Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - Bùi Huy Tùng

 Nội dung bài giảng:

Chương 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại

Chương 2: Nghiệp vụ huy động vốn

Chương 3: Nghiệp vụ thanh toán

Chương 4: Nghiệp vụ tín dụng

Chương 5: Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối

 

ppt 444 trang yennguyen 4600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - Bùi Huy Tùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - Bùi Huy Tùng

Bài giảng Nghiệp vụ ngân hàng thương mại - Bùi Huy Tùng
0 
BÀI GiẢNG 
NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 
Giảng viên: Bùi Huy Tùng 
 Tài liệu và thông tin tham khảo 
Các website: SBV.gov.vn - Ngân hàng nhà nước; các ngân hàng thương mại. 
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại – Đại học kinh tế TP.HCM. 
Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại – Đại học kinh tế quốc dân. 
Hệ thống các bài tập, câu hỏi ôn tập. 
1 
 Nội dung bài giảng: 
Chương 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại 
Chương 2: Nghiệp vụ huy động vốn 
Chương 3: Nghiệp vụ thanh toán 
Chương 4: Nghiệp vụ tín dụng 
Chương 5: Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối 
2 
CHƯƠNG 1 
TỔNG QUAN VỀ 
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 
3 
Nội dung nghiên cứu: 
I. Những vấn đề chung về NHTM 
II. Các hoạt động chủ yếu của NHTM 
III. Phân loại nghiệp vụ NHTM 
IV. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM 
V. Những rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NHTM 
VI. Hệ thống ngân hàng thương mại 
4 
I. Những vấn đề chung về NHTM 
1. Sự ra đời của ngân hàng thương mại 
2. Khái niệm ngân hàng thương mại 
3. Bản chất của ngân hàng thương mại 
4. Các chức năng của ngân hàng thương mại 
5 
1. Sự ra đời của ngân hàng thương mại 
NH hình thành vào TK 17 ở châu Âu từ nghề đổi tiền giữa thương gia các nước. 
Khi đó NH chỉ có một cấp và hoạt động độc lập với nhau và đều thuộc sở hữu tư nhân. 
Các NH làm các nghiệp vụ giống nhau như cho vay, chiết khấu, thanh toán, v.v đặc biệt là tất cả các NH đều làm nhiệm vụ phát hành tiền. 
6 
1. Sự ra đời của ngân hàng thương mại (tt) 
Đầu TK 19 NN tiến hành can thiệp vào hoạt động NH. 
Tách một hoặc một số NH ra chuyên phát hành tiền mà không được kinh doanh - NH phát hành. 
NN tiến hành quốc hữu hoá các NH phát hành và đổi tên thành NHTW. 
Để tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô NN giao NHTW hoạt động độc lập với chính phủ. 
NH được chia làm 2 cấp: NHTW có chức năng quản lý tiền, tín dụng; và các NHTG có chức năng KDTT hay còn gọi là NHTM. 
7 
2. Khái niệm ngân hàng thương mại 
2.1. Hoạt động ngân hàng là gì? 
2.2. Khái niệm tổ chức tín dụng 
2.3. Khái niệm ngân hàng 
2.4. Khái niệm ngân hàng thương mại 
8 
2.1. Hoạt động ngân hàng là gì? 
Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: 
Nhận tiền gửi; 
Cấp tín dụng; 
Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. 
(K12 Đ4 LCTCTD2010) 
9 
2.2. Khái niệm tổ chức tín dụng 
Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân. 
(K1 Đ4 LCTCTD2010) 
10 
2.3. Khái niệm ngân hàng 
Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã. 
(K2 Đ4 LCTCTD2010) 
11 
2.4. Khái niệm ngân hàng thương mại 
Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận. 
	(K3 Đ4 LCTCTD2010) 
12 
3. Bản chất của ngân hàng thương mại 
NHTM là một doanh nghiệp đặc biệt 
Hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng 
13 
4. Các chức năng của ngân hàng thương mại 
4.1. Chức năng trung gian tín dụng 
4.2. Chức năng trung gian thanh toán 
4.3. Chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính – ngân hàng 
4.4. Chức năng tạo tiền bút tệ 
14 
4.1. Chức năng trung gian tín dụng 
NHTM đóng vai trò là người trung gian đứng ra tập trung, huy động các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế và biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay đáp ứng các nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu dùng cho xã hội. 
15 
4.2. Chức năng trung gian thanh toán 
NHTM đứng ra làm trung gian để thực hiện các khoản giao dịch thanh toán giữa các khách hàng để hoàn tất các quan hệ giao dịch giữa họ với nhau. 
