Bài giảng Pháp luật (Trình độ Trung cấp)

I. NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

1.1. Bản chất, chức năng nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1.1.1. Bản chất nhà nước CHXHCNVN

Nhà nước CHXHCNVN là kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa, là nhà nước kiểu mới có bản chất khác hẳn với các nhà nước bóc lột. Cũng như mọi nhà nước đều là công cụ thống trị của một giai cấp, nhà nước ta là công cụ thống trị của giai cấp công nhân, là sự thống trị của đa số nhân dân lao động đối với thiểu số giai cấp bóc lột đã bị đánh đổ nhưng vẫn tìm trăm phương nghìn kế để khôi phục địa vị thống trị của nó. Nó khác hẳn với sự thống trị của giai cấp bóc lột trong nhà nước bóc lột, là sự thống trị của thiểu số đối với đa số nhân dân lao động để bảo vệ lợi ích của chúng.

Sự thống trị của giai cấp công nhân là nhằm mục đích giải phóng giai cấp mình và tất cả mọi người lao động.

Bản chất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xác định tại điều 2 Hiến pháp năm 2013: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức". Như vậy tính nhân dân và quyền lực nhân dân là nét cơ bản xuyên suốt, thể hiện bản chất của nhà nước CHXHCNVN

Những đặc trưng cơ bản của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

* Tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân

Nhà nước của nhân dân, do nhân dân mà nòng cốt là liên minh công nông và tầng lớp trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với tư cách là chủ thể cao nhất của quyền lực nhà nước, nhân dân thực hiện quyền lực dưới những hình thức khác nhau, trong đó hình thức cơ bản nhất là nhân dân thông qua bầu cử để lập ra các cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mình.

* Nhà nước CHXHCNVN là một nhà nước dân chủ thực sự và rộng rãi

Bản chất dân chủ XHCN của nhà nước CHXHCNVN thể hiện một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực.

+ Trong lĩnh vực kinh tế: nhà nước thực hiện chủ trương tự do, bình đẳng về kinh tế, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, cho phép mọi đơn vị kinh tế đều có thể hoạt động theo cơ chế tự chủ trong sản xuất kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau và bình đẳng trước pháp luật, coi trọng lợi ích kinh tế của người lao động, đồng thời kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và lợi ích xã hội.

+ Trong lĩnh vực chính trị: xác lập và thực hiện cơ chế dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội đóng góp ý kiến về vấn đề đường lối, chính sách, các dự thảo văn bản pháp luật, đảm bảo cho dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

+ Trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa và xã hội: nhà nước thực hiện chủ trương tự do tư tưởng và giải phóng tinh thần, phát huy mọi khả năng của con người, quy định một cách toàn diện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, học hành, lao động, nghỉ ngơi, tín ngưỡng. và đảm bảo cho mọi người được hưởng quyền đó.

* Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam

Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc thể hiện dưới 4 hình thức cơ bản sau đây:

+ Xây dựng một cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thiết lập và củng cố đại đoàn kết dân tộc

+ Toàn bộ hệ thống chính trị bao gồm các tổ chức Đảng, Công đoàn, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc. đều coi việc thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, xây dựng Nhà nước Việt Nam thống nhất là mục tiêu chung, là nguyên tắc hoạt động của tổ chức mình.

+ Nhà nước luôn ưu tiên dân tộc ít người, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện để các dân tộc giúp đỡ nhau cùng tồn tại và phát triển trên cơ sở hợp tác đoàn kết vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

+ Chú ý hoàn cảnh của mỗi địa phương để xây dựng bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam, đầy đủ tính phong phú mà vẫn nhất quán, thống nhất.

* Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Mọi hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội đều phải đặt trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đồng bộ nhằm điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội. Quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.

* Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính xã hội rộng rãi

Nhà nước đã quan tâm giải quyết vấn đề của toàn xã hội như: xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, đầu tư cho việc phòng chống thiên tai, giải quyết các vấn đề bức xúc như chăm sóc sức khỏe nhân dân, giải quyết việc làm, giúp đỡ người già cô đơn, trẻ mồ côi, phòng và chống các tệ nạn xã hội.

