Bài giảng Marketing căn bản - Trần Thị Trương Nhung
I. ĐỊNH NGHĨA
Là toàn bộ những họat động của một doanh
nghiệp nhằm xác định những nhu cầu
chưa được thỏa mãn của người tiêu
dùng.
Là một dạng họat động của con người nhằm
thỏa mãn những nhu cầu và mong
muốn của họ thông qua trao đổi.II. MỤC TIÊU CỦA HỆ THỐNG
MARKETING
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Marketing căn bản - Trần Thị Trương Nhung", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Marketing căn bản - Trần Thị Trương Nhung
MARKETING CĂN BẢN GV:TRẦN THỊ TRƯƠNG NHUNG CHƯƠNG 1 NHẬP MÔN MARKETING I. ĐỊNH NGHĨA Là toàn bộ những họat động của một doanh nghiệp nhằm xác định những nhu cầu chưa được thỏa mãn của người tiêu dùng. Là một dạng họat động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi. II. MỤC TIÊU CỦA HỆ THỐNG MARKETING HỆ THỐNG MARKETING NGƯỜI BÁN Đạt mức tiêu thụ cao nhất NGƯỜI MUA Thỏa mãn Nhu cầu nhất XÃ HỘI Cải thiện chất lượng Cuộc sống III. MÔI TRƯỜNG MARKETING VI MÔ (Những lực lượng cơ bản tác dụng trong môi trường vi mô của cty) Những Người Cung ứng Cty Đối Thủ Cạnh tranh Môi Giới mar Khách hàng VĨ MÔ Nhân Khẩu Kinh Tế Tự nhiên KHKT Chính Trị Văn hóa CTY IV. NHU CẦU VÀ QUÁ TRÌNH MUA HÀNG Các mức nhu cầu của con người theo tháp MASLOW THỂ HIỆN TÔN TRỌNG YÊU THƯƠNG AN TOÀN SINH LÝ 1. Quá trình thông qua quyết định mua hàng Nhận thức Vấn đề Tìm kiếm Thông tin Đánh giá các phương án Quyết định mua Hành động mua Chú ý: Đánh giá các Phương án Ý định Mua hàng Thái độ của những người khác Các yếu tố ngoài dự kiến của tình huống Quyết định mua 2. Những phương án thông qua quyết định mua sản phẩm mới Biết Quan tâm Đánh giá Dùng thử Chấp nhận CHƯƠNG 2 NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG @1. NGHIÊN CỨU MARKETING I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ NGHIÊN CỨU MARKETING Nghiên cứu marketing là một hệ thống các phương pháp nhằm thu thập, phân tích, xử lý và giải thích các thông tin một cách chính xác và khách quan về thị trường, về khách hàng để đưa ra được các chiến lược, các quyết định một cách hiệu quả. II. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU MARKETING _ Xác định vấn đề: quan trọng và khó nhất. Cần phải có: + Mục tiêu rõ ràng + Phối hợp chặt chẽ giữa các lãnh đạo- người nghiên cứu, giữa các người nghiên cứu với nhau. _ Lập kế hoạch nghiên cứu: + Trình bày rõ ràng phương pháp nghiên cứu (Quan sát, mô tả, tiếp cận nhân quả, phối hợp) . Nghiên cứu quan sát: thu thập thông tin để làm rõ vấn đề . Nghiên cứu mô tả: nghiên cứu tiềm năng thị trường, sở thích, thái độ khách hàng khi mua hàng . Nghiên cứu tương quan nhân quả: tìm những nguyên nhân, thử nghiệm, những giả thiết nhất định trong mối quan hệ nhân quả _ Thực hiện kế hoạch nghiên cứu: chọn mẫu, thu thập thông tin, phân tích, xử lý. Giai đoạn này cũng rất quan trọng, khá tốn kém và dễ sai lầm nhất. _ Báo cáo kết quả nghiên cứu: ngắn gọn, rõ ràng, trung thực. Diễn giải những điều khám phá được, rút ra kết luận. Cuối bản báo cáo phải khẳng định được kết quả nghiên cứu là có khoa học và có giá trị III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ KỶ THUẬT THU THẬP THÔNG TIN MARKETING Thông tin tiếp thị được chia thành 2 loại: thứ cấp và sơ cấp _ Thông tin thứ cấp: được thu thập từ nội bộ, dựa vào tài liệu thống kê nội bộ hoặc từ thư viện, cơ quan nghiên cứu, cơ quan thương mại Thông tin này tuy rẻ nhưng không đủ và không phù hợp với vấn đề nghiên cứu _ Thông tin sơ cấp: có được bằng quan sát, điều tra qua bưu điện, phỏng vấn trực tiếp, qua điện thoại, theo nhóm, chuyên sâu + Điều tra bằng thư qua bưu điện: lập bảng câu hỏi và gởi đến khách hàng đã được chọn sẵn. Phương pháp này chi phí thấp, diện điều tra rộng nhưng tỉ lệ người trả lời thấp. + Điều tra bằng phỏng vấn trực tiếp: người phỏng vấn đặt