Bài giảng Phương pháp cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh - Nguyễn Thị Ngọc Diệp
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khoa học
Khoa học là thuật ngữ đƣợc sử dụng phổ biến trong đời sống hằng ngày. Liên
quan đến thuật ngữ này còn rất nhiều những cụm từ xuất hiện khá phổ biến nhƣ:
- “Kiến thức khoa học” là những kiến thức chính xác ở mức độ cao, đƣợc chia
làm 2 lĩnh vực: khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
- “Nghiên cứu khoa học” là hoạt động tìm tòi, khám phá của loài ngƣời để
phát minh ra các tri thức có thể giải thích các hiện tƣợng tự nhiên, xã hội.
- Đối với lứa tuổi mầm non: khoa học là những hiểu biết về thế giới xung
quanh mà trẻ phát hiện, tích lũy trong các hoạt động tìm kiếm khám phá các sự vật,
hiện tƣợng xung quanh. Đây chƣa phải là những kiến thức có độ chính xác cao,
nhƣng nó phong phú và góp phần làm giàu vốn sống cho trẻ.
1.1.2. Môi trƣờng xung quanh
1.1.2.1. Môi trƣờng thiên nhiên
Bao gồm toàn bộ sự vật hiện tƣợng của giới vô sinh (không khí, ánh sáng,
nƣớc, đất.), thế giới hữu sinh (động vật, thực vật, con ngƣời).
1.1.2.2. Môi trƣờng xã hội
Bao gồm môi trƣờng chính trị, môi trƣờng sản xuất, môi trƣờng sinh hoạt xã
hội, môi trƣờng văn hoá.
Đối với trẻ em lứa tuổi mầm non, môi trƣờng xã hội bao gồm những đồ vật, sự
kiện xã hội cụ thể, các mối quan hệ giữa ngƣời với ngƣời. Môi trƣờng xã hội đƣợc
chia làm 2 nhóm: môi trƣờng hẹp (bản thân, gia đình, trƣờng mầm non), môi trƣờng
rộng (hàng xóm, khối phố, môi trƣờng gần gũi với trẻ).
1.1.3. Khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh
Đối với các nhà khoa học, cách tốt nhất để học khoa học là làm khoa học, và
với trẻ mầm non làm khoa học tức là quá trình khám phá nó.12
Cho trẻ khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh chính là việc giáo viên
tạo ra điều kiện, cơ hội và tổ chức các hoạt động để trẻ tích cực tìm tòi, phát hiện
những điều thú vị về các sự vật hiện tƣợng xung quanh trẻ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Phương pháp cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh - Nguyễn Thị Ngọc Diệp
TRƢỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SƢ PHẠM TỰ NHIÊN BÀI GIẢNG HỌC PHẦN: PHƢƠNG PHÁP CHO TRẺ KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƢỜNG XUNG QUANH DÀNH CHO HỆ CAO ĐẲNG NGHÀNH GIÁO DỤC MẦM NON GV: Nguyễn Thị Ngọc Diệp Quảng Ngãi, tháng 5 năm 2014 2 MỤC LỤC Lời nói đầu ........................................................................................................ 7 MỤC TIÊU CHUNG CỦA MÔN HỌC ........................................................... 8 BÀI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 9 1. Đối tƣợng và nhiệm vụ của môn học ................................................................ 9 1.1. Đối tƣợng ....................................................................................................... 9 1.2. Nhiệm vụ ....................................................................................................... 9 2. Mối quan hệ với các môn khoa học khác ......................................................... 9 3. Vài nét về lịch sử môn học .............................................................................. 10 Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ......................................................... 11 1.1. Một số khái niệm cơ bản ............................................................................. 11 1.1.1. Khoa học .................................................................................................... 11 1.1.2. Môi trƣờng xung quanh ............................................................................ 11 1.1.2.1. Môi trƣờng thiên nhiên ......................................................................... 11 1.1.2.2. Môi trƣờng xã hội ................................................................................. 11 1.1.3. Khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh ...................................... 