Quy trình đánh giá đầy đủ vốn nội bộ theo Basel của ngân hàng thương mại

Bắt đầu từ Hiệp ước Basel II, một khái niệm mới về khung đánh giá

đầy đủ vốn nội bộ của ngân hàng được xuất hiện và công bố lần đầu

vào năm 2004. Quy trình đánh giá tính đầy đủ vốn nội bộ (ICAAPInternal Capital Adequacy Assessment Process) là một yêu cầu quan trọng đảm bảo ổn định tài chính. Theo đó, các ngân hàng cần thiết

lập quy trình đo lường vốn để đảm bảo có thể xác định, đo lường rủi

ro cá biệt và tổng rủi ro, từ đó tính vốn kinh tế cần thiết bù đấp các

rủi ro đó. Bài viết đi sâu vào khung lý thuyết của quy trình ICAAP

theo Hiệp ước Basel và một số gợi ý chính sách khi triển khai quy

trình này tại các ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam.

pdf 13 trang yennguyen 3960
Bạn đang xem tài liệu "Quy trình đánh giá đầy đủ vốn nội bộ theo Basel của ngân hàng thương mại", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quy trình đánh giá đầy đủ vốn nội bộ theo Basel của ngân hàng thương mại

Quy trình đánh giá đầy đủ vốn nội bộ theo Basel của ngân hàng thương mại
58
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 198- Tháng 11. 2018
Quy trình đánh giá đầy đủ vốn nội bộ theo Basel 
của ngân hàng thương mại
 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
Nguyễn Thùy Dương
Nguyễn Bích Ngân
Ngày nhận: 25/10/2018 Ngày nhận bản sửa: 05/11/2018 Ngày duyệt đăng: 12/11/2018
Bắt đầu từ Hiệp ước Basel II, một khái niệm mới về khung đánh giá 
đầy đủ vốn nội bộ của ngân hàng được xuất hiện và công bố lần đầu 
vào năm 2004. Quy trình đánh giá tính đầy đủ vốn nội bộ (ICAAP- 
Internal Capital Adequacy Assessment Process) là một yêu cầu quan 
trọng đảm bảo ổn định tài chính. Theo đó, các ngân hàng cần thiết 
lập quy trình đo lường vốn để đảm bảo có thể xác định, đo lường rủi 
ro cá biệt và tổng rủi ro, từ đó tính vốn kinh tế cần thiết bù đấp các 
rủi ro đó. Bài viết đi sâu vào khung lý thuyết của quy trình ICAAP 
theo Hiệp ước Basel và một số gợi ý chính sách khi triển khai quy 
trình này tại các ngân hàng thương mại (NHTM) tại Việt Nam.
Từ khoá: Quy trình đánh tính đầy đủ vốn nội bộ, Basel 2, Vốn kinh 
tế, Vốn bù đắp rủi ro, VaR.
1. Khái niệm quy trình ICAAP
uy trình đánh giá an toàn vốn 
nội bộ (ICAAP) là vấn đề trọng 
tâm trong trụ cột 2 của Basel 
II. Quy trình này đưa ra các 
hướng dẫn cho NHTM về đánh 
giá mức độ rủi ro, khẩu vị rủi ro, khả năng chịu 
đựng sức căng về vốn (stress testing), mức độ 
an toàn vốn nội bộ và nội dung khác. Yêu cầu 
chính của khung ICAAP là đánh giá mức độ 
an toàn vốn với các mức rủi ro thích hợp của 
NHTM. Cụ thể, ICAAP đề cập tới toàn bộ các 
rủi ro trọng yếu của ngân hàng như: Các loại 
rủi ro đã được đề cập tới ở trụ cột 1 của Basel 
II (bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường, 
rủi ro hoạt động) và các rủi ro khác chưa được 
đề cập tới trong trụ cột 1 (bao gồm rủi ro tập 
trung, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất trên sổ 
ngân hàng, rủi ro danh tiếng, rủi ro chiến lược). 
Quy trình ICAAP được soạn thảo dưới dạng 
văn bản nội bộ, cần được hiểu và chia sẻ tới tất 
cả các bộ phận trong NHTM và sẽ được rà soát 
thường xuyên bởi một cơ quan độc lập. Trong 
NHTM, ban lãnh đạo cấp cao (Hội đồng quản 
trị/Hội đồng thành viên/Ban điều hành) nên là 
bộ phận chịu trách nhiệm cao nhất về ICAAP. 