câu hỏi và có thể hỏi thêm tùy tình huống. Phương pháp này có tỉ lệ trả lời cao và chính xác. + Điều tra qua điện thoại: đỡ tốn phí nhưng hạn chế về thời gian trả lời điện thoại. + Điều tra chuyên sâu: để thu thập những thông tin gắn với động cơ, nguyên nhân không mua hàng, hay tình cảm của khách hàng đối với cty, đối với sản phẩm. Phương pháp này có các dạng: thảo luận nhóm, hội nghị khách hàng Trong hoạt động điều tra thăm dò, vấn đề lập bảng câu hỏi hay đặt câu hỏi hơp lý là rất quan trọng. Có 2 dạng câu hỏi: Đóng và Mở Câu hỏi đóng: Người được hỏi chỉ có thể trả lời một số lựa chọn nhất định. VD1: Bạn có đi học bằng xe gắn máy không? TL: Có hoặc Không VD2: Theo bạn nhà hàng A phục vụ với phong cách: Tuyệt vời- Tốt- Khá- Trung bình- Tệ Câu hỏi mở: Người được hỏi sẽ trả lời theo ý của họ. VD: Bạn thấy cần làm gì để cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông như hiện nay? LƯU Ý Khi lập bảng câu hỏi hay phỏng vấn trực tiếp: - Tránh chữ có nhiều nghĩa gây hiểu lầm. - Tránh dùng thuật ngữ quá chuyên sâu. - Mỗi câu hỏi chỉ dành cho một vấn đề. - Tránh những câu hỏi mang tính chất cá nhân riêng tư. - Tạo điều kiện thuận lợi cho người trả lời dễ dàng chọn lựa. IV.MARKETING HỔN HỢP (MARKETING MIX) Marketing hổn hợp: Là việc phối hợp sử dụng các phương tiện hay thành phần của marketing để tác động vào thị trường nhằm đạt được mục tiêu đã định. Marketing Mix có 4 thành phần chính: Sản phẩm (Product), Giá cả (Price), Phân phối (Place), Chiêu thị (Promotion) Vì 4 thành phần chính này có 4 chữ đầu là P nên Marketing Mix còn gọi là “chiến lược 4P” Các yếu tố tác động đến Marketing Mix: - Chu kỳ sống của sản phẩm. - Đặc điểm của sản phẩm. - Tình huống của thị trường. - Vị trí, uy tín của doanh nghiệp. @2. NGHIÊN CỨU NGƯỜI TIÊU DÙNG I. NHỮNG NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU THÚC ĐẨY NGƯỜI MUA HÀNG Ai cũng có nhu cầu và ước muốn. Nhu cầu là cái mà con người cảm thấy thiếu thốn, muốn có và đòi hỏi được thỏa mãn. Khi nhu cầu quan trọng được thỏa mãn rồi thì có thể nhu cầu quan trọng kế tiếp sẽ xuất hiện. Như vậy hành vi của con người xuất phát từ nhu cầu của họ. Nhu cầu là động lực cơ bản thúc đẩy con người hành động. Ước muốn là những ý nguyện, mong muốn cá nhân để thỏa mãn nhu cầu. Ước muốn của con người rất khác nhau. VD: Nhu cầu giải khát, nhưng mỗi người thích uống những loại nước giải khát khác nhau >> Nhu cầu và ước muốn là những nguyên nhân chính thúc đẩy người tiêu dùng mua và lựa chọn hàng hóa. II. TIẾN TRÌNH RA QUYẾT ĐỊNH MUA HÀNG CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG 1. Phân tích hành vi của người mua: Doanh nghiệp cần nghiên cứu hành vi của người mua để có chiến lược marketing phù hợp. Những hoạt động tiếp thị và những kích thích khác của môi trường (về sản phẩm, giá cả, phân phối, quảng cáo) sẽ tác động đến người mua và tạo nên những phản ứng nhất định Các khách hàng khác nhau có động cơ mua hàng khác nhau, lối sống khác nhau. Người thích phô trương, người hay giấu của, người khiêm nhường, người buông thả, người giản dị, người nghiêm túc, Con người còn chịu ảnh hưởng của gia đình, bạn bè, tôn giáo. VD1: Người đua đòi: Ở cơ quan nhiều người đi xe máy mới thì tôi cũng phải mua xe máy mới >> Không chỉ thỏa mãn nhu cầu đi lại. VD2: Gia đình gia giáo thì không mặc váy ngắn 2. Tiến trình ra quyết định mua hàng: 5 bước _Bước 1- Nhận thức vấn đề: Nhu cầu mua hàng có thể nảy sinh từ bên trong như đói, khát, hay sự kích thích từ bên ngoài như nghe mùi thơm thấy đói, thấy một chiếc xe máy mới ra, một cô gái mặc chiếc áo đầm tuyệt vời trên tivi > nảy sinh nhu cầu _Bước 2- Tìm kiếm thông tin: Hỏi bạn bè, tìm quảng cáo, nghe thông tin _Bước 3- Đánh giá các giải pháp: Đánh giá về sản phẩm, dịch vụ, chất lượng, giá cả, sự an toàn, _Bước 4- Quyết định mua hàng: Mua cái mình thích. Chú ý đến ảnh hưởng của người khác hay tình huống bất ngờ. _Bước 5- Tâm trạng sau khi mua: Thỏa mãn hay không + Phù hợp với sự mong đợi: thỏa mãn. + Vượt qua sự mong đợi: thỏa mãn cao độ. + Kém với mong đợi: không thỏa mãn. >> Các doanh nghiệp làm sao để những quảng cáo, hứa hẹn về sản phẩm, dịch vụ phải đảm bảo với tính năng của chúng để người mua được thỏa mãn. @3. PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG I. KHÁI NIỆM Phân khúc thị trường là việc phân tích xem thị trường chỉ có một hay có thể phân ra nhiều thành phần khác nhau, chia ra thành những thị trường nhỏ hơn theo những tiêu chuẩn nhất định như khu vực, sở thích, tuổi tác II. NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA VIỆC PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG _ Nguyên tắc địa lý: Vùng, tỉnh, TP hay khu trung tâm; Mật độ dân số, khí hậu _ Nguyên tắc tâm lý: Giai cấp xã hội, lối sống, kiểu nhân cách. _ Nguyên tắc hành vi: Lý do mua hàng, lợi ích tìm kiếm, tình trạng người sử dụng, cường độ tiêu dùng, mức độ trung thành, thái độ đối với hàng hóa. _ Nguyên tắc nhân khẩu học: Tuổi tác, giới tính, quy mô gia đình, giai đoạn chu kỳ gia đình, mức thu nhập, loại nghề nghiệp, học vấn, tín ngưỡng, chủng tộc, dân tộc III. CÁC YÊU CẦU KHI PHÂN KHÚC THỊ TRƯỜNG Để đạt lợi ích tối đa thì việc phân khúc thị trường phải đạt được các yêu cầu sau: _ Nhận dạng được: quy mô, khả năng chi trả, đặc điểm nhân khẩu _ Phân biệt được VD: Muối ăn không thể phân biệt cho từng thị trường nam và nữ. _ Đủ quy mô để đạt được lợi nhuận. _ Tiếp cận được: tiếp thị và phân phối có hiệu quả. _ Ổn định và khả thi IV. LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU Thị trường mục tiêu là khúc thị trường mà doanh nghiệp chọn lựa khi họ nhận ra thị trường đó có lợi nhất cho các hoạt động marketing của họ. Việc chọn lựa thị trường mục tiêu có tính chủ quan và có thể thay đổi khi có quá nhiều đối thủ cạnh tranh hoặc khi thị trường suy thoái. * Cách thức lựa chọn thị trường mục tiêu Trên cơ sở đặc điểm từng phân khúc thị trường, doanh nghiệp xác định những khúc thị trường hấp dẫn nhất (như nhu cầu lớn, khả năng sinh lời cao, tăng trưởng tốt, ít cạnh tranh, dễ tiếp cận, vị trí thuận lợi) Từ những khúc thị trường hấp dẫn nhất, doanh nghiệp sẽ chọn khúc thị trường nào phù hợp nhất với khả năng của mình để kinh doanh có hiệu quả và thành công. Những cơ sở để có được chiến lược marketing hữu hiệu khi doanh nghiệp đã chọn được thị trường mục tiêu. CHƯƠNG III CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM (PRODUCT POLICY) I. KHÁI NIỆM, BẢN CHẤT, VỊ TRÍ CỦA CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM 1.Khái niệm: Sản phẩm là những hàng hóa, dịch vụ, dùng để thỏa mãn nhu cầu khách hàng và đạt mục tiêu kiếm lời của các doanh nghiệp qua việc bán hàng. Sản phẩm có những thuộc tính nhất định, với những lợi ích cụ thể và nó có thể hữu hình hoặc vô hình. VD: Hữu hình: xe máy, mỹ phẩm, trang phục Vô hình: lời khuyên của Bác sĩ, nhà tư vấn 2. Bản chất của sản phẩm Haøng hoùa hoaøn chænh Lôïi ích cô baûn hay dòch vụï Bao bì Đâặc điểmnhaõn hiệu Chaát löôïng Kiểu dáng Laép raùp Giao hàng Baûo Haønh Dòch vuï sau khi baùn Ba möùc độ cuûa haøng hoùa Haøng hoùa hieän thöïc Haøng hoùa theo yù töôûng (Cốt lỏi) 3. Vị trí của chính sách sản phẩm Chính sách sản phẩm có vị trí cực kỳ quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời là một trong những vũ khí sắc bén nhất trong cạnh tranh trên thị trường. Nó là một trong những thành tố của Marketing Mix Chỉ khi hình thành được chiến lược sản phẩm, doanh nghiệp mới có phương hướng để đầu tư, thiết kế, sản xuất, Chiến lược sản phẩm thực hiện tốt thì các chiến lược giá, phân phối, khuyến mãi mới có điều kiện triển khai hiệu quả. 4. Phân loại sản phẩm (Hàng hóa) _ Lâu bền (xe hơi, ti vi, tủ lạnh): giá cao, người tiêu dùng dành nhiều thời gian để chọn lựa. _ Ngắn hạn (kem đánh răng, mỹ phẩm) _ Dịch vụ (dạy học, tư vấn, khám chữa bệnh) Haøng hoùa laâu beàn Haøng hoùa söû duïng ngaén haïn Dòch vuï 1. Hoạch định sản phẩm mới (Thiết lập, giữ vững, hạn chế chủng loại) * Sản phẩm mới được chia làm 3 loại: - Sản phẩm mới hoàn toàn, chưa hề có trên thị trường. - Sản phẩm mới do doanh nghiệp mô phỏng theo hãng khác. - Sản phẩm mới do doanh nghiệp cải tiến theo sản phẩm trước đó. II. NỘI DUNG CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM MỚI * Các giai đoạn trong việc triển khai sản phẩm mới: _ Hình thành ý tưởng (Idea generation): thường đến từ các nguồn: nội bộ cty, khách hàng (than phiền, ý kiến, đòi hỏi), đối thủ cạnh tranh, bộ phận marketing, hội chợ, các chuyên gia _ Sàng lọc ý tưởng (Idea screening): Lựa chọn những ý tưởng hay, khả thi. Chú ý về mức độ mới, thị trường mục tiêu, cạnh tranh, thị phần, giá cả, chi phí, _ Triển khai và thử nghiệm sản phẩm (Concept development & Testing): Những ý tưởng được chọn phải phát triển thành những khái niệm nào đó: Ai dùng sản phẩm mới? Vào dịp nào? Có ích lợi gì?... _ Phát triển chiến lược tiếp thị (Marketing strategy development): Cần nêu rõ thị trường mục tiêu, quy mô, thương hiệu, giá cả, phân phối thị phần, ngân sách marketing _ Phân tích kinh doanh (Business Analysis): ước tính doanh thu, chi phí, lợi nhuận, xác định điểm hòa vốn, thời gian hòa vốn, các rủi ro có thể gặp, _ Triển khai sản phẩm (Product development): Tiến hành phát triển sản xuất sản phẩm sau khi phân tích kinh doanh _ Thử nghiệm thị trường (Market testing): Tiến hành sản xuất một ít sản phẩm đưa ra thị trường. Giai đoạn này cho phép kiểm tra chương trình marketing trước khi tiến hành tung ra sản phẩm ở quy mô lớn. Kết quả thử nghiệm có thể dùng để dự báo chính xác hơn về doanh thu, lợi nhuận, kế hoạch marketing _ Thương mại hóa (Commercialization): Khi tung ra sản phẩm mới doanh nghiệp cần có 4 quyết định: Khi nào? (Định thời gian), Ở đâu? (Chiến lược địa hình), Cho ai? (Khách hàng mục tiêu), Bằng cách nào? (Lực lượng thực hiện được tổ chức như thế nào?) CÁC GIAI ĐOẠN TRIỂN KHAI SẢN PHẨM MỚI Hình thaønh yù töôûng Phaân tích khaû naêng saûn xuaát vaø tieâu thuï Triển khai saûn phaåm Thöû nghieäm trong ñieàu kieän thò tröôøng Thương mại hóa Sàng lọc yù töôûng Triển khai & thử Nghiệm sản phẩm phát triển chieán löôïc marketing III. CÁC CHIẾN LƯỢC THEO CHU KỲ SỐNG CỦA SẢN PHẨM (PRODUCT LIFE CYCLE STRATEGIES) Chu kỳ sống (hay vòng đời) của một sản phẩm là các giai đoạn mà một sản phẩm mới tồn tại, từ lúc xuất hiện cho đến lúc biến mất trên thị trường. Chu kỳ sống thường qua các giai đoạn: giới thiệu, tăng trưởng, bão hòa, suy thoái. 6.3. CHU KYØ SOÁNG CUÛA SAÛN PHAÅM Möùc tieâu thuï Möùc tieâu thuï vaø lôïi nhuaän, tính thaønh tieàn USD Giai ñoaïn thieát keá haøng hoùa Giai ñoaïn tung ra thò tröôøng (giới thiệu) Giai ñoaïn phaùt trieån (tăng trưởng) Giai ñoaïn chín muoài (bảo hòa) Giai ñoaïn suy thoaí Lôïi nhuaän Thôøi gian Loã vaø voán ñaàu tö tính thaønh USD Ñaëc tính cuûa möùc tieâu thuï vaø lôïi nhuaän trong chu kyø soáng cuûa saûn phaåm O 1. Giai đoạn giới thiệu (Introduction) Sản phẩm mới lần đầu tiên được đưa ra thị trường. Giai đoạn này lợi nhuận chưa có hoặc rất thấp do chi phí nhiều (quảng cáo, tiếp thị). Doanh nghiệp phải tổ chức cho được hệ thống tiêu thụ hợp lý, phải quảng cáo thật tốt, hướng mạnh vào những người tiêu thụ có tiềm lực nhất. 2. Giai đoạn tăng trưởng (Growth): Giai đoạn này doanh số bắt đầu tăng nhanh. Các nhà cạnh tranh mới sẽ gia nhập thị trường. Doanh nghiệp cần dùng nhiều biện pháp kích thích tiếp thị khác nhau để tăng doanh số và kéo dài giai đoạn này càng lâu càng tốt. 3. Giai đoạn bảo hòa (Maturity) Doanh thu giảm