16 
4.3. Chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính – ngân hàng 
Bản thân NHTM có lợi thế và khả năng trong việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến tài chính ngân hàng, như: 
Lợi thế về chuyên môn; 
Mạng lưới kinh doanh rộng; 
Quan hệ rộng rãi và uy tín với nhiều loại đối tượng khách hàng, 
17 
4.3. Chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính – ngân hàng (tt) 
Một số dịch vụ tài chính – ngân hàng: 
Dịch vụ ngân quỹ và chuyển tiền nhanh quốc nội 
Dịch vụ kiều hối và chuyển tiền nhanh quốc tế 
Dịch vụ ủy thác (thu hộ, chi hộ, bảo quản,) 
Dịch vụ lưu giữ và quản lý chứng khoán 
Dịch vụ NG giám sát, NH thanh toán chứng khoán 
Dịch vụ tư vấn đầu tư và cung cấp thông tin 
Dịch vụ kinh doanh ngoại hối 
Dịch vụ kinh doanh vàng bạc, đá quý 
Dịch vụ kinh doanh bảo hiểm, 
18 
4.4. Chức năng tạo tiền bút tệ 
Vào TK 19 hệ thống NH được hình thành, các NH không còn hoạt động riêng lẻ mà hoạt động theo hệ thống 2 cấp: NHTW là cơ quan quản lý tiền tệ, tín dụng; NHTM chuyên kinh doanh tiền tệ. 
Nhờ hoạt động trong hệ thống, các NHTM đã tạo ra bút tệ. 
Nhờ NHTM có khả năng ghi nợ người này, ghi có người khác do đó tạo ra bút tệ nhờ một khoản ký thác ban đầu của KH. 
19 
20 
 Ví dụ: KH X đem gửi 1000 vào NH A ta có bảng tổng kết của NH A: 
Giả sử tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 20% và NH A cho KH Y vay 800 thì tại NH A ta có bảng tổng kết tài sản: 
Tiền mặt tại quỹ 1000 
Tiền gửi KH X 1000 
21 
 Ví dụ: KH X đem gửi 1000 vào NH A ta có bảng tổng kết của NH A như sau: 
Giả sử tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 20% và NH A cho KH Y vay 800 thì tại NH A ta có bảng tổng kết tài sản: 
Tiền mặt tại quỹ 1000 
Tiền gửi KH X 1000 
Tiền gửi KH X 1000 
Dự trữ bắt buộc 200 
Cho KH Y vay 800 
22 
 KH Y vay tiền của NH A để thanh toán cho KH Z có TK tại NH B, thì tại NH B có BTKTS: 
Tiền gửi KH Z 800 
Dự trữ bắt buộc 160 
Cho KH K vay 640 
23 
 NH B cho KH K vay 640 để chuyển khoản thanh toán cho KH L có TK tại NH C, thì tại NH C có BTKTS: 
Nếu cứ tiếp tục thực hiện cho vay chuyển khoản như trên thì cuối cùng số gia tăng tiền ký thác cho vay sẽ giảm và bị triệt tiêu vì phải dự trữ tại NHTW. 
Tiền gửi KH L 640 
Dự trữ bắt buộc 128 
Cho KH  vay 512 
24 
 Tổng số tiền ký thác mà các NHTM tạo ra là: 
Các NH 
Số gia tăng tiền ký thác 
Số gia tăng cho vay 
Dự trữ bắt buộc 
A 
1.000 
800 
200 
B 
800 
640 
160 
C 
640 
512 
128 
Tổng cộng 
25 
 Công thức để tính bội số tiền gửi 
S n – là tổng số tiền được tạo ra (bội số tiền gửi) 
U 1 – là số tiền ký thác ban đầu 
q – là công bội (1 – DTBB) 
S n = U 1 + U 2 + U 3 + + U n 
U 2 = U 1 .q; U 3 = U 2 .q = U 1 .q 2 ; U n = U 1 .q n – 1 
S n = U 1 + U 1 .q + U 1 .q 2 + + U 1 .q n – 1 
Nhân 2 vế với q và trừ 2 vế với S n ta có: 
S n .q – S n = - U 1 + U 1 .q n hay S n (1 – q) = U 1 (1 – q n ) 
	=> S n = U 1 / (1-q) 	 
	(Do q < 1 và khi n tiến tới vô cực thì q n tiến tới 0) 
4.4. Chức năng tạo tiền của NHTM (tt) 
Đây là trường hợp tạo tiền lý tưởng của NHTM. 
Thực tế khó xẩy ra bởi vì ngoài dự trữ bắt buộc các NH còn phải dự trữ đảm bảo thanh toán. 
Vã lại không phải lúc nào cũng có KH vay hết số tiền còn lại của NH, đồng thời người gửi tiền cũng có thể rút tiền để chi tiêu bằng tiền mặt. 
26 
II. Các hoạt động chủ yếu của NHTM 
1. Huy động vốn 
2. Cấp tín dụng 
3. Cung ứng dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 
4. Các hoạt động khác 
27 
1. Huy động vốn 
Nhận tiền gửi (huy động vốn) là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận. 
(K13, Đ4 LCTCTD2010) 
28 
1. Huy động vốn (tt) 
Cụ thể các NH thực hiện các hoạt động sau để huy động vốn: 
Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các TCTD khác dưới dạng tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác. 
Phát hành CCTG, TP và GTCG khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. 
Vay vốn của các TCTD khác hoạt động tại VN và các TCTD nước ngoài. 
Vay vốn ngắn hạn từ NHNN. 
29 
2. Cấp tín dụng 
Cấp tín dụng (cho vay) là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác. 
