Bài giảng Marketing căn bản - Chương 1: Tổng quan về Marketing - Đinh Chí Thành

TỔNG QUAN VỀ MARKETING

NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG &
PHÂN TÍCH HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG

CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM

CHIẾN LƯỢC GIÁ

CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI

CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ

 

ppt 58 trang yennguyen 5680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Marketing căn bản - Chương 1: Tổng quan về Marketing - Đinh Chí Thành", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Marketing căn bản - Chương 1: Tổng quan về Marketing - Đinh Chí Thành

Bài giảng Marketing căn bản - Chương 1: Tổng quan về Marketing - Đinh Chí Thành
MARKETING CĂN BẢN 
Ths. Đinh Chí Thành 
Email: Jerrythanh1504@hotmail.com 
0933 794 766 
1 
NỘI DUNG 
2 
TỔNG QUAN VỀ MARKETING 
1 
NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG & PHÂN TÍCH HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG 
2 
CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM 
3 
CHIẾN LƯỢC GIÁ 
4 
CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI 
5 
CHIẾN LƯỢC CHIÊU THỊ 
6 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Marketing ứng dụng – TS. Lưu Thanh Đức Hải 
Marketing căn bản – PGS-TS. Hồ Đức Hùng 
Những nguyên lý tiếp thị – Philip Kotler 
3 
TỔNG QUAN VỀ MARKETING 
4 
CHƯƠNG 1: 
Mục tiêu 
Hiểu khái niệm Marketing. 
Nhận biết đối tượng nghiên cứu marketing. 
Phân tích vai trò của marketing. 
Phân tích chức năng marketing. 
Trình bày được 2 nội dung nghiên cứu marketing. 
5 
NỘI DUNG 
Sự ra đời và phát triển của Marketing 
Vai trò và chức năng của Marketing trong thực tiễn kinh doanh 
Thành phần của Marketing hỗn hợp 
Nội dung cơ bản của hoạt động Marketing và hệ thống Marketing 
Môi trường marketing 
6 
7 
I. Lịch sử hình thành và phát triển của Marketing 
	 Vào thời kỳ sơ khai 
Tự sản xuất ( hái lượm ) 
Ăn cắp 
Ăn xin 
Trao đổi : Trao đổi là hành vi nhận từ một người nào đó thứ mà mình muốn và đưa lại cho người đó 1 thứ gì đó. 
Có hai hay nhiều bên tham gia 
Mỗi bên có một cái gì đó có thể có giá trị đối với bên kia 
Mỗi bên có các phương tiện để truyền thông với nhau 
Mỗi bên có quyền từ chối hay chấp nhận giao dịch với bên kia 
8 
Lịch sử hình thành và phát triển của Marketing 
	 Nguồn gốc ra đời 
Do tiến bộ KHKT cung cầu hàng hóa ngày càng phát triển mạnh và phức tạp 
Cung: cạnh tranh gay gắt giữa những nhà sản xuất 
Cầu: khách hàng có quyền chọn lựa hàng hóa theo nhu cầu, thị hiếu của mình 
 “ Thị trường người bán trở thành thị trường người mua” 
Khách hàng là “thượng đế” Marketing ra đời ???? 
Giúp doanh nghiệp SX, tiêu thụ, cạnh tranh tốt hơn 
Giúp khách hàng nắm được thông tin về thị trường và sản phẩm để chọn lựa 
9 
Quá trình phát triển 
Marketing bắt nguồn từ thuật ngữ “ Market” 
 Năm 1902, thuật ngữ Marketing chính thức được sử dụng ở Đại học Michigan 
1910 tất cả các trường đại học tổng hợp của Mỹ đưa môn học marketing vào giảng dạy 
 Sau đó mở rộng sang các quốc gia nói tiếng Anh và được quốc tế hóa rất nhanh vào giữa và cuối thế kỷ 20. 
10 
Hai quan niệm cơ bản về Marketing 
Quan niệm truyền thống 
 Gồm các hoạt động SXKD có liên quan đến việc hướng dòng sản phẩm từ nhà SX đến người tiêu dùng một cách tối ưu. 
 Coi trọng khâu tiêu thu.̣ 
 Chỉ cung cấp “cái mình có”. 