* Nhà nước thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hợp tác và hữu nghị

Chính sách và hoạt động đối ngoại của Nhà nước CHXHCN Việt Nam thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam, thể hiện mong muốn hợp tác trên tinh thần hòa bình, hữu nghị và cùng có lợi với tất cả các quốc gia, với phương châm Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới; thể hiện đường lối đối ngoại mở cửa của nhà nước Việt Nam.

 

doc 53 trang yennguyen 6760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Pháp luật (Trình độ Trung cấp)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Pháp luật (Trình độ Trung cấp)

Bài giảng Pháp luật (Trình độ Trung cấp)
BÀI GIẢNG MÔN HỌC PHÁP LUẬT
TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP
Thời gian: 15 giờ (Lý thuyết: 9 giờ; thảo luận, bài tập: 5 giờ; kiểm tra: 1 giờ)
Bài 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Thời gian: 2 giờ (lý thuyết: 1 giờ, thảo luận: 1 giờ)
I. NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
1.1. Bản chất, chức năng nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
1.1.1. Bản chất nhà nước CHXHCNVN
Nhà nước CHXHCNVN là kiểu nhà nước xã hội chủ nghĩa, là nhà nước kiểu mới có bản chất khác hẳn với các nhà nước bóc lột. Cũng như mọi nhà nước đều là công cụ thống trị của một giai cấp, nhà nước ta là công cụ thống trị của giai cấp công nhân, là sự thống trị của đa số nhân dân lao động đối với thiểu số giai cấp bóc lột đã bị đánh đổ nhưng vẫn tìm trăm phương nghìn kế để khôi phục địa vị thống trị của nó. Nó khác hẳn với sự thống trị của giai cấp bóc lột trong nhà nước bóc lột, là sự thống trị của thiểu số đối với đa số nhân dân lao động để bảo vệ lợi ích của chúng.
Sự thống trị của giai cấp công nhân là nhằm mục đích giải phóng giai cấp mình và tất cả mọi người lao động.
Bản chất của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xác định tại điều 2 Hiến pháp năm 2013: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức". Như vậy tính nhân dân và quyền lực nhân dân là nét cơ bản xuyên suốt, thể hiện bản chất của nhà nước CHXHCNVN
Những đặc trưng cơ bản của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
* Tất cả quyền lực nhà nước đều thuộc về nhân dân
Nhà nước của nhân dân, do nhân dân mà nòng cốt là liên minh công nông và tầng lớp trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Với tư cách là chủ thể cao nhất của quyền lực nhà nước, nhân dân thực hiện quyền lực dưới những hình thức khác nhau, trong đó hình thức cơ bản nhất là nhân dân thông qua bầu cử để lập ra các cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của mình.
* Nhà nước CHXHCNVN là một nhà nước dân chủ thực sự và rộng rãi
Bản chất dân chủ XHCN của nhà nước CHXHCNVN thể hiện một cách toàn diện trên mọi lĩnh vực.
+ Trong lĩnh vực kinh tế: nhà nước thực hiện chủ trương tự do, bình đẳng về kinh tế, phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, cho phép mọi đơn vị kinh tế đều có thể hoạt động theo cơ chế tự chủ trong sản xuất kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau và bình đẳng trước pháp luật, coi trọng lợi ích kinh tế của người lao động, đồng thời kết hợp hài hòa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích tập thể và lợi ích xã hội.
+ Trong lĩnh vực chính trị: xác lập và thực hiện cơ chế dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội đóng góp ý kiến về vấn đề đường lối, chính sách, các dự thảo văn bản pháp luật, đảm bảo cho dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
+ Trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa và xã hội: nhà nước thực hiện chủ trương tự do tư tưởng và giải phóng tinh thần, phát huy mọi khả năng của con người, quy định một cách toàn diện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, hội họp, học hành, lao động, nghỉ ngơi, tín ngưỡng... và đảm bảo cho mọi người được hưởng quyền đó.
* Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam
Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc thể hiện dưới 4 hình thức cơ bản sau đây:
+ Xây dựng một cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thiết lập và củng cố đại đoàn kết dân tộc
+ Toàn bộ hệ thống chính trị bao gồm các tổ chức Đảng, Công đoàn, Nhà nước, Mặt trận tổ quốc... đều coi việc thực hiện chính sách đoàn kết dân tộc, xây dựng Nhà nước Việt Nam thống nhất là mục tiêu chung, là nguyên tắc hoạt động của tổ chức mình.
+ Nhà nước luôn ưu tiên dân tộc ít người, vùng núi, vùng sâu, vùng xa, tạo điều kiện để các dân tộc giúp đỡ nhau cùng tồn tại và phát triển trên cơ sở hợp tác đoàn kết vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
+ Chú ý hoàn cảnh của mỗi địa phương để xây dựng bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam, đầy đủ tính phong phú mà vẫn nhất quán, thống nhất.
