Bài giảng Lý thuyết vi sinh học - Bài 6: Vi khuẩn gây bệnh lây lan qua đường sinh dục - Phẩm Minh Thu
VI KHUẨN GÂY BỆNH LÂY LAN QUA
ĐƯỜNG SINH DỤC
1. Mô tả được đặc điểm hình dạng, cách xắp sếp
tính chất sinh hóa của nhóm vi khuẩn gây bệnh.
2. Biết được khả năng gây bệnh, triệu chứng và
một số biến chứng của bệnh do vi khuẩn gây ra
3. Nêu được phương pháp nhận định vi khuẩn.
4. Biết cách phòng ngừa và điều trị một số bệnh
do vi khuẩn gây ra qua đường sinh dục.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lý thuyết vi sinh học - Bài 6: Vi khuẩn gây bệnh lây lan qua đường sinh dục - Phẩm Minh Thu", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lý thuyết vi sinh học - Bài 6: Vi khuẩn gây bệnh lây lan qua đường sinh dục - Phẩm Minh Thu
Bộ môn VI SINH – KHOA DƯỢC ThS. DS PHẨM MINH THU BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG VI KHUẨN GÂY BỆNH LÂY LAN QUA ĐƯỜNG SINH DỤC 1. Mô tả được đặc điểm hình dạng, cách xắp sếp tính chất sinh hóa của nhóm vi khuẩn gây bệnh. 2. Biết được khả năng gây bệnh, triệu chứng và một số biến chứng của bệnh do vi khuẩn gây ra 3. Nêu được phương pháp nhận định vi khuẩn. 4. Biết cách phòng ngừa và điều trị một số bệnh do vi khuẩn gây ra qua đường sinh dục. Vi khuẩn NEISSERIA GONORRHOEAE N.gonorrhoeae do Neisser phân lập năm 1879 từ mủ ở đường sinh dục của bệnh nhân. N.gonorrhoeae: gây bệnh lậu truyền trực tiếp do quan hệ tình dục. Đặc điểm sinh học: Hình dạng Song cầu khuẩn, úp đối mặt nhau giống như 2 hạt cà phê, Gram âm. Vi khuẩn NEISSERIA GONORRHOEAE Đặc điểm sinh học: Nuôi cấy − Hiếu khí kỵ khí tùy ý − Trên môi trường: thạch máu, chocolate, Muller- Hinton, cho khuẩn lạc to, lồi, óng ánh, nhày, trong hay đục. − Ủ ở 370C/3-10%CO2. Ko mọc ở 25 0C và 420C Ít hoạt tính sinh hóa, ko tan huyết, glucose (+), oxidase (+). Vi khuẩn NEISSERIA GONORRHOEAE Đặc điểm sinh học: Sinh độc tố Lậu cầu khuẩn không sinh ngoại độc tố Khi tế bào vi khuẩn bị ly giải, nội độc tố được phóng thích ra, gây bệnh cho người và động vật thử nghiệm Vi khuẩn NEISSERIA GONORRHOEAE Đặc điểm sinh học: Cấu trúc kháng nguyên Pili: giúp vi khuẩn bám vào tế bào ký chủ và chống lại thực bào. Protein I: tạo những lỗ nhỏ ở bề mặt qua đó một số chất dinh dưỡng đi vào bên trong vi khuẩn. Protein II: kết dính và gắn tế bào lậu cầu vào tế bào ký chủ, thường hiện diện ở khuẩn lạc đục. Lipopolysaccharide: ở màng ngoài của vi khuẩn, tác động như nội độc tố gây bệnh cho người. Vi khuẩn NEISSERIA GONORRHOEAE Đặc điểm sinh học: Sức đề kháng Nhạy cảm với điều kiện lạnh, khô, hanh. Ở trong lớp mủ mỏng và điều kiện ẩm, vi khuẩn sống được một ngày, Ở nhiệt độ 560C sống đươc 5 phút, với AgNO3 và phenol vi khuẩn sống được vài phút. Vi khuẩn NEISSERIA GONORRHOEAE Khả năng gây bệnh Truyền bệnh do quan hệ tình dục. Nơi xâm nhập: − niêm mạc sinh dục: niệu đạo, âm đạo, ngoài ra còn thấy ở mắt, hậu môn và cổ họng. − một số vào máu gây nhiễm lậu cầu lan tỏa. Gây biến chứng: − Khớp viêm khớp do lậu cầu. − Nhiễm trùng huyết, viêm màng não. Vi khuẩn NEISSERIA GONORRHOEAE Khả năng gây bệnh Ở nam giới: – Thời gian ủ bệnh