Bài giảng Nguyên lý kế toán (Mới)

1.1. Bản Chất Kế Toán

1.1.1. Khái niệm kế toán

Có nhiều khái niệm khác nhau về kế toán. Tuy nhiên các khái niệm này đều

xoay quanh hai khía cạnh: Khía cạnh khoa học và khía cạnh nghề nghiệp.

Xét trên khía cạnh khoa học thì kế toán được xác định đó là khoa học về thông

tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế, tài chính gắn liền với một tổ chức nhất định (gọi

chung là chủ thể) thông qua một hệ thống các phương pháp riêng biệt.

Xét trên khía cạnh nghề nghiệp thì kế toán được xác định là công việc tính toán

và ghi chép bằng con số mọi hiện tượng kinh tế tài chính phát sinh tại một tổ chức nhất

định nhằm phản ánh và giám đốc tình hình và kết quả hoạt động của đơn vị thông qua

3 thước đo: tiền, hiện vật và thời gian lao động trong đó tiền tệ là thước đo chủ yếu.

1.1.2. Các đối tượng sử dụng thông tin kế toán

- Các nhà quản trị doanh nghiệp

- Cán bộ công nhân viên; các cổ đông; chủ sở hữu.

- Các bên liên doanh, nhà tài trợ vốn, nhà đầu tư.

- Khách hàng, nhà cung cấp.

- Cơ quan thuế; cục thống kê.

- Các cơ quan quản lý nhà nước và cấp chủ quản.

 

pdf 36 trang yennguyen 7902
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nguyên lý kế toán (Mới)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Nguyên lý kế toán (Mới)