* Nhà nước CHXHCN Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Mọi hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội đều phải đặt trong khuôn khổ pháp luật. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh đồng bộ nhằm điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội. Quyền lực nhà nước là thống nhất nhưng có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.
* Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thể hiện tính xã hội rộng rãi
Nhà nước đã quan tâm giải quyết vấn đề của toàn xã hội như: xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, đầu tư cho việc phòng chống thiên tai, giải quyết các vấn đề bức xúc như chăm sóc sức khỏe nhân dân, giải quyết việc làm, giúp đỡ người già cô đơn, trẻ mồ côi, phòng và chống các tệ nạn xã hội...
* Nhà nước thực hiện đường lối đối ngoại hòa bình, hợp tác và hữu nghị
Chính sách và hoạt động đối ngoại của Nhà nước CHXHCN Việt Nam thể hiện khát vọng hòa bình của nhân dân Việt Nam, thể hiện mong muốn hợp tác trên tinh thần hòa bình, hữu nghị và cùng có lợi với tất cả các quốc gia, với phương châm Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới; thể hiện đường lối đối ngoại mở cửa của nhà nước Việt Nam.
1.1.2. Chức năng của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa (CHXHCN) Việt Nam
Chức năng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là những phương diện hoạt động cơ bản của Nhà nước, phản ánh bản chất giai cấp, ý nghĩa xã hội, mục đích, nhiệm vụ của Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Xác định căn cứ vào phạm vi hoạt động của nhà nước, các chức năng nhà nước được chia thành chức năng đối nội và chức năng đối ngoại.
a. Chức năng đối nội
* Chức năng tổ chức và quản lý kinh tế
Đây là chức năng cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa không chỉ là tổ chức của quyền lực chính trị mà còn là chủ sở hữu các tư liệu sản xuất chủ yếu, trực tiếp tổ chức và quản lý nền kinh tế đất nước. Nội dung của hoạt động tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất; tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm... thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa... phát huy mạnh mẽ vai trò then chốt của khoa học và công nghệ; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác đầu tư, kinh tế đối ngoại.
* Chức năng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Thực hiện chức năng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhà nước quan tâm xây dựng các lực lượng an ninh, các cơ quan bảo vệ pháp luật (công an nhân dân, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân...) thực sự trở thành công cụ sắc bén, tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân. Bên cạnh việc xây dựng các lực lượng có nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phải huy động được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sức mạnh của toàn dân và các lực lượng vũ trang trong cuộc đấu tranh này.
* Chức năng tổ chức và quản lý văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ
Nhà nước xây dựng hệ thống các cơ quan tổ chức quản lý văn hóa, văn học - nghệ thuật, khoa học, giáo dục thể thao, các phương tiện thông tin đại chúng; đào tạo đội ngũ cán bộ có phẩm chất chính trị, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đồng thời xây dựng hệ thống cơ sở vật chất tương xứng với yêu cầu thực tế của các lĩnh vực công tác đó. Hệ thống các trường học, cơ quan nghiên cứu, nhà in, xuất bản, báo chí, truyền hình, truyền thanh, điện ảnh, sân khấu, bảo tàng, thư viện dần được kiện toàn và đổi mới phương thức hoạt động nâng cao chất lượng phục vụ.
* Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa
Đây là chức năng quan trọng liên quan trực tiếp đến việc thực hiện các chức năng khác của nhà nước. Pháp luật là phương tiện quan trọng để nhà nước tổ chức thực hiện có hiệu quả tất cả các chức năng của mình. Nhà nước không ngừng hoàn thiện công tác xây dựng pháp luật, tổ chức thực hiện pháp luật, kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật của toàn xã hội; đồng thời tăng cường củng cố các cơ quan bảo vệ pháp luật, bảo đảm xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi hành vi vi phạm pháp luật. Đặc biệt quan tâm đến công tác giáo dục pháp luật cho cán bộ và nhân dân, đẩy mạnh các hoạt động phòng ngừa vi phạm pháp luật.
* Chức năng thực hiện, bảo vệ và phát huy các quyền tự do, dân chủ của nhân dân
Nhà nước thể chế hóa quyền tự do, dân chủ của nhân dân trên các lĩnh vực đời sống xã hội, xây dựng các thiết chế, công cụ có hiệu lực bảo đảm thực hiện các quyền tự do, dân chủ đó trên thực tế. Trong hoạt động của mình, nhà nước có mối liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân và đấu tranh không khoan nhượng, trừng trị kịp thời mọi hành vi vi phạm quyền tự do dân chủ của nhân dân.
b. Các chức năng đối ngoại
* Chức năng bảo vệ Tổ quốc
Phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh của thời đại; kết hợp kinh tế với quốc phòng và an ninh; quốc phòng và an ninh với hoạt động đối ngoại. Xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại... Đầu tư thích đáng cho công nghiệp quốc phòng, trang thiết bị hiện đại cho quân đội, công an...
* Chức năng mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động tích cực hội nhập, hợp tác quốc tế trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; tuân thủ Hiến chương Liên hợp quốc và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế vì lợi ích quốc gia, dân tộc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
1.2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ náy nhà nước CHXHCN Việt Nam
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa là những nguyên lý, những tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, khách quan và khoa học, phù hợp với bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, tạo thành cơ sở cho tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước và toàn thể bộ máy nhà nước.
Những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước CHXHCN Việt Nam được thể hiện cụ thể sau:
1.2.1. Nguyên tắc đảm bảo quyền lực nhân dân trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân trở thành chủ thể của quyền lực nhà nước, nhân dân tổ chức, thực hiện và kiểm tra hoạt động bộ máy nhà nước.
Điều 28 Hiến pháp năm 2013 quy định: "Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội". Nhân dân lao động tham gia vào tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước bằng nhiều hình thức phong phú như: bầu cử, ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước, tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến vào dự án luật, giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước và nhân viên cơ quan nhà nước, tham gia hoạt động xét xử của tòa án...
1.2.2. Nguyên tắc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước
Sự lãnh đạo của Đảng giữ vai trò quyết định đối với việc xác định phương hướng hoạt động của nhà nước xã hội chủ nghĩa, là điều kiện quyết định để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước. Sự lãnh đạo của Đảng là sự lãnh đạo chính trị thông qua việc đề ra đường lối, chủ trương, phương hướng lớn; những vấn đề quan trọng về tổ chức bộ máy và thông qua nhà nước chúng được thể chế hóa thành pháp luật. Đảng giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước thông qua các Đảng viên và tổ chức Đảng trong các cơ quan đó; tuyên truyền, vận động quần chúng trong các cơ quan nhà nước và thông qua vai trò tiền phong, gương mẫu của mỗi Đảng viên, tổ chức Đảng trong các cơ quan nhà nước.
Đây là nguyên tắc đã được Điều 4 Hiến pháp 2013 khẳng định: "Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội"
1.2.3. Nguyên tắc tập trung dân chủ
Nội dung của nguyên tắc này được thể hiện trên các mặt tổ chức và hoạt động của cơ quan nhà nước.
Cơ quan nhà nước ở trung ương quyết định những vấn đề cơ bản, quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... trên phạm vi toàn quốc.
Cơ quan nhà nước địa phương quyết định những vấn đề thuộc phạm vi địa phương mình một cách độc lập, cơ quan nhà nước trung ương có quyền kiểm tra giám sát hoạt động của các cơ quan địa phương, thậm chí có thể đình chỉ, hủy bỏ quyết định của cơ quan cấp dưới, đồng thời cũng tạo điều kiện cho các cơ quan địa phương phát huy quyền chủ động sáng tạo khi giải quyết các công việc, nhiệm vụ của mình.
Các quyết định, chủ trương của cấp trên phải thông báo kịp thời cho cấp dưới, các hoạt động của cấp dưới phải báo cáo kịp thời và đầy đủ cho cấp trên, nhằm đảm bảo sự kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới khi thi hành nhiệm vụ.
1.2.4. Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
Nguyên tắc này yêu cầu việc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước, nhân viên nhà nước đều phải nghiêm chỉnh và triệt để tôn trọng pháp luật, tăng cường kiểm tra giám sát và xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm pháp luật. Điều 12 Hiến pháp 2013 đã quy định cụ thể: "Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa".
Đây là nguyên tắc có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước tuân theo ý chí của nhân dân, làm cho bộ máy nhà nước hoạt động đồng bộ, nhịp nhàng, phát huy được hiệu lực quản lý nhà nước.
1.2.5. Nguyên tắc bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc
Nguyên tắc này được biểu hiện ở những điểm cơ bản về chính trị, về văn hóa giáo dục, kinh tế. Nhà nước xã hội chủ nghĩa thực hiện chính sách đoàn kết, tương trợ giữa các dân tộc, nghiêm cấm các hành vi kỳ thị, chia rẽ dân tộc. Tất cả các dân tộc đều có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát huy những phong tục tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình. Tất cả các dân tộc đều có quyền và nghĩa vụ tham gia vào việc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, có quyền bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
