Bài giảng Phương pháp dạy học Tự nhiên & Xã hội ở Tiểu học - Trần Thị Hạnh Thắm
CHỦ ĐỀ 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG (24 tiết)
Chương 1. MỤC TIÊU, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, CẤU TRÚC
SÁCH GIÁO KHOA CÁC MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI, KHOA HỌC,
LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (4 tiết)
Mục tiêu :
Sau khi học chương này, sinh viên sẽ trình bày được nội dung cơ bản của
chương trình, cấu trúc sách giáo khoa các môn Tự nhiên - Xã hội, Khoa học, Lịch
sử và Địa lí ở tiểu học. Đây là cơ sở để sinh viên xác định và vận dụng tốt các
phương pháp, hình thức tổ chức dạy học các chủ đề.
1.1. Mục tiêu, nội dung chương trình môn Tự nhiên - Xã hội, Khoa học, Lịch sử
và Địa lí ở tiểu học
1.1.1. Mục tiêu
Tự nhiên - Xã hội là môn học quan trọng trong chương trình tiểu học. Môn
học này có mục tiêu chung là:
1.1.1.1.Về kiến thức:
Giúp học sinh lĩnh hội những kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về:
*Con người: HS có những hiểu biết cơ bản về con người ở các phương diện:
+ Sinh học: Sơ lược về cấu tạo, chức phận và sự hoạt động của các cơ quan trong
cơ thể người và mối liên hệ giữa con người và môi trường.
+ Nhân văn: Tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, các thành quả lao động,
sáng tạo của con người, mối quan hệ giữa con người và con người trong gia đình và
cộng đồng.
* Sức khoẻ: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, phòng
tránh một số bệnh tật và tai nạn, các vấn đề về sức khỏe tinh thần.
* Xã hội: Học sinh có những hiểu biết ban đầu về xã hội theo thời gian (biết
được một số sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu, điển hình trong lịch sử
Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho đến ngày nay), theo không gian (biết được nơi
bản thân, gia đình và cộng đồng cư trú, sơ lược về đất nước Việt Nam, về các châu
lục và các nước trên thế giới).8
* Thế giới vật chất xung quanh:
+ Giới tự nhiên vô sinh: Các vật thể, các chất.
+ Giới tự nhiên hữu sinh: Động vật, thực vật
Ngoài những tri thức cơ bản trên, học sinh còn được cung cấp một số vấn đề về
dân số, môi trường.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Phương pháp dạy học Tự nhiên & Xã hội ở Tiểu học - Trần Thị Hạnh Thắm
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG KHOA SƯ PHẠM TỰ NHIÊN BÀI GIẢNG HỌC PHẦN PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TỰ NHIÊN - XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC Người biên soạn: TRẦN THỊ HẠNH THẮM 1MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU ...........................................................................................................4 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TỰ NHIÊN - XÃ HỘI, KHOA HOC, LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Ở TIỂU HỌC ........................................................................................5 Chủ đề 1: Những vấn đề chung (26 tiết)..................................................................6 Chương 1. Mục tiêu, nội dung chương trình, cấu trúc SGK các môn TN- XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí. (4 tiết) ..............................................6 1.1. Mục tiêu và nội dung chương trình môn TN-XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí ...........................................................................................................................6 1.2. Chương trình và sách giáo khoa môn TN-XH ở các lớp 1, 2, 3 và môn Khoa học lớp 4, 5 .....................................................................................................10 1.3. Chương trình và sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí ở các lớp 4, 5 12 Chương 2. Một số phương pháp, hình thức dạy học đặc trưng các môn TN-XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở tiểu học (20 tiết) ....................................................14 2.1. Một số phương pháp dạy học đặc trưng các môn TN-XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở tiểu học ...............................................................................................14 2.2. Một số hình thức tổ chức dạy