dần, cạnh tranh gay gắt hơn vì cung nhiều mà cầu ít. Ba chiến lược để duy trì doanh thu: - Điều chỉnh thị trường (Tìm những phân khúc thị trường mới) - Điều chỉnh sản phẩm (Cải tiến chất lượng sản phẩm, tăng tính thể hiện, độ an toàn hay tiện lợi của sản phẩm) - Đi ... hà sản xuất có điều kiện tập trung đầu tư vào ngành nghề kinh doanh then chốt. _ Trung gian làm cho sản phẩm được thích hợp rộng rãi và đạt được các thị trường mục tiêu. 4. Các chức năng của kênh phân phối _ Nghiên cứu: thu thập thông tin cần thiết (Ai là người mua hàng ở giai đoạn nào, sản phẩm, giá cả, điều kiện mua bán hàng) để lập kế hoạch cho việc mua bán. _ Chiêu thị, kích thích tiêu thụ: lập kế hoạch và thông tin về sản phẩm đến người tiêu dùng. _ Tiếp xúc: thiết lập các mối quan hệ. _ Hoàn thiện: giúp cho nhà sản xuất và sản phẩm được thích ứng và hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu của người mua. _ Đàm phán: thương lượng với nhau về giá cả, phương thức thanh toán, thời điểm giao nhận và các điều kiện khác. _ Lưu thông: tổ chức lưu thông hàng hóa, vận chuyển, bảo quản, dự trữ _ Tài chính: hoạch định nguồn vốn để bù đắp các chi phí hoạt động của kênh phân phối. _ Chấp nhận rủi ro: chịu trách nhiệm về hoạt động của kênh phân phối. SOÁ CAÁP CUÛA KEÂNH Nhaø saûn xuaát Nhaø saûn xuaát Nhaø saûn xuaát Ngöôøi tieâu duøng Ngöôøi baùn leû Nhaø saûn xuaát Ngöôøi tieâu duøng Ngöôøi baùn leû Đại lí Ngöôøi baùn leû Ngöôøi baùn sæ Đại lí Ngöôøi tieâu duøng Ngöôøi tieâu duøng Keânh Khoâng Cấp Keânh moät caáp Keânh hai caáp Keânh ba caáp Caùc keânh phaân phoái coù caáp khaùc nhau III. QUYẾT ĐỊNH PHÂN PHỐI 1. Thiết lập mục tiêu: _ Xác định thị trường. _ Xây dựng các phương án phân phối thích hợp với mục đích, yêu cầu đặt ra (Đặc điểm khách hàng, sản phẩm, trung gian, đối thủ cạnh tranh, môi trường) 2. Xác định kênh phân phối chủ yếu: So sánh các phương án đã xây dựng để xác định phương án tối ưu bằng cách: _ Chọn những phương án có khả năng thu lợi nhuận cao nhất. _ Đánh giá những phương án về tiềm năng tiêu thụ, chi phí, mục tiêu lợi nhuận lâu dài, 3. Quyết định cường độ phân phối: quyết định số lượng trung gian cần cho mỗi giai đoạn phân phối. Có 3 hình thức phân phối: _ Phân phối rộng rãi: sử dụng tất cả các đầu mối phân phối, số trung gian không hạn chế. _ Phân phối chọn lọc: trung gian phân phối được lựa chọn cẩn thận, có giới hạn ở một số khu vực nhất định. _ Phân phối độc quyền: trung gian được độc quyền bán trong một khu vực. IV. BÁN LẺ VÀ BÁN BUÔN 1. Bán lẻ: a) Khái niệm: bán lẻ là những hoạt động nhằm bán hàng hóa hay dịch vụ trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để họ sử dụng cho cá nhân, không mang tính thương mại. Việc bán lẻ có thể thực hiện thông qua con người, thư tín, điện thoại, máy bán hàng tự động, các cửa hàng bách hóa, siêu thị, b) Vai trò: _ Thuận tiện cho người tiêu dùng. _ Khả năng thích ứng cao. _Tạo cho người mua cảm thấy mình là chủ. _ Là kênh thông tin trung gian hiệu quả giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng 2. Bán buôn: a) Khái niệm: Bán buôn bao gồm những hoạt động bán sản phẩm và dịch vụ cho việc bán lại và cho kinh doanh. b) Vai trò: _ Tiêu thụ và hổ trợ, kích thích tiêu thụ. _ Mua và xây dựng các chủng loại hàng hóa. _ Phân lô hàng từ lớn thành nhỏ. _ Lưu kho. _ Vận chuyển (chuyên chở) _ Tài chính (cấp vốn) _ Chia sẻ rủi ro. _ Cung cấp thông tin về thị trường. _ Quản lý dịch vụ và tư vấn. CHƯƠNG VI CHÍNH SÁCH CHIÊU THỊ (PROMOTION POLICY) Chính sách chiêu thị (Promotion) là thành tố thứ 4 của Marketing hổn hợp. Nó nhằm giới thiệu về sản phẩm, kích thích lòng ham muốn mua hàng của người tiêu dùng. Để thực hiện việc xúc tiến thường phải thông qua các hoạt động chủ yếu: - Quảng cáo - Xúc tiến bán hàng - Các hoạt động truyền thông - Các hoạt động yểm trợ sản phẩm, bán hàng I. QUẢNG CÁO 1. Khái niệm, yêu cầu, đặc điểm của quảng cáo: _ Khái niệm: Quảng cáo là việc sử dụng các hình thức truyền thông phi cá nhân để thông tin về sản phẩm cho khách hàng. _ Yêu cầu: quảng cáo phải bảo đảm tính hợp lý, pháp lý, nghệ thuật và chi phí quảng cáo thấp, có sức thuyết phục cao. _ Đặc điểm: + Quảng cáo có tính đại chúng cao + Phạm vi rộng, sức lan truyền mạnh mẽ, thấm nhập từ từ. + Kỹ thuật quảng cáo hiện đại giúp diễn đạt ý tưởng dễ dàng hơn, hấp dẫn hơn nhưng quảng cáo mang tính độc thoại, chọn lọc đối tượng kém. 2. Tác dụng- Vai trò của quảng cáo _ Tạo hình ảnh cho doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp thông tin cho thị trường nhanh chóng về sản phẩm. _ Giới thiệu sản phẩm và lợi ích của sản phẩm. Làm nổi bật một nhãn hàng, một mặt hàng cụ thể. _ Tạo ra nhu cầu cho người tiêu dùng thông qua giới thiệu sản phẩm mới. _ Đẩy mạnh bán hàng ở các doanh nghiệp, hổ trợ người bán hàng (phổ biến về thông tin bán hàng, dịch vụ hay sự kiện, thông báo bán hạ giá) CAÙC PHÖÔNG TIEÄN QUAÛNG CAÙO BAÙO TRUYEÀN HÌNH GÖÛI THÖ TRÖÏC TIEÁP PHAÙT THANH TAÏP CHÍ QUAÛNG CAÙO NGOAØI TRÔØI CAÙC LOAÏI KHAÙC Một số phong cách thực hiện quảng cáo thường dùng 1. VEÕ TAÛ CHAÂN 2. NHAÁN MAÏNH LOÁI SOÁNG 3. TAÏO RA MOÄT KHUNG CAÛNH THÔ MOÄNG 4. TAÏO RA MOÄT TAÂM TRAÏNG HAY HÌNH AÛNH 5. HAØI, NHAÏC, KÒCH 6. SÖÛ DUÏNG NHAÂN VAÄT BIEÅU TÖÔÏNG 7. NHAÁN MAÏNH KINH NGHIEÄM NGHEÀ NGHIEÄP VAØ KYÕ THUAÄT 8. SÖÛ DUÏNG NHÖÕNG SOÁ LIEÄU COÙ TÍNH KHOA HOÏC 9. SÖÛ DUÏNG NHÖÕNG BAÈNG CHÖÙNG COÙ LÔÏI CHO HAØNG HOÙA 3. Tổ chức thực hiện một chu trình quảng cáo a) Xác định mục tiêu quảng cáo: _ Tăng lượng hàng hóa bán ra, tăng lượng khách hàng _ Giới thiệu sản phẩm mới. _ Củng cố uy tín doanh nghiệp, uy tín nhãn hiệu. b) Nội dung quảng cáo: Xây dựng trên nguyên tắc A.I.D.A ATTENTION: tạo sự chú ý INTEREST: làm cho thích thú, quan tâm DESIRE: gây nên sự ham muốn ACTION: hành động mua hàng Quảng cáo thường bao gồm các nội dung: _ Đặc điểm sản phẩm (thiết kế, nguyên vật liệu, công nghệ sản xuất, các bộ phận cấu thành ) _ Ích lợi sản phẩm. _ Điều kiện mua bán. c) Chọn phương tiện và lập kế hoạch quảng cáo: Các doanh nghiệp lựa chọn phương tiện quảng cáo phù hợp với yêu cầu và chi phí của mình, có thể chọn vài phương tiện tiến hành song song, hổ trợ nhau. Kế hoạch quảng cáo thường gồm những nội dung cơ bản sau: _ Lập kế hoạch về phương tiện quảng cáo và nội dung tương ứng với mỗi phương tiện. _ Thời gian tiến hành quảng cáo, địa điểm thực hiện (nếu ở ngoài trời) _ Chi phí dành cho quảng cáo. _ Đối tượng cần quảng cáo (thường tập trung vào sản phẩm mới) _ Ai thực hiện quảng cáo. II. XÚC TIẾN BÁN HÀNG (KHUYẾN MÃI) 1. Khái niệm: Xúc tiến bán hàng (khuyến mãi) là một tập hợp những kỹ thuật nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng tới sản phẩm, thúc đẩy họ mua hàng để tăng khối lượng bán. 2. Các phương tiện (hình thức) kích thích tiêu thụ CAÙC PHÖÔNG TIEÄN KÍCH THÍCH TIEÂU THUÏ QUAÛNG CAÙO KHUYEÁN MAÕI BAÙN TRÖÏC TIEÁP TUYEÂN TRUYEÀN - Truyeàn hình - Truyeàn thanh - Baùo, taïp chí - Panoâ, in aán - Bieåu ngöõ - Aùp phích - Tôø rôi - Phöông tieän vaän chuyeån coâng coäng - Internet,.. - Haøng maãu - Phieáu mua haøng - Bao goùi giaù öu ñaõi - Phieáu thöôûng - Xoå soá - Thi ñoá vui -Tröng baøy saûn phaåm nôi baùn haøng,... - Tö vaán tröïc tieáp - Phaûn hoài thoâng tin kòp thôøi - Hình thaønh moái quan heä - Taøi trôï hoaït ñoäng vaên ngheä, theå thao - Coâng taùc xaõ hoäi - Töï giôùi thieäu treân caùc phöông tieän thoâng tin - Nhöõng chuyeán vieáng thaêm cuûa VIP - Nhöõng söï kieän cuûa coâng ty,... III. CÁC HOẠT ĐỘNG PR (Public Relations) 1.Khái niệm: PR là một hoạt động nhằm hổ trợ cho hoạt động Marketing, làm cho khách hàng biết đến công ty ngày một nhiều hơn. PR là quá trình thông tin 