1.3. Bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1.3.1. Khái niệm bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà nước là tổ chức quyền lực, đại diện cho nhân dân thống nhất quản lý mọi mặt đời sống xã hội. Để thực hiện được nhiệm vụ đó với phạm vi rộng lớn trên toàn lãnh thổ, đòi hỏi phải lập ra hệ thống c ... ng con mắt bạn bè quốc tế.
III. Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
Đấu tranh phòng, chống tham nhũng là điều kiện quyết định đối với sự ổn định và phát triển đất nước, đối với sự tồn vong của Đảng Cộng sản Việt Nam và chế độ XHCN mà nhân dân Việt Nam đang xây dựng. Một khi không ngăn chặn, đẩy lùi được tham nhũng, lãng phí, chúng ta không thể đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, hiệu quả, sức cạnh tranh, sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước. Không thể tận dụng được thời cơ, vượt qua được những thách thức to lớn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Không ngăn chặn, đẩy lùi được tệ tham nhũng, lãng phí, chúng ta không thể giữ vững ổn định chính trị xã hội, không thể củng cố, tăng cường niềm tin của nhân dân vào Đảng ta, chế độ ta.
IV. TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN TRONG VIỆC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
(Điều 24, 25, 26 Nghị định 47/2007/NĐ-CP ngày 27/3/2007 của Chính phủ)
4.1. Trách nhiệm của công dân tham gia phòng, chống tham nhũng
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về phòng, chống tham nhũng; lên án, đấu tranh với những hành vi tham nhũng; phản ánh với ban thanh tra nhân dân tổ chức mình là thành viên về hành vi tham nhũng, vụ việc tham nhũng để ban thanh tra nhân dân, tổ chức có kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo qui định của pháp luật; cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc xác minh vụ việc tham nhũng khi được yêu cầu.
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật về phòng chống tham nhũng; góp ý kiến với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xây dựng các văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
4.2. Trách nhiệm của công dân trong tố cáo hành vi tham nhũng
Khi tố cáo hành vi tham nhũng với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền công dân phải nêu rõ họ, tên, địa chỉ, cung cấp thông tin, tài liệu mà mình có cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tố cáo.
Người tố cáo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trả thù, trù đập do việc tố cáo hành vi tham nhũng.
4.3. Tham gia phòng chống tham nhũng thông qua ban thanh tra nhân dân tổ chức mà mình là thành viên
- Nhân dân ở xã, phường, thị trấn, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tham nhũng, vụ việc tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình có thẩm quyền:
+ Phản ánh với Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước nơi mình cư trú hoặc làm việc;
+ Phản ánh với tổ chức mình là thành viên.
- Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm tiếp nhận ý kiến phản ánh của nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về hành vi có dấu hiệu tham nhũng, xem xét và kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật và giám sát việc giải quyết đó.
V. GIỚI THIỆU LUẬT PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
Ngày 20/11/2018, tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIV đã thông qua Luật phòng, chống tham nhũng (PCTN) thay thế Luật PCTN số 55/2005/QH11 (được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 01/2007/QH12 và Luật số 27/2012/QH13).
 Luật PCTN năm 2018 gồm 10 Chương, 96 Điều sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2019 với một số nội dung cơ bản sau:
1. Mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật
Điều 1-Luật PCTN năm 2018 đã thay cụm từ “xử lý người có hành vi tham nhũng” bằng cụm từ “xử lý tham nhũng”so với Luật hiện hành nhằm mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật bao gồm cả việc xử lý người có hành vi tham nhũng, xử lý cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi khác vi phạm pháp luật về PCTN. Tại Chương VII của Luật đã quy định việc áp dụng Luật PCTN đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước. Quy định này thể hiện tinh thần từng bước mở rộng phạm vi điều chỉnh của Luật đối với khu vực ngoài nhà nước.
2. Mở rộng đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập
Những người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập được Luật này quy định tại Điều 34. Theo đó, các đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập không còn được gói gọn ở một số cán bộ, công chức như quy định tại Luật cũ, mà được mở rộng như sau: Cán bộ, công chức; Sĩ quan công an nhân dân; sĩ quan quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp; Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND).
3. Kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị
Luật quy định thêm một số loại tài sản, thu nhập phải kê khai. Ngoài phải kê khai các loại tài sản, thu nhập như quy định trước đây, như: Nhà, đất; Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá mà mỗi tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên; Tài sản, tài khoản ở nước ngoài. Luật mới yêu cầu các đối tượng nêu trên còn phải kê khai thêm công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng. Đồng thời, các đối tượng còn phải kê khai cả tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
Đối với biến động tài sản từ 300 triệu đồng/năm phải kê khai bổ sung theo khoản 2 Điều 36. Trường hợp có biến động tài sản như trên mà không giải trình hợp lý về nguồn gốc tài sản, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có trách nhiệm xác minh. Người có nghĩa vụ kê khai phải giải trình về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm. Đồng thời, có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xác minh tài sản, thu nhập khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật.
Nếu như trước đây, Luật cũ không đề cập đến phương thức và thời điểm kê khai thì nay, Luật Phòng chống tham nhũng 2018 quy định khá cụ thể. Theo đó, việc kê khai tài sản thu nhập được thực hiện theo các phương thức sau: Kê khai lần đầu áp dụng đối với cán bộ, công chức; Sĩ quan; Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước 31/12/2019; Kê khai bổ sung áp dụng với người có nghĩa vụ kê khai có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên. Việc kê khai hoàn thành trước ngày 31/12 năm có biến động tài sản; Kê khai hàng năm áp dụng với người giữ chức vụ từ Giám đốc Sở và tương đương trở lên; Người làm công tác cán bộ, quản lý tài sản công... Việc kê khai hoàn thành trước ngày 31/12.
Khi kê khai tài sản phải có bản kê khai tài sản, thu nhập phải được công khai, quy định này được thể hiện tại Điều 39 của Luật. Bản kê khai của người dự kiến được bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được công khai tại cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm. Bản kê khai của người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND phải được công khai theo quy định của pháp luật bầu cử.
Theo khoản 3 Điều 51, cán bộ, công chức kê khai không trung thực về tài sản, thu nhập có thể bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức: Cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm.Trường hợp đã được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch; trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật. Trường hợp người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ mà kê khai không trung thực thì không được bổ nhiệm, phê chuẩn hoặc cử vào chức vụ dự kiến. Trường hợp người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND mà kê khai không trung thực thì bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử.
4. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị
Luật năm 2018 đã quy định thành một chương riêng và sửa đổi, bổ sung nhằm cụ thể hoá và đề cao vai trò của người đứng đầu.
Điều 72 của Luật này quy định về trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức do mình quản lý, phụ trách như sau: Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trực tiếp nếu người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ tham nhũng; Cấp phó phải chịu trách nhiệm trực tiếp nếu xảy ra tham nhũng trong lĩnh vực công tác và trong đơn vị do mình được giao trực tiếp phụ trách; người đứng đầu phải chịu trách nhiệm liên đới.
5. Phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước
So với Luật hiện hành, đây là chương mới, nội dung mới của Luật năm 2018, thể hiện sự nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước trong phòng, chống tham nhũng. Luật quy định trách nhiệm của tất cả doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nói chung trong việc xây dựng quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy tắc đạo đức kinh doanh, quy tắc ứng xử, cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa tham nhũng. Bên cạnh đó, Luật năm 2018 quy định việc áp dụng Luật PCTN đối với các công ty đại chúng, tổ chức tín dụng, tổ chức xã hội do Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định thành lập hoặc phê duyệt điều lệ có huy động các khoản đóng góp của nhân dân hoạt động từ thiện. Điều 80 Luật quy định các doanh nghiệp, tổ chức này phải áp dụng các quy định về công khai, minh bạch trong tổ chức và hoạt động; kiểm soát xung đột lợi ích; chế độ trách nhiệm của người đưngs đầu. Đồng thời, Luật cũng giao Chính phủ quy định chi tiết về việc áp dụng các biện pháp PCTN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước. Luật cũng quy định về thanh tra việc thực hiện pháp luật về PCTN đối với doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước tại Điều 81.