 Marketing có sau quá trình sản xuất. 
 Thị trường là thị trường của người bán. 
11 
Quan niệm hiện đại 
 Phải biết “thượng đế” đang cần gì: What, How much, Where, When? 
 Là tập hợp các hoạt động nhằm: 
Tìm kiếm nhu cầu chưa được thỏa mãn của KH 
Tổ chức SX các sản phẩm và dịch vụ để thỏa mãn 
Chính sách giá, phân phối, chiêu thị phù hợp để có thể kiếm lời như dự kiến 
Điểm cốt lõi: 
Khách hàng là mục tiêu trọng tâm 
“Chỉ bán cái mà khách hàng cần, không chỉ bán cái mình có” 
Biết hướng dẫn khách hàng theo nhu cầu xã hội 
Marketing phải có trước quá trình sản xuất 
Thị trường là thị trường của người mua 
12 
Marketing là hoạt động của con người hướng đến việc thỏa mãn nhu cầu và ước muốn thông qua các tiến trình trao đổi. ( P. Kotler ) 
Marketing là toàn bộ những phương tiện mà các doanh nghiệp sử dụng để xây dựng, bảo vệ và phát triển thị trường của họ hoặc những khách hàng của họ. ( D. Lindon) 
Marketing là quá trình cung cấp đúng sản phẩm, đúng kênh hay luồng hàng đúng thời gian và đúng vị trí ( J. H. Crighton ) 
13 
Marketing là toàn bộ những hoạt động của một doanh nghiệp nhằm xác định những nhu cầu chưa được thỏa mãn của khách hàng, những thị hiếu và đòi hỏi của họ. 
Trên cơ sở đó, doanh nghiệp đưa ra những sản phẩm và dịch vụ phù hợp, nhằm đáp ứng, thỏa mãn những nhu cầu và đòi hỏi đó để hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp 
15 
Marketing là gì ???? 
Marketing = tiếp cận thị trường 
Tìm kiếm, xác định nhu cầu, thị hiếu chưa được thỏa mãn 
Tổ chức sản xuất, cung ứng thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng 
QUAN NIỆM TRUYỀN THỐNG 
QUAN NIỆM HIỆN ĐẠI 
16 
Sản xuất SP 
Marketing 
Tiêu thụ SP 
Hoạch định chiến lược 
Tổ chức sản xuất 
Tổ chức tiêu thụ 
Dịch vụ hậu mãi 
Thăm dò phản ứng khách hàng 
Điều chỉnh chiến lược 
SO SÁNH QUAN ĐIỂM BÁN HÀNG & MARKETING 
17 
 Nhà máy Sản phẩm Bán hàng & LN qua khối 
 khuyến mãi lượng tiêu thụ 
1. Quan điểm bán hàng 
Điểm xuất Tiêu điểm Biện pháp Mục đích 
 phát 
Thị trường Nhu cầu Marketing LN thông qua sự 
 muc tiêu KH hỗn hợp thoả mãn của KH 
2. Quan điểm Marketing 
Mồi câu phù hợp với khẩu vị của cá, không phải phù hợp với khẩu vị của người đi câu 
18 
Định nghĩa của Philip Kotler 
“Marketing là quá trình quản lý xã hội thông qua sự sáng tạo của cá nhân và tập thể thay đổi sự tiêu thụ. Là tự do giao dịch trao đổi sản phẩm và các giá trị khác, để từ đó biết được nhu cầu xã hội” 
Marketing là một hoạt động mang tính sáng tạo 
Marketing là hoạt động trao đổi tự nguyện 
Marketing là hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu con người 
Marketing là một quá trình quản lý 
Marketing là mối dây liên kết giữa xã hội và doanh nghiệp 
19 
Định nghĩa theo quan niệm mới 
Marketing là quá trình hoạch định và quản lý thực hiện việc định giá, chiêu thị và phân phối các ý tưởng, hàng hóa, dịch vụ, nhằm mục đích tạo ra các giao dịch để thỏa mãn những mục tiêu của cá nhân, của tổ chức, và của xã hội 
 Nhu cầu - Need . 
 Mong Muốn - Want . 