(K13, Đ4 LCTCTD2010) 
30 
2. Cấp tín dụng (tt) 
Cho vay trực tiếp 
Chiết khấu (tái chiết khấu) 
Bao thanh toán 
Bảo lãnh 
Cho thuê tài chính 
31 
2. Cấp tín dụng (tt) 
Cho vay trực tiếp: là hình thức cấp tín dụng trực tiếp giữa khách hàng và ngân hàng. 
Cho vay trực tiếp có thể chia thành các loại: cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; cho vay có bảo đảm, cho vay bằng tín chấp; cho vay sản xuất, kinh doanh, cho vay tiêu dùng. 
32 
2. Cấp tín dụng (tt) 
Chiết khấu là việc mua có kỳ hạn hoặc mua có bảo lưu quyền truy đòi các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác của người thụ hưởng trước khi đến hạn thanh toán. 
(K19, Đ4 LCTCTD2010) 
Tái chiết khấu là việc chiết khấu các công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác đã được chiết khấu trước khi đến hạn thanh toán. 
(K20, Đ4 LCTCTD2010) 
33 
2. Cấp tín dụng (tt) 
Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng cho bên bán hàng hoặc bên mua hàng thông qua việc mua lại có bảo lưu quyền truy đòi các khoản phải thu hoặc các khoản phải trả phát sinh từ việc mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo hợp đồng mua, bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. 
(K17, Đ4 LCTCTD2010) 
34 
2. Cấp tín dụng (tt) 
Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó TCTD cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc TCTD sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho KH khi KH không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết; KH phải nhận nợ và hoàn trả cho TCTD theo thỏa thuận. 
(K18, Đ4 LCTCTD2010) 
35 
2. Cấp tín dụng (tt) 
Cho thuê tài chính: là hoạt động tài trợ dưới hình thức cho thuê máy móc, thiết bị theo yêu cầu của người đi thuê và được thực hiện qua công ty con của NHTM (công ty cho thuê tài chính). 
36 
3. Cung ứng dịch vụ thanh toán và ngân quỹ 
Cung cấp các phương tiện thanh toán 
Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước 
Thực hiện các dịch vụ thu hộ và chi hộ 
Các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNN 
Thực hiện các dịch vụ thanh toán quốc tế 
Thực hiện dịch vụ thu phát tiền mặt cho KH 
Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng trong nước 
Tham gia hệ thống TTQT 
37 
4. Các hoạt động khác 
Góp vốn và mua cổ phần: Góp vốn, mua cổ phần các DN và TCTD trong và ngoài nước. 
Tham gia thị trường tiền tệ: thông qua hình thức mua bán các công cụ của thị trường tiền tệ. 
Kinh doanh ngoại hối: có thể trực tiếp kinh doanh hoặc thành lập công ty trực thuộc. 
Kinh doanh chứng khoán: Lập công ty kinh doanh và cung cấp các dịch vụ chứng khoán. 
Kinh doanh bất động sản: lập công ty chuyên kinh doanh bất động sản. 
38 
4. Các hoạt động khác (tt) 
Ủy thác và nhận ủy thác: trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng kể cả việc quản lý tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. 
Cung ứng dịch vụ bảo hiểm: có thể thành lập riêng hoặc liên doanh để kinh doanh bảo hiểm. 
Tư vấn tài chính: cung ứng qua hình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập công ty tư vấn trực thuộc. 
Bảo quản vật quý giá: Bảo quản vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác, 
39 
III. Phân loại nghiệp vụ NHTM 
1. Dựa vào bảng cân đối tài sản: 
Nghiệp vụ nội bảng 
Là những nghiệp vụ ngân hàng được phản ánh trên BCĐTS bao gồm: 
Nghiệp vụ tài sản nợ (nghiệp vụ nguồn vốn): Nghiệp vụ huy động vốn, nghiệp vụ vay vốn, 
Nghiệp vụ tài sản có (nghiệp vụ sử dụng vốn): nghiệp vụ cho vay, nghiệp vụ đầu tư, 
40 
1. Dựa vào bảng cân đối tài sản (tt) : 
Nghiệp vụ ngoại bảng: 
Là nghiệp vụ không được phản ánh trên BCĐTS, chủ yếu là các hoạt động dịch vụ và bảo lãnh. 
Cách phân loại truyền thống trên phù hợp với mô hình NH cổ điển. Đối với một NH hiện đại, các nghiệp vụ ngoại bảng thường chiếm tỷ trọng lớn nhưng không được phản ánh trên BCĐTS. 