học.39 2.3. Đồ dùng dạy học .......................................................................................45 2.4. Kiểm tra đánh giá trong dạy học các môn TN-XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí .........................................................................................................................48 Chủ đề 2. Hướng dẫn dạy học theo chủ đề (36 tiết) ............................................51 Chương 1. Hướng dẫn dạy học chủ đề xã hội (6 tiết) ..........................................53 1.1. Tìm hiểu mục tiêu, nội dung chương trình chủ đề xã hội trong SGK TN- XH ở các lớp 1, 2, 3 ................................................................................................51 1.2. Phương pháp và hình thức dạy học các bài có nội dung về Xã hội .........53 1.3. Hướng dẫn làm một số đồ dùng dạy học cho chủ đề Xã hội ở lớp 1, 2, 3 56 1.4. Lập kế hoạch dạy học các bài có nội dung về Xã hội ..............................59 1.5 Thực hành tập dạy .....................................................................................60 Chương 2. Hướng dẫn dạy học chủ đề Địa lí (8 tiết) .........................................64 2.1. Phương pháp dạy học các bài có nội Địa lí các lớp 1, 2, 3 ......................64 22.2. Phương pháp dạy các bài có nội dung Địa lí lớp 4, 5 ..............................67 Chương 3. Hướng dẫn dạy học chủ đề Lịch sử (4 tiết) ......................................77 3.1. Mục tiêu, nội dung, chương trình, sách giáo khoa Lịch sử lớp 4, 5 .........77 3.2. Thực hành các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học ........................78 3.3. Hướng dẫn sử dụng và làm đồ dùng dạy học môn Lịch sử ......................81 3.4. Lập kế hoạch dạy học và tập dạy .............................................................82 Chương 4. Hướng dẫn dạy học chủ đề Con người và sức khỏe, Thực vật và Động vật (12 tiết) ............................................................................................85 4.1. Hướng dẫn dạy học chủ đề Con người và sức khỏe .................................85 4.2. Hướng dẫn dạy học chủ đề Thực vật .......................................................94 4.3. Hướng dẫn dạy học chủ đề Động vật .....................................................100 Chương 5. Hướng dẫn dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng (4 tiết) ..........105 5.1. Hướng dẫn dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng ở lớp 4, 5 ..............105 5.2. Hướng dẫn dạy học chủ đề Môi trường và tài nguyên thiên nhiên ở lớp 5 112 3CÁC CHỮ VIẾT TẮT GV : Giáo viên HS : Học sinh SV : Sinh viên SGK : Sách giáo khoa SGV : Sách giáo viên TN – XH : Tự nhiên và Xã hội PPDH : Phương pháp dạy học TR : Trang 4LỜI MỞ ĐẦU Để góp phần đổi mới công tác giáo dục và đào tạo giáo viên tiểu học, bài giảng học phần: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TỰ NHIÊN – XÃ HỘI Ở TIỂU HỌC, nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cập nhật những đổi mới về nội dung, phương pháp dạy học theo chương trình và SGK ở tiểu học. Bài giảng nhằm tích cực hóa hoạt động của người học, kích thích óc sáng tạo và khả năng giải quyết các vấn đề, tự giám sát và đánh giá kết quả học tập của người học; sửdụng nhiều PPDH, hình thức tổ chức dạy học khác nhau, giúp người học dễ học, dễ hiểu và gây hứng thú học tập. Bài giảng học phần này gồm hai chủ đề, nội dung chính của mỗi chủ đề là: - Chủ đề 1: Những vấn đề chung. - Chủ đề 2: Hướng dẫn dạy học theo chủ đề Các chương không hoàn toàn trùng với các chủ đề của môn học ở chương trình tiểu học mà tách thành phần riêng theo từng phân môn, giúp SV xác định hệ thống tri thức cơ bản của từng phân môn trong chương trình TN-XH ở tiểu học. Những thông tin này không những giúp SV nắm được các thông tin cơ bản về môn học mà còn giúp SV tự tìm kiếm để hoàn thiện thông tin cơ bản qua tự học và tự nghiên cứu. Lần đầu tiên biên soạn theo chương trình và phương pháp mới nên không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Mong nhận được ý kiến góp ý của các đồng nghiệp và sinh viên khoa Sư phạm Tự nhiên. Xin trân trọng cảm ơn! 5PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CÁC MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI, KHOA HỌC, LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Ở TIỂU HỌC I. MỤC TIÊU Bằng sự tự học, thảo luận nhóm và sự hướng dẫn của giảng viên, sinh viên đạt được mục tiêu sau: 1. Về kiến thức - Phân tích được nội dung chương trình, cấu trúc SGK các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở tiểu học. - Xác định được số phương pháp dạy học đặc trưng, hình thức tổ chức dạy học, cách đánh giá các môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở tiểu học. 2. Về kĩ năng - Lựa chọn và sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực HS trong các môn TN - XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở tiểu học. - Lập kế hoạch bài học các môn TN - XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở tiểu học theo hướng tích cực. - Sử dụng có hiệu quả và tự làm một số đồ dùng dạy học đơn giản phục vụ môn học. - Đánh giá kết quả học tập học sinh theo định hướng mới. 3. Về thái độ - Có ý thức cập nhật phương pháp, hình thức dạy học mới và thường xuyên rèn luyện năng lực sư phạm. II.GIỚI THIỆU VỀ NỘI DUNG CÁC CHỦ ĐỀ (60 tiết) - Chủ đề 1: Những vấn đề chung (24 tiết) - Chủ đề 2: Hướng dẫn dạy học theo chủ đề (36 tiết) III. TÀI LIỆU HỌC TẬP VÀ THAM KHẢO 1. Học liệu bắt buộc: 6[1]. Lê Thị Thu Dinh, Bùi Phương Nga, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Anh Dũng (năm 1997), Phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội, NXB Giáo dục, Hà Nội. [2]. Bùi Phương Nga, Nguyễn Minh Phương, Phạm Thị Sen, Nguyễn Hữu Chí (năm 1998), Dạy Tự nhiên và Xã hội ở trường tiểu học (Lớp 4, 5), NXB Giáo dục, Hà Nội. 2. Học liệu tham khảo: [3]. Hồ Ngọc Đại (năm 1991), Giải pháp giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội. [4]. Đặng Văn Đức (chủ biên) (năm 2000), Phương pháp dạy học Địa lí, NXB, giáo dục, Hà Nội. [5]. Nguyễn Thượng Giao (năm 1998), Phương pháp dạy học Tự nhiên và Xã hội, NXB, Giáo dục, Hà Nội. [6]. Lê Văn Trưởng (chủ biên) (năm 2007), Tự nhiên - Xã hội và Phương pháp dạy học TN – XH, NXB Giáo dục, Hà Nội. 7CHỦ ĐỀ 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG (24 tiết) Chương 1. MỤC TIÊU, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, CẤU TRÚC SÁCH GIÁO KHOA CÁC MÔN TỰ NHIÊN – XÃ HỘI, KHOA HỌC, LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (4 tiết) Mục tiêu : Sau khi học chương này, sinh viên sẽ trình bày được nội dung cơ bản của chương trình, cấu trúc sách giáo khoa các môn Tự nhiên - Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở tiểu học. Đây là cơ sở để sinh viên xác định và vận dụng tốt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học các chủ đề. 1.1. Mục tiêu, nội dung chương trình môn Tự nhiên - Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở tiểu học 1.1.1. Mục tiêu Tự nhiên - Xã hội là môn học quan trọng trong chương trình tiểu học. Môn học này có mục tiêu chung là: 1.1.1.1.Về kiến thức: Giúp học sinh lĩnh hội những kiến thức cơ bản, ban đầu và thiết thực về: *Con người: HS có những hiểu biết cơ bản về con người ở các phương diện: + Sinh học: Sơ lược về cấu tạo, chức phận và sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể người và mối liên hệ giữa con người và môi trường. + Nhân văn: Tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, các thành quả lao động, sáng tạo của con người, mối quan hệ giữa con người và con người trong gia đình và cộng đồng. * Sức khoẻ: Vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, phòng tránh một số bệnh tật và tai nạn, các vấn đề về sức khỏe tinh thần. * Xã hội: Học sinh có những hiểu biết ban đầu về xã hội theo thời gian (biết được một số sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu, điển hình trong lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho đến ngày nay), theo không gian (biết được nơi bản thân, gia đình và cộng đồng cư trú, sơ lược về đất nước Việt Nam, về các châu lục và các nước trên thế giới). 8* Thế giới vật chất xung quanh: + Giới tự nhiên vô sinh: Các vật thể, các chất... + Giới tự nhiên hữu sinh: Động vật, thực vật Ngoài những tri thức cơ bản trên, học sinh còn được cung cấp một số vấn đề về dân số, môi trường. 1.1.1.2. Về kỹ năng: Hình thành và phát triển cho học sinh các kỹ năng như: - Biết quan sát và làm một số thí nghiệm thực hành khoa học đơn giản và gần gũi với đời sống hàng ngày. - Biết phân tích, so sánh, đánh giá một số mối quan hệ đơn giản, những dấu hiệu chung và riêng của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội. - Biết giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi trường, biết phòng tránh một số bệnh tật và tai nạn. - Biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống hàng ngày. 1.1.1.3. Về thái độ: Hình thành và phát triển ở học sinh thái độ và thói quen như: - Ham hiểu biết khoa học. - Yêu thiên nhiên, đất nước, con người, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên, môi trường sống. - Hình thành thái độ và cách ứng xử đúng đắn đối với bản thân, gia đình, cộng đồng. Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng, sống hoà hợp với môi trường và cộng đồng. 1.1.2. Nội dung của chương trình: Chia làm 2 giai đoạn - Giai đoạn 1: Từ lớp 1-3, gồm 3 chủ đề: + Con người và sức khỏe + Xã hội + Tự nhiên - Giai đoạn 2: Lớp 4, 5 gồm 2 môn học: + Môn Khoa học: Gồm 4 chủ đề (Con người và sức khỏe; Vật chất và năng lượng; Thực vật và động vật; Môi trường và tài nguyên thiên nhiên). 9+ Môn Lịch sử và Địa lí: Gồm hai chủ đề như tên gọi môn học 1.1.3. Đặc điểm chương trình Chương trình các môn Tự nhiên – Xã hội nói chung, có những đặc điểm sau: 1.1.3.1. Chương trình được xây dựng theo quan điểm tích hợp. Dạy học theo tư tưởng tích hợp được UNESCO định nghĩa như sau: "Dạy học theo tư tưởng tích hợp là cách trình bày các khái niệm và nguyên lý khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của tư tưởng khoa học, tránh nhấn mạnh quá muộn hoặc quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau" (Hội nghị về khoa học giáo dục của UNESCO - Paris, 1972). Dạy học theo tư tưởng tích hợp còn gọi là dạy học hợp nhất các khoa học. Quan điểm tích hợp được thể hiện trong các môn về Tự nhiên - Xã hội ở các khía cạnh sau: - Các môn về Tự nhiên – Xã hội xem xét tự nhiên - xã hội - con người trong một thể thống nhất, có mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó con người là yếu tố cơ bản. - Chương trình các môn tích hợp kiến thức của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau như: Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Lịch sử, Sức khoẻ, Dân số, Môi trường, Kỹ năng sống. - Tuỳ theo trình độ nhận thức của học sinh ở từng giai đoạn mà chương trình có cấu trúc cho phù hợp. + Chương trình môn Tự nhiên – Xã hội (lớp1, 2, 3) được cấu trúc thành 3 chủ đề lớn: Con người và sức khoẻ, Xã hội, Tự nhiên. Chương trình được cấu trúc đồng tâm, được mở rộng và nâng cao dần qua các lớp. + Chương trình môn Khoa học được cấu trúc thành các chủ đề: Con người và sức khỏe, Vật chất và năng lượng, Động vật và thực vật, Môi trường và tài nguyên thiên nhiên. + Chương trình môn Địa lí và Lịch sử được tích hợp theo quan điểm liên môn, bao gồm các kiến thức về lịch sử và địa lí Việt Nam, sơ lược địa lí thế giới. 1.1.3.2. Trong chương trình môn Tự nhiên – Xã hội, kiến thức được trình bày từ gần đến xa, từ dễ đến khó để phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh. 10 1.1.3.3. Chương trình các môn về Tự nhiên – Xã hội được cấu trúc linh hoạt, mềm dẻo, thực tiễn, thiết thực, tạo điều kiện cho giáo viên có thể vận dụng các phương pháp mới vào quá trình dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Đồng thời, giúp học sinh có thể vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống hàng ngày. 1.1.4. Phân phối chương trình: Môn Lớp Số tiết/ tuần Tổng số tiết Tự nhiên – xã hội 1 1 35 2 1 35 3 2 70 Khoa học 4 2 70 5 2 70 Lịch sử và Địa lí 4 2 (ĐL: 1, LS:1) 70 5 2 (ĐL: 1, LS:1) 70 1.2. Sách giáo khoa môn Tự nhiên – Xã hội lớp 1, 2, 3 và môn Khoa học lớp 4, 5. 