 Lượng Cầu - Demand 
20 
Nhu cầu - Need 
Nhu cầu là một cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà họ cảm nhận được 
Nhu cầu là một cảm giác thiếu thốn, là một trạng thái căng thẳng liên quan đến những đòi hỏi của cá nhân, tự nhiên và xã hội. 
 Nhu cầu là những yêu cầu thiết yếu, cơ bản của con người như ăn, ở, mặc, uống, đi lại...hay những nhu cầu cao cấp hơn như giáo dục, thể thao, giải trí, làm đẹp, tự hoàn thiện. 
21 
22 
Mong Muốn- Want 
Mong muốn là hình thái đặc thù của nhu cầu được thể hiện qua trình độ văn hóa và nhân cách của mỗi người tạo nên. 
Mong muốn là những sản phẩm cụ thể để đáp ứng nhu cầu. 
23 
Lượng cầu / Nhu cầu có khả năng thanh toán (Demand) 
Lượng cầu là mong muốn được đảm bảo bởi khả năng thanh toán. 
24 
II. Vai trò của marketing 
 Đối với doanh nghiệp 
 Đối với người tiêu dùng 
 Đối với xã hội 
25 
Vai trò của marketing đối với doanh nghiệp 
Công tác nghiên cứu thị trường 
Tiến hành sản xuất theo xu thế thị trường 
Tuyên truyền và quảng bá sản phẩm 
Cải tiến sản phẩm, gia tăng dịch vụ, đối phó với các đối thủ cạnh tranh, giải quyết tồn kho... 
.......... 
26 
Vai trò của marketing đối với người tiêu dùng 
Sản phẩm ngày càng đa dạng, phong phú 
Giá thành cạnh tranh. 
Dịch vụ đi kèm, hậu mãi tốt. 
Kích thích nhu cầu, sử dụng những sản phẩm mới. 
Chăm sóc tận tình chu đáo 
......... 
27 
Vai trò của marketing đối với xã hội 
Của cải của toàn xã hội gia tăng với chất lượng tốt hơn 
Kiềm chế lạm phát- bình ổn giá cả 
Cạnh tranh sẽ thúc đẩy xã hội phát triển 
Giải quyết việc làm 
........ 
SX 
TC 
LĐ 
Mar 
Mar 
SX 
TC 
LĐ 
 Mar 
SX 
TC 
LĐ 
 C 
Mar 
SX 
TC 
LĐ 
 C 
Mar 
 SX 
 TC 
 LĐ 
III. Chức năng của Marketing 
Hướng dẫn, chỉ đạo và phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh. 
28 
29 
 Chức năng của marketing 
 Chức năng thích ứng 
 Chức năng phân phối 
 Chức năng tiêu thụ sản phẩm 
 Chức năng yểm trợ khuyếch trương 
30 
1. Chức năng thích ứng 
Làm cho sản phẩm của doanh nghiệp luôn phù hợp và thích ứng với nhu cầu của thị trường 
Hoạt động : Cung cấp thông tin về xu hướng biến đổi của nhu cầu ,công nghệ các xu hướng hoàn thiện công nghệ . 
Định hướng chủng loại mặt hàng cần sản xuất, khối lượng, công nghệ lựa chọn, xác định thời điểm sản phẩm vào thị trường. 
Liên kết các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp, từ bộ phận nghiên cứu, chế thử, sản xuất, bao bì, đóng gói... cho tới các hoạt động dịch vụ, bảo hành, thanh toán...... 
Góp phần tác động làm thay đổi tập quán tiêu dùng và cơ cấu chi tiêu của dân cư theo xu hướng ngày càng hợp lý, tiên tiến, hiện đại và hiệu quả 
31 
2. Chức năng phân phối 
Tổ chức phân phối sản phẩm từ sau khi kết thúc quá trình sản xuất đến khi giao cho các cửa hàng bán sỉ, bán lẻ, đại lý và người tiêu dùng cuối cùng. 
Hoạt động : 
Lựa chọn kênh phối tối ưu nhất . 
Lựa chọn những nhà phân phối có khả năng nhất 
Bố trí hệ thống kho hàng thích hợp, bảo đảm khả năng tiếp nhận, bảo quản và giải tỏa nhanh dòng hàng hóa trên toàn tuyến. 
