực hiện tự hòa giải, thỏa thuận. Trọng tài hay tòa án chỉ can thiệp khi có yêu cầu và các bên không tự giải quyết được. 
Trong trách nhiệm dân sự, bên vi phạm chịu trách nhiệm đối với bên bị vi phạm. Mức độ cụ thể do các chủ thể thỏa thuận trên cơ sở những quy định của pháp luật. 
	Luật dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân dựa trên cơ sở bình đẳng, thỏa thuận của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó . 
I. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ 
1. Những nguyên tắc cơ bản 
- Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận. 
- Nguyên tắc bình đẳng. 
- Nguyên tắc thiện chí, trung thực. 
- Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự 
Ngoài ra, còn có các nguyên tắc cơ bản khác như nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp, nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự; nguyên tắc tôn trọng lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, nguyên tắc tuân thủ pháp luật, nguyên tắc hoà giải. 
2. Chủ thể 
- Cá nhân; 
- Pháp nhân; 
- Hộ gia đình; 
- Tổ hợp tác. 
3. Tài sản 
	* Định nghĩa : (Điều 105 Bộ luật dân sự 2015) 
	Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản 
	- Vật : Có thực, với tính cách là TS phải nằm trong sự chiếm hữu của con người, có đặc trưng giá trị và có thể trở thành đối tượng của giao lưu dân sự. 	 
	- Tiền : VNĐ hoặc ngoại tệ 
	 - Giấy tờ trị giá được bằng tiền : trái phiếu, công trái, hối phiếu, séc, cổ phiếu 
	 - Quyền tài sản: là quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự 
	Vd: Quyền đòi nợ, quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp (kể cả quyền sở hữu trí tuệ). 
	* Phân loại tài sản (Chương VII BLDS 2015) 
Căn cứ vào sự dịch chuyển của tài sản: tài sản là bất động sản và tài sản là động sản 
Căn cứ vào tính năng sử dụng: vật chia được và vật không chia được 
Căn cứ vào vai trò của ts: vật chính, vật phụ 
Căn cứ vào sự hao mòn của tài sản: vật tiêu hao và vật không tiêu hao 
Ngoài ra còn có: Vật cùng loại và vật đặc định, vật đồng bộ 
4. Giao dịch dân sự 
	* Định nghĩa : giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 116 BLDS 2015) 
* Phân loại giao dịch dân sự: 
Hợp đồng dân sự : là giao dịch trong đó thể hiện ý chí của hai hay nhiều bên nhằm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. 
Hành vi pháp lý đơn phương : là giao dịch trong đó thể hiện ý chí của một bên nhằm làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. 
	 * Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (Điều 117 BLDS 2015) 
Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự ; 
Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; 
Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện; 
Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định. 
* Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân (Điều 16 BLDS 2015) 
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự. 
- Mọi cá nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau. 
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó sinh ra và chấm dứt khi người đó chết. 
* Năng lực hành vi dân sự của cá nhân (Điều 19 BLDS 2015) 
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. 
* Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân (Điều 86 BLDS 2015) 
- Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. 
Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. 
- Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký. 
- Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân. 
* Giao dịch dân sự vô hiệu (Điều 122 BLDS 2015) 
Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật dân sự 2015 thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác. 
(Điều 122 đến 130 BLDS 2015) 
5. ĐẠI DIỆN 
- Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. 
- Cá nhân, pháp nhân có thể xác lập, thực hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện. Cá nhân không được để người khác đại diện cho mình nếu pháp luật quy định họ phải tự mình xác lập, thực hiện giao dịch đó. 
- Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện. 
* Căn cứ xác lập quyền đại diện (Điều 135 BLDS 2015) 
Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật). 
* Đại diện theo pháp luật của cá nhân (Điều 136 BLDS 2015). 
1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên. 
2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định. 
3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này. 
4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. 
* Đại diện theo pháp luật của pháp nhân (Điều 137 BLDS 2017) 
1. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm: 
a) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; 
b) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; 
c) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án. 
2. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật và mỗi người đại diện có quyền đại diện cho pháp nhân theo quy định tại Điều 140 và Điều 141 của Bộ luật này. 
* Đại diện theo ủy quyền (Điều 138 BLDS 2015) 
1. Cá nhân, pháp nhân có thể uỷ quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự. 
2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân. 
3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo uỷ quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện. 
6. Thời hạn, thời hiệu 
	Thời hiệu là thời hạn mà khi kết thúc chủ thể được hưởng quyền dân sự. 
	- Thời hạn là một khoảng thời gian được xác định từ thời điểm này đến thời điểm khác. 