từ 3-7 ngày. – Viêm niệu đạo cấp tính, viêm phần ngoài, chảy mủ, tiểu buốt, gắt, rắt. – Nếu không điều trị khỏi, bệnh có thể lan vào đường sinh dục gây viêm nhiễm tinh hoàn, tuyến tiền liệt mãn tính. Vi khuẩn NEISSERIA GONORRHOEAE Khả năng gây bệnh Ở phụ nữ − Thường âm thầm và mãn tính. − Nơi nhiễm khuẩn đầu tiên là cổ tử cung, lan đến âm đạo, tiết chất nhầy có mủ. − Biến chứng viêm ống dẫn trứng. Vi khuẩn NEISSERIA GONORRHOEAE Khả năng gây bệnh Ở trẻ sơ sinh: − Có thể xảy ra viêm kết mạc do lậu cầu khi được sinh qua đường sinh dục của mẹ bị bệnh, − Nếu không điều trị kịp thời có thể gây mù lòa. Vi khuẩn NEISSERIA GONORRHOEAE Vi khuẩn NEISSERIA GONORRHOEAE Chẩn đoán Bệnh phẩm: mủ, chất tiết từ đường sinh dục, dịch khớp. Xét nghiệm trực tiếp - Nhuộm Gram • Lấy mủ ở niệu đạo (nam)/dịch âm đạo (nữ) • Nhuộm Gram: song cầu úp lại giống 2 hạt cà phê, Gram âm, nằm trong hay ngoài bạch cầu. Vi khuẩn NEISSERIA GONORRHOEAE Bạch cầu đa nhân Lậu cầu nằm ngoài bạch cầu đa nhân Lậu cầu nằm trong bạch cầu đa nhân Neisseria gonorrhoeae trong mủ niệu đạo bệnh nhân Vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae Lưu ý: • Ở phụ nữ hay người bệnh mãn tính, số lượng cầu khuẩn ít do đó nên lấy bệnh phẩm tại PXN và cấy ngay lên môi trường phong phú. • Ở đàn ông, nếu khảo sát mẫu bệnh phẩm không thấy vi khuẩn nên cấy mủ. Vi khuẩn NEISSERIA GONORRHOEAE Chẩn đoán Nuôi cấy: Cấy mẫu lên môi trường chuyên biệt: − MTM (Modified Thayer-Martin) − NYC (New York city medium) − Môi trường có chất : Vancomycin, Colistin, Tremothoprim, Amphotericin. Vi khuẩn NEISSERIA GONORRHOEAE Chẩn đoán Huyết thanh học: - ELISA - PCR Hiện áp dụng trong bệnh thấp khớp do lậu cầu. Vi khuẩn NEISSERIA GONORRHOEAE Trị liệu • Lậu cầu đề kháng penicillin và bactrim liều cao, • Có thể sử dụng: – Ceftriaxon, – Ciprofloxacin, – Spectinomycin, – Doxycyclin – Erythromycin – Azithromycin Vi khuẩn NEISSERIA GONORRHOEAE Phòng ngừa • Kết hợp biện pháp Y tế-Xã hội • Điều trị triệt để cho người mắc bệnh lậu • Ngừa viêm mắt trẻ sơ sinh: – Thuốc mở tetracycllin 1%, – Erythromycin 0,5%, Vi khuẩn NEISSERIA GONORRHOEAE Vi khuẩn TREPONEMA PALLIDUM Treponema có nhiều loài, chia 2 nhóm chính: Nhóm không gây bệnh: chiếm đa số Treponema genital sống ở đường sinh dục. T.microdentium: ở hốc miệng, đường ruột. Nhóm gây bệnh: gồm có Treponema pertenue: gây bệnh ghẻ cóc. Treponema pallidum: gây bệnh giang mai. Vi khuẩn TREPONEMA PALLIDUM Bệnh ghẻ cóc (nổi mụn cóc) Đặc điểm sinh học Hình dạng Hình xoắn, có 8-14 vòng uốn lượn, mềm dẻo, Không có nang, không tạo bào tử, Kích thước 0,1-0,3x 5-15µm, Vi khuẩn TREPONEMA PALLIDUM Nhuộm PP Fontana Tribondeau Đặc điểm sinh học Hình dạng Có tiên mao ở 2 đầu nhưng không di động bằng tiên mao, di động đặc trưng theo trục hoặc lắc ngang hay lượn sóng. Bắt màu thuốc nhuộm Giemsa. Vi khuẩn TREPONEMA PALLIDUM Đặc điểm sinh học Nuôi cấy − Vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối, − Không nuôi cấy được trên môi trường nhân tạo. Sự đề kháng − Kém, chết rất nhanh khi ra khỏi cơ thể người hoặc động vật. − Các yếu tố lý hóa diệt dễ dàng: o ở 420C chết sau 30 phút, o xà phòng, thuốc sát trùng thông thường Vi khuẩn TREPONEMA PALLIDUM Đặc điểm sinh học Cấu tạo kháng nguyên −Lipid: (cardiolipin) kn không chuyên biệt. −Protein: kn chuyên biệt chung cho Treponema. −Polyosid: của vỏ, đặc trưng cho T.pallidum. Vi khuẩn TREPONEMA PALLIDUM Khả năng gây bệnh − Vi khuẩn được lây truyền chủ yếu do tiếp xúc qua quan hệ tình dục giữa người lành và người bệnh bị giang mai, − Gồm giang mai mắc phải và giang mai bẩm sinh Vi khuẩn TREPONEMA PALLIDUM Khả năng gây bệnh Giang mai mắc phải Xâm nhập qua niêm mạc, đến hệ bạch huyết, vào máu. Bệnh diễn biến qua 3 giai đoạn o Giang mai giai đoạn I: sau 3 tuần ủ bệnh Xuất hiện vết loét, tại bộ phận sinh dục (săng), Vết loét nông, ko ngứa, ko đau trong có nhiều xoắn khuẩn, Thời kỳ dễ lây lan nhất, Vi khuẩn TREPONEMA PALLIDUM Khả năng gây bệnh Giang mai mắc phải oGiang mai giai đọan II: sau 4 – 8 tuần − tổn thương da, niêm mạc tạo các nốt màu hồng như hoa đào (đào ban giang mai) − các nốt có chứa ít vi khuẩn nhưng vẫn có khả nẳng lây lan. Vi khuẩn TREPONEMA PALLIDUM Khả năng gây bệnh Giang mai mắc phải o Giang mai giai đọan III: năm 3 của bệnh − Các tổn thương ăn sâu vào các tổ chức tạo các “gôm giang mai“ ở: • da, xương, gan. • tổn thương tim mạch và hệ thần kinh − Ít lây vì ít vi khuẩn trong các “gôm”. Vi khuẩn TREPONEMA PALLIDUM Giang mai bẩm sinh − Ở phụ nữ có thai bị bệnh giang mai, vi khuẩn qua nhao thai và gây bệnh, thường xảy ra từ tháng thứ 4 của thai kỳ. − Đứa bé có thể chết khi còn trong bụng mẹ hoặc có thể sống đến khi sinh. − Bệnh sẽ biểu hiện sau 10-20 năm tuổi: với những thay đổi về sinh lý, tinh thần và khiếm khuyết trí lực Vi khuẩn TREPONEMA PALLIDUM Giang mai bẩm sinh − Cần thử máu kiểm tra theo dõi thai phụ ít nhất 3 lần (tháng 4,6,8) của thai kỳ − Ngoài ra, mẹ bị giang mai cũng có thể truyền cho con khi sinh bé qua đường sinh dục. Vi khuẩn TREPONEMA PALLIDUM Chẩn đoán Xét nghiệm trực tiếp: − Chỉ áp dụng với giang mai giai đoạn I vì nhiều vi khuẩn ở săng giang mai. − Quan sát dịch tiết bằng kính hiển vi nền đen với thuốc nhuộm Giemsa. Vi khuẩn TREPONEMA PALLIDUM Chẩn đoán Xét nghiệm huyết thanh: − Chẩn đoán chính xác thường dựa trên đáp ứng miễn dịch dịch thể của bệnh nhân. − Phản ứng huyết thanh giang mai có 2 loại: • Phản ứng không đặc hiệu: phát hiện kháng thể IgG và IgM với phản ứng ELISA, VDRL, RPR (vì có thể nhằm lupus, sởi, phong). Vi khuẩn TREPONEMA PALLIDUM Chẩn đoán Xét nghiệm huyết thanh: • Phản ứng đặc hiệu: phát hiện dòng Nichol của T. pallidum bằng các phản ứng FTA, TPHA,TPI, − FTA : Phản ứng kháng thể dịch huỳnh quang, − TPHA: Phản ứng ngưng kết hồng cầu. − TPI: Phản ứng (bất động xoắn khuẩn) Vi khuẩn TREPONEMA PALLIDUM Điều trị • Penicillin chậm như procain penicillin G vì thời gian thế hệ giang mai là 30-33 giờ. • Bị dị ứng với penicillin, thì dùng erythromycin. Phòng ngừa • Kết hợp biện pháp y tế-xã hội. • Phát hiện sớm, điều trị triệt để cho người mắc bệnh giang mai. Vi khuẩn TREPONEMA PALLIDUM
File đính kèm:
- bai_giang_ly_thuyet_vi_sinh_hoc_bai_6_vi_khuan_gay_benh_lay.pdf