Bài giảng Nguyên lý kế toán (Mới)
Nguyên lý kế tốn 
CHƯƠNG I 
BẢN CHẤT VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN 
1.1. Bản Chất Kế Toán 
1.1.1. Khái niệm kế toán 
Có nhiều khái niệm khác nhau về kế toán. Tuy nhiên các khái niệm này đều 
xoay quanh hai khía cạnh: Khía cạnh khoa học và khía cạnh nghề nghiệp. 
Xét trên khía cạnh khoa học thì kế toán được xác định đó là khoa học về thông 
tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế, tài chính gắn liền với một tổ chức nhất định (gọi 
chung là chủ thể) thông qua một hệ thống các phương pháp riêng biệt. 
Xét trên khía cạnh nghề nghiệp thì kế toán được xác định là công việc tính toán 
và ghi chép bằng con số mọi hiện tượng kinh tế tài chính phát sinh tại một tổ chức nhất 
định nhằm phản ánh và giám đốc tình hình và kết quả hoạt động của đơn vị thông qua 
3 thước đo: tiền, hiện vật và thời gian lao động trong đó tiền tệ là thước đo chủ yếu. 
1.1.2. Các đối tượng sử dụng thông tin kế toán 
- Các nhà quản trị doanh nghiệp 
- Cán bộ công nhân viên; các cổ đông; chủ sở hữu. 
- Các bên liên doanh, nhà tài trợ vốn, nhà đầu tư. 
- Khách hàng, nhà cung cấp. 
- Cơ quan thuế; cục thống kê. 
- Các cơ quan quản lý nhà nước và cấp chủ quản. 
1.2. Đối tượng của kế toán 
Đối tượng kế toán là tài sản: thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp 
cũng như sự vận động, thay đổi của tài sản trong quá trình hoạt động của doanh 
nghiệp. 
Tài sản trong doanh nghiệp bao giờ cũng biểu hiện trên hai mặt: kết cấu của tài 
sản (cho biết tài sản gồm những gì?) và nguồn hình thành tài sản (cho biết tài sản cho 
đâu mà có?) do vậy, đối tượng cụ thể kế toán được xác định dựa trên hai mặt này: 
Trang1 
- Kết cấu của tài sản bao gồm: 
+ Tài sản lưu động: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, nguyên vật liệu, sản phẩm, nợ 
phải thu, .. 
+ Tài sản cố định: nhà xưởng, máy móc thiết bị,.. 
♦ Nguồn hình thành tài sản bao gồm: 
- Nợ phải trả: vay ngắn hạn, vay dài hạn,. 
- Nguồn vốn chủ sở hữu: nguồn vốn kinh doanh, lợi nhuận chưa phân phối, các 
quỹ của doanh nghiệp. 
♦ Ngoài ra, đối tượng cụ thể của của kế toán bao gồm các giai đoạn khác nhau 
của quá trình tái sản xuất trong doanh nghiệp. 
1.3. Các khái niệm và nguyên tắc kế toán được thừa nhận 
1.3.1. Những khái niệm kế toán 
1.3.1.1. Khái niệm tổ chức kinh doanh. 
1.3.1.2. Khái niệm kinh doanh liên tục 
1.3.1.3. Khái niệm đồng bạc cố định 
1.3.1.4. Khái niệm về kỳ thời gian 
1.3.2. Những nguyên tắc kế toán được thừa nhận 
(1) Giá phí 
(2) Nguyên tắc bảo thủ (thận trọng) 
(3) Nguyên tắc khách quan 
(4) Nguyên tắc kiên định (nhát quân) 
(5) Nguyên tắc ghi nhận doanh thu 
(6) Nguyên tắc tương ứng (phù hợp) 
Trang2 
(7) Nguyên tắc trọng yếu 
(8) Nguyên tắc công khai, rõ ràng, dễ hiểu 
(9) Nguyên tắc rạch ròi giữa hai niên độ 
Trang3 
CHƯƠNG II 
BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT 
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 
2.1. Bảng Cân Đối Kế Toán 
2.1.1. Khái niệm 
Bảng cân đối kế là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ 
tài sản của doanh nghiệp theo 2 cách phân loại: kết cấu của tài sản và nguồn hình 
thành tài sản dưới hình thức tiền tệ tại một thời điểm nhất định. 
Bảng cân đối kế toán là nguồn thông tin tài chính quan trọng, cho nhiều đối 
tượng khác nhau và là báo cáo bắt buộc. 
2.1.2. Nội dung, kết cấu 
- Bảng cân đối kế toán phải phản ánh hai mặt vốn kinh doanh là: Tài sản và 
nguồn vốn (Nguồn hình thành tài sản) 
- Mỗi phần tài sản và nguồn vốn đều được ghi theo 3 cột: Mã số, số đầu năm và 
số cuối kỳ. 
Phần tài sản gồm: 
A: Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 
B: Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 
♦ Phần nguồn hình thành tài sản bao gồm 
A: Nợ phải trả 
B: Nguồn vốn chủ sở hữu 
Tính chất cơ bản của báo cáo định khoản là tính cân đối giữa tài sản về nguồn 
vốn, biểu hiện: 
Tổng cộng tài sản = Tổng cộng nguồn vốn hoặc (A+B) Tài sản = (A+B) nguồn 