1.2.1. Cách trình bày chung: Sách giáo khoa môn Tự nhiên - Xã hội, môn Khoa học chủ yếu được trình bày bằng những hình ảnh phong phú, sinh động, màu sắc tươi sáng bao gồm kênh hình và kênh chữ phù hợp với đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học. - Khác với sách giáo khoa môn Tự nhiên - Xã hội cũ, kênh hình làm nhiệm vụ kép: Vừa đóng vai trò cung cấp thông tin, là nguồn tri thức quan trọng của bài học, vừa đóng vai trò chỉ dẫn các hoạt động học tập cho học sinh thông qua các kí hiệu: + "Kính lúp": Yêu cầu học sinh quan sát và trả lời câu hỏi. + "Dấu chấm hỏi": Yêu cầu học sinh liên hệ thực tế và trả lời. + "Cái kéo và quả đấm": Yêu cầu học sinh thực hiện trò chơi học tập. + "Bút chì": Yêu cầu học sinh vẽ những gì đã học. + "Ống nhòm": Yêu cầu học sinh làm nhiệm vụ thí nghiệm, thực hành. + “Bóng đèn toả sáng”: Bạn cần biết. 11 - Kênh chữ: Chủ yếu là các câu hỏi, các lệnh yêu cầu học sinh làm việc, trả lời câu hỏi. Ở một số bài ở lớp 2 và lớp 3 và nhất là trong môn Khoa học, kênh chữ đã được tăng cường, đóng vai trò là nguồn cung cấp thông tin của bài học. 1.2.2. Cách trình bày một chủ đề: Mỗi chủ đề đều có một trang riêng để giới thiệu tên chủ đề và một hình ảnh tượng trưng cho chủ đề đó. Mỗi chủ đề được phân biệt bằng một dải màu và một hình ảnh khác nhau. Cụ thể: Chủ đề "Con người và sức khoẻ" được phân biệt bởi màu hồng với kí hiệu là một cậu bé; chủ đề "Xã hội" được phân biệt bởi màu xanh lá cây với kí hiệu là một cô bé; chủ đề "Tự nhiên" được phân biệt bởi màu xanh da trời và có kí hiệu là một ông Mặt Trời. Riêng sách giáo khoa môn Khoa học: Chủ đề "Con người và sức khoẻ" được kí hiệu là 2 học sinh nam, nữ; chủ đề "Vật chất và năng lượng" có kí hiệu Mặt trời; chủ đề "Động vật và thực vật" có kí hiệu là 2 bông hoa hướng dương; chủ đề "Môi trường và tài nguyên thiên nhiên" có kí hiệu là b ... hiễm, bảo vệ bầu không khí trong sạch. - Các bài về Âm thanh, ánh sáng và nhiệt (từ bài 41 đến bài 54): Các nguồn âm; sự lan truyền âm thanh; âm thanh trong cuộc sống; chống tiếng ồn; các nguồn sáng; bóng tối; ánh sáng cần cho sự sống, ánh sáng và việc bảo vệ đôi mắt; nóng lạnh và nhiệt độ; vật dẫn nhiệt và cách nhiệt; các nguồn nhiệt; nhiệt cần cho sự sống. 5.1.2.2. Lớp 5: Có 25 tiết + 2 tiết ôn tập và kiểm tra học kỳ I + 2 tiết ôn tập chủ đề - Các bài về đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường dùng: Tre, mây, song; kim loại (sắt, đồng, nhôm) và hợp kim (gang, thép); đá vôi; gốm (gạch, ngói); xi măng; thuỷ tinh; cao su; chất dẻo; tơ sợi (từ bài 22 đến bài 32) - Các bài về sự biến đổi của chất: Sự chuyển thể của chất; hỗn hợp; dung dịch; sự biến đổi hoá học. - Các bài về sử dụng năng lượng: Năng lượng; sử dụng năng lượng chất đốt; sử dụng năng lượng gió và năng lượng nước chảy; sử dụng năng lượng điện; lắp mạch điện đơn giản; an toàn và tránh lãng phí khi sử dụng điện. 5.1.3. Phương pháp dạy học Chủ đề Vật chất và năng lượng, tích hợp kiến thức của các lĩnh vực khoa học thực nghiệm như Vật lý, Hoá học. Vì vậy, phương pháp dạy học đặc trưng của chủ đề này là thí nghiệm, quan sát. GV có thể sử dụng phương pháp quan sát, thí nghiệm kết hợp thảo luận nhóm và một số phương pháp khác. 107 5.1.3.1. Các PPDH chủ đề Vật chất và năng lượng ở lớp 4 Các PPDH chủ đề Vật chất và năng lượng thường được sử dụng ở lớp 4 là: Quan sát, thí nghiệm, thực hành, hỏi - đáp, thảo luận - Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị của nước. - Làm thí nghiệm để khẳng định nước không có hình dạng nhất định. Nhận ra tính chất chung của nước và sự khác nhau khi nước tồn tại ở ba thể. - Thực hành chuyển nước từ thể lỏng thành thể khí và ngược lại, nêu cách chuyển nước từ thể lỏng sang thể rắn và ngược lại, từ đó học sinh giải thích được: Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? Hiểu được vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Nắm được vai trò của nước đối với cuộc sống con người và cộng đồng, vai trò của nước trong công nghiệp, nông nghiệp và vui chơi giải trí. Bằng quan sát và thí nghiệm, sẽ giúp HS: + Phân biệt nước đục, nước trong. + Giải thích được tại sao nước sông, hồ thường đục và không sạch. + Mô tả được đặc điểm chính của nước sạch và nước bị ô nhiễm. + Liệt kê một số cách làm sạch nước và tác dụng của từng cách. + Hiểu được sự cần thiết phải uống nước sôi. + Vẽ tranh cổ động tuyên truyền tiết kiệm nước. + Tìm được một số nguyên nhân làm ô nhiễm nước sông, hồ, kênh, rạch Từ đó giáo dục các em bảo vệ nguồn nước. - GV cùng HS tiến hành thí nghiệm để chứng minh: + Không khí có ở quanh mọi vật và các chỗ trống trong các vật; + Thành phần của không khí; + Phát hiện một số tính chất của không khí. Không khí