	Thời hạn có thể được xác định bằng phút, giờ, ngày, tuần, tháng, năm hoặc bằng một sự kiện có thể sẽ xảy ra. 
30 
BLDS ghi nhận thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự, đây là thời hạn mà khi kết thúc thì người có nghĩa vụ dân sự được miễn việc thực hiện nghĩa vụ 
31 
BLDS ghi nhận thời hiệu khởi kiện và thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự. Đó là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện được quyền yêu cầu toà án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm hại; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện, mất quyền yêu cầu. 
32 
II. NHỮNG CHẾ ĐỊNH CỤ THỂ CỦA PHÁP LUẬT DÂN SỰ 
1. Quyền đối với tài sản 
Điều 115 BLDS 2015. Quyền tài sản 
Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác. 
33 
Nội dung quyền sở hữu 
	 Điều 158 BLDS 2015: Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật”. 
Quyền chiếm hữu 
Quyền sử dụng 
Quyền định đoạt 
Quyền chiếm hữu 
Chủ sở hữu tự mình nắm giữ, quản lý tài sản thuộc sở hữu của mình hoặc do người khác quản lý. 
Chiếm hữu 
Hợp pháp 
Bất hợp pháp 
Quyền sử dụng 
Chủ sở hữu khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản 
Quyền định đoạt 
Quyền quyết định số phận của vật 
	Vd: Cho mượn, cho thuê, bán, thế chấp, cầm cố, phá hủy 
* Căn cứ xác lập quyền sở hữu (điều 221 	BLDS 2015) 
1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ; 
2. Được chuyển quyền sở hữu theo thoả thuận hoặc theo bản án, quyết định của T òa án, c ơ quan nhà nước có thẩm quyền khác; 
3. Thu hoa lợi, lợi tức; 
4. Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến; 
5. Được thừa kế; 
* Căn cứ xác lập quyền sở hữu (điều 221 BLDS 2015) 
6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, ch ìm đắm được t ìm thấy; tài sản do ng ười khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên; 
7. Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này; 
8. Trường hợp khác do luật quy định. 
* Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu (điều 237 BLDS 2015) 
Quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp sau đây: 
1. Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho ng ười khác; 
2. Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình; 
3. Tài sản đ ã được tiêu dùng hoặc bị tiêu huỷ; 
4. Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu; 
5. Tài sản bị trưng mua; 
6. Tài sản bị tịch thu; 
7. Tài sản đ ã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định của Bộ luật này; 
8. Trường hợp khác do luật quy định. 
* Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu:  
- Kiện đòi tài sản. 
- Kiện yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại. 
- Kiện yêu cầu ngăn chặn hoặc chấm dứt hành vi cản trở trái phép đối với việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu hợp pháp. 
2. Hợp đồng dân sự và nghĩa vụ dân sự 
2.1. Hợp đồng dân sự 
2.2. Nghĩa vụ dân sự 
2.1. Hợp đồng dân sự 
Điều 385 BLDS 2015. Khái niệm hợp đồng 
Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. 
Hình thức của hợp đồng dân sự: 
Văn bản 
Lời nói 
Hành vi cụ thể 
Nội dung cơ bản của hợp đồng dân sự (SV tự đọc) : 
Đối tượng 
Số lượng, chất lượng 
Giá, phương thức thanh toán 
Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng 
Quyền, nghĩa vụ của các bên 
Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng 
Các nội dung khác 
Phân loại hợp đồng dân sự (SV tự đọc) 
Căn cứ vào mức độ tương xứng về quyền và nghĩa vụ của các bên : Hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ. 
Căn cứ vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các quan hệ hợp đồng : Hợp đồng chính và hợp đồng phụ. 
- Căn cứ vào chủ thể được hưởng lợi từ hợp đồng: Hợp đồng vì lợi ích của các bên trong hợp đồng và hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba. 
- Căn cứ vào nội dung của các mối quan hệ của hợp đồng 
Hợp đồng mua bán hàng hóa 
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa 
Hợp đồng dịch vụ 
Hợp đồng gia công 
Hợp đồng gửi giữ tài sản 
Hợp đồng bảo hiểm 
Hợp đồng cho vay 
Hợp đồng cho mượn tài sản 
Hợp đồng trao đổi tài sản 
Hợp đồng trong lĩnh vực đầu tư; BTO,BOT,BT 
.. 
Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng 
Năng lực hành vi dân sự của chủ thể 
Mục đích và nội dung của HĐ không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội 
Đảm bảo sự tự nguyện của chủ thể 
Hình thức của HĐ 
2.2. Nghĩa vụ dân sự 
	 Điều 274 BLDS 2015. Nghĩa vụ 
Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền). 