vốn. 
Trang4 
Bảng cân đối kế toán phản ánh tình hình tài sản và nguồn vốn tại một thời điểm 
nhất định. Do vậy, cứ sau mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh bảng cân đối kế toán sẽ 
thay đổi cụ thể: 
Nếu nghiệp vụ phát sinh ảnh hưởng đến 01 bên (hay 01 phần) của bảng cân đối 
kế toán (tài sản hay nguồn vốn) thì : 
+ Nếu một tài sản tăng thì phải có một tài sản giảm tương ứng. 
+ Nếu một nguồn vốn tăng thì phải có một nguồn vốn giảm tương ứng. 
Số tổng cộng của Bảng cân đối kế toán không thay đổi. 
Nếu nghiệp vụ phát sinh ảnh hưởng đến 02 bên (hay 02 phần) của bảng cân đối 
kế toán có nghĩa là ảnh hưởng đến tài sản và nguồn vốn thì : 
+ Nếu một tài sản tăng thì phải có một nguồn vốn tăng tương ứng. 
+ Nếu một tài sản giảm thì phải có một nguồn vốn giảm tương ứng. 
Sốø tổng cộng của Bảng cân đối kế toán cũng tăng hay giảm một lượng tương 
ứng. 
2.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 
2.2.1. Khái niệm 
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh là một báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh 
tổng quát tình doanh thu, chi phí tạo ra doanh thu và kết quả kinh doanh trong một kỳ 
kế toán của doanh nghiệp. 
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là nguồn thông tin tài chính quan 
trọng, cần thiết cho những đối tượng khác nhau và là báo bắt buộc. 
2.2.2. Nội dung và kết cấu của báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 
2.2.2.1. Nội dung 
Báo cáo kết quả kinh doanh phản ánh tình hình và kết quả kinh doanh (lãi, lỗ 
kinh doanh) của từng mặt hoạt động kinh doanh của đơn vị, đồng thời phản ánh tình 
hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước của đơn vị. 
2.2.2.2. Kết cấu 
Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 3 phần: 
Phần 1: Lãi lỗ 
Phần 2: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước. 
Trang5 
Phần 3: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng được hoàn lại, 
thuế giá trị gia tăng được giảm, thuế giá trị gia tăng hàng bán nội địa. 
Trang6 
CHƯƠNG III 
TÀI KHOẢN VÀ GHI SỔ KÉP 
3.1. Tài khoản 
Khái niệm tài khoản 
- Tài khoản là phương pháp phân loại các đối tượng kế toán theo nội dung kinh 
tế. Mỗi đối tượng kế toán khác nhau được theo dõi trên một tài khoản riêng. 
Vẽ hình thức biểu hiện thì tài khoản là sổ kế toán tổng hợp được dùng để ghi 
chép số hiện có, số tăng lên, số giảm xuống cho từng đối tượng kế toán. 
- Tài khoản được nhà nước qui định thống nhất về tên gọi, số hiệu, nội dung và 
công dụng. 
3.3.2. Kết cấu của tài khoản và nguyên tắc phản ánh vào từng loại tài khoản 
- Để phán ánh tính 2 mặt: tăng - giảm cho từng đối tượng kế toán nên số tài khoản 
được chia ra làm hai bên: 
+ Bên trái gọi là bên Nợ. 
+ Bên phải gọi là bên Có 
DẠNG CHỮ T 
Nợ Số hiệu tài khoản Có
DẠNG SỔ 
Chứng từ Số tiền 
Ngày Số hiệu 
Diễn giải Tài khoản 
đối ứng Nợ Có 
Trang7 
Nguyên tắc ghi chép vào các tài khoản 
Tài khoản kế toán trong doanh nghiệp được phân thành 3 loại: 
− Tài khoản tài sản 
− Tài khoản nguồn vốn 
− Tài khoản trung gian phản ánh quá trình sản xuất kinh doanh. 
♦ Tài khoản tài sản: 
CóNợ
Số dư đầu kỳ
Số phát sinh
tăng trong kỳ
Cộng số phát
sinh trong kỳ
Số dư cuối kỳ
Số phát sinh
giảm trong kỳ
Cộng số phát
sinh trong kỳ
Số hiệu tài khoản
♦ Tài khoản nguồn vốn: 
CóNợ
Số dư đầu kỳ
Số phát sinh
giảm trong kỳ
Cộng số phát
sinh trong kỳ
Số dư cuối kỳ
Số phát sinh
tăng trong kỳ
Cộng số phát
sinh trong kỳ
Số hiệu tài khoản
SD cuối kỳ = SD đầu kỳ + Phát sinh tăng trong kỳ - Phát sinh giảm trong kỳ 
Tài khoản trung gian: Tài khoản này dùng để theo dõi quá trình hoạt động sản 
xuất kinh doanh . 
™ Tài khoản doanh thu: 
+ Kết cấu tài khoản doanh thu giống tài khoản nguồn vốn 
+ Cuối kỳ không có số dư. 
Trang8 
 Nợ Số hiệu tài khoản Có
Số phát sinh 
giảm trong kỳ 
Cộng số phát 
sinh trong kỳ 
Số phát sinh 
tăng trong kỳ 
Cộng số phát 
sinh trong kỳ 
™ Tài khoản chi phí: 