2 chiều. Các chuyên viên PR không chỉ đưa ra thông tin đến công chúng mà còn phải lắng nghe, nắm bắt tâm lý, ý kiến của cộng đồng, dự đoán các phản ứng có thể, qua đó xây dựng chiến lược PR phù hợp 2. Nhiệm vụ của PR: - Quan hệ với báo chí: đưa những thông tin cần thiết để thu hút sự chú ý của công chúng về sản phẩm, nhãn hiệu, - Tuyên truyền cho sản phẩm: làm cho công chúng hiểu về lợi ích của một sản phẩm hay dịch vụ nào đó - Truyền thông hợp tác: truyền thông trong nội bộ và bên ngoài nhằm giới thiệu và khuyếch trương hình ảnh của tổ chức. - Vận động hành lang: là việc giao tiếp với các luật sư và giới công quyền để ủng hộ hoặc cản trở một sự kiện, quy định nào đó. - Cố vấn: cung cấp thông tin cho lãnh đạo về những vấn đề liên quan đến sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp 3. Lựa chọn hoạt động tuyên truyền: - Hoạt động thường xuyên: gặp gỡ thường kỳ với công chúng, mở hội nghị khách hàng, thực hiện bản tin, - Những hoạt động điểm: họp báo, khai trương, tổng kết, lễ kỷ niệm, - Những hoạt động đặc biệt: đỡ đầu, bảo trợ các hoạt động văn hóa, giáo dục, nghệ thuật, TDTT, III. YỂM TRỢ BÁN HÀNG Là hoạt động quan trọng không thể thiếu ở các doanh nghiệp, nhằm tạo điều kiện phát huy chính sách marketing, phát triển danh tiếng nhãn hiệu. 1. Hiệp hội kinh doanh: được thành lập trên cơ sở tự nguyện, hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa các doanh nghiệp cùng chung ngành hàng. 2. Cửa hàng giới thiệu sản phẩm: các doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, nhất là sản phẩm mới nhằm gợi mở nhu cầu, thu thấp ý kiến khách hàng, cải tiến sản phẩm cho phù hợp nhu cầu khách hàng. 3. Hội chợ: là nơi trưng bày, giới thiệu sản phẩm, nơi gặp gỡ giữa người mua và người bán. Thông qua hoạt động hội chợ các doanh nghiệp nắm bắt nhu cầu của thị trường, thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu dài. 4. Kỹ thuật yểm trợ tại điểm bán hàng: gồm việc thiết kế các cửa hàng, điểm bán, tủ kính, quầy hàng, trưng bày hàng hóa 5. Hoạt động đỡ đầu yểm trợ: xây dựng quỹ đỡ đầu cho các trường học, thực hiện các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao nhằm phát huy uy tín, nhãn hiệu hàng hóa 6. Xuất bản các tài liệu yểm trợ bán hàng: các tờ quảng cáo, cataloge, brochure, tài liệu hướng dẫn lắp ráp, bảo trì, sửa chữa IV. XÁC ĐỊNH NGÂN QUỸ CHO CÁC HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN Trong thực tế người ta sử dụng riêng biệt hay kết hợp các phương pháp sau: _ Xác định theo tỉ lệ % trên doanh số: căn cứ vào tỉ lệ % chi phí các năm qua để dự định tỉ lệ % chi phí xúc tiến cho năm sau. _ Chi phí xúc tiến theo khả năng tài chánh. _ Tham khảo chi phí của đối thủ cạnh tranh: định ra chi phí xúc tiến cao hơn đối thủ cạnh tranh một tỉ lệ % nào đó. _ Căn cứ vào nhiệm vụ phải hoàn thành như số lần quảng cáo trên ti vi, số lượng áp phích cần, số tiền in ấn tài liệu quảng cáo, tham gia hội chợ, từ đó xác định tổng chi phí xúc tiến. CHƯƠNG VII MARKETING CHIẾN LƯỢC VÀ MARKETING QUỐC TẾ I. CHIẾN LƯỢC MARKETING Mỗi công ty đều có chiến lược của mình. Trong hệ thống quản lý của công ty, xí nghiệp người ta thường chia ra: chiến lược chung, chiến lược bộ phận, các chính sách, các biện pháp, Chiến lược chung của công ty thường đề cập tới những vấn đề quan trọng nhất, bao quát và lâu dài, sống còn của công ty, xí nghiệp Chiến lược bộ phận gồm những chiến lược về KHKT, đào tạo, marketing, II. CÁC BƯỚC XÁC LẬP CHIẾN LƯỢC CHUNG MARKETING Phương pháp này gồm các bước chủ yếu sau: _ Xác định các mục tiêu _ Phân tích nguồn tài lực có thể có và những yêu cầu bắt buộc. _ Liệt kê và trình bày các chiến lược có thể có _ Đánh giá dự kiến các chiến lược đưa ra. _ Lựa chọn một chiến lược tổng hợp và hình thành kế hoạch marketing. Trong việc hình thành các chiến lược chung