41 
2. Dựa vào đối tượng khách hàng 
Các nghiệp vụ đối với khách hàng DN: 
Tiền gửi thanh toán 
Thanh toán không dùng tiền mặt giữa các DN 
Thanh toán quốc tế 
Mua bán ngoại tệ với DN 
Cho vay đối với DN 
Bảo lãnh đối với DN 
Môi giới chứng khoán 
Tư vấn tài chính 
42 
2. Dựa vào đối tượng khách hàng (tt) 
Các nghiệp vụ đối với khách hàng cá nhân: 
Tiền gửi cá nhân 
Tiền gửi tiết kiệm 
Thẻ thanh toán 
Thanh toán qua NH 
Cho vay tiêu dùng 
Cho vay xây dựng, sửa chữa, mua bán nhà 
Cho vay trả góp 
Cho vay kinh tế hộ gia đình 
43 
IV. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM 
1. Thu nhập của ngân hàng 
2. Chi phí của ngân hàng 
3. Lợi nhuận của ngân hàng 
44 
1. Thu nhập của ngân hàng 
Thu từ hoạt động tín dụng (thu lãi cho vay, thu lãi chiết khấu, phí cho thuê tài chính, phí bảo lãnh,) 
Thu từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ (thu lãi tiền gửi, dịch vụ thanh toán, dịch vụ ngân quỹ,) 
Thu từ các dịch vụ tài chính – ngân hàng (kinh doanh ngoại hối, chứng khoán, bảo hiểm,) 
Các khoản thu bất thường. 
45 
2. Chi phí của ngân hàng 
Chi cho hoạt động huy động vốn (trả lãi tiền gửi, tiền tiết kiệm, tiền vay, lãi kỳ phiếu, trái phiếu,) 
Chi cho dịch vụ thanh toán và ngân quỹ (vận chuyển, kiểm đếm, bảo vệ, đóng gói, phí bưu điện,) 
Chi cho nộp thuế, các khoản phí, lệ phí. 
Chi cho nhân viên. 
Chi cho các hoạt động đầu tư tài chính. 
Các chi phí khác. 
46 
3. Lợi nhuận của ngân hàng 
Lợi nhuận trước thuế = Tổng thu nhập – Tổng chi phí. 
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập. 
Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh ngân hàng: 
ROA = LN thuần / TS có bình quân 
ROE = LN thuần / Vốn tự có bình quân 
47 
V. Những rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NHTM 
1. Rủi ro tín dụng 
2. Rủi ro thanh khoản 
3. Rủi ro tỷ giá 
4. Rủi ro lãi suất 
5. Các loại rủi ro khác 
48 
1. Rủi ro tín dụng 
Là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. 
49 
2. Rủi ro thanh khoản 
Là loại rủi ro khi ngân hàng thiếu khả năng chi trả hoặc không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền theo yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. 
50 
3. Rủi ro tỷ giá 
Là loại rủi ro phát sinh trong quá trình kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng khi tỷ giá ngoại tệ biến động theo chiều hướng bất lợi cho ngân hàng. 
51 
4. Rủi ra lãi suất 
Là loại rủi ro xuất hiện khi có sự thay đổi của lãi suất thị trường hoặc của những yếu tố có liên quan đến lãi suất dẫn đến tổn thất về tài sản hoặc làm giảm thu nhập của ngân hàng. 
52 
5. Các loại rủi ro khác 
Rủi ro hoạt động ngoại bảng 
Rủi ro công nghệ và hoạt động 
Rủi ro do thay đổi thuế, lạm phát gia tăng, 
53 
VI. Hệ thống ngân hàng thương mại 
1. Khái quát về hệ thống ngân hàng 
2. Hệ thống ngân hàng thương mại 
54 
1. Khái quát hệ thông ngân hàng 
Hệ thống ngân hàng 2 cấp: 
Ngân hàng nhà nước 
NHNN độc  ... uối mỗi năm, mỗi lần thanh toán bằng nhau, lãi suất tài trợ 18%/năm, tiền thuê thu hồi hết trong thời hạn thuê cơ bản. 
Hãy xác định DN D mỗi năm thanh toán bao nhiêu cho công ty cho thuê tài chính? 
Thiết lập bảng phân tích vốn gốc và lãi cho hợp đồng cho thuê này. 
384 
Bài giải 
a = 319.784.111 đồng /năm 
=> xấp xỉ 320 triệu/năm 
385 
Phân tích lãi và vốn gốc 
Định kỳ 
Tài sản nợ 
Số tiền thanh toán mỗi định kỳ 
Tiền lãi trả mỗi định kỳ 
Vốn gốc trả mỗi định kỳ 
Tài sản nợ còn lại 
1 
1.000,00 
319,78 
180,00 
139,78 
860,22 
2 
860,22 
319,78 
154,84 
164,86 
695,36 
3 
695,36 
319,78 
121,65 
198,13 
497,23 
4 
497,23 
319,78 
89,50 
230,28 
266,95 
5 
266,95 
319,78 
52,83 
266,95 
0,00 
Tổng cộng 
1.598,9 
598,90 
1.000,00 
Đôn vò:trieäu ñoàng 
Tiền thuê sẽ được thu vào đầu kỳ hạn 
386 
a: số tiền thuê thanh toán cho mỗi kỳ hạn 
P: tổng số tiền tài trợ 
R: lãi suất cho kỳ hạn 
n: số kỳ thanh toán 
S: giá trị còn lại để xác định giá bán khi kết thức hợp đồng 
Tiền thuê sẽ được thu tăng dần hay giảm dần theo hệ số k 
Tiền thuê thanh toán vào cuối kỳ hạn: 
Tiền thuê thanh toán vào đầu kỳ hạn: 
387 
3. Cho vay theo dự án 
Là hình thức cấp tín dụng trung và dài hạn để đáp ứng cho nhu cầu vốn của dự án. 
Số tiền cho vay = Tổng mức đầu tư của dự án – Vốn chủ sở hữu hoặc vốn tự có tham gia – Nguồn vốn huy động khác 
Các căn cứ giải ngân là 
Hợp đồng tín dụng 
Hợp đồng, các chứng từ vật tư, thiết bị, 
Biện nhận xác định khối lượng công trình 
388 
CHƯƠNG 5 
NGHIỆP VỤ 
KINH DOANH NGOẠI HỐI 
389 
Nội dung nghiên cứu: 
1. Tỷ giá hối đoái 
2. Các giao dịch trên thị trường hối đoái 
3. Cơ cấu tổ chức kinh doanh hối đoái của ngân hàng thương mại 
390 
1. Tỷ giá hối đoái 
1.1. Các khái niệm 
1.2. Một số quy định về tỷ giá hối đoái 
1.3. Các loại tỷ giá 
1.4. Tỷ giá chéo 
391 
1.1. Các khái niệm 
Ngoại hối: bao gồm ngoại tệ và các phương tiện có giá trị như ngoại tệ được sử dụng trong thanh toán quốc tế 
392 
1.1. Các khái niệm (tt) 
Ngoại hối bao gồm (K2 Đ6 LNHNN2010) : 
a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong TTQT và khu vực (ngoại tệ); 
b) PTTT bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các PTTT khác; 
c) Các loại GTCG bằng ngoại tệ, gồm TPCP , TPCT , kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác; 
d) Vàng thuộc Dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong tr . hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ VN ; 
đ) Đồng tiền của nước CHXHCNVN trong tr . hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ VN hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế. 
393 
1.1. Các khái niệm (tt) 
Ngoại tệ: 
Khái niệm chung: là đồng tiền của các quốc gia được lưu thông trên thị trường quốc tế. 
Khái niệm cụ thể: Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong TTQT và khu vực . 
(Điểm a K2 Đ6 LNHNN2010) 
394 
1.1. Các khái niệm (tt) 
Tỷ giá hối đoái: 
Là giá của một đơn vị tiền tệ nước này thể hiện bằng số lượng đơn vị tiền tệ nước khác 
Hoặc: Là tỷ giá để đổi tiền của một nước để lấy tiền của một nước khác 
Hoặc: Tỷ giá hối đoái của đồng Việt Nam là giá của một đơn vị tiền tệ nước ngoài tính bằng đơn vị tiền tệ của Việt Nam. 
395 
1.2. Một số quy định về tỷ giá hối đoái 
1.2.1. Tên gọi và ký hiệu tiền tệ 
Tên gọi: mỗi nước có tên gọi tiền tệ riêng nhằm phân biệt giữa tiền tệ nước này với tiền tệ nước khác. 
Theo quy định chung, ký hiệu tiền tệ gồm ba chữ cái: hai chữ đầu phản ánh tên quốc gia, một chữ cuối phản ánh tên gọi tiền tệ của quốc gia đó. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp ngoại tệ. 
396 
1.2. Một số quy định về tỷ giá hối đoái (tt) 
1.2.2. Các thuật ngữ liên quan đến tỷ giá hối đoái 
 USD / SGD 1,7870 
Đồng tiền hàng hóa / Đồng tiền định giá 
Đồng tiền cơ sở / Đồng tiền đối ứng 
397 
1.2. Một số quy định về tỷ giá hối đoái (tt) 
Đồng tiền hàng hóa còn gọi là đồng tiền cơ sở hay đồng tiền yết giá bởi vì đồng tiền này được coi như hàng hóa, ngoại tệ được mua hoặc được bán ra trên thị trường so với ngoại tệ khác. 
Đồng tiền định giá còn gọi là đồng tiền đối ứng dùng để định giá của đồng tiền hàng hóa trên thị trường. 
398 
1.2.3. Phương pháp yết giá 
Hiện nay trên thế giới có 2 phương pháp yết giá: trực tiếp và gián tiếp. 
Yết giá trực tiếp (kiểu Châu Âu): một đơn vị ngoại tệ có thể đổi lấy bao nhiêu đơn vị nội tệ. 
Tại Tokyo: USD/JPY: 112,56 
Tại Singapore: USD/SGD: 1,2560 
Tại TP.HCM: USD/VND: 20.820 
399 
1.2.3. Phương pháp yết giá (tt) 
Hiện nay trên thế giới có 2 phương pháp yết giá: trực tiếp và gián tiếp. 
Yết giá gián tiếp (kiểu Mỹ): Một đơn vị nội tệ có thể đổi được bao nhiêu đơn vị ngoại tệ. 