+ Kết cấu tài khoản chi phí giống tài khoản tài sản. 
+ Cuối kỳ không có số dư. 
Nợ Số hiệu tài khoản Có
Số phát sinh 
tăng trong kỳ 
Cộng số phát 
sinh trong kỳ 
Số phát sinh 
giảm trong kỳ 
Cộng số phát 
sinh trong kỳ 
™ Tài khoản xác định kết quả kinh doanh: 
+ Bên nợ tập hợp chi phí tạo ra doanh thu 
+ Bên có phản ánh doanh thu thuần được kết chuyển 
+ Chênh lệch bên nợ và bên có kết chuyển vào tài khoản lợi nhuận 
chưa phân phối 
3.2. Ghi sổ kép 
3.2.1.Khái niệm 
Ghi sổ kép, là một phương pháp kế toán dùng để ghi chép số tiền của nghiệp vụ 
kinh tế phát sinh vào các tài khoản có liên quan. 
Để ghi sổ kép về mặt nguyên tắc là phải định khoản các nghiệp vụ phát sinh, cụ 
thể: 
Trang9 
Xác định nghiệp vụ phát sinh ảnh hưởng đến những đối tượng kế toán nào ? (Xác 
định tài khoản liên quan?) 
Biến động tăng giảm của từng đối tượng (Xác định tài khoản ghi nợ và tài khoản 
ghi có) 
Quy mô biến động của từng đối tượng (Số tiền ghi nợ và ghi có) 
3.2..2. Các loại định khoản 
3.2.2.1.Khái niệm 
Định khoản kế toán là việc xác định các tài khoản đối ứng để ghi chép một 
nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nghĩa là ghi nợ vào tài khoản nào? và ghi có vào tài 
khoản nào? 
3.2.2.2.Các loại định khoản 
Có hai loại định khoản là định khoản đơn giản và định khoản phức tạp 
- Định khoản giản đơn: Chỉ liên quan đến hai tài khoản trong đó có một TK ghi 
bên Nợ và một TK ghi bên có. 
- Định khoản kế toán phức tạp: Liên quan từ 3 tài khoản trở lên trong đó có một 
TK ghi bên Nợ và 2 TK ghi bên Có trở lên hoặc ngược lại có một TK bên Có và hai 
ghi bên Nợ trở lên 
3.2.2.3. Tính chất của các định khoản 
− Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh ít nhất phải ghi vào 2 tài khoản kế toán 
có liên quan. 
− Khi ghi nợ tài khoản này thì phải ghi có tài khoản kia và ngược lại 
− Số tiền ghi bên nợ và bên có của một định khoản phải bằng nhau 
3.3. Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết 
Kế toán tổng hợp là việc sử dụng các tài khoản kế toán cấp 1 để phản ánh và 
giám đốc các đối tượng kế toán một cách tổng quát theo những nghiệp vụ kinh tế phát 
sinh trong doanh nghiệp. 
Tài khoản tổng hợp là tài khoản cấp 1 (là loại được ký hiệu bằng 3 chử số) dùng 
để phản ánh tổng quát về tình hình hiện có và biến động của từng đối tượng kế toán 
Trang10 
Ví dụ: Phản ánh tổng quát về tình hình nợ phải thu của khách hàng (131), tài 
khoản này chỉ phản ánh tổng số nợ phải thu qua từng thời kỳ nhưng không chi tiết cụ 
thể là phải thu của ai, thu về khoản nào, 
Kế toán chi tiết được thực hiện để cung cấp thông tin chi tiết, tỉ mỉ về một đối 
tượng kế toán cụ thể đã được theo dõi trên TK cấp 1 nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý cụ 
thể tại DN 
Tài khoản phân tích được sử dụng để chi tiết cho tài khoản tổng hợp. Như vậy, 
việc mở tài khoản phân tích theo từng tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích phải 
thống nhất với tài khoản tổng hợp về nội dung và kết cấu. Tổng số dư và số phát sinh 
của tất cả các tài khoản phân tích của cùng một tài khoản tổng hợp thì phải bằng số dư 
và số phát sinh của tài khoản tổng hợp đó. 
Tài khoản phân tích bao gồm tài khoản (tiểu khoản, ký hiệu bằng 4 chử số) và 
các sổ chi tiết (tài khoản cấp 1, tài khoản cấp 2 quy định thống nhất trong hệ thống tài 
khoản kế toán. Riêng sổ chi tiết thì tùy theo yêu cầu quản lý mà đơn vị tự xây dựng. 
Ví dụ: Để chi tiết nợ phải thu của đơn vị, người ta phải mở các sổ chi tiết để theo 
dõi về công nợ theo từng khách hàng gọi là chi tiết nợ phải thu cho khách hàng. 
Trong thực tế, việc ghi sổ tài khoản tổng hợp gọi là kế toán tổng hợp, việc ghi sổ 
tài khoản phân tích được gọi là kế toán chi tiết. 
Kế toán tổng hợp và kế toán phân tích phải tiến hành đồng thời. Cuối kỳ kế toán, 
phải lập bảng tổng hợp các chi tiết cho từng lọai tài khoản tổng hợp để so sánh số dư, 
số phát sinh của các tài khoản phân tích với tài khoản tổng hợp. 