11 1.2. Ý nghĩa của việc cho trẻ khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh 12 1.2.1. Đối với sự phát triển trí tuệ. ...................................................................... 12 1.2.2. Đối với sự phát triển tình cảm đạo đức thẩm mĩ, thể lực và lao động .... 12 1.3. Đặc điểm nhận thức của trẻ về môi trƣờng xung quanh ............................ 12 1.3.1. Đặc điểm nhận thức của trẻ về môi trƣờng xung quanh .......................... 12 1.3.2. Quan điểm của Piaget và Vƣgôtxki về các giai đoạn lứa tuổi sự phát triển của trẻ ............................................................................................................... 13 1.3.2.1. Quan điểm của Piaget ........................................................................... 13 1.3.2.2. Quan điểm của Vƣgôtxki về sự phát triển và việc dạy học. ................ 14 1.4. Mục đích, nhiệm vụ của việc cho trẻ mầm non khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh ............................................................................................... 14 1.4.1. Mục đích .................................................................................................... 14 1.4.2. Nhiệm vụ ................................................................................................... 14 1.4.2.1. Phát triển, rèn luyện năng lực nhận thức và năng lực khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh. .......................................................................... 14 1.4.2.2. Mở rộng và nâng cao kiến thức của trẻ về thế giới khách quan .......... 15 3 1.4.2.3. Giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn ....................................................... 15 1.5. Các nguyên tắc cho trẻ khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh .. 15 1.5.1. Đảm bảo tính mục đích ............................................................................. 15 1.5.2. Đảm bảo tính thực tiễn và phù hợp với khả năng, hứng thú của trẻ ....... 16 1.5.3. Đảm bảo an toàn cho trẻ ........................................................................... 16 Chƣơng 2. NỘI DUNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƢỜNG XUNG QUANH Ở TRƢỜNG MẦM NON ................................................... 18 2.1. Yêu cầu đối với trẻ ở các lứa tuổi khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh ............................................................................................................... 18 2.1.1. Lứa tuổi nhà trẻ ......................................................................................... 18 2.1.1.1. Trẻ từ 0 đến 12 tháng ............................................................................ 18 2.1.1.2. Trẻ từ 12 đến 24 tháng .......................................................................... 18 2.1.1.3. Trẻ từ 24 đến 36 tháng .......................................................................... 18 2.1.2. Lứa tuổi mẫu giáo ..................................................................................... 19 2.1.2.1. Mẫu giáo bé (3-4 tuổi) .......................................................................... 19 2.1.2.2. Mẫu giáo nhỡ (4-5 tuổi) ........................................................................ 20 2.1.2.3. Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) ......................................................................... 20 2.2. Nội dung khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh ......................... 21 2.2.1. Môi trƣờng thiên nhiên ............................................................................. 21 2.2.1.1. Động vật ................................................................................................ 21 2.2.1.3. Thiên nhiên vô sinh ............................................................................... 22 2.2.1.4. Hiện tƣợng tự nhiên .............................................................................. 22 2.2.2. Nội dung khám phá thế giới đồ vật .......................................................... 