Tổ chức các dịch vụ hổ trợ cho nhà phân phối và khách hàng nhằm đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm. 
Điều hành và giám sát toàn bộ hệ thống kênh phân phối về số lượng, khả năng cung ứng, tốc độ lưu chuyển và dự trữ hàng hóa.....để có các biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả. 
32 
3. Chức năng tiêu thụ sản phẩm 
Các hoạt động của Marketing liên quan trực tiếp đến khâu mua bán hàng hóa trên thị trường. 
Hoạt động : 
Xác định các yêu cầu khi thiết lập chính sách giá cho doanh nghiệp 
Lựa chọn các phương pháp xác định giá thích hợp 
Các chế độ về chiết khấu, chênh lệch 
Qui định thời hạn thanh toán và các điều kiện tín dụng 
Thiết lập chính sách giá ưu đãi, phân biệt 
Các chế độ kiểm soát giá, nghiệp vụ và nghệ thuật bán hàng 
33 
4. Chức năng yểm trợ khuyết trương 
Lựa chọn các phương tiện nhằm tuyên truyền, yểm trợ cho sản phẩm và đặc biệt là các tác động gây ảnh hưởng tâm lý đến khách hàng nhằm thay đổi đường cong lượng cầu. 
Hoạt động : 
Các hoạt động quảng cáo 
Hoạt động xúc tiến bán 
Xây dựng mối quan hệ công chúng 
34 
Các lĩnh vực ứng dụng của Marketing 
Theo quan điểm hệ thống 
Macro Marketing : ứng dụng cho các quốc gia, khối liên hiệp kinh tế điều chỉnh sự phát triển kinh tế quốc gia, khu vực, hạn chế khủng hoảng, mang lại hiệu quả chung cho cả hệ thống. 
Micro Marketing : ứng dụng cho từng công ty, doanh nghiệp riêng lẻ vì lợi ích của đơn vị 
Theo quan điểm lĩnh vực hoạt động 
Marketing kinh doanh: thương mại, công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, ngân hàng 
Marketing phi kinh doanh: các lĩnh vực văn hóa, xã hội, chính trị, thể thao, vệ sinh môi trườ̀ng. 
35 
IV. Đối tượng nghiên cứu của marketing 
Nghiên cứu về thị trường và quá trình mua hàng của người tiêu dùng 
Các yếu tố liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh (marketing mix): 
Sản phẩm 
Giá cả 
Hệ thống phân phối 
Chiến lược chiêu thị 
36 
Marketing hỗn hợp – Marketing Mix 
Marketing hỗn hợp là gì? 
Sự phối hợp các hoạt động 
Sắp xếp các thành phần Marketing tối ưu nhất, phù hợp với điều kiện kinh doanh thực tế tăng cường, củng cố vị trí công ty 
 Nếu phối hợp tốt: 
Hạn chế rủi ro 
Kinh doanh thuận lợi, có nhiều cơ hội phát triển 
Thu được lợi nhuận tối đa và ổn định 
 Nhà quản trị tài năng là người biết tổ chức và phối hợp Marketing Mix hiệu quả và hoàn hảo 
MARKETING HỖN HỢP 
37 
PRODUCT 
MARKETING - MIX 
PLACE 
PROMOTION 
PRICE 
PRESTIGE 
PERSONNEL 
Con người (people), Qui trình (process) và Chứng minh thực tế (physical evidence) 
38 
Thành phần của Marketing hỗn hợp 
Product 
(P 1 ) 
Price 
(P 2 ) 
Place 
(P 3 ) 
Promotion (P 4 ) 
SX cái gì? Thế nào? Bao nhiêu? Chiến lược SP định vị, xây dựng thương hiệu 
Định giá bán? Khung giá? 
 Chiến lược giá 
Bán ở đâu? Lúc nào? 
 Chiến lược phân phối 
Bán bằng cách nào? 
 Chiến lược chiêu thị 
Các yếu tố ảnh hưởng đến Mkt. mix 
39 
Marketing 
hỗn hợp 
Tình huống 
biến đổi của TT 
Đặc tính của sản phẩm 
Uy tín, vị trí của công ty 
Chu kỳ đời sống SP 
V. MÔI TRƯỜNG MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP 
40 
Khách hàng 
mục tiêu 
Sản phẩm 
Giá 
Phân phối 
Chiêu thị 
 Hệ thống 
 Thông tin Mar. 
Hệ thống lập 
KH Marketing 
Hệ thống tổ chức 
và thực hiện 
 Hệ thống kiểm tra Marketing 
Trung gian 
Marketing 
Đối thủ 
cạnh tranh 
Công chúng 
Người cung ứng 
Môi trường 
nhân khẩu, kinh tế 
Môi trường công nghệ, 
kỹ thuật 
Môi trường chính trị, 
pháp luật 
Môi trường 
văn hóa xã hội 
MÔI TRƯỜNG MARKETING CỦA DOANH NGHIỆP 
	 Môi trường marketing tập hợp các yếu tố: môi trường vĩ mô, môi trường vi mô. 
	Môi trường marketing vừa là cơ hội nhưng cũng là sự đe dọa đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cần lưu ý hai vấn đề khi phân tích ảnh hưởng của yếu tố môi trường: 
Tính phức tạp của môi trường. Môi trường phức tạp thì càng khó đưa ra các quyết định hữu hiệu. 
Tính biến động của môi trường, bao hàm tính năng động hoặc mức độ biến đổi trong điều kiện môi trường liên quan. 
41 
Môi trường marketing vĩ mô 
42 
Môi trường 
vĩ mô 
Chính trị - luật pháp 
Tự nhiên 
Văn hóa - xã hội 
Dân số 
Kinh tế 
Khoa học kỹ thuật 
MÔI TRƯỜNG NHÂN KHẨU 
Cơ cấu tuổi của dân số quyết định các nhu cầu, đó là những dấu hiệu cho biết những loại sản phẩm và dịch vụ nào sẽ có nhu cầu lớn trong vài năm tới. 
Dân tộc 
Trình độ học vấn 
Các kiểu hộ gia đình 
Dịch chuyển từ thị trường đại chúng sang các vi thị trường khác nhau về lứa tuổi, giới tính, dân tộc, trình độ học vấn, địa lý, lối sống 
43 
MÔI TRƯỜNG KINH TẾ 
Thị trường cần có sức mua và công chúng. Sức mua hiện có trong một nền kinh tế phụ thuộc vào thu nhập hiện có, giá cả, lượng tiền tiết kiệm, nợ nần và khả năng có thể vay tiền. Những người làm marketing phải theo dõi chặt chẽ những xu hướng chủ yếu trong thu nhập và các kiểu chi tiêu của người tiêu dùng. 
44 
MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 
Những người làm marketing cần nhạy bén với những mối đe dọa và cơ hội gắn liền với ba xu hướng trong môi trường tự nhiên: 
Thiếu hụt nguyên liệu 
Chi phí năng lượng tăng 
Mức độ ô nhiễm tăng 
45 
MÔI TRƯỜNG CÔNG NGHỆ 
Tiến bộ kỹ thuật góp phần to lớn vào việc tạo ra sản phẩm mới để tạo ra thế lực cạnh tranh trên thị trường nên các nước đều đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển. 
Cách mạng khoa học kỹ thuật làm cho chu kỳ sống sản phẩm bị rút ngắn dần 
46 
MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ 
Môi trường này gồm có luật pháp, các cơ quan nhà nước và những nhóm gây sức ép có ảnh hưởng và hạn chế các tổ chức và cá nhân khác nhau trong xã hội. 
Bảo vệ các công ty trong quan hệ với nhau và ngăn chặn cạnh tranh không lành mạnh 
Bảo vệ người tiêu dùng trước tình trạng cạnh tranh gian dối 
Bảo vệ lợi ích xã hội, buộc các doanh nghiệp phải gánh vác những chi phí xã hội do quá trình sản xuất hay sản phẩm của họ gây ra. 
47 
MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI 
Văn hóa từng vùng, từng nước, từng khu vực sẽ chi phối đến hành vi mua hàng của khách hàng. Đặc tính văn hóa chi phối, ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định marketing có thể biểu hiện ở những mặt sau: 
Những giá trị văn hóa cốt lõi bền vững 
Nhánh văn hóa: văn hóa địa phương, văn hóa sắc tộc, tôn giáo. 