Tài khoản cấp 2 
− Tài khoản cấp 2 là hình kế toán chi tiết số liệu đã được phản ánh trong tài 
khoản cấp 1. 
− Tài khoản cấp 3 là hình kế toán chi tiết số liệu đã được phản ánh trong tài 
khoản cấp 2. 
TK cấp 2 được nhà nước qui định thống nhất. Một số trường hợp nhà nước còn qui định 
cả TK cấp 3. 
3.3.4. Sổ chi tiết 
Sổ chi tiết là hình thức kế toán chi tiết số liệu đã được phản ánh trong tài khoản 
cấp 1 hoặc cấp 2, cấp 3 theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. 
Trang11 
Khi phản ánh vào tài khoản cấp 2 và các sổ quỹ trích lãi bảo đảm các yêu cầu 
- Thực hiện đồng thời với việc ghi chép vào TK cấp 1 
- Nguyên tắc ghi chép phù hợp với TK cấp 1 
- Bên cạnh thước đo bằng tiền, trên các sổ chi tiết còn ghi chép theo thước đo 
hiện vật hoặc thước đo thời gian lao động. 
3.4. Mối quan hệ giữa tài khoản và bảng cân đối kế toán 
TK và Bảng cân đối kế toán có mối quan hệ mật thiết được biểu hiện qua các 
mặt: 
- Đầu kỳ phải căn cứ Bảng cân đối kế toán được lập vào cuối kỳ trước đó để mở 
các TK tương ứng và ghi số dư đầu kỳ vào các TK. 
- Cuối kỳ phải căn cứ vào số dư cuối kỳ của các TK để lập ra Bảng cân đối kế 
toán mới. 
Trang12 
CHƯƠNG IV 
TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN 
4.1. các nhân tố ảnh hưởng đến việc tính giá 
4.1.1. Mức giá chung thay đổi 
− Theo nguyên tắc giá phí đòi hỏi phải hạch toán tài sản theo giá thực tế khi 
phát sinh nghĩa là phản ánh theo giá lịch sử. 
− Khi mức giá chung trong nền kinh tế thay đổi sẽ làm thay đổi giá cá biệt 
của các loại tài sản của doanh nghiệp. 
4.1.2. Yêu cầu quản lý nội bộ và đơn giản hóa cô ... ếp”. 
6.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp: 
- Kế toán chi phí nhân công trực tiếp sử dụng tài khoản 622 “Chi phí nhân công 
trực tiếp”. Kết cấu của TK 622 như sau: 
Bên nợ: Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh. 
Bên có: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào cuối kỳ. 
TK 622 không có số dư. 
Phương pháp phản ánh: 
(1) Khi tập hợp chi phí nhân công trực tiếp phát sinh sẽ ghi: 
Nợ TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” 
Có TK 334, 338 
Trang23 
(2) Cuối kỳ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào tài khoản tính giá thành: 
Nợ TK 154 “Chi phí SXKD dở dang” 
Có TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp” 
6.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung 
Kế toán chi phí sản xuất chung sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung”. Kết 
cấu TK này như sau: 
Bên Nợ: Tập hợp chi phí chung thực tế phát sinh. 
Bên Có: Phân bổ chi phí sản xuất chung cho các đối tượng để kết chuyển vào 
cuối kỳ. 
Tài khoản 627 không có số dư. 
Phương pháp phản ánh: 
- Khi tập hợp chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh sẽ ghi: 
Nợ TK 627 “Chi phí sản xuất chung”. 
 Có TK 152 “Nguyên vật liệu”. 
Có TK 153 “Công cụ, dụng cụ”. 
Có TK 214 “Hao mòn TSCĐ”. 
Có TK 334 “Phải trả CNV”. 
- Cuối tháng phân bổ chi phí sản xuất chung vào các đối tượng có liên quan để 
kết chuyển về tài khoản tính giá thành, sẽ ghi: 
Nợ TK 154 “Chi phí SXKD dở dang”. 
Có TK 627 “Chi phí sản xuất chung”. 
6.2.4. Tính giá thành sản phẩm 
Tổng giá thành sản 
phẩm SX hoàn 
thành trong tháng 
= 
Chi phí SX dở 
dang đầu tháng + 
Chi phí SX phát 
sinh trong tháng - 
Chi phí SX dở 
dang cuối tháng 
Trang24 
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành Giá thành đơn vị 
sản phẩm 
= 
Số lượng sản phẩm hoàn thành 
- Để tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm kế toán sử dụng tài 
khoản: TK 154 “Chi phí SXKD dở dang”. Kết cấu của tài khoản này như sau: 
Bên Nợ: Tổng hợp chi phí sản xuất phát sinh. 
Bên Có: Giá thành sản phẩm hoàn thành. 
Dư Nợ: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang. 
Phương pháp phản ánh: 
Khi tổng hợp các khoản chi phí sản xuất phát sinh trong tháng sẽ ghi: 
Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. 