Nguyên nhân chính của việc ra đời ICAAP là 
để khắc phục những thiếu sót của Basel I bằng 
cách yêu cầu các tổ chức tài chính phát triển 
 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
59Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 198- Tháng 11. 2018
một hệ thống quản lý rủi ro thích hợp toàn diện 
như một thành phần của Trụ cột 2 (Pilková 
và Králik, 2011; KPMG, 2011). Vai trò quan 
trọng của ICAAP là để tăng cường sự liên kết 
giữa trạng thái rủi ro, quy trình quản lý rủi ro, 
hệ thống giảm thiểu rủi ro và quản lý vốn của 
ngân hàng (Woschnagg, 2008). Thực tế, kể từ 
Hiệp ước Basel II ra đời năm 2004 và trước 
cuộc khủng hoảng năm 2008, các NHTM đã tập 
trung vào việc tuân thủ theo trụ cột 1, ngay cả 
các cơ quan giám sát ngân hàng cũng dành phần 
lớn thời gian của mình vào đanh giá việc tuân 
thủ theo trụ cột 1. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng 
tài chính năm 2008 đã cho thấy việc tuân thủ 
này vẫn khiến các NHTM phải trả một chi phí 
lớn. Trước thực tế đó, sau khủng hoảng, hàng 
loạt các cải cách về quy định hạn chế với các 
NHTM được thiết lập. Đứng trên góc nhìn của 
Quản trị Vốn bù đắp 
rủi ro
Kiểm tra sức 
chịu đựng
Vốn kinh tế
Đảm bảo an 
toàn vốn
Đánh giá rủi ro
Trụ cột 1:
 ○ Rủi ro tín dụng
 ○ Rủi ro thị trường
 ○ Rủi ro hoạt động
 Trụ cột 2:
 ○ Rủi ro thanh khoản
 ○ Rủi ro lãi suất trên 
sổ ngân hàng
 ○ Rủi ro tập trung
 ○ Chínhsách / 
quy trình quản 
lý rủi ro
 ○ Khẩu vị rủi ro
Sơ đồ 1. Khung ICAAP
Nguồn: EY
Nguồn: Basel 2 (2006)
Sơ đồ 2. Ba trụ cột của hiệp ước Basel II
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
60 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 198- Tháng 11. 2018
cơ quan thanh tra giám sát ngân hàng thì tất cả 
các quy định về vốn trước đây đều dựa theo các 
con số ước tính và không thể có một phương 
pháp duy nhất để phù hợp chung cho tất cả các 
ngân hàng. Như vậy, bản thân các NHTM và cơ 
quan thanh tra giám sát đều cần có một khung 
đo lường- giám sát về vốn và mức độ đủ vốn. 
Với các phiên bản cập nhật sau đó, Basel II đã 
nhấn mạnh vào củng cố trụ cột 1 và tập trung 
nhiều hơn vào trụ cột 2 với hai cấu phần chính 
gồm: Quy trình đánh giá mức độ đầy đủ vốn 
nội bộ (ICAAP) và Quy trình rà soát, đánh giá 
của Thanh tra, giám sát (Supervisor Review and 
Evaluation Process- SREP). 
2. Mục tiêu của quy trình ICAAP
So với Basel I, Basel II hướng tới mục tiêu thiết 
lập một khung quản lý rủi ro hiệu quả hơn, với 
mục tiêu trung tâm là thiết lập một mức vốn 
thận trọng tương ứng với mức độ rủi ro của 
tổ chức tín dụng (TCTD). Trong đó, trụ cột 2 
trong Basel II được xây dựng nhằm mục tiêu 
đảm bảo mối quan hệ phù hợp giữa mức độ 
rủi ro của TCTD với mức vốn họ thực sự nắm 
giữ về cả số tuyệt đối và cấu phần vốn (vốn 
cốt lõi, vốn theo trụ cột 1, vốn theo trụ cột 2) 
và về mức độ phù hợp trong phân bổ vốn giữa 
các đơn vị kinh doanh trong cùng một hệ thống 
TCTD. Để thực hiện mục tiêu này, Basel II1 
đã chỉ ra các TCTD nên thực hiện ICAAP để 
nhận diện, đo lường và tổng hợp các loại rủi 
ro của mình, từ đó xác định mức vốn cần thiết 
để chống đỡ với các rủi ro đó. Quy trình này 
nên bao gồm cả kế hoạch vốn trong trung hạn 
theo ICAAP và các mục tiêu đủ vốn của chính 
TCTD tự thiết lập sao cho tương xứng với 
những yêu cầu của trụ cột 1 một cách thường 
xuyên, liên tục. Như vậy, ICAAP là một cấu 
phần của khung quản lý rủi ro tổng thể của 
NHTM và ICAAP sẽ gắn kết các hoạt động 
quản trị vốn với quản trị rủi ro trong TCTD, từ 
đó hỗ trợ tổ chức trong việc đưa ra các quyết 
định kinh doanh. 
Theo Basel II2 trong việc thiết kế ICAAP, 
NHTM phải chứng minh được các mục tiêu 
1 Điều 123
2 Điều 126, 127
về vốn nội bộ của mình là phù hợp và tương 
thích với hồ sơ rủi ro chung của ngân hàng 
cũng như môi trường kinh doanh hiện tại. Tiếp 
theo, trong việc đánh giá mức độ đủ vốn, các 
nhà quản trị ngân hàng, những người chịu trách 
nhiệm về đảm bảo mức độ đủ vốn để ứng phó 
với rủi ro trong tổ chức của mình, cần hiểu đầy 
đủ về các chu kì kinh doanh của ngành, lĩnh 
vực mình đang thực hiện. Do vậy, việc thực 
hiện các kiểm tra sức chịu đựng sẽ giúp nhận 
diện các tình huống hoặc thay đổi có thể xảy 
ra trong các điều kiện thị trường mà có thể ảnh 
hưởng đảo ngược tới hoạt động kinh doanh của 
NHTM. Để thực hiện được các yêu cầu trên, 
nhà quản trị ngân hàng nên xây dựng một quy 
trình ICAAP toàn diện trên tám khía cạnh sau:
(i) Đảm bảo sự giám sát của Ban điều hành và 
các cán bộ quản lý cấp cao.