marketing, cần căn cứ vào các nội dung chủ yếu sau: _ Theo đối tượng nhắm tới: Có thể lựa chọn các chiến lược sau: + Khai thác mạnh khách hàng hiện tại của mình. + Tham gia thị trường có tính chất cạnh tranh. + Mở rộng thị trường. _ Theo khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: + Chiến lược duy nhất. + Chiến lược phân biệt. _ Theo yếu tố động lực thúc đẩy: + Chiến lược kéo (Pull) + Chiến lược đẩy (Push) III. MARKETING QUỐC TẾ 1. Sự cần thiết của hoạt động kinh doanh đối ngoại và tiếp thị quốc tế: Ngày nay với sự phát triển kinh tế trên toàn thế giới, chính sách đóng cửa, tự cung tự cấp là không thể tồn tại được. Xu thế liên kết kinh tế phát triển mạnh, vượt qua các hàng rào liên minh chính trị và quân sự, hình thành một thị trường thế giới rộng lớn. Thị trường thế giới nói chung và khu vực Châu á Thái Bình Dương nói riêng đã hình thành từ lâu. Muốn thâm nhập vào thị trường đó cần phải có kiến thức, nghiệp vụ tốt, có chiến lược tiếp thị năng động. Việt Nam chúng ta là nước đi sau với đội ngũ kinh doanh đối ngoại còn mới mẻ, chưa am hiểu nhiều thị trường thế giới, chưa quen với tập quán, quan hệ giao dịch, đàm phán ký kết, chưa thông thạo luật pháp quốc tế, Do đó chúng ta phải có chiến lược marketing quốc tế năng động để sử dụng tốt nhất khả năng con người và khai thác tôt nhất các nguồn tài nguyên mà thiên nhiên ưu đãi cho chúng ta, đồng thời thích ứng tốt nhất với thị trường ngoài nước. 2. Các hoạt động chủ yếu trong hoạt động marketing quốc tế Các quyết định chủ yếu thường dựa theo các bước sau: _ Đánh giá môi trường marketing quốc tế. _ Quyết định có nên phát triển ra nước ngoài hay không? _ Quyết định chọn thị trường mục tiêu. _ Quyết định tham gia vào thị trường đó như thế nào? _ Quyết định chương trình marketing. _ Quyết định về tổ chức marketing. a) Đánh giá môi trường marketing quốc tế: Phân tích, đánh giá môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật, văn hóa,Phân tích các chính sách tài chính, luật thuế, bảo hộ hàng hóa b) Quyết định có nên phát triển ra nước ngoài hay không? Dựa trên cơ sở phân tích môi trường marketing quốc tế, phân tích thế mạnh và yếu của doanh nghiệp, phân tích các nguồn lực, khả năng, sở trường để quyết định có nên phát triển ra nước ngoài hay không. c) Quyết định chọn thị trường mục tiêu: Tiến hành phân tích, xếp hạng các thị trường theo nhiều tiêu chuẩn như quy mô, sự phát triển, tiềm năng, chi phí, ưu thế cạnh tranh, mức độ nguy hiểm, Doanh nghiệp sẽ chọn thị trường nào mà mình có lợi thế cạnh tranh cao hơn. d) Quyết định tham gia vào thị trường thế giới như thế nào? Các chiến lược xâm nhập vào thị trường thế giới bao gồm: _ Xuất khẩu: gián tiếp và trực tiếp. _ Liên doanh: có 4 loại liên doanh: + Cấp giấy phép: cho quyền sử dụng quy trình công nghệ sản xuất, nhãn hiệu hay bằng sáng chế. + Sản xuất theo hợp đồng: doanh nghiệp ký hợp đồng giao việc lắp ráp hoặc sản xuất cho ban liên doanh trong khi vẫn đảm nhận công việc marketing. + Hợp đồng quản trị: doanh nghiệp chỉ xuất khẩu các dịch vụ quản trị. Hợp đồng quản trị là phương pháp ít liều lĩnh và ít rủi ro nhất. + Xí nghiệp liên doanh: phối hợp giữa nhà đầu tư nước ngoài và trong nước tạo ra một cơ sở kinh doanh tại nước đó, chia nhau quyền làm chủ và kiểm soát. _ Đầu tư trực tiếp: bỏ vốn đầu tư trực tiếp vào các dây chuyền hay các phương tiện sản xuất ở nước ngoài e) Quyết định chương trình marketing: Chương trình marketing cần phù hợp và thích ứng với hoàn cảnh nước sở tại, phù hợp với những nhu cầu riêng biệt của mỗi thị trường. f) Quyết định về tổ chức marketing: Lập một tổ chức marketing có tính chất đa quốc gia . Tổ chức này được thành lập theo khu vực địa lý, theo nhóm sản phẩm hoặc các chi nhánh trực thuộc.
File đính kèm:
- bai_giang_marketing_can_ban_tran_thi_truong_nhung.pdf