23 2.2.2.1. Đồ dùng, đồ chơi ................................................................................... 23 2.2.2.2. Phƣơng tiện giao thông: ........................................................................ 23 2.2.3. Nội dung khám phá cuộc sống xã hội. ..................................................... 23 2.2.3.1. Bản thân................................................................................................. 23 2.2.3.2. Gia đình ................................................................................................. 24 2.2.3.3. Trƣờng mầm non .................................................................................. 24 2.2.3.4. Nghề nghiệp .......................................................................................... 24 2.2.3.5. Quê hƣơng đất nƣớc, văn hoá dân tộc và các hành tinh ...................... 25 4 Chƣơng 3. PHƢƠNG PHÁP CHO TRẺ KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƢỜNG XUNG QUANH ............................................................................ 26 3.1. Phƣơng pháp quan sát ................................................................................. 26 3.1.1. Khái niệm .................................................................................................. 26 3.1.2. Mục đích .................................................................................................... 26 3.1.3. Các loại quan sát ....................................................................................... 26 3.1.4.Yêu cầu đối với việc chuẩn bị và tiến hành quan sát ................................ 27 3.2. Phƣơng pháp sử dụng tranh, ảnh, mô hình, băng hình, máy vi tính, sách (phƣơng tiện trực quan) ....................................................................................... 27 3.2.1. Mục đích .................................................................................................... 27 3.2.2. Yêu cầu đối với việc sử dụng các phƣơng tịên trực quan ........................ 28 3.3. Đàm thoại .................................................................................................... 28 3.3.1. Khái niệm .................................................................................................. 28 3.3.2. Mục đích .................................................................................................... 28 3.3.3. Các loại đàm thoại ..................................................................................... 28 3.3.3.1. Đàm thoại đƣợc sử dụng phối hợp với các phƣơng pháp khác ........... 28 3.3.3.2. Đàm thoại đƣợc tiến hành độc lập ........................................................ 29 3.3.4. Yêu cầu với việc chuẩn bị và hƣớng dẫn đàm thoại ................................ 29 3.3.4.1. Chuẩn bị ................................................................................................ 29 3.3.4.2. Hƣớng dẫn đàm thoại ........................................................................... 30 3.3.5. Sử dụng truyện kể, thơ, ca dao, tục ngữ, câu đố, bài hát ......................... 30 3.3.5.1. Truyện kể và thơ ................................................................................... 30 3.3.5.2. Ca dao tục ngữ ...................................................................................... 30 3.3.5.3. Câu đố ................................................................................................... 30 3.3.5.4. Bài hát, bản nhạc ................................................................................... 30 3.3.6. Sử dụng trò chơi ........................................................................................ 31 3.3.6.1. Trò chơi học tập .................................................................................... 31 3.3.6.2. Trò chơi vận động ................................................................................. 31 3.3.6.3. Trò chơi sáng tạo ................................................................................... 32 3.3.7. Mô hình hoá .............................................................................................. 