Điều 275 BLDS 2015 quy định: Nghĩa vụ phát sinh từ căn cứ sau đây: 
1. Hợp đồng; 
2. Hành vi pháp lý đơn phương; 
3. Thực hiện công việc không có uỷ quyền; 
4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật; 
5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật; 
6. Căn cứ khác do pháp luật quy định . 
* C ăn cứ phát sinh nghĩa vụ 
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự 
Cầm cố tài sản (Đ309) 
Thế chấp tài sản (Đ317) 
Đặt cọc (Đ329) 
Ký cược (Đ329) 
Ký quỹ (Đ330) 
Bảo lãnh (Đ335) 
Cầm giữ tài sản (Đ346) 
BLDS 2015 
3. Trách nhiệm dân sự 
3.1 Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự 
3.2 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 
3 .1 Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự 
	 Định nghĩa: 
	Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự là sự cưỡng chế của Nhà nước buộc bên vi phạm nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của mình gây ra cho phía bên kia. 
	 Căn cứ: 
Có hành vi vi phạm nghĩa vụ 
Có thiệt hại thực tế xảy ra 
Có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế xảy ra 
Có lỗi của bên vi phạm 
Các loại trách nhiệm: 
- Trách nhiệm phải thực hiện nghĩa vụ dân sự 
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại 
3 .2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài HĐ 
Định nghĩa : 
	 Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là một loại quan hệ dân sự trong đó người xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp của người khác mà gây ra thiệt hại thì phải bồi thường những thiệt hại mà mình gây ra. 
	Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại: 
Hành vi trái pháp luật (xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm,..) 
Hậu quả: gây thiệt hại trên thực tế 
Có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi và thiệt hại thực tế xảy ra 
Có lỗi: cố ý hoặc vô ý 
	 Lưu ý: Trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi 
Bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể (điều 594 – điều 608)  
Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng 
Vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết 
Do nguồn nguy hiểm gây ra 
Do làm ô nhiễm môi trường 
Do súc vật gây ra 
Do cây cối gây ra 
Do xâm phạm mồ mả 
. 
Nguyên tắc bồi thường thiệt hại (điều 585 BLDS 2015) 
Toàn bộ, kịp thời 
Có thể thỏa thuận 
Hình thức bồi thường: tiền, hiện vật hoặc thực hiện một công việc 
Phương thức bồi thường: một lần hoặc nhiều lần 
Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường: Đ586 
Người từ đủ 18 tuổi trở lên 
Người chưa thành niên dưới 15 tuổi 
Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi 
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự 
Pháp nhân 
Nhà nước 
4. Thừa kế 
4.1. Khái quát chung về thừa kế 
4.2. Các hình thức thừa kế 
	4.1- Định nghĩa : 
	 Thừa kế là việc chuyển giao di sản của người chết cho những người sống 
Một số khái niệm có liên quan đến thừa kế: 
Di sản (Đ612) 
Người thừa kế (Đ613) 
Thời điểm mở thừa kế (Đ614) 
Thời hiệu khởi kiện (Đ623) 
4.2. Các hình thức thừa kế 
Thừa kế theo di chúc 
Thừa kế theo pháp luật 
Thừa kế theo di chúc 
Di chúc? 
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển di sản của mình cho người khác sau khi chết. 
Thừa kế theo di chúc là việc chuyển di sản của người chết cho người sống bằng chính sự định đoạt của người có di sản theo di chúc được lập ra khi họ còn sống 
Điều kiện để di chúc hợp pháp 
Điều 630 BLDS 2015 
Hình thức của di chúc 
Văn bản (Đ628) 
Miệng (Đ629) 
Người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc (Đ644 BLDS 2015) 
Con chưa thành niên 
Con đã thành niên mà không có khả năng lao động 
Cha, mẹ, vợ, chồng của người lập di chúc 
Thừa kế theo pháp luật 
	Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định 
	 Hàng thừa kế thể hiện thứ tự hưởng di sản của những người thừa kế được pháp luật quy định. 
Hàng thừa kế thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết 
Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại 
Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại 
Thừa kế thế vị: áp dụng trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống 
Các trường hợp áp dụng thừa kế theo pháp luật 
Không có di chúc 
Di chúc không hợp pháp 
Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế 
Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối hưởng di sản 

File đính kèm:

  • pptxbai_giang_phap_luat_dai_cuong_chuong_3_phap_luat_dan_su_va_t.pptx