chuyển động tạo thành gió. Giải thích tại sao có gió. Quan sát để phát hiện màu, mùi, vị và tính chất của không khí. Chứng minh không khí có vai trò quan trọng đối với con người, động vật, thực vật - Phân biệt được gió mạnh, gió nhẹ, gió to, gió dữ và phòng chống bão - Phân biệt được không khí sạch, không khí bẩn. - Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ bầu không khí. 108 Phần âm thanh, HS nắm được: - Cơ chế của sự phát âm; - Nhận biết vai trò của không khí trong việc lan truyền âm thanh; - Các môi trường truyền âm; - Nhân biết một số nguồn tiếng ồn và tác hại của tiếng ồn; - Có ý thức chống ô nhiễm tiếng ồn; Phần ánh sáng, HS cần: - Phân biệt được vật tự chiếu sáng và vật được phát sáng; - Nêu được sự xuất hiện của bóng tối; - Tác dụng của ánh sáng đối với sự sống; - Biết đọc và sử dụng nhiệt kế; - Giải thích được một số hiện tượng đơn giản liên quan đến sự co giãn vì nóng, lạnh của chất lỏng - Biết được những vật dẫn nhiệt tốt; - Những vật dẫn nhiệt kém; - Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến tinh dẫn nhiệt của vật liệu; - Kể tên vai trò của nguồn nhiệt thương gặp trong cuộc sống và vai trò của nhiệt đối với sự sống và vai trò của nhiệt đối với sự sông trên Trái Đất. 5.1.3.2. Các PPDH chủ đề Vật chất và năng lượng ở lớp 5 Một số phương pháp thường sử dụng để phát huy tính tích cực học tập của HS: PP quan sát, thí nghiệm, dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ, trò chơi - Đối với các bài về đặc điểm và công dụng của một số vật liệu thường dùng GV nên sử dụng phương pháp quan sát kết hợp thảo luận nhóm, hỏi đáp. Đối tượng quan sát tốt nhất là các mẫu vật (như tre, mây song, kim loại, gốm, xi măng, thủy tinh, cao su...) + Phương pháp thí nghiệm để phát hiện ra một số tính chất của đá vôi, gạch, ngói, cao su làm biến đổi chất này thành chất khác, tạo ra dung dịch, lắp mạch điện đơn giản Tùy theo mỗi tiết học, bài học, GV cần phối hợp linh hoạt các phương pháp linh hoạt, sáng tạo để phát huy tối đa sự hoạt động, tìm tòi, phát hiện kiến thức mới. 109 + Tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động khám phá nhằm khêu gợi sự tò mò khoa học, thói quen đặt câu hỏi, tìm câu giải thích khi các em được tiếp cận với thực tế xung quanh. + Tổ chức cho HS giải quyết những vấn đề đơn giản gắn liền với tình huống có ý nghĩa, HS có dịp vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống một cách phù hợp. + Tổ chức cho HS làm việc theo cặp (2 HS) và nhóm nhỏ (3 HS) sẽ giúp các em có nhiều cơ hội để phát biểu những ý kiến của mình, rèn luyện khả năng diễn đạt, giao tiếp và hợp tác trong công việc. - Tăng cường cho HS sử dụng tranh ảnh, sơ đồ, đồ dùng thí nghiệm.. 5.1.4. Một số ví dụ khi sử dụng các PPDH những bài cụ thể Ví dụ: Khi dạy Bài 24- Đồng và hợp kim của đồng (Khoa học, lớp 5) Để tìm hiểu tính chất của đồng GV có thể chia học sinh thành các nhóm. Các nhóm tiến hành quan sát các dây đồng (hoặc các mẩu đồng) và mô tả màu sắc, độ sáng, tính cứng, tính dẻo của dây đồng. Có thể so sánh dây đồng với dây thép. Kết thúc thời gian thảo luận nhóm, đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả quan sát của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung. Trên cơ sở kết quả quan sát của các nhóm, GV đưa ra kết luận: Đồng có màu đỏ nâu, có ánh kim, không cứng bằng sát, dẻo, dễ uốn, dễ dát mỏng hơn sắt. - Đối với các bài về tính chất, đặc điểm của các chất (nước, không khí, ánh sáng, nhiệt độ, âm thanh, tính chất lý học, hoá học của chất): Phương pháp dạy học chủ đạo là thí nghiệm. GV có thể sử dụng phương pháp thí nghiệm kết hợp với các phương pháp dạy học khác như: thảo luận nhóm, hỏi đáp, quan sát, giải thích với các mức độ khác nhau: + GV yêu cầu HS quan sát hình vẽ hoặc đọc phần mô tả thí nghiệm trong SGK, sau đó HS thảo luận và đưa ra dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích rút ra kết luận. + GV làm mẫu, hướng dẫn HS làm theo + GV giao nhiệm vụ, giúp đỡ HS từng bước tiến hành thí nghiệm thông qua phiếu học tập hoặc chỉ dẫn bằng lời. 110 + GV giao nhiệm vụ, HS tự mình tiến hành thí nghiệm, GV theo dõi, hướng dẫn khi cần thiết. Căn cứ vào mục tiêu, nội dung của từng bài học mà GV hướng dẫn HS học tập theo phương pháp thí nghiệm