Tại London: GBP/USD: 1,5897 
Tại NewYork: USD/JPY: 112,56 
Tại Singapore: USD/SGD: 1,4560 
400 
1.3. Các loại tỷ giá 
1.3.1. Căn cứ vào phương tiện chuyển ngoại hối: 
Tỷ giá điện hồi 
Tỷ giá thư hồi 
1.3.2. Căn cứ vào việc quản lý ngoại hối: 
Tỷ giá chính thức 
Tỷ giá cố định 
Tỷ giá thả nổi 
Tỷ giá thả nổi có quản lý 
401 
1.3. Các loại tỷ giá (tt) 
1.3.3. Căn cứ vào phương tiện thanh toán quốc tế: 
Tỷ giá séc 
Tỷ giá hối phiếu 
Tỷ giá chuyển khoản 
Tỷ giá tiền mặt 
1.3.4. Căn cứ vào thời điểm mua bán ngoại hối: 
Tỷ giá mở cửa 
Tỷ giá đóng cửa 
402 
1.3.5. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối 
Tỷ giá giao ngay 
Tỷ giá kỳ hạn 
	Trong tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn bao gồm tỷ giá mua và tỷ giá bán 
403 
1.4. Tỷ giá chéo 
1.4.1. Khái niệm 
Là tỷ giá của một cặp tiền được tính toán dựa vào đồng tiền thứ ba 
404 
1.4.2. Cách tính tỷ giá chéo 
Currency Pairs 
Bid 
Ask 
(1) USD/Currency1 
Bid1 
Ask1 
(2) USD/Currency2 
Bid2 
Ask2 
Cross rates 
Currency1/Currency2 
Bid2/Ask1 
Ask2/Bid1 
405 
Hai đồng tiền yết giá trực tiếp 
1.4.2. Cách tính tỷ giá chéo (tt) 
Currency Pairs 
Bid 
Ask 
(1) Currency1/USD 
Bid1 
Ask1 
(2) Currency2/USD 
Bid2 
Ask2 
Cross rates 
Currency1/Currency2 
Bid1/Ask2 
Ask1/Bid2 
406 
Hai đồng tiền yết giá gián tiếp 
1.4.2. Cách tính tỷ giá chéo (tt) 
Currency Pairs 
Bid 
Ask 
(1) Currency1/USD 
Bid1 
Ask1 
(2) USD/Currency2 
Bid2 
Ask2 
Cross rates 
Currency1/Currency2 
Bid1xBid2 
Ask1/Ask2 
407 
Hai đồng tiền yết giá khác nhau 
2. Các giao dịch trên thị trường hối đoái 
2.1. Giao dịch hối đoái giao ngay 
2.2. Giao dịch kỳ hạn 
2.3. Giao dịch hoán đổi ngoại tệ 
2.4. Giao dịch kinh doanh chênh lệch giá 
2.5. Giao dịch quyền chọn ngoại tệ 
2.6. Giao dịch tương lai 
408 
2.1. Giao dịch hối đoái giao ngay 
2.1.1. Khái niệm: 
	Giao dịch hối đoái giao ngay là một giao dịch mà trong đó hai bên trao đổi hai đồng tiền khác nhau theo tỷ giá thỏa thuận vào một ngày cụ thể, nhưng việc thanh toán được thực hiện trong thời gian hai ngày làm việc 
409 
2.1.2. Đặc điểm giao dịch giao ngay 
Thuật ngữ “Spot” xuất phát từ các giao dịch được thực hiện ngay, nhưng thực tế việc chuyển giao ngoại tệ chỉ diễn ra sau đó hai ngày. 
Tỷ giá áp dụng trong trường hợp này là tỷ giá điện hối trên thị trường 
410 
2.1.2. Đặc điểm giao dịch giao ngay (tt) 
Nội dung của hợp đồng giao dịch giao ngay: 
Các bên đối tác tham gia: bên mua và bên bán 
Các đồng tiền 
Tỷ giá giao ngay 
Số tiền được trao đổi 
Ngày giao dịch 
Ngày giá trị 
Các chỉ thị thanh toán 
Các chi phí 
411 
2.1.3. Tác dụng giao dịch giao ngay 
Đáp ứng nhanh chóng nhu cầu ngoại tệ của các đối tượng khi cần mua, bán ngoại tệ. 
Ngân hàng thu được lợi nhuận thông qua chênh lệch giữa tỷ giá bán so với tỷ giá mua và phí. 
Ngân hàng cân đối được ngoại tệ đảm bảo kiểm soát được trạng thái ngoại hối theo quy định NHNN. 
412 
2.2. Giao dịch kỳ hạn 
2.2.1. Khái niệm 
Là giao dịch hối đoái giữa hai bên để trao đổi hai đồng tiền khác nhau ở một tỷ giá được thỏa thuận vào ngày hôm nay cho việc chuyển giao tiền vào một ngày được thỏa thuận trong tương lai. 
413 
2.2.2. Đặc điểm của giao dịch kỳ hạn 
Được tiến hành tại một thời điểm theo tỷ giá xác định do hai bên thỏa thuận nhưng việc giao nhận ngoại tệ được thực hiện trong tương lai. 
Giao dịch kỳ hạn thường theo 2 tập quán: theo kiểu châu Âu và theo kiểu Mỹ. 