32 3.3.7.1. Khái niệm: ............................................................................................. 32 3.3.7.2. Các loại mô hình ................................................................................... 32 5 3.3.7.3. Hƣớng dẫn trẻ xây dựng và sử dụng mô hình ...................................... 32 3.3.8. Thí nghiệm ................................................................................................ 33 3.3.8.1. Khái niệm .............................................................................................. 33 3.3.8.2. Mục đích ................................................................................................ 33 3.3.8.3. Các loại thí nghiệm ............................................................................... 33 3.3.8.4. Hƣớng dẫn thực hiện ............................................................................ 33 3.3.9. Sử dụng hoạt động tạo hình ...................................................................... 34 Chƣơng 4. ĐIỀU KIỆN VÀ PHƢƠNG TIỆN CHO TRẺ KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƢỜNG XUNG QUANH ....................................... 35 4.1. Điều kiện...................................................................................................... 35 4.1.1. Đối với giáo viên ....................................................................................... 35 4.1.2. Đối với ban giám hiệu nhà trƣờng ............................................................ 35 4.2. Phƣơng tiện .................................................................................................. 35 4.2.1. Môi trƣờng giáo dục trong gia đình .......................................................... 35 4.2.2. Môi trƣờng giáo dục trong lớp .................................................................. 36 4.2.2.1. Môi trƣờng vật chất .............................................................................. 36 4.2.2.2. Môi trƣờng xã hội ................................................................................. 36 4.2.3. Môi trƣờng giáo dục trong trƣờng mầm non ........................................... 37 4.2.3.1. Môi trƣờng vật chất .............................................................................. 37 4.2.3.2. Môi trƣờng xã hội ................................................................................. 37 Chƣơng 5. TỔ CHỨC CHO TRẺ KHÁM PHÁ KHOA HỌC VỀ MÔI TRƢỜNG XUNG QUANH ............................................................................ 38 5.1. Tổ chức cho trẻ lứa tuổi nhà trẻ khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh ............................................................................................................... 38 5.1.1. Thông qua sinh hoạt hằng ngày ................................................................ 38 5.1.1.1. Đối với trẻ từ 0-12 tháng ...................................................................... 38 5.1.1.2. Đối với trẻ từ 12-24 tháng .................................................................... 38 5.1.1.3. Trẻ từ 24 đến 36 tháng .......................................................................... 38 5.1.2. Thông qua hoạt động ngoài trời ................................................................ 39 5.1.2.1. Cho trẻ tiếp xúc, quan sát, trải nghiệm ................................................. 39 5.1.2.2. Cho trẻ chơi các trò chơi ....................................................................... 39 5.1.2.3. Cô và trẻ đọc các bài thơ ngắn về đối tƣợng quan sát ......................... 40 6 5.1.2.4. Cho trẻ dùng phấn vẽ dƣới sân. ............................................................ 40 5.1.2.5. Chơi các trò chơi vận động thƣ giãn. ................................................... 40 5.1.2.6. Cho trẻ chơi tự do. ................................................................................ 40 5.1.3. Trong giờ học ............................................................................................ 