6. Xử lý tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về PCTN
Đây là chương có nhiều nội dung mới được bổ sung, thể hiện sự nghiêm minh trong xử lý tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật về PCTN, tăng cường hiệu quả thực thi Luật PCTN và hiệu quả của công tác PCTN. Đối với xử lý tham nhũng, so với Luật hiện hành, Luật năm 2018 đã quy định rõ các nguyên tắc về việc xử lý tham nhũng (Điều 92, Điều 93). Đối với xử lý hành vi khác vi phạm pháp luật về PCTN, Luật năm 2018 đã bổ sung quy định tại mục 2 Chương IX. Theo đó, Điều 94 liệt kê các hành vi  khác vi phạm pháp luật về PCTN và quy định mang tính nguyên tắc xử lý đối với các hành vi này. Điều 95 Luật năm 2018 quy định xử lý hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về PCTN trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước.​
Bài 5
PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG
Thời gian: 1 giờ (lý thuyết: 1; thảo luận: 0)
Ngày 17/11/2010, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Quốc hội khóa 12 kỳ họp thứ 8 thông qua gồm 6 chương, 51 điều, tập trung điều chỉnh các vấn đề về trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh đối với người tiêu dùng; trách nhiệm quản lý Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trách nhiệm của các tổ chức xã hội về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; cơ chế giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với tổ chức, cá nhân kinh doanh; quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng.
1. Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng
Người tiêu dùng được Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010 định nghĩa là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức. 
1.1. Quyền của người tiêu dùng.
- Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp.
- Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hóa, dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hóa; được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch và thông tin cần thiết khác về hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng đã mua, sử dụng.
- Lựa chọn hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch và các nội dung thỏa thuận khi tham gia giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
- Góp ý kiến với tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ về giá cả, chất lượng hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung khác liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
- Tham gia xây dựng và thực thi chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa, dịch vụ không đúng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết.
- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. 
- Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn kiến thức về tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ. 
1.2. Nghĩa vụ của người tiêu dùng.
- Kiểm tra hàng hóa trước khi nhận; lựa chọn tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, không làm tổn hại đến môi trường, trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình và của người khác; thực hiện chính xác, đầy đủ hướng dẫn sử dụng hàng hóa, dịch vụ.
- Thông tin cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.
2. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân đối với người tiêu dùng và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2.1. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đối với người tiêu dùng.
- Cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng.
- Cung cấp cho người tiêu dùng hóa đơn hoặc chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của người tiêu dùng.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo hành hàng hóa, linh kiện, phụ kiện do mình cung cấp.
- Thu hồi hàng hóa khuyết tật và bồi thường thiệt hại do hàng hóa có khuyết tật gây ra.
2.2. Trách nhiệm của tổ chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Hướng dẫn, giúp đỡ, tư vấn người tiêu dùng khi có yêu cầu;
- Đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng;
- Cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông tin về hành vi vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
- Độc lập khảo sát, thử nghiệm; công bố kết quả khảo sát, thử nghiệm chất lượng hàng hóa, dịch vụ do mình thực hiện; thông tin, cảnh báo cho người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thông tin, cảnh báo của mình; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Tham gia xây dựng pháp luật, chủ trương, chính sách, phương hướng, kế hoạch và biện pháp về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Tham gia tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và kiến thức tiêu dùng.

File đính kèm:

  • docbai_giang_phap_luat_trinh_do_trung_cap.doc