414 
2.2.2. Đặc điểm của giao dịch kỳ hạn (tt) 
Nội dung của hợp đồng giao dịch kỳ hạn: 
Ngày giao dịch 
Các bên đối tắc tham gia 
Các đồng tiền 
Tỷ giá kỳ hạn 
Số tiền được trao đổi 
Ngày đáo hạn 
Ngày giá trị 
Các chỉ thị thanh toán 
Các chi phí 
415 
2.2.2. Đặc điểm của giao dịch kỳ hạn (tt) 
Cách tính tỷ giá Forward 
Forward rate = Spot rate + Forward points 
Rf = Rs(1+I2t)/(1+I1t) 
Rf = Rs + Rs(I2-I1)t 
416 
2.2.3. Tác dụng của giao dịch kỳ hạn 
Là cộng cụ phòng chống rủi ro do sự biến động tỷ giá 
Cho phép người tham gia mua bán có thể xác định được thu nhập, chi phí, lợi nhuận trước khi đưa ra quyết định kinh doanh 
Là công cụ đầu cơ trên thị trường hối đoái nhằm kiếm lời thông qua chênh lệch tỷ giá 
417 
2.3. Giao dịch hoán đổi ngoại tệ 
2.3.1. Khái niệm: 
Hoán đổi ngoại tệ là một cặp giao dịch tiền tệ, một mua, một bán có 2 ngày giá trị khác nhau, trong đó có một giao dịch giao ngay và một giao dịch kỳ hạn 
418 
2.3.2. Đặc điểm của giao dịch hoán đổi ngoại tệ 
Cho phép kết hợp đối ngược nhau giữa giao dịch giao ngay vag giao dịch kỳ hạn 
Swap gồm hai chiều giao dịch: có thể bán giao ngay và mua kỳ hạn hoặc có thể mua giao ngay và bán kỳ hạn 
419 
2.3.2. Đặc điểm của giao dịch hoán đổi ngoại tệ (tt) 
Nội dung của hợp đồng hoán đổi ngoại tệ: 
Ngày giao dịch; Loại giao dịch; 
Các bên đối tác tham gia; 
Hướng giao dịch; Các đồng tiền; 
Tỷ giá giao ngay; Điểm kỳ hạn; 
Số tiền được trao đổi; 
Ngày đáo hạn; ngày giá trị; 
Các chỉ thị thanh toán; 
Phí. 
420 
2.3.2. Đặc điểm của giao dịch hoán đổi ngoại tệ (tt) 
Cách tính tỷ giá Swap: 
Swap rate = Forward rate - Spot rate 
421 
2.3.3. Tác dụng của giao dịch hoán đổi ngoại tệ 
Là công cụ phòng chống rủi ra khá hoàn hảo khi tỷ giá biến động 
Ngân hàng giải quyết được ngoại tệ 
Một sản phẩm dịch vụ kinh doanh của ngân hàng 
422 
2.4. Giao dịch kinh doanh chênh lệch giá - Arbitrage 
2.4.1. Khái niệm 
Arbitrage là nghiệp vụ kết hợp việc mua (bán) ngoại tệ với thực hiện bán (mua) ngoại tệ lại nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch tỷ giá giữa các thị trường. 
423 
2.4.2. Nguyên tắc kinh doanh chênh lệch tỷ giá 
Nguyên tắc mua ngoại tệ ở nơi giá thấp và bán ngoại tệ ở nơi giá cao. 
Gaio dịch thực hiện thông qua ngân hàng nên phát sinh các chi phí: chi phí giao dịch mua bán qua nhà môi giới, chuyển tiền, điện phí, 
424 
2.4.3. Phân loại giao dịch hoán đổi ngoại tệ 
Căn cứ vào tính chất giao dịch 
Arbitrage giao ngay 
Arbitrage kỳ hạn 
Căn cứ vào số lượng thị trường giao dịch 
Arbitrage đơn giản 
Arbitrage phức tạp 
425 
2.4.4. Một số giao dịch Arbitrage 
Mua bán ngoại tệ trên thị trường hối đoái quốc tế: 
Giao dịch qua 2 thị trường 
Giao dịch qua 3 thị trường trở lên 
Mua bán ngoại tệ theo yêu cầu kinh doanh của khách hàng: 
Giao dịch trực tiếp với ngoại tệ 
Giao dịch qua đồng tiền trong nước 
426 
2.5. Giao dịch quyền chọn ngoại tệ 
2.5.1. Khái niệm 
Quyền chọn ngoại tệ (mua hoặc bán) là một sự thỏa thuận giữa hai đối tượng mà trong đó người mua thanh toán cho người bán một số tiền để được quyền chọn mua hoặc quyền chọn bán ngoại tệ đó theo một tỷ giá đã được thỏa thuận trước nhưng không mang tính bắt buộc để mua hoặc bán số lượng ngoại tệ vào một ngày đã thỏa thuận trong tương lai. 
427 
2.5.2. Đặc điểm của Option 
Người mua quyền chọn đóng vai trò chủ động, sẽ không thực hiện quyền chọn khi đến ngày thực hiện mà có sự biến động tỷ giá bất lợi cho mình. 