40 5.1.3.1. Yêu cầu đối với giờ học. ....................................................................... 40 5.1.3.2. Các loại giờ học. ................................................................................... 40 5.2. Tổ chức cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh ............................................................................................................... 42 5.2.1. Hoạt động ngoài trời ................................................................................. 42 5.2.1.1. Ý nghĩa của hoạt động ngoài trời ......................................................... 42 5.2.1.2. Nội dung khám phá môi trƣờng xung quanh trong hoạt động ngoài trời ............................................................................................................... 42 5.2.1.3. Cách tổ chức hoạt động ngoài trời ....................................................... 43 5.2.2. Tham quan ................................................................................................. 43 5.2.2.1. Ý nghĩa .............. ... .2. Tổ chức cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh 5.2.1. Hoạt động ngoài trời (hình thức dạo chơi ) Là hình thức tổ chức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh trong điều kiện, hoàn cảnh tự nhiên. 5.2.1.1. Ý nghĩa của hoạt động ngoài trời - Giúp trẻ tiếp cận các sự vật hiện tƣợng xung quanh một cách hiệu quả. - Giúp tăng cƣờng sức khỏe. - Hình thành những ấn tƣợng và cảm xúc tích cực tạo điều kiện cho việc giáo dục tình cảm cho trẻ. 5.2.1.2. Nội dung khám phá môi trƣờng xung quanh trong hoạt động ngoài trời a. Khám phá môi trƣờng thiên nhiên - Thực vật (cây cối, hoa quả trong môi trƣờng xung quanh) - Động vật( các con vật nuôi và các con vật sống hoang dã) - Thiên nhiên vô sinh: tính chất, sự phong phú, đa dạng của đất, nƣớc, cát, sỏi, đá ... - Các hiện tƣợng thiên nhiên: mặt trời, không khí, gió, mây, mƣa... b. Khám phá môi trƣờng xã hội - Công việc của những ngƣời lớn trong và xung quanh trƣờng. - Các khu vực trong trƣờng mầm non, các đồ dùng và phƣơng tiện chơi của trƣờng. - Các kiểu nhà ở, các công trình công cộng, các di tích lịch sử và văn hóa ở gần trƣờng. - Các phƣơng tiện giao thông trong và ngoài trƣờng. - Các hoạt động của trẻ trong trƣờng mầm non. 43 5.2.1.3. Cách tổ chức hoạt động ngoài trời a. Chuẩn bị - Giáo viên tìm hiểu quan sát vƣờn trƣờng có gì thay đổi, có gì mới so với buổi tổ chức trƣớc. - Lên kế hoạch cụ thể cho việc tổ chức hoạt động. Xác định rõ mục tiêu, nội dung, các hoạt động cụ thể sẽ đƣợc tổ chức. - Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi cho trẻ khi ra ngoài trời. Việc chuẩn bị cần sự tham gia của trẻ. - Chuẩn bị cho trẻ về tâm thế. b. Tiến hành - Để thực hiện nội dung cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh trong một buổi hoạt động ngoài trời, giáo viên có thể chọn hai đến ba hoạt động sau: + Quan sát: Đây là một trong những hoạt động chính của hình thức hoạt động ngoài trời. Trong quá trình trẻ quan sát, giáo viên cần tạo điều kiện để trẻ tích cực hoạt động, tích cực sử dụng các giác quan, tích cực khám phá. Giáo viên cần sử dụng lời giảng giải, giải thích để trẻ hiểu sâu về đối tƣợng. + Trải nghiệm: Có thể tạo cơ hội cho trẻ tiếp xúc với các hiện tƣợng sự vật nhƣ: nắng, gió, nƣớc, đất, ngửi mùi của hoa mới nở, nghe tiếng kêu của các con vật, các phƣơng tiện giao thông. + Thí nghiệm: Các thí nghiệm với nƣớc, đồ vật + Lao động: Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ và mẫu giáo lớn tổ chức cho trẻ lao động nhẹ nhàng nhƣ: Vệ sinh môi trƣờng, chăm sóc cây + Trò chơi vận động. + Chơi tự do: Trẻ chơi theo ý thích với đồ chơi có trong sân trƣờng 5.2.2. Tham quan Tổ chức cho trẻ đi tham quan: vƣờn cây, trang trại, trƣờng tiểu học, bảo tàng, doanh trại quân đội... 44 5.2.2.1. Ý nghĩa Trẻ đƣợc tiếp xúc thực tiễn với thiên nhiên và xã hội, trẻ thu đƣợc những biểu tƣợng chân thực về thế giới khách quan, tích lũy kiến thức, tạo nguồn cảm xúc và hứng thú cho các hoạt động khác ở trƣờng mầm non. 5.2.2.2. Tổ chức tham quan - Trƣớc khi đi tham