(ii) Xác định và đánh giá đầy đủ về các loại rủi 
ro NHTM phải đối mặt.
(iii) Xác định khẩu vị rủi ro và khả năng chịu 
đựng rủi ro của NHTM.
(iv) Đánh giá tính hiệu quả của hệ thống kiểm 
soát nội bộ.
(v) Quy định về chế độ giám sát, kiểm soát rủi 
ro và báo cáo trong nội bộ NHTM.
(vi) Xác định và đánh giá mức độ đủ vốn và kế 
hoạch dự phòng về vốn.
(vii) Thực hiện kiểm tra sức chịu đựng.
(viii) Lập báo cáo ICAAP.
Dựa trên các khía cạnh trên, khung ICAAP 
hướng yêu cầu vốn tập trung vào ba nội dung 
sau:
Thứ nhất, cải thiện các phương pháp đo lường 
rủi ro của NHTM nhằm xác định chính xác nhất 
các loại rủi ro và mức độ ảnh hưởng của chúng 
tới an toàn vốn của NHTM.
Thứ hai, đảm bảo mức độ an toàn vốn tại 
NHTM trước các loại rủi ro trên.
Thứ ba, tăng cường tính minh bạch về việc thực 
hiện mức an toàn vốn tại NHTM.
3. Nội dung quy trình ICAAP
Để thực hiện đầy đủ một quy trình ICAAP, 
NHTM cần thực hiện các bước theo Sơ đồ 3.
Các nội dung cụ thể của quy trình ICAAP đã được 
Basel II (2006) và Basel (2009) nêu ra như sau:
 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
61Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 198- Tháng 11. 2018
Giám sát của Ban điều hành và các cán bộ quản lý cấp cao: 
 ○ Xây dựng văn hoá quản lý rủi ro
 ○ Kết hợp chiến lược quản lý rủi ro với chiến lược hoạt động của NH
 ○ Xác định khẩu vị rủi ro
 ○ Phê duyệt chính sách và quy trình quản lý rủi ro.
Xác định và đánh giá đầy đủ về các loại rủi ro và:
 ○ Nhận diện tất cả các rủi ro phát sinh trong hoạt động của ngân hàng
 ○ Xây dựng/cập nhật ma trận rủi ro
 ○ Đo lường mức độ của tất cả các rủi ro trong mô hình kinh doanh của ngân hàng (mức độ tác động, 
tần suất xuất hiện)
Xác định khẩu vị rủi ro và đánh giá sức chịu đựng rủi ro:
 ○ Xác định khẩu vị rủi ro
 ○ Mô tả các cách thức kiểm soát để giảm thiểu tác động/tổn thất của từng loại rủi ro, bao gồm cả các 
chiến lược bảo hiểm, bảo đảm rủi ronếu có.
 ○ Nêu rõ bộ phận/cá nhân trực tiếp đối mặt với rủi ro và bộ phận/cá nhân chịu trách nhiệm về rủi ro
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ:
Một bộ phận độc lập (Kiểm soát nội bộ hoặc một bên đối tác ngoài) rà soát lại quy trình để xác minh 
tính tin cậy, mức độ chắc chắn của quy trình trên
Chế độ giám sát, kiểm soát rủi ro và báo cáo:
 ○ Đánh giá kết quả của việc kiểm tra sức chịu đựng rủi ro
 ○ Sử dụng các biện pháp cảnh báo sớm để giải quyết
 ○ Nêu các vấn đề trọng yếu cần đặt trọng tâm quản trị dưới dạng tóm tắt tổng hợp
Xác định và đánh giá mức độ đủ vốn và kế hoạch dự phòng:
 ○ Đánh giá mức vốn nội bộ hiện tại có đủ để ứng phó với rủi ro hay không
 ○ So sánh mức vốn nội bộ với các yêu cầu vốn tối thiểu trong trụ cột 2
Kiểm tra sức chịu đựng:
 ○ Xác định rõ các giả định để thực hiện kiểm tra sức chịu đựng
 ○ Sử dụng các kịch bản thích hợp với mô hình kinh doanh hiện tại của ngân hàng
 ○ Xác định tác động tới vốn theo trụ cột 2
Lập báo cáo ICAAP:
 ○ Đưa ra báo cáo ICAAP được cấu trúc rõ ràng
 ○ Trình báo cáo ICAAP cho ban điều hành/Hội đồng quản trị
 ○ Chia sẻ báo cáo này với các bộ phận liên quan trong ngân hàng và cơ quan quản lý 
Sơ đồ 3. Quy trình thực hiện ICAAP
Nguồn: cclcompliance.com (2006)
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
62 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 198- Tháng 11. 2018
3.1. Giám sát của Hội đồng quản trị/ Hội 
đồng thành viên và Ban điều hành (Board and 
senior management oversigh)
Basel II (2006)3 nêu rõ về việc Ban điều hành 
và Hội đồng quản trị/ Hội đồng thành viên của 
ngân hàng là những người chịu trách nhiệm 
chính về ICAAP. Họ sẽ thiết lập khung để đánh 
giá rủi ro, phát triển hệ thống để xây dựng kế 
hoạch vốn cho phù hợp với mức độ rủi ro hiện 
tại, thiết lập phương pháp luận để giám sát sự 
tuân thủ với các quy trình nội bộ về ICAAP. 
