Bài giảng Lý luận về chủ nghĩa xã hội - Chương I: Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa và hình thái kinh tế xã hội Cộng sản Chủ nghĩa

 I. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN

1. Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của GCCN

 Giai cấp công nhân có hai đặc trưng cơ bản:

 - Về phương thức lao động: Là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao.

 - Về vị trí trong quan hệ sản xuất TBCN: Là những người lao động không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột về giá trị thặng dư.

 

ppt 21 trang yennguyen 6900
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lý luận về chủ nghĩa xã hội - Chương I: Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa và hình thái kinh tế xã hội Cộng sản Chủ nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lý luận về chủ nghĩa xã hội - Chương I: Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa và hình thái kinh tế xã hội Cộng sản Chủ nghĩa

Bài giảng Lý luận về chủ nghĩa xã hội - Chương I: Cách mạng Xã hội Chủ nghĩa và hình thái kinh tế xã hội Cộng sản Chủ nghĩa
Phần 3  
LÝ LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 
I. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN 
II. CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 
III. HÌNH THÁI KT - XH CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA 
Chương I  CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HÌNH THÁI KT - XH CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA 
---------- 
 I. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN 
 1. Giai cấp công nhân và sứ mệnh lịch sử của GCCN 
	 Giai cấp công nhân có hai đặc trưng cơ bản: 
	 - Về phương thức lao động : Là những người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao. 	 
	 - Về vị trí trong quan hệ sản xuất TBCN: Là những người lao động không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột về giá trị thặng dư. 
 I. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN 
 Định nghĩa “ Giai cấp công nhân” 
	 Là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại; 
	 Là lực lượng lao động cơ bản tiên tiến, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra của cải vật chất và cải tạo các quan hệ xã hội, 
	 Là đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến trong thời đại hiện nay. 
I. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN 
	 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là 
	 	 Xoá bỏ chế độ TBCN, giải phóng nhân dân lao động và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu, xây dựng xã hội CSCN văn minh. 
	 Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được tiến hành qua hai bước : 
	1. Đấu tranh giành lấy chính quyền nhà nước về tay giai cấp công nhân và nhân dân lao động; 
	2. Sử dụng chính quyền để cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội 
I. SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN 
	 2. Những điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: 
	 (1) Do địa vị kinh tế - xã hội của giai cấp công nhân trong xã hội TBCN: Là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để, đại biểu cho một phương thức sản xuất mới, cao hơn PTSX TBCN. 
	(2) Do đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân: Là giai cấp tiên phong, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, được rèn luyện trong nền sản xuất đại công nghiệp, có khả năng lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân lao động và của cả dân tộc 
II. CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 
Khái niệm 
	 Cách mạng XHCN là cuộc cách mạng nhằm thay thế chế độ tư bản (hoặc tiền tư bản) bằng chế độ xã hội XHCN	 
	Trong cuộc cách mạng đó, giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo, cùng với nhân dân lao động đứng lên xây dựng một xã hội mới, công bằng, dân chủ, văn minh 
II. CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 
	 Cách mạng XHCN được hiểu theo hai nghĩa. 	 
	 Theo nghĩa hẹp , CM XHCN là một cuộc cách mạng chính trị, được kết thúc bằng việc giành được chính quyền, thiết lập nên nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. 
	 Theo nghĩa rộng , CM XHCN là quá trình cải biến trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, bắt đầu bằng cuộc cách mạng chính trị nhằm giành chính quyền về tay giai cấp công nhân và kết thúc khi đã xây dựng thành công CNXH và CNCS. 
II. CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 
2. Mục tiêu, nội dung, và động lực của CM XHCN 
Mục tiêu 
	 Giải phóng con người, giải phóng xã hội khỏi sự áp bức, bóc lột, xây dựng một xã hội trong đó có sự phát triển tự do, toàn diện của tất cả mọi người 
II. CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA  
Nội dung 
Trên lĩnh vực chính trị : Thiết lập chính quyền của gc công nhân và nhân dân lao động, xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân 
Trên lĩnh vực kinh tế : Xác lập chế độ công hữu XHCN, phát triển LLSX, không ngừng nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống nhân dân,  
Trên lĩnh vực tư tưởng - văn hoá : Xây dựng nền văn hoá mới và con người mới 
II. CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 
	 Động lực 
	 Lực lượng chính tham gia và tạo nên động lực của cuộc cách mạng XHCN là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức cách mạng 
	Vai trò động lực và lãnh đạo của giai cấp công nhân là yếu tố hàng đầu bảo đảm cho sự thắng lợi của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. 
II. CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA  
	 3. Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và các tầng lớp lao động khác trong cách mạng XHCN 
	 Tính tất yếu của sự liên minh 
	 	 - Do yêu cầu của việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, gc công nhân phải được sự đồng tình, ủng hộ và tham gia tự giác của đông đảo các tầng lớp quần chúng nhân dân 
	 Phải duy trì, củng cố, mở rộng khối lượng liên minh công - nông - trí, làm cơ sở cho khối đại đoàn kết toàn dân. 
	- Do nhu cầu và lợi ích cơ bản của nông dân và các tầng lớp lao động khác trong xã hội là được giải phóng khỏi sự áp bức, bóc lột, bất công. 
	 P hải liên minh với giai cấp công nhân	 
II. CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 
	 Nội dung của sự liên minh 
	 - Liên minh về chính trị : giành lấy chính quyền, củng cố chính quyền nhà nước ngày càng vững mạnh, bảo vệ chế độ XHCN 
	 - Liên minh về kinh tế : xây dựng nền kinh tế mới, phát triển lực lượng sản xuất, tạo ra những quan hệ sản xuất mới, kết hợp hài hòa lợi ích kinh tế của mọi thành phần trong xã hội  
	- Liên minh về văn hoá - xã hội: Xây dựng một nên văn hoá mới, xây dựng các quan hệ xã hội mới 	 
III. HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CSCN 
1. Tính tất yếu khách quan 
	 Lịch sử xã hội loài người là lịch sử kế tiếp nhau của các hình thái KT - XH phát triển từ thấp đến cao, diễn ra tự nhiên . 
	 HT KT-XH CSCN là một chế độ xã hội phát triển cao nhất, có quan hệ sản xuất dựa trên chế độ sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, thích ứng với lực lượng sản xuất ngày càng phát triển, có kiến trúc thượng tầng tương ứng với cơ sở hạ tầng 
II. HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CSCN 
Những đặc trưng cơ bản của HT KT-XH CSCN: 
	 1. Cơ sở vật chất - kỹ thuật là nền sản xuất công nghiệp hiện đại 
	2. Xoá bỏ chế độ tư hữu TBCN, thiết lập chế độ công hữu về TLSX 
	3. Nền sản xuất được tiến hành theo một kế hoạch thống nhất nhằm thỏa mãn nhu cầu của mọi thành viên trong xã hội 
	4. Tạo ra phương thức tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới, thực hiện sự phân phối sản phẩm bình đẳng; 
	5. Nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, thực hiện quyền và lợi ích của nhân dân; 
	6. Giải phóng con người khỏi sự áp bức bóc lột, thực hiện công bằng, bình đẳng, tiến bộ xã hội, tạo điều kiện cho con người phát triển tự do, toàn diện 
II. HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CSCN 
	 2. Các giai đoạn phát triển của hình thái KT-XH CSCN 
	 Quan điểm của Mác - Ăngghen 
	 HT KT-XH CSCN phát triển qua hai giai đoạn: 
	 - Giai đoạn đầu là (CNXH): Về mọi phương diện vẫn mang nặng tàn dư của xã hội cũ. Thực hiện nguyên tắc “Làm theo năng lực, hưởng theo lao động” 	 - 	 - Giai đoạn sau: CNCS đã phát triển trên những cơ sở của chinh nó. Thực hiện nguyên tắc “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” 
II. HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CSCN 
	 Quan điểm của Lênin 
	 	 HT KT-XH CSCN trải qua ba giai đoạn: 
	 	1. Thời kỳ quá độ; 2. Chủ nghĩa xã hội; 3. Chủ nghĩa cộng sản 
	 TKQĐ lên CNXH là 
	 -Thời kỳ chuyển tiếp từ xã hội cũ (tư bản hay tiền tư bản) sang xã hội mới - xã hội XHCN 
	-Thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, triệt để và toàn diện từ xã hội cũ thành xã hội mới - xã hội XHCN 
	-Thời kỳ tạo ra những tiền đề - những cơ sở cho sự ra đời và phát triển của CNXH 
II. HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CSCN 
	 Tính tất yếu khách quan của TKQĐ lên CNXH là do đặc điểm của cuộc cách mạng XHCN và đặc trưng của sự hình thành PTSX. CSCN (mà giai đoạn đầu là CNXH) quy định. 
	TKQĐ lên CNXH bắt đầu khi cách mạng XHCN thắng lợi, giai cấp vô sản giành được chính quyền, bắt tay vào công cuộc xây dựng CNXH 
	Kết thúc khi đã xây dựng thành công CNXH, cả về lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng 
II. HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CSCN 
	 Những đặc trưng cơ bản của TKQĐ lên CNXH 
Về mặt chính trị: Thết lập, củng cố, hoàn thiện nhà nước chuyên chính vô sản 
Về mặt kinh tế: Có nhiều thành phần kinh tế cũ và mới đan xen, hợp tác và đấu tranh với nhau. 
Về mặt xã hội: Có nhiều giai cấp, tầng lớp, có lợi ích cơ bản đối lập nhau, có sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các miền  
II. HÌNH THÁI KINH TẾ - XÃ HỘI CSCN 
	 Như vậy 
	 Trong TKQĐ lên CNXH có sự tồn tại đan xen và đấu tranh với nhau giữa những nhân tố của xã hội mới và những tàn tích của xã hội cũ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội 
 XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÝ 
 THÀY CÔ ĐÃ LẮNG NGHE 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_ly_luan_ve_chu_nghia_xa_hoi_chuong_i_cach_mang_xa.ppt