Có TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu ”. 
Có TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”. 
Có TK 627 “Chi phí SX chung”. 
- Khi xác định được giá thành sản phẩm hoàn thành sẽ ghi: 
Nợ TK 155 “Thành phẩm”. 
Có TK 154 “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang”. 
6.3. Kế toán quá trình bán hàng và xác định kết quả kinh doanh. 
TK 632 “Giá vốn hàng bán”: Tài khoản này được sử dụng để phản ánh giá vốn 
sản phẩm, hàng hóa được tiêu thụ, kết cấu tài khoản 632 như sau: 
Bên Nợ: Trị giá vốn của sản phẩm đã tiêu thụ trong kỳ. 
Bên Có: kết chuyển trị giá vốn của sản phẩm vào cuối kỳ để xác định kết quả. 
Tài khoản 632 không có số dư. 
TK 511 “Doanh thu bán hàng”: Tài khoản này được sử dụng để phản ánh doanh 
thu bán hàng và các khoản làm giảm doanh thu, kết cấu của tài khoản 511 như sau: 
Bên Nợ: Các khoản làm giảm doanh thu (giảm giá, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu 
thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu). 
Trang25 
- Kết chuyển doanh thu thuần vào cuối kỳ để xác định kết quả. 
Bên Có: Doanh thu bán hàng phát sinh trong kỳ. 
Tài khoản 511 không có số dư. 
TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước”: 
Tài khoản này được dùng để phản ánh số tiền phải nộp, đã nộp và còn phải nộp 
cho nhà nước. Kết cấu của tài khoản này như sau: 
Bên Nợ: Số tiền đã nộp cho nhà nước. 
Bên Có: Số tiền phải nộp cho nhà nước. 
Dư Có: Số tiền còn phải nộp cho nhà nước. 
TK 641 “Chi phí bán hàng”: Tài khoản này được sử dụng để tập hợp chi phí bán 
hàng và kết chuyển vào cuối kỳ để xác định kết quả, kết cấu của TK 641 như sau: 
Bên Nợ: Tập hợp chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ. 
Bên Có: Kết chuyển chi phí bán hàng vào cuối kỳ để xác định kết quả. 
Tài khoản 641 không có số dư. 
TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”: Tài khoản này được sử dụng để tập hợp 
chi phí quản lý doanh nghiệp và kết chuyển vào cuối kỳ để xác định kết quả. Kết cấu 
của TK 642 như sau: 
Bên Nợ: Tập hợp chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh trong kỳ 
Bên Có: Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp vào cuối kỳ để xác định kết 
quả. 
Tài khoản 642 không có số dư. 
TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”: Tài khoản này được sử dụng để xác định 
kết quả lãi, lỗ của doanh nghiệp. Kết cấu của TK 911 như sau: 
Bên Nợ: Các khoản chi phí và giá vốn sản phẩm, hàng hóa được kết chuyển sang 
và khoản lãi được kết chuyển. 
Bên Có: Doanh thu thuần và các khoản thu nhập được kết chuyển sang và khoản 
lỗ được kết chuyển. 
Trang26 
TK 911 không có số dư. 
Phương pháp phản ánh 
(1) Khi xuất kho sản phẩm để bán sẽ ghi: 
Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán”. 
Có TK 155 “Thành phẩm”. 
(2) Doanh thu bán hàng và thuế GTGT đầu ra phát sinh sẽ ghi: 
Nợ 111 “Tiền mặt”. 
Nợ TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”. 
Nợ TK 131 “Phải thu của khách hàng”. 
Có TK 511 “Doanh bán hàng” giá bán 
Có TK 333 “Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước” - Thuế GTGT 
đầu ra. 
(3) Khi tập hợp chi phí bán hàng hoặc chi phí quản lý doanh nghiệp sẽ ghi: 
Nợ TK 641 “Chi phí bán hàng”. 
(hoặc Nợ TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”). 
Có TK 334 “Phải trả CNV”. 
Có TK 338 “Phải trả và phải nộp khác”. 
Có TK 214 “Hao mòn TSCĐ”. 
Có TK 152 “Nguyên vật liệu”. 
(3) Khi kết chuyển các khoản để xác định lãi, lỗ sẽ ghi: 
Kết chuyển doanh thu bán hàng: 
Nợ TK 511 “Doanh thu bán hàng”. 
Có TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. 
Kết chuyển giá vốn hàng bán: 
Trang27 
Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. 
Có TK 632 “Giá vốn hàng bán”. 
Kết chuyển chi phí bán hàng: 
Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. 
Có TK 641 “Chi phí bán hàng”. 
Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp: 
Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. 