Trong đó nhiệm vụ của từng cấp quản lý như 
sau:
Thứ nhất, về trách nhiệm của Hội đồng quản 
trị/ Hội đồng thành viên. Họ có trách nhiệm 
như sau trong quy trình ICAAP:
- Xác định và thiết lập khẩu vị hoặc mức độ 
chấp nhận rủi ro của NHTM;
- Bảo đảm ngân hàng hoạt động trong khẩu vị 
rủi ro đã xác định;
- Giao cho Ban điều hành thiết lập Khung 
ICAAP, đồng thời định kì kiểm tra, kiểm soát 
lại việc triển khai ICAAP tại các cấp dưới 
quyền.
Thứ hai, về trách nhiệm của Ban điều hành. 
Ban điều hành đóng vai trò quan trọng bởi họ 
là người thực thi và hỗ trợ các kiểm soát nội 
bộ và xây dựng các quy trình, thủ tục nội bộ để 
đảm bảo ICAAP và các quy trình quản lý khác 
được thực hiện hiệu quả trong TCTD. Ba chức 
năng chính của Ban điều hành trong quy trình 
ICAAP là:
- Nắm rõ nguồn gốc và mức độ của các loại rủi 
ro phát sinh trong TCTD.
- Chịu trách nhiệm duy trì mối quan hệ phù 
hợp giữa mức độ rủi ro và mức vốn hiện tại của 
TCTD. 
- Thực hiện nhiệm vụ do Hội đồng quản trị/ 
Hội đồng thành viên giao về xây dựng khung 
ICAAP bao gồm các nội dung:
+ Xác định các rủi ro của các hoạt động của 
ngân hàng. 
+ Đánh giá và lượng hóa mức trọng yếu của các 
rủi ro. 
+ Đánh giá mức độ an toàn vốn tương ứng với 
rủi ro. 
3 Điều 730
+ Đánh giá vốn yêu cầu bổ sung trong các hoàn 
cảnh khủng hoảng.
+ Thiết lập kế hoạch về vốn để ứng phó với 
khủng hoảng. 
+ Đối chiếu mức vốn kinh tế hiện tại của ngân 
hàng với mức vốn theo yêu cầu của Trụ cột 1. 
+ Giám sát và báo cáo quá trình quản lý vốn 
thực tế so với các chính sách và giới hạn nội bộ. 
Để thực hiện được đầy đủ các chức năng trên 
của Ban điều hành cũng như các bộ phận lãnh 
đạo cấp cao trong quy trình ICAAP, theo kinh 
nghiệm của Ngân hàng trung ương Tây Ban 
Nha (2008), hai vấn đề mấu chốt cần xây dựng 
tại NHTM như sau:
Một là, cơ cấu tổ chức của NHTM phải rõ ràng 
và minh bạch về cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ, 
quy định làm việc, quyền hạn và quyền đề cử. 
Cơ cấu này cần được sơ đồ hoá, và trong sơ đồ 
này cần chỉ rõ được các kênh báo cáo giữa các 
bộ phận về các vấn đề liên quan tới ICAAP.
Hai là, văn hoá quản lý rủi ro trong NHTM 
cần được xây dựng. Văn hoá quản lý rủi ro là 
những nguyên tắc chung nhất về quản lý rủi 
ro trong NHTM được tóm tắt lại. Văn hoá này 
phải thể hiện được và nằm trong các nguyên 
tắc và chính sách nội bộ chung của NHTM. Khi 
xây dựng văn hoá quản lý rủi ro, mức độ phức 
tạp của công tác quản lý và quy trình đánh giá 
rủi ro cần phù hợp với loại rủi ro và lĩnh vực 
hoạt động của NHTM. Bên cạnh đó, hệ thống 
kiểm soát nội bộ cũng cần phù hợp để đảm bảo 
việc quản lý rủi ro được thực hiện tại đúng cấp 
và thực hiện phù hợp. Các mục tiêu về vốn nội 
bộ cũng cần được đưa ra theo hồ sơ rủi ro của 
NHTM và phù hợp với môi trường kinh tế hiện 
tại. 
3.2. Xác định và Đánh giá rủi ro 
(Comprehensive risk identification and 
assessment) 
Về xác định rủi ro, ngân hàng cần nhận diện 
một cách đầy đủ về các loại rủi ro ngân hàng 
đang và có thể đối mặt trong môi trường, thị 
trường đang hoạt động và theo quy mô và đặc 
điểm riêng có của ngân hàng (Woschnagg, 
2008). Theo Danièle Nouy (2016), việc nhận 
diện và đánh giá rủi ro này cần tối thiểu rà soát 
 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
63Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 198- Tháng 11. 2018
tới các loại rủi ro theo Basel II khuyến nghị như 
sau: 
Một là, các loại rủi ro được đề cập tới trong trụ 
cột 1 bao gồm: (i) Rủi ro tín dụng (bao gồm rủi 
ro đối tác); (ii) Rủi ro thị trường; (iii) Rủi ro 
hoạt động.
Hai là, các loại rủi ro chưa được đề cập tới 
trong trụ cột 1 bao gồm:
- Rủi ro tập trung: Là rủi ro xuất phát từ các 
khách hàng/đối tác hoặc nhóm khách hàng/đối 
tác có liên quan, các khách hàng/đối tác trong 
cùng một ngành nghề, lĩnh vực hoạt động hoặc 
khu vực địa lý.