Giao dịch Option cũng theo 2 tập quán như giao dịch kỳ hạn: theo kiểu châu Âu và theo kiểu Mỹ. 
428 
2.5.2. Đặc điểm của Option (tt) 
Nội dung của Hợp đồng quyền chọn 
Ngày giao dịch; Loại giao dịch; 
Các bên đối tắc tham gia; 
Hướng giao dịch; Các đồng tiền; 
Số tiền được trao đổi; Tỷ giá thực hiện; 
Chi phí cho quyền chọn; 
Ngày đáo hạn; Ngày giá trị; 
Các chỉ thị thanh toán. 
429 
2.5.3. Các loại quyền chọn 
Quyền chọn mua 
Người mua quyền chọn mua ngoại tệ vào một kỳ hạn trong tương lai phải trả một khoản chi phí cho mỗi quyền chọn mua để được quyền chọn mua một số ngoại tệ nhất định theo tỷ giá quy định (lúc ký hợp đồng) nhưng không bắt buộc vào ngày đến hạn thanh toán. 
430 
2.5.3. Các loại quyền chọn (tt) 
Quyền chọn bán 
Người mua quyền chọn bán ngoại tệ được quyền bán một số lượng ngoại tệ nhất định theo giá cả quy định (tại thời điểm ký kết hợp đồng) vào ngày đến hạn thanh toán nhưng không bắt buộc. 
431 
2.6. Giao dịch tương lai 
2.6.1. Khái niệm 
Giao dịch tương lai là giao dịch mua hoặc bán số lượng ngoại tệ theo tỷ giá được xác định do hai bên thỏa thuận, việc chuyển giao ngoại tệ được thực hiện vào một ngày xác định trong tương lai thông qua sở giao dịch hối đoái. 
432 
2.6.2. Đắc điểm của hợp đồng Future 
Các hợp đồng tương lai chỉ thực hiện với 6 loại ngoại tệ với quy định số lượng cho từng loại ngoại tệ cho mỗi đơn vị giao dịch. 
Khi bắt đầu tham gia nghiệp vụ này, các nhà giao dịch đều phải thực hiện số tiền ký quỹ ban đầu được tính theo tỷ lệ phần trăm trên giá trị hợp đồng tại phòng thanh toán bù trừ. 
433 
2.6.2. Đắc điểm của hợp đồng Future (tt) 
Hợp đồng giao sau có tính thanh khoản khá cao 
Hầu hết các hợp đồng giao sau yết giá theo kiểu Mỹ 
So với hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn thì hợp đồng giao sau có tính linh động khá cao 
434 
3. Cơ cấu tổ chức kinh doanh hối đoái của ngân hàng thương mại 
3.1. Cơ cấu tổ chức 
3.2. Cơ chế giao dịch 
3.3. Các loại lệnh giao dịch 
435 
3.1. Cơ cấu tổ chức 
Front office 
Middle office 
Back office 
436 
3.2. Cơ chế giao dịch 
Phiếu giao dịch gồm các chi tiết sau: 
Ngày giao dịch; 
Loại giao dịch; 
Các bên tham gia, đối tác; 
Các đồng tiền được giao dịch; 
Tỷ giá trao đổi; Số tiền; 
Chỉ thị thanh toán; Ngày giá trị; 
Thông qua; 
Hướng giao dịch. 
437 
3.3. Các loại lệnh giao dịch 
Market orders 
Limit orders (GTC và GFD) 
Stop orders 
438 
III. Thanh toán giữa các ngân hàng 
1. Thanh toán liên hàng 
2. Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng 
3. Thanh toán quan NHNN 
4. Mở tài khoản tiền gửi ở NH khác để thanh toán 
5. Ủy nhiệm thu chi hộ giữa các ngân hàng 
439 
1. Thanh toán liên hàng 
Là thanh toán được thực hiện giữa các NH trong cùng một hệ thống. Đây là thanh toán nội bộ giữa các chi nhánh NH cùng thuộc NH ở hội sở trung ương. 
Hai NH thành viên không có mở tài khoản lẫn nhau, nhưng NH này phải thu hộ hoặc chi hộ cho NH kia. Các giao dịch phải được báo về Hội sở để ghi bút toán theo dõi, coi như điều chuyển vốn giữa các NH cùng hệ thống, đồng thời giúp NH sau này đối chiếu các giấy báo thu hộ hoặc chi hộ để kiểm soát tính xác thực của việc điều chuyển vốn. 
440 
441 
442 
1. Thanh toán giữa hai NH có mở tài khoản lẫn nhau 
NH thừa lệnh của KH trích tiền từ TK của họ để nhập vào TK của người thụ hưởng và các phương tiện chuyển khoản như: thẻ, chi phiếu, ủy nhiệm chi,... 
443 
 Sơ đồ chuyển khoản giữa các NH 
Ngân hàng B 
NỞ 
Ngân hàng A 
PHÈO 
NH B 
Ủy nhiệm chi 
Báo nợ 
Báo có 
xxx 
xxx 
xxx 
báo có 

File đính kèm:

  • pptbai_giang_nghiep_vu_ngan_hang_thuong_mai_bui_huy_tung.ppt