Có TK 641 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”. 
KQKD > 0: Lãi, khi kết chuyển sẽ ghi: 
Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. 
Có TK 421 “Lợi nhuận chưa phân phối”. 
KQKD < 0: Lỗ, khi kết chuyển sẽ ghi: 
Nợ TK 421 “Lợi nhuận chưa phân phối”. 
Có TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”. 
6.4. Kế toán mua bán hàng hóa 
- Kế toán hàng hóa sử dụng TK 156 “Hàng hóa” Tài khoản này có hai tài khoản 
cấp 2: 
+ TK 1561 “Giá mua hàng hóa”: Tài khoản này được sử dụng để phản ánh trị giá 
hàng hóa nhập, xuất và tồn kho. 
Kết cấu của tài khoản này như sau: 
Bên Nợ: Trị giá hàng hóa nhập kho. 
Bên Có: Trị giá hàng hóa xuất kho. 
Dư Nợ: Trị giá hàng hóa tồn kho. 
+ TK 1562 “Chi phí thu mua hàng hóa”: Tài khoản này dùng tập hợp chi phí phát 
sinh trong quá trình mua hàng và phân bổ chi phí mua hàng cho hàng đã bán ra. 
Kết cấu của tài khoản này như sau: 
Trang28 
Bên Nợ: Tập hợp chi phí mua hàng thực tế phát sinh. 
Bên Có: Phân bổ chi phí mua hàng cho hàng đã bán trong kỳ. 
Dư Nợ: Chi phí mua hàng hiện có (phân bổ cho hàng hiện còn). 
- Phương pháp phản ánh: 
(1) Khi mua các loại hàng hóa về nhập kho sẽ ghi: 
Nợ TK 1561 “giá mua hàng hóa”. 
Nợ TK 133 “Thuế GTGT được khấu trừ”. 
Có TK 111 “Tiền mặt”. 
Có TK 112 “Tiền gửi ngân hàng”. 
Có TK 331 “Phải trả cho người bán”. 
. 
(2) Các khoản chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng sẽ ghi: 
Nợ TK 1562 “Chi phí mua hàng hóa”. 
Có TK 334 “Phải trả CNV”. 
Có TK 338 “Phải trả và phải nộp khác”. 
Có TK 111 “Tiền mặt”. 
Có TK 112 “TGNH”. 
(3) Khi xuất kho hàng hóa để bán cho khách hàng sẽ ghi: 
Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán”. 
Có TK 1561 “Giá mua hàng hóa”. 
(4) Cuối kỳ phân bổ chi phí mua hàng cho hàng đã bán ra để xác định giá vốn 
hàng bán sẽ ghi: 
Nợ TK 632 “Giá vốn hàng bán”. 
Trang29 
Có TK 1562 “Chi phí thu mua hàng hóa”. 
Các nội dung khác còn lại liên quan đến quá trình bán hàng được phản ánh tương 
tự như ở phần bán sản phẩm đã nêu ở trên. 
Trang30 
CHƯƠNG VII 
SỔ KẾ TOÁN – KỸ THUẬT GHI SỔ KẾ TOÁN 
7.1 Sổ kế toán 
7.1.1. Khái niệm 
Sổ kế toán là các tờ sổ theo một mẫu nhất định dùng để ghi chép các nghiệp vụ 
kinh tế phát sinh theo đúng phương pháp kế toán trên cơ sở số liệu của chứng từ gốc. 
7.1.2. Phương pháp ghi sổ – sửa sổ 
− Mở sổ: Đầu kỳ kế toán phải mở sổ kế toán và ghi số dư đầu kỳ vào tài khoản. 
− Ghi sổ: Ghi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên cơ sở của các chứng từ gốc. 
− Khóa sổ: Cuối kỳ kế toán phải khóa sổ, khóa sổ kế toán là tìm ra số dư cuối kỳ. 
+ Phương pháp cải chính 
+ Phương pháp ghi bổ sung 
+ Phương pháp ghi số âm 
 7.2 hình thức sổ kế toán 
7.2.1. Hình thức sổ kế toán: Nhật ký sổ cái 
Hình thức nhật ký – sổ cái, hình thức này được sử dụng phổ biến tại các đơn vị có 
qui mô nhỏ, nghiệp vụ phát sinh ít. Trong hình thức này cấu trúc của nhật ký – sổ cái 
được thiết lập nhằm ghi chép nghiệp vụ phát sinh theo thứ tự thời gian và theo hệ 
thống và cấu trúc các sổ chi tiết được thiết lập nhằm ghi chép chi tiết các nội dung mà 
nhật ký – sổ cái không thể ghi chép được. Trình tự ghi chép được thực hiện như sau: 
Hàng ngày, căn cứ chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc ghi vào nhật 
ký – sổ cái, sau đó cũng căn cứ các chứng từ này ghi vào các sổ chi tiết. 
Cuối tháng, khóa sổ, sau đó căn cứ các sổ chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết, đối 
chiếu số liệu của bảng tổng hợp chi tiết với số liệu của các tài khoản trong sổ cái phải 
khớp đúng với nhau. 
7.2.2. Hình thức kế toán: Nhật ký chung 
Trang31 
Hình thức nhật ký chung - Đây là hình thức sổ kế toán sử dụng các loại sổ nhật 
ký chung, nhật ký đặc biệt, sổ cái và các sổ chi tiết. Cấu trúc của các nhật ký được 
thiết lập là nhằm ghi chép nghiệp vụ kinh tế theo thứ tự thời gian, cấu trúc của sổ cái 
là nhằm ghi chép nghiệp vụ theo hệ thống và cấu trúc các sổ chi tiết là để ghi chi tiết 