- Rủi ro lãi suất trên sổ ngân hàng: Là rủi ro 
xuất phát từ những thay đổi tiềm tàng trong các 
mức lãi suất. 
- Rủi ro còn lại: Là rủi ro còn lại do những kĩ 
thuật giảm thiểu của ngân hàng hiện chưa hiệu 
quả hoặc kém hiệu quả hơn so với kế hoạch.
- Rủi ro chứng khoán hoá: Là rủi ro xuất hiện 
do hoạt động chứng khoán hoá hiện tại không 
được phản ánh đầy đủ trong khung đánh giá rủi 
ro và các quyết định quản trị hiện tại.
- Rủi ro chiến lược và kinh doanh: Là rủi ro suy 
giảm lợi nhuận hoặc vốn do các thay đổi trong 
môi trường kinh doanh hoặc do những quyết 
định quản trị sai hoặc do những phản ứng sai 
của NHTM trước các biến động thị trường hoặc 
đối thủ cạnh tranh.
- Rủi ro danh tiếng: Là rủi ro giảm thu nhập 
hoặc vốn của NHTM do khách hàng, đối tác, 
cổ đông, nhà đầu tư hay cơ quan quản lý có góc 
nhìn tiêu cự ... ional Convergence of Capital Measurement 
and Capital Standards”, Điều 749.
sát và rà soát bởi các cấp quản lý thích hợp.
(3) Cơ cấu của nguồn vốn phù hợp với bản chất 
hoạt động kinh doanh và quy mô của NHTM;
(4) Các sự kiện ngoài dự tính được đưa ra để 
thiết lập vốn dự trữ. Trong phân tích này, họ 
sẽ rà soát tới điều kiện và tình huống, mức độ 
phức tạp của các công cụ được sử dụng để giảm 
thiểu rủi ro cũng như kĩ thuật kiểm tra sức chịu 
đựng.
Sau khi mức vốn hiện tại được đánh giá, NHTM 
cần xây dựng kế hoạch tăng vốn nếu mức hiện 
tại thấp hơn yêu cầu hoặc đảm bảo duy trì mức 
vốn hiện tại theo các tiêu chuẩn về vốn. Một số 
biện pháp tăng vốn hoặc các biện pháp duy trì 
mức vốn được Tổ chức Giám sát Tài chính Úc, 
(Australian Prudential Regulation Authority- 
APRA, 2013) khuyến nghị như sau:
- Tăng vốn bằng nguồn nội bộ từ lợi nhuận giữ 
lại;
- Tăng vốn từ nguồn bên ngoài dưới các dạng 
vốn cổ phần thường cấp 1, vốn cấp 1 bổ sung, 
vốn cấp 2 bổ sung thông qua các cổ động hiện 
tại, công ty mẹ hoặc từ các đối tác;
- Tăng vốn từ mua bán, sáp nhập;
- NHTM có thể can thiệp làm giảm mức vốn 
pháp lý, ví dụ như làm giảm mức tài sản có rủi 
ro.
NHTM cần duy trì mức vốn tương xứng với 
mức dự phòng vốn đã được lên kế hoạch dưới 
các điều kiện kinh tế và thị trường khác nhau 
bao gồm có kiểm tra sức chịu đựng (là mức dự 
phòng vốn có thể chống đỡ được trong các tình 
huống xấu nhất hoặc mức vốn bù đắp rủi ro chu 
kì). Ngoài ra, NHTM cần đánh giá tác động của 
những thay đổi trong đánh giá của các cơ quan 
xếp hạng tín nhiệm, kì vọng của các cổ đông và 
các yếu tố thị trường khi xây dựng kế hoạch dự 
phòng vốn. 
3.7. Kiểm tra sức chịu đựng (Stress testing) 
Theo Basel 2 (2009), Kiểm tra sức chịu đựng 
là một quy trình đo lường khối lượng tổn thất 
không dự kiến được mà sẽ xảy ra trong các kịch 
bản kinh tế bất lợi (và có thể là các kịch bản 
chính trị bất lợi) và đánh giá độ nhạy với những 
thay đổi trong các yếu tố thị trường. Mục tiêu 
của việc kiểm tra này là xây dựng được các 
 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
67Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 198- Tháng 11. 2018
kịch bản trong vòng 3-5 năm tới mà có thể thực 
sự dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán 
của ngân hàng. Kiểm tra sức chịu đựng nhằm 
đánh giá mức độ đủ vốn trong các kịch bản 
căng thẳng khác nhau, và do đó là một cấu phần 
quan trọng của ICAAP. 
Để đảm bảo chắc chắn về các đánh giá về mức 
độ đủ vốn trước các rủi ro NHTM đang đối mặt, 
NHTM cần thực hiện các kiểm định về sức chịu 
đựng đối với hệ thống giảm thiểu rủi ro và kiểm 
soát của mình. Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro 
bao gồm các kĩ thuật định tính và định lượng 
để đánh giá mức độ tổn thương của NHTM 
trên các tình huống, sự kiện đặc biệt có thể xảy 
ra tới mức tổn thất của NHTM (phân tích độ 
nhạy- sensitivity analysis) hoặc phân tích việc 
các chuyển biến ngược trên thị trường và môi 
trường hoạt động tới các biến số tài chính và 
phi tài chính của NHTM (phân tích kịch bản- 
scenario analysis).