Những giá trị văn hóa thứ yếu biến đổi theo thời gian 
48 
Môi trường marketing vi mô 
49 
Nhà 
cung ứng 
Doanh 
nghiệp và đối thủ ct 
Các 
trung 
gian 
Khách 
hàng 
Giới công chúng 
Các đơn vị cung ứng 
Những người cung ứng là những công ty kinh doanh và các nguồn vật tư cần thiết để sản xuất ra những mặt hàng cụ thể hay dịch vụ nhất định. 
Những sự kiện xảy ra trong môi trường “người cung ứng” có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động marketing của công ty. 
Nói chung, doanh nghiệp nên chọn nhà cung ứng có tín nhiệm và chọn một số nhà cung ứng để tránh trường hợp rủi ro do cung ứng gây ra. 
50 
Cạnh tranh nhãn hiệu 
Cạnh tranh ngành 
Cạnh tranh công dụng 
Cạnh tranh chung (khác ngành) 
Các đối thủ cạnh tranh 
51 
Các đơn vị trung gian 
	Giới trung gian là những công ty hỗ trợ cho công ty đi lên, tiêu thụ và phổ biến hàng hóa của công ty trong giới khách hàng. Bao gồm: 
Người môi giới thương mại là những công ty kinh doanh hỗ trợ công ty tìm kiếm khách hàng hay trực tiếp bán sản phẩm cho họ. 
Các tổ chức dịch vụ marketing là những công ty nghiên cứu marketing, những công ty quảng cáo, những tổ chức của các phương tiện quảng cáo và các công ty tư vấn marketing 
Các tổ chức tài chính – tín dụng, bảo hiểm, đơn vị vận chuyển 
52 
KHÁCH HÀNG 
Khách hàng vừa là người mua hàng của doanh nghiệp nhưng cũng là người mua hàng của các hãng khác, vì vậy phải biết họ cần gì ở doanh nghiệp để phục vụ họ. 
Ý muốn và thị hiếu của khách hàng luôn thay đổi, vì vậy doanh nghiệp cần phải dự báo được những nhân tố dẫn đến sự thay đổi đó để kịp thời phục vụ cho khách hàng. 
53 
 AI LÀ KHÁCH HÀNG? 
Khách hàng trung thành hiện có (chỉ dùng sản phẩm của doanh nghiệp 
Khách hàng hay thay đổi 
	- Dùng sản phẩm của mình và của đối thủ cạnh tranh 
	- Dùng nhiều SP khác nhau nhưng không có SP của ta 
Khách hàng trung thành của đối thủ cạnh tranh 
Người đã / đang không sử dụng SP của mình. 
54 
CÔNG CHÚNG 
Công chúng trực tiếp có thể hoặc là hỗ trợ hoặc là chống lại nỗ lực của công ty nhằm phục vụ thị trường. 
Giới tài chính: ngân hàng, các công ty đầu tư, các cổ đông ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo nguồn vốn. 
Công chúng thuộc các phương tiện thông tin 
Công chúng thuộc các cơ quan nhà nước 
Nhóm công dân hành động: các tổ chức người tiêu dùng, các nhóm bảo vệ môi trường, đại diện của các dân tộc ít người 
Công chúng địa phương: người dân và các tổ chức địa phương 
Quần chúng đông đảo 
Công chúng nội bộ: công nhân viên chức, ban lãnh đạo, các ủy viên hội đồng giám đốc công ty 
55 
56 
Kinh doanh trở nên phức tạp; sản phẩm, dịch vụ phong phú hơn; thu nhập cá nhân cao; thị hiếu đa dạng; cạnh tranh trở nên gay gắt và quyết liệt hơn. 
KẾT LUẬN 
57 
Để thành công nhà tiếp thị phải!!!! 
Phân tích thật kỹ thị trường để hiểu rõ các nhu cầu 
Lựa chọn những nhóm khách hàng mục tiêu, những người mà nhu cầu của họ gần với khả năng đáp ứng của công ty 
Thiết kế sản phẩm, chào bán nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng và mục tiêu công ty 
Bí quyết kinh doanh thành công là phải “ am hiểu KH” 
KẾT LUẬN 
58 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_marketing_can_ban_chuong_1_tong_quan_ve_marketing.ppt