với các mức độ cho phù hợp. Đặc biệt, GV có thể vận dụng dạy học nêu vấn đề để dạy các bài có sử dụng phương pháp thí nghiệm. Ví dụ: Khi dạy bài 32: "Không khí gồm những thành phần nào?" (Khoa học, lớp 4) GV có thể tiến hành như sau: GV nêu vấn đề (kết hợp giới thiệu bài học): Người đầu tiên trên thế giới đã phát hiện các thành phần chính của không khí là nhà hoá học ngươì Pháp tên là Lavôđiê. Ông đã xác định được các thành phần của không khí như thế nào? Không khí là do một chất khí hay nhiều chất khí tạo thành? Bài học hôm nay bằng các thí nghiệm chúng ta sẽ làm sáng tỏ điều này. Giải quyết vấn đề bằng cách tiến hành thí nghiệm: Trước khi làm thí nghiệm GV giới thiệu dụng cụ thí nghiệm, trình bày cách lắp đặt thí nghiệm và cách thí nghiệm. HS phán đoán hiện tượng xảy ra theo câu hỏi của GV: Hiện tượng gì sẽ xảy ra nếu ta úp cốc thuỷ tinh lên cây nến đang cháy? (cây nến tắt hay không tắt?). GV biểu diễn thí nghiệm, HS quan sát diễn biến thí nghiệm, nhận xét, giải thích hiện tượng xảy ra qua hệ thống câu hỏi của GV: - Hiện tượng đã xảy ra như thế nào? (so sánh với những phán đoán của HS) - Vì sao cây nến đang cháy lại bị tắt? - Sau khi cây nến tắt em có nhận xét gì về mực nước trong cốc và ngoài cốc? - Vì sao nước lại dâng lên trong cốc? - Vì sao nước không dâng lên chiếm toàn bộ thể tích của cốc? GV giảng: điều đó chứng tỏ trong cốc còn một chất khí nữa chưa cháy hết. Người ta đã xác định chất khí đó là nitơ, khí nitơ không duy trì sự cháy. Qua thí nghiệm trên ai có thể rút ra kết luận gì về các thành phần của không khí? Trên cơ sở ý kiến của HS. GV đưa ra kết luận chung: Không khí gồm hai thành phần chính, đó là khí ôxi và khí nitơ, khí ôxi duy trì sự cháy, khí nitơ không duy trì sự cháy. 111 - Ngoài ra, khi dạy chủ đề "Vật chất và năng lượng" GV có thể khai thác, sử dụng các trò chơi khoa học nhằm gây hứng thú học tập, khơi dậy ở HS trí tò mò, lòng ham hiểu biết khoa học. Ví dụ: Khi dạy bài 38 - 39: Sự biến đổi hoá học (Khoa học, lớp 5) GV có thể tổ chức cho HS thực hiện trò chơi "Bức thư bí mật" để các em có thể hiểu rõ hơn về sự biến đổi hoá học dưới tác dụng của nhiệt. - Chuẩn bị: Một nhóm một quả chanh (hoặc một ít dấm), một que tăm, một mảnh giấy, diêm, nến. - Cách tiến hành: GV chia HS thành các nhóm, yêu cầu các nhóm tiến hành: Nhúng đầu tăm vào nước chanh (hoặc dấm) rồi viết chữ lên tờ giấy và để khô, sau đó hơ gần ngọn nến và quan sát chữ viết trên tờ giấy (lưu ý: Không hơ giấy quá gần ngọn lửa để phòng cháy, hoặc có thể hơ giấy gần cửa sổ, nơi có nhiều ánh sáng để quan sát). Kết thúc trò chơi: GV nhận xét, đặt câu hỏi cho cả lớp: Điều kiện gì đã làm cho dấm (nước chanh) đã khô trên giấy biến đổi hoá học? 5.1.5. Hướng dẫn sử dụng và làm thiết bị dạy học Thiết bị dạy học chủ đề Vật chất và năng lượng bao gồm: - Bộ tranh ảnh và các tư liệu liên quan đến nội dung các chủ đề - Mô hình hoặc đồ dùng vật liệu thực tế - Phiếu học tập - Các thiết bị thí nghiệm Phiếu học tập có vai trò rất quan trọng trong quá trình dạy, học. Phiếu học tập rất đa dạng tùy theo mục tiêu của từng bài và mục đích sử dụng. Phiếu học tập dùng trong hoạt động nhóm, cả lớp, cá nhân, dùng cho phát hiện kiến thức mới hay ôn tập củng cố kiến thức đã học. Nội dung một phiếu học tập gồm có: Phần khai thác kiến thức: Phần này nên dùng các câu hỏi trắc nghiệm (dạng điền khuyết, đúng sai hoặc nhiều lựa chọn). Phần rèn luyện kĩ năng có thể sử dụng kênh hình trong SGK để HS quan sát, nhận xét hoặc sử dụng các bảng số liệu... 112 Về hình thức: Phiếu học tập theo nhóm, lớp nên dùng khổ giấy A2 (nếu có điều kiện) hoặc viết lên bảng phụ để đại diện các nhóm, cá nhân báo cáo trước lớp. 5.1.6. Hướng dẫn lập kế hoạch dạy học và thực hành tập dạy Lập kế kế hoạch và tập giảng Nhóm 1: Bài 22- Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? (Khoa học, lớp 4) Nhóm 2: Bài 30- Làm thế nào để biết có không khí ? (Khoa học, lớp 4) Nhóm 3: Bài 22- Mây, tre, song, (Khoa học, lớp 5) Nhóm 4: Bài 38-39- Sự biến đổi hóa học (Khoa học, lớp 5) 5.2. Môi trường và tài nguyên thiên nhiên 5.2.1. Mục tiêu Sau khi học xong chủ đề này HS có thể: - Hiểu được khái niệm môi trường, tài nguyên, mối quan hệ giữa chúng với con người. - Biết được một số biện pháp bảo vệ môi trường - Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên 5.2.2. Nội dung chủ đề - Môi trường - Tài nguyên thiên nhiên - Vai trò của môi trường tự nhiên đối với con người - Tác động của con người đến môi trường rừng - Tác động của con người đến môi trường đất - Tác động của con người đến môi trường không khí và nước - Một số biện pháp bảo vệ môi trường - Ôn tập: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên 5.2.3. Phương pháp dạy học Chủ đề "Môi trường và tài nguyên thiên nhiên" được dạy ở lớp 5, gồm 7 bài mới và 2 bài ôn tập. Khi dạy chủ đề này GV có thể sử dụng các phương pháp dạy học như: Quan sát, thảo luận cả lớp, thảo luận nhóm, điều tra để giúp HS hiểu rõ 113 hơn vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với con người, tác động của con người đến môi trường. Từ đó, giúp các em có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc bảo vệ môi trường. Ví dụ Bài 68: Một số biện pháp bảo vệ môi trường, (Khoa học, lớp 5) Mục tiêu của bài học: Sau bài học này HS có thể: - Xác định dược những biện pháp bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia, cộng đồng và gia đình. - Gương mẫu thực hiện nếp sống vệ sinh, văn minh, góp phần bảo vệ môi trường. - Để chuẩn bị cho tiết học này GV có thể yêu cầu các nhóm HS sưu tầm một số tranh, ảnh, thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường. - Để giúp HS xác định được những biện pháp bảo vệ môi trường ở mức độ quốc gia, cộng đồng, gia đình, GV có thể tổ chức cho HS quan sát các hình trong SGK, đọc ghi chú, thảo luận từng cặp để tìm xem mỗi hình ứng với ghi chú nào. Một số HS trình bày, cả lớp lắng nghe, bổ sung ý kiến, GV chốt lại một số biện pháp bảo vệ môi trường. - Tiếp đến GV yêu cầu cả lớp thảo luận xem mỗi biện pháp bảo vệ môi trường nói trên ứng với khả năng thực hiện ở cấp độ nào (quốc gia, cộng đồng, gia đình). - GV cho cả lớp thảo luận câu hỏi: Bạn có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường? - GV tổ chức cho các nhóm trình bày tranh ảnh, thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường mà các em sưu tầm được . Trên cơ sở kết quả làm việc của học sinh, GV rút ra kết luận chung: Bảo vệ môi trường không phải là việc riêng của một quốc gia nào, một tổ chức nào. Đó là nhiệm vụ chung của mọi người trên thế giới. Mỗi chúng ta, tuỳ lứa ruổi, công việc và nơi sống đều có thể góp phần bảo vệ môi trường. Tóm lại, trong quá trình dạy học môn Khoa học, GV cần vận dụng linh hoạt các phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học khác nhau. Do đặc trưng của môn Khoa học, các phương pháp dạy học chủ đạo vẫn là thí nghiệm, thực hành, quan sát. GV cần vận dụng kết hợp chúng với các phương pháp dạy học khác, nhất là các 114 phương pháp dạy học mới như thảo luận nhóm để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, rèn cho các em kỹ năng học tập các môn khoa học thực nghiệm. NHIỆM VỤ SINH VIÊN Nhiệm vụ 1: Làm việc theo nhóm Các nhóm nghiên cứu thông tin nguồn [1] tr 138 - 153 và SGK môn Khoa học lớp 4, 5 để thực hiện nhiệm vụ sau: - Nhóm 1 và 2: Đưa ra nhận xét về cấu trúc và nội dung kiến thức, PPDH các bài có nội dung về Vật chất và năng lượng. - Nhóm 3 và 4: Đưa ra nhận xét về cấu trúc và nội dung kiến thức, PPDH các bài có nội dung về Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Đại diện các nhóm lên trình bày trước tập thể lớp Nhiệm vụ 2: Thực hành soạn bài và tập giảng theo nhóm Nhóm 1: Bài 22, Khoa học lớp 4 (Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra? Nhóm 2: Bài 30, Khoa học lớp 4 (Làm thế nào để biết có không khí?) Nhóm 3: Bài 22, Khoa học lớp 5 (Mây, tre, song). Nhóm 4: Bài 38-39, Khoa học lớp 5 (Sự biến đổi hóa học) Đại diện các nhóm lên tập giảng trước tập thể lớp BÀI TẬP 1. Trình bày nội dung kiến thức chủ đề Vật chất và năng lượng ở các lớp 4, 5. 2. Hãy nghiên cứu những thí nghiệm và trò chơi khoa học trong chủ đề Vật chất và năng lượng? 3. Chọn một bài bất kỳ có nội dung về Vật chất và năng lượng môn Khoa học lớp 4, 5 soạn giáo án và tập dạy. 4. Chọn một bài bất kỳ có nội dung về Môi trường và tài nguyên thiên nhiên môn Khoa học lớp 5, soạn giáo án và tập dạy.
File đính kèm:
- bai_giang_phuong_phap_day_hoc_tu_nhien_xa_hoi_o_tieu_hoc_tra.pdf