Theo yêu cầu của Basel, kiểm tra sức chịu đựng 
phải được thực hiện kĩ lưỡng, có tính dự báo 
về các sự kiện hoặc thay đổi trong các điều 
kiện thị trường mà sẽ tạo ra các ảnh hưởng đảo 
ngược tới NHTM. Kiểm tra sức chịu đựng nên 
là công cụ trọng tâm của việc nhận diện, đo 
lường và kiểm soát vốn tài trợ cho các loại rủi 
ro trong cả những sự kiện đặc thù liên quan tới 
ngân hàng và những sự kiện chung có tác động 
tới toàn thị trường. Khác với việc phân tích 
thông thường, việc đưa ra trước các kịch bản 
trong kiểm tra sức chịu đựng sẽ có độ tin cậy 
cao hơn trong việc đánh giá tính dễ tổn thương, 
khả năng chịu đựng và tính hiệu quả trong các 
hành động phản ứng dự kiến của NHTM. Kiểm 
tra sức chịu đựng còn là công cụ quan trọng để 
cung cấp minh chứng cho việc đánh giá mức độ 
đủ vốn nội bộ cho các cơ quan quản lý. 
3.8. Xây dựng báo cáo ICAAP
Tại bước cuối cùng trong quy trình ICAAP, một 
báo cáo ICAAP được đưa ra. Báo cáo ICAAP 
là một bản tóm tắt mang tính thời điểm về quy 
trình quản trị vốn của NHTM. Một bản báo cáo 
ICAAP hàng năm chỉ ra những kết quả của việc 
Bảng 1. Tóm tắt các bước thực hiện Kiểm tra sức chịu đựng
Bước 1 Định nghĩa kịch bản và các giả định
- Bộ phận quản lý rủi ro làm việc với các nhà kinh tế học để xây dựng các kịch bản căng thẳng.
- Các kịch bản căng thẳng được thảo luận trong Ủy ban rủi ro và vốn.
Bước 2 Bộ phận quản lý rủi ro chạy các mô hình căng thẳng để ước tính tác động của kịch bản
- Mô hình tín dụng ước tính các tác động lên tổn thất từ các khoản vay và các tài sản có rủi ro.
- Các mô hình rủi ro thị trường ước tính tác động lên doanh thu kinh doanh và rủi ro tín dụng 
đối tác.
- Nhóm Lập kế hoạch tài chính ước tính tác động lên dự báo doanh thu và chi phí toàn hàng.
- Bộ phận nguồn vốn ước tính tác động lên cả chi phí và tính sẵn sàng của nguồn vốn.
Bước 3 Quản lý rủi ro ước tính tác động lên vốn
Các kết quả ở bước 2 (báo cáo kết quả kinh doanh và tài sản có rủi ro) được chạy qua các mô 
hình vốn để ước tính các hệ số vốn quan trọng (vốn cấp1, vốn cấp 1 phổ thông, vốn cổ phần 
phổ thông hữu hình, hệ số nhân đòn bẩy); các tỷ lệ giới hạn vốn cũng được ước tính (ví dụ cổ 
phiếu ưu đãi tính theo % vốn cấp 1; nợ thứ cấp tính theo % tổng vốn) để đảm bảo không giới 
hạn nào về thành phần vốn bị vi phạm.
Bước 4 Phản hồi, thảo luận và tranh luận
- Các kết quả căng thẳng được báo cáo cho Ủy ban vốn và rủi ro trong mối tương quan với 
khẩu vị rủi ro của ngân hàng.
- Các kết quả cũng được báo cáo lên Uỷ ban quản lý rủi ro và HĐQT.
- Các kết quả cũng được báo cáo cho cơ quan quản lý (một phần trong báo cáo Basel II, trụ 
cột II hoặc ICAAP của ngân hàng).
Nguồn: Torento Centre (2017)
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
68 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 198- Tháng 11. 2018
thực hiện quy trình quản trị vốn trên tại năm 
trước đó và đưa ra các dự báo về vốn cho ít 
nhất 3 năm sau. Theo APRA (2013) thì một báo 
cáo ICAAP phải có những nội dung chính như 
sau:
Một là, báo cáo ICAAP trình bày chi tiết về 
các hoạt động quản lý vốn và những hoạt động 
quản trị khác có tác động lên mức vốn hiện tại 
và những lí giải cho việc tại sao chúng lại ảnh 
hưởng tới NHTM cũng như các tác động của 
việc này. Một số hoạt động có tác động tới mức 
vốn nội bộ của NHTM có thể kể tới như chia 
cổ tức, mua lại cổ phiếu, chuyển vốn, phát hành 
thêm các công cụ vốn, mua lại các công cụ, các 
giao dịch tài sản và nợ
Hai là, báo cáo ICAAP mô tả về các hành động 
kèm thời gian biểu nếu kế hoạch về vốn yêu cầu 
phải có hoạt động tăng vốn hoặc có những hành 
động bảo toàn trạng thái vốn hiện tại.
Ba là, báo cáo ICAAP mô tả về mức vốn pháp 
lý hiện tại của NHTM, bao gồm các cấu phần 
của nó và phân biệt được vốn cấp 1 bổ sung 
hoặc vốn cấp 2 bổ sung với vốn cổ phần thường 
cấp 1. 