quan, giáo viên cần đi tiên trạm để nắm tình hình nơi tham quan. - Giáo viên cần chuẩn bị chu đáo về kế hoạch, phƣơng tiện đi lại. Xác định rõ mục đích nội dung của buổi tham quan, cách tổ chức, hƣớng dẫn. - Cần chuẩn bị các đồ dùng, dụng cụ cần thiết. - Hoạt động chủ yếu của trẻ trong buổi tham quan là quan sát. Giáo viên cần xác định nội dung trọng tâm để trẻ quan sát kĩ, các nội dung khác để trẻ tự do quan sát. 5.2.3. Trong sinh hoạt hằng ngày Trong sinh hoạt hằng ngày ở trƣờng mầm non thì hoạt động khám phá môi trƣờng xung quanh diễn ra mọi nơi, mọi thời điểm: Đón trẻ, vệ sinh trƣớc khi ăn, giờ ăn, trƣớc khi ngủ, hoạt động chiều, trả trẻ. - Đón trẻ: Chào hỏi, trò chuyện với trẻ để tạo tâm thế tốt cho trẻ. Tạo tình huống cho trẻ trò chuyện với nhau về chủ điểm, quan sát đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh mới kích thích trẻ khám phá. - Vệ sinh trƣớc khi ăn: Trò chuyện về tính chất của nƣớc, nhắc trẻ cách rửa tay, lau tay, chỉ dẫn vệ sinh cho trẻ mới đi học. - Trƣớc và trong giờ ăn: Khuyến khích trẻ giúp cô chuẩn bị bàn ăn. Trò chuyện về tên gọi, dụng cụ, chất liệu của đồ ăn uống. Giới thiệu với trẻ về tên gọi các món ăn và nguyên liệu chế biến thức ăn. - Giờ ngủ: Trƣớc khi trẻ ngủ trƣa có thể củng cố tên gọi, công dụng, chất liệu, cách sử dụng đồ dùng để ngủ. - Sinh hoạt chiều: Xem tranh, trò chuyện về chủ điểm, đọc thơ, học những bài hát liên quan đến chủ điểm. 45 5.2.4. Hoạt động góc (HĐG) HĐG là một trong các hình thức cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh. Dƣới đây là một số góc hoạt động. - Góc chơi đóng vai: Tổ chức các trò chơi phản ánh lao động và sinh hoạt của ngƣời lớn. Ví dụ: Mẹ con, cô giáo, bác sĩ... - Góc xây dựng: Cho trẻ chơi các trò chơi xây dựng, lắp ghép mô hình về rừng cây, ao cá, công viên, trƣờng học, lăng Bác, ngã tƣ đƣờng phố. - Góc khoa học: Trẻ tích cực tham gia các hoạt động với nƣớc, với các vật liệu, chất liệu quen thuộc, tiến hành các thí nghiệm với động thực vật. - Góc thƣ viện: Xem truyện, tranh, nghe cô đọc sách. - Góc học tập: Trẻ xem tranh ảnh, mô hình ở góc học tập và thực hiện các nhiệm vụ mà cô đƣa ra. - Góc tạo hình: Trẻ vẽ, tô màu, nặn, xé, dán theo chủ đề. 5.2.5. Ngày hội, ngày lễ Thông qua việc tổ chức và tiến hành ngày lễ, ngày hộ,i cô giáo khơi gợi ở trẻ những cảm xúc tích cực, tâm trạng phấn khởi, vui tƣơi để nội dung và ý nghĩa ngày lễ, hội sẽ đƣợc trẻ ghi nhớ và ấn tƣợng hơn. Các ngày lễ ở trƣờng mầm non: Tết nguyên đán, Quốc tế phụ nữ, Quốc tế thiếu nhi, khai giảng... Các ngày lễ hội truyền thống ở địa phƣơng: Lễ hội chọi trâu, đua thuyền 5.2.6. Tiết học khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh 5.2.6.1. Yêu cầu đối với tiết học khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh - Phải thực hiện một cách tối ƣu và đồng bộ các nhiệm vụ cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh. - Phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải, tản mạn. - Trong hoạt động học có chủ đích cần phải tăng cƣờng sử dụng các yếu tố trực quan sinh động. 46 - Phải biết phối hợp các phƣơng pháp và biện pháp một cách mềm dẻo, nhuần nhuyễn, phù hợp với khả năng trình độ và hứng thú của trẻ, biết tận dụng và xử lí linh hoạt các tình huống xảy ra. - Trong tiết học, phải tạo cơ hội cho trẻ đƣợc tích cực hoạt động. Các hoạt động phải đa dạng: hoạt động với đồ dùng trực quan, hoạt động tƣ duy, thảo luận, trải nghiệm... Kết hợp hoạt động động với hoạt động tĩnh, phối hợp linh hoạt các hoạt động tập thể với hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân. - Việc củng cố, mở rộng kiến thức cho trẻ phải đi đôi với rèn luyện kĩ năng, hoạt động trí tuệ và kĩ năng xã hội. - Trong tiết học khám phá môi trƣờng xung quanh cần tích hợp một số nội dung phù hợp. 5.2.6.2. Chuẩn bị tiết học - Chuẩn bị kế hoạch (Giáo án ). + Tên tiêu đề: Tên đề tài phải thể hiện 1 lĩnh vực kiến thức mà giáo viên lựa chọn để cho trẻ khám phá. Tên tiêu đề ngắn gọn rõ ý. Ví dụ: Con cá, một số loại rau...Phần đầu: Tên chủ đề, tên lớp, thời gian dự kiến, số lƣợng trẻ, địa điểm tổ chức và cách bố trí chỗ ngồi . + Mục đích yêu cầu: Xác định nhiệm vụ và yêu cầu mà tiết hoc cần giải quyết, gồm 4 lĩnh vực: kiến thức, kỹ năng hoạt động trí tuệ, ngôn ngữ, thái độ (Giáo dục tình cảm đạo đức ). + Chuẩn bị: Kiến thức; kỹ năng cho trẻ; Đồ dùng trực quan. - Tiến hành tiết học: Mô tả lần lƣợt các hoạt động của cô và trẻ. Cấu trúc tiết học gồm có ba phần: Ổn định tổ chức và gây hứng thú, giải quyết nội dung chính, củng cố. 5.2.6.3. Các loại tiết học khám phá MTXQ a. Tiết học tìm hiểu, khám phá về một đối tƣợng - Loại tiết này có thể tổ chức ở cả ba độ tuổi. Thông qua loại tiết học này có thể tạo cơ hội cho trẻ tìm hiểu, khám phá, hình thành và củng cố biểu tƣợng về đối tƣợng, hiện tƣợng của môi trƣờng xung quanh. Đồng thời tiết học loại này có thể 47 hình thành cho trẻ khả năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định và một số thao tác tƣ duy khác. - Các hoạt động chính trên tiết học về một đối tƣợng: + Hoạt động gây hứng thú: Sử dụng biện pháp hoặc thủ thuật gây hứng thú và hƣớng sự chú ý của trẻ vào đối tƣợng. + Hoạt động khám phá, tìm hiểu đối tƣợng: Trò chuyện về đối tƣợng với những đặc điểm, dấu hiệu mà nhiều trẻ chƣa biết, có thể hƣớng dẫn trẻ quan sát vật thật, thử nghiệm, làm thí nghiệm hoặc nghe cô đọc sách, kể chuyện. Cô nên đặt câu hỏi về một số mối quan hệ cho trẻ suy luận. + Hoạt động củng cố: Tổ chức các trò chơi nhằm củng cố các đặc điểm của đối tƣợng hoặc cho trẻ hát múa giải câu đố về đối tƣợng hoặc các hoạt động tạo hình nhƣ tô màu, vẽ bộ phận còn thiếu, nặn, xé, dán... Đối với trẻ mẫu giáo bé: kích thích trẻ tìm tòi, khám phá, phát hiện, nhận xét những điểm tiêu biểu, rõ nét của đối tƣợng. Giáo viên sử dụng các câu hỏi cụ thể (Cái gì ?, để làm gì ?), kết hợp với câu hỏi gợi mở, cho trẻ mô phỏng, bắt chƣớc vận động, tiếng kêu... Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ: Hƣớng chú ý của trẻ vào một số đặc điểm, dấu hiệu đặc trƣng, cho trẻ tìm hiểu sâu và kĩ hơn. Ở lứa tuổi này có thể cho trẻ tự nêu nhận xét, biểu lộ cảm xúc, thái độ. Đối với trẻ mẫu giáo lớn: Cho trẻ quan sát tự phát hiện các dấu hiệu đặc trƣng cơ bản của đối tƣợng. Kích thích trẻ khám phá và trải nghiệm, giải quyết các tình huống có vấn đề. Giáo viên sử dụng các câu hỏi kích thích trẻ phán đoán suy luận. b. Tiết học tìm hiểu khám phá về nhiều đối tƣợng Mỗi tiết học có thể cho trẻ tìm hiểu, khám phá, phân biệt một số đối tƣợng nhất định thông qua các đặc điểm, dấu hiệu đặc trƣng của chúng. Tiết học loại này phát triển cho trẻ khả năng phân biệt, khả năng khái quát hóa. Phƣơng pháp cơ bản: trò chuyện, quan sát, thí nghiệm, trò chơi. Loại tiết này có thể tổ chức theo hai phƣơng án: - Phƣơng án 1: thông qua các hoạt động chính. + Hoạt động nhằm gây hứng thú và kích thích sự tập trung chú ý. 48 + Hoạt động nhận biết các đối tƣợng: ở phần này giáo viên tổ chức cho trẻ trò chuyện chia sẻ sự hiểu biết, xem tranh ảnh, mô hình, băng đĩa... o Hƣớng dẫn trẻ phân biệt hoặc so sánh để tìm ra các đối tƣợng. Sau đó giáo viên khái quát những đặc điểm chung. o Cho trẻ kể tên, xem tranh ảnh, mô hình nhằm mở rộng hiểu biết về các đối tƣợng khác cùng nhóm với đối tƣợng đã nhận xét ở trên. + Hoạt động củng cố: Tổ chức các trò chơi, hát múa, kể chuyện, đọc thơ, tạo hình... Đối với trẻ mẫu giáo bé: Ở độ tuổi này vốn kiến thức và vốn từ hạn chế nên chỉ tổ chức hoạt động có chủ đích khám phá về những đối tƣợng gần gũi nhƣ rau, hoa quả, đồ dùng, động vật nuôi, phƣơng tiện giao thông phổ biến... Chỉ nên cho trẻ nhận biết về một số đối tƣợng ( từ hai đến bốn đối tƣợng ) và kể tên, xem tranh, vật thật về một số đối tƣợng khác cùng nhóm. Đối với trẻ mẫu giáo nhỡ: Vốn kiến thức, kinh nghiệm và vốn từ của trẻ phong phú hơn nên giáo viên có thể mở rộng phạm vi nội dung cho trẻ khám phá. Ví dụ: Một số động vật sống dƣới nƣớc, côn trùng, cây cảnh, nghề nghiệp ở địa phƣơng, các hiện tƣợng thiên nhiên... Cho trẻ nhận xét ba đến năm đối tƣợng, so sánh sự giống và khác nhau của một đến hai cặp đối tƣợng. Riêng với đối tƣợng là nghề nghiệp và các hiện tƣợng xã hội thì số lƣợng đối tƣợng làm quen từ một đến ba đối tƣợng, không