các nghiệp vụ. Trình tự ghi chép được thực hiện như sau: 
Hàng ngày, căn cứ chứng từ gốc ghi vào nhật ký chung hoặc ghi vào nhật ký đặc 
biệt, căn cứ các nhật ký ghi vào sổ cái, sau đó căn cứ chứng từ gốc ghi vào các sổ chi 
tiết có liên quan. 
Cuối tháng, căn cứ các sổ chi tiết lập các bảng tổng hợp chi tiết, sau đó đối chiếu 
bảng tổng hợp chi tiết với các tài khoản tương ứng trong sổ cái, số liệu của chúng phải 
khớp đúng với nhau. 
7.2.3. Hình thức sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ 
Hình thức chứng từ ghi sổ là hình thức sổ kế toán sử dụng trong các doanh nghiệp 
có nhiều nghiệp vụ phát sinh, sử dụng nhiều tài khoản và có nhiều nhân viên kế toán. 
Hình thức này bao gồm các loại sổ: sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái, các sổ hoặc thẻ 
chi tiết. Cấu trúc của sổ đăng ký chứng từ ghi sổ được thiết lập nhằm vào việc đăng ký 
nghiệp vụ phát sinh theo thời gian, quản lý chứng từ ghi sổ và kiểm tra đối chiếu với 
bảng cân đối phát sinh. Cấu trúc của sổ cái là nhằm ghi chép các nghiệp vụ theo hệ 
thống (theo tài khoản tổng quát). Cấu trúc sổ chi tiết nhằm ghi chi tiết các nội dung mà 
sổ tổng hợp không thể ghi chép được. Trình tự ghi sổ được thực hiện như sau: 
Hàng ngày, căn cứ chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc lập chứng từ 
ghi sổ, căn cứ chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó dùng 
chứng từ ghi sổ này ghi vào sổ cái. Đồng thời căn cứ chứng từ gốc ghi vào các sổ chi 
tiết liên quan. 
Cuối tháng, khóa sổ, căn cứ các sổ chi tiết lập sác bảng tổng hợp chi tiết để đối 
chiếu với các tài khoản trong sổ cái. Căn cứ sổ cái lập bảng cân đối phát sinh. Đối 
chiếu bảng cân đối số phát sinh với sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, số liệu giữa các sổ đối 
chiếu phải khớp đúng với nhau. 
7.2.4. Hình thức sổ kế toán: Nhật ký chứng từ 
Hình thức nhật ký – chứng từ là hình thức có nhiều ưu điểm nhất trong điều kiện 
kế toán thủ công, được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp lớn có nhiều nghiệp 
vụ và nhiều nhân viên kế toán có trình độ cao. Hình thức này bao gồm các sổ sách 
sau: nhật ký – chứng từ, bảng kê, sổ cái, sổ chi tiết. 
Trang32 
Cấu trúc của nhật ký – chứng từ được thiết lập dùng để ghi chép các nghiệp vụ 
phát sinh theo vế có của tài khoản, nó kết hợp giữa kế toán tổng hợp với kế toán chi 
tiết, giữa ghi thứ tự thời gian với ghi theo hệ thống, giữa kế toán hàng ngày với yêu 
cầu tổng hợp các chỉ tiêu. Sổ cái là để ghi theo hệ thống và sổ chi tiết là để ghi các chi 
tiết nghiệp vụ. Trình tự ghi sổ được thực hiện như sau: 
Hàng ngày, căn cứ chứng từ gốc ghi trực tiếp vào nhật ký – chứng từ, bảng kê và 
sổ chi tiết có liên quan hoặc căn cứ chứng từ gốc ghi vào bảng kê để cuối tháng ghi 
vào nhật ký – chứng từ. 
Cuối tháng, khóa sổ, lấy số tổng cộng trên nhật ký chứng từ ghi vào sổ cái, căn 
cứ sổ chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết, đối chiếu bảng với các tài khoản trong sổ cái. 
Trang33 
 Trang34 
MỤC LỤC 
CHƯƠNG I BẢN CHẤT VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA KẾ TOÁN ......................................... 1 
CHƯƠNG II BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG 
SẢN XUẤT KINH DOANH........................................................................... 4 
CHƯƠNG III TÀI KHOẢN VÀ GHI SỔ KÉP....................................................................... 7 
CHƯƠNG IV TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN ................................................... 13 
CHƯƠNG V CHỨNG TỪ KẾ TOÁN VÀ KIỂM KÊ......................................................... 16 
CHƯƠNG VI KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ CHỦ YẾU TRONG DOANH NGHIỆP...... 19 
CHƯƠNG VII SỔ KẾ TOÁN – KỸ THUẬT GHI SỔ KẾ TOÁN...................................... 31 
Trang35 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_nguyen_ly_ke_toan_moi.pdf