Bốn là, báo cáo ICAAP đánh giá về các nguồn 
và sử dụng nguồn của các loại vốn nằm ngoài 
kế hoạch dưới các điều kiện đã được dự đoán 
và các điều kiện trong Kiểm tra sức chịu đựng.
Năm là, báo cáo ICAAP đánh giá về thay đổi 
trong vốn pháp lý qua thời gian, trong đó phải 
bao gồm tất cả những thay đổi trong chiến lược 
hoặc kế hoạch kinh doanh có tác động cơ học 
lên trạng thái vốn hiện tại. Đồng thời đưa ra 
dự báo về những thay đổi này tới cầu phần của 
vốn. 
Sáu là, báo cáo ICAAP chỉ ra sự tương thích 
trong mức vốn hiện có của NHTM với quy định 
của pháp luật và lí giải về những điểm khác 
nhau (nếu có) cũng như tác động của chúng. 
Với những nội dung chính như trên, theo kinh 
nghiệm của Ngân hàng Trung ương Nigeria 
(2013), một báo cáo ICCAP nên được thực hiện 
với 12 nội dung cụ thể như sau:
 → Tóm tắt về hoạt động của TCTD.
 → Cơ cấu và hoạt động của TCTD. 
 → Cấu trúc quản trị doanh nghiệp của TCTD.
 → Đánh giá rủi ro và mức an toàn vốn của 
TCTD.
 → Thực hiện kiểm tra sức chịu đựng.
 → Xây dựng kế hoạch vốn.
 → Thiết kế, phê duyệt, rà soát và sử dụng kết 
quả của ICAAP.
 → Các thách thức và các bước thực hiện tiếp 
theo.
 → Tóm tắt về quy trình ICAAP được thực hiện 
tại TCTD.
 → Tuyên bốn khẩu vị rủi ro.
 → Sử dụng các mô hình nội bộ để đánh giá 
mức vốn nội bộ.
 → Rà soát ICAAP.
4. Một số khuyến nghị khi triển khai quy 
trình ICAAP tại các NHTM Việt Nam
Trên cơ sở lý luận và một số khuyến nghị từ 
khung lý thuyết và kinh nghiệm thực hiện 
ICAAP tại một số quốc gia trên thế giới như 
trên, nhóm tác giả đưa ra một số gợi ý chính 
sách để triển khai quy trình ICAAP cho các 
ngân hàng ở Việt Nam như sau:
Thứ nhất, đo lường đánh giá rủi ro được bù 
đắp bởi ICAAP. Ngoài trụ cột 1 tập trung vào 
rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro hoạt 
động, ICAAP tập trung xác định các loại rủi ro 
khác như rủi ro tập trung, rủi ro lãi suất trên sổ 
ngân hàng, rủi ro chiến lược, rủi ro danh tiếng, 
rủi ro thanh khoản. Các ngân hàng phải xác 
định phương pháp đánh giá đo lường rủi ro. Với 
rủi ro thị trường thông thường các ngân hàng 
nên lựa chọn phương pháp VaR. Nếu một ngân 
hàng được chấp nhận pháp lý về sử dụng mô 
hình VaR, ngân hàng sẽ sử dụng và lựa chọn 
thời gian xác định VaR và độ tin cậy. Với việc 
định lượng rủi ro riêng lẻ để tính tổng rủi ro của 
ngân hàng, cần chú ý đến hiệu ứng đa dạng rủi 
ro và mức độ tương quan các loại rủi ro đảm 
bảo tính chính xác. Thông thường với ngân 
hàng nhỏ áp dụng phương pháp tổng đơn giản 
các rủi ro riêng lẻ không tính yếu tố đa dạng 
hóa hoặc độ tương quan. Nhưng với ngân hàng 
lớn khi xác định rủi ro tổng thể của ngân hàng 
cần chú ý xem xét cả khía cạnh đa dạng hóa rủi 
ro.
Thông thường với mô hình đo lường rủi ro cần 
quan tâm tới 2 vấn đề. Một là tăng cường phân 
tích kịch bản và kiểm tra sức chịu đựng và phải 
 QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP
69Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 198- Tháng 11. 2018
hiểu được nội dung đã làm, đang làm và sẽ 
làm và phân tích “được- mất” là cần thiết. Hai 
là thường xuyên đánh giá lại cách tiếp cận mô 
hình định lượng các loại rủi ro không thuộc trụ 
cột 1 như rủi ro kinh doanh, rủi ro danh tiếng 
và các loại rủi ro khác không nhất thiết theo 
chuẩn mực chung. 
Thứ hai, phân tích vốn bù đắp rủi ro. Nội dung 
quan trọng nhất của quy trình ICAAP là đánh 
giá khả năng chịu đựng rủi ro qua vốn bù đắp 
rủi ro. Có nhiều phương pháp đo lường vốn đáp 
ứng với mức độ kỳ vọng khác nhau.
Trụ cột 2 yêu cầu các ngân hàng thiết lập hệ 
thống ICAAP mạnh, vốn kinh tế được xác định 
trên cở sở rủi ro phải được so sánh với vốn bù 
đắp rủi ro để đảm bảo ngân hàng có đủ vốn cho 
mục đích phòng tránh rủi ro. Các ngân hàng 
xác định vốn bù đắp tổng rủi ro thông qua sử 
dụng mô hình đo lường cho tất cả các loại rủi ro 
ngoài các loại rủi ro theo trụ cột 1 có tính theo 
mức độ đa dạng hóa giữa các loại rủi ro để ước 
tính toàn bộ vốn nội bộ theo yêu cầu.