nhất thiết phải so sánh. Đối với trẻ mẫu giáo lớn: Trẻ mẫu giáo lớn đã tích lũy đƣợc vốn kiến thức phong phú, kĩ năng nhận xét, so sánh phát triển hơn trẻ mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ, do đó tăng cƣờng cho trẻ trò chuyện, chia sẻ kiến thức. Trong hoạt động có chủ đích có thể cho trẻ nhận xét đặc điểm của bốn đến sáu đối tƣợng, so sánh, phân biệt hai đến ba cặp đôi. Với đối tƣợng gần gũi quen thuộc không cần thiết phải sử dụng đồ dùng trực quan. Các câu hỏi khái quát và những câu hỏi về cách thức tìm hiểu, cần đƣợc sử dụng triệt để. Trẻ không chỉ trả lời câu hỏi mà phải biết đặt câu hỏi cho bạn bè. Giáo viên giúp trẻ tìm ra mối liên hệ, quan hệ giữa sự vật hiện tƣợng trong thiên nhiên và xã hội. Hoạt động theo nhóm nhỏ và các hoạt động cá nhân là hoạt động chủ yếu ở lứa tuổi này. 49 - Phƣơng án 2: Tổ chức khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh thông qua các hoạt động chơi, tạo hình, âm nhạc. Tổ chức tiết học theo phƣơng án này giúp việc học của trẻ trở nên sinh động hơn mà vẫn củng cố khắc sâu kiến thức, kĩ năng. 5.3. Phối hợp các hình thức tổ chức cho trẻ khám phá - Hoạt động dạo chơi. - Hoạt động góc. - Hoạt động có chủ đích. - Sinh hoạt hằng ngày. 5.4. Lập kế hoạch và đánh giá quá trình tổ chức cho trẻ khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh 5.4.1. Lập kế hoạch Lập kế hoạch cho trẻ khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh theo một chủ đề đƣợc thực hiện tho trình tự sau: - Lựa chọn chủ đề: Chủ đề giáo dục đƣợc lựa chọn căn cứ vào: + Chƣơng trình giáo dục mầm non. + Nhu cầu, khả năng, hứng thú và kinh nghiệm của trẻ. + Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội của địa phƣơng. - Lựa chọn nội dung: Trên cơ sở chủ đề, giáo viên có thể lựa chọn nội dung theo các cách khác nhau, căn cứ vào: + Hứng thú, nhu cầu của trẻ. + Chƣơng trình học. + Kiến thức, năng lực sƣ phạm của giáo viên. + Điều kiện cơ sở vật chất của trƣờng, lớp. - Sắp xếp nội dung đã chọn vào các hoạt động giáo dục cụ thể trong kế hoạch chung của tuần, của tháng. - Tổ chức thực hiện các hoạt động khám phá môi trƣờng xung quanh theo kế hoạch đã lập 50 5.4.2. Đánh giá. - Yêu cầu: Đánh giá cần chính xác, khách quan, có tiêu chí rõ ràng, dựa trên mục tiêu đề ra. - Nội dung đánh giá: đánh giá kết quả nhận thức của trẻ. Đọc thêm tài liệu - Đọc và tham khảo trong tài liệu: “ Hƣớng dẫn thực hiện chƣơng trình chăm sóc – giáo dục trẻ ở các độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo”. Phần gợi ý một số hoạt động làm quen với môi trƣờng xung quanh. So sánh yêu cầu của lí thuyết, nhận xét và bổ sung vào những hoạt động gợi ý đó. Câu hỏi và bài tập 1. Lập kế hoạch một số hoạt động thuộc ba loại hoạt động khám phá khoa học về môi trƣờng xung quanh ở cả 3 độ tuổi. Sau đó tổ chức tập dạy, nhận xét, rút kinh nghiệm, đánh giá tiết dạy. 2. Thiết kế hoạt động cho trẻ khám phá môi trƣờng xung quanh với một số đề tài cụ thể. 3. Xác định nội dung có thể tích hợp cho một số đề tài cụ thể. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đào Thanh Âm, (chủ biên), (2003), Giáo dục học mầm non, Tập 1, 2, 3, ĐHSP Hà Nội. 2. Hoàng Thị Oanh, Nguyễn Thị Xuân, (2008), Giáo trình Phương pháp cho trẻ mầm non khám phá khoa học về môi trường xung quanh, Nhà xuất bản Giáo dục. 3. Nguyễn Thị Thanh Thủy, Lê Thị thanh Nga, (2004), Các hoạt động, trò chơi với chủ đề môi trường tự nhiên, Nhà xuất bản Giáo dục. 4. Trần Thị Thanh, (1994), Phương pháp hướng dẫn trẻ mẫu giáo làm quen với môi trường xung quanh, Nhà xuất bản Giáo dục. 5. Viện khoa học giáo dục, (2000), Hướng dẫn và gợi ý thực hiện chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ 18-36 tháng, Hà Nội. 6. Viện nghiên cứu chiến lƣợc và chƣơng trình giáo dục, (2005), Đổi mới hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mẫu giáo theo hướng tích hợp chủ đề, Nhà xuất bản Giáo dục. 7. Hoàng Thị Phƣơng, (2013), Lí luận và phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh, Nxb Đại học sƣ phạm.
File đính kèm:
- bai_giang_phuong_phap_cho_tre_kham_pha_khoa_hoc_ve_moi_truon.pdf