Thứ ba, cơ quan quản lý xây dựng kế hoạch và 
triển khai báo cáo ICAAP cho các NHTM. Với 
trụ cột 2, ICAAP đưa ra kết quả đánh giá mức 
độ an toàn vốn nội bộ. Các NHTM cần thiết áp 
dụng quy trình đánh giá mức độ an toàn vốn nội 
bộ có liên quan tới hồ sơ rủi ro cũng như chiến 
lược duy trì mức độ vốn của bản thân ngân 
hàng. Trên cơ sở đó các cơ quan giám sát đánh 
giá quy trình này, lượng vốn và toàn bộ khung 
quản lý rủi ro. Từ đó toàn bộ các hoạt động 
kinh doanh thực hiện theo Chỉ thị Yêu cầu vốn 
phải tuân theo trụ cột 2. ■
Hình 1. Trọng tâm của quy trình ICAAP
Nguồn: BIDV, 2014
Tài liệu tham khảo
1. APRA (2013), Internal Capital Adequacy Assessment Process and Supervisory Review, Prudential Practice Guide, Available 
at: 
2. Basel Committee on Banking Supervision (May, 2006), International Convergence of Capital Measurement and Capital 
Standards, Bank for International Settlement.
3. Basel Committee on Banking Supervision (March, 2009), Range of practices and issues in economic capital frameworks, 
Bank for International Settlement. 
4. Basel Committee on Banking Supervision (May, 2009), Principles for sound stress testing practices and supervision – final 
QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG & DOANH NGHIỆP 
70 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàngSố 198- Tháng 11. 2018
paper, Bank for International Settlement.
5. Basel Committee on Banking Supervision (March, 2009), Principles for sound stress testing practices and supervision, Bank 
for International Settlement.
6. Basel Committee on Banking Supervision (January, 2013), Principles for effective risk data aggregation and risk reporting, 
Bank for International Settlement.
7. Banco De Espana (2008), Guidelines on the Internal Capital Adequacy Assessment Process (ICAAP) at credit institutions, 
Available at: https://www.esrb.europa.eu/mppa/cbmd/shared/pdf/Spain/2013-12-09_Guidelines_ICAAP.pdf?1e3e7765fcbfa4875
1127e5fd40bca9b
8. CCL Compliance, Preparing an Internal Capital Adequacy Assessment Process report, The Knowledge series, Issue 2/10, 
Febuary 2016. Available at: www.cclcompliance.com
9. Central Bank of Kenya (2016), Draft guidance note on Internal capital adequacy assessment process (ICAAP), Available at: 
https://www.centralbank.go.ke/images/docs/legislation/DraftGuidanceNoteonICAAP.PDF
10. Central Bank of Nigeria (2013), Guidance Notes on Supervisory Review Process, Available at: https://www.cbn.gov.ng/
out/2013/bsd/4guidance%20notes%20on%20srp.pdf
11. Danièle Nouy (2016), Supervisory expectations on ICAAP and ILAAP and harmonised information collection on ICAAP and 
ILAAP, ECB working paper, Available at: https://www.ecb.europa.eu/pub/pdf/other/160108letter_nouy.en.pdf
12. Pilková, A and Králik, P. (2011), ICAAP-challenges and opportunities for Slovak commercial banks, In Balancing Corporate 
Success & Social Good: Building Capabilities for Sustainable Global Business, 12th intern. Conference, pp. 1304-1313.
13. KPMG 2011, ICAAP in Europe- KPMG
14. Toronto Crentre (2017), Basel II, ICAAP và SREP, Dự án Tăng cường năng lực Thanh tra, giám sát ngân hàng, Hà Nội, Việt 
Nam.
15. Woschnagg, E. (2008), ICAAP Implementation in Austria’s Major Banks, Financial Stability Report, Vol 16, pp. 96-107.
16. BIDV 2014, Đào tạo BIDV Trụ cột 2.
Thông tin tác giả
Nguyễn Thùy Dương, Phó Giáo sư, Tiến sĩ
Email: duongnt@hvnh.edu.vn
Nguyễn Bích Ngân, Thạc sỹ
Email: ngannb@hvnh.edu.vn
Khoa Ngân hàng, Học viện Ngân hàng
Summary
Internal Capital Adequacy Assessment Process by Basel in commercial banks
In Basel 2 (2004), a new definition on the framework of commercial banks’ internal capital adequacy assessment 
was introduced. This is ICAAP- Internal Capital Adequacy Assessment Process, which enables the financial 
stability in banks. In details, ICAAP requires banks to build up a process to identify, measure indivial risks and 
accumulative risks in banking then calculate the amount of Economic capital to cover these risks. This paper 
emphasizes on literature of ICAAP according to Basel 2 and gives suggestion to implement ICAAP in Vietnamese 
commercial banks. 
Key words: Internal Capital Adequacy Assessment Process, Basel 2, Economic capital, VaR. 
Duong Thuy Nguyen, Assoc.Prof. PhD
Ngan Bich Nguyen, MEc
Organization of all: Banking Falculty, Banking Academy

File đính kèm:

  • pdfquy_trinh_danh_gia_day_du_von_noi